Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, mục lục, các danh mục và phần phụlục, luận văn của em gồm ba chương: CHƯƠNG 1: Những vấn đề lý luận chung về tổ chức kế toán nguy
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập.
Tác giả luận văn
Vũ Thị Lệ Hằng
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 2
MỤC LỤC 3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 6
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 5
1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU 5
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm nguyên vật liệu 5
1.1.1.1 Khái niệm nguyên vật liệu 5
1.1.1.2 Đặc điểm nguyên vật liệu 5
1.1.2 Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu 5
1.1.4 Phân loại và tính giá nguyên vật liệu 7
1.1.4.1 Phân loại nguyên vật liệu 7
1.1.4.2 Tính giá nguyên vật liệu 9
1.1.4.2.1 Tính giá nguyên vật liệu theo giá thực tế 9
1.1.4.2.2 Đánh giá nguyên vật liệu theo giá hạch toán 12
1.1.5 Các chứng từ, sổ sách sử dụng 12
1.1.5.1 Các chứng từ kế toán nguyên vật liệu sử dụng 12
1.1.5.2 Sổ kế toán chi tiết nguyên vật liệu 13
1.2 KẾ TOÁN CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU 13
1.2.1 Phương pháp ghi thẻ song song 13
1.2.2 Phương pháp ghi sổ đối chiếu luân chuyển 14
1.2.3 Phương pháp sổ số dư 15
1.3 KẾ TOÁN TỔNG HỢP NGUYÊN VẬT LIỆU 16
1.3.1.2 Tài khoản sử dụng 17
Trang 41.3.2 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ
(Phụ lục 6) 19
1.3.2.2 Tài khoản 20
1.4 KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG ĐIỀU KIỆN ỨNG DỤNG PHẦN MỀM KẾ TOÁN (Phụ lục 7) 21
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY I HẢI DƯƠNG 24
2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY I HẢI DƯƠNG 24
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần may 1 Hải Dương 24
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của CTCP May I Hải Dương 26
2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý (Phụ lục 8) 27
2.1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy, đặc điểm công tác kế toán 30
2.1.4.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán 30
2.1.4.2 Đặc điểm công tác kế toán 30
2.1.5 Đặc điểm sản phẩm và quy trình công nghệ 33
2.1.5.1 Đặc điểm sản phẩm 33
2.1.5.2 Đặc điểm quy trình công nghệ (Phụ lục 10) 33
2.1.6 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong hai năm vừa qua (Phụ lục 11) 34
2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY I HẢI DƯƠNG 34
2.2.1 Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần may 1 Hải Dương 34 2.2.1.1 Đặc điểm và tình hình sử dụng nguyên vật liệu tại công ty 34
2.2.1.2 Phân loại nguyên vật liệu 35
2.2.1.3 Nguyên tắc, phương pháp đánh giá nguyên vật liệu 35
2.2.1.4 Thực trạng kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại CTCP May 1 Hải Dương 37
2.2.1.5 Thực trạng kế toán tổng hợp nguyên vật liệu tại CTCP May 1 Hải Dương 40
Trang 52.2.1.6 Thực trạng trình bày thông tin kế toán nguyên vật liệu trên báo cáo tài
chính 42
2.2.2 Thực trạng kế toán trên máy vi tính của công ty cổ phần may 1 Hải Dương 43
2.2.2.1 Mô tả khái quát phần mềm Misa 43
2.2.2.2 Phương pháp mã hóa và khai báo các đối tượng chủ yếu 43
2.2.2.3 Phương pháp nhập liệu trên phần mềm kế toán Misa 44
2.2.2.4 Phương pháp tính giá các đối tượng trên phần mềm 45
2.2.2.5 Quy trình thực hiện các bút toán kết chuyển, khóa sổ cuối kỳ 45
2.2.2.6 Quy trình in các sổ kế toán và báo cáo tài chính 46
2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY I HẢI DƯƠNG 47
2.3.1 Ưu điểm 47
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY I HẢI DƯƠNG 49
3.1 YÊU CẦU, NGUYÊN TẮC HOÀN THIỆN 49
3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN 50
KẾT LUẬN 52
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 53
PHỤ LỤC 54
Trang 6DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GTGT : Giá trị gia tăng
NVL : Nguyên vật liệu
Trang 7PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Bất kỳ một quá trình sản xuất nào cũng đều có ba yếu tố chủ yếu sau: laođộng, đối tượng lao động, tư liệu lao động Nguyên vật liệu là một trong số đốitượng lao động Trong các doanh nghiệp sản xuất, nguyên vật liệu là yếu tốkhông thể thiếu được của quá trình sản xuất kinh doanh Chi phí nguyên vật liệuthường chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá thành sản phẩm và trong bộ phận
dự trữ chủ yếu của quá trình sản xuất kinh doanh Chính vì vậy, quản lý tốt khâuthu mua, dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu là điều kiện cần thiết để đảm bảochất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuậncho doanh nghiệp Để làm được điều này, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải tổ chứctốt công tác kế toán, nhất là kế toán nguyên vật liệu Công tác kế toán nguyên vậtliệu được thực hiện tốt sẽ cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời và chính xác chocác nhà quản trị doanh nghiệp biết về tình hình sử dụng tài sản lưu động, đồngthời góp phần vào việc cung ứng kịp thời, đầy đủ vật tư cho quá trình sản xuất,thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát việc chấp hành định mức tiêu hao nguyênvật liệu, góp phần giảm những chi phí không cần thiết nhằm hạ giá thành sảnphẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp Như vậy, công tác kế toán nói chung và
kế toán nguyên vật liệu nói riêng giữ một vai trò quan trọng đối với hoạt độngcủa doanh nghiệp
Công ty cổ phần may I Hải Dương là một doanh nghiệp hoạt động tronglĩnh vực sản xuất và gia công hàng may mặc, cung cấp dịch vụ thương mại vớiđặc điểm sản xuất là sử dụng số lượng nguyên vật liệu lớn và đa dạng từ nhiềunguồn khác nhau, tạo ra các sản phẩm may mặc theo từng đơn hàng và hợp đồng
cụ thể Xuất phát từ vai trò, vị trí và tầm quan trọng của công tác kế toán nguyênvật liệu, trong thời gian thực tập tại công ty Cổ phần may I Hải Dương, em đã
Trang 8lựa chọn nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện tổ chức kế toán Nguyên vật liệu tại công ty cổ phần may I Hải Dương ” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp.
