1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác kế toán thu chi ngân sách xã tại xã lĩnh sơn, huyện anh sơn, tỉnh nghệ an

100 318 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 358,5 KB

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài: Ngân sách nhà nước là một phạm trù kinh tế mang tính lịch sử, nó phảnánh những là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan Nhà nướ

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập.

Tác giả luận văn tốt nghiệp

Hiền

Nguyễn Thị Hiền

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN 1

MỤC LỤC 2

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 11

DANH MỤC CÁC BẢNG 12

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ 13

LỜI MỞ ĐẦU 14

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN THU, CHI NGÂN SÁCH XÃ 1 7

1.3.Tổng quan về ngân sách xã và kế toán ngân sách xã 17

1.1.1 Khái quát chung về ngân sách xã 17

1.1.2 Khái quát chung về kế toán ngân sách xã 20

1.2 Nội dung công tác kế toán thu, chi ngân sách xã 22

1.2.1 Khái niệm, nội dung thu ngân sách xã 22

1.2.2 Nguyên tắc kế toán thu ngân sách xã 24

1.2.3 Chứng từ, tài khoản, sổ, báo cáo kế toán sử dụng 26

1.3 Nội dung công tác kế toán chi ngân sách xã 30

1.3.1 Khái niệm, nội dung chi ngân sách xã 30

1.3.2 Nguyên tắc kế toán chi ngân sách xã 31

1.3.3 Chứng từ, tài khoản, sổ, báo cáo kế toán sử dụng 32

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THU, CHI NGÂN SÁCH XÃ TẠI XÃ LĨNH SƠN 37

2.1 Khái quát đặc điểm chung về UBND xã Lĩnh Sơn. 37

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội trên địa bàn xã Lĩnh Sơn 37

2.1.2 Quá trình hình thành, phát triển của UBND xã Lĩnh Sơn 38

2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của UBND xã Lĩnh Sơn 39

2.1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của UBND xã Lĩnh Sơn 44

Trang 3

2.1.5 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại UBND xã Lĩnh Sơn 46

2.1.6 Tình hình thu, chi của xã Lĩnh Sơn 48

2.1.7 Các chính sách tài chính kế toán áp dụng tại UBND xã Lĩnh sơn 52 2.2 Thực trạng công tác kế toán thu ngân sách xã tại xã Lĩnh Sơn 59

2.2.1 Khái quát tình hình thu ngân sách xã tại xã Lĩnh Sơn 59

2.2.2 Thực trạng công tác kế toán thu ngân sách xã tại xã Lĩnh Sơn 61

2.3 Thực trạng công tác kế toán chi ngân sách xã tại xã Lĩnh Sơn 68

2.3.1 Khái quát tình hình chi ngân sách xã tại xã Lĩnh Sơn 68

2.3.2 Thực trạng công tác kế toán chi ngân sách xã tại xã Lĩnh Sơn 70

2.3.3 Phần mềm kế toán ứng dụng 78

2.4 Đánh giá thực trạng tổ chức công tác kế toán thu, chi trên địa bàn xã Lĩnh Sơn. 78

2.4.1 Những kết quả đạt được 78

2.4.2 Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân 80

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THU, CHI NGÂN SÁCH XÃ TẠI XÃ LĨNH SƠN 84

3.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán thu, chi ngân sách xã tại xã Lĩnh Sơn 84

3.2 Yêu cầu và quan điểm định hướng hoàn thiện công tác kế toán thu, chi ngân sách xã tại xã Lĩnh Sơn 85

3.2.1 Yêu cầu hoàn thiện công tác kế toán thu, chi ngân sách xã tại xã Lĩnh Sơn 85

3.2.2 Định hướng hoàn thiện công tác kế toán thu, chi ngân sách xã tại xã Lĩnh Sơn 86

3.3 Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán thu, chi ngân sách xã tại xã Lĩnh Sơn 86

3.3.1 Giải pháp hoàn thiện về quy định của Nhà nước 87

Trang 4

3.3.2 Giải pháp hoàn thiện về công tác kế toán thu, chi ngân sách xã tại xã

Lĩnh Sơn 88

3.4 Điều kiện thực hiện giải pháp 91

3.4.1 Đối với Nhà nước 91

3.4.2 Đối với đơn vị 91

KẾT LUẬN 95

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 97

PHỤ LỤC 98

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

HĐND: Hội đồng nhân dânKBNN Kho bạc nhà nướcKT-XH Kinh tế-xã hội NSNN Ngân sách nhà nước NSX Ngân sách xã

UBND Ủy ban nhân dânXDCB Xây dựng cơ bản

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang 7

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài:

