Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu: Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện tron
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kếtquả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế củađơn vị thực tập
Tác giả luận văn tốt nghiệp
Vũ Thanh Tùng
Trang 2CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÁC KHOẢN
1.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN SÁCH XÃ VÀ KẾ TOÁN NGÂN SÁCH - TÀI
1.2.2 Chứng từ kế toán sử dụng trong kế toán các khoản thu, chi ngân sách xã 111.2.3 Tài khoản kế toán sử dụng trong kế toán các khoản thu, chi ngân sách xã 161.2.4 Sổ kế toán sử dụng trong kế toán các khoản thu, chi ngân sách xã 17
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÁC KHOẢN THU, CHI
2.1.1 Đặc điểm về tự nhiên, kinh tế, xã hội của UBND xã Trực Đại 232.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại UBND xã Trực
Trang 32.3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÁC KHOẢN CHI NGÂN SÁCH
2.3.1 Khái quát tình hình chi Ngân sách xã tại UBND xã Trực Đại 392.3.2 Thực trạng công tác kế toán các khoản chi ngân sách xã 402.4 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU – CHI NGÂN SÁCH XÃ TẠI
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THU, CHI
3.1 PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ
3.2 SỰ CẦN THIẾT VÀ ĐỊNH HƯỚNG NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ
3.2 1 Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán thu, chi ngân sách xã tại xã
3.2.2 Định hướng nhằm hoàn thiện công tác kế toán thu chi ngân sách xã tại xã
3.3 GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THU – CHI
3.3.2 Giải pháp hoàn thiện về công tác kế toán thu, chi ngân sách xã tại đơn vị xã
Trang 4DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 5DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 – Danh mục chứng từ kế toán
Bảng 2.1 – Các khoản thu chủ yếu tại xã Trực Đại
Bảng 2.2 – Các khoản chi chủ yếu tại xã Trực Đại
Trang 6DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán trên máy vi tính
Hình 2.2 – Phiếu thu NSX chưa qua kho bạc
Hình 2.3 – giấy nộp tiền vào NSNN khoản thu NSX đã qua kho bạc
Hình 2.4: Các khoản chi tại xã Trực Đại
Hình 2.5 – Phiếu chi ngân sách xã đã qua kho bạc
Hình 2.6 – Giấy nộp tiền vào NSNN khoản chi NSX đã qua kho bạc
Hình 2.7 – Phiếu chi ngân sách xã chưa qua kho bạc
Hình 2.8 – Giấy xin chi NSX
Hình 2.9 – Danh sách hội nghị đi kèm giấy xin chi
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:
Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán
đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong mộtnăm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước Ngân sáchnhà nước có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh tế, xã hội, an ninh,quốc phòng và đối ngoại của đất nước; là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xãhội, định hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, điều chỉnhđời sống xã hội
Trong hệ thống các cấp Ngân sách ở nước ta, cấp ngân sách xã là cấp ngânsách cơ sở, là nơi trực tiếp thực hiện triển khai các chủ trương, đường lối chính sáchcủa Đảng và Nhà nước Ngân sách xã còn là công cụ tài chính giúp chính quyền cấp
xã thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình
Hiện nay, thu – chi Ngân sách nhà nước là một trong những vấn đề nhức nhối,
có nhiều khoản thu – chi chưa hợp lý, gây bức xúc cho nhân dân trên cả nước, đểkhắc phục tình trạng này, xã Trực Đại đã có những đổi mới trong việc thực hiệncông tác kế toán các khoản thu – chi ngân sách xã Nhờ vậy, việc quản lý và cân đốiNgân sách ngày càng vững chắc, nguồn thu Ngân sách tăng lên đáp ứng nhu cầu chiđảm bảo duy trì ổn định cho hoạt động quản lý trong địa bàn xã, mang lại lợi íchkhông nhỏ cho việc phát triển sự nghiệp Kinh tế - Văn hóa - Xã hội Tuy nhiên, bêncạnh đó công tác quản lý thu, chi Ngân sách xã vẫn còn nhiều khuyết điểm, hạn chế.Hiệu quả các nguồn chi Ngân sách còn thấp, chi đầu tư còn dàn trải, thiếu tập trungdẫn đến hiệu quả đầu tư chưa cao, gây tình trạng lãng phí; chi thường xuyên vượt
dự toán Năng lực của các cán bộ tài chính - kế toán chưa đáp ứng được hết yêu cầungày càng cao của công tác quản lý
Để quản lý chặt chẽ và tăng cường hiệu quả trong công tác quản lý thu, chiNgân sách thì việc hoàn thiện tổ chức công tác kế toán các thu, chi Ngân sách xãTrực Đại là vấn đề đáng được quan tâm và chú trọng Vì vậy, việc nghiên cứu đề
tài: “Hoàn thiện công tác kế toán thu, chi ngân sách xã Trực Đại - Huyện Trực
Trang 9Ninh - Tỉnh Nam Định” là cấp thiết, phù hợp với thực tế; nhằm góp phần hoàn
thiện công tác quản lý các khoản thu, chi Ngân sách trên địa bàn xã Trực Đại
2 Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở lý luận chung về Kế toán hành chính sự nghiệp, luận văn đi sâuphân tích, đánh giá những điều đã làm được và những hạn chế còn tồn tại trongcông tác kế toán các khoản thu chi tại UBND xã Trực Đại trong những năm gầnđây, từ đó đưa ra một số kiến nghị, giải pháp để hoàn thiện hơn công tác kế toán cáckhoản thu – chi ngân sách xã
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: công tác kế toán nghiệp vụ thu, chi ngân sách xã Trực
- Về thời gian nghiên cứu: từ ngày 25/1/2016 đến ngày 7/5/2016;
- Phạm vi, tài liệu nghiên cứu: Giáo trình “Quản lý tài chính xã, phường, thịtrấn”; Giáo trình “Kế toán ngân sách và tài chính xã”; Các tài liệu thu thập được ởđơn vị thực tập và các tài liệu có liên quan
Trang 104 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn gồm tổng hòa các phương pháp:
- Phương pháp phỏng vấn;
- Phương pháp khảo sát;
- Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu sau khảo sát;
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu;