2 Đối tượng nghiên cứu và mục đích nghiên cứu
-Đối tượng nghiên cứu: Tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phầnmay I Hải Dương
-Mục đích nghiên cứu: Vận dụng cơ sở lý luận để phản ánh và đánh giá thựctrạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần may I Hải Dương Từ đó, đưa ramột số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty
3 Phạm vi nghiên cứu
-Về nội dung: kế toán nguyên vật liệu
-Về không gian: Công ty cổ phần may I Hải Dương, có trụ sở chính tại thànhphố Hải Dương
-Về thời gian: số liệu kế toán của công ty trong khoảng thời gian từ năm
2015 đến tháng 4 năm 2016, tập trung vào tháng 2 năm 2016
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập dữ liệu: để thu thập dữ liệu phục vụ đề tài nghiêncứu, em đã sử dụng các phương pháp sau :
-Phương pháp phỏng vấn: Là phương pháp thu thập dữ liệu một cách chínhxác và đầy đủ nhất, có thể thu được những đánh giá chủ quan về thực trạng kếtoán nói chung và kế toán NVL nói riêng của công ty Đối tượng phỏng vấn là kếtoán trưởng và các nhân viên phòng kế toán Nội dung phỏng vấn là những câuhỏi liên quan đến kế toán nói chung và cụ thể về kế toán NVL tại đơn vị
-Phương pháp nghiên cứu lý luận và phân tích tài liệu: sử dụng hệ thống lýluận và tài liệu sẵn có trong nghiên cứu để thu thập thông tin mong muốn, từ đó có
Trang 9cái nhìn tổng quan về kế toán NVL theo quy định của nhà nước, có sơ sở để sosánh giữa lý luận và thực tiễn
Phương pháp phân tích dữ liệu
-Phương pháp so sánh: Là phương pháp phân tích được thực hiện thông quađối chiếu các sự vật hiện tượng với nhau để thấy được những điểm giống và khácnhau Trong quá trình nghiên cứu, nội dung này được cụ thể hóa bằng việc đốichiếu lý luận với thực tế công tác kế toán NVL tại đơn vị, đối chiếu chứng từ gốcvới các sổ kế toán liên quan, đối chiếu số liệu giữa sổ cái và các bảng tổng hợp chitiết để có kết quả chính xác khi lên báo cáo tài chính
-Phương pháp toán học: Tính toán các chỉ tiêu về giá trị vật liệu nhập, giá trịvật liệu xuất…trong kỳ phục vụ cho việc kiểm tra tính chính xác về mặt số họccủa các số liệu kế toán NVL của công ty
5 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, mục lục, các danh mục và phần phụlục, luận văn của em gồm ba chương:
CHƯƠNG 1: Những vấn đề lý luận chung về tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại các doanh nghiệp sản xuất
CHƯƠNG 2: Thực trạng tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần may 1 Hải Dương
CHƯƠNG 3 : Hoàn thiện tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần may 1 Hải Dương
Trong quá trình hoàn thành luận văn này, em đã nhận được sự chỉ dẫn tậntình của Tiến sỹ Trần Văn Hợi và cán bộ công nhân viên của Công ty cổ phầnmay I Hải Dương Do còn nhiều hạn chế về trình độ cũng như kinh nghiệm thực
tế nên bài luận văn tốt nghiệp của em không tránh khỏi những sai sót Vì vậy, em
Trang 10rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Thầy, Cô giáo cùng các cán bộ trongphòng kế toán của Công ty để bài luận văn của em được hoàn thiện hơn.
Đồng thời, qua đây em cũng xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo tận tình củathầy Trần Văn Hợi và sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban Giám Đốc, phòng kế toán vàcác công nhân viên Công ty cổ phần may 1 Hải Dương trong thời gian vừa qua Hải Dương, Tháng 4 Năm 2016
Trang 11CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm nguyên vật liệu
1.1.1.1 Khái niệm nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu trong doanh nghiệp là những đối tượng lao động muangoài hoặc tự chế biến dùng cho mục đích sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp
1.1.1.2 Đặc điểm nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh, là bộ phận
dự trữ sản xuất quan trọng nhất của doanh nghiệp
Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, chúng bị tiêu hao toàn bộ và
bị thay đổi hình thái vật chất ban đầu để tạo nên thực thể sản phẩm Giá trị nguyênvật liệu được chuyển dịch toàn bộ và chuyển dịch một lần vào giá trị sản phẩm sảnxuất ra, không hao mòn dần như tài sản cố định
Nguyên vật liệu thuộc tài sản lưu động của doanh nghiệp, thường chiếm tỷtrọng lớn trong chi phí sản xuất cũng như giá thành của sản phẩm Giá trị nguyênvật liệu thuộc vốn lưu động Nguyên vật liệu thường có nhiều loại khác nhau vàbảo quản phức tạp
Nguyên vật liệu được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như mua ngoài,
tự sản xuất, nhận vốn góp liên doanh và thường được nhập xuất hàng ngày
1.1.2 Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu
Để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đượcdiễn ra thường xuyên và liên tục, doanh nghiệp phải có kế hoạch tổ chức quản
Trang 12bảo quản, dự trữ, cấp phát sử dụng và hạch toán kế toán Đây chính là yêu cầuđặt ra với việc quản lý nguyên vật liệu tại mỗi doanh nghiệp, cụ thể như sau:
Khâu cung ứng: Cung ứng vật tư nói chung và NVL nói riêng phải xuất
phát từ định mức kế hoạch, căn cứ vào yêu cầu của phân xưởng phục vụ cho sảnxuất và sửa chữa Cung ứng kịp thời để tránh gây ra tình trạng đình trệ, giánđoạn sản xuất Phải kiểm tra chặt chẽ về mặt số lượng, đồng bộ, đúng phẩm chất,
và đúng thời gian Cần có đầy đủ chứng từ hợp lý, hợp lệ phục vụ cho việc ghi
sổ và giải quyết khi phát sinh tranh chấp
Khâu bảo quản: Căn cứ vào tính chất, đặc điểm từng nguyên vật liệu mà
doanh nghiệp tổ chức các hình thức bảo quản cho phù hợp nhằm đảm bảo chấtlượng, số lượng của nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất, tránh để xảy ra hưhỏng, mất mát, hao hụt NVL
Khâu dự trữ: Để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh hoạt động bình
thường không bị gián đoạn, không gây ngừng trệ do cung cấp không kịp thời hoặcgây ứ đọng vốn do dự trữ quá nhiều, đòi hỏi các công ty cần quản lý tốt khâu dựtrữ, xác định được mức dự trữ tối thiểu, tối đa cho từng loại nguyên vật liệu
Khâu cấp phát sử dụng: Bộ phận vật tư cũng như cán bộ kho cần triệt để
tuân thủ nguyên tắc: Không xuất kho nguyên vật liệu khi không có giấy bằngvăn bản của người có thẩm quyền như: Lệnh giao hàng, phiếu xuất vật tư Theodõi chặt chẽ lượng vật tư thừa trong sản xuất để tái nhập kho và kiến nghị vớicấp trên về các hành vi sai trái trong việc sử dụng nguyên vật liệu được cấp phát
Sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu là một trong những mục tiêu cơ bản để giảmchi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng mức lợi nhuận cho doanh nghiệp
1.1.3 Nhiệm vụ kế toán nguyên vật liệu
Doanh nghiệp cần phải có kế hoạch mua, dự trữ đầy đủ, kịp thời các loạivật tư cả về số lượng, chất lượng, kết cấu nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuấtkinh doanh được tiến hành bình thường
Trang 13Kế toán các loại vật tư cần thực hiện tốt các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:-Phản ánh đầy đủ, kịp thời số hiện có và tình hình biến động của các loạivật tư cả về giá trị và hiện vật Tính toán chính xác giá gốc (hoặc giá thành thựctế) của từng loại, từng thứ vật tư nhập, xuất, tồn kho Đảm bảo cung cấp đầy đủ,kịp thời các thông tin phục vụ cho yêu cầu quản lý vật tư của doanh nghiệp.-Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch mua, dự trữ, và sử dụngtừng loại vật tư đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
-Tham gia kiểm kê đánh giá lại hàng tồn kho theo đúng quy định, lập báocáo về NVL phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp
1.1.4 Phân loại và tính giá nguyên vật liệu
1.1.4.1 Phân loại nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu sử dụng trong doanh nghiệp có nhiều loại, mỗi loại có vaitrò và công dụng khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh Trong điều kiện
đó phải phân loại NVL một cách khoa học thì mời tổ chức tốt việc quản lý vàhạch toán NVL
Căn cứ vào yêu cầu quản lý, nguyên vật liệu được chia thành:
- Nguyên liệu, vật liệu chính: Đặc điểm chủ yếu của nguyên liệu, vật liệu
chính là khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ cấu thành nênthực thể sản phẩm, toàn bộ giá trị của nguyên vật liệu được chuyển vào giátrị sản phẩm mới
- Vật liệu phụ: Là các loại vật liệu được sử dụng trong sản xuất để tăng chất
lượng sản phẩm, hoàn chỉnh sản phẩm hoặc phục vụ cho công việc quản lý sảnxuất, bao gói sản phẩm…Các loại vật liệu này không cấu thành nên thực thể sảnphẩm (VD: bao gói đóng gói, xà phòng, giẻ lau….)
