1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

HOÀN THIỆN CÔNG tác THANH TRA THU, CHI NGÂN SÁCH TRÊN địa bàn HUYỆN VĨNH LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ

121 163 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 296,05 KB

Nội dung

Hoạt động của cơ quan thanh tra góp phần quan trọng trong việc phòng ngừa,phát hiện và xử lý các sai phạm, kiến nghị và đề xuất nhiều biện pháp để xử lý kịpthời; kiến nghị với cấp có thẩ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRƯƠNG THỊ THU HIỀN

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THANH TRA THU, CHI NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĨNH LINH,

TỈNH QUẢNG TRỊ

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

MÃ SỐ: 8 31 01 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS PHAN VĂN HÒA

HUẾ, 2019

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản luận văn“Hoàn thiện công tác thanh tra thu, chi ngân sách trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị” là công trình nghiên cứu khoa

học, độc lập của tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồngốc rõ ràng

Tác giả luận văn

TRƯƠNG THỊ THU HIỀN

i

Trang 3

Xin chân thành cảm ơn các cơ quan, ban ngành trên địa bàn huyện Vĩnh Linh,tỉnh Quảng Trị, đặc biệt lãnh đạo cơ quan Thanh tra huyện Vĩnh Linh và cán bộ, côngchức, viên chức, nhân viên các cơ quan, đơn vị liên quan đã cung cấp cho tôi các thôngtin số liệu liên quan trong suốt quá trình thực hiện đề tài luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thiện

đề tài này

Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn, mặc dù đã hết sức cố gắng tiếpthu những kiến thức đóng góp của Thầy giáo hướng dẫn, quý Thầy, Cô giảng dạy, lãnhđạo cơ quan, đồng nghiệp và bạn bè, song không trách khỏi có những thiếu sót Rấtmong nhận được những thông tin góp ý của quý vị

Xin chân thành cảm ơn!

Tác giả luận văn

TRƯƠNG THỊ THU HIỀN

ii

Trang 4

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ và tên học viên: TRƯƠNG THỊ THU HIỀN

Chuyên ngành: Quản lý kinhtế Niên khóa: 2017-2019

Người hướng dẫn: PGS.TS PHAN VĂN HÒA

Tên đề tài: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THANH TRA THU, CHI NGÂN SÁCHTRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĨNH LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ

1 Mục đích và đối tượng nghiên cứu:

Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng công tác thanh tra thu, chi ngân sáchnhà nước trên địa bàn huyện Vĩnh Linh giai đoạn 2015-2017, đề xuất các giải pháphoàn thiện công tác thanh tra thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Vĩnh Linhtrong thời gian đến

Đối tượng nghiên cứu: là những vấn đề liên quan đến công tác thanh tra thu, chingân sách nhà nước trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị

2 Phương pháp nghiêncứu

- Thu thập số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp được thu thập từ các cơ quan banngành ở trung ương và địa phương, đặc biệt tại cơ quan Thanh tra huyện Vĩnh Linh,tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2015-2017

- Thu thập số liệu sơ cấp: Tổng số mẫu điều tra là 60 mẫu khảo sát chia đều chocác đơn vị có thu, chi ngân sách được thanh tra trong giai đoạn 2015-2017, gồm 10 đơnvị: UBND Thị trấn Hồ Xá, UBND các xã Vĩnh Hà, Vĩnh Thủy, Vĩnh Kim, Vĩnh Thạch,Trường THCS Tôn Thất Thuyết, xã Vĩnh Thạch, các HTX Vĩnh Thạch, Vĩnh Kim,Vĩnh Hiền, Nam Hồ Mỗi đơn vị 6 người

Các phương pháp tổng hợp và phân tích là phương pháp thống kê mô tả, phân

tổ, so sánh, chuyên gia, chuyên khảo, …

3 Kết quả nghiên cứu và những đóng góp khoa học của luận văn

Trên cơ sở những vấn đề lý luận và thực tiễn đã được hệ thống; kết quả nghiêncứu thực trạng công tác thanh tra thu, chi ngân sách; kết quả điều tra, khảo sát thực tế

từ các đối tượng có liên quan, từ đó đề xuất những giải pháp hoàn thiện công tác thanhtra thu, chi ngân sách trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị

iii

Trang 6

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Tóm lược luận văn thạc sĩ iii

Danh mục các từ viết tắt iv

Mục lục v

Danh mục bảng biểu, sơ đồ viii

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Kết cấu đề tài 3

PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THANH TRA THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 4

1.1 Cơ sở lý luận về thanh tra thu, chi NSNN 4

1.1.1 Một số khái niệm 4

1.1.2 Sự cần thiết của hoạt động thanh tra thu, chi NSNN 8

1.1.3 Mục đích và nguyên tắc của hoạt động thanh tra thu, chi NSNN 9

1.1.4 Đặc điểm và phân loại hoạt động thanh tra thu, chi NSNN 10

1.2 Quy trình và nội dung thanh tra thu, chi NSNN 12

1.2.1 Quy trình thanh tra thu, chi NSNN 12

1.2.2 Nội dung công tác thanh tra thu, chi NSNN 17

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thanh tra thu, chi NSNN 30

1.3.1 Các nhân tố chủ quan 30

1.3.2 Các nhân tố khách quan 31

1.4 Cơ sở thực tiễn và kinh nghiệm ở một số địa phương trong nước về thanh tra thu, chi NSNN cấp huyện và bài học cho Thanh tra huyện Vĩnh Linh 32

1.4.1 Tình hình thực hiện công tác thanh tra thu, chi ngân sách của nước ta 32

v

Trang 7

1.4.2 Kinh nghiệm về công tác thanh tra thu, chi ngân sách 34

1.4.3 Bài học kinh nghiệm đối với Thanh tra huyện Vĩnh Linh 35

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA THU, CHI NSNN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĨNH LINH,TỈNH QUẢNG TRỊ 38

2.1 Tình hình cơ bản của Thanh tra huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị 38

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 38

2.1.2 Tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm Thanh tra huyện Vĩnh Linh 39

2.1.3 Tình hình nhân sự Thanh tra huyện Vĩnh Linh 42

2.1.4 Kết quả thu, chi NSNN trên địa bàn huyện Vĩnh Linh 43

2.2 Thực trạng công tác thanh tra thu, chi NSNN trên địa bàn huyện Vĩnh Linh 45

2.2.1 Quy trình thanh tra thu, chi ngân sách tại Thanh tra huyện Vĩnh Linh 45

2.2.2 Tổ chức bộ máy thanh tra thu, chi NSNN của Thanh tra huyện Vĩnh Linh 46

2.2.3 Chuẩn bị và quyết định thanh tra 47

2.2.4 Tiến hành thanh tra 55

2.2.5 Thanh tra quyết toán thu, chi NSNN 63

2.2.6 Thanh tra công tác công khai NSNN 64

2.2.7 Kết thúc thanh tra 64

2.3 Đánh giá của các đối tượng điều tra về công tác thanh tra thu, chi NSNN trên địa bàn huyện Vĩnh Linh 66

2.3.1 Đặc điểm chung của các đối tượng điều tra 66

2.3.2 Đánh giá của các đối tượng điều tra về công tác thanh tra thu, chi NSNN trên địa bàn huyện Vĩnh Linh 68

2.4 Đánh giá chung về công tác thanh tra thu, chi NS trên địa bàn Vĩnh Linh 71

2.4.1 Kết quả đạt được 71

2.4.2 Hạn chế, tồn tại 73

2.4.3 Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế 76

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THANH TRA THU, CHI NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĨNH LINH, QUẢNG TRỊ 80

3.1 Định hướng công tác thanh tra thu, chi NSNN 80

3.2 Mục tiêu công tác thanh tra thu, chi NSNN 80

vi

Trang 8

3.3 Giải pháp hoàn thiện công tác thanh tra thu, chi NS trên địa bàn Vĩnh Linh 81

3.3.1 Thực hiện nghiêm túc quy trình thanh tra 81

3.3.2 Tăng cường số lượng, chất lượng nhân lực đảm bảo tổ chức tốt bộ máy thực hiện công tác thanh tra thu, chi NS 83

3.3.3 Nâng cao chất lượng xây dựng chương trình, kế hoạch công tác thanh tra thu, chi NS 86

3.3.4 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ các đơn vị thu, chi NSNN 86

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 91

1 KẾTLUẬN 91

2 KIẾN NGHỊ 92

2.1 Đối với tỉnh, Trung ương 92

2.2 Đối với UBND huyện Vĩnh Linh 93

TÀI LIỆU THAM KHẢO 95

PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA 96

PHỤ LỤC XỬ LÝ SỐ LIỆU 97 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ

BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 1

NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 2

BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN

XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN

vii

Trang 9

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1 Bộ máy tổ chức Thanh tra huyện Vĩnh Linh 39Bảng 2.1 Tình hình nhân sự Thanh tra huyện Vĩnh Linh giai đoạn 2015-2017 43Bảng 2.2 Tình hình thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Vĩnh Linh giai

đoạn 2015-2017 44

Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy thanh tra công tác thu, chi ngân sách nhà nước của

Thanh tra huyện Vĩnh Linh 47Bảng 2.3 Tình hình quản lý các đơn vị có thu, chi ngân sách trên địa bàn huyện

Vĩnh Linh giai đoạn 2015-2017 49Bảng 2.4 Tình hình tuyên truyền, hỗ trợ các đơn vị có thu, chi ngân sách trên địa

bàn huyện Vĩnh Linh giai đoạn 2015-2017 50Bảng 2.5 Tình hình lập kế hoạch thanh tra thu, chi ngân sách trên địa bàn huyện

Vĩnh Linh giai đoạn 2015-2017 51Bảng 2.6 Tình hình thanh tra dự toán thu, chi ngân sách của các đơn vị đối tượng

thanh tra giai đoạn 2015-2017 57Bảng 2.7 Kết quả thanh tra phát hiện vi phạm trong công tác quản lý tài chính thu,

chi NSNN các đơn vị đối tượng thanh tra giai đoạn 2015-2017 60Bảng 2.8 Kết quả thanh tra công tác thu ngân sách trên địa bàn huyện Vĩnh Linh

giai đoạn 2015-2017 64Bảng 2.9 Kết quả thanh tra công tác chi ngân sách trên địa bàn huyện Vĩnh Linh

giai đoạn 2015-2017 65Bảng 2.10 Tổng hợp kiến nghị thu hồi các đơn vị được thanh tra giai đoạn 2015-

2017 66Bảng 2.11 Đặc điểm cơ bản cán bộ thu, chi NS là đối tượng thanh tra được điều tra

67Bảng 2.12 Đánh giá của các đối tượng điều tra về công tác thanh tra thu, chi NSNN

trên địa bàn huyện Vĩnh Linh 69

viii

Trang 10

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Ngân sách nhà nước là nguồn lực của quốc gia, là tài sản chung của nhân dân

do nhà nước quản lý và sử dụng, là yếu tố cơ bản, làm nền tảng quyết định đến sựphát triển nhanh, bền vững của kinh tế và xã hội của đất nước và địa phương Nhữngnăm gần đây, Luật ngân sách nhà nước bước đầu được cơ cấu lại một cách mạnh mẽtheo hướng tích cực, toàn diện, đảm bảo an toàn tài chính, khai thác và sử dụng nguồnlực quốc gia một cách hiệu quả nhất Tuy nhiên, vấn đề là làm sao để công tác thungân sách một cách công bằng, hợp lý, đúng luật định và chi đúng, chi đủ, hiệu quả,không vi phạm là vấn đề đặt ra cho cả chính quyền và người dân