- Phương pháp quan sát thực tế
- Dựa vào những chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng; chính sách,pháp luật của Nhà nước về phát triển Kinh tế - Xã hội, về quản lý thu – chi Ngânsách xã, phường ở nước ta trong giai đoạn hiện nay
5 Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về công tác kế toán các khoản thu, chi ngân sách xã.Chương 2: Thực trạng công tác kế toán các khoản thu, chi ngân sách xã tại xãTrực Đại
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán các khoản thu, chi ngân sách
xã tại xã Trực Đại
Với kiến thức của một sinh viên về lý luận và thực tế còn nhiều hạn chế nênkhông thể tránh khỏi những thiếu sót khi nhìn nhận, đánh giá các vấn đề Tôi rấtmong muốn được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để có nhận thức đúngđắn hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn Thạc sỹ Phạm Thu Huyền – giáo viên trực tiếphướng dẫn tôi và các thầy cô giáo trong bộ môn kế toán công, cùng các anh chịtrong phòng tài chính – kế toán UBND xã Trực Đại đã tận tình giúp đỡ tôi hoànthành tốt bài luận văn này
Trang 111.1.1.1.Khái niệm Ngân sách xã:
Ngân sách xã là hệ thống các quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với các chủ thểkhác phát sinh trong quá trình phân phối nhằm tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ gắn liềnvới việc thực hiện các nhiệm vụ của chính quyền cấp xã hằng năm
1.1.1.2.Đặc điểm của Ngân sách xã:
Ngân sách xã là cấp cơ sở trong hệ thống NSNN Cho dù cấp ngân sách ở cácquốc gia có sự khác nhau; song ở bất cứ hệ thống NSNN của quốc gia nào cũngluôn tồn tại cấp Ngân sách xã Đóng vai một cấp ngân sách, vì Ngân sách xã cũngđược phân cấp quản lý và thực hiện các nhiệm vụ chi như một cấp ngân sách thựcthụ Ngân sách xã được coi là cấp ngân sách cơ sở vì nó là cấp cuối cùng của hệthống NSNN; và là nơi trực tiếp diễn ra các giao dịch phản ánh các quan hệ phânphối giữa nhà nước với các chủ thể khác
Nhìn trên giác độ huy động, quản lý sử dụng tiền, Ngân sách xã thể hiện cáchoạt động như đơn vị dự toán Đóng vai như đơn vị dự toán, bởi: Tại xã có phátsinh các khoản do chính quyền xã trực tiếp thu vào Ngân sách xã, xã được giữ lạimột phần hay toàn bộ số thu đó để sử dụng; và xã cũng chi trả thanh toán cho cácđầu vào để đảm bảo hoạt động của chính quyền nhà nước cấp xã về quản lý kinh tế,
xẫ hội, quốc phòng, an ninh;….và các khoản này cũng đều do chính chủ tài khoảnNgân sách xã ký lệnh chuẩn chi
Quản lý điều hành Ngân sách xã nhất thiết phải tuân thủ theo chu trình đãđược xác lập trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật NSNN Trong đó, quyền
Trang 12và trách nhiệm về ngân sách luôn đặt lên vai cơ quan quyền lực nhà nước và nhữngngười đứng đầu cơ quan hành pháp Nhận diện rõ đặc điểm này giúp ta phân biệt rõ
cơ chế quản lý của các quỹ tiền tệ khác cũng do chính quyền cấp xã quản lý
1.1.1.3.Vai trò của Ngân sách xã:
Ngân sách xã đảm bảo cho sự tồn tại và hoạt động của bộ máy nhà nước ở cở
sở Do Ngân sách xã tập trung trong tay một phần giá trị của cải xã hội để thực hiệncác nhiệm vụ của chính quyền cấp xã, nên đây chính là nguồn lực đảm bảo chi phícho bộ máy nhà nước ở cấp xã
Ngân sách xã là công cụ đặc biệt quan trọng giúp chính quyền cấp xã thựchiện quản lý toàn diện các hoạt động kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng ở địaphương Thu, chi Ngân sách không chỉ đơn giản là quá trình tạo lập và sử dụng quỹtiền tệ mà còn thông qua đó, hoạt động này còn là công cụ để thực hiện việc kiểmtra,kiểm soát,điều chỉnh các hoạt động kinh tế,xã hội trên địa bàn theo đúng chínhsách, chế độ
1.1.2 Tổng quan về kế toán ngân sách – tài chính xã
1.1.2.1. Khái niệm, nội dung
Kế toán ngân sách và tài chính xã là việc thu thập, xử lý, giám đốc, và cungcấp thông tin về toàn bộ hoạt động kinh tế - tài chính xã, bao gồm các hoạt động thuchi ngân sách và hoạt động tài chính khác của xã
Nội dung kế toán ngân sách và tài chính xã:
o Kế toán tiền mặt, tiền gửi tại kho bạc
o Kế toán các khoản thu ngân sách
o Kế toán các khoản chi ngân sách
o Kế toán các quỹ công chuyên dung của xã
o Kế toán thanh toán
o Kế toán các hoạt động tài chính khác của xã
o Kế toán vật tư, tài sản, đầu tư XDCB, nguồn vốn đầu tư XDCB và nguồnkinh phí đã hình thành TSCĐ
Trang 13o Lập báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán để nộp cho UBND xã, HĐND
xã và gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện
1.1.2.2. Vai trò, nhiệm vụ của kế toán ngân sách và tài chính xã
Vai trò: Kế toán ngân sách và tài chính xã đóng vai trò là công cụ quản lý
ngân sách và tài chính xã Như các công cụ kế toán khác, kế toán ngân sách và tàichính xã đảm nhận các chức năng thu thập, xử lý, kiểm tra giám sát và cung cấpthông tin Tuy nhiêm điểm khác biệt là các thông tin do kế toán ngân sách và tàichính xã cung cấp gắn liền với sự vận động của quỹ ngân sách, các quỹ tài chính vàhoạt động kinh tế, tài chính khác của xã
Nhiệm vụ: Là công cụ đắc lực được sử dụng trong quản lý ngân sách và tài
chính xã, kế toán ngân sách và tàu chính xã có những nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Tính toán, ghi chép, phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác mọi khoản thu, chingân sách, các quỹ công chuyên dung, các khoản thu đóng góp của dân, các tài sản,vật tư và các hoạt động sự nghiệp của xã;
- Kiểm tra, kiểm soát và phân tích tình hình chấp hành dự toán thu, chi Ngânsách xã, các quy định về tiêu dung, định mức, tình hình quản lý, sử dụng các loạivật tư, tài sản, quỹ công chuyên dùng, các khoản thu đóng góp của dân; tình hình sửdụng kinh phí cuả các bộ phận trực thuộc và các hoạt động tài chính khác của xã;cung cấp thông tin kế toán, tham mưu, đề xuất với UBND, HĐND xã các giải phápnhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội trên địa bàn;