Ngân sách nhà nước là một phạm trù kinh tế mang tính lịch sử, nó phảnánh những là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được

cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong mộtnăm để bảo đảm thực hiện các chức năng của Nhà nước; trong đó Ngân sách

xã là một bộ phận của ngân sách nhà nước do Uỷ ban nhân dân xã xây dựng

và quản lý; Hội đồng nhân dân xã quyết định, chịu trách nhiệm giám sát.Cùng với sự phát triển của đất nước, trong công tác kế toán-tài chính xã,thì kế toán các khoản thu-chi là một cấu phần rất quan trọng, giúp cho thựchiện tốt quản lý các khoản thu ngân sách xã, đồng thời hoàn thành tốt nhiệm

vụ chi hợp lý và đạt hiệu quả cao, nhằm đổi mới phát triển kinh tế của đấtnước

Trong bối cảnh chung của đất nước, việc quản lý thu, chi ngân sách ngàycàng có vai trò quan trọng không chỉ ở ngân sách trung ương mà còn ở ngânsách địa phương Hiện nay, yêu cầu đặt ra không chỉ là việc cân đối ngân sách

ở các địa phươngmà cần tăng cường nguồn thu ngân sách một cách hợp lý,đáp ứng nhu cầu chi thiết yếu cho việc quản lý nhà nước, cho việc phát triển

sự nghiệp kinh tế -văn hóa-xã hội Tuy nhiên, bên cạnh đó công tác quản lýthu, chi ngân sách nhà nước nói chung cũng như ngân sách địa phương nóiriêng vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế Thu ngân sách vẫn chưa bao quátđược các nguồn thu trên địa bàn, vẫn còn tình trạng thất thu, nguồn thu còn bịhạn chế Hiệu quả các nguồn chi ngân sách còn thấp, chi đầu tư còn dàn trải,thiếu tập trung dẫn đến hiệu quả đầu tư còn thấp, gây tình trạng lãng phí;nhiềunội dung chi còn vượt dự toán

Luật ngân sách nhà nước là hệ thống văn bản nhà nước, có pháp luậthướng dẫn công tác quản lý nền tài chính ngân sách xã, có quy định công tác

dự toán thu, chi đến việc quản lý cấp phát được hướng dẫn cũng như công tác

Trang 9

hạch toán kế toán ngân sách xã Luật công tác kế toán được Quốc hội nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thông qua ngày 17/06/2003 và đượcChủ tịch nước công bố theo lệnh số 12/2003/L/CTN, ngày 26/06/2003.Nghịđịnh số 128/2004/NĐ-CP, ngày 31/05/2004 quy định chi tiết và hướng dẫn thihành một số điều luật kế toán áp dụng trong lĩnh vực tài chính nói chung vàlĩnh vực ngân sách xã nói riêng ngày càng hoàn thiện hơn.

Ủy ban nhân dân xã Lĩnh Sơn Huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ an là mộtđơn vị hoạt động cấp 4 trong hệ thống 4 cấp của nhà nước (Trung ương, tỉnh,huyện, xã) về hoạt động thu, chi tài chính ngân sách Việc hạch toán tốt cáckhoản thu-chi ngân sách xã sẽ giúp đơn vị đạt được hiệu quả cao hơn trongcông việc, thúc đẩy tính tích cực trong mọi hoạt động tại địa phương, gópphần ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trên địa bàn nói riêng và chotoàn xã hội nói chung

Như vậy để quản lý chặt chẽ và tăng cường hiệu quả trong công tácquản lý thu, chi ngân sách ở địa phương thì một trong những công cụ quantrọng đó là việc hoàn thiện công tác kế toán các thu, chi ngân sách là vấn đềđáng được quan tâm và chú trọng

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề nói trên, tôi xin chọn đề

tài “Hoàn thiện công tác kế toán thu chi ngân sách xã tại xã Lĩnh Sơn,

huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:

(a) Tổng quan về công tác kế toán các khoản thu-chi ngân sách xã tạiUBND cấp xã, phường, thị trấn

(b) Tìm hiểu thực trạng công tác kế toán các khoản thu-chi ngânsách xã tại UBND xã Lĩnh Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An

(c) Đề xuất một số biện pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toáncác khoản thu-chi ngân sách xã tại UBND xã Lĩnh Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnhNghệ An

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:

Trang 10

Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu công tác kế toán các khoản thu-chingân sách xã tại UBND xã Lĩnh Sơn, huyện Anh Sơn,tỉnh Nghệ An.