Trang 14- Nhiên liệu: Là những thứ có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản
xuất kinh doanh, phục vụ cho công nghệ sản xuất, phương tiện vận tải, công tácquản lý…Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể lỏng, thể rắn hay thể khí (VD than, xăngdầu, khí đốt……)
- Phụ tùng thay thế: Là những vật tư dùng để thay thế, sửa chữa máy móc thiết
bị, phương tiện vận tải, công cụ, dụng cụ…
- Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Là những vật tư được sử dụng cho công
việc xây dựng cơ bản Đối với thiết bị xây dựng cơ bản bao gồm cả thiết bị cầnlắp và thiết bị không cần lắp, công cụ, khí cụ và vật kết cấu dùng để lắp đặt chocông trình xây dựng cơ bản
- Vật liệu khác: Là các loại vật liệu không được xếp vào các loại trên Các
loại vật liệu này do quá trình sản xuất loại ra như các loại phế liệu, vật liệu thuhồi do thanh lý TSCĐ…
Cách phân loại này là cơ sở để xác định định mức tiêu hao, định mức dự trữcho từng loại NVL, là cơ sở tổ chức hạch toán chi tiết NVL trong doanh nghiệp
Căn cứ vào nguồn gốc, nguyên vật liệu được chia thành:
- Nguyên liệu, vật liệu nhập từ bên ngoài
- Nguyên liệu, vật liệu tự gia công chế biến
Cách phân loại này làm căn cứ cho việc lập kế hoạch thu mua và kế hoạchsản xuất NVL, là cơ sở để xác định trị giá vốn thực tế NVL nhập kho
Căn cứ vào mục đích và nơi sử dụng, nguyên vật liệu được chia thành:
- Nguyên liệu, vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất kinh doanh
- Nguyên liệu, vật liệu dùng cho công tác quản lý
- Nguyên liệu, vật liệu dùng cho các mục đích khác (nhượng bán, đem gópvốn liên doanh, đem quyên tặng)
Trang 151.1.4.2 Tính giá nguyên vật liệu
Tính giá NVL là dùng thước đo tiền tệ để biểu hiện giá trị NVL theo nhữngnguyên tắc nhất định, đảm bảo yêu cầu chân thực thống nhất Theo chuẩn mực
02 – Hàng tồn kho thì việc đánh giá NVL phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
1.1.4.2.1 Tính giá nguyên vật liệu theo giá thực tế
Giá thực tế hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chiphí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm vàtrạng thái hiện tại
NVL trong doanh nghiệp được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau nênnội dung các yếu tố cấu thành giá thực tế của NVL được xác định theo từngtrường hợp nhập
* Giá thực tế của nguyên vật liệu nhập kho:
Trường hợp NVL mua ngoài nhập kho:
Giá thực tế được tính theo công thức:
Giá thực tế
NVL mua
ngoài nhập kho = trên hóa đơnGiá mua ghi +
Các loại thuếkhông đượchoàn lại
+
Chi phí cóliên quantrực tiếp đếnviệc muahàng
-Các khoảnchiết khấu,giảm giá(nếu có)
Trường hợp NVL tự chế biến nhập kho:
Giá thực tế được tính theo công thức:
Trang 16Chi phí vậnchuyển bốc dỡđến nơi chếbiến
+
Số tiền phảitrả cho đơn vịgia công chếbiến
Trường hợp nguyên vật liệu nhận vốn góp liên doanh hoặc cổ phần:
Giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu nhận góp liên doanh, vốn cổ phần hoặcthu hồi vốn góp được ghi nhận theo giá trị được các bên tham gia góp vốn liêndoanh thống nhất đánh giá chấp thuận
Trường hợp nguyên vật liệu nhận biếu, tặng:
Giá thực tế NVL
Giá hợp lý banđầu của NVLtương đương
+
Các chi phí khác cóliên quan trực tiếpđến việc tiếp nhận
+
Chi phí vận chuyểnbốc dỡ, chi phí cóliên quan trực tiếp
khác
Giá thực tế của phế liệu thu hồi là giá ước tính theo giá trị thuần có thể thực hiện
* Giá thực tế của nguyên vật liệu xuất kho:
Do giá thực tế của NVL nhập kho từ các nguồn khác nhau như đã trình bày
ở trên, để tính giá thực tế hàng xuất kho, kế toán có thể sử dụng một trong cácphương pháp tính giá trị hàng tồn kho sau: (khi doanh nghiệp áp dụng phươngpháp nào thì phải đảm bảo tính nhất quán trong một niên độ kế toán)
-Phương pháp tính theo giá đích danh: Giá trị thực tế của NVL xuất kho
tính theo giá thực tế của từng lô hàng nhập, áp dụng đối với doanh nghiệp sửdụng ít thứ nguyên liệu, vật liệu có giá trị lớn và có thể nhận diện được
Trang 17-Phương pháp bình quân gia quyền: theo phương pháp này, giá thực tế NVL
xuất kho được tính dựa trên cơ sở số lượng thực xuất trong kỳ và đơn giá bình quân
Giá trị thực tế nguyên liệu,
vật liệu xuất kho =
Số lượng NL, VL
Đơn giá bình quângia quyền Trong đó đơn giá bình quân gia quyền có thể tính một trong các phương án sau:
Phương án 1:
Tính theo giá bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ (thường áp dụng với các
doanh nghiệp có ít danh điểm NVL nhưng số lần nhập xuất các danh điểm
Số lượng NL, VL tồn
Số lượng NL,VLnhập kho trong kỳ Phương án 2:
Tính theo giá bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập (bình quân gia quyền liên
hoàn – thường áp dụng với các doanh nghiệp có ít danh điểm NVL, số lần nhập mỗi
+
Giá trị thực tế NL, VLnhập kho của từng lần
nhập
Số lượng NL,VL tồnkho trước khi nhập +
Số lượng NL, VL nhậpkho của từng lần nhập
- Phương pháp nhập trước, xuất trước: theo phương pháp này thì NVL nào
nhập trước sẽ được xuất trước và lấy đơn giá mua thực tế lần nhập đó để tính giá
NVL xuất kho, số còn lại tính theo đơn giá của lần nhập tiếp theo Trị giá NVL
Trang 18Phương pháp này thường áp dụng với các doanh nghiệp nhỏ, chủng loại NVL ít,
số lượng nhập, xuất NVL ít, giá cả thị trường ổn định
1.1.4.2.2 Đánh giá nguyên vật liệu theo giá hạch toán
Đối với các doanh nghiệp mua vật tư thường xuyên có sự biến động về giá
cả, khối lượng và chủng loại thì có thể sử dụng giá hạch toán để đánh giá vật tư.Giá hạch toán là giá ổn định do doanh nghiệp tự xây dựng phục vụ cho công táchạch toán chi tiết vật tư Giá này không có tác dụng giao dịch với bên ngoài Sửdụng giá hạch toán, việc xuất kho hàng ngày được thực hiện theo giá hạch toán,cuối kỳ kế toán phải tính ra giá thực tế để ghi sổ kế toán tổng hợp Để tính đượcgiá thực tế, trước hết phải tính hệ số giữa giá thực tế và giá hạch toán của vật tưluân chuyển trong kỳ theo công thức:
Giá hạch toán NL, VLnhập kho trong kỳSau đó, tính giá của vật tư xuất trong kỳ theo công thức:
1.1.5 Các chứng từ, sổ sách sử dụng
1.1.5.1 Các chứng từ kế toán nguyên vật liệu sử dụng
