Giá trị của văn học * Khái niệm: Giá trị văn học là sản phẩm kết tinh từ qúa trình văn học, đáp ứng những nhu cầu khác nhau của con người, tác động sâu sắc tới cuộc sống của con người..
Trang 1GIÁO ÁN NGỮ VĂN LỚP 12 GIÁ TRỊ VĂN HỌC VÀ TIẾP NHẬN VĂN HỌC
I.Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh
- Hiểu được những giá trị cơ bản của văn học
- Nắm vững những nét bản chất của hoạt động giao tiếp bằng văn học
II Phương tiện dạy học: SGK- SGV- Giáo án
III Phương pháp dạy học: Nêu vấn đề, gợi tìm, thảo luận
IV Các bước tiến hành
1 Ổn định lớp
2 Kiểm tra bài cũ
3 Giới thiệu bài mới
Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt
- GV nêu vấn đề: kể một vài câu
chuyện về sức mạnh kì diệu của
văn chương
GV:- Thế nào là giá trị của văn
học?
GV:- Văn học có những giá trị
cơ bản nào?
I Giá trị của văn học
* Khái niệm: Giá trị văn học là sản phẩm kết tinh từ qúa trình văn học, đáp ứng những nhu cầu khác nhau của con người, tác động sâu sắc tới cuộc sống của con người
- Văn học có 3 giá trị cơ bản:
+ Giá trị nhận thức
Trang 2- GV chia nhóm: 4 nhóm
+ Phiếu học tập số1: Tìm hiểu về
giá trị nhận thức
Khái niệm
Cơ sở của giá trị
Biểu hiện
+ Phiếu học tập số 2: Tìm hiểu
về giá trị giáo dục
* Khái niệm
* Cơ sở của giá trị
* Biểu hiện
+ Phiếu học tập số 3: Tìm hiểu
về giá trị thẩm mĩ của văn học
* Khái niệm
* Cơ sở của giá trị
* Biểu hiện
+ Phiếu học tập số 4:Tiếp nhận
văn học
* Khái niệm:
- Bản chất của tiếp nhận
- Phân biệt đọc và tiếp nhận
+ Giá trị giáo dục + Giá trị thẩm mĩ
Trang 3- Những cách tiếp nhận văn học
phổ biến
* Tính chất của tiếp nhận
* Các cấp độ tiếp nhận
- HS thực hiện công việc trong
10 phút
- GV yêu cầu nhóm 1 trình bày
nội dung đã chuẩn bị Lấy ví dụ
minh hoạ
- GV nhận xét bổ sung
- Thế nào là giá trị nhận thức?
- Cơ sở xuất hiện?
1 Giá trị nhận thức của văn học
* Khái niệm:
- Giá trị nhận thức là khả năng của văn học có thể đáp ứng được yêu cầu của con người muốn hiểu biết rõ hơn cuộc sống xung quanh và chính bản thân mình, từ đó tác động vào cuộc sống có hiệu quả hơn
* Cơ sở xuất hiện
- Xuất phát từ nhu cầu nhận thức của con người
- Xuất phát từ khả năng phản ánh hiện thực và lí giải hiện thực của sáng tác văn học
Trang 4- Những biểu hiện của gí trị nhận
thức?
+ GV yêu cầu HS lấy ví dụ và
phân tích
+ GV lấy thêm ví dụ
- GV yêu cầu nhóm 2 trình bày
nội dung đã chuẩn bị Lấy ví dụ
minh hoạ
- GV nhận xét bổ sung và nhấn
mạnh những ý cơ bản
- Thế nào là giá trị giáo dục?
* Biểu hiện:
- Văn học có thể mang tới cho người đọc những nhận thức mới mẻ và sâu rộng về nhiều mặt của cuộc sống trong những khoảng thời gian và không gian khác nhau
- Văn học còn giúp cho người đọc hiểu được bản chất của con người nói chung
- Đồng thời từ chính cuộc đời của người khác, mỗi người đọc có thể liên hệ, so sánh, đối chiếu để hiểu chính bản thân mình Đó chính là quá trình tự nhận thức mà văn học mang tới cho mỗi người
2 Giá trị giáo dục
*Khái niệm: Giá trị giáo dục là khả
năng của văn học có thể thay đổi hoạc nâng cao tư tưởng, tình cảm của con người theo những chiều hướng tích cực, tốt đẹp, tiến bộ, đồng thời làm cho con người ngày càng hoàn thiện về đạo đức
* Cơ sở của giá trị:
- Xuất phát từ nhu cầu hướng thiện của con người
Trang 5- Cơ sở của giá trị?