Phạm vi nghiên cứu: Tại UBND xã Lĩnh Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnhNghệ An

Thời gian nghiên cứu: Các số liệu trong luận văn được tổng hợp của banăm gần nhất đó là năm 2013, 2014 và 2015

4 Phương pháp nghiên cứu:

Để hoàn thành chuyên đề này tôi đã sử dụng các phương pháp sau:

(a) Phương pháp thu thập, nghiên cứu tài liệu: tham khảo sách báo,tạp chí, các văn bản pháp luật, tra cứu Internet để thu thập những thông tincần thiết phục vụ cho việc hoàn thành đề tài nghiên cứu

(b) Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp số liệu: thống kênhững thông tin, dữ liệu thu thập được để tiến hành phân tích, đánh giá quátrình hạch toán các khoản thu-chi ngân sách xã qua các năm Trên cơ sở đó,

số liệu sẽ được tổng hợp lại để đưa ra những nhận định tổng hợp, khách quan

bàn xã Lĩnh Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An

Chương 3: Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán thu chi ngân

sách xã trên địa bàn xã Lĩnh Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An

Trang 11

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN THU, CHI NGÂN

SÁCH XÃ 1.1 Tổng quan về ngân sách xã và kế toán ngân sách xã

1.1.1 Khái quát chung về ngân sách xã

1.1.1.1 Khái niệm

Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong

dự toán đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thựchiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng của Nhà nước

Ngân sách nhà nước bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địaphương Trong đó, ngân sách xã là một bộ phận của ngân sách địa phương.Ngân sách xã là cấp cuối cùng trong phân cấp quản lý ngân sách Nhànước Ngân sách xã là toàn bộ các khoản thu chi trong dự toán đã được Hộiđồng nhân dân xã quyết định và được thực hiện trong một năm nhằm đảm bảonguồn tài chính cho chính quyền cấp xã trong quá trình thực hiện các chứcnăng, nhiệm vụ về quản lý kinh tế-xã hội trên địa bàn của chính quyền cấp xã

1.1.1.2 Đặc điểm ngân sách xã

Ngân sách xã là một cấp ngân sách trong hệ thống ngân sách Nhà nước,nên nó cũng mang đầy đủ những đặc điểm chung của ngân sách Nhà nước, đólà:

- Hoạt động của ngân sách cấp xã luôn gắn chặt với hoạt động của chính

quyền cấp xã

- Quản lý ngân sách xã nhất thiết phải tuân theo chu trình chặt chẽ và

phù hợp

- Phần lớn các khoản thu chi ngân sách xã được thực hiện theo phương

thức phân phối lại và không hoàn trả một cách trực tiếp

Trang 12

Ngoài những đặc điểm chung đã nêu trên thì ngân sách xã có những đặcthù riêng tạo nên sự khác biệt căn bản với các cấp ngân sách khác, đó là:

- Ngân sách xã là một quỹ tiền tệ của cơ quan chính quyền nhà nước cấp

cơ sở, hoạt động của quỹ được thực hiện trên hai phương diện: huy độngnguồn thu vào quỹ gọi thu NSX, phân phối và sử dụng quỹ gọi chi NSX

- Các chỉ tiêu thu chi ngân sách xã luôn mang tính chất pháp lý cao,

nghĩa là các chỉ tiêu này được quy định bằng văn bản pháp luật và được phápluật đảm bảo thực hiện

- Đằng sau quan hệ thu chi ngân sách xã là quan hệ lợi ích phát sinh

trong quá trình thu chi ngân sách xã giữa hai chủ thể: một bên là lợi ích chungcủa cộng đồng cấp cơ sở mà đại diện là chính quyền cấp xã, một bên chủ thểkinh tế xã hội

- Ngân sách xã là một cấp ngân sách vừa là một đơn vị dự toán đặc biệt.

Chính đặc thù này ảnh hưởng chi phối rất lớn đến quá trình tổ chức lập, chấphành và quyết toán ngân sách xã

Ngân sách xã vừa mang tính chất “lưỡng tính”, vừa là một cấp tự cân

đối thu chi, vừa là đơn vị trực tiếp chi tiêu, hay nói cách khác NSX vừa là mộtcấp ngân sách, vừa là đơn vị dự toán, nó không có đơn vị dự toán trực thuộcnào, nó vừa tạo nguồn thu vừa phân bổ nhiệm vụ chi

1.1.1.3 Vai trò của ngân sách xã

Ngân sách xã vừa là một cấp trong hệ thống NSNN, vừa là cấp ngânsách cơ sở, nó có vai trò hết sức quan trọng đối với chính quyền cấp xã Đểthực hiện được chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cấp xã thì đòi hỏi phải

có chính sách mạnh mẽ để điều chỉnh các hoạt động của xã đi đúng hướng,góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của Đảng và Nhà nước

- Ngân sách nhà nước cung cấp các phương tiện vật chất cho sự tồn tại

và hoạt động của Bộ máy nhà nước cấp cơ sở Thông qua thu NSX đã tập

Trang 13

trung nguồn lực để đáp ứng nhu cầu chi tiêu ở cấp xã như chi lương, sinh hoạtphí, chi cho quản lý hành chính, mua sắm thiết bị văn phòng.

- Ngân sách xã là công cụ để điều chỉnh, kích thích mọi hoạt động của xã

đi đúng hướng, đúng chính sách chế độ và tăng cường các mục tiêu phát triểnkinh tế-xã hội trên địa bàn xã Bằng việc đề ra hệ thống pháp luật, hệ thốngthuế đã kiểm tra, kiểm soát và điều chỉnh lại các hoạt động sản xuất kinhdoanh, dịch vụ trên địa bàn xã, chống lại các hoạt động kinh tế phi pháp, trốnthuế và nghĩa vụ đóng góp khác

- Ngân sách xã góp phần quan trọng trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng

nông thôn với phương châm “Nhà nước với nhân dân cùng làm” hệ thống

giao thông liên thôn, liên xã được xây dựng mới và nâng cấp thường xuyên,nhờ đó hệ thống giao thông nông thôn được cải thiện rõ nét, thúc đẩy pháttriển kinh tế-xã hội cũng như giao lưu kinh tế- văn hóa trên địa bàn xã Kinh

tế nông thôn từng bước chuyển dịch từ thuần nông sang nền kinh tế sản xuấthàng hóa, bộ mặt của làng xã từng bước được đổi mới, đời sống vật chất vàtinh thần được nâng lên, người dân được hưởng đầy đủ các phúc lợi xã hội từgiáo dục y tế…

- Ngân sách xã góp phần thực hiện tốt công tác văn hóa xã hội trên địa

bàn, cụ thể là: các khoản chi NSX cho hoạt động văn hóa, thể dục thể thaongày càng được quan tâm, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần củangười dân thôn xã Chi NSX để xây dựng và phát triển hệ thống truyền thôngthông tin trên địa bàn xã nhằm mở mang văn hóa, nhận thức của người dân,góp phần xây dựng thành công nông thôn mới Ngoài ra, các khoản chi NSXnhư chi thăm hỏi, tặng quà cho những gia đình có công với cách mạng, chi trợcấp cho những gia đình thương binh liệt sỹ, chi cứu tế xã hội ngày càng đượcquan tâm thường xuyên hơn, nhằm ổn định đời sống của một bộ phận ngườidân trên địa bàn

Trang 14

1.1.2 Khái quát chung về kế toán ngân sách xã

1.1.2.1 Khái niệm

Kế toán ngân sách xã việc thu thập, xử lý, kiểm tra, giám sát, phântích và cung cấp thông tin về toàn bộ hoạt động kinh tế- tài chính của xã,gồm: Hoạt động thu chi ngân sách và hoạt động tài chính khác ở xã

1.1.2.2 Yêu cầu kế toán ngân sách xã

Kế toán ngân sách xã phải đáp ứng đầy đủ và đồng bộ các yêu cầusau:

- Đầy đủ: Phản ánh đầy đủ nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh vàochứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngânsách xã;

- Kịp thời: Phản ánh kịp thời, đúng thời gian qui định các khoản thu, chingân sách và thu, chi hoạt động tài chính khác của xã;

- Rõ ràng, dễ hiểu và chính xác: Phản ánh rõ ràng, dễ hiểu và chính xácthông tin, số liệu về tình hình thu, chi ngân sách và hoạt động tài chính của xãnhằm cung cấp những thông tin cho UBND và HĐND xã;

- Trung thực: Phản ánh trung thực hiện trạng, bản chất sự việc, nội dung

và giá trị của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh ở xã;

- Liên tục: Thông tin số liệu kế toán ở xã phải được phản ánh liên tục từkhi phát sinh đến khi kết thúc hoạt động kinh tế tài chính, từ khi thành lập đếnkhi chấm dứt hoạt động Số liệu kế toán phản ánh kỳ này phải kế tiếp số liệu

kế toán của kỳ trước;

- Có hệ thống: Phải phân loại sắp xếp thông tin, số liệu kế toán theo trình

tự, có hệ thống và có thể so sánh được Chỉ tiêu do kế toán thu thập, phản ánhphải thống nhất với chỉ tiêu trong dự toán ngân sách về nội dung và phươngpháp tính toán

1.1.2.3 Nhiệm vụ kế toán ngân sách xã

Trang 15

Kế toán ngân sách xã có các nhiệm vụ sau:

- Thu thập, xử lý, kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi ngân sách, cácquỹ công chuyên dùng, các khoản thu đóng góp của dân, các hoạt động sựnghiệp, tình hình quản lý và sử dụng tài sản do xã quản lý và các hoạt độngtài chính khác của xã;

- Thực hiện kiểm tra, kiểm soát tình hình chấp hành dự toán thu, chingân sách xã, các qui định về tiêu chuẩn, định mức; tình hình quản lý, sửdụng các quỹ công chuyên dùng, các khoản thu đóng góp của dân; tình hình

sử dụng kinh phí của các bộ phận trực thuộc và các hoạt động tài chính kháccủa xã;

- Phân tích tình hình thực hiện dự toán thu, chi ngân sách, tình hình quản

lý và sử dụng tài sản của xã, tình hình sử dụng các quỹ công chuyên dùng;cung cấp thông tin số liệu, tài liệu kế toán tham mưu, đề xuất với UBND,HĐND xã các giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hộitrên địa bàn xã

- Lập báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán ngân sách để trình raHĐND xã phê duyệt, phục vụ công khai tài chính trước nhân dân theo quiđịnh của pháp luật và gửi Phòng TC-KH để tổng hợp vào ngân sách nhà nước

1.1.2.4 Nội dung công tác kế toán ngân sách xã

Nội dung công tác kế toán ngân sách và tài chính xã bao gồm:

- Kế toán tiền mặt, tiền gửi tại Kho bạc: Phản ánh số hiện có và tình hìnhbiến động các khoản tiền mặt tại quỹ của xã, tiền thuộc quỹ ngân sách và tiềngửi khác của xã tại KBNN;

- Kế toán các khoản thu ngân sách: Phản ánh các khoản thu ngân sách xã

đã qua Kho bạc, các khoản thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc và nhữngkhoản thoái thu ngân sách hoàn trả cho các đối tượng được hưởng;

Trang 16

- Kế toán các khoản chi ngân sách: Phản ánh các khoản chi thường

xuyên, chi đầu tư xây dựng cơ bản theo dự toán ngân sách đã được Hội đồngnhân dân xã quyết định vào chi ngân sách xã đã qua Kho bạc, chi ngân sách

xã chưa qua Kho bạc và việc quyết toán các khoản chi theo Mục lục ngânsách nhà nước;

- Kế toán các quỹ công chuyên dùng của xã: Phản ánh số hiện có và tình

hình biến động từng loại quỹ công chuyên dùng;

- Kế toán thanh toán:

+ Phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợphải thu của các đối tượng;

+ Phản ánh các khoản nợ phải trả của xã về dịch vụ đã sử dụng chưathanh toán cho người bán, người nhận thầu và các khoản nợ phải trả khác củaxã;

- Kế toán các hoạt động tài chính khác của xã: Phản ánh các khoản thu,

chi của các hoạt động tài chính khác như: Thu, chi hoạt động sự nghiệp, vănhoá, giáo dục, đào tạo, thể thao và các hoạt động cung cấp dịch vụ khác;

- Kế toán vật tư, tài sản, đầu tư XDCB, nguồn vốn đầu tư XDCB và nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ: Phản ánh số hiện có và tình hình tăng,

giảm tài sản và nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ của xã do hoàn thànhviệc mua sắm, xây dựng cơ bản, do nhận bàn giao, do được Nhà nước đầu tư,

do nhân dân đóng góp, quyên tặng và tình hình biến động tài sản và nguồnkinh phí đã hình thành TSCĐ của xã;

- Lập báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán để trình HĐND xã và gửi

Phòng Tài chính huyện

1.2 Nội dung công tác kế toán thu, chi ngân sách xã

1.2.1 Khái niệm, nội dung thu ngân sách xã

 Khái niệm

Trang 17

Thu ngân sách xã là toàn bộ các khoản thu trong dự toán đã được Hộiđồng nhân dân xã quyết định và được thực hiện trong một năm để thực hiệncác chức năng nhiệm vụ của chính quyền cấp xã.

Nội dung các khoản thu ngân sách:

- Các khoản thu xã hưởng 100%

- Các khoản thu phân chia theo tỉ lệ %

- Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên

Trong đó:

Các khoản thu xã hưởng 100% bao gồm:

- Thuế môn bài từ các cá nhân, hộ kinh doanh kể cả số thu khoán

- Các khoản phí, lệ phí quy định thu vào ngân sách xã

- Chênh lệch thu lớn hơn chi từ các hoạt động sự ngiệp có thu của xã

- Thu đấu thầu, thu khoán theo mùa vụ từ quỹ đất công ích 5% và hoa lợi

công sản khác do xã quản lý

- Các khoản đong góp của các tổ chức, cá nhân gồm: Các khoản đóng

góp theo pháp luật quy định, các khoản đóng góp trên nguyên tắc tự nguyện

để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng do Hội đồng nhân dân xã quyết định đưavào ngân sách xã quản lý và các khoản đóng góp tự nguyện khác\

- Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài trực tiếp

cho ngân sách xã

- Thu kết dư ngân sách năm trước

- Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật

Các khoản thu phân chia theo tỉ lệ % với ngân sách cấp trên bao gồm:

- Thuế sử dụng đất nông nghiệp

- Thuế chuyển quyền sử dụng đất

- Thuế nhà, đất

- Tiền cấp quyền sử dụng đất

Trang 18

- Thuế tài nguyên

- Lệ phí trước bạ nhà đất

- Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng hóa sản xuất trong nước

- Các khoản thu phân chia khác theo quy dịnh của pháp luật

Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên bao gồm:

- Thu bổ sung cân đối ngân sách: Được xác định trên cơ sở chênh lệch

giữa dự toán chi được giao và dự toán thu từ các nguồn thu được phân cấp Số

bổ sung này được ổn định từ 3 đến 5 năm, hàng năm được tăng thêm một sốphần trăm trên cơ sở trượt giá, tốc độ tăng trưởng kinh tế và khả năng ngânsách địa phương

- Thu bổ sung có mục tiêu: Tùy theo khả năng của ngân sách và chủ

trương phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn xã mà số bổ sung này có thể thayđổi

1.2.2 Nguyên tắc kế toán thu ngân sách xã

-Mọi khoản thu ngân sách xã đều phải được dự toán và do HĐND xãthảo luận, quyết định, kiểm tra thực hiện

-Thu ngân sách xã phải phản ánh qua kho bạc Nhà nước và được tổnghợp chung vào ngân sách Nhà nước (có một số khoản thu được để lại xã chitiêu, định kỳ phản ánh vào ngân sách qua Kho bạc bằng hình thức ghi thu, ghichi)

-Tất cả các khoản thu ngân sách xã phải hạch toán theo Mục lục ngânsách Nhà nước áp dụng cho cấp xã

- Hàng tháng UBND xã phải lập báo cáo tình hình thực hiện thu Ngânsách xã gửi lên phòng Tài chính huyện

- Những khoản thu ngân sách xã phải lập báo cáo tình hình thực hiệnthu Ngân sách Nhà nước áp dụng cho cấp xã như sau:

Trang 19

+ Những khoản thu ngân sách trong ngày nếu chưa kịp nộp vào Khobạc thì phải nhập quỹ tiền mặt của xã và hạch toán tăng thu Ngân sách chưaqua Kho bạc.Khi nào xuất quỹ nộp tiền vào Kho bạc thì hạch toán thu ngânsách đã qua Kho bạc

+ Trường hợp những xã ở quá xã Kho bạc, đi lại khó khăn, số thu tiềnmặt ít, được cơ quan Tài chính cho phép giữ lại một số thu ngân sách tại xã đểchi ngân sách (được toạ chi) Định kỳ kế toán lập bảng kê ghi thu, ghi chingân sách xã để làm thủ tục ghi thu, ghi chi Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc

- Đối với các khoản thu phân chia theo tỷ lệ và thu bổ sung từ ngânsách cấp trên: Khi nhận được giấy báo Có hoặc chứng từ của Kho bạc (bảng

kê thu ngân sách xã qua Kho bạc, sổ phụ của Kho bạc), căn cứ vào chứng từ

kế toán hạch toán thu ngân sách đã qua Kho bạc

- Đối với các khoản thu ngân sách bằng hiện vật: Căn cứ vào số lượnghiện vật thu được quy ra giá trị để nhập kho và ghi vào thu ngân sách xã chưaqua kho bạc Khi xuất hiện vật ra sử dụng đến đâu thì làm thủ tục ghi thu, ghichi Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc đến đó Trường hợp hiện vật thu đượcmang sử dụng ngay không nhập kho, thì đồng thời hạch toán thu và chi ngânsách chưa qua Kho bạc Sau đó làm thủ tục ghi thu, ghi chi ngân sách tại Khobạc và chuyển sang thu, chi ngân sách đã qua Kho bạc

- Các khoản thu bằng ngày công lao động do nhân dân đóng góp đượcquy ra tiền và hạch toán vào thu ngân sách xã và chi ngân sách xã chưa quaKho bạc Sau đó lập bảng kê kèm theo chứng từ làm thủ tục ghi thu, ghi chingân sách Nhà nước tại Kho bạc

- Không hạch toán vào thu Ngân sách xã những khoản thu để hìnhthành các quỹ công chuyên dụng của xã như quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ anninh quốc phòng…những khoản thu hộ cơ quan cấp trên (kể cả các khoản thu

hộ về thuế, phí, lệ phí cho cơ quan thuế)

Trang 20

- Chứng từ để hạch toán thu ngân sách xã là giấy nộp tiền vào ngânsách, Giấy báo có, sổ phụ hoặc bảng kê thu ngân sách xã qua Kho bạc, Bảng

kê kèm theo chứng từ gốc để làm thủ tục ghi thu ngân sách, giấy đề nghị Khobạc ghi thu kết dư Ngân sách năm trước

- Chứng từ để hạch toán thu ngân sách xã là Giấy nộp tiền vào ngânsách kèm theo chứng từ gốc để làm thủ tục ghi thu ngân sách, giấy đề nghịKho bạc ghi thu kết dư ngân sách năm trước

- Các khoản thu ngân sách xã được hạch toán chi tiết theo mục lụcngân sách xã để phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính và báo cáo quyết toánthu ngân sách

1.2.3 Chứng từ, tài khoản, sổ, báo cáo kế toán sử dụng

1.2.3.1 Chứng từ kế toán sử dụng

Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến kế toán thungân sách xã đều phải lập chứng từ kế toán Chứng từ kế toán thu ngân sách

xã chỉ được lập một lần cho mỗi nghiệp vụ kinh tế, tài chính

Kế toán thu ngân sách xã sử dụng các loại chứng từ sau:

- Thông báo các khoản thu của xã (Mẫu số C61-X)

- Biên lai thu tiền (C27-H)

- Tổng hợp biên lai thu tiền

- Giấy báo lao động ngày công đóng góp (C62-X)

- Bảng kê ghi thu ghi chi ngân sách

- Giấy nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước (02/TNS)

- Bảng kê thu ngân sách xã qua Kho bạc Nhà nước

Chứng từ kế toán thu ngân sách phải có đầy đủ các yếu tố sau:

- Tên và số hiệu chứng từ

- Ngày, tháng, năm lập chứng từ

- Tên, địa chỉ của đơn vị, cá nhân lập chứng từ

Trang 21

- Tên, địa chỉ của đơn vị, cá nhân nhận chứng từ

- Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh

- Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh

- Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liênquan đến chứng từ kế toán thu ngân sách xã

Ngoài ra, chứng từ kế toán thu ngân sách xã phải đảm bảo được cácyêu cầu về nội dung, hình thức, trình tự luân chuyển chứng từ theo quy địnhtại Quyết định 94/2005/QĐ-BTC về chế độ kế toán ngân sách xã

1.2.3.2 Tài khoản kế toán sử dụng

Kế toán thu ngân sách xã sử dụng tài khoản:

Tài khoản 714 - Thu ngân sách xã đã qua Kho bạc

Tài khoản 719 - Thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc

 Tài khoản thu ngân sách đã qua Kho bạc ( TK 714).

- Kế toán thu ngân sách đã qua Kho bạc sử dụng TK 714 để phản ánhtoàn bộ số thu ngân sách xã đã được phản ánh qua KBNN và việc xửu lý sốthu ngân sách xã vào quyết toán thu ngân sách xã sau khi HĐND đã phêchuẩn quyết toán

- Kết cấu:

Bên nợ:

+ Số thoái thu ngân sách

+ Kết chuyển số thu ngân sách xã đã qua Kho bạc thuộc niên độ nămtrước sang tài khoản chênh lệch thu, chi ngân sách xã sau khi HĐND xã phêchuẩn quyết toán thu ngân sách xã năm trước

Bên có:

+ Số thu ngân sách đã qua kho bạc phát sinh trong năm

+ Thu kết dư ngân sách xã năm trước

Số dư bên có:

Trang 22

+ Phản ánh số thực thu ngân sách xã đã qua Kho bạc lũy kế từ đầu nămđến cuối kỳ

+ Số thu ngân sách xã đã qua Kho bạc thuộc năm ngân sách năm trướccòn chờ phê chuẩn quyết toán

- Tài khoản chi tiết: TK 714 có hai tài khoản chi tiết cấp 2 đó là:

+ TK 7141 – Thuộc ngân sách năm trước: Phản ánh số thu ngân sách xã

đã qua Kho bạc thuộc năm ngân sách năm trước Sau khi quyết toán thu ngânsách năm trước được HĐND xã phê chuẩn, kết chuyển toàn bộ số thực thungân sách đã qua Kho bạc thuộc năm trước vào TK 914 – Chênh lệch thu chingân sách xã

+ TK 7142 – Thuộc ngân sách năm nay: Phản ánh số thu Ngân sách xã

đã qua Kho bạc thuộc niên độ ngân sách năm nay từ ngày 01/01 đến hết ngày31/12 toàn bộ số thu ngân sách xã đã qua Kho bạc được phản ánh trên TK

7141 – Thuộc năm trước để chuyển sang sổ Nhật ký – Sổ cái năm mới tiếptục theo dõi cho đến khi quyết toán thu ngân sách được phê chuẩn

 Tài khoản thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc (TK 719)

- Kế toán sử dụng TK 719 – Thu ngân sách chưa qua kho bạc để phảnánh các khoản thu ngân sách xã đã thu bằng tiền mặt, hiện vật, ngày công laođộng, thu kết dư ngân sách năm trước tại xã nhưng chưa làm thủ tục ghi thungân sách đã qua Kho bạc và việc xử lý các khoản thu này

- Nội dung kết cấu của tài khoản:

Bên nợ:

+ Xuất quỹ thoái trả các khoản thu chưa qua Kho bạc cho các đối tượng + Kết chuyển số thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc thành số thu ngânsách xã đã qua Kho bạc

Trang 23

+ Kết chuyển giá trị ngày công lao động do nhân dân đóng góp và giá trịhiện vật thu được từ ngân sách chưa qua Kho bạc sang thu ngân sách xã đãqua Kho bạc

+ Số phải thu về khoán chưa thu được

+ Số kết dư năm trước chưa làm thủ tục với Kho bạc

Số dư bên có:

Số thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc còn đến cuối kỳ chưa nộp hoặcchưa làm thủ tục thanh toán với Kho bạc

- Tài khoản chi tiết: TK 719 có 2 tài khoản chi tiết cấp 2 đó là:

+ TK 7191 – Thuộc năm trước: Tài khoản này phản ánh những khoảnthu ngân sách xã chưa qua kho bạc thuộc niên độ năm trước trong thời gianchỉnh lý quyết toán

+ TK 7192 – Thuộc năm nay: Tài khoản này phản ánh những khoản thungân sách xã chưa qua Kho bạc thuộc niên độ năm nay, nhưng chưa làm thủtục nộp hoặc thanh toán với Kho bạc

1.2.3.3 Sổ kế toán sử dụng

Kế toán thu ngân sách xã sử dụng các loại sổ sau:

- Sổ thu ngân sách xã ( S04-X)

- Sổ tổng hợp thu ngân sách xã (S06a-X)

- Sổ theo dõi các khoản đóng góp của dân (S15-X)

Trong đó:

Trang 24

- Sổ thu ngân sách xã (S04-X) dùng để theo dõi các khoản thu ngân sách

xã phát sinh trong năm ngân sách năm trước HĐND xã phê chuẩn Sổ nàydùng để ghi chép những khoản thu đã qua Kho bạc hoặc chưa qua Kho bạcphát sinh theo các mục thu

- Sổ tổng hợp thu ngân sách xã (S06a-X) dùng để tổng hợp các số liệu từ

sổ thu ngân sách xã thành các chỉ tiêu báo cáo tổng hợp thu ngân sách, làmcăn cứ để lên báo cáo tổng hợp thu ngân sách theo nội dung kinh tế và báocáo quyết toán thu ngân sách xã theo MLNS Nhà nước

- Sổ theo dõi các khoản đóng góp của dân dùng để ghi chép các khoảnthu đóng góp của người dân bằng tiền mặt, hiện vật hoặc ngày công lao động,sau đó tổng hợp và ghi vào sổ thu ngân sách xã

1.2.3.4 Báo cáo kế toán sử dụng

Kế toán thu ngân sách xã sử dụng các báo cáo sau:

- Báo cáo tổng hợp thu ngân sách xã theo nội dung kinh tế ( Mẫu số

B02a-X)

- Báo cáo quyết toán thu ngân sách xã theo MLNSNN ( Mẫu số B03a-X)

- Báo cáo tổng hợp quyết toán thu ngân sách xã theo nội dung kinh tế

( Mẫu số B03c-X)

1.3 Nội dung công tác kế toán chi ngân sách xã

1.3.1 Khái niệm, nội dung chi ngân sách xã

Chi ngân sách xã là các khoản chi nhằm duy trì hoạt động của các cơquan Nhà nước, Đảng, đoàn thể cấp xã và các khoản chi về quản lý và pháttriền kinh tế xã hội thuộc chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cấp xã

 Nội dung chi ngân sách xã

- Chi thường xuyên ngân sách xã:

+ Chi cho hoạt động của các cơ quan Nhà nước cấp xã: Chi trả sinh hoạtphí, phụ cấp, chi phúc lợi tập thể, y tế, vệ sinh, công tác phí; chi cho hoạt

Trang 25

động văn phòng như: Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sảnHCM, Hội cựu chính binh, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội nông dân,…

+ Chi đóng BHXH, BHYT cho cán bộ xã và các đối tượng khác theo chế

độ hiện hành

+ Chi cho công tác tuyển quân, dân quân tự vệ, trật tự an toàn xã hội.+ Chi cho công tác xã hội và hỗ trợ cho các hoạt động văn hóa, thông tin,thể dục, thể thao do xã quản lý

+ Chi hỗ trợ các lớp bổ túc văn hóa, trợ cấp nhà trẻ, mẫu giáo do xã quảnlý

+ Chi cho sự nghiệp y tế như: chi mua sắm trang thiết