Chứng từ kế toán sử dụng được quy định theo chế độ chứng từ kế toán banhành theo QĐ số 48/2006/QĐ – BTC ngày 14/9/2006 và các quyết định khác cóliên quan bao gồm: Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho, Phiếu xuất kho kiêm vậnchuyển nội bộ, Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm hàng hóa, Bảng kêmua hàng, Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ và các chứng từ kếtoán hướng dẫn khác
Trang 19Khi xuất bán vật tư, doanh nghiệp sử dụng “Hóa đơn bán hàng thôngthường” nếu tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, hoặc “Hóa đơnGTGT” nếu doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Người lập chứng từ phải chịu trách nhiệm về việc ghi chép, mang tínhchính xác về số liệu của nghiệp vụ kế toán
Quy trình lập và luân chuyển chứng từ nguyên vật liệu được khái quát qua
Phụ lục 1 Việc luân chuyển chứng từ cần có kế hoạch cụ thể nhằm đảm bảo
việc ghi chép kế toán được lập kịp thời, đầy đủ
1.1.5.2 Sổ kế toán chi tiết nguyên vật liệu
Trong kế toán chi tiết NVL, tùy thuộc vào phương pháp hạch toán chi tiếtdoanh nghiệp có thể sử dụng các sổ (thẻ) kế toán chi tiết như: Sổ (thẻ) kho, Sổ(thẻ) kế toán chi tiết vật liệu, Sổ đối chiếu luân chuyển, Sổ số dư, Bảng kê nhậpxuất, Bảng kê lũy kế nhập xuất, Bảng kê tổng hợp nhập xuất tồn
1.2 KẾ TOÁN CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU
1.2.1 Phương pháp ghi thẻ song song
Tại kho: Việc ghi chép nhập, xuất tồn kho của từng thứ NVL tiến hành trên
thẻ kho và chỉ ghi theo số lượng Khi nhận được các chứng từ nhập, xuất NVLthủ kho phải kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ rồi tiến hành ghi chép
số thực nhập xuất vào chứng từ và thẻ kho Cuối ngày tính ra số tồn kho ghi vàothẻ kho Định kỳ, thủ kho gửi các chứng từ nhập, xuất đã được phân loại theotừng thứ NVL cho phòng kế toán
Tại phòng kế toán: Kế toán sử dụng sổ (thẻ) kế toán chi tiết để ghi chép
tình hình nhập, xuất cho từng thứ NVL theo chỉ tiêu số lượng và giá trị, kế toánghi nhận được chứng từ nhập, xuất kế toán tiến hành kiểm tra, ghi giá và phảnánh vào các sổ chi tiết Cuối tháng căn cứ vào các sổ chi tiết lập nên bảng tổng
Trang 20và sổ kế toán tổng hợp Cuối tháng lập bảng kê xuất – nhập – tồn sau đó đốichiếu:
- Đối chiếu sổ kế toán chi tiết với thẻ kho của thủ kho
- Đối chiếu số liệu dòng tổng cộng trên bảng nhập - xuất - tồn với số liệutrên sổ kế toán tổng hợp
- Đối chiếu số liệu trên sổ kế toán chi tiết với một số liệu kiểm kê thực tế
Ưu điểm, nhược điểm và điều kiện áp dụng:
- Ưu điểm: Ghi chép đơn giản, dễ kiểm tra đối chiếu
- Nhược điểm: Việc ghi chép giữa kho và phòng kế toán còn trùng lặp vềchỉ tiêu số lượng, khối lượng ghi chép còn nhiều
- Điều kiện áp dụng: Thích hợp với các doanh nghiệp có ít chủng loại NVL,việc nhập, xuất diễn ra không thường xuyên Tuy nhiên trong điều kiện doanhnghiệp áp dụng kế toán máy thì phương pháp này vẫn có thể áp dụng cho doanhnghiệp có nhiều chủng loại NVL và việc nhập xuất diễn ra không thường xuyên
Sơ đồ hạch toán chi tiết vật liệu theo phương pháp thẻ song song: Phụ lục 2
1.2.2 Phương pháp ghi sổ đối chiếu luân chuyển
Tại kho:Thủ kho dùng thẻ kho để ghi chép giống như phương pháp ghi thẻ
song song
Tại phòng kế toán: Kế toán sử dụng sổ đối chiếu luân chuyển để hạch toán
số lượng và giá trị từng thứ vật liệu, hàng hóa theo từng kho Sổ này ghi mỗitháng một lần vào cuối tháng trên cơ sở tổng hợp các các chứng từ nhập, xuấtphát sinh trong tháng của từng loại vật liệu, mỗi thứ chỉ ghi một dòng trong sổ
Cuối tháng, đối chiếu số lượng vật liệu trên sổ đối chiếu luân chuyển với
thẻ kho, đối chiếu số tiền với số liệu kế toán tổng hợp
Ưu điểm, nhược điểm và điều kiện áp dụng:
Trang 21- Ưu điểm: Khối lượng ghi chép của kế toán được giảm bớt, chỉ ghi một lần
vào cuối tháng
- Nhược điểm: Phương pháp này vẫn còn ghi sổ trùng lặp giữa kho vàphòng kế toán về chỉ tiêu số lượng, việc kiểm tra đối chiếu giữa kho và phòng kếtoán chỉ được tiến hành vào cuối tháng nên hạn chế tác dụng kiểm tra của kếtoán
- Điều kiện áp dụng: Thích hợp với những doanh nghiệp có chủng loại vật
tư hàng hóa ít, không có điều kiện ghi chép, theo dõi tình hình nhập, xuất hàngngày, phương pháp này thường ít được áp dụng trong thực tế
Sơ đồ hạch toán chi tiết vật liệu theo phương pháp sổ đối chiếu luân
chuyển: Phụ lục 3.
1.2.3 Phương pháp sổ số dư
Tại kho: Thủ kho cũng dùng thẻ kho để ghi chép tính hình nhập, xuất tồn
kho, nhưng cuối tháng phải ghi số tồn kho đã tính trên thẻ kho sang sổ số dư vàocột số lượng
Tại phòng kế toán: Kế toán mở sổ số dư theo từng kho chung cho cả năm
để ghi chép tình hình nhập, xuất Từ các bảng kê nhập, bảng kê xuất kế toán lậpbảng lũy kế nhập, lũy kế xuất rồi từ các bảng lũy kế lập bảng tổng hợp nhập,xuất, tồn kho theo từng nhóm, loại vật liệu theo chỉ tiêu giá trị Cuối tháng khinhận sổ số dư do thủ kho gửi lên, kế toán căn cứ vào số tồn cuối tháng do thủkho tính ghi ở sổ số dư và đơn giá hạch toán tính ra giá trị tồn kho để ghi vào cột
số tiền tồn kho trên sổ số dư và bảng kê tổng hợp nhập, xuất , tồn (cột số tiền) và
số liệu kế toán tổng hợp
Ưu điểm, nhược điểm và điều kiện áp dụng:
- Ưu điểm: Giảm được khối lượng ghi chép do kế toán chỉ phải ghi theo chỉ tiêu
Trang 22toán nghiệp vụ và hạch toán kế toán đã thực hiện kiểm tra được thường xuyênviệc ghi chép và bảo quản trong kho của thủ kho Hơn nữa, công việc lại đượcdàn đều trong tháng.
- Nhược điểm: Kế toán chưa theo dõi chi tiết đến từng thứ NVL nên để có thôngtin về tình hình nhập - xuất – tồn của thứ NVL nào thì căn cứ vào số liệu trên thẻkho Việc kiểm tra sai sót, nhầm lẫn giữa kho và phòng kế toán rất phức tạp
- Điều kiện áp dụng: Doanh nghiệp có nhiều chủng loại NVL, việc nhập, xuấtdiễn ra thường xuyên Doanh nghiệp đã xây dựng được hệ thống giá hạch toán
và xây dựng được hệ thống điểm danh vật tư, hàng hóa hợp lý Trình độ chuyênmôn nghiệp vụ của cán bộ kế toán vững vàng
Sơ đồ hạch toán chi tiết vật liệu theo phương pháp sổ số dư: Phụ lục 4.