- Những biểu hiện của giá trị?
- GV yêu cầu HS lấy ví dụ và
phân tích
- GV lấy thêm ví dụ chứng minh
cho mỗi biểu hiện của giá trị
giáo dục
- Xuất phát từ khả năng biểu hiện của văn học: Khi phản ánh hiện thực
dù gián tiếp hay trực tiếp , bao giờ nhà văn cũng bộc lộ một thái độ, tư tưởng, tình cảm , sự nhận xét đánh giá của mình
* Biểu hiện:
- Về tư tưởng: văn học hình thành cho con người một lí tưởng tiến bộ, giúp cho họ có thái độ và quan điểm đúng đắn về cuộc sống
- Về tình cảm: văn học giúp con người biết yêu ghét đúng đắn, làm cho tâm hồn con người trở nên lành mạnh, trong sáng cao thượng hơn
- Về đạo đức: Văn học nâng đỡ cho nhân cách của con người phát triển, giúp cho họ biết phân biệt phải- trái, tốt- xấu, đúng- sai, có quan hệ tốt đẹp và biết gắn bó cuộc sống của cá nhân mình với cuộc sống của con người
3 Giá trị thẩm mĩ:
* Khái niệm: giá trị thẩm mĩ là khả
năng của văn học có thể phát hiện và miêu tả những vẻ đẹp của cuộc sống một cách sinh động, giúp con người
Trang 6- GV yêu cầu nhóm 3 trình bày
nội dung đã chuẩn bị
- Lấy ví dụ minh hoạ
- GV nhận xét nhấn mạnh
những nét cần ghi nhớ và lấy
thêm ví dụ minh hoạ
- Thế nào là giá trị thẩm mĩ?
- Cơ sở của giá trị?
- Biểu hiện của giá trị thẩm mĩ?
cảm nhận được và biết rung động một cách tinh tế, sâu sắc trước vể đẹp đó
* Cơ sở của giá trị:
- Con người luôn có nhu cầu cảm thụ, thưởng thức cái đẹp và trong sự tồn tại của mình, con người không những muốn cuộc sống tốt hơn mà còn đẹp hơn
- Xuất phát từ đặc trưng của văn học: văn học phản ánh đời sống theo quy luật của cái đẹp
* Biểu hiện:
- Văn học mang tới cho con người những vẻ đẹp muôn hình muôn vẻ của cuộc đời: vẻ đẹp trong thiên nhiên, trong cảnh vật đất nước; vẻ đẹp trong những cảnh đời cụ thể trong cuộc sống hàng ngày; vẻ đẹp hào hùng của chiến trận
- Văn học đi sâu miêu tả vẻ đẹp con người từ hình thể bên ngoài đến vẻ đẹp trong tâm hồn
- Văn học khám phá những hình thức nghệ thuật phong phú, độc đáo
để biểu hiện nội dung sáng tác
Trang 7- Mối quan hệ giữa 3 giá trị của
văn học?
* Mối quan hệ giữa 3 giá trị của
văn học:
- Giá trị nhận thức là tiền đề cho giá trị giáo dục, không có nhận thức đúng thì văn học không thể giáo dục hiệu quả Ngược lại, giá trị giáo dục làm sâu sắc thêm giá trị nhận thức
- Giá trị nhận thức, giá trị giáo dục chỉ có thể phát huy khi gắn với giá trị thẩm mĩ
- Ba giá trị cùng tác động tới người đọc trên từng trang sách, từng tác phẩm và người đọc có thể cảm nhận trực tiếp
II Tiếp nhận văn học
1 Khái niệm
- Tiếp nhận văn học chính là quá trình người đọc hoà mình vào tác phẩm, rung động với nó, đắm chìm trong thế giới nghệ thuật được dựng lên bằng ngôn từ, lắng nghe tiếng nói của tác giả, thưởng thức cái hay, cái đẹp, tài nghệ của người nghệ sĩ sáng tạo Tiếp nhận văn học là hành động tích cực của cảm giác, tâm lí người đọc, nhằm biến văn bản thành thế giới nghệ thuật trong tâm trí
Trang 8- GV yêu cầu nhóm 4 trình bày
phần nội dung đã chuẩn bị Cho
ví dụ minh hoạ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung
và nhấn mạnh những vấn đề cơ
bản
- khái niệm tiếp nhận?