- Lập báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán ngân sách trình HĐND xã thảoluận và phê chuẩn, phục vụ công khai tài chính trước nhân dân
1.2 TỔ CHỨC KẾ TOÁN CÁC KHOẢN THU, CHI NGÂN SÁCH XÃ
1.2.1 Nội dung và nguyên tắc kế toán
1.2.1.1 Nội dung các khoản thu Ngân sách xã
- Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước, Luật sửa đổi bổ sung một số điềucủa Luật NSNN;
- Căn cứ Nghị định số 87/CP ngày 19/12/1996 của Chính phủ về phân cấp quản lý, lập, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước và Nghị định số51/1998/
Trang 14NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Nghị định 87/CP ngày 19/12/1996 quy định chi tiết việc phân cấp quản lý, lập, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước;
- Căn cứ Nghị định số 178/CP ngày 28/10/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính;
Bộ Tài Chính đã ban hành thông tư “Quy định về quản lý ngân sách phường và các hoạt động tài chính khác ở xã, phường, thị trấn” trong đó quy định rõ ràng:
Thu ngân sách xã gồm ba nguồn: Các khoản thu xã hưởng 100%, các khoảnthu phân chia theo tỉ lệ % giữa ngân sách xã với ngân sách cấp trên, thu bổ sung từngân sách cấp trên cho ngân sách xã Trong đó :
Các khoản thu xã hưởng 100% là các khoản thu dành cho xã sử dụng toàn
bộ số thu trên địa bàn xã như:
- Các khoản phí, lệ phí quy định thu vào ngân sách xã
- Các khoản thu từ hoạt động sự nghiệp kinh tế, văn hoá, phường hội, y tế và
sự nghiệp khác
- Các khoản đóng góp của các tổ chức, cá nhân cho xã
- Thu đấu thầu và thu khoán theo mùa vụ từ sử dụng quỹ đất công ích 5% vàhoa lợi công sản do xã quản lý
- Thu chênh lệch (thu lớn hơn chi) từ các hoạt động sự nghiệp và các hoạtđộng sinh lời của xã
- Thu viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài trực tiếpcho phường
- Thu kết dư ngân sách năm trước
- Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật
Các khoản thu phân chia theo tỉ lệ % giữa ngân sách phường với ngân sách cấp trên là khoản thu mà phường được hưởng một phần đảm bảo nguồn tài
chính cho phường hoạt động Các khoản thu này, tỉ lệ ngân sách phường đượchưởng tối thiểu là 70% và tối đa là 100% căn cứ vào nguồn thu và nhiệm vụ chi của
Trang 15phường do HĐND cấp tỉnh quyết định Các khoản thu gồm :
- Thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế chuyển quyền sử dụng đất
- Thuế nhà, đất
- Tiền cấp quyền sử dụng đất
- Thuế giá trị gia tăng không kể thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu
- Thuế thu nhập doanh nghiệp không kể thuế thu nhập doanh nghiệp của cácđơn vị hạch toán toàn ngành và thu xổ sổ kiến thiết
- Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao
- Thuế chuyển thu nhập ra nước ngoài
- Thu sử dụng vốn ngân sách
- Thuế tài nguyên
- Lệ phí trước bạ nhà đất
- Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng hoá sản xuất trong nước thu vào các mặt hàng bài
lá, hàng mã, vàng mã và các dịch vụ vũ trường, mát xa, karaoke…
Thu bổ sung từ ngân sách trên là nguồn thu có số thu chiếm tỷ trọng lớn nhất
ở hầu hết các phường, phường trên toàn quốc hiện nay, do thị phần kinh tế phườnghội mà phường được phân cấp quản lý để mang lại nguồn thu phường hưởng 100%
và hưởng theo tỷ lệ phân chia là nhỏ, yếu kém chính vì thế số thu từ các hoạt nguồnnày rất nhỏ so với nhu cầu chi tiêu của phường do đó phường phải trông chờ vàohai nguồn thu bổ sung :
- Bổ sung để cân đối ngân sách
- Bổ sung có mục tiêu theo các chế độ hoặc các chương trình, mục tiêu củaNhà nước
1.2.1.2 Nội dung các khoản chi Ngân sách xã
Căn cứ vào thông tư : ‘Quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác ở xã, phường, thị trấn’ đã quy định:
Phản ánh các khoản chi thường xuyên, chi đầu tư xây dựng cơ bản theo dự toánngân sách đã được Hội đồng nhân dân phường quyết định vào chi ngân sách
Trang 16phường đã qua Kho bạc, “Chi ngân sách phường chưa qua Kho bạc” và việc quyếttoán các khoản chi theo Mục lục ngân sách nhà nước Chi ngân sách ñược phân làm
2 loại:
Các khoản chi thường xuyên:
● Chi cho hoạt động của văn phòng UBND phường, như tiền công, tiềnlương cho cán bộ, công chức cấp phường; sinh hoạt phí đại biểu HĐND …
● Chi kinh phí hoat động cho cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam ở cấpphường sau khi đã trừ đi khoản thu đảng phí theo điều lệ và các khoản thu khác
● Chi kinh phi hoạt động cho các tổ chức chính trị phường hội củaphường như: Mặt trận tổ quốc Việt nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh,Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam sau khi trừ cáckhoản thu theo điều lệ và các khoản thu khác (nếu có)
● Chi đóng bảo hiểm phường hội bảo hiểm y tế cho cán bộ phường vàcác đối tượng khác theo chế độ hiện hành
● Chi cho công tác dân quân tự vệ, trật tự an toàn phường hội
● Chi cho công tác phường và hoạt động thông tin văn hóa, thể dục thểthao do phường quản lý
● Chi sự nghiệp giáo dục
● Chi sự nghiệp y tế
● Chi sửa chữa, cải tạo các công trình phúc lợi công cộng, các côngtrình kết cấu ha tầng do phường quản lý
● Chi hỗ trợ, khuyến khích phát triển các sự nghiệp kinh tế
● Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật
Các khoản chi đầu tư phát triển
● Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế, phườnghội của phường không có khả năng thu hồi vốn, theo phân cấp của tỉnh
● Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế, phườnghội của phường từ nguồn huy động đóng góp của các cá nhân, tổ chức cho từng dự
án nhất định theo quy định của pháp luật, do HĐND phường quyết định
Trang 17● Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.
1.2.1.3 Nguyên tắc kế toán:
Kế toán các khoản thu Ngân sách xã phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Không hạch toán vào thu ngân sách xã những khoản thu để hình thành cácquỹ công chuyên dùng của xã, những khoản thu hộ cơ quan cấp trên
- Toàn bộ các khoản thu ngân sách phường được hạch toán chi tiết theo mụclục ngân sách xã để phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính và báo cáo quyết toánthu ngân sách
- Những khoản thu ngân sách trong ngày nếu chưa kịp nộp vào Kho bạc thìphải nhập và quỹ tiền mặt của phường và hạch toán tăng thu ngân sách chưa quaKho bạc Khi nào xuất quỹ nộp tiền vào Kho bạc thì hạch toán chuyển thành thungân sách đã qua Kho bạc
- Nhưng khoản thu ngân sách nếu thu xong phải nộp thẳng vào Kho bạc trongngày, căn cứ vào giấy nội tiền vào ngân sách thì hạch toán thu ngân sách đã quaKho bạc
- Trường hợp phường quá xa Kho bạc, được cơ qua Tài chính cho phép giữ lạimột số thu ngân sách tại xã để chi ngân sách, khi thu, chi hạch toán chưa qua Khobạc Định kỳ lập bảng kê ghi thu, ghi chi ngân sách xã để làm thủ tục ghi thu, ghichi ngân sách Nhà nước tại Kho bạc
- Đối với các khoản thu phân chia theo tỷ lệ và thu từ ngân sách cấp trên: khinhận được giấy báo có hoặc bảng kê thu ngân sách xã qua Kho bạc, kế toán xã hạchtoán thu ngân sách đã qua Kho bạc
- Đối với các khoản thu hiện vật và các khoản thu bằng ngày công lao động donhân dân đóng góp được quy ra tiền thì hạch toán vào thu ngân sách phường chưaqua Kho bạc Sau đó lập bảng kê kèm theo chứng từ làm thủ tục ghi thu ghi chingân sách Nhà nước tại Kho bạc
Kế toán các khoản chi Ngân sách xã tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Tất cả các khoản chi ngân sách phường được hạch toán bằng Đồng Việt Nam
Trang 18theo từng niên độ ngân sách Các khoản chi ngân sách bằng hiện vật, ngày công laođộng phải thay đổi và hạch toán bằng Đồng Việt Nam theo giá do cơ quan thẩmquyền quyết định.
- Phải tổ chức hạch toán chi tiết các khoản chi ngân sách theo mục lục NSNNhiện hành, theo nội dung kinh tế các khoản chi Đảm bảo khớp đúng số liệu giữahạch toán chi tiết và hạch toán tổng hợp giữa số liệu trên sổ chi ngân sách với chứng
từ và báo cáo kế toán
- Đối với các khoản chi thẳng qua Kho bạc Nhà nước và chi sinh hoạt phí tạiphường đã có đủ điều kiện chi chính thức Phường lập lệnh chi tiền đến cơ quanKho bạc thực hiện chi và hạch toán vào các tài khoản “Chi ngân sách phường đãqua Kho bạc”
- Đối với các khoản chi từ tiền tạm ứng của Kho bạc, tiền thu ngân sách đượcphép giữ lại để chi, chi hiện vật, ngày công lao động hạch toán vào tài khoản “Chingân sách phường chưa qua Kho bạc” Sau đó làm thủ tục ghi chi ngân sách tại cơquan Kho bạc Khi Kho bạc ghi chi Ngân sách phường và xác nhận vào chứng từ thì
kế toán chuyển khoản chi đó sang tài khoản “Chi ngân sách đã qua Kho bạc”
1.2.2 Chứng từ kế toán sử dụng trong kế toán các khoản thu, chi ngân sách xã
Căn cứ quyết định số 94/2005/QĐ – BTC và thông tư 146/2011/TT-BTC của
Bộ Tài chính và đặc điểm thu chi của xã: Chứng từ là các văn bản giấy tờ ghi lại nộidung của một sự kiện giao dịch, một nghiệp vụ phát sinh Chứng từ hợp lệ là cácvăn bản ghi lại nội dung giao dịch phát sinh phải đảm bảo:
- Tính pháp lý
- Đảm bảo tính pháp luật: tuân thủ theo đúng các quy định của Nhà nước, kể
cả về mặt hình thức
- Đảm bảo tính trung thực: sự kiện ghi lại phải là có thực, không được bịa đặt
- Tính rõ ràng: đầy đủ nội dung, cụ thể, dể hiểu, không đa nghĩa Tuỳ theo từng nghiệp vụ phát sinh khác nhau mà có các chứng từ khác nhau Có thểchỉ một văn bản chứng từ cũng là đầy đủ cho một nghiệp vụ, và cũng có nhữngnghiệp vụ phải có nhiều loại văn bản chứng từ đi cùng với nhau mới tạo thành một
Trang 19A Chứng từ kế toán ban hành theo chế độ kế toán này
Thông báo các khoản thu của xã
Giấy báo ngày công lao động đóng góp
Bảng kê các khoản đóng góp bằng hiện vật
Giấy đề nghị KBNN chuyển số kết dư ngân sách xã
Phiếu kết chuyển số liệu tài khoản
2 Bảng chấm công làm thêm giờ
3 Bảng thanh toán tiền thưởng
4 Bảng thanh toán phụ cấp tháng
Trang 205 Giấy đi đường
6 Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ
7 Hợp đồng giao khoán công việc, SP ngoài giờ
8 Giấy thanh toán tiền thuê ngoài
9 Biên bản thanh lý, nghiệm thu hợp đồng
10 Bảng kê trích nộp các khoản theo lương
11 Bảng kê các khoản thanh toán công tác phí
II Chỉ tiêu vật tư
1 Phiếu nhập kho
2 Phiếu xuất kho
3 Giấy báo hỏng, mất công cụ, dụng cụ
4 Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hóa
5 Phiếu kê mua hàng
6 Biên bản kiểm nghiệm vật tư, sản phẩm, hàng hoá
III Chỉ tiêu tiền tệ
2 Phiếu chi
3 Giấy đề nghị tạm ứng
4 Giấy thanh toán tạm ứng
5 Giấy đề nghị thanh toán
6 Biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt
7 Bảng kê chi tiền cho những người tham dự hội thảo, tập huấn
IV Chỉ tiêu tài sản cố định
1 Biên bản giao nhận tài sản cố định
2 Biên bản thanh lý tài sản cố định
3 Biên bản đánh giá lại tài sản cố định
Trang 214 Biên bản kiểm kê TSCĐ
5 Biên bản bàn giao sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành
6 Bảng tính hao mòn TCSĐ
C Chứng từ kế toán ban hành theo các văn bản pháp luật khác
1
2
Giấy nộp tiền vào ngân sách bằng tiền mặt
Giấy nộp tiền vào ngân sách bằng chuyển khoản
3 Bảng kê thu ngân sách xã qua Kho bạc nhà nước
4 Lệnh thu ngân sách nhà nước
5 Lệnh chi tiền ngân sách xã kiêm lĩnh tiền mặt
6 Lệnh chi tiền ngân sách xã kiêm chuyển khoản, tiền thư điện, cấp
11 Giấy xác nhận hàng viện trợ không hoàn lại
12 Giấy xác nhận tiền viện trợ không hoàn lại
13 Bảng kê chứng từ gốc gửi nhà tài trợ
14 Đề nghị ghi thu - ghi chi ngân sách tiền, hàng viện trợ
15 Giấy rút vốn đầu tư kiêm lĩnh tiền mặt
16 Giấy rút vốn đầu tư kiêm chuyển khoản, tiền thư điện, cấp séc bảo
chi
17 Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư
18 Phiếu giá thanh toán khối lượng XDCB hoàn thành
19 Phiếu kê thanh toán vốn đầu tư XDCB hoàn thành
20 Giấy đề nghị tạm ứng vốn đầu tư
Trang 2221 Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư
22 Giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH
23 Danh sách người nghỉ hưởng trợ cấp ốm đau, thai sản
24 Biên lai thu tiền (thu phí, lệ phí)
1.2.1.1. Lập chứng từ kế toán
Các nghiệp vụ, kinh tế tài chính phát sinh có liên quan đến thu, chi ngân sách
xã đều phải lập chứng từ kế toán Chứng từ kế toán hợp pháp,hợp lệ là căn cứ duynhất để ghi sổ kế toán Chứng từ kế toán còn là căn cứ quan trọng để thực hiện côngtác kiểm tra, kiểm soát các hoạt động thu, chi ngân sách xã
Chứng từ kế toán thu, chi ngân sách xã phải được lập rõ ràng, đầy đủ, kịp thời,chính xác theo nội dung quy định trên mẫu chứng từ Trong trường hợp nhữngchứng từ kế toán chưa có qui định mẫu thì xã được tự lập chứng từ kế toán do xãqui định nhưng phải có đầy đủ các nội dung chủ yếu của chứng từ kế toán theo quiđịnh dưới đây
Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính trên chứng từ thu, chi ngân sách xãkhông được viết tắt, không được tẩy xoá, sửa chữa; khi viết phải dùng bút mực, số
và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, chỗ trống phải gạch chéo; chứng từ bịtẩy xoá, sửa chữa đều không có giá trị thanh toán và ghi sổ kế toán Khi viết sai vàomẫu chứng từ kế toán thì phải huỷ bỏ bằng cách gạch chéo vào tất cả các liên củachứng từ viết sai
Chứng từ kế toán thu, chi ngân sách xã phải được lập đủ số liên qui định chomỗi chứng từ Trường hợp phải lập nhiều liên chứng từ kế toán cho một nghiệp vụkinh tế, tài chính thì nội dung các liên phải giống nhau Các chứng từ lập để giaodịch với tổ chức, cá nhân gửi ra bên ngoài xã thì liên gửi cho bên ngoài phải có dấucủa UBND xã
Người lập, người ký duyệt và những người khác ký tên trên chứng từ kế toánphải chịu trách nhiệm về nội dung của chứng từ kế toán
Trang 23Chứng từ kế toán phải có những nội dung chủ yếu sau:
- Tên và số hiệu của chứng từ;
- Ngày, tháng, năm lập chứng từ, ;
- Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán;
- Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế toán;
- Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
- Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số,tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ;Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan đếnchứng từ kế toán
1.2.3 Tài khoản kế toán sử dụng trong kế toán các khoản thu, chi ngân sách
xã
Căn cứ quyết định số 94/2005/Q Đ – BTC và thông tư 146/2011/TT-BTC của
Bộ Tài chính và đặc điểm hoạt đ ộng, đối tượng kế toán phát sinh trong đơn vị; kếtoán thu – chi NSX sử dụng 5 tài khoản loại I và được chi tiêt như sau:
Tài khoản sử dụng trong kế toán các khoản thu ngân sách xã:
- TK 714 – Thu ngân sách xã đã qua Kho bạc Có 2 tài khoản loại 2:
TK 7141- Thuộc năm trước :
TK 7142- Thuộc năm nay
- TK 719 – Thu NSX chưa qua Kho bạc, có 2 tài khoản loại 2:
TK 7191- Thuộc năm trước : được mở 3 tài khoản loại 3
TK 71911 : Thu bằng tiền
TK 71912 : Thu bằng hiện vật
TK 71913 : Thu bằng ngày công
- TK 7192- Thuộc năm nay:
Cũng được mở 3 tài khoản như TK 7191
TK 71921 : Thu bằng tiền
TK 71922 : Thu bằng hiện vật
Trang 24TK 71923 : Thu bằng ngày công
Tài khoản kế toán sử dụng trong kế toán chi ngân sách xã:
- Tài khoản 814 – Chi NSX đã qua Kho bạc
Có 2 tài khoản loại 2:
TK 8141- Thuộc năm trước
TK 8142- Thuộc năm nay
- Tài khoản 819 – Chi NSX chưa qua Kho bạc :
TK 8191- Thuộc năm trước : Được mở 2 tài khoản loại 3
TK 8192- Thuộc năm nay : Cũng được mở 2 tài khoản loại 3
Ngoài ra còn TK 914- Chênh lệch thu, chi NSX.
Tài khoản này dùng cho NSX để phản ánh số thực thu, thực chi ngân sáchthuộc năm trước trên cơ sở đó xác định số kết dư ngân sách năm trước
Sau khi kết chuyển xong tài khoản này không có số dư
1.2.4 Sổ kế toán sử dụng trong kế toán các khoản thu, chi ngân sách xã
- Các xã có qui mô nhỏ, ít nghiệp vụ kinh tế phát sinh được thực hiện phươngpháp "kế toán đơn”, chỉ mở các sổ kế toán chi tiết cần thiết, không mở "Nhật ký -
Trang 25- Nhật ký - Sổ Cái : Là sổ kế toán tổng hợp, phần Sổ Nhật ký dùng để ghi chépcác nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian; phần Sổ Cái dùng để ghichép, hệ thống các nghiệp vụ kinh tế theo nội dung kinh tế (tài khoản kế toán).
- Số liệu trên Nhật ký - Sổ Cái phản ánh tổng hợp tình hình thu, chi ngân sách;thu, chi các quỹ, các nguồn vốn, quỹ hiện có, tình hình biến động về tiền, vật tư, tàisản, công nợ và các hoạt động tài chính khác
- Nhật ký - Sổ Cái phải có đầy đủ các yếu tố sau:
+ Ngày, tháng ghi sổ;
+ Số hiệu, ngày, tháng của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ;
+ Nội dung nghiệp vụ kinh tế tài chính, phát sinh;
+ Số hiệu tài khoản ghi Nợ, số hiệu tài khoản ghi Có của nghiệp vụ kinh tế,tài chính;
+ Tên các tài khoản kế toán, mỗi tài khoản có 2 cột Nợ và Có Số lượng cáccột trên Nhật ký - Sổ Cái nhiều hay ít phụ thuộc vào số lượng tài khoản xã áp dụng;+ Số tiền ghi bên Nợ và số tiền ghi bên Có của từng tài khoản
b Hình thức kế toán trên máy vi tính
Các xã thực hiện ghi sổ kế toán trên máy vi tính được thực hiện thống nhấttheo chương trình phần mềm do Bộ Tài chính quy định
Nhập số liệu hàng ngày
Phần mềm kế toán
Trang 26In sổ, báo cáo cuối tháng Hình 1.1 Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán trên máy vi tính
thu ghi chi NS Thu NS bằng tiền mặt
TK 914
TK 331Kết chuyển số
thu để xác định
khoán Số đã thubằng tiền
mặtCác khoản thu điều
Ngân sách cấp trêncấp bổ sung
Thu phí,lệ phíbằng tiền mặt
Nộp tiền thuế, phí, lệphí vào kho bạc
TK 152
Thu bằng hiện vậtqua nhập kho
TK 819, 214Thu hiện vật, ngày
công
Trang 271.2.5.2Trình tự hạch toán các khoản chi ngân sách xã
TK 819 – Chi NSX chưa qua KB TK 814 – Chi NSX đã qua KB
tạm ứng, công tác phí tài khoản chi sai thuộc ngân
hoặc chi hành chính sách năm trước không
TK 331 được duyệt Các khoản phải trả
về chi thường xuyên
Trang 281.2.5.3 Sơ đồ hạch toán trên phần mềm kế toán Misa
Ghi chú:
Công việc hàng ngày
In sổ sách và báo cáo hằng năm
1.2.6 Ghi nhận các khoản thu chi trên Báo cáo tài chính
1.2.6.1 Ghi nhận các khoản thu trên Báo cáo tài chính
- Báo cáo tổng hợp thu ngân sách xã theo nội dung kinh tế
- Báo cáo quyết toán thu ngân sách xã theo mục lục NSNN
- Báo cáo tổng hợp quyết toán thu ngân sách xã theo nội dung kinh tế
Chứng từ gốc hoặc bảng phân loại
Trang 291.2.6.2 Ghi nhận các khoản chi trên Báo cáo tài chính
- Báo cáo tổng hợp chi ngân sách xã theo nội dung kinh tế
- Báo cáo quyết toán chi ngân sách xã theo mục lục NSNN
- Báo cáo tổng hợp quyết toán chi ngân sách xã theo nội dung kinh tế
* Danh sách chi tiết các báo cáo tài chính đơn vị sử dụng nằm trong phụ lục
Trang 30CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÁC KHOẢN THU,
CHI NGÂN SÁCH XÃ TẠI XÃ TRỰC ĐẠI 2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ UBND XÃ TRỰC ĐẠI
2.1.1 Đặc điểm về tự nhiên, kinh tế, xã hội của UBND xã Trực Đại
Xã Trực Đại thuộc huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định Xã nằm cách xa trungtâm huyện, phía Bắc giáp Sông Ninh Cơ, phía Nam giáp xã Trực Thắng, phía Đônggiáp huyện Hải Hậu, phía Tây giáp xã Trực Thái, Trực Cường
Xã có 21 xóm tương ứng với 21 đội sản xuất Diện tích đất tự nhiên là 930,61
ha, trong đó: Đất nông nghiệp là 659,19 ha (chiếm 70,83%), Đất phi nông nghiệp là268,79 ha (chiếm 28,88%), Đất chưa sử dụng là 2,63 ha (chiếm 0,28%)
Hiện nay, dân số toàn xã là 13.677 người , với 4.131 hộ Có 287 hộ tương ứng
957 khẩu theo đạo thiên chúa Mật độ dân số 1.470 người/km2, tỷ lệ tăng dân số tựnhiên 0,9% Tổng số lao động trong độ tuổi lao động là 6.332 người, chiếm 46,3%dân số, trong độ tuổi sản xuất nông nghiệp 2.422 người, chiếm 38,25%; lao độngphi nông nghiệp 3.910 người, chiếm 61,75%
Xã có 2 trường mầm non, 2 trường tiểu học, 1 trường trung học cơ sở và 1trung tâm giáo dục cộng đồng So với chuẩn giáo viên đều đạt và vượt quy định của
Bộ Phổ cập giáo dục trung học: Đạt 100% Xã có 1 chợ Cát Hạ (diện tích 1.800m2
), 1 bưu điện – văn hóa xã (diện tích 150m2) với 3 điểm truy cập internet đạt chuẩn.Trạm y tế của xã đạt chuẩn giai đoạn 1 (2005-2007) Cơ sở vật chất phục vụ đờisống văn hóa - thể thao, tín ngưỡng của Trực Đại gồm: nhà van hóa trung tâm với
450 chỗ ngồi , trang thiết bị tương đối đầy đủ; 20/21 xóm có nhà văn hóa, khu thểthao của xã phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí của nhân dân; công trình tôn giáo tínngưỡng gồm 1 chùa (chùa Nam Quất) và 3 nhà thờ (Đất Đồng, Trung Đường, CátThiên) phục vụ nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân; các công trình hàng nămđược nhân dân tự nguyện đóng góp trùng tu, tôn tạo
Trực Đại là một xã sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, có 2.422 lao động làmnông nghiệp (chiếm 17% dân số), chủ yếu là trồng lúa, rau màu, cây ăn quả, chăn
Trang 31nuôi và nuôi trồng thủy sản Chăn nuôi tuy phát triển nhưng chủ yếu vãn là chănnuôi gia đình quy mô nhỏ,số gia trại,trang trại chưa nhiều Ngành nghề nông thôncó: nghề mộc, may mặc, xây dựng dân dụng, sản xuất vật kiệu xây dựng, chế biếnnông sản, vận tải Nhìn chung, ngành nghề nông thôn phát triển, tỷ trọng khá,nhưng quy mô còn nhỏ lẻ, phân tán
Xã có hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ hoạt động khá, làm tốt các dịch vụ tướitiêu nước, bảo vệ tthực vật, khuyến nông, sản xuất giống lúa, cung ứng vật tư nôngnghiệp, phong trào sản xuất vụ đông khá Kinh tế trang trại, gia trại chưa phát triểnchưa phát triển, toàn xã có 134 gia trại,chủ yếu chăn nuôi lợn , gia cầm, nuôi trồngthủy sản, cây cảnh Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ cơ bản là hộ cá thể
Có 2 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ là Công ty may Trường Xuân
và Công ty xăng dầu Hà Nam Ninh
Là một xã có ngành nghề, dịch vụ phát triển, nguồn thu chưa đáp ứng nhu cầuchi thường xuyên Tổng thu ngân sách xã bình quân hàng năm đạt 4,5 tỷ đồng, chủyếu là thu từ quỹ đất công, thu điều tiết cấp quyền sử dụng đất, thu điều tiết thuế.Chi thường xuyên bình quân 5,4 tỷ đồng/năm Chi phát triển sản xuất xuất và chichi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng chủ yếu từ hỗ trợ từ ngân sách cấp trên, thu từcấp quyền sử dụng đất và đóng góp của nhân dân
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại UBND xã Trực Đại
2.1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của UBND xã Trực Đại
a Trong lĩnh vực kinh tế, Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện những nhiệm
vụ, quyền hạn sau đây:
- Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm trình Hội đồng nhândân cùng cấp thông qua để trình Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt; tổ chức thựchiện kế hoạch đó;
- Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sáchđịa phương và phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; dự toán điều chỉnhngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết và lập quyết toán ngân sách địa
Trang 32phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và báo cáo Uỷ ban nhân dân,
cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp;
- Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương, phối hợp với các cơ quan nhà nướccấp trên trong việc quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn xã, thị trấn và báo cáo
về ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
- Quản lý và sử dụng hợp lý, có hiệu quả quỹ đất được để lại phục vụ các nhucầu công ích ở địa phương; xây dựng và quản lý các công trình công cộng, đườnggiao thông, trụ sở, trường học, trạm y tế, công trình điện, nước theo quy định củapháp luật;
- Huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các côngtrình kết cấu hạ tầng của xã, thị trấn trên nguyên tắc dân chủ, tự nguyện Việc quản
lý các khoản đóng góp này phải công khai, có kiểm tra, kiểm soát và bảo đảm sửdụng đúng mục đích, đúng chế độ theo quy định của pháp luật
b Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi và tiểu thủcông nghiệp, Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sauđây:
- Tổ chức và hướng dẫn việc thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề ánkhuyến khích phát triển và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ để phát triển sảnxuất và hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi trongsản xuất theo quy hoạch, kế hoạch chung và phòng trừ các bệnh dịch đối với câytrồng và vật nuôi;
- Tổ chức việc xây dựng các công trình thuỷ lợi nhỏ; thực hiện việc tu bổ, bảo
vệ đê điều, bảo vệ rừng; phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, bão lụt; ngănchặn kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ đê điều, bảo vệ rừng tạiđịa phương;
- Quản lý, kiểm tra, bảo vệ việc sử dụng nguồn nước trên địa bàn theo quyđịnh của pháp luật;
- Tổ chức, hướng dẫn việc khai thác và phát triển các ngành, nghề truyềnthống ở địa phương và tổ chức ứng dụng tiến bộ về khoa học, công nghệ để pháttriển các ngành, nghề mới
Trang 33c Trong lĩnh lực xây dựng, giao thông vận tải, Uỷ ban nhân dân xã, thị trấnthực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Tổ chức thực hiện việc xây dựng, tu sửa đường giao thông trong xã theophân cấp;
- Quản lý việc xây dựng, cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ ở điểm dân
cư nông thôn theo quy định của pháp luật, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về xâydựng và xử lý vi phạm pháp luật theo thẩm quyền do pháp luật quy định;
- Tổ chức việc bảo vệ, kiểm tra, xử lý các hành vi xâm phạm đường giaothông và các công trình cơ sở hạ tầng khác ở địa phương theo quy định của phápluật;
- Huy động sự đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng đường giaothông, cầu, cống trong xã theo quy định của pháp luật
d Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hoá và thể dục thể thao, Uỷ bannhân dân xã, thị trấn thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phương; phối hợpvới trường học huy động trẻ em vào lớp một đúng độ tuổi; tổ chức thực hiện các lớp
bổ túc văn hoá, thực hiện xoá mù chữ cho những người trong độ tuổi;
- Tổ chức xây dựng và quản lý, kiểm tra hoạt động của nhà trẻ, lớp mẫu giáo,trường mầm non ở địa phương; phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp trên quản lýtrường tiểu học, trường trung học cơ sở trên địa bàn;
- Tổ chức thực hiện các chương trình y tế cơ sở, dân số, kế hoạch hoá gia đìnhđược giao; vận động nhân dân giữ gìn vệ sinh; phòng, chống các dịch bệnh;
- Xây dựng phong trào và tổ chức các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao; tổchức các lễ hội cổ truyền, bảo vệ và phát huy giá trị của các di tích lịch sử - văn hoá
và danh lam thắng cảnh ở địa phương theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện chính sách, chế độ đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt
sĩ, những người và gia đình có công với nước theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức các hoạt động từ thiện, nhân đạo; vận động nhân dân giúp đỡ cácgia đình khó khăn, người già cô đơn, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa;
tổ chức các hình thức nuôi dưỡng, chăm sóc các đối tượng chính sách ở địa phươngtheo quy định của pháp luật;
Trang 34- Quản lý, bảo vệ, tu bổ nghĩa trang liệt sĩ; quy hoạch, quản lý nghĩa địa ở địaphương.
e Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội và thi hành phápluật ở địa phương, Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện những nhiệm vụ, quyềnhạn sau đây:
- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục xây dựng quốc phòng toàn dân, xây dựnglàng xã chiến đấu trong khu vực phòng thủ địa phương;
- Thực hiện công tác nghĩa vụ quân sự và tuyển quân theo kế hoạch; đăng ký,quản lý quân nhân dự bị động viên; tổ chức thực hiện việc xây dựng, huấn luyện, sửdụng lực lượng dân quân tự vệ ở địa phương;
- Thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; xây dựngphong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc vững mạnh; thực hiện biện phápphòng ngừa và chống tội phạm, các tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luậtkhác ở địa phương;
- Quản lý hộ khẩu; tổ chức việc đăng ký tạm trú, quản lý việc đi lại của ngườinước ngoài ở địa phương
f Trong việc thi hành pháp luật, Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện nhữngnhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật; giải quyết các vi phạm pháp luật
và tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân theothẩm quyền;
- Tổ chức thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc thihành án theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện các quyết định về xử lý viphạm hành chính theo quy định của pháp luật
Trang 352.1.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại UBND xã Trực Đại
Văn hóa – Chính sách
Tư phápHộ tịch
Quy tắc đô thị
Đô thị Văn hóa
– Xã hội
Trang 362.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại UBND xã Trực Đại
2.1.3.1 Cơ cấu bộ máy kế toán
Tài chính - kế toán xã gồm: 1 chủ tài khoản là chủ tịch xã và 2 kế toán NSX
a Nhiệm vụ
Chủ tài khoản là người trực tiếp điều hành ngân sách
Kế toán ngân sách xã là người giúp việc cho UBND xã trong việc:
Tính toán, ghi chép, phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác mọi khoản thu, chingân sách và các quỹ của xã, các khoản thu đóng góp của dân, các tài sản, vật tưcủa xã
Kiểm tra tình hình thực hiện dự toán thu, chi ngân sách xã, tình hình chấphành các tiêu chuẩn, định mức, tình hình quản lý, sử dụng các loại vật tư, tài sản,tiền quỹ, tình hình sử dụng kinh phí của các bộ phận trực thuộc
Lập các báo cáo kế toán và quyết toán ngân sách xã để trình ra Hội đồng nhândân xã phê duyệt, phục vụ cho việc công khai tài chính trước dân và gửi phòng Tàichính huyện để tổng hợp vào Ngân sách Nhà nước
b Yêu cầu đối với kế toán - tài chính xã
Đối với kế toán – tài chính xã có các yêu cầu sau:
- Phản ánh đầy đủ nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh vào chứng từ kế toán,
sổ kế toán và báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách xã;
- Phản ánh kịp thời, đúng thời gian qui định các khoản thu, chi ngân sách vàthu, chi hoạt động tài chính khác của xã;
- Phản ánh rõ ràng, dễ hiểu và chính xác thông tin, số liệu về tình hình thu, chingân sách và hoạt động tài chính của xã nhằm cung cấp những thông tin cho UBND
và HĐND xã;
- Phản ánh trung thực hiện trạng, bản chất sự việc, nội dung và giá trị củanghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh ở xã;
Trang 37- Thông tin số liệu kế toán ở xã phải được phản ánh liên tục từ khi phát sinhđến khi kết thúc hoạt động kinh tế tài chính, từ khi thành lập đến khi chấm dứt hoạtđộng Số liệu kế toán phản ánh kỳ này phải kế tiếp số liệu kế toán của kỳ trước;
- Phải phân loại sắp xếp thông tin, số liệu kế toán theo trình tự, có hệ thống và
có thể so sánh được Chỉ tiêu do kế toán thu thập, phản ánh phải thống nhất với chỉtiêu trong dự toán ngân sách về nội dung và phương pháp tính toán
2.1.3.2 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán
- Hình thức tổ chức công tác kế toán : tập trung
- Phương pháp kế toán: kế toán kép ” Phương pháp “kế toán kép” sử dụngcác tài khoản kế toán trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái để hạch toán từng hoạtđộng kinh tế tài chính nhằm bảo đảm sự cân đối giữa thu và chi, giữa kinh phí đượccấp và tình hình sử dụng kinh phí, giữa vốn và nguồn vốn ở mọi thời điểm
- Chính sách kế toán đơn vị đang áp dụng:
- Phần mền kế toán: Misa bamboo.net 2015 R7
- Xã mở tài khoản tại KBNN huyện Trực Ninh – Nam Định
Trang 382.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÁC KHOẢN THU NGÂN
SÁCH XÃ TẠI XÃ TRỰC ĐẠI
2.2.1 Khái quát tình hình thu Ngân sách xã tại xã Trực Đại
Bảng 2.1 – Các khoản thu chủ yếu tại xã Trực Đại
-Hình 2.1: Các khoản thu tại xã Trực Đại
[Nguồn: số liệu của Ban tài chính kế toán xã Trực Đại]