1.3 KẾ TOÁN TỔNG HỢP NGUYÊN VẬT LIỆU
1.3.1 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường
xuyên (Phụ lục 5)
1.3.1.1 Khái niệm
Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi và phản ánh tình hình
hiện có của sự biến động tăng, giảm các loại NVL một cách thường xuyên, liên tụctrên các tài khoản phản ánh từng loại Phương pháp này được sử dụng phổ biến hiệnnay ở nước ta vì có độ chính xác cao và cung cấp thông tin về hàng tồn kho mộtcách kịp thời, cập nhật Tuy nhiên phương pháp này có nhược điểm là khối lượngghi chép nhiều, không thích hợp với các doanh nghiệp có sử dụng các loại hàng tồnkho mà giá trị đơn vị nhỏ, thường xuyên xuất dùng, xuất bán
Trang 231.3.1.2 Tài khoản sử dụng
Để hạch toán NVL theo phương pháp KKTX, kế toán sử dụng các TK sau:
Tài khoản 152: Nguyên vật liệu
Dùng để theo dõi giá thực tế của toàn bộ NVL hiện có, tình hình tăng,giảm NVL trong kho của doanh nghiệp, có thể mở chi tiết theo từng loại, nhóm,thứ tùy theo yêu cầu quản lý và phương tiện thanh toán
Kết cấu tài khoản 152:
- Trị giá NVL được giảm giá, CKTM hoặc trả lại người bán
- Trị giá NVL bị thiếu hụt khi thực hiện kiểm kê
Dư nợ: Giá thực tế NVL tồn kho
Tài khoản 152 có thể mở chi tiết theo từng loại NVL, tùy theo yêu cầuquản lý của doanh nghiệp Chi tiết theo công dụng có thể chia thành 5 tài khoảncấp 2:
- TK 1521: Nguyên vật liệu chính
- TK1522: Vật liệu phụ
- TK 1523: Nhiên liệu
Trang 24- TK 1528: Vật liệu khác
Tài khoản 151: Hàng mua đang đi trên đường
Tài khoản này dùng để theo dõi các loại vật liệu, công cụ, dụng cụ, hànghóa mà doanh nghiệp đã mua hoặc chấp nhận mua, đã thuộc sở hữu của doanhnghiệp nhưng cuối tháng chưa về nhập kho (kể cả số đang gửi ở kho người bán)
Kết cấu tài khoản 151:
Bên Nợ: Phản ánh giá trị vật tư, hàng hóa đang đi đường.
Bên Có: Phản ánh hàng hóa đang đi đường kỳ trước đã về nhập kho hay
chuyển giao cho bộ phận hoặc giao cho khách hàng
Dư nợ: Giá trị hàng đang đi đường cuối kỳ chưa về nhập kho.
Ngoài ra trong quá trình hạch toán, kế toán còn phải sử dụng một số tàikhoản liên quan sau: TK 133, TK 331, TK 111, TK 112
Tài khoản 331: Phải trả nhà cung cấp
Tài khoản dùng để phản ánh quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp vớingười bán, người nhận thầu về các khoản vật tư, lao vụ, dịch vụ, theo hợp đồngkinh tế đã ký kết
Kết cấu tài khoản 331:
Bên Nợ:
- Số tiền đã trả cho người bán (kể cả số tiền ứng trước)
- Các khoản chiết khấu mua hàng, giảm giá mua hàng
- Trị giá hàng mua trả lại
- Các nghiệp vụ phát sinh làm giảm nợ và bán (thanh toán bù trừ, nợ vôchủ….)
Bên Có:
Trang 25- Tổng số tiền phải trả người bán
- Số tiền ứng trước thừa được người bán trả lại
- Các nghiệp vụ phát sinh làm tăng nợ phải trả người bán (chênh lệch tỷgiá, điều chỉnh tăng giá bán tạm tính)
Tài khoản 331 có thể vừa có số dư bên có, vừa có số dư bên nợ
Dư Nợ: Phản ánh số tiền ứng trước hoặc trả thừa cho người bán.
Dư Có: Phản ánh số tiền còn phải trả cho người bán.
Tài khoản 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Tài khoản này phản ánh thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ
và còn được khấu trừ (TK chỉ được áp dụng cho các doanh nghiệp tính thuếGTGT theo phương pháp khấu trừ)
Kết cấu tài khoản 133:
Bên Nợ:
- Nợ phản ánh thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ, tàisản cố định, vật tư, với điều kiện phải có hóa đơn GTGT trong đó ghi sổ thuế đầuvào
Bên Có:
- Số thuế GTGT đầu vào đã được khấu trừ trong kỳ
- Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
- Số thuế GTGT đầu vào đã hoàn lại
Dư Nợ: Phản ánh số thuế GTGT đầu vào đã được khấu trừ, số thuế GTGT
được hoàn lại nhưng ngân sách chưa hoàn trả
1.3.2 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ
Trang 261.3.2.1 Khái niệm
Phương pháp KKĐK là phương pháp không theo dõi một cách thườngxuyên, liên tục về tình hình biến động của các loại hàng hóa, vật tư, sản phẩmtrên các tài khoản phản ánh giá trị hàng tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ của chúng trên
cơ sở kiểm kê cuối kỳ, xác định lượng tồn kho thực tế và lượng xuất dùngchosản xuất kinh doanh và các mục đích khác Từ đó tính ra giá trị vật tư hàng hóa
đã xuất là:
Trị giá vật
tư xuất kho =
Trị giá vật tưtồn đầu kỳ +
Theo phương pháp này, mọi biến động về vật tư không được theo dõi,phản ánh trên TK 152, giá trị vật tư mua vào được phản ánh trên TK 611 (TKmua hàng)
1.3.2.2 Tài khoản
Tài khoản 611: Mua hàng: Tài khoản này dùng để phản ánh giá thực tế
của số vật liệu mua vào, xuất trong kỳ
Trang 27+ TK 6112: Mua hàng hóa
Tài khoản 152: Nguyên liệu, vật liệu
Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị thực tế của nguyên vật liệu tồnkho, chi tiết theo từng loại
Kết cấu TK 152:
Bên Nợ: Kết chuyển giá thực tế vật liệu tồn kho cuối kỳ
Bên Có: Kết chuyển giá thực tế vật liệu tồn kho đầu kỳ
Dư nợ: Giá trị thực tế vật liệu tồn kho
Tài khoản 151: Hàng đang đi đường
Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá số hàng mua (đã thuộc sở hữu củadoanh nghiệp) nhưng đang đi đường hay đang gửi người bán đến cuối kỳ, chi tiếttừng loại hàng, từng người bán
Kết cấu TK 151:
Bên Nợ: Kết chuyển giá thực tế vật liệu tồn kho cuối kỳ
Bên Có: Kết chuyển giá thực tế vật liệu tồn kho đầu kỳ
Dư Nợ: Giá trị thực tế hàng đi đường đầu kỳ
Ngoài ra, trong quá trình hạch toán, kế toán còn sử dụng một số tài khoảnliên quan như: TK 133, TK 331, TK 111, TK 112…… Các TK này có nội dung
và kết cấu như phương pháp KKTX
1.4 KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG ĐIỀU KIỆN ỨNG DỤNG PHẦN
MỀM KẾ TOÁN (Phụ lục 7)
Hàng ngày, khi nhận được chứng từ phiếu nhập kho, phiếu xuất kho do thủkho gửi lên, kế toán tiến hành phân loại và xử lý chứng từ Kế toán kiểm tra tính
Trang 28hợp lý hợp lệ của chứng từ, xác định TK ghi Nợ, ghi Có để nhập liệu vào phầnmềm kế toán theo các bảng biểu được thiết kế sẵn trong phần mềm kế toán.Với vật tư nhập kho, dựa trên hóa đơn GTGT, hợp đồng gia công, phiếunhập kho, kế toán tiến hành nhập số liệu liên quan trên phiếu nhập mua hànghoặc phiếu nhập kho (tùy thuộc vào từng phần mềm kế toán mỗi công ty sửdụng) Vật tư nhập kho có thể do doanh nghiệp mua ngoài, được công ty mẹhoặc khách hàng cấp để gia công chế biến…nên kế toán cần chú ý để nhập sốliệu vào máy tính cho hợp lý tùy theo từng trường hợp Chi phí vận chuyển, bảoquản vật tư trong quá trình thu mua phát sinh kèm theo, kế toán dựa trên đặcđiểm, yêu cầu của DN để phân bổ chi phí cho từng vật tư trong từng kỳ hạchtoán cho hợp lý.
