1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong báo cáo tài chính tại công ty TNHH tư vấn và kiểm toán VNASC

135 180 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 135
Dung lượng 694 KB

Nội dung

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm vẫn còn một số hạn chếtrong quy trình kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong Báo cáo tài chính.Vì vậy, em đã lựa chọn đề tài của luận văn tốt nghiệp

Trang 1

MỤC LỤC

MỤC LỤC i

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 5

1.1 Khái quát chung về Tài sản cố định 5

1.1.1 Khái niệm và phân loại Tài sản cố định 5

1.1.2 Đặc điểm của Tài sản cố định ảnh hưởng đến cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính 7

1.1.3 Kiểm soát nội bộ Tài sản cố định trong doanh nghiệp 10

1.2 Khái quát kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính 12

1.2.1 Ý nghĩa kiểm toán khoản mục Tài sản cố định 12

1.2.2 Mục tiêu và căn cứ kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính 13

1.2.3 Khái quát về Khảo sát kiểm soát nội bộ đối với Tài sản cố định 15

1.3 Quy trình kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính 17

1.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán 17

1.3.2 Thực hiện kiểm toán 21

1.3.3 Kết thúc kiểm toán 27

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH TƯ VẤN VÀ KIỂM TOÁN VNASC 28

2.1 Giới thiệu về Công ty TNHH Tư vấn và kiểm toán VNASC 28

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 28

Trang 2

2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty 29

2.1.3 Quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty 34

2.1.4 Kiểm soát chất lượng kiểm toán tại Công ty 36

2.2 Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty thực hiện 37

2.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán 37

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH DO CÔNG TY VNASC THỰC HIỆN 113

3.1 Nhận xét về quy trình kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong Báo cáo tài chính tại Công ty VNASC 113

3.1.1 Ưu điểm 113

3.1.2 Hạn chế 116

3.1.3 Nguyên nhân và bài học 118

3.2 Sự cần thiết phải hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong Báo cáo tài chính 120

3.3 Một số giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong Báo cáo tài chính 121

3.4 Điều kiện thực hiện giải pháp 123

3.4.1.Với Bộ Tài chính và Hội nghề nghiệp 123

3.4.2 Về phía công ty kiểm toán và kiểm toán viên 127

3.4.3 Về phía khách hàng kiểm toán 128

KẾT LUẬN 129

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong suốt các thập kỷ qua, hoạt động sản xuất kinh doanh của cácdoanh nghiệp đã có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự vươn lên mạnh mẽcủa nền kinh tế Việt Nam Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, mỗidoanh nghiệp cần phải có đầy đủ các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuấtbao gồm: tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động Trong đó, tàisản cố định là một bộ phận chủ yếu của tư liệu lao động và đóng vai trò quantrọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như củanển kinh tế quốc gia Do đó, các doanh nghiệp cần có phương án sử dụng vàquản lý tài sản cố định một cách tối ưu, hiệu quả Tuy nhiên, trong quá trìnhhoạt động vẫn tồn tại nhiều những sai sót, gian lận liên quan tới tài sản cốđịnh Một số rủi ro có thể xảy ra như: TSCĐ bị ghi thiếu, ghi thừa hay phânloại, hạch toán sai, chưa đăng kí phương pháp trích khấu hao với cơ quan thuếđịa phương… Từ đó sẽ làm ảnh hưởng tới kết quả hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp và thông tin trên Báo cáo tài chính bị sai lệch

Sau khi nước ta chuyển đổi cơ chế quản lý (1986) từ kế hoạch hóa tậptrung sang cơ chế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, hoạt độngkiểm toán độc lập được ra đời và phát triển mạnh mẽ Nền kinh tế càng phứctạp, thông tin kinh tế càng có nguy cơ chứa đựng nhiều rủi ro, sai lệch, tin cậylàm ảnh hưởng tới tư duy và quyết định của người sử dụng thông tin Vì vậy,kiểm toán tạo niềm tin cho những người quan tâm, góp phần hướng dẫnnghiệp vụ và ổn định, củng cố hoạt động tài chính, kế toán nói riêng và hoạtđộng của các đơn vị được kiểm toán nói chung Ngoài ra, kiểm toán còn gópphần nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý, tư vấn cho các doanh nghiệp,đơn vị được kiểm toán nhằm kinh doanh hiệu quả, hạn chế rủi ro

Trang 4

Theo hướng dẫn tại Công văn số 1339/BTC-CĐKT ngày 24/01/2014 của

Bộ Tài chính, những doanh nghiệp bắt buộc phải kiểm toán báo cáo tài chínhhàng năm gồm:

- DN có vốn đầu tư nước ngoài;

- TCTD được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng, baogồm cả chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

- Tổ chức tài chính, DN bảo hiểm, DN tái bảo hiểm, DN môi giới bảohiểm, chi nhánh DN bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài;

- Công ty đại chúng, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứngkhoán;

- Các DN, tổ chức khác bắt buộc phải kiểm toán theo quy định của phápluật có liên quan và các DN, tổ chức phải được DN kiểm toán, chi nhánhkiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm toán

Tài sản cố định luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản của đơn vị

và tuỳ thuộc vào từng ngành nghề, theo từng loại hình kinh doanh của đơn vị Vìthế, trong mọi trường hợp, khoản mục TSCĐ phản ánh tình trạng trang thiết bị

cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp Mặt khác, TSCĐ trong BCTC gồm rấtnhiều thông tin: TSCĐ hữu hình (211), TSCĐ vô hình (213), TSCĐ thuê tàichính (212) TSCĐ thường có giá trị lớn, thời gian quản lý và sử dụng lâu dài.Quá trình mua sắm và trang bị TSCĐ trong các doanh nghiệp thường khôngnhiều và không thường xuyên, thường được thực hiện theo một trình tự có sựkiểm soát tương đối chặt chẽ của các doanh nghiệp Việc trích khấu hao cũngnhư sửa chữa, nâng cấp cũng ảnh hưởng rất nhiều đến thông tin về TSCĐ nóiriêng cũng như BCTC nói chung Vì vậy, khoản mục TSCĐ trở thành mộtkhoản mục quan trọng khi tiến hành Kiểm toán Báo cáo tài chính

Tại Công ty TNHH Tư vấn và kiểm toán VNASC, trong các cuộc kiểm

Trang 5

cẩn thận hơn cả Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm vẫn còn một số hạn chếtrong quy trình kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong Báo cáo tài chính.

Vì vậy, em đã lựa chọn đề tài của luận văn tốt nghiệp là “Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Tư vấn và kiểm toán VNASC” nhằm tìm hiểu, đánh giá sâu

hơn về hoạt động này của VNASC

Do còn nhiều hạn chế về kinh nghiệm thực tế và kiến thức chuyên mônnên khó tránh khỏi những sai sót Em rất mong nhận sẽ được những đónggóp, tư vấn của các thầy cô để hoàn thiện bài viết nói riêng và kiến thứcchuyên ngành nói chung Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, hướng dẫnchi tiết của cô giáo hướng dẫn, Th.s Đỗ Thị Thoa cùng Ban Giám đốc Công

ty VNASC đã giúp em hoàn thành đề tài này

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Thực tiễn quy trình kiểm toán phần hành TSCĐ

trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty TNHH Tư vấn và Kiểm toánVNASC

Phạm vi nghiên cứu: Quy trình kiểm toán phần hành TSCĐ tại công ty

TNHH Tư vấn và Kiểm toán VNASC và thông qua đối tượng khách hàng cụthể là Công ty A trong giai đoạn kiểm toán Báo cáo tái chính tại cho niên độkết thúc ngày 31/12/2015

Trang 6

4 Phương pháp nghiên cứu

Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết: phương pháp thế giớiquan, phân tích và tổng hợp lý thuyết, đối chiếu so sánh, logic và khái quáthóa vấn đề

Nhóm các phương pháp thực tiễn: phương pháp tìm kiếm, phân tích và

xử lý thông tin, phương pháp thống kê mô tả, kinh nghiệm thực tế thông quaquá trình thực tập

Các dữ liệu về vấn đề này gồm cả nguồn thông tin sơ cấp và nguồnthông tin thứ cấp được thu thập từ quan sát, thực nghiệm và từ sách báo, tàiliệu trong lĩnh vực liên quan

5 Kết cấu của luận văn

Ngoài mục lục, danh mục chữ viết tắt, danh mục sơ đồ bảng biểu, lời mởđầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, bài khoá luận gồm ba(03) chương sau:

Chương 1: Những lý luận cơ bản về quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính

Chương 2: Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Tư vấn và kiểm toán VNASC

Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Tư vấn và kiểm toán VNASC thực hiện

Trang 7

CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO

CÁO TÀI CHÍNH 1.1 Khái quát chung về Tài sản cố định

1.1.1 Khái niệm và phân loại Tài sản cố định

Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải

có đầy đủ các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất bao gồm: tư liệu laođộng, đối tượng lao động và sức lao động Trong đó, tài sản cố định là một bộphận chủ yếu của tư liệu lao động và đóng vai trò quan trọng trong hoạt độngsản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp

Tài sản cố định (TSCĐ) là tất cả các tài sản có giá trị lớn của doanh nghiệp, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, kinh doanh và giá trị của nó được chuyển dịch dần dần, từng phần vào giá trị sản phẩm, dịch vụ được sản xuất ra trong các chu kỳ sản xuất.

Theo VAS 03 – TSCĐ hữu hình, VAS 04 – TSCĐ 04 – TSCĐ vô hìnhban hành theo QĐ149/2001/QĐ-BTC và VAS 06 – Thuê tài sản ban hànhtheo QĐ165/2002/QĐ-BTC thì TSCĐ trong doanh nghiệp bao gồm:

Tài sản cố định hữu hình: là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể do

doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợpvới tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định

Các tài sản được ghi nhận là TSCĐ hữu hình phải thỏa mãn đồng thời tất

cả 4 tiêu chuẩn sau:

 Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tàisản đó

 Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy

 Thời gian sử dụng trên một năm

 Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành

Trang 8

Theo Thông tư số 45/2013/TT-BTC quy định TSCĐ phải có 2 điều kiện:

- Giá trị từ 30.000.000 đồng Việt Nam trở lên

- Thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên

Tài sản cố định vô hinh: là những tài sản không có hình thái vật chất

nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sảnxuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợpvới tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định

Do TSCĐ vô hình không có hình thái vật chất cụ thể mà chỉ thể hiện mộtlượng giá trị đã đầu tư nên TSCĐ vô hình rất khó nhận biết một cách riêngbiệt Vì vậy, khi xem xét một nguồn lực vô hình có thỏa mãn định nghĩa trênhay không cần xem xét đến các yếu tố sau:

 Tính có thể xác định được: TSCĐ vô hình phải có thể được xác định

một cách riêng biệt để có thể đem cho thuê, đem bán một cách độc lập

 Khả năng kiểm soát: tức là doanh nghiệp phải có khả năng kiểm soát

tài sản, kiểm soát lợi ích thu được, gánh chịu rủi ro liên quan đến tài sản và cókhả năng ngăn chặn sự tiếp cận của các đối tượng khác đối với tài sản

 Lợi ích kinh tế tương lai: doanh nghiệp có thể thu được các lợi ích kinh

tế tương lai từ TSCĐ vô hình từ những hình thức khác nhau

Tiêu chuẩn giá trị và thời gian sử dụng của TSCĐ vô hình cũng đượcquy định tương tự như TSCĐ hữu hình

Thuê tài chính: là thuê tài sản mà bên cho thuê có sự chuyển giao phần

lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên cho thuê, quyền

sở hữu tài sản có thể chuyển giao vào cuối thời hạn thuê

TSCĐ thuê tài chính doanh nghiệp có quyền kiểm soát và sử dụng lâudài theo các điều khoản của hợp đồng thuê Một hợp đồng thuê tài chính phảithỏa mãn một trong năm các điều kiện sau:

Trang 9

a) Bên cho thuê chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho bên thuê khi hếtthời hạn thuê;

b) Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, bên thuê có quyền lựa chọn mua lạitài sản thuê với mức giá ước tính thấp hơn giá trị hợp lý vào cuối thời hạn thuê c) Thời hạn thuê tài sản chiếm phần lớn thời gian sử dụng kinh tế của tàisản cho dù không có sự chuyển giao quyền sở hữu;

d) Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, giá trị hiện tại của khoản thanhtoán tiền thuê tối thiểu chiếm phần lớn giá trị hợp lý của tài sản thuê;

đ) Tài sản thuê thuộc loại chuyên dùng mà chỉ có bên thuê có khả năng

sử dụng không cần có sự thay đổi, sữa chữa lớn nào

Tài sản cố định được ghi nhận trên sổ sách kế toán thông qua các tàikhoản 211, 212, 213, 214 Trên Bảng cân đối kế toán được trình bày bên Tàisản thông qua các chỉ tiêu: nguyên giá, gái trị hao mòn lũy kế, giá trị còn lại

1.1.2 Đặc điểm của Tài sản cố định ảnh hưởng đến cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính

a) Đặc điểm quản lý tài sản cố định

Tài sản cố định có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài, tham gia vàonhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh TSCĐ là cơ sở vật chất chủ yếu giúp chodoanh nghiệp đạt được các mục tiêu, kế hoạch về hoạt động sản xuất kinhdoanh Vì vậy, mỗi doanh nghiệp đều phải chú trọng công tác quản lý TSCĐnhằm đạt hiệu quả cao Ngoài ra, trong quá trình hoạt động, TSCĐ vẫn giữnguyên hình thái vật chất ban đầu nhưng giá trị của nó giảm dần sau mỗi chu

kỳ sản xuất kinh doanh nên trong công tác quản lý TSCĐ, các doanh nghiệpcần phải trích lập khấu hao các tài sản này Việc áp dụng chính sách khấu haohợp lý sẽ ảnh hưởng nhiều đến độ tin cậy các thông tin liên quan tới TSCĐtrên BCTC Do vậy, doanh nghiệp cần xem xét kỹ đặc điểm của tài sản, loạihình tài sản để lựa chọn phương pháp khấu hao phù hợp nhất

Trang 10

b) Đặc điểm tổ chức công tác kế toán TSCĐ

 Hệ thống chứng từ sổ sách kế toán

Về chứng từ: tổ chức chứng từ kế toán là thiết kế khối lượng công tác

hạch toán ban đầu trên hệ thống các văn bản chứng từ hợp lý, hợp pháp theomột quy trình luôn chuyển chứng từ nhất định

Các chứng từ được sử dụng trong hạch toán Tài sản cố định bao gồm:

- Hợp đồng mua Tài sản cố định

- Hoá đơn bán hàng, hoá đơn kiêm phiếu xuất kho của người bán

- Biên bản bàn giao Tài sản cố định

- Biên bản thanh lý Tài sản cố định

- Biên bản nghiệm thu khối lượng sửa chữa lớn hoàn thành

- Biên bản đánh giá lại Tài sản cố định

- Biên bản kiểm kê Tài sản cố định

- Biên bản quyết toán, thanh lý hợp đồng mua tài sản

- Bảng tính và phân bổ khấu hao Tài sản cố định

Về sổ sách: để theo dõi kịp thời và đầy đủ các thông tin về Tài sản cố

định, các doanh nghiệp thường sử dụng hệ thống chứng từ sổ sách như:

- Thẻ Tài sản cố định

- Sổ chi tiết Tài sản cố định theo từng bộ phận sử dụng và theo loại Tàisản cố định theo dõi

- Sổ cái các tài khoản 211, 212, 213, 214

 Hệ thống tài khoản kế toán

Theo chế độ kế toán Việt Nam hiện hành, trong hạch toán Tài sản cốđịnh, TSCĐ được phân thành những nhóm khác nhau và sử dụng những tàikhoản và tiểu khoản khác nhau

TK 211: “Tài sản cố định hữu hình”

Trang 11

TK 212: “Tài sản cố định thuê tài chính”

2121: TSCĐ hữu hình thuê tài chính

2122: TSCĐ vô hình thuê tài chính

TK 214: “Khấu hao Tài sản cố định”

2141: Khấu hao Tài sản cố định hữu hình

2142: Khấu hao Tài sản cố định vô hình

2143: Khấu hao Tài sản cố định thuê tài chính

 Hạch toán Tài sản cố định và khấu hao Tài sản cố định

Khi hạch toán Tài sản cố định, kế toán căn cứ vào hệ thống tài khoảntương ứng và tình hình biến động tăng giảm của Tài sản cố định Doanhnghiệp phải theo dõi, ghi sổ TSCĐ đúng với các nguyên tắc kế toán: giá gốc,trọng yếu, phù hợp, thận trọng Không được đánh giá giá trị tài sản cao hơn(thấp hơn) thực tế Việc trích khấu hao cũng phải được xem xét hợp lý vớitừng tài sản Điều này dễ dẫn đến rủi ro trong kiểm toán, cụ thể là mục tiêu

Trang 12

kiểm toán tính toán, đánh giá, phân loại và hạch toán, sự hiện hữu, tính có thật

bị vi phạm

Với tầm quan trọng của TSCĐ trong hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp cùng với những rủi ro có thể xảy ra, mỗi doanh nghiệp cần cócông tác quản lý hữu hiệu Do đó, hoạt động kiểm soát nội bộ TSCĐ đóng vaitrò vô cùng lớn trong việc ngăn ngừa, giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra

1.1.3 Kiểm soát nội bộ Tài sản cố định trong doanh nghiệp

Kiểm soát nội bộ TSCĐ là việc đảm bảo cho TSCĐ được ghi nhận đúngvới giá trị ban đầu của nó, việc sử dụng TSCĐ, trích khấu hao phải được ghinhận đúng với phương pháp trích lập Kiểm soát nội bộ TSCĐ do doanhnghiệp tự xây dựng và tiến hành thực hiện Mục tiêu của hoạt động kiểm soátnày giúp cho doanh nghiệp đầu tư hiệu quả và không mất cân đối tài chính, sửdụng TSCĐ đúng mục đích và yêu cầu kỹ thuật, TSCĐ không bị mất mát, hưhỏng; ghi chép chính xác TSCĐ; thanh lý TSCĐ đúng và hợp lý

Kiểm soát nội bộ TSCĐ trong doanh nghiệp bao gồm các công việc sau:

 Thiết lập kế hoạch đầu tư, sửa chữa TSCĐ mỗi năm và đưa ra quyết

định đầu tư: Tài sản cố định được mua sắm hay tự xây dựng, sửa chữa, nâng

cấp phải phù hợp với nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, phùhợp với công tác quản lý của công ty, và tuân theo các quy định nội bộ vềmua sắm, xây dựng tài sản cố định

 Tổ chức tiếp nhận và ghi chép các TSCĐ: Sau khi các quyết định đầu

tư được phê chuẩn thì giai đoạn tiếp theo là tổ chức tiếp nhận TSCĐ Mụctiêu quan trọng nhất của giai đoạn này là đảm bảo cho đơn vị tiếp nhận đượccác TSCĐ theo đúng yêu cầu trong quá trình đầu tư, đảm bảo bàn giao cácTSCĐ cho các bộ phận sử dụng phù hợp với nhu cầu của các bộ phận và đảmbảo khai thác hết năng lực hiện có của TSCĐ này

Trang 13

TSCĐ được phân loại thành những nhóm chính theo sự phê chuẩn củaBan Giám đốc và theo quy định của Chuẩn mực kế toán Số liệu cho sự ghinhận ban đầu của tài sản cố định phải dựa vào các hoá đơn của nhà cung cấp

và các chứng từ gốc có giá trị khác Tài sản cố định phải được trích khấu haotheo Chuẩn mực kế toán Việt Nam và theo phương pháp khấu hao theo Chuẩnmực kế toán Việt Nam Tất cả những tài sản cố định xuất hiện trong sổ sách

kế toán của công ty phải thuộc quyền sở hữu của công ty theo giấy chứngnhận sở hữu, chứng thư chứng nhận quyền sở hữu, hợp đồng thuê tài sản…

 Kiểm soát vật chất: Mỗi một tài sản cố định hữu hình phải được kiểm

kê theo trách nhiệm của một cá nhân, một bộ phận Tài sản cố định hữu hìnhphải được gìn giữ và đặt ở vị trí dưới điều kiện thích hợp

Tất cả những tài sản cố định hữu hình phải được dán nhãn theo số series

và theo mã, theo thẻ kho, phải được gìn giữ với tất cả những thông tin liênquan trong bảng đăng ký tài sản cố định Kiểm kê tài sản phải được thực hiện

ít nhất một lần trong một năm vào cuối năm cho tất cả các tài sản Kết quả củaviệc kiểm kê phải được ghi nhận và lập báo cáo Tất cả những khác biệt phảiđược điều tra và điều chỉnh đến sổ kế toán

 Sửa chữa và bảo trì TSCĐ: Sửa chữa và bảo trì phải được xác định một

cách thích hợp và được cung cấp bởi những chứng từ gốc có giá trị.Tất cảnhững nghiệp vụ sửa chữa và bảo trì phải được báo cáo kịp thời cho bộ phận

kế toán và được ghi chép vào sổ nhật ký chung

 Thanh lý TSCĐ: Tài sản cố định thanh lý phải tuân thủ các quy định nội

bộ của công ty về thanh lý tài sản Tài sản cố định thanh lý phải được ghinhận, loại bỏ khỏi sổ sách kế toán, thể hiện trên sổ sách kế toán trong kỳthanh lý

 Thực hiện nguyên tắc bất kiêm nhiệm đối với hệ thống: nguyên tắc này

đòi hỏi cần phải tách biệt công tác quản lý và sử dụng TSCĐ đối với công tác

Trang 14

ghi chép quản lý TSCĐ (kế toán), tách biệt giữa các bộ phận kế hoạch vật tư,

bộ phận kỹ thuật, bộ phận kinh doanh, kế toán trưởng, kế toán TSCĐ, kế toántổng hợp, bộ phận sử dụng

1.2 Khái quát kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính

1.2.1 Ý nghĩa kiểm toán khoản mục Tài sản cố định

Khoản mục TSCĐ phản ánh tình trạng trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹthuật trong doanh nghiệp nên kiểm toán khoản mục TSCĐ là một phần quantrọng trong hoạt động kiểm toán TSCĐ nói riêng và kiểm toán báo cáo tàichính nói chung Mặt khác, do chi phí hình thành TSCĐ rất lớn và khả năngquay vòng vốn chậm nên việc Kiểm toán khoản mục TSCĐ sẽ giúp cho Kiểmtoán viên (KTV) đánh giá được tính kinh tế và tính hiệu quả của việc đầu tưcho TSCĐ từ đó đưa ra được định hướng đầu tư và nguồn sử dụng để đầu tưvào TSCĐ một cách hiệu quả nhất

Đồng thời, kiểm toán khoản mục TSCĐ sẽ góp phần phát hiện ra các saisót trong việc xác định chi phí cấu thành nguyên giá TSCĐ, chi phí sửa chữa,chi phí khấu hao tài sản Những sai sót trong việc tính chi phí này thường dẫnđến những sai sót trọng yếu trên Báo cáo tài chính

Các khoản đầu tư cho TSCĐ vô hình như quyền sử dụng đất, giá trị bằngphát minh sáng chế, chi phí nghiên cứu khoa học thường có nhiều sai sót cũngnhư gian lận và rất khó tập hợp chi phí cũng như đánh giá chính xác giá trị.Chính vì thế mà khoản mục TSCĐ thường được quan tâm đến trong các cuộckiểm toán

Kiểm toán TSCĐ là việc thực hiện kiểm tra, kiểm soát những vấn đề liênquan đến thực trạng tài sản cũng như tình hình tăng giảm trong kỳ của đơn vị.Ngoài ra, kiểm toán khoản mục TSCĐ không chỉ phát hiện các sai sót trong

Trang 15

nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ mà còn góp phần nâng cao hiệu quả công tácquản lý TSCĐ.

1.2.2 Mục tiêu và căn cứ kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính

a Mục tiêu

Mục tiêu kiểm toán tổng quát của hoạt động kiểm toán khoản mụcTSCĐ trong BCTC là đánh giá mức độ hiệu lực hay yếu kém của KSNB đốivới TSCĐ và xác nhận độ tin cậy, tính trung thực hợp lý của các thông tinnghiệp vụ và số dư TSCĐ Cụ thể:

Mục tiêu kiểm toán nghiệp vụ TSCĐ:

 Sự phát sinh: Tất cả các nghiệp vụ TSCĐ được ghi sổ trong kỳ là phát

sinh thực tế, không có nghiệp vụ ghi khống

 Đầy đủ: Các nghiệp vụ TSCĐ phát sinh trong kỳ được phản ánh và

theo dõi đầy đủ trên sổ kế toán

 Tính toán, đánh giá: Đảm bảo các nghiệp vụ TSCĐ được xác định

theo đúng nguyên tắc và chế độ kế toán hiện hành, đảm bảo tính đúng đắnkhông có sai sót trọng yếu

 Đúng đắn: Các nghiệp vụ TSCĐ trong kỳ đều được phân loại đúng

đắn theo quy định của chuẩn mực, chế độ kế toán liên quan và quy định đặcthù của doanh nghiệp Các nghiệp vụ này được hạch toán đúng trình tự vàphương pháp kế toán

 Đúng kỳ: Các nghiệp vụ TSCĐ được hạch toán đúng kỳ phát sinh theo

nguyên tắc kế toán dồn tích

Mục tiêu kiểm toán số dư TSCĐ:

 Sự hiện hữu: Tất cả các TSCĐ được doanh nghiệp trình bày trên

BCTC là phải tồn tại thực tế tại thời điểm báo cáo Số liệu trên báo cáo phảikhớp đúng với số liệu kiểm kê thực tế tại doanh nghiệp

Trang 16

 Quyền và nghĩa vụ: Toàn bộ TSCĐ được báo cáo phải thuộc quyền sở

hữu của doanh nghiệp, đối với TSCĐ thuê tài chính phải thuộc quyền kiểmsoát lâu dài của doanh nghiệp trên cơ sở hợp đồng thuê đã ký

 Đánh giá: Số dư tài khoản TSCĐ được đánh giá theo đúng quy định

chuẩn mực, chế độ kế toán và quy định của doanh nghiệp

 Tính toán: Việc tính toán giá trị ghi sổ, trích khấu hao và xác định số

dư TSCĐ là đúng đắn không có sai sót

Xác minh CSDL về việc trình bày trên BCTC

 Đầy đủ: toàn bộ thông tin về TSCĐ được trình bày đầy đủ trên BCTC

(không bị thiếu hoặc sót)

 Đúng đắn: TSCĐ được phân loại đúng đắn để trình bày trên BCTC

 Cộng dồn: số liệu lũy kế tính dồn trên các Sổ chi tiết TSCĐ được xác

định đúng đắn, việc kết chuyến số liệu từ các Sổ chi tiết sang các Sổ kế toántổng hợp và Sổ cái không có sai sót trọng yếu

 Báo cáo: các chỉ tiêu liên quan đến TSCĐ trên BCTC được xác định

đúng theo các quy định của chuẩn mực, chế độ kế toán

b Căn cứ kiểm toán

 Các tài liệu tại phòng kế toán như:

- Các chứng từ, hóa đơn mua sắm, xây dựng, lắp đặt, gia công tu sửaTSCĐ khi đưa vào sử dụng, sổ kế toán tổng hợp, chi tiết, thẻ TSCĐ, biên bảngiao nhận TSCĐ, BCTC có liên quan đến TSCĐ

- Các tài liệu đối chiếu số liệu giữa doanh nghiệp với người mua

 Các tài liệu bộ phận kế hoạch như:

- Kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch, giấy đề nghị mua sắm, thanh

lý, thay thế TSCĐ

- Các dự toán mua sắm, xây dựng, sửa chữa được phê duyệt

Trang 17

- Các loại giấy đề nghị mua sắm, sửa chữa, thanh lý TSCĐ có xác nhậncủa bộ phận kỹ thuật…

 Tài liệu tại bộ phận sử dụng TSCĐ: Sổ giao nhận TSCĐ, sổ theo dõiTSCĐ theo nơi sử dụng, nhật ký của bảo vệ…

1.2.3 Khái quát về Khảo sát kiểm soát nội bộ đối với Tài sản cố định

 Mục đích của khảo sát hoạt động kiểm soát nội bộ đối với Tài sản cốđịnh nhằm làm rõ CSDL của TSCĐ, tức sự hiện hữu của quy chế KSNB; tínhhiệu lực, và tính liên tục của quy chế KSNB TSCĐ của doanh nghiệp

 Nội dung khảo sát bao gồm:

- Khảo sát về việc thiết kế, xây dựng quy chế KSNB có đầy đủ, khoahọc, chặt chẽ và phù hợp với thực tế của doanh nghiệp hay không?

- Khảo sát về sự vận hành hay thực hiện quy chế KSNB này như thế nào?

Trang 18

- Xem xét sự đầy đủ và phù hợp của các chính sách hạch toán kế toánTSCĐ của doanh nghiệp: phương pháp hạch toán, phương pháp đánh giá,phương pháp khấu hao, tỷ lệ khấu hao.

- Xem xét quy định cụ thể về việc phê chuẩn các nghiệp vụ, quy trìnhkiểm soát

- Xem xét việc thực hiện quy tắc bất kiêm nhiệm và nguyên tắc phâncông ủy quyền

- Đánh giá khả năng có thể kiểm toán được

- Đánh giá mức độ rủi ro kiểm soát dựa trên sự hiểu biết đã thu thậpđược (đánh giá ban đầu)

- Đánh giá khả năng một mức rủi ro kiểm soát thấp hơn có thể đượcchứng minh

- Quyết định mức đánh giá thích hợp về rủi ro kiểm soát

 Một số rủi ro có thể xảy ra trong công tác kiểm soát nội bộ TSCĐ củadoanh nghiệp như:

- Đơn vị áp dụng phương pháp tính, trích khấu hao không phù hợp, khôngnhất quán, xác định thời gian sử dụng hữu ích không hợp lí, mức trích khấu haokhông đúng quy định, vượt quá mức khấu hao tối đa hoặc thấp hơn mức khấuhao tối thiểu được trích vào chi phí trong kì theo quy định tại QĐ 206

- Trích hoặc thôi trích khấu hao tròn tháng hoặc tròn quý mà không theongày đưa TSCĐ vào sử dụng hoặc ngưng trích theo ngày ngưng sử dụng

- Số khấu hao lũy kế chưa chính xác, khấu hao ở các bộ phận mà khôngđược phân bổ

- Tài sản đã hết thời gian sử dụng nhưng vẫn chưa trích hết khấu hao Sốchưa trích hết không được hạch toán vào chi phí trong kì

- Vẫn trích khấu hao đối với tài sản đã khấu hao hết nhưng vẫn tiếp tục

Trang 19

1.3 Quy trình kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính

Nội dung quy trình kiểm toán TSCĐ thường bao gồm 3 bước: Lập kếhoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán

1.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán

Theo VSA 300, kế hoạch kiểm toán phải được lập cho mọi cuộc kiểmtoán và phải được lập một cách thích hợp nhằm đảm bảo bao quát hết các khíacạnh trọng yếu của cuộc kiểm toán Kế hoạch kiểm toán trợ giúp KTV phâncông công việc cho trợ lý kiểm toán và phối hợp với KTV, chuyên gia khác

về công việc kiểm toán Đối với khoản mục TSCĐ, nội dung lập kế hoạchthường gồm: thu thập thông tin ban đầu về doanh nghiệp, về TSCĐ

Lập kế hoạch kiểm toán bao gồm:

- Lập kế hoạch chiến lược

- Lập kế hoạch tổng thể

- Lập chương trình kiểm toán

a - Lập kế hoạch chiến lược

Kế hoạch chiến lược là định hướng cơ bản, nội dung trọng tâm vàphương pháp tiếp cận do cấp chỉ đạo vạch ra dựa trên hiểu biết về tình hìnhhoạt động và môi trường kinh doanh của đơn vị được kiểm toán

Kế hoạch chiến lược phải được lập cho các cuộc kiểm toán lớn về quy

mô, tính chất phức tạp, địa bàn rộng hoặc kiểm toán báo cáo tài chính củanhiều năm

Nội dung cần tìm hiểu khi lập kế hoạch chiến lược:

- Thông tin cơ bản về tình hình kinh doanh của khách hàng: lĩnh vực hoạt

động, loại hình doanh nghiệp, công nghệ sản xuất, tổ chức hoạt động kinhdoanh, tổ chức quản lý…

Trang 20

- Tổng hợp các thông tin về những vấn đề quan trọng có liên quan tới

BCTC như: Chế độ và chuẩn mực kế toán áp dụng, yêu cầu về lập và nộpBCTC, quyền hạn của đơn vị

- Đánh giá ban đầu về Rủi ro tiềm tàng và Rủi ro kiểm soát

- Đánh giá Hệ thống kiểm soát nội bộ

- Xác định các mục tiêu kiểm toán trọng tâm và phương pháp kiểm toán

chủ yếu khi thực hiện

- Dự kiến nhóm trưởng, thời gian bắt đầu và kết thúc cuộc kiểm toán

- Xác định rõ các chuyên gia cần phối hợp và tư vấn cần thiết

- Một số các điều kiện cần thiết khác như các tài liệu liên quan cần thiết,

đi lại, chỗ ăn nghỉ, xử lý quan hệ với các cơ quan chức năng liên quan trước,trong và sau kiểm toán…

b - Lập kế hoạch tổng thể

Kế hoạch kiểm toán tổng thể: Là việc cụ thể hóa kế hoạch chiến lực và

phương pháp tiếp cận chi tiết về nội dung, lịch trình và phạm vi dự kiến củacác thủ tục kiểm toán Mục tiêu của việc lập kế hoạch kiểm toán tổng thể là

để có thể thực hiện công việc kiểm toán một cách có hiệu quả và theo đúngthời gian dự kiến

Kế hoạch kiểm toán tổng thể phải được lập cho mọi cuộc kiểm toán, trong

đó mô tả phạm vi dự kiến và cách thức tiến hành công việc kiểm toán Kế hoạchkiểm toán tổng thể phải đầy đủ, chi tiết làm cơ sở để lập chương trình kiểm toán.Hình thức và nội dung của kế hoạch kiểm toán tổng thể thay đổi tùy theo quy môcủa khách hàng, tính chất phức tạp của công việc kiểm toán, phương pháp và kỹthuật thuật kiểm toán đặc thù do kiểm toán viên sử dụng

Cụ thể các công việc cần tìm hiểu đối với khoản mục TSCĐ như sau:

Trang 21

 Tìm hiểu ban đầu về kiểm soát nội bộ đối với TSCĐ

Từ yêu cầu về quản lý và sử dụng hiệu quả TSCĐ, doanh nghiệp cần xâydựng một hệ thống kiểm soát nội bộ tốt nhằm sử dụng TSCĐ một cách tối ưu,hiệu quả Hệ thống KSNB được coi là một công cụ hữu hiệu được thể hiệnqua việc bảo vệ và quản lý TSCĐ Việc tìm hiểu hệ thống KSNB có ý nghĩa

vô cùng lớn trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, làm căn cứ giúp KTVxác định phạm vi, khối lượng, nội dung công việc kiểm toán cần phải thựchiện tại đơn vị được kiểm toán Hệ thống KSNB càng hiệu quả thì rủi ro kiểmtoán càng nhỏ, mức trọng yếu đặt ra ở mức cao và do đó khối lượng các thủtục, công việc kiểm toán được giảm bớt và ngược lại

Mục tiêu cần xác định bởi KTV trong công tác đánh giá hệ thống KSNBđối với TSCĐ gồm:

- Sự hiện hữu của các quy chế KSNB đối với TSCĐ: các quy chế kiểm

soát, các bước kiểm soát TSCĐ, trách nhiệm của các bộ phận, cá nhân liênquan đến TSCĐ có được thiết kế hay không?

- Tính hiệu lực: các quy chế, quy định kiểm soát TSCĐ đã thiết lập có

được thực hiện đầy đủ và hiệu quả hay không?

- Tính liên tục: các quy chế KSNB đối với TSCĐ được thực hiện liên

tục hay gián đoạn?

 Phân tích đánh giá ban đầu về khoản mục TSCĐ trong BCTC

KTV sử dụng các kỹ thuật phân tích giữa số liệu BCTC năm trước và sốliệu BCTC năm nay (phân tích dọc) để xem xét sự biến động của doanhnghiệp, xem xét rủi ro của các khoản mục Đối với khoản mục TSCĐ, KTVcũng so sánh, xem xét sự biến động của TSCĐ năm nay so với năm ngoái cóhợp lý hay không Ngoài ra, KTV còn sử dụng kỹ thuật phân tích ngang đểxem xét tỷ trọng của TSCĐ đối với tổng tài sản trong năm nay có hợp lý hay

Trang 22

không Từ đó, KTV có thể đưa ra cái nhìn rất rõ về TSCĐ và có sự đánh giában đầu.

 Đánh giá ban đầu về mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán

Trên cơ sở các thông tin, tài liệu thu thập được, KTV sẽ tiến hành đánhgiá rủi ro và mức độ trọng yếu ban đầu đối với khoản mục TSCĐ

Đánh giá ban đầu về mức trọng yếu: Khi lập kế hoạch kiểm toán, KTV

thường dự kiến và ấn định mức trọng yếu ban đầu thấp hơn mức chỉ đạo củacác công ty kiểm toán Việc này sẽ làm tăng thêm khối lượng công việc kiểmtoán, chi phí kiểm toán, nhưng nó lại hạ thấp rủi ro kiểm toán và tăng khảnăng loại trừ những sai phạm có thể mắc phải của KTV Sau khi ước lượngban đầu về tính trọng yếu cho toàn bộ BCTC, KTV tiến hành phân bổ ướclượng này cho từng khoản mục, từng bộ phận trên BCTC trong đó có khoảnmục TSCĐ Cơ sở để phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho khoảnmục TSCĐ là: Kinh nghiệm của KTV về sai sót của khoản mục TSCĐ và chiphí kiểm toán cho khoản mục TSCĐ

Đánh giá ban đầu về rủi ro: Khi lập kế hoạch kiểm toán, KTV phải

thực hiện công việc đánh giá rủi ro kiểm toán KTV xác định rủi ro kiểm toán

có thể xảy ra là cao hay thấp bao gồm: Đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểmsoát và rủi ro phát hiện

c - Lập chương trình kiểm toán

Sau quá trình đánh giá tổng quan về hệ thống KSNB, xác định mục tiêukiểm toán và đánh giá rủi ro có liên quan, KTV tiến hành thiết kế chương trìnhkiểm toán TSCĐ Thông thường, một chương trình kiểm toán TSCĐ bao gồm:

- Mục tiêu kiểm toán cụ thể đối với TSCĐ

- Các chỉ dẫn về các bước công việc, các thủ tục kiểm toán bao gồm cácthủ tụjc khảo sát kiểm toán và các thủ tục phân tích, thử nghiệm chi tiết đối

Trang 23

- Kỹ thuật kiểm toán cụ thể cần áp dụng trong từng bước công việc.

- Thời gian bắt đầu và thời gian hoàn thành, phạm vi các thủ tục kiểm toán

- Tài liệu liên quan đến TSCĐ cần thu thập làm bằng chứng kiểm toán

1.3.2 Thực hiện kiểm toán

Thực hiện kiểm toán là tổ chức thực hiện các khảo sát kiểm soát và khảosát cơ bản Thực hiện các thủ tục khảo sát này nhằm để thu thập bằng chứngcho việc xét đoán, đánh giá đối với các CSDL của các bộ phận trên BCTC

 Thực hiện các khảo sát kiểm soát

Trong giai đoạn này, KTV phải thực hiện thêm các thủ tục khảo sát vềkiểm soát đối với hệ thống kế toán và các quy chế KSNB chủ yếu của đơn vịđược kiểm toán mà KTV có ý định dựa vào để thu thập đầy đủ bằng chứngthích hợp về sự thiết kế và vận hành của các quy chế KSNB đó

KTV có thể tiến hành khảo sát hệ thống KSNB đối với khoản mụcTSCĐ của đơn vị bằng các kỹ thuật sau:

- Kiểm tra các tài liệu và dấu hiệu chứng minh cho sự tồn tại của các

thủ tục KSNB đối vớsi khoản mục TSCĐ như: quy định về chức năng, nhiệm

vụ, quyền hạn của các bộ phận, cá nhân trong việc phê duyệt, mua sắm, thanh

lý TSCĐ, chính sách đánh giá của đơn vị với TSCĐ, chính sách phân loại,trình tự ghi sổ các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ…

- Quan sát việc thực hiện các quy chế, quy định về quản lý và sử dụng

TSCĐ của các bộ phận, các cá nhân có trách nhiệm liên quan

- Phỏng vấn trực tiếp những người có trách nhiệm trong công việc xây

dựng và duy trì sự hoạt động của KSNB đối với khoản mục TSCĐ, kiểm tradấu vết của KSNB

Trang 24

 Thực hiện các khảo sát cơ bản

Thực hiện các thủ tục phân tích, đánh giá tổng quát: được sử dụng chủ

yếu để phát hiện, xác định những biến động không bình thường của thông tintài chính từ đó khoanh vùng trọng tâm, trọng điểm cần tập trung kiểm toán

 Phân tích xu hướng:

So sánh các số liệu sau ở kỳ này với kỳ trước:

- Nguyên giá của các loại TSCĐ hiện có của đơn vị

- Giá trị hao mòn luỹ kế của các loại TSCĐ

- Giá trị còn lại của các loại TSCĐ

- Tổng chi phí khấu hao TSCĐ (hoặc từng loại TSCĐ)

Lập các bảng tăng, giảm từng loại TSCĐ so với kỳ trước

 Phân tích tỷ suất:

- So sánh tỷ lệ khấu hao bình quân của kỳ này so với các kỳ trước

- So sánh hệ số hao mòn bình quân của toàn bộ TSCĐ và từng loạiTSCĐ với các kỳ trước

- So sánh tỷ suất giữa tổng chi phí sửa chữa lớn TSCĐ với tổng nguyên giáTSCĐ, giữa tổng nguyên giá TSCĐ với giá trị tổng sản lượng của các kỳ trước

Trang 25

Thực hiện thử nghiệm chi tiết về nghiệp vụ và số dư

Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ

Bảng 1.1: Các thủ tục kiểm tra chi tiết nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ

- So sánh tổng nguyên giá TSCĐ năm

nay so với năm trước

- Đánh giá tính hợp lý của các nghiệp

vụ tăng, giảm TSCĐ với tình hình hoạtđộng thực tế của đơn vị

- Đánh giá tính hợp lý chung của việc

phê chuẩn liên quan tới TSCĐ

- Kiểm tra giấy đề nghị, quyết định

mua bán, thanh lý, sửa chữa TSCĐ

KTV phải có hiểubiết về hoạt độngsản xuất kinhdoanh, tình hìnhthực tế, kế hoạchđầu tư TSCĐ củađơn vị

Sự phát sinh - Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ, hợp

pháp của các chứng từ liên quan tớinghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ: hoá đơnmua, biên bản giao nhận, nghiệm thu,thanh lý TSCĐ…

- Kết hợp kiểm tra chứng từ, tài liệuvới kiểm tra vật chất thực tế TSCĐ

- Kiểm tra, quan sát quá trình muasắm TSCĐ các chứng từ liên quan nhưhoá đơn vận chuyển, lắp đặt, chạythử…

Tuỳ vào việc đánhgiá hệ thống KSNB

ở bước lập kếhoạch mà KTVquyết định quy mô,thời gian thực hiệncác thử nghiệm này

Đánh giá, - Kiểm tra tính đúng đắn, phù hợp và

Trang 26

tính toán nhất quán của các chính sách xác định

nguyên giá TSCĐ đơn vị đang áp dụng

- Đối chiếu số liệu trên với chứng từpháp lý liên quan đến tăng, giảm TSCĐ(hoá đơn, hợp đồng, chứng từ vậnchuyển…)

- Tính toán lại nguyên giá TSCĐ trên

cơ sở chuẩn mực kế toán và chứng từ đãkiểm tra

KTV phải nắmvững các nguyêntắc, quy định vềtính nguyên giáTSCĐ

Phân loại,

hạch toán

- Kiểm tra chính sách phân loại và sơ

đồ hạch toán TSCĐ của đơn vị, đảmbảo sự phù hợp với các quy định hiệnhành

- Chọn mẫu kiểm tra việc phân loại,xem xét bút toán ghi sổ, đối chiếu giữa

sổ chi tiết và sổ cái

- Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ muabán TSCĐ ở cuối niên độ vầ đầu niên

độ sau để xác minh tính đúng kỳ

Trang 27

Cộng dồn và

báo cáo

- Cộng tổng các bảng kê tăng, giảmTSCĐ và đối chiếu số liệu giữa các sổchi tiết, sổ tổng hợp với sổ cái

- Đối chiếu số liệu trên các sổ tổnghợp với kết quả kiểm kê

 Kiểm tra chi tiết việc tính toán và phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ

Mục tiêu cơ bản của kiểm toán chi phí khấu hao TSCĐ là xem xét quátrình tính toán, đánh giá chi phí khấu hao TSCĐ có đúng đắn hay không Thủtục kiểm tra bao gồm:

- Phân tích sơ bộ chi phí khấu hao: So sánh tỷ lệ khấu hao bình quân,tổng chi phí khấu hao của kỳ này với các kỳ trước So sánh tỷ trọng chi phíkhấu hao trong toàn bộ chi phí sản xuất hoặc trong giá thành sản phẩm vớicác kỳ trước…

- Thu thập, trao đổi, phỏng vấn để có hiểu biết về các chính sách khấuhao mà đơn vị áp dụng, đánh giá tính hợp lý của các chính sách này

- Kiểm tra việc tính khấu hao:

+ Kiểm tra lại căn cứ mà đơn vị dùng để tính khấu hao: nguyên giá, giátrị thanh lý ước tính, thời gian sử dụng ước tính

+ Chọn mẫu một số TSCĐ tiến hành tính toán lại khấu hao

+ So sánh số liệu trên các Bảng tính khấu hao, Bảng đăng ký khấu haoTSCĐ, Sổ chi tiết hao mòn TSCĐ, Sổ chi tiết chi phí

+ Kiểm tra các trường hợp TSCĐ đã hết khấu hao mà đơn vị vẫn ápdụng,…

 Kiểm tra giá trị hao mòn luỹ kế của TSCD

- Kiểm tra việc hạch toán khấu hao làm tăng giá trị hao mòn

- Kiểm tra việc ghi giảm hao mòn với các nghiệp vụ giảm TSCĐ trong kỳ

- Tính toán lại giá trị hao mòn luỹ kế của TSCĐ

Trang 28

- So sánh số liệu trên các sổ chi tiết và sổ cái tìa khoản hao mònTSCĐ…

 Kiểm tra các khoản chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu

Các khoản chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu của TSCĐ gồm: cáckhoản chi phí sửa chữa, nâng cấp, cải tạo…đối với TSCĐ

Các thủ tục kiểm toán có thể thực hiện:

- Lập Bảng kê chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu liên quan đếnTSCĐ phát sinh trong kỳ

- So sánh các khoản chi phí phát sinh với các kỳ trước để đánh giá biếnđộng

- Đánh giá sự hợp lý của các khoản chi phí phát sinh với tình hình hoạtđộng thực tế của đơn vị

- Kiểm tra sự phát sinh thực tế của các khoản chi phí để loại bỏ khảnăng hạch toán khống

 Kiểm tra chi tiết số dư TSCĐ

- Với số dư đầu kỳ:

+ Trường hợp đơn vị đã kiểm toán lần đầu: Nếu vẫn là cùng một công tykiểm toán thì không cần thiết thực hiện thủ tục kiểm toán bổ sung Nếu BCTCnăm trước được kiểm toáns bởi công ty khác, KTV phải xem xét Báo cáokiểm toán và Hồ sơ kiểm toán năm trước, đặc biết các vấn đề liên quan tớiTSCĐ Nếu có thể tin cậy được thì KTV cũng có thể chấp nhận kết quả kiểmtoán năm trước mà không cần bổ sung thủ tục

+ Trường hợp đơn vị chưa kiểm toán lần đầu (hoặc KTV không tintưởng vào kết quả kiểm toán năm trước hoặc Báo cáo kiểm toán năm trướckhông chấp nhận toàn phần đối với TSCĐ): KTV xem xét các nguyên nhâncủa việc không chấp nhận toàn phần; kiểm tra các chứng từ chứng minh cho

Trang 29

- Với số dư cuối kỳ:

+ Được xác nhận trên cơ sở kết quả kiểm toán số dư đầu kỳ và các

nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ trong kỳ Hoặc:

+ Chứng kiến kiểm kê thực tế tại thời điểm khoá sổ kế toán

+ Thực hiện xác nhận đối với TSCĐ do người khác giữ, gửi thư xác

- Nguyên nhân của sai phạm và bút toán điều chỉnh

- Kết luận về mục tiêu kiểm toán (đã đạt được hay chưa)

- Ý kiến của KTV về sai phạm và hạn chế

Trang 30

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH TƯ VẤN VÀ KIỂM TOÁN VNASC 2.1 Giới thiệu về Công ty TNHH Tư vấn và kiểm toán VNASC

Thông tin chung về công ty TNHH Tư vấn và kiểm toán VNASC

 Tên Việt Nam: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN VÀ KIỂM TOÁNVNASC

 Tên Tiếng Anh: VNASC AUDITING AND CONSULTANCYCOMPANY LIMITED

 Tên giao dịch: VNASC AUDIT

 Tên viết tắt: VNASC CO.,LTD

 Địa chỉ Trụ sở chính: Số 33/87 đường Tam Trinh – phường Mai Động

- quận Hoàng Mai – Thành phố Hà Nội

 Điện thoại/ Fax: 04.3632 0647

Công ty TNHH Tư vấn và Kiểm toán VNASC (VNASC) được thành

lập vào ngày 23/10/2006, đến tháng 8 năm 2009 được tái cơ cấu lại cho phù hợpvới điều kiện kinh doanh hiện nay của Công ty theo Giấy phép kinh doanh số

Trang 31

những kiểm toán viên, chuyên gia tư vấn được đào tạo cơ bản, tâm huyết vớinghề, có bề dày kinh nghiệm thực tiễn về tài chính, kế toán, xây dựng cơ bản,kiểm toán, quản trị doanh nghiệp, quản trị tài chính, cùng với khát khao xâydựng một thương hiệu kiểm toán và tư vấn có uy tín tại Việt Nam góp phần chohoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam tiến dần tới quốc tế Ngày 23/10/2006Công ty được lấy tên là Công ty TNHH Tư vấn và Kiểm toán VNSC, số vốnđiều lệ là 1.5 tỷ đồng Trải qua nhiều năm hoạt động và phát triển không ngừng,ngày 22/09/2015 công ty đã đổi tên trở thành Công ty TNHH Tư vấn và Kiểmtoán VNASC với số vốn điều lệ tăng lên là 5 tỷ đồng

Với quan điểm "Hợp tác cùng phát triển", mục tiêu hoạt động củaVNASC cung cấp các dịch vụ tài chính, kế toán, kiểm toán báo cáo tài chính,kiểm toán đầu tư XDCB với các thông tin đáng tin cậy, giúp khách hàng đưa

ra các quyết định quản lý, tài chính và kinh tế có phù hợp với tình hình thực tếtại đơn vị Trên cơ sở đó, VNASC sẽ tư vấn hỗ trợ khách hàng giải quyết tốtnhất các vấn đề vướng mắc một cách có hiệu quả VNASC đã và luôn tạo dựngđược cơ sở vững chắc cho sự phát triển bền vững, với nền tảng đội ngũ kiểmtoán viên, chuyên gia tư vấn có trình độ, kinh nghiệm, phong cách chuyênnghiệp, quy trình kiểm toán, tư vấn và hệ thống kiểm soát chất lượng tốt, cùngvới chiến lược kinh doanh đúng đắn, chính sách nhân sự hợp lý và chăm sóckhách hàng chất lượng

2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty

a) Các dịch vụ cung cấp

Các dịch vụ VNASC cung cấp:

Trang 32

Dịch vụ Mô tả

KIỂM TOÁN

- Kiểm toán báo cáo tài chính;

- Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoànthành;

- Kiểm toán báo cáo quyết toán dự án;

- Kiểm toán báo cáo tài chính vì mục đích thuế vàdịch vụ quyết toán thuế;

- Kiểm toán hoạt động;

- Kiểm toán tuân thủ;

- Kiểm toán nội bộ;

- Kiểm toán thông tin tài chính trên cơ sở các thủtục thỏa thuận trước

- Giám định tài liệu kế toán, tài chính

KẾ TOÁN

- Thiết lập hệ thống kế toán, hướng dẫn áp dụngchế độ kế toán - tài chính;

- Xây dựng các mô hình tổ chức bộ máy kế toán

- Soát xét chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo tàichính;

- Tư vấn lập báo cáo tài chính;

- Lập hồ sơ đăng ký chếđộ kế toán;

- Chuyển đổi báo cáo tài chính giữa VAS, IAS vàcác chuẩn mực khác;

- Đào tạo và tổ chức hội thảo về kế toán;

- Dịch vụ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức tài chính,

kế toán, kiểm toán

TƯ VẤN CỔ

PHẦN HÓA

- Tư vấn cổ phần hóa;

- Tư vấn chuyển đổi, thành lập doanh nghiệp;

- Tư vấn xây dựng lộ trình và hoàn thiện các các

Trang 33

- Tư vấn sát nhập và mua bán Công ty;

- Tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp;

- Tái cơ cấu nợ;

- Xây dựng cơ cấu nguồn vốn, cơ cấu vốn

TƯ VẤN

THUẾ

- Các dịch vụ tư vấn thuế theo kỳ;

- Dịch vụ tư vấn tuân thủ các quy định về thuế;

- Tư vấn thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ;

- Tư vấn quản trị tài chính doanh nghiệp;

- Tư vấn thiết lập hệ thống kế toán;

- Tư vấn quản trị chất lượng;

- Tư vấn quản trị nhân sự;

- Tư vấn quản trị thương hiệu, marketing

THẨM ĐỊNH

GIÁ TÀI SẢN

- Thẩm định giá bất động sản;

- Thẩm định giá máy móc thiết bị;

- Thẩm định giá doanh nghiệp

DỊCH VỤ - VNASC sẽ cung cấp các dịch vụ tài chính, kế

Trang 34

KHÁC toán khác theo yêu cầu của khách hàng

b) Cơ cấu tổ chức nhân sự

VNASC hoạt động theo mô hình tổ chức như sau:

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức hoạt động tại VNASC

Trong đó:

Hội đồng thành viên: Là bộ phận quản lý cao nhất của công ty, có quyền

và nghĩa vụ về pháp luật với công ty

Ban Giám đốc: Là bộ phận đại diện pháp nhân về các hoạt động đối nội,

đối ngoại của công ty trước pháp luật; thực hiện các chiến lược kinh doanh do

Hội đồng thành viên

Phòng Kinh doanh

Phòng Kiểm toán

Dự án 1

Phòng Kiểm toán

Dự án 2

Phòng Kiểm toán tài chính 1

Phòng Kiểm toán tài chính 2 Giám đốc công ty

Trang 35

Hội đồng thành viên đặt ra; điều hành công ty để đạt được mục tiêu cuốicùng; giải quyết các công việc hàng ngày của công ty Bao gồm:

Giám đốc Công ty: Nguyễn Văn Quý

Phó Giám đốc Công ty: Nguyễn Tố Trinh

Phó Giám đốc Công ty: Trần Thái Hà

Giám đốc: là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công

ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồngquản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao

Phó Giám đốc: chịu trách nhiệm chỉ đạo trực tiếp về từng hoạt độngkiểm toán BCTC, kiểm toán Báo cáo quyết toán XDCB, tư vấn và xác địnhgiá trị doanh nghiệp nhằm thực hiện các kế hoạch theo chiến lược phát triểncủa công ty Phó giám đốc chịu trách nhiệm theo sự phân công và ủy quyềncủa Giám đốc

Các trưởng phòng: trách nhiệm về chuyên môn trong từng lĩnh vực cụ thể.

c) Tình hình và kết quả kinh doanh của VNASC trong vài năm gần đây.

Trang 36

cao Tuy nhiên, kể từ năm 2014 trở lại đây VNASC đã có những bước chuyểnđổi mới, nâng cao trình độ chuyên môn, giảm chi phí kiểm toán nhằm thu hútđược nhiều khách hàng hơn bằng chính thế mạnh của công ty

2.1.3 Quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty

Tại Công ty VNASC, một cuộc kiểm toán được tiến hành theo 3 giai đoạn chủ yếu sau:

Trang 37

Sơ đồ 2.2: Quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ

Lập kế hoạch kiểm toán

Thực hiện kiểm toán

Kết thúc kiểm toán

Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán:

Đánh giá chấp nhận KH Lập kế hoạch kiểm toán

Xây dựng chương trình kiểm toán: sử dụng chương trình kiểm toán mẫu VACPA

Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của KH

Đánh giá hệ thống KSNB của KH

Đánh giá ban đầu về mức trọng yếu và rủi ro

Thử nghiệm khảo sát về HT KSNB

Thử nghiệm cơ bản

Thủ tục phân tích

Kiểm tra chi tiết

Tổng hợp kết quả kiểm toán, hoàn thiện soát xét giấy tờ

Trang 38

2.1.4 Kiểm soát chất lượng kiểm toán tại Công ty

Đối với cuộc kiểm toán thông thường, hệ thống kiểm soát chấtlượng nội bộ của VNASC gồm 3 cấp:

- Ban Giám đốc

- Trưởng phòng kiểm toán

- Trưởng nhóm kiểm toán

Trong đó, các thành viên Ban Giám đốc chịu trách nhiệm từ khi bắt đầuđến khi kết thúc cuộc kiểm toán Mỗi thành viên Ban Giám Đốc được phâncông trực tiếp kiểm soát chất lượng và quản lý rủi ro một số lượng kháchhàng cụ thể và cứ sau 3 năm sẽ được luân chuyển khách hàng quản lý để đảmbảo tính độc lập theo quy định hiện hành Quy trình Kiểm soát chất lượngkiểm toán tại Công ty như sau:

Sơ đồ 2.3: Quy trình kiểm soát chất lượng kiểm toán tại VNASC

Kiểm tra chéo

Kiểm tra chéo

Ban Giám đốc

Trưởng phòng kiểm toán

Báo cáo công việcPhân công kiểm soáttheo vị trí

Trang 39

2.2 Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty thực hiện

Để tìm hiểu thực tế quy trình kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trongkiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty VNASC thực hiện, giả sử Công tyVNASC đang thực hiện kiểm toán BCTC cho một đơn vị khác hàng là Công

ty sản xuất ABC

Ngoài ra, VNASC sử dụng chương trình kiểm toán mẫu của VACPA đểthực hiện các cuộc kiểm toán và phân tích các số liệu trên phần mềm Excel Quy trình kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáotài chính do VNASC thực hiện như sau:

2.2.1Lập kế hoạch kiểm toán

Để lập được kế hoạch kiểm toán, KTV cần thực hiện các bước công việcsau:

2.2.1.1 Chấp nhận khách hàng ABC

Công ty ABC là khách hàng thường niên của VNASC, do vậy các thôngtin cơ bản về khách hàng đã thu thập từ các cuộc kiểm toán trước Tuy nhiên,VNASC vẫn phải xem xét các thông tin có thể thay đổi hay cập nhật nhữngthông tin mới về khách hàng KTV đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toántrên cơ sở các tiêu chí trong biểu mẫu đánh giá như bảng dưới đấy Tài liệunày được lưu vào Hồ sơ kiểm toán thường xuyên Thủ tục này nhằm xác nhậnhay từ chối đối với những khách hàng không minh bạch hoặc khách hàng cóthể gây liên luỵ đến công ty về mặt pháp luật Đối với Công ty ABC việc chấpnhận khách hàng được chấp nhận vì VNASC đánh giá mức độ rủi ro của ABC

là “Trung bình”

Trang 40

Giấy tờ làm việc A120: Xem xét chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN VÀ KIỂM TOÁN

soát xét 3

THÔNG TIN CƠ BẢN

1 Tên KH: Công ty Cổ phần ABC

2 Tên và chức danh của người liên lạc chính Nguyễn Văn A – Phụ trách kế toán

3 Địa chỉ: Đường B2, Khu B, KCN Phố Nối A, Văn Lâm, Hưng Yên

Điện thoại: 03213.967.xxx Fax: : 03213.967.xxx

Cty hợp danh

HTX

5 Năm tài chính: từ ngày: 01/01/2013 đến ngày: 31/12/2013

Ngày đăng: 22/05/2019, 19:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w