Huyện Vĩnh Linh thuộc tỉnh Quảng Trị, chủ yếu sản xuất nông nghiệp Trongnhững năm gần đây, huyện đã có nhiều cố gắng trong việc tăng cường các nguồn thungân sách và đảm bảo nguồn chi đáp ứng những nhu cầu thiết yếu, đẩy mạnh đầu tư

cơ sở hạ tầng, phát triển toàn diện mọi mặt kinh tế, xã hội Tuy nhiên, công tác quản

lý thu, chi ngân sách của địa phương vẫn còn những hạn chế, tình trạng thất thu cònnhiều; hiệu quả các khoản chi thấp, chi đầu tư dàn trải, thiếu tập trung gây lãng phí,thất thoát ngân sách

Khắc phục tình trạng này và đẩy mạnh công tác thanh tra thu, chi ngân sáchnhà nước trên địa bàn huyện nhằm thực hiện tốt pháp luật về thanh tra là yêu cầu bứcthiết hiện nay Hoạt động thanh tra là một trong những hoạt động cơ bản của quản lýhành chính nhà nước, là một chức năng thiết yếu của các cơ quan quản lý nhà nước.Thanh tra chỉ xuất hiện khi có nhà nước và ở đâu có quản lý nhà nước thì ở đó cóthanh tra

Hoạt động của cơ quan thanh tra góp phần quan trọng trong việc phòng ngừa,phát hiện và xử lý các sai phạm, kiến nghị và đề xuất nhiều biện pháp để xử lý kịpthời; kiến nghị với cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách nhằm khắcphục những khiếm khuyết, sơ hở trong công tác quản lý nhà nước nói chung, phòngchống tham nhũng, lãng phí, thất thoát ngân sách

Xuất phát từ những vấn đề trên, em chọn nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện côngtác thanh tra thu, chi ngân sách trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị” làm đềtài luận văn thạc sĩ

Trang 11

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng công tác thanh tra thu, chi ngân sáchnhà nước trên địa bàn huyện Vĩnh Linh giai đoạn 2015-2017, đề xuất các giải pháphoàn thiện công tác thanh tra thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện VĩnhLinh trong thời gian đến

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: là những vấn đề liên quan đến công tác thanh tra thu,chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Phạm vi không gian: địa bàn huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị

+ Phạm vi thời gian: phân tích thực trạng giai đoạn 2015-2017, điều tra thuthập thông tin số liệu năm 2018, đề xuất giải pháp đến năm 2025

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp thu thập số liệu

- Số liệu thứ cấp được thu thập từ các cơ quan ban ngành ở trung ương và địaphương, đặc biệt tại Thanh tra huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2015-2017

- Số liệu sơ cấp được thu thập vào năm 2018, tổng số mẫu điều tra là 60 mẫukhảo sát chia đều cho các đơn vị có thu, chi ngân sách được thanh tra trong giai đoạn2015-2017, gồm 10 đơn vị: UBND Thị trấn Hồ Xá, UBND các xã: Vĩnh Hà, VĩnhThủy, Vĩnh Kim, Vĩnh Thạch, Trường THCS Tôn Thất Thuyết, các HTX VĩnhThạch, Vĩnh Kim, Vĩnh Hiền, Nam Hồ Mỗi đơn vị 6 người

4.2 Phương pháp tổng hợp và phân tích

Sử dụng các phương pháp: thống kê mô tả, so sánh, phân tổ, chuyên gia,chuyên khảo, …

Trang 12

- Thống kê mô tả: Phương pháp này dùng để mô tả mức độ của hiện tượng qua

số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân mô tả tình hình biến động (chủ yếu quadãy số thời gian) và mô tả các mối quan hệ

- Thống kê phân tổ và so sánh: Phương pháp này dùng để phân tổ các tiêu chítheo các tổ nhóm riêng biệt, sau đó so sánh nó theo thời gian, theo không gian để thấyđược mức độ biến động và phát triển của hiện tượng ở những địa điểm khác nhau

- Phương pháp đánh giá cho điểm và phân tích tần suất: Nghiên cứu sử dụngphương pháp đánh giá cho điểm để đo lường các mức độ đánh giá của các đối tượngđiều tra Trên cơ sở đó phân tích tần suất đánh giá của các đối tượng điều tra

5 Kết cấu đề tài

- Phần 1 Đặt vấn đề

- Phần 2 Nội dung nghiên cứu

Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về thanh tra thu, chi NSNN

Chương 2 Thực trạng công tác thanh tra thu, chi NSNN trên địa bàn huyệnVĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị

Chương 3 Định hướng, mục tiêu, giải pháp hoàn thiện công tác thanh tra thu,chi NSNN trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị

- Phần 3 Kết luận và kiến nghị

Trang 13

PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THANH TRA THU, CHI

NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1.1 Cơ sở lý luận về thanh tra thu, chi NSNN

1.1.1 Một số khái niệm

* Khái niệm về NSNN

Từ "ngân sách" được lấy từ thuật ngữ "budjet" một từ tiếng Anh thời Trung cổ,dùng để mô tả chiếc túi của nhà vua trong đó có chứa những khoản tiền cần thiết chonhững khoản chi tiêu công cộng Dưới chế độ Phong kiến, chi tiêu của nhà vua chonhững mục đích công cộng như: đắp đê phòng chống lũ lụt, xây dựng đường xá vàchi tiêu cho bản thân hoàng gia không có sự tách biệt nhau Khi giai cấp tư sản lớnmạnh từng bước khống chế nghị viện và đòi hỏi tách bạch hai khoản chi tiêu này, từ

đó nảy sinh khái niệm ngân sách Nhà nước (NSNN) Trong thực tiễn, khái niệm ngânsách thường để chỉ tổng số thu và chi của một đơn vị trong một thời gian nhất định.Một bảng tính toán các chi phí để thực hiện một kế hoạch, hoặc một chương trình chomột mục đích nhất định của một chủ thể nào đó Nếu chủ thể đó là Nhà nước thì đượcgọi là NSNN

Từ điển Tiếng Việt thông dụng định nghĩa: "Ngân sách: tổng số thu và chi củamột đơn vị trong một thời gian nhất định." Điều 4 và 5 của Luật NSNN được Quốchội khoá XIII nước Cộng hoà XHCN Việt Nam thông qua năm 2015 ghi rõ: NSNN làtoàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảngthời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thựchiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước [6]

Xét về bản chất kinh tế chứa đựng trong NSNN: Các hoạt động thu, chi ngânsách đều phản ánh những quan hệ kinh tế giữa nhà nước với các chủ thể khác trong xãhội gắn với quá trình tạo lập quản lý và sử dụng quỹ NSNN Hoạt động đó đa dạngđược tiến hành trên hầu khắc các lĩnh vực và có tác động đến mọi chủ thể kinh tế xãhội Những quan hệ thu nộp cấp phát qua quỹ NSNN là những quan hệ được xác địnhtrước, được định lượng và nhà nước sử dụng chúng để điều tiết vĩ mô kinh tế xã hội

Như vậy, trên phương diện kinh tế có thể hiểu NSNN phản ánh các quan hệkinh tế phát sinh gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ

Trang 14

chung của Nhà nước khi Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gianhằm thực hiện các chức năng của mình trên cơ sở luật định.

* Khái niệm về thu NSNN

Thu NSNN bao gồm toàn bộ các khoản thu từ thuế, lệ phí; toàn bộ các khoảnphí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện, trường hợp đượckhoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ; các khoản phí thu từ các hoạt động dịch

vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước thực hiện nộp ngân sáchnhà nước theo quy định của pháp luật; các khoản viện trợ không hoàn lại của Chínhphủ các nước, các tổ chức, cá nhân ở ngoài nước cho Chính phủ Việt Nam và chínhquyền địa phương; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật [6]

Quản lý thu NSNN là quá trình Nhà nước sử dụng hệ thống các công cụ chínhsách, pháp luật để tiến hành quản lý thu thuế và các khoản thu ngoài thuế vào NSNNnhằm đảm bảo tính công bằng khuyến khích sản xuất kinh doanh phát triển Đây làkhoản tiền Nhà nước huy động vào ngân sách mà không bị ràng buộc bởi trách nhiệmhoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp ngân sách Phần lớn các khoản thu NSNN đềumang tính chất cưỡng bức, bắt buộc mọi người dân, mọi thành phần kinh tế phải tuânthủ thực hiện Trong việc quản lý các nguồn thu ngân sách, thuế là nguồn thu quantrọng nhất Thuế không chỉ chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số thu Ngân sách nhànước hàng năm mà còn là công cụ của nhà nước để quản lý vĩ mô nền kinh tế quốcdân Để phát huy tốt tác dụng điều tiết vĩ mô của các chính sách thuế, ở nước ta cũngnhư các nước khác trên thế giới, nội dung của chính sách thuế thường xuyên thay đổicho phù hợp với diễn biến thực tế của đời sống kinh tế xã hội (KT-XH) và phù hợpvới yêu cầu của quản lý kinh tế, tài chính

* Khái niệm về chi NSNN

Chi NSNN bao gồm chi đầu tư phát triển; chi dự trữ quốc gia; chi thườngxuyên; chi trả nợ lãi; chi viện trợ; các khoản chi khác theo quy định của pháp luật [6]

- Quản lý chi NSNN: Quản lý chi ngân sách là quá trình phân phối lại quỹ tiền

tệ tập trung một cách có hiệu quả nhằm thực hiện chức năng của nhà nước trên cơ

sở sử dụng hệ thống chính sách, pháp luật Chi ngân sách mới thể hiện ở khâu phân

bổ ngân sách còn hiệu quả sử dụng ngân sách như thế nào thì phải thông qua các biệnpháp quản lý Rõ ràng quản lý chi ngân sách sẽ quyết định hiệu quả sử dụng vốn ngânsách Quản lý chi NSNN là quá trình thực hiện có hệ thống các biện pháp phân phối

Trang 15

và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung nhằm phục vụ chi tiêu cho bộ máy và thực hiện cácchức năng của Nhà nước Thực chất quản lý chi NSNN là quá trình sử dụng cácnguồn vốn chi tiêu của Nhà nước từ khâu lập kế hoạch đến khâu sử dụng ngân sách

đó nhằm đảm bảo quá trình chi tiết kiệm và hiệu quả, phù hợp với yêu cầu của thực tếđang đặt ra theo đúng chính sách chế độ của nhà nước phục vụ các mục tiêu kinh tế -

xã hội

Vấn đề quan trọng trong quản lý chi NSNN là việc tổ chức quản lý giám sátcác khoản chi sao cho tiết kiệm và có hiệu quả cao Quản lý chi NSNN là hoạt độngkhông thể thiếu ở mọi quốc gia, hoạt động này không chỉ giúp tiết kiệm những khoảnchi không cần thiết mà còn hạn chế tình trạng thâm hụt ngân sách, tham ô, thamnhũng

* Khái niệm về thanh tra

Thanh tra (inspect) xuất phát từ gốc La-tinh (in-spectare) có nghĩa là “nhìn vàobên trong” chỉ một sự xem xét từ bên ngoài vào hoạt động của một đối tượng nhấtđịnh; là sự kiểm soát đối với đối tượng được thanh tra trên cơ sở thẩm quyền (quyềnhạn và nghĩa vụ) được giao nhằm đạt được mục đích nhất định Thanh tra mang tínhquyền lực, thông qua công tác thanh tra thường là phát hiện, ngăn chặn những gì tráivới quy định

Theo Từ điển tiếng Việt (năm 1992) thì thanh tra là kiểm soát, xem xét tại chỗviệc làm của địa phương, cơ quan, xí nghiệp

Từ khái niệm trên cho thấy, thanh tra không đồng nhất với hoạt động điềuhành, quản lý, khác với hoạt động kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ Trong hoạt động,thanh tra thực thi quyền lực của Nhà nước, tác động đến đối tượng bị quản lý, nhằmmang lại cho chủ thể quản lý những thông tin chính xác, khách quan, để từ đó có biệnpháp chấn chỉnh hoạt động quản lý Hoạt động thanh tra không chỉ xem xét tính hợppháp, mà còn xem xét tính hợp lý của hành vi của đối tượng quản lý Bản chất củahoạt động thanh tra không phải chỉ là phát hiện, xử lý vi phạm, mà điều quan trọnghơn là tìm ra nguyên nhân vi phạm để từ đó đề xuất các giải pháp phòng ngừa, ngănchặn vi phạm Nếu cho rằng, thanh tra là phát hiện hành vi vi phạm và áp dụng biệnpháp xử phạt vi phạm hành chính thì đó là việc nhận thức không đúng với bản chấtcủa hoạt động thanh tra Ngược lại, thanh tra phải chỉ ra được những việc làm được,

Trang 16

những thiếu sót, khuyết điểm và nguyên nhân của nó và phải thực sự trở thành ''taimắt của trên, là người bạn của dưới''

Tại Điều 3, Luật Thanh tra năm 2010: Thanh tra nhà nước là hoạt động xemxét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước

có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của

cơ quan, tổ chức, cá nhân [7]

Quy định trên đây đã đưa ra những đặc trưng quan trọng của Thanh tra nhànước như sau:

- Về chủ thể: Đó là các cơ quan quản lý nhà nước Thanh tra được coi là chứcnăng thiết yếu của cơ quan quản lý nhà nước, là công cụ quan trọng của quản lý nhànước Hoạt động đó có thể do thủ trưởng cơ quan quản lý quyết định hoặc do một loại

cơ quan nằm trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nước tiến hành, đó là các cơ quanthanh tra nhà nước

- Về đối tượng: Đó là các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự quản lý Có thểthấy đối tượng thanh tra là rất rộng, tương ứng theo đối tượng quản lý

- Về nội dung thanh tra: Đó là xem xét, đánh giá, xử lý việc thực hiện chínhsách, pháp luật Như vậy, nội dung thanh tra là khá toàn diện, nó bao gồm từ việcxem xét làm rõ hoạt động hay hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân, đánh giá nhữnghoạt động và hành vi đó, đồng thời đưa ra những biện pháp xử lý kịp thời bảo đảmhiệu quả, hiệu lực của công tác quản lý

* Khái niệm về thanh tra thu, chi NSNN

Thanh tra quản lý NSNN hay là thanh tra thu, chi NSNN là một phần tronghoạt động thanh tra tài chính, thuộc lĩnh vực thanh tra nhà nước Trong thời gian qua,

xã hội đã chứng kiến rất nhiều vụ án với giá trị sai phạm rất lớn, mà chủ yếu phát sinhtrong lĩnh vực chi tiêu ngân sách nhà nước, gây thiệt hại rất lớn cho ngân sách nhànước Đồng tiền của Nhà nước chi ra đã không mang lại hiệu quả phục vụ cho sự pháttriển của đất nước, bị thất thoát và lãng phí rất nhiều Từ những thực trạng đó, Đảng

và Nhà nước ta hiện nay rất quan tâm đến công tác thanh tra tài chính, trong đó thanhtra quản lý NSNN được dư luận đặc biệt quan tâm và là một đòi hỏi cần thiết nhất đốivới công cuộc phòng, chống tham nhũng hiện nay ở nước ta

Từ những quan điểm về NSNN và công tác thanh tra, có thể hiểu thanh traquản lý NSNN là việc xem xét, đánh giá, xử lý của cơ quan quản lý nhà nước đối với

Trang 17

việc thực hiện chính sách, pháp luật của nhà nước về công tác thu và chi NSNN,nhằm đảm bảo công tác thu, chi NSNN của các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền thựchiện theo đúng quy định của pháp luật, đồng thời có kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lýnhững sai phạm nếu có.

1.1.2 Sự cần thiết của hoạt động thanh tra thu, chi NSNN

Sự cần thiết của hoạt động thanh tra thu, chi NSNN bắt nguồn từ những lý do:

- Thanh tra thu, chi NSNN là chức năng thiết yếu của QLNN về thu, chiNSNN: Thanh tra là phạm trù gắn liền với hoạt động QLNN Thanh tra chỉ xuất hiện,tồn tại và phát triển trong xã hội có Nhà nước Hoạt động thanh tra bắt nguồn từ tínhchất và chức năng hoạt động QLNN Nhà nước không thể quản lý, điều hành mọihoạt động kinh tế, xã hội nếu thiếu công tác thanh tra và kiểm tra Như vậy thanh tra

là một nội dung không thể thiếu của QLNN, là một giai đoạn của chu trình quản lý,

có vai trò kiểm định, đánh giá hiệu quả của QLNN Hoạt động QLNN cần thiết phải

có thanh tra và thanh tra phải phục vụ cho yêu cầu QLNN [9]

- Thanh tra là phương thức đảm bảo trật tự kỷ cương trong quản lý, góp phầntăng cường pháp chế XHCN: Với chức năng giám sát hoạt động của các đối tượng bịquản lý, thanh tra có thể kịp thời phát hiện những sai phạm và có biện pháp xử lý Vớichức năng, nhiệm vụ xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các quyết định hoặchành vi hành chính của cán bộ, công chức Nhà nước trong việc thực hiện chính sách,pháp luật, chức trách, nhiệm vụ được giao, thanh tra góp phần đảm bảo trật tự, kỷcương trong quản lý, làm trong sạch bộ máy Nhà nước Mặt khác, việc tìm ra sơ hở,yếu kém trong công tác quản lý, phát hiện những nộ dung trong chủ trương, chínhsách chưa phù hợp với yêu cầu thực tế khách quan, từ đó có các biện pháp sửa đổi, bổsung, khắc phục kịp thời cũng có ý nghĩa tích cực trong việc củng cố trật tự, kỷ cươnghoàn thiện cơ chế quản lý

- Thanh tra là một phương thức góp phần bảo đảm quyền dân chủ của nhândân Dân chủ của nhân dân được thực hiện thông qua người đại diện của mình là Nhànước Các tổ chức Thanh tra Nhà nước tạo điều kiện để nhân dân thực hiện quyền dânchủ của mình thông qua việc tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân;thông qua việc giúp đỡ các Ban Thanh tra nhân dân hoạt động Đồng thời, qua việcxem xét, kết luận và kiến nghị giải quyết khiếu nại, tố cáo, phát hiện kịp thời những

Trang 18

biểu hiện quan liêu, tiêu cực, có biện pháp xử lý, khắc phục, góp phần bảo vệ quyền

và lợi ích của nhân dân

1.1.3 Mục đích và nguyên tắc của hoạt động thanh tra thu, chi NSNN

Mục đích thanh tra là nội dung quan trọng đã được pháp luật thanh tra trướcđây đề cập, song từ yêu cầu công tác quản lý nên mỗi giai đoạn cụ thể mục đích củathanh tra có sự thay đổi nhất định Nếu như Luật Thanh tra năm 2004 đề cao mục

đích thanh tra là “phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật” thì

Luật Thanh tra năm 2010 đã thể hiện rõ hơn mục đích thanh tra theo tư tưởng củaChủ tịch Hồ Chí Minh “thanh tra là tai mắt của trên, là người bạn của dưới” Tại Điều

2, Luật Thanh tra năm 2010 đã chỉ rõ:

Mục đích hoạt động thanh tra nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý,chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện phápkhắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan,

tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực;góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích củaNhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân [7]

Mục đích hoạt động thanh tra nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý,chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện phápkhắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan,

tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực;góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích củaNhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân

- Phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật Đây là mục

tiêu chủ yếu, trực tiếp của hoạt động thanh tra Thanh tra là hoạt động thường xuyêncủa cơ quan quản lý nhà nước nhằm đảm bảo cho các quyết định quản lý được chấphành, bảo đảm mọi hoạt động của tổ chức, cá nhân tuân thủ đúng quy định của phápluật Chính tính chất thường xuyên của hoạt động thanh tra có tác dụng phòng ngừacác hành vi vi phạm pháp luật Bởi vì các cuộc thanh tra thường chỉ rõ những saiphạm, lệch lạc cần phải chấn chỉnh trong hoạt động của đối tượng thanh tra, kể cảnhững việc chưa xảy ra nhưng đang có nguy cơ hoặc dấu hiệu của sự vi phạm

- Phát hiện, xử lý các vi phạm pháp luật cũng là mục tiêu quan trọng của hoạtđộng thanh tra Chúng ta đang hướng đến một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa,

Trang 19

mà một trong những yêu cầu quan trọng của nó là phải tăng cường pháp chế, kỷcương pháp luật trong mọi hoạt động của cơ quan, tổ chức và trong cách thức hành xửcủa mọi công dân Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải được phát hiện nhanhchóng và xử lý nghiêm minh Hoạt động thanh tra là xem xét việc làm của các tổchức, cá nhân trên cơ sở những quy định của pháp luật và tìm ra những việc làm viphạm và những người sai phạm để đánh giá tính chất, mức độ vi phạm, từ đó kiếnnghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý những vi phạm đó.

- Phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách pháp luật để kiếnnghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục Hoạt động thanh trakhông chỉ nhằm phát hiện và xử lý những vi phạm pháp luật, mà còn giúp cho cơquan quản lý nhà nước đánh giá lại bản thân cơ chế, chính sách, các quy định củapháp luật, các quyết định quản lý của mình xem nó đã phù hợp với thực tiễn cuộcsống hay chưa, để kịp thời thay đổi, bổ sung khắc phục các sơ hở, khuyết điểm đó

- Phát huy nhân tố tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhànước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân Đây lànhững mục tiêu gián tiếp nhưng cũng không kém phần quan trọng của hoạt độngthanh tra

Nguyên tắc của hoạt động thanh tra là cơ sở và tư tưởng chỉ đạo xuyên suốttrong quá trình thực hiện hoạt động của các cơ quan thực hiện chức năng thanh tranhà nước Nguyên tắc thể hiện những định hướng chủ đạo trong hoạt động thanh tra.Tại Điều 7, Luật Thanh tra 2010 đã quy định những nguyên tắc của thanh tra: “Tuântheo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịpthời Không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơquan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơquan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra [7]”

1.1.4 Đặc điểm và phân loại hoạt động thanh tra thu, chi NSNN

Hoạt động quản lý và quản lý nhà nước luôn luôn gắn liền một cách kháchquan với công tác kiểm tra Khi xem thanh tra như một loại hình kiểm tra tức làchúng ta đã xác định tính tất yếu của nó Đó là nhiệm vụ chấn chỉnh quá trình quản lý

để đảm bảo rằng các mục tiêu của quản lý sẽ được hoàn thành tốt, có hiệu quả đảmbảo giữ gìn được kỷ cương phép nước Điều chỉnh các sai lệch chính là chức năng màqua đó thanh tra được thấy rõ như là một đầu mối mà qua đó các chức năng khác của

Trang 20

quản lý nhà nước có thể được nối lại với nhau Thanh tra chính là điều kiện để hoạtđộng quản lý có thể thực hiện chức năng tự điều chỉnh cần thiết; tính tất yếu củathanh tra đối với quản lý còn thể hiện ở chỗ nó làm cho hoạt động quản lý luôn luôn

có khả năng thích hợp với những biến đổi của đối tượng và môi trường quản lý.Thanh tra còn là phương pháp mà qua đó bộ máy quản lý nhà nước có thể tạo điềukiện cho mọi người, kể cả những người lao động ở các cơ sở, các cán bộ thừa hànhthực sự có thể tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước Thanh tra là một động cơ đểmột mặt vừa đòi hỏi trách nhiệm của cán bộ quản lý, nhưng mặt khác sẽ giúp hoạtđộng năng động sáng tạo hơn, tin tưởng hơn ở chính mình Tóm lại, có thể nói, tínhtất yếu của hoạt thanh tra trong quản lý nhà nước được thể hiện ở chỗ nó là bộ phận,một khâu của quá trình quản lý Nếu xét về nội dung của hoạt động thanh tra thì đó làmột chức năng quan trọng của bộ máy quản lý có vai trò điều chỉnh, kiểm tra, mởrộng và thúc đẩy hoạt động của bộ máy quản lý trong bất cứ giai đoạn nào

Thanh tra có những đặc điểm sau đây:

- Thanh tra gắn liền với quản lý nhà nước: Trong mối quan hệ giữa quản lý vàthanh tra thì quản lý nhà nước giữ vai trò chủ đạo, chi phối hoạt động của thanh tra(đề ra đường lối, chủ trương, quy định thẩm quyền của các cơ quan Thanh tra, sửdụng các kết quả, các thông tin từ phía các cơ quan Thanh tra)

- Thanh tra luôn mang tính quyền lực nhà nước: Thanh tra là một hoạt độngluôn luôn mang tính quyền lực nhà nước Chủ thể tiến hành thanh tra luôn luôn là cơquan nhà nước Thanh tra (với tư cách là một danh từ chỉ cơ quan có chức năng này)luôn luôn áp dụng quyền năng của Nhà nước trong quá trình tiến hành hoạt động củamình và nó nhân danh Nhà nước khi áp dụng quyền năng đó

- Thanh tra có tính độc lập tương đối: Đây là đặc điểm vốn có, xuất phát từbản chất của thanh tra Tính độc lập tương đối trong quá trình thanh tra được thể hiệntrên các điểm sau: tuân theo pháp luật; tự mình tổ chức các cuộc thanh tra trong cáclĩnh vực kinh tế - xã hội theo thẩm quyền đã được pháp luật quy định; ra các kết luận,kiến nghị, quyết định xử lý theo các quy định của pháp luật về thanh tra; chịu tráchnhiệm về Quyết định thanh tra của mình

Thanh tra nhà nước là việc xem xét, đánh giá, xử lý của cơ quan quản lý nhànước đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cánhân chịu sự quản lý theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật này

Trang 21

và các quy định khác của pháp luật Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính

và thanh tra chuyên ngành

- Thanh tra hành chính: Là hoạt động thanh tra của cơ quan quản lý nhà nướctheo cấp hành chính đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơquan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp

- Thanh tra chuyên ngành: Là hoạt động thanh tra của cơ quan quản lý nhànước theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hànhpháp luật, những quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý của ngành, lĩnhvực thuộc thẩm quyền quản lý

1.2 Quy trình và nội dung thanh tra thu, chi NSNN

1.2.1 Quy trình thanh tra thu, chi NSNN

Theo quy định tại Thông tư số 05/2014/TT-TTCP ngày 16/10/2014 của Thanhtra Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác của Đoàn thanh tra vàtrình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra thì quy trình thanh tra là trình tự cácbước công việc cụ thể phải tuân thủ khi thực hiện thanh tra, gồm một loạt các bướclogic với nhau từ khâu chuẩn bị đến khâu kết thúc thanh tra, thể hiện theo sơ đồ sau:

Bước 1 Chuẩn bị và quyết định thanh tra

- Thu thập thông tin: Lập đề cương thu thập thông tin với nội dung thông tin

cần thu thập, căn cứ theo các tiêu chí: Nguồn thông tin từ cơ sở dữ liệu của cơ quan(dữ liệu điện tử, tài liệu lưu trữ, theo dõi nắm tình hình); từ các báo cáo, phản ánh củacác cơ quan truyền thông (báo, đài,…) và đơn thư khiếu nại, tố cáo của các cơ quan,

tổ chức và cá nhân; nguồn thông tin từ các cơ quan quản lý nhà nước trong ngành Tàichính, cơ quan quản lý cấp trên và các cơ quan khác có liên quan; nguồn thông tin từkhảo sát trực tiếp tại cơ quan, đơn vị là đối tượng thanh tra

- Lập báo cáo khảo sát: Nêu các đặc điểm chính, cơ bản về tổ chức bộ máy,

nhân sự, đặc điểm và mô hình tổ chức công tác tài chính, kế toán: Tập hợp chính sáchchế độ tài chính mà đối tượng thanh tra đã và đang thực hiện, trong đó chú ý rút rađược những nội dung sẽ có vướng mắc trong quá trình thực hiện (Các văn bản phápquy, chế độ, chính sách, cơ chế, tiêu chuẩn định mức theo chuyên ngành; các văn bảnđặc thù riêng do cấp có thẩm quyền ban hành áp dụng cho cơ quan; quy chế chi tiêunội bộ, quy chế quản lý tài sản của cơ quan) Tình hình về hoạt động và vấn đề liênquan đến thu, chi tài chính: Các chỉ tiêu, nhiệm vụ do cơ quan cấp trên giao: biên chế:

Trang 22

về số lượng, chất lượng công việc, đề án, nhiệm vụ… phải thực hiện; các tiêu chíđánh giá kết quả, thời gian giải quyết công việc…Tình hình, số liệu tổng quát và chitiết về tài chính của đối tượng thanh tra: các nguồn thu, các khoản chi phân theo cơcấu các nguồn kinh phí (nguồn ngân sách nhà nước cấp, thu phí, lệ phí; thu khác…);những thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến việc thực hiện thu, chi của cơ quan Việcphân cấp, hoặc giao nhiệm vụ thu, chi cho đơn vị trực thuộc, xác định các khoản đượcphân cấp, số thực hiện so với nhiệm vụ giao (trường hợp có các đơn vị cấp dưới) Tổchức công tác kế toán, các quy định nội bộ (tổ chức và hoạt động), về kiểm soát, kiểmtra thu, chi ngân sách; về các quy định của cơ quan trong quản lý, điều hành thu - chi;đánh giá việc chấp hành các quy định, quy chế nội bộ trong lập, chấp hành dự toán;quyết toán thu, chi của cơ quan Tình hình về những hoạt động thanh tra, kiểm tra,kiểm toán của các cơ quan, tổ chức đối với đối tượng thanh tra liên quan đến thựctrạng tài chính thời kỳ thanh tra; những vấn đề khiếu nại, tố cáo liên quan đến côngtác thanh tra…Xác định những vấn đề nổi cộm, những dấu hiệu sai phạm về chínhsách, chế độ, về quản lý; những thuận lợi, khó khăn khi tiến hành thanh tra Đề xuấtnhững nội dung cần thanh tra, phạm vi, thời kỳ thanh tra, trong đó nêu rõ nội dungtrọng tâm; những tổ chức, cá nhân cần thanh tra, lực lượng, thời gian thanh tra.

- Ra quyết định thanh tra: Người được giao nhiệm vụ có trách nhiệm trình

người có thẩm quyền (Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước hoặc Thủ trưởng cơquan quản lý nhà nước) dự thảo quyết định thanh tra kèm theo báo cáo khảo sát.Người có thẩm quyền xem xét ký ban hành quyết định thanh tra Quyết định thanh traphải nêu rõ tên cơ quan là đối tượng thanh tra; nội dung, thời kỳ và thời hạn thanh tra;thành lập đoàn thanh tra và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan công tácthanh tra; gửi các cơ quan đơn vị liên quan theo quy định của pháp luật

- Xây dựng, phê duyệt kế hoạch thanh tra: Trưởng đoàn thanh tra có trách

nhiệm xây dựng Kế hoạch tiến hành thanh tra trình người ra quyết định thanh tra phêduyệt Kế hoạch thanh tra cần nêu rõ mục đích, yêu cầu, phạm vi cuộc thanh tra; nộidung thanh tra; thời kỳ thanh tra, thời hạn thanh tra, phương pháp tiến hành thanh tra;phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên của đoàn thanh tra; chế độ thông tinbáo cáo, việc sử dụng phương tiện, thiết bị, kinh phí và những điều kiện vật chất cầnthiết khác phục vụ hoạt động của Đoàn thanh tra

Trang 23

- Chuẩn bị triển khai thanh tra Sau khi lưu hành quyết định thanh tra,

trưởng đoàn thanh tra thực hiện: Thông báo kế hoạch và yêu cầu đối tượng thanh trachuẩn bị những công việc liên quan tới buổi công bố quyết định thanh tra; Thời gian,địa điểm và thành phần dự họp công bố quyết định thanh tra Những yêu cầu đốitượng thanh tra chuẩn bị báo cáo đoàn thanh tra tại buổi công bố quyết định thanh tra;họp đoàn, chuẩn bị các điều kiện cần thiết

Bước 2 Tiến hành thanh tra

- Công bố quyết định thanh tra: Trong thời hạn theo quy định của Pháp luật,

Trưởng đoàn thanh tra thực hiện việc công bố quyết định thanh tra với đối tượngthanh tra Yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo đoàn thanh tra những nội dung màtrưởng đoàn thanh tra đã thông báo và những nội dung cần chuẩn bị tiếp khi đoàn bắtđầu thanh tra Lập biên bản cuộc họp công bố quyết định thanh tra

- Thực hiện thanh tra Khi thực hiện thanh tra, căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ của

cuộc thanh tra để áp dụng toàn bộ hoặc từng nội dung nêu dưới đây:

+ Thanh tra việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ về tài chính

+ Thanh tra việc lập, giao dự toán: Thanh tra việc lập, giao dự toán chi; việc

lập dự toán thu; Thanh tra việc giao dự toán cho đơn vị dự toán cấp dưới

+ Thanh tra thực hiện dự toán thu: Thanh tra nguồn kinh phí NSNN cấp và

nguồn thu khác theo quy định: Tập hợp số liệu thực thu trong kỳ thanh tra đối với cácnguồn thu: viện trợ, tài trợ, quà biếu, quà tặng, hoa hồng, phí, lệ phí, thu khác…; xácđịnh đánh giá đúng, sai việc áp dụng các quy định của nhà nước đối với các nguồnthu: viện trợ, tài trợ, quà biếu, quà tặng, hoa hồng, phí, lệ phí, thu khác; xác địnhchênh lệch giữa số thực thu với dự toán, nguyên nhân; cơ quan đã hạch toán vào đâu,đúng sai so với chế độ Nhà nước quy định Trường hợp cơ quan phản ánh ngoài sổsách kế toán thì xác định rõ nguyên nhân và việc sử dụng để xử lý; đối với các khoảnthu phí, lệ phí: Kiểm tra chọn mẫu hồ sơ thu phí, lệ phí của một số đối tượng để xácđịnh tính đúng đắn trong việc thu phí, lệ phí

+ Thanh tra thực hiện dự toán chi: Việc sử dụng kinh phí thực hiện chế độ

tự chủ; các khoản chi cho hoạt động nghiệp vụ chuyên môn đã được quy định cụ thểtrong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị; các khoản chi cho hoạt động nhiệm vụchuyên môn chưa có quy định cụ thể trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị; đánhgiá việc tiết kiệm chi; thanh tra việc sử dụng kinh phí không thực hiện chế độ tự chủ;

Trang 24

thanh tra nội dung chi sửa chữa lớn, mua sắm tài sản, thiết bị; kinh phí thực hiện đàotạo bồi dưỡng cán bộ, công chức và một số khoản kinh phí khác.

+ Thanh tra việc trích lập và sử dụng quỹ dự phòng ổn định thu nhập:

Xác định số đã trích lập quỹ dự phòng ổn định thu nhập, nguồn trích, đúng sai so vớiquy định; căn cứ các quy định nhà nước và quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đốichiếu số liệu đã hạch toán, xác định việc sử dụng quỹ dự phòng ổn định thu nhậpđúng sai so với quy định

+ Thanh tra việc quản lý, sử dụng tài sản cố định: Tập hợp các báo cáo

kiểm kê, sổ kế toán theo dõi tài sản cố định, báo cáo quyết toán và các văn bản xử lýchênh lệch phát sinh khi kiểm kê…; Kiểm tra, đánh giá tính tuân thủ các quy định vềquản lý, sử dụng tài sản (giao, nhận, bảo quản, sửa chữa, theo dõi, hạch toán kế toán);tính đầy đủ, hợp pháp của các hồ sơ tài liệu về quản lý tài sản cố định; Kiểm tra, đánhgiá tính tuân thủ các quy định trong thực hiện nhượng bán, thanh lý tài sản cố định;

về quản lý, giao, nhận quyền sử dụng đất và thu, chi phát sinh trong quá trình quản lý,giao, nhận quyền sử dụng đất

+ Thanh tra thu nộp thuế thu nhập cá nhân: Thuế thu nhập cá nhân của cán

bộ, nhân viên trong đơn vị ngoài đơn vị

+ Thanh tra việc chấp hành pháp luật về kế toán: Việc chấp hành quy định

về chứng từ, sổ sách kế toán; việc chấp hành quy định về lập, gửi và công khai báocáo tài chính; việc bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán; tổ chức bộ máy kế toán, bố tríngười làm kế toán; áp dụng chế độ kế toán, tài khoản kế toán và các quy định khác

+ Thanh tra việc thực hiện công khai tài chính: Yêu cầu đơn vị cung cấp

các văn bản hướng dẫn công khai tài chính của đơn vị và cấp có thẩm quyền; đánh giá

về nội dung, phương thức, thời điểm công khai tài chính, phân bổ dự toán, quyết toánngân sách: những nội dung cơ quan phải công khai theo quy định, những nội dung đãcông khai, những nội dung chưa công khai, nguyên nhân, trách nhiệm của thủ trưởng

và cá nhân có liên quan

Bước 3 Kết thúc thanh tra

- Báo cáo kết quả thanh tra và dự thảo Kết luận thanh tra

Kết thúc thanh tra tại từng đơn vị được thanh tra theo quyết định thanh tra.Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm lập, thông qua và ký Biên bản thanh tra với đốitượng thanh tra trong thời hạn của cuộc thanh tra theo yêu cầu của người được giao

Trang 25

chỉ đạo Đoàn thanh tra Biên bản thanh tra ghi rõ tình hình, những sai, đúng so vớiquy định của pháp luật.

Trong thời hạn theo quy định, Trưởng đoàn thanh tra lập Báo cáo kết quảthanh tra, ký và gửi tới người ra quyết định thanh tra, kèm theo bản dự thảo Kết luậnthanh tra

Báo cáo kết quả thanh tra phải nêu rõ kết quả công việc theo kế hoạch thanhtra đã được duyệt, những ý kiến giải trình của đối tượng thanh tra; đề xuất những nộidung kiến nghị xử lý về kinh tế, hành chính, pháp luật với đối tượng thanh tra; ý kiến

đề xuất, kiến nghị đối với cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp và các cơ quan quản lýnhà nước có liên quan

Dự thảo Kết luận thanh tra phải phản ánh tình hình chung, nội dung kết luận vàkiến nghị xử lý Mỗi nội dung kết luận phải nêu rõ sự việc, căn cứ đúng, sai, nguyênnhân, trách nhiệm, hình thức xử lý, thời hạn chấp hành

Trưởng đoàn thanh tra phải tổ chức lấy ý kiến tham gia bằng văn bản của cácthành viên Đoàn thanh tra và Báo cáo kết quả thanh tra và dự thảo Kết luận thanh tra.Văn bản tham gia ý kiến của thành viên Đoàn thanh tra phải lưu hồ sơ thanh tra Kiếnnghị của Trưởng đoàn và của các thành viên Đoàn thanh tra được thực hiện theo quyđịnh của pháp luật

- Kết luận thanh tra và lưu hành kết luận thanh tra

Trong thời hạn theo quy định của pháp luật về thanh tra, người ra quyết địnhthanh tra xem xét và ra văn bản Kết luận thanh tra Trong quá trình xem xét, người rakết luận thanh tra có thể yêu cầu Trưởng đoàn thanh tra, các đối tượng được thanh tragiải trình, bổ sung tài liệu, chứng cứ về những vấn đề dự kiến kết luận chưa rõ

Trước khi ra văn bản Kết luận thanh tra, người ra quyết định thanh tra hoặcngười được giao quyền tổ chức làm việc với đối tượng được thanh tra về Dự thảo Kếtluận thanh tra Cuộc họp làm việc phải được lập thành biên bản, ghi ý kiến các bêntham gia

Kết luận thanh tra được gửi cho đối tượng thanh tra và thực hiện công khaitheo quy định của Luật Thanh tra và quy định cụ thể của Bộ Tài chính

- Bàn giao, lưu trữ hồ sơ thanh tra

Sau khi lưu hành Kết luận thanh tra, trong thời hạn quy định, Trưởng đoàn cótrách nhiệm bàn giao hồ sơ cuộc thanh tra cho những bộ phận hoặc người được giao

Trang 26

nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và quy chế của cơ quan Việc bàn giao hồ sơ,tài liệu phải được lập thành biên bản, biên bản giao nhận hồ sơ được lưu vào hồ sơcuộc thanh tra.

- Họp rút kinh nghiệm Đoàn thanh tra

Trong thời hạn quy định, Trưởng đoàn có trách nhiệm triệu tập các thành viêntrong Đoàn thanh tra, họp rút kinh nghiệm, đánh giá ưu, nhược điểm của cuộc thanhtra từ khâu chuẩn bị cho đến bàn giao hồ sơ tài liệu, rút ra bài học kinh nghiệm; đềxuất khen thưởng người làm tốt và xử lý những người có sai phạm Cuộc họp rút kinhnghiệm được lập thành biên bản, lưu hồ sơ thanh tra

1.2.2 Nội dung công tác thanh tra thu, chi NSNN

Căn cứ Quyết định số 46/QĐ-BTC, ngày 07/01/2013 của Bộ trưởng Bộ Tàichính về việc ban hành quy trình thanh tra ngân sách huyện thuộc tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương [1], nội dung thanh tra thu, chi ngân sách nhà nước gồm có:

- Thanh tra việc triển khai chế độ chính sách về thu, chi ngân sách

-Thanh tra việc lập, quyết định và giao dự toán NSNN;

- Thanh tra việc chấp hành NSNN;

- Thanh tra việc quyết toán NSNN

- Thanh tra việc thực hiện chế độ công khai ngân sách nhà nước;

Trong các nội dung tiến hành thanh tra cần xác định rõ nội dung trọng tâm,trọng điểm.Xây dựng nội dung chi tiết cho từng nội dung thanh tra; những nơi đếnthanh tra, kiểm tra, xác minh; thời gian thực hiện

1.2.2.1 Thanh tra việc triển khai chế độ chính sách về thu, chi ngân sách

Việc thanh tra triển khai chế độ chính sách về thu, chi ngân sách phải dựa vàocác văn bản chính sách sau:

- Căn cứ quy định của chế độ chính sách nhà nước về quản lý tài chính, ngânsách (Luật Ngân sách, Luật Thuế, Pháp lệnh Phí lệ phí; Luật Đấu thầu ), các quyđịnh hoặc hướng dẫn của chính quyền nhà nước cấp tỉnh để xác định các nội dungchính quyền nhà nước huyện phải ban hành văn bản quy định hoặc hướng dẫn để thựchiện trong thời kỳ thanh tra hoặc liên quan đến nội dung trong thời kỳ thanh tra

- Tập hợp các văn bản huyện đã ban hành quy định hoặc hướng dẫn để triểnkhai, thực hiện chế độ chính sách về quản lý tài chính, ngân sách

Trang 27

- Đối chiếu với yêu cầu để xác định các việc huyện chưa triển khai, tổ chứcthực hiện chế độ chính sách về quản lý tài chính, ngân sách của nhà nước, quy địnhcủa tỉnh trên địa bàn huyện, nguyên nhân.

- Kiểm tra, phát hiện văn bản huyện đã quy định, hướng dẫn không đúng,không đầy đủ chế độ của nhà nước và quy định của tỉnh; nguyên nhân

- Kiểm tra, xác định các thiệt hại, tổn thất cho ngân sách nhà nước hoặc ảnhhưởng đến quyền lợi của tập thể, cá nhân do huyện ban hành văn bản quy định,hướng dẫn không đúng nêu trên Xác định trách nhiệm của tập thể, cá nhân đã banhành văn bản quy định, hướng dẫn không đúng, đề xuất kiến nghị xử lý

1.2.2.2 Thanh tra việc lập, quyết định và giao dự toán ngân sách

* Thanh tra việc lập và quyết định dự toán thu ngân sách

- Căn cứ vào quyết định giao dự toán ngân sách của UBND tỉnh cho huyện,Nghị quyết của HĐND huyện quyết định dự toán ngân sách của huyện để lập bảngtổng hợp số liệu tình hình về dự toán thu ngân sách Chi tiết theo từng loại, khoản thutrên địa bàn (theo biểu mẫu số 01/TTTC-NSH đính kèm);

- Xác định số tăng, giảm giữa dự toán thu UBND tỉnh giao và HĐND huyệnquyết định gồm cả tổng số thu và chi tiết từng loại, khoản thu trên địa bàn

- Xác lập các căn cứ địa phương quyết định số thu tăng, giảm so với số giaocủa UBND tỉnh về tổng số thu và chi tiết từng loại, khoản thu trên địa bàn huyện.Kiểm tra xác định tính đúng đắn của các căn cứ làm cơ sở quyết định tăng hoặc giảm

số thu ngân sách nêu trên của huyện

- Rà soát tình hình, số liệu các năm trước liền kề và năm hiện tại, tình hìnhbiến động về kinh tế xã hội tại địa phương, các yếu tố ảnh hưởng đến số thu do thayđổi chế độ chính sách để phát hiện đối tượng, nguồn thu chưa được đưa vào dự toánthu ngân sách

- Xác định tính đúng đắn về việc tính tổng số thu ngân sách huyện gồm: cáckhoản thu ngân sách được hưởng trên tổng số thu ngân sách trên địa bàn theo quyđịnh về tỷ lệ phân chia số thu giữa các cấp ngân sách thuộc ngân sách địa phương(gồm số thu của ngân sách cấp huyện và số thu ngân sách cấp xã được hưởng); cáckhoản thu từ ngân sách cấp tỉnh bổ sung cho huyện (gồm số thu bổ sung cân đối và bổsung có mục tiêu)

Trang 28

- Phân tích tính tích cực của dự toán thu, việc chấp hành quy định về chỉ tiêuphấn đấu tăng thu hàng năm, những khó khăn vướng mắc.

* Thanh tra việc lập, quyết định dự toán chi ngân sách

- Căn cứ vào quyết định giao dự toán ngân sách của UBND tỉnh cho huyện,Nghị quyết của HĐND huyện quyết định dự toán ngân sách của huyện để lập bảngtổng hợp số liệu tình hình về dự toán chi ngân sách Chi tiết theo từng loại, khoản chitrên địa bàn (theo biểu mẫu số 02/TTTC-NSH đính kèm)

- Xác định số tăng, giảm giữa dự toán chi UBND tỉnh giao và HĐND huyệnquyết định về cả tổng số chi và chi tiết từng loại, khoản chi ngân sách của huyện

- Xem xét việc huyện chấp hành các quy định của TW và của tỉnh về quyếtđịnh dự toán chi một số nội dung:

+ Những nội dung chi bắt buộc huyện phải bố trí không thấp hơn mức dự toántỉnh giao (nếu có); số chênh lệch bố trí thấp hơn, không bố trí hoặc bố trí không đúngnội dung, nguyên nhân

+ Những nội dung chi phải tương ứng với các khoản thu, gắn với một số nộidung chi cụ thể theo yêu cầu về điều hành ngân sách của Chính phủ và của tỉnh từnggiai đoạn như: Bố trí chi từ nguồn thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết

+ Những nội dung chi từ nguồn huyện quyết định tăng thu so với dự toánUBND tỉnh giao với quy định về sử dụng nguồn tăng thu theo quy định của LuậtNgân sách nhà nước và yêu cầu tổ chức điều hành, thực hiện dự toán ngân sách nhànước từng thời kỳ của Chính phủ và của tỉnh

+ Những nội dung bố trí dự toán chi từ nguồn thưởng vượt thu ngân sách nămtrước (nếu có)

- Xác lập những căn cứ để huyện lập và ra quyết định dự toán chi như: Quyđịnh về phân cấp nhiệm vụ chi; tiêu chuẩn định mức chi ngân sách; số biên chế cán

bộ, công chức, viên chức nhà nước cấp huyện được tỉnh giao v.v

- Xem xét đánh giá tính đúng đắn về các nội dung của quyết định dự toán chi:+ Việc quyết định tổng mức dự toán chi của ngân sách cấp huyện và tổng mứcchi ngân sách cấp xã thuộc huyện theo quy định về phân cấp nhiệm vụ chi và tiêuchuẩn định mức chi ngân sách;

+ Việc tăng hoặc giảm số chi của HĐND huyện quyết định so với dự toánUBND tỉnh giao; mức chi và căn cứ chi cho từng nội dung

Trang 29

+ Việc quyết định phân bổ dự toán chi ngân sách cấp huyện trên cơ sở các căn

cứ chi

- Đối với một số huyện được tỉnh giao dự toán chi chương trình MTQG vànguồn kinh phí hỗ trợ có mục tiêu được HĐND huyện xem xét, quyết định trong dựtoán chi ngân sách huyện:

+ Tổng hợp số liệu tình hình về dự toán chi các CTMT và hỗ trợ có mục tiêutại địa phương

+ Xác định số tăng, giảm giữa dự toán chi UBND tỉnh giao và HĐND huyệnquyết định về tổng số chi và chi tiết từng loại chi gồm: chi đầu tư; chi sự nghiệp chotừng chương trình mục tiêu

- Phân tích làm rõ nguyên nhân của việc huyện quyết định chênh lệch tăng,giảm so với UBND tỉnh giao Trường hợp giảm so với UBND tỉnh giao, kiểm tra xácđịnh rõ nguồn vốn còn dư đã bố trí chi cho nội dung chi khác, nguyên nhân

* Thanh tra về cân đối dự toán thu, chi ngân sách

Căn cứ vào dự toán thu chi ngân sách huyện đã được Hội đồng nhân dânhuyện quyết định và kết quả thanh tra việc quyết định dự toán thu, chi ngân sách củahuyện nêu trên đây:

- Kiểm tra xác định tính cân đối thu, chi của ngân sách ngân sách huyện Khikiểm tra cân đối thu, chi ngân sách huyện cần kiểm tra cân đối tổng thể và chi tiếtgồm cân đối thu, chi ngân sách cấp huyện, cân đối thu, chi ngân sách cấp xã

- Phân tích làm rõ nguyên nhân của số chênh lệch cân đối thu, chi

- Đối với ngân sách xã, khi thanh tra việc quyết định dự toán thu, chi ngânsách của xã: Căn cứ vào quyết định giao dự toán ngân sách của UBND huyện cho xã,Nghị quyết của HĐND xã quyết định dự toán ngân sách của xã tiến hành tương tựtheo các mục nêu trên

* Thanh tra việc giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách của UBND huyện

+ Thanh tra việc giao nhiệm vụ thu ngân sách:

- Tổng hợp số liệu về giao nhiệm vụ thu ngân sách theo các quyết định củaUBND huyện So sánh với dự toán theo Nghị quyết của HĐND huyện về tổng số vàtừng loại thu, cơ quan đơn vị thực hiện thu, quản lý thu (theo biểu số 01/TTTC-NSHđính kèm)

Trang 30

- Xác định các chỉ tiêu UBND huyện giao nhiệm vụ thu ngân sách cao, thấp,không giao, hoặc giao ngoài các chỉ tiêu trong dự toán HĐND huyện quyết định,nguyên nhân.

- Kiểm tra việc phân khai, quyết định giao dự toán thu ngân sách của UBNDhuyện đến từng đơn vị thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách về các căn cứ pháp lý, cơ sởgiao số thu cho từng đơn vị

+ Thanh tra việc giao nhiệm vụ chi ngân sách:

- Tổng hợp số liệu về giao nhiệm vụ chi ngân sách theo các quyết định củaUBND huyện So sánh với Nghị quyết của HĐND huyện về tổng số và chi tiết từngkhoản dự toán chi (theo biểu số 02/TTTC-NSH đính kèm)

- Xác định các chỉ tiêu UBND huyện giao nhiệm vụ chi ngân sách cao, thấp,không giao, hoặc giao ngoài các chỉ tiêu trong dự toán HĐND huyện quyết định,nguyên nhân

- Kiểm tra việc phân khai, giao dự toán chi thường xuyên đến từng đơn vị thụhưởng nguồn vốn ngân sách:

+ Loại hình hoạt động của đối tượng được giao dự toán (đơn vị hành chính nhànước; đơn vị sự nghiệp công lập; tổ chức chính trị xã hội v.v.)

+ Cơ chế tài chính đơn vị đang thực hiện (đơn vị hành chính thực hiện cơ chếkhoán biên chế, tự chủ về tài chính; đơn vị sự nghiệp có thu thực hiện tự chủ về tàichính; đơn vị sự nghiệp hoàn toàn do ngân sách bảo đảm hoạt động v.v.)

+ Định mức biên chế, định mức phân bổ chi ngân sách, tiêu chí phân bổ

- Kiểm tra việc phân khai, giao kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản:

+ Việc chấp hành thứ tự ưu tiên trong phân bổ các nguồn vốn đầu tư xây dựng

cơ bản như: Ưu trả nợ khối lượng xây lắp hoàn thành công trình đầu tư xây dựng cơbản, ưu tiên đầu tư công trình trọng điểm cấp bách, ưu tiên đầu tư cho một số lĩnhvực: giáo dục đào tạo; khoa học công nghệ; y tế v.v

+ Điều kiện bố trí kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm đối với các

dự án, công trình xây dựng; thời kỳ thực hiện dự án đầu tư theo quyết định đầu tưđược duyệt và theo quy định đối với các dự án đầu tư phân theo nhóm A, C

+ Việc cân đối và phân bổ các nguồn vốn đầu tư chi tiết cho dự án theo từngnguồn vốn (xây dựng cơ bản tập trung; nguồn thu từ tiền sử dụng đất; nguồn xổ sốkiến thiết; nguồn vốn khác v.v)

Trang 31

- Kiểm tra việc phân khai, giao kế hoạch vốn các chương trình mục tiêu và hỗtrợ có mục tiêu:

+ Tổng hợp số liệu UBND huyện đã phân khai, giao kế hoạch vốn (gồm cảvốn đầu tư xây dựng và vốn sự nghiệp) cho các chương trình mục tiêu và hỗ trợ cómục tiêu

+ Kiểm tra nội dung giao kế hoạch vốn phù hợp hoặc không phù hợp vớichương trình mục tiêu hoặc nội dung hỗ trợ có mục tiêu; Xác định số tăng, giảm giữa

số UBND tỉnh giao, dự toán HĐND quyết định với số UBND huyện phân khai, giao

kế hoạch cả tổng số và chi tiết từng chương trình mục tiêu, từng nguồn vốn hỗ trợ cómục tiêu Xác định nguyên nhân tăng giảm

Trường hợp UBND giao thấp hơn so với số UBND tỉnh giao hoặc HĐNDhuyện quyết định, kiểm tra xác định rõ nguồn vốn còn dư đã bố trí cho nội dung khác,nguyên nhân

+ Đánh giá sự hợp lý giữa mức vốn giao và tình hình triển khai thực hiện cácchương trình mục tiêu; nội dung hỗ trợ có mục tiêu

Thanh tra việc giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách của UBND xã: Căn cứ vàoNghị quyết của HĐND xã quyết định dự toán ngân sách của xã, quyết định giaonhiệm vụ thu, chi ngân sách của UBND xã tiến hành tương tự như trên

* Thanh tra việc chấp hành thời gian quyết định dự toán ngân sách của HĐND

và UBND

Căn cứ vào quy định của Luật Ngân sách nhà nước; quy định của Chính phủ,quy định của HĐND và UBND tỉnh về thời gian quyết định và giao dự toán ngânsách các cấp huyện, xã để kiểm tra đánh giá:

+ Việc chấp hành thời gian quyết định dự toán thu chi ngân sách của HĐNDhuyện, xã

+ Việc chấp hành thời gian giao dự toán thu, chi ngân sách, phân bổ kế hoạchvốn đầu tư cho các công trình xây dựng cơ bản, cho các chương trình mục tiêu củaUBND huyện, xã

1.2.2.3 Thanh tra việc chấp hành ngân sách nhà nước

* Thanh tra việc thực hiện dự toán thu ngân sách

+ Thanh tra việc thực hiện các chỉ tiêu dự toán thu ngân sách

Trang 32

- Lập bảng tổng hợp số liệu tình hình về thực hiện thu ngân sách trong kỳthanh tra của huyện, (theo biểu số 03/TTTC-NSH đính kèm).

- Xác minh, đối chiếu tại Chi cục Thuế huyện, Kho bạc Nhà nước huyện vềtổng số thu ngân sách và chi tiết từng khoản thu theo nội dung giao dự toán hoặc theosắc thuế

- Xác định số tuyệt đối và tỷ lệ phần trăm thực hiện của từng chỉ tiêu; so với

dự toán thu UBND tỉnh giao, HĐND địa phương quyết định, UBND địa phương giao

- Phân tích nguyên nhân thực hiện đạt hoặc không đạt dự toán thu ngân sáchđược giao

+ Thanh tra quản lý thu từ bán tài sản nhà nước:

- Tại phòng Tài chính - Kế hoạch huyện: Tổng hợp tình hình tài sản công củacác cơ quan, đơn vị nhà nước, trong đó tài sản bán, thanh lý trong kỳ thanh tra

- Xác định số tiền bán thanh lý tài sản, số đã nộp ngân sách, số còn nợ; làm rõnguyên nhân

- Chọn mẫu kiểm tra, xác minh về:

+ Trình tự thủ tục pháp lý trong nhượng bán thanh lý tài sản;

+ Tiền thu bán tài sản được sử dụng vào việc khác;

+ Phương án phải nộp không đúng, không đầy đủ

+ Thanh tra quản lý thu từ cho thuê tài sản nhà nước, thu từ dự án Nhà nướcđầu tư vốn:

- Tại phòng Tài chính - Kế hoạch huyện hoặc các phòng chức năng thuộchuyện: Tổng hợp tình hình, số liệu theo từng đối tượng Nhà nước cho thuê tài sản(thuê nhà, thuê kho bãi v.v) hoặc các dự án Nhà nước có đầu tư vốn có thu hồi (dự ánđầu tư chợ, đầu tư hạ tầng xã hội theo phương thức có thu hồi vốn v.v) trong thời kỳthanh tra (theo biểu số 04/TTTC-NSH đính kèm)

- Kiểm tra việc thực hiện thời gian thuê, mức tiền thuê, thời hạn phải nộp củahợp đồng cho thuê Qua đó phát hiện các trường hợp vi phạm thỏa thuận hợp đồngnhư: Thực hiện không đúng về thời gian thuê; nộp không đủ mức tiền thuê; chậm nộphoặc chây ì không nộp tiền thuê vào ngân sách nhà nước

- Kiểm tra việc thực hiện phương án được phê duyệt về đầu tư vốn ngân sách

có thu hồi vốn: số vốn đầu tư đã được quyết toán, thời hạn thu hồi, thời gian bắt đầuthu hồi vốn được duyệt Qua đó phát hiện các trường hợp không tuân thủ phương án

Trang 33

đầu tư được duyệt như: Dự án đầu tư xây dựng kéo dài, phát sinh tăng vốn; dự án đãhoạt động phát sinh số phải thu nhưng không thu hoặc chưa thu; số phải thu nhưngkhông thu được; dự án đầu tư thất thoát không thu hồi được vốn như quyết định phêduyệt đầu tư v.v.

+ Thanh tra quản lý thu từ xử phạt hành chính, bán hàng hóa tịch thu:

- Tổng hợp số liệu, báo cáo về số vụ việc xử lý vi phạm, số tiền xử phạt hànhchính, giá trị hàng tịch thu của các cơ quan Quản lý thị trường, Kiểm lâm thuộchuyện phát sinh trong kỳ Số liệu về số lần tổ chức bán đấu giá hàng tịch thu, số tiềnthu được từng vụ việc và thu nộp vào ngân sách (theo biểu số 05/TTTC-NSH đínhkèm)

- Đối chiếu số liệu phát sinh thu, chi tài khoản tạm giữ chờ xử lý của cơ quantài chính với số liệu báo cáo phát sinh số vụ việc xử lý vi phạm, số tiền xử phạt hànhchính của các cơ quan hữu quan để xác định số tiền thu xử phạt, bán hàng tịch thuchưa nộp kịp thời về tài khoản tạm thu chờ xử lý của cơ quan tài chính

- Kiểm tra việc thực hiện trình tự, thủ tục pháp lý của các quyết định xử lýtrích trừ chi phí cho đơn vị thực hiện, trích nộp ngân sách số tiền thu từ công tácchống kinh doanh trái pháp luật

- Phân loại số dư cuối kỳ của tài khoản tạm thu về hành vi kinh doanh tráipháp luật để đánh giá việc phối hợp, đôn đốc các cơ quan hữu quan xử lý trích nộpnguồn thu kịp thời vào ngân sách nhà nước

+ Thanh tra việc hạch toán kế toán các khoản thu phát sinh trên địa bàn huyện,thực hiện việc điều tiết sổ thu theo quy định giữa các cấp ngân sách:

- Kiểm tra việc hạch toán theo chương, khoản, hạng, mục theo quy định củamục lục ngân sách nhà nước đối với từng khoản thu phát sinh trên địa bàn huyện theoquy định của chế độ kế toán ngân sách;

- Kiểm tra việc thực hiện việc điều tiết số thu phát sinh trên địa bàn mỗi cấpngân sách (TW, tỉnh, huyện, xã) được hưởng theo quy định về tỷ lệ điều tiết giữa cáccấp ngân sách đối với từng loại khoản thu

+ Thanh tra các khoản thu phí, lệ phí được để lại chi quản lý qua ngân sách:

- Tổng hợp số thực hiện dự toán thu các khoản phí, lệ phí tại các đơn vị hànhchính, sự nghiệp, ngân sách các xã thuộc huyện có phát sinh thu được để lại một phần

Trang 34

để chi quản lý qua ngân sách (theo biểu số 06/TTTC-NSH đính kèm) Đánh giá tìnhhình thực hiện.

- Tổng hợp danh mục, nội dung các khoản phí, lệ phí có phát sinh thu được đểlại một phần để chi quản lý qua ngân sách trên đây

Kiểm tra xác định tính pháp lý về việc ban hành và thực hiện các khoản thu phí

lệ phí: quy định về mức thu, thẩm quyền thu, tỷ lệ nộp ngân sách và để lại cho đơn vịtheo chế độ

- Kiểm tra việc chấp hành chế độ quản lý thu phí, lệ phí của tổ chức, cơ quanđơn vị, các xã về chế độ biên lai ấn chỉ, mở sổ sách theo dõi phản ánh số thu và thựchiện nộp ngân sách gồm tính số phải nộp trên tổng thu, đã nộp hoặc chưa nộp ngânsách

* Thanh tra việc thực hiện dự toán chi ngân sách:

+ Thanh tra việc thực hiện các chỉ tiêu dự toán chi ngân sách:

- Lập bảng tổng hợp số liệu tình hình về thực hiện chi ngân sách của địaphương trong kỳ thanh tra (theo biểu số 07 /TTTC-NSH đính kèm)

- Xác định số tuyệt đối và tỷ lệ phần trăm thực hiện được của từng chỉ tiêu; sovới dự toán thu UBND tỉnh giao, HĐND huyện quyết định, UBND huyện giao

- Đánh giá mức độ thực hiện về tổng số và từng chỉ tiêu chi ngân sách Xácđịnh những yếu tố, nguyên nhân ảnh hưởng dẫn tới chi vượt cao hoặc thực hiện đạtthấp; mức độ ảnh hưởng cụ thể của từng yếu tố

+ Thanh tra việc quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản:

Tại phòng Tài chính - kế hoạch huyện và một số chủ đầu tư thanh tra, kiểm tra,xác minh các nội dung:

- Kiểm tra việc thực hiện giải ngân, thanh toán về tổng số và chi tiết theo từngnguồn vốn đã được giao Xác định tỷ lệ phần trăm thực hiện của từng chỉ tiêu đượcgiao; Phân tích, đánh giá chung việc thực hiện của từng nguồn vốn đầu tư, các nguyênnhân dẫn đến thực hiện kế hoạch vốn đạt thấp;

- Kiểm tra xác định tình trạng dự án giải ngân chậm; không giải ngân được sovới kế hoạch vốn đầu tư được giao; nguyên nhân của tình trạng trên;

- Kiểm tra phân loại theo thời gian tạm ứng gắn với thời gian, kế hoạch thicông, thực tế triển khai thi công của công trình để phát hiện các dự án tồn tại cáckhoản tạm ứng chậm thanh toán;

Trang 35

- Chọn, kiểm tra xác suất một số dự án việc chấp hành quy định về điều kiện,

hồ sơ, thủ tục pháp lý khi thanh toán, tạm ứng vốn đầu tư; quy trình, thời gian tiếpnhận xử lý hồ sơ đề nghị thanh toán, tạm ứng vốn đầu tư; tính đúng đắn, chính xáccủa giá trị khối lượng hoàn thành đề nghị thanh toán; kiểm tra việc chấp hành quyđịnh mức vốn tạm ứng; tỷ lệ, thời hạn thu hồi tạm ứng v.v ;

- Tổng hợp các dự án có khối lượng xây lắp hoàn thành (thuộc ngân sách cấptỉnh) đã được nghiệm thu hoặc được quyết toán, đã bảo đảm đầy đủ thủ tục pháp lýnhưng chưa được thanh toán lũy kế đến thời điểm tổng hợp; xác định các nguyênnhân chưa thanh toán

- Kiểm tra, đánh giá việc chấp hành chế độ quyết toán vốn đầu tư đối với côngtrình, dự án xây dựng hoàn thành cả về thời gian và mức vốn Xác định số đã đượcthẩm tra phê duyệt quyết toán trong kỳ thanh tra; số đã có quyết toán nhưng chưađược thẩm tra; số đã hoàn thành nhưng chưa có quyết toán; nguyên nhân của tìnhtrạng trên

+ Thanh tra việc quản lý chi thường xuyên:

- Kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện dự toán, xác định số tăng, giảm chithường xuyên cả về tổng số và chi tiết theo từng khoản chi; phân tích các nguyênnhân dẫn đến thực hiện tăng, giảm so với dự toán được giao

- Tổng hợp số bổ sung dự toán chi thường xuyên phát sinh trong năm, cân đốicác nguồn bổ sung dự toán; đánh giá việc chấp hành các quy định của Nhà nước trongviệc điều hành, xử lý quyết định bổ sung các khoản chi thường xuyên; kiểm tra tínhhợp lý, hợp pháp trong việc huy động các nguồn bổ sung tăng chi thường xuyên,(theo biểu số 08/TTTC-NSH đính kèm)

- Kiểm tra việc chấp hành chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêucủa Nhà nước và chính quyền địa phương ban hành

- Kiểm tra, xác định tính đúng, sai của việc thanh, quyết toán các khoản chi

- Kiểm tra, đánh giá việc chấp hành các quy định về xây dựng quy chế chi tiêunội bộ, việc trích lập sử dụng các quỹ; việc mua sắm quản lý tài sản công của các đơn

vị dự toán trên địa bàn

- Thanh tra tại một số đơn vị dự toán để đánh giá việc chấp hành dự toán ngânsách, việc chấp hành chế độ tài chính về quản lý thu chi trong kỳ

+ Thanh tra việc quản lý sử dụng nguồn cải cách tiền lương:

Trang 36

- Tổng hợp tình hình số liệu về việc trích lập tạo nguồn cải cách tiền lương; số

đã chi cải cách tiền lương trong năm, số còn dư nguồn cuối năm chuyển năm sau(theo Biểu số 09/TTTC-NSH đính kèm)

- Kiểm tra đánh giá việc chi chuyển nguồn cải cách tiền lương xác định tínhchính xác của số dư nguồn cải cách tiền năm trước chuyển sang;

- Kiểm tra việc tính và trích lập 10% tiết kiệm chi thường xuyên để tạo nguồncải cách tiền lương khi giao dự toán đầu năm

- Kiểm tra việc tính và trích lập nguồn cải cách tiền lương từ số thu vượt dựtoán của ngân sách huyện; việc tính và trích lập nguồn cải cách tiền lương từ số thuphí, lệ phí được để lại của các đơn vị thuộc huyện Xác định số phải trích, số đã trích,

số trích thừa, thiếu

- Kiểm tra tính chính xác việc tính nhu cầu chi cải cách tiền lương phát sinhtrong năm, việc cân đối các nguồn để chi cải cách tiền lương theo quy định Số đềnghị ngân sách cấp trên bổ sung trong trường hợp ngân sách huyện thiếu nguồn chicải cách tiền lương

- Kiểm tra tính chính xác số còn dư nguồn cải cách tiền lương cuối nămchuyển năm sau Việc chấp hành quy định về chi chuyển nguồn còn dư sang năm sau

Số quyết định chi chuyển nguồn thừa hoặc thiếu so với quy định

+ Thanh tra quản lý chi nguồn kinh phí chương trình mục tiêu và hỗ trợ cómục tiêu:

- Tổng hợp số liệu thực hiện kế hoạch vốn của từng chương trình mục tiêu vàcác khoản hỗ trợ có mục tiêu Đánh giá kết quả thực hiện so với dự toán của từngchương trình, nguyên nhân tăng giảm

- Kiểm tra tính phù hợp của việc điều chỉnh bổ sung tăng, giảm vốn của cácchương trình trong năm với mục tiêu của từng nguồn vốn theo quy định của TW vàcủa tỉnh Xác định số vốn bố trí, sử dụng không đúng mục tiêu và có kiến nghị xử lý

- Kiểm tra xác suất việc thực hiện giải ngân thanh toán tại một số chương trình,

dự án cụ thể, đánh giá căn cứ tạm ứng, thanh quyết toán vốn; xử lý những sai phạm,khuyết điểm về tạm ứng, thanh quyết toán vốn

+ Thanh tra việc quản lý sử dụng và thực hiện ghi thu, ghi chi các khoản thuphí, lệ phí được để lại quản lý qua ngân sách:

Trang 37

- Tổng hợp số quyết toán chi thực hiện ghi thu, ghi chi quyết toán ngân sáchcác khoản phí, lệ phí tại các đơn vị hành chính, sự nghiệp, ngân sách xã thuộc huyện

có phát sinh thu được để lại một phần để chi (theo biểu số 06/TTTC-NSH đính kèm).Đánh giá tình hình thực hiện

- Kiểm tra việc xác định số được để lại tại đơn vị chi theo cơ chế tự chủ, hoặcchi cho hoạt động bù đắp chi phí; xác định chênh lệch mức trích thừa hoặc thiếu đốivới mỗi nội dung nêu trên

- Kiểm tra việc sử dụng đảm bảo theo đúng mục tiêu và thực hiện chế độ tríchnguồn để thực hiện chế độ cải cách tiền lương; xác định mức trích tạo nguồn cải cáchtiền lương thừa hoặc thiếu theo quy định

- Xác định số quyết toán chi các khoản được để lại phải thực hiện thủ tục ghithu, ghi chi ngân sách Kiểm tra phát hiện ghi thu, ghi chi thừa, thiếu về đối tượng,các sai lệch, thừa thiếu về số liệu thu, chi từng đơn vị, nguyên nhân

- Kiểm tra tại đơn vị dự toán có phát sinh thu phí, lệ phí được để lại chi quản lýqua ngân sách trong việc thực hiện chế kế toán và chế độ báo cáo quyết toán

+ Thanh tra việc điều hành, xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình chấphành ngân sách:

a Thanh tra việc điều hành, sử dụng nguồn thu vượt dự toán, thưởng thu vượt

dự toán, tiết kiệm chi:

- Trên cơ sở hồ sơ quyết toán thu của huyện, xác định tổng số tăng thu ngânsách, số tiết kiệm chi Trong số tăng thu cần phân biệt rõ các khoản tăng thu từ tiền sửdụng đất để đầu tư và các khoản tăng thu để chi thường xuyên Xác định số đã chi từcác nguồn này và tính cân đối giữa số thu và chi từ các nguồn này

- Xác định số tiền (tăng thu, tiết kiệm chi) được sử dụng cho từng nội dungtheo quy định; số tiền đã sử dụng theo từng nội dung đó; số chênh lệch

- Xác định số được thưởng vượt thu theo các quyết định của cấp trên, nội dungcấp trên thực hiện từ thưởng vượt thu (nếu có); nguồn kinh phí từ số thưởng vượt thuthực tế đã được nhận

- Kiểm tra, phát hiện việc đúng sai trong phương án sử dụng lần đầu đượcduyệt, các phương án sử dụng bổ sung; việc đúng sai trong quá trình sử dụng thực tế

so với phương án đã được phê duyệt; việc đúng sai về thẩm quyền quyết định; nguyênnhân và biện pháp xử lý

Trang 38

b Thanh tra việc xử lý thu không đạt dự toán, phát sinh nhu cầu chi đột xuấtngoài dự toán:

- Trên cơ sở báo cáo quyết toán thu năm, xác định tổng số thu cân đối ngânsách huyện không đạt dự toán ảnh hưởng đến cân đối chi ngân sách huyện

- Tổng hợp các biện pháp xử lý của huyện (HĐND, UBND huyện) liên quanđến việc thu không đạt dự toán và bảo đảm cân đối dự toán thu, chi ngân sách Xácđịnh những nội dung chưa hợp lý, chưa đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước

c Thanh tra việc sử dụng dự phòng ngân sách:

- Căn cứ hồ sơ quyết toán, xác định tổng các khoản chi dự phòng phát sinhtrong năm theo các tiêu thức cơ bản: Nội dung khoản chi, số tiền, người quyết định.Tập hợp các quyết định chi dự phòng ngân sách của UBND, phân loại các khoản chitheo nội dung, tính chất công việc

- Thẩm quyền của người quyết định chi, đối chiếu nội dung, tính chất cáckhoản chi dự phòng so với quy định của Luật Ngân sách nhà nước và quy định củaChính phủ; Xác định các khoản chi dự phòng không đúng quy định, kiến nghị xử lýkhoản chi không đúng

Tổng hợp các sai phạm phát hiện qua thanh tra tại các nội dung thuộc Mục2.3.2 Thanh tra việc thực hiện dự toán chi ngân sách Phần B trên đây (theo biểu số10/TTTC-NSH đính kèm)

1.2.2.4 Thanh tra việc quyết toán ngân sách

- Kiểm tra việc chấp hành quy định về nghiệp vụ khóa sổ kế toán khi kết thúcnăm ngân sách của huyện, xã; việc thực hiện các quy định nghiệp vụ trong thời gianchỉnh lý quyết toán ngân sách theo quy định

- Kiểm tra các khoản chi chuyển nguồn ngân sách huyện, xã: Rà soát xác địnhtính chính xác, đúng đắn của các khoản chi chuyển nguồn sang ngân sách năm sau đểthực hiện; đối chiếu với những khoản đã chi chuyển nguồn xác định những khoản chi

Trang 39

chuyển nguồn không đúng, chi chuyển nguồn còn thiếu Xác định rõ nguyên nhân saiphạm, kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định.

- Kiểm tra việc xử lý kết dư ngân sách: Xác định số kết dư ngân sách, phântích cơ cấu khoản kết dư ngân sách từ các nguồn; xem xét việc quyết định xử lý số kết

dư ngân sách của cấp có thẩm quyền theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.Kiến nghị cấp có thẩm quyền quyết định xử lý số kết dư ngân sách lại theo đúng LuậtNgân sách

- Kiểm tra cân đối thu, chi ngân sách:

+ Xác định chính xác tổng nguồn thu ngân sách huyện sau thanh tra bao gồm:Thu ngân sách trên địa bàn ngân sách cấp huyện, cấp xã được hưởng theo phân cấp;thu bổ sung từ ngân sách cấp trên cho huyện (gồm cả bổ sung cân đối và bổ sung cómục tiêu); thu chuyển nguồn năm trước chuyển sang; thu kết dư năm trước chuyểnsang; thu khác;

+ Xác định tổng chi ngân sách huyện sau thanh tra (gồm chi ngân sách cấphuyện; chi ngân sách cấp xã) theo các nội dung chi: Chi đầu tư phát triển; chi thườngxuyên; chi dự phòng ngân sách; chi chuyển nguồn ngân sách năm sau v.v

+ Xác định số kết dư ngân sách qua thanh tra, so sánh với kết dư ngân sáchhuyện, xã đã quyết toán xác định chênh lệch, kiến nghị xử lý

1.2.2.5 Thanh tra việc thực hiện chế độ công khai ngân sách nhà nước

- Kiểm tra việc huyện hướng dẫn thực hiện chế độ công khai ngân sách nhànước theo quy định của Luật Ngân sách và quy định về chế độ công khai ngân sáchcủa nhà nước và của tỉnh

- Kiểm tra việc chính quyền cấp huyện tổ chức thực hiện chế độ nhà nước vàquy định của tỉnh về chế độ công khai ngân sách nhà nước

- Phân tích đánh giá những việc huyện đã thực hiện, chưa thực hiện, nhữngthiếu sót, khuyết điểm trong triển khai và tổ chức thực hiện về chế độ công khai ngânsách nhà nước; nguyên nhân

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thanh tra thu, chi NSNN

1.3.1 Các nhân tố chủ quan

- Việc tổ chức thực hiện hoạt động thanh tra thu, chi ngân sách: Tổ chức thanhtra phải gọn nhẹ, tập trung Hoạt động thanh tra phải có trọng tâm, trọng điểm Mộttrong những điều kiện cơ bản để đảm bảo cho cơ quan thanh tra thu, chi ngân sách

Trang 40

hoạt động có hiệu quả là hoạt động thanh tra phải có tính độc lập tương đối với hoạtđộng của cơ quan quản lý Cần phải có cơ chế loại trừ mọi sự can thiệp trái pháp luậtvào hoạt động thanh tra Có như vậy mới đảm bảo được hoạt động thanh tra kháchquan, trung thực, chỉ tuân theo pháp luật [5].

- Công tác chỉ đạo đối với hoạt động thanh tra thu, chi ngân sách: Chỉ đạo hoạtđộng của Đoàn thanh tra là nhiệm vụ được thực hiện thường xuyên trong các cơ quanthanh tra nhà nước, thuộc trách nhiệm trực tiếp của người ra quyết định thanh tra.Việc chỉ đạo hoạt động của Đoàn thanh tra là một trong những yếu tố quan trọngnhất, quyết định hiệu lực, hiệu quả của một cuộc thanh tra [5]

- Ý thức và năng lực, trình độ của cán bộ tham gia hoạt động thanh tra thu, chingân sách: Công tác thanh tra đòi hỏi người cán bộ thanh tra có năng lực, kinhnghiệm, không những tinh thông nghiệp vụ, giỏi về chuyên môn, mà họ còn hiểu biếtkhá sâu sắc về các vấn đề xã hội, nắm vững về các mối quan hệ hành chính, am hiểuluật pháp, giải quyết các mối quan hệ xã hội một cách minh bạch, công tâm theo đúngpháp luật và không trái với tập quán, đạo lý truyền thống của dân tộc Đối với cuộcthanh tra thu, chi ngân sách; để đảm bảo được hiệu quả công tác thanh tra, bản thânmỗi một thành viên Đoàn thanh tra phải chủ động trang bị kiến thức về các lĩnh vựctài chính, ngân sách, kế toán ; trên cơ sở đó thực hiện công tác kiểm tra, xác minh,đối chiếu văn bản, số liệu chính xác, khách quan, nhạy bén [5]

1.3.2 Các nhân tố khách quan

- Sự phối hợp của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong hoạt độngthanh tra thu, chi ngân sách: Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra,pháp luật hiện hành đã xác định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liênquan tới hoạt động này, trong đó có nhiều quy định về việc phối hợp trong hoạt độngthanh tra giữa các chủ thể, trong suốt quá trình của hoạt động thanh tra, nhất là tronggiai đoạn xử lý kết luận thanh tra hoặc xử lý các vụ vi phạm pháp luật phát hiện quathanh tra Khi kết thúc thanh tra, nếu đối tượng được thanh tra không phối hợp cùnglàm rõ các vấn đề chưa thống nhất thì chất lượng kết luận không cao [5]

- Công luận và dư luận xã hội: Công luận cũng như dư luận xã hội đã, đang

phát huy vai trò quan trọng vào quá trình quản lý và phát triển đất nước Đối với hoạtđộng thanh tra, nhiều cuộc thanh tra thu, chi ngân sách đã được dư luận quan tâm, chú

Ngày đăng: 06/06/2019, 18:30

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ trưởng Bộ Tài chính (2013), Quyết định số 46/QĐ-BTC ban hành quy trình thanh tra ngân sách huyện thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hà Nội Khác
2. Bộ trưởng Bộ Tài chính (2013), Quyết định số 46/QĐ-BTC ban hành quy trình thanh tra ngân sách huyện thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hà Nội Khác
1.1 Tính chi tiết, cụ thể, rõ ràng của đề cương yêu cầu báo cáonội dung thanh tra 1 2 3 4 5 Khác
1.2 Tính đầy đủ, chính xác, đúng đắn của nội dung thanh tra 1 2 3 4 5Tiến hành thanh tra Khác
1.3 Tính minh bạch, độc lập, khách quan của quá trình thanh trathu, chi ngân sách 1 2 3 4 5 Khác
1.4 Thái độ làm việc của thành viên Đoàn thanh tra thu, chi ngânsách 1 2 3 4 5 Khác
1.5 Tính chuyên nghiệp trong cách thức làm việc Đoàn thanh trathu, chi ngân sách 1 2 3 4 5 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w