Khi nhập dữ liệu trên phiếu nhập kho, kế toán phải đảm bảo cung cấp cácthông tin sau:
- Nhập mã nhà cung cấp: ấn chọn để danh sách mã nhà cung cấp hiện lên.Đưa con trỏ chọn mã hoặc khai báo thêm mã thì phần mềm sẽ tự động điền tên,địa chỉ, mã số thuế vào các ô trong danh mục nhà cung cấp
-Số hóa đơn, số sê-ri, ngày lập hóa đơn: Cập nhật các thông tin từ hóa đơnbán hàng của nhà cung cấp, thông tin này sẽ lên Báo cáo thuế GTGT đầu ra.-Số phiếu nhập: có thể tự nhập hoặc theo mặc định của phần mềm
-Ngày lập phiếu nhập, ngày hạch toán
-Mã NVL: Vật tư nào thì nhập mã vật tư đó và kho chứa vật tư
-Giá tiền
-TK nợ, TK có
Đối với nghiệp vụ xuất kho, kế toán dựa vào phiếu xuất kho để nhập số liệu vào phiếu kho trên phần mềm kế toán Kế toán cần lưu ý kiểm tra mục đích
Trang 29xuất kho vật tư để hạch toán cho chính xác Cuối kỳ kế toán quy định, kế toán vật tư tiến hành tính giá xuất kho theo phương pháp đã quy định
Theo quy trình của phần mềm kế toán, từ các số liệu kế toán viên nhậpvào, phần mềm sẽ tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp và các sổ, thẻ kế toánchi tiết có liên quan đến NVL Cuối kỳ, kế toán thực hiện thao tác khóa sổ (cộngsổ) và lập báo cáo tài chính Sau đó kết xuất và thực hiện in sổ sách, báo cáo tàichính ra giấy Việc đối chiếu số liệu tổng hợp và số liệu chi tiết đã được phầnmềm kế toán thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác trung thực theo thôngtin số liệu đã được nhập liệu trong kỳ Kế toán tổng hợp có thể làm kiểm tra đốichiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy Vớiriêng phần hành kế toán NVL, kế toán in các chứng từ cần thiết đóng thànhquyển, tiến hành lưu trữ và bảo quản chứng từ đúng quy định
Kết luận: Nếu hạch toán kế toán nói chung là công cụ đắc lực để quản lý
tài chính thì hạch toán kế toán vật liệu nói riêng là công cụ đắc lực của công tácvật liệu Kế toán vật liệu có chính xác kịp thời hay không có ảnh hưởng nhấtđịnh đến hiệu quả quản lý doanh nghiệp Vì vậy để tăng cường công tác quản lývật liệu phải không ngừng cải tiến và hoàn thiện tổ chức kế toán vật liệu Hạchtoán kế toán vật liệu giúp cho lãnh đạo doanh nghiệp nắm bắt được tình hình thumua, nhập xuất, dự trữ vật liệu một cách chính xác để từ đó có biện pháp chỉ đạohoạt động sản xuất kinh doanh kịp thời tổ chức công tác hạch toán vật liệu chặtchẽ sẽ góp phần cung ứng kịp thời và đồng bộ nguyên vật liệu cho sản xuất,nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu
Trang 30CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY I HẢI DƯƠNG
2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY I HẢI DƯƠNG
Tên công ty: Công ty cổ phần may 1 Hải Dương
Tên giao dịch quốc tế: HAIDUONG GARMENT JOINT STOCKCOMPANY NO 1
Trụ sở chính: đường An Định, phường Bình Hàn, thành phố Hải Dương
Cơ sở sản xuất, giao dịch: đường Thuần Mỹ, cụm công nghiệp phía Tây NgôQuyền, thành phố Hải Dương
Đăng kí kinh doanh: Giấy ĐKKD số 0403000195 do Phòng đăng kí kinhdoanh – Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Hải Dương cấp ngày 10/09/2001, đăng kíthay đổi lần I ngày 20/05/2005
Người đại diện: Bà Bùi Thị Bình – Chủ tịch HĐQT – Giám đốc công tyVốn điều lệ: 6.800.000.000 đồng
Trang 31-Đến năm 1977, theo yêu cầu của UBND tỉnh, Công ty đã chuyển sang SởCông nghiệp Hải Hưng quản lí Việc chuyển đổi cơ quan quản lí đã tạo ra nhữngđiều kiện thuận lợi cho Công ty trong việc đầu tư thay đổi máy móc thiết bị vàsản xuất kinh doanh.
-Để tập trung nguồn lực sản xuất và thống nhất quản lí, ngày 23 tháng 5năm 1980, UBND tỉnh ra quyết định sáp nhập Trạm gia công may mặc 1 HảiHưng vào Xí nghiệp may gia công vải sợi 1 Hải Hưng theo QĐ số 111/TC Tổng
số cán bộ công nhân viên khi đó có 620 người Từ năm 1985 – 1990, Xí nghiệpphát triển mạnh hàng gia công cho Liên Xô theo hiệp định 19/8
-Đầu năm 1992, Xí nghiệp may gia công vải sợi 1 Hải Hưng được đổi tênthành Xí nghiệp may 1 Hải Hưng, thuộc sở công nghiệp và tiểu thủ công nghiệptỉnh Hải Hưng
-Năm 1994, công ty được đổi tên từ Xí nghiệp may 1 Hải Hưng thành Công
ty may 1 Hải Hưng theo QĐ số 244/CNN-TCLĐ của Bộ trưởng Bộ Công nghiệpnhẹ về việc thành lập Doanh nghiệp Nhà nước
Giai đoạn 1997 đến nay:
-Năm 1997, do tỉnh Hải Hưng được tách thành 2 tỉnh Hải Dương và HưngYên, công ty trực thuộc Sở Công nghiệp Hải Dương và có tên là Công ty may 1Hải Dương
-Tháng 4/2004, công ty chính thức tiến hành cổ phần hóa theo nghị định64/2002/NĐ-CP của chính phủ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong vàngoài nước với số vốn điều lệ là 4,3 tỷ đồng, được chia thành 43.000 cổ phần,mỗi cổ phần trị giá 100.000 đồng Trong đó, nhà nước nắm giữ 16,44% vốn điều
lệ, người lao động và các cổ đông khác nắm giữ 83,56% vốn điều lệ
Trải qua hơn 30 năm thay đổi, công ty đã không ngừng phấn đấu vươn lên,đạt thành tích cao, được cấp trên khen thưởng, điều đó chính là nhờ sự nhạy béntrong công tác nắm bắt được xu thế phát triển của thị trường , đáp ứng được đòi
Trang 32hỏi khắt khe của thị trường, sự sáng suốt của ban lãnh đạo, sự cố gắng của anhchị em công nhân.
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của CTCP May I Hải Dương
Công ty cổ phần may 1 Hải Dương là một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân hoạt động sản xuất kinh doanh theo chức năng và nhiệm vụ của mình được pháp luật bảo vệ
Chức năng:
-Tự sản xuất và tiêu thụ hàng may mặc, làm công tác dịch vụ như: Ủy thác xuất nhập khẩu hàng may mặc và các công việc khác có liên quan đến ngành dệt may theo phương thức:
+Nhận gia công toàn bộ: công ty nhận nguyên vật liệu, phụ liệu của khách hàng để gia công rồi giao cho khách hành thành phẩm
+Sản xuất hàng xuất khẩu theo hình thức FOB (hình thức mua nguyên vật liệu bán sản phẩm)
+Sản xuất hàng nội địa
+Nhận ủy thác hàng xuất nhập khẩu hàng may mặc
-Kinh doanh các ngành nghề dịch vụ khác
Nhiệm vụ
-Đăng ký và hoạt động sản xuất kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký,chịu trách nhiệm trước các cổ đông về kết quả sản xuất kinh doanh, chịu tráchnhiệm trước khách hàng và pháp luật về sản phẩm và dịch vụ do công ty thựchiện
-Ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế đã đăng ký với các đối tác
Trang 33-Thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của Bộ luật laođộng, đảm bảo cho người lao động tham gia quản lý công ty bằng thỏa ước lao động và quy chế khác.