- Bản chất của tiếp nhận?
mình
- Bản chất của tiếp nhận văn học + Là quá trình giao tiếp giữa nhà văn và người tiếp nhận tác phẩm + Quá trình ấy diễn ra rất đặc biệt theo mô hình: nhà văn- tác phẩm-bạn đọc
+ Tác phảm văn học là cầu nối giữa nhà văn và công chúng Nhà văn không trực tiếp giao tiếp với người đọc mà thông qua tác phẩm Vì vậy khi viết tác phẩm, nhà văn phải thực hiện thao tác đối thoại ngầm với người đọc
+ Tác phẩm trở thành nơi kí thác của nhà văn và chờ sự tri âm của người đọc
- Phân biệt đọc và tiếp nhận:
+ Đọc hẹp hơn tiếp nhận Đọc gắn với sự ra đời của chữ viết và in ấn
mà trước khi có chữ viết người ta vẫn có thể tiếp nhận văn học qua phương thức truyền miệng Người đọc không cần đọc tác phẩm mà thông qua những phương tiện nghe, kể: nghe kể chuyện đêm khuya,
Trang 9- Phận biệt tiếp nhận và đọc?
- HS lấy ví dụ
- Có mấy cách tiếp nhận văn
nghe tác giả đọc thơ
- Những cách tiếp nhận văn học phổ biến:
+ Tiếp nhận theo lối tri âm, trực cảm, mang lòng ta hiểu lòng người + Tiếp nhận theo lối trí tuệ, lí tính, vận dụng những phương pháp , những khái niệm phê bình, lí luận để tìm cái hay, cái đẹp của tác phẩm
2 Tính chất của tiếp nhận
- Tiếp nhận văn học có 2 tính chất
+ Tính cá thể hoá chủ động tích cực của người tiếp nhận
+ Tính đa dạng không thống nhất trong tiếp nhận văn học
* Tính cá thể hoá, chủ động, tích cực -Tính cá thể hoá được biểu hiện ở các khía cạnh sau:
+ Tuỳ theo năng lực, thị hiếu, của người tiếp nhận: lưa tuổi, năng lực, trình độ, kinh nghiệm sống, tâm trạng mà kết quả tiếp nhận ở mỗi người một khác
Trang 10- Tiếp nhận có mấy tính chất?
Đó là những tính chất nào?
- Tính cá thể hoá được biểu hiện
ở những mặt nào?
- GV: Tính cá thể hoá, chủ động,
tích cực của người đọc không có
nghĩa là người đọc tuỳ tiện trong
việc hiểu tác phẩm
- GV lấy ví dụ
+ Khi tiếp nhận một tác phẩm văn học, người đọc quan sát tri giác để làm nổi lên những nét mờ, khoảng trống, sự liên hệ xa mà tác giả cố ý
tô đậm, để ngỏ để tác phẩm trở nên sinh động, hoàn chỉnh hơn Vì vậy sự tiếp nhận văn học không thể thiểu tính tích cực, chủ động sáng tạo của người đọc
+ Tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người đọc đã làm tăng sức sống cho tác phẩm
* Tính đa dạng, không thống nhất + Trong cùng một tác phẩm nhưng
sự đánh giá lại khác nhau VD: Truyện Kiều( Nguyễn Du)
Có không ít những người xuất phát
từ quan niệm khắt khe của lễ giáo phong kiến, coi Truyện Kiều là
“dâm thư”, có hại cho đạo đức Có người xem Truyện Kiều như triết lí
về tài mệnh; có người lại coi Truyện Kiều là một câu chuyện về số phận con người; có trường hợp lại coi Truyện Kiều là tiếng nói chống áp bức , bất công đòi quyền sống
Trang 11- Tính chủ động tích cực của
người tiếp nhận biểu hiện như
thế nào?
người nhìn Thuý Kiều là tấm gương hiểu thảo bán mình chuộc cha; có người xem Thuý Kiều là gái lầu xanh; có người coi Kiều là biểu tượng của tài và tình
+ Sự khác nhau trong cách hiểu là bắt nguồn từ tính phong phú của nội dung tác phẩm cũng như tính đa nghĩa trong những đặc điểm vốn có của hình tượng nghệ thuật
VD: Hình tượng “ Non” và “ nước” trong bài thơ “ Thề non nước của Tản Đà
- Như vậy, nội dung tác phẩm càng phong phú, hình tượng nghệ thuật càng phức tạp bao nhiêu thì sự tiếp nhận của công chúng càng nhiều vẻ nhiều mặt
- Cũng có thể giữa điều tác giả nói
và điều người đọc tiếp nhận không phải lúc nào cũng trùng hợp Có khi cách hiểu và những kết luận của người đọc rút ra rộng hơn điều tác giả định nói
VD: “Tống biệt hành” của Thâm Tâm
- Cũng có khi người viết và người
Trang 12- Tại sao lại có sự khác nhau như
vậy?
- GV lấy ví dụ
đọc không gặp nhau, thậm chí khác hẳn ý đồ của tác giả cũng như cách nhìn chung của công chúng
3 Các cấp độ của tiếp nhận văn
học
- Có 3 cấp độ tiếp nhận văn học
*Thứ nhất: Cách cảm thụ tập trung vào nội dung của tác phẩm Tức là xem tác phẩm kể truyện gì, có tình ý
gì, tình tiết diễn biến ra sao đây là cách tiếp nhận đơn giản nhất
*Thứ 2: Cảm thụ qua nội dung của tác phẩm để thấy nội dung tư tưởng của tác phẩm
Cách đọc này sâu hơn, đòi hỏi một trình độ cao hơn Song đọc theo lối này thường có xu hướng thu hẹp nội dung tư tưởng của tác phẩm vào một
số chủ đề nhất định Cách cảm thụ này có thể làm sai lệch, làm nghèo nàn tác phẩm
Trang 13- Gv yêu cầu HS lấy ví dụ
- Có mấy cấp độ tiếp nhận văn
học?
dung và hình thức của tác phẩm, thấy được cả giá trị tư tưởng và nghệ thuật của nó
Đây là cách đọc khó nhất, người đọc phải có khả năng rung động với tác phẩm, với mỗi âm thanh, nhịp điệu, hình ảnh trong từng dòng thơ, câu văn
Để tiếp nhận văn học có hiệu quả người đọc cần phải thực hiện các yêu cầu sau:
- Nâng cao trình độ hiểu biết của mình
- Tích luỹ kinh nghiệm tiếp nhận
- Trân trọng sản phẩm sáng tạo của một ý thức, tư tưởng khác
- Chủ động làm quen với giá trị của văn học
- Tiếp cận tác phẩm một cách khách quan, trọn vẹn, không được suy diễn
III Tổng kết
- Văn học có ba giá trị cơ bản: nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ Các giá trị
Trang 14- GV yêu cầu Hs lấy ví dụ
- Gv lấy thêm ví dụ và phân tích
- Như vậy để tiếp nhận văn học
có hiệu quả, người đọc phải làm
gì?
- GV yêu cầu HS đọc phần ghi
nhớ trong SGK
GV yêu cầu HS làm bài tập ở
phần luyện tập
- GV hướng dẫn HS làm bài
của văn học được thực hiện thông qua quá trình tiếp nhận văn học với các tính chất và cấp độ khác nhau
IV Luyện tập
4 Củng cố- dặn dò
- Em tiếp nhận tác phẩm “ Chiếc thuyền ngoài xa”- Nguyễn Minh Châu như thế nào?
- Tự chọn một tác phẩm văn học cụ thể để làm sáng tỏ giá trị của văn học?
- Hs về nhà đọc trước và thực hiện yêu cầu trong bài : Tổng kết phần tiếng Việt: lich sử, đặc điểm, loại hình và các phong cách ngôn ngữ