-Thực hiện chế độ nộp thuế theo quy định của Nhà nước, tăng trưởng vốn, tạonguồn thu ngày càng cao cho cán bộ công nhân viên
-Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, kế toán, báo cáo định kỳ theo quy định
và chịu trách nhiệm về tính xác thực của báo cáo
-Thực hiện đúng chế độ và các quy định về quản lý vốn, tài sản, các quỹ, kế toán, thống kê, chế độ kiểm toán và các chế độ khác do pháp luật quy định -Công bố và công khai các thông tin và báo cáo tài chính hàng năm, đánh giá đúng đắn và khách quan về hoạt động tài chính của công ty
-Đăng ký kê khai và nộp thuế, thực hiện nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật
2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý (Phụ lục 8)
Công ty cổ phần may I Hải Dương là doanh nghiệp có tư cách pháp nhânhạch toán kinh tế độc lập, được quyền tự mình xây dựng kế hoạch sản xuất kỹthuật tài chính trên cơ sở nhiệm vụ và phương hướng chung của công ty, đượcgiao dịch và mở các tài khoản tại các ngân hàng thương mại và được quyền kýkết hợp đồng kinh tế Công ty đã xây dựng bộ máy quản lý chặt chẽ điều hànhsản xuất kinh doanh một cách ổn định Đứng đầu công ty là Giám đốc kiêm Chủtịch hội đồng quản trị do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, là người đại diện choquyền lợi và nghĩa vụ của toàn công ty Trước cơ quan pháp luật, Giám đốc phụtrách chung về mặt xã hội, xuất nhập khẩu, tài chính, đầu tư công ty Giúp việccho giám đốc là một phó giám đốc Các phòng ban phân xưởng thực hiện cácnhiệm vụ nhằm giúp bộ máy quản lý của công ty Cụ thể, cơ cấu tổ chức bộ máyquản lí của công ty được trình bày như sau:
Trang 34Đại hội đồng cổ đông: gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ
quan có thẩm quyền cao nhất của công ty Đại hội đồng cổ đông quyết định những vấn đề được luật pháp và điều lệ công ty quy định Đặc biệt, các cổ đông
sẽ thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của công ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo
Hội đồng quản trị: Là cơ quan đại diện trực tiếp chủ sở hữu của công ty,
là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọivấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty
Ban kiểm soát: Chịu trách nhiệm trước Đại hội cổ đông về những sai
phạm gây thiệ hại cho công ty trong quá trình thực hiện nhiệm vụ
Giám đốc: Là người đại diện pháp nhân cho công ty, chịu trách nhiệm
trước pháp luật về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và điều hành bộ máy quản
lý của công ty
Phó Giám đốc kỹ thuật: Là người trợ giúp cho giám đốc, phụ trách các
phân xưởng sản xuất và các yếu tố kỹ thuật để sản xuất theo sự ủy quyền của
giám đốc theo từng lĩnh vực
Phòng tổ chức: Tham mưu cho Giám đốc trong việc bố trí, sắp xếp cán
bộ công nhân viên trong công ty 1 cách hợp lý theo khả năng và trình độ củatừng người Giải quyết công tác về hưu, mất sức….Tuyển dụng, đào tạo lao độngmới, bổ sung nâng cao tay nghề cho công nhân trực tiếp sản xuất Xây dựng địnhmức tiền lương cho các sản phẩm của công ty, lập bảng theo dõi, kiểm tra laođộng, BHXH hàng tháng cho từng phân xưởng, tổ Ngoài ra phòng còn có nhiệm
vụ tổ chức các công việc hành chính như: họp hành, chuyển giao công văn giấy
tờ, tiếp khách hàng, các công việc vệ sinh của công ty Bảo vệ an ninh, tài sảncủa công ty, giám sát công việc mang hàng ra mang hàng vào công ty phải cógiấy tờ hợp lệ
Trang 35Phòng kế toán tài vụ: Thực hiện nghiệp vụ thu thập, xử lý, phân loại và
tổng hợp số liệu, thông tin về quản trị kinh doanh của công ty một cách đầy đủchính xác và kịp thời Cung cấp thông tin cho ban quản lý lãnh đạo của công tyđưa ra các quyết định đường lối về phát triển hoạt động kinh doanh Thực hiệncác biện pháp bảo toàn và phát triển vốn, tính toán các khoản nộp cho Nhà nước,nộp ngân sách và hạch toán lợi nhuận, theo dõi tình hình xuất nguyên vật liệu,tình giá thành, công nợ vơí khách hàng……
Phòng kế hoạch xuất nhập khẩu: Xây dựng kế hoạch ngắn hạn tháng,
quý, năm, kế hoạc tập trung và dài hạn Xây dựng dự án phát triển công ty, đầu
tư mở rộng phương tiện sản xuất, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm Phântích hoạt động kinh tế sau một năm hoạt động, điều độ sản xuất, hàng ngày nhậpnguyên vật liệu nước ngoài về và giải phóng các giấy tờ qua các cửa khẩu Đồngthời làm và thực hiện hợp đồng với nước ngoài
Phòng kế hoạch - vật tư: Luôn cung ứng đủ vật tư cho sản xuất, dự trữ
nguyên vật liệu đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục Có nhiệm vụ lập
kế hoạch, lo cung ứng vật tư cho quá trình sản xuất, mua những vật tư cần thiết
và nhượng bán vật tư cũ, dư thừa nhằm cân đối vật tư trong công ty
Phòng kỹ thuật: Có nhiệm vụ thực hiện đúng quy trình, cách thức mẫu
mã kiểu dáng, đảm bảo về năng suất, chất lượng, an toàn công nhân Đồng thờilập kế hoạch sửa chữa thường xuyên, định kỳ kịp thời các loại máy móc thiết bị
Phòng KCS: Sau khi sản phẩm may hoàn thành được đưa đến bộ phận
KCS (kiểm tra chất lượng sản phẩm) Có trách nhiệm kiểm tra chất lượng sảnphẩm về quy cách chất lượng sản phẩm… theo đúng đơn đặt hàng để đảm bảotrước khi đưa vào giai đoạn đóng gói sản phẩm
Trang 362.1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy, đặc điểm công tác kế toán
2.1.4.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán
Công ty cổ phần may I Hải Dương áp dụng tổ chức bộ máy kế toán theohình thức tập trung Đứng đầu phòng kế toán công ty là Kế toán trưởng, sau đó
là kế toán viên và thủ quỹ Phòng kế toán đặt dưới sự chỉ đạo của giám đốc côngty
Nhiệm vụ của các nhân viên phòng kế toán:
-Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp: Phụ trách phòng kế toán tài vụ,
trực tiếp tổ chức công tác kế toán tại công ty Có nhiệm vụ kế toán tổng hợp, phụtrách hướng dẫn kế toán viên thực hiện đúng nhiệm vụ của mình và tổng hợp các
số liệu chi phí và quá trình sản xuất Đồng thời còn giúp giám đốc chỉ đạo thựchiện toàn bộ công tác thống kê và kiểm soát, thường xuyên lập báo cáo tài chínhcuối kỳ
-Kế toán viên: thực hiện các phần hành chuyên môn giúp việc cho kế toán
trưởng
-Thủ quỹ: Có nhiệm vụ theo dõi về tình hình tài chính của công ty, theo
dõi các khoản chi bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng có kèm theo phiếu chi về tàichính công ty và báo cáo lên Giám đốc khi cần thiết
2.1.4.2 Đặc điểm công tác kế toán
a Hình thức kế toán
*Công ty áp dụng hình thức kế toán “Chứng từ ghi sổ”, hạch toán hàng tồnkho theo phương pháp kê khai thường xuyên Công ty sử dụng phần mềm Misa-SME.NET 2015 để lập hệ thống sổ sách và báo cáo chi tiết có liên quan
*Sự lựa chọn hình thức này là phù hợp với qui mô sản xuất của công ty, vớitrình độ nhân viên kế toán Vì hình thức “Chứng từ ghi sổ” được xây dựng trên
Trang 37sự kết hợp chặt chẽ giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết Do vậy đảm bảocác mặt của quá trình được tiến hành song song, việc kiểm tra số liệu được tiếnhành thường xuyên, công việc đồng đều ở các khâu và trong tất cả các phần hành
kế toán, đảm bảo số liệu chính xác, kịp thời nhạy bén yêu cầu quản lý
*Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức: “Chứng từ ghi sổ” ở công ty được
xác định như sau: (Phụ lục 9)
-Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng kê nhập xuất, kế toán lậpchứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó dùng để ghi lên sổCái
-Cuối tháng khóa sổ, tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế phát sinhtrong tháng trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, tính ra tổng số tiền phát sinh Nợ,phát sinh Có và số dư của từng tài khoản trên sổ Cái, căn cứ vào sổ cái để lậpbảng cân đối số phát sinh
-Sau khi đối chiếu khớp số liệu giữa sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết, kếtoán lập báo cáo tài chính
*Hệ thống sổ kế toán:
-Hệ thống sổ tổng hợp: gồm sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ Cái
- Hệ thống sổ chi tiết: Do yêu cầu và đặc điểm của ngành nghề kinh doanhnên công ty mở những sổ chi tiết sau: Sổ quỹ tiền mặt, Thẻ kho, Sổ chi tiết thanhtoán với người mua (người bán), Sổ chi tiết bán hàng, Sổ thẻ tính giá thành sảnphẩm dịch vụ, Sổ theo dõi thuế GTGT
b Các chính sách kế toán công ty áp dụng
-Chế độ kế toán: Các chính sách kế toán chủ yếu mà công ty áp dụng để
ghi sổ và lập báo cáo tài chính phù hợp với yêu cầu của chế độ kế toán Việt Nam
và các quy định hiện hành của Bộ Tài chính Cụ thể: hiện nay công ty áp dụng
Trang 38Quyết định 48/2006/QĐ-BTC (chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ) được
Bộ Tài chính ban hành ngày 14/9/2006
-Hình thức kế toán: Chứng từ ghi sổ
-Niên độ kế toán: Năm tài chính của công ty được bắt đầu từ ngày 01/01 và
kết thúc vào ngày 31/12 năm dương lịch Hạn nộp quyết toán của công ty là ngày31/3 hàng năm
-Kỳ kế toán: kỳ kế toán năm
-Đơn vị tiền tệ ghi trong sổ kế toán và lập báo cáo tài chính tại công ty:
VNĐ (Việt Nam Đồng)
-Phương pháp kê khai và tính thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ -Phương pháp khấu hao TSCĐ:theo phương pháp khấu hao tuyến tính -Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên, vật tư xuất
kho theo giá bình quân gia quyền cố định
-Tài khoản kế toán: Công ty dựa theo hệ thống tài khoản trong danh mục
hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp theo quyết định 48 đã sửa chữa bổ
sung theo Thông tư số 138/2011/TT-BTC ngày 04/10/2011 của Bộ Tài chính.Riêng việc tổ chức tài khoản chi tiết được áp dụng cho các tài khoản công nợ,doanh thu phù hợp với yêu cầu quản lí Các TK 152 mở chi tiết theo từng loạinguyên vật liệu Các TK 131, 331 chi tiết theo từng khách hàng, người bán
-Phần mềm kế toán công ty sử dụng: Phần mềm Misa SME.NET 2015
-TSCĐ hữu hình được hạch toán theo 3 chỉ tiêu: Nguyên giá, Hao mòn lũy
kế và giá trị còn lại Công ty tiến hành trích khấu hao TSCĐ hàng năm theophương pháp đường thẳng, thời gian trích khấu hao cho từng loại TSCĐ đượccông ty thực hiện theo quyết định của HĐQT đảm bảo trong khung theo phụ lục
Trang 3901 củaThông tư 45/2013/TT-BTC Công ty lập bảng phân bổ khấu hao cho từngtháng.
2.1.5 Đặc điểm sản phẩm và quy trình công nghệ
2.1.5.1 Đặc điểm sản phẩm
Công ty cổ phần may I Hải Dương chuyên gia công, sản xuất quần áo xuấtkhẩu, hàng nội địa chiếm tỷ trọng ít hơn Danh mục sản phẩm tương đối đa dạngnhư áo jacket, áo sơ mi nam, nữ, áo Jile, áo choàng, quần áo thể thao, quần âu,quần jean, váy, quần sooc, quần áo trẻ em các loại, bộ comple, đồng phục ngườilớn…Sản phẩm của công ty chủ yếu làm theo đơn đặt hàng
Sản phẩm của công ty được đánh giá, kiểm tra chất lượng trên truyền maytheo tiêu chuẩn ISO 9001:2000
2.1.5.2 Đặc điểm quy trình công nghệ (Phụ lục 10)
Là doanh nghiệp sản xuất, gia công hàng may mặc, sản phẩm chủ yếu làthông qua đơn đặt hàng, nguyên liệu chủ yếu do bên đặt hàng cung cấp vớinhững thông số kĩ thuật Nhóm kĩ thuật sẽ tiến hành chế sản phẩm Sau đó sảnphẩm chế thử sẽ chuyển cho bộ phận duyệt mẫu gồm các chuyên gia bên phíađặt hàng kiểm tra, góp ý về sản phẩm làm thử
Nguyên vật liệu chính là vải được cắt may làm nhiếu chủng loại mặthàng Mỗi loại có nhiều màu sắc, mẫu mã, kích thước khác nhau nhưng đềuđược thực hiện thông qua các bước sau:
Mẫu được ký duyệt sẽ được đưa đén các phân xưởng làm mẫu cứng, giáctrên sơ đồ pha cắt vải, giác mẫu và khớp mẫu rồi đưa đến từng tổ cắt (Gồm haicông việc cắt thô và cắt tinh)
Bộ phận cắt tiến hành nhận vải và các phụ kiện từ quản đốc phân xưởngphối mẫu, theo giác mẫu và đưa đến từng tổ may
Trang 40Tổ may sẽ tiến hành may bao gồm: May chi tiết, may lắp ráp và một sốcông việc thủ công Việc tiến hành được phân công chuyên môn hóa cho mỗingười một công đoạn.
Sau công việc cắt may là công việc của thợ cả kiểm tra chất lượng sảnphẩm và thợ thu hóa sản phẩm, chuyển sang cho bộ phận: Giặt là, tẩy để hoànchỉnh sản phẩm
Giai đoạn cuối cùng là kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS) và đóng gói,nhập kho, xuất xưởng theo đơn đặt hàng
2.1.6 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong hai năm vừa qua (Phụ lục 11)
2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN MAY I HẢI DƯƠNG
2.2.1 Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần may 1 Hải Dương
2.2.1.1 Đặc điểm và tình hình sử dụng nguyên vật liệu tại công ty
Công ty chủ yếu sản xuất hàng may mặc nên NVL chủ yếu của công typhục vụ việc sản xuất chủ yếu là vải, chỉ may, mác… Đây là những loại NVLquan trọng hàng đầu của công ty Hiện nay các NVL này phần lớn là do kháchhàng cung cấp vì phần lớn là công ty nhận gia công Nếu khách hàng là doanhnghiệp nước ngoài, NVL thường được chuyển từ nước ngoài về Nhưng khi sảnxuất hàng nội địa hoặc nguyên vật liệu khách hàng mang tới bị thiếu thì công ty
sẽ mua nguyên vật liệu trong nước để sản xuất Chủ yếu phụ liệu, phụ tùng nhiênliệu công ty phải mua ngoài Nguồn nhập công ty vẫn khai thác trên thị trườngtrong nước Tất cả các NVL được bảo quản tốt trong kho và được quản lý chặtchẽ Chi phí NVL không chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm mà phụthuộc từng hợp đồng Nhưng việc quản lý NVL tốt và giảm định mức tiêu haoNVL cũng là những điều kiện để công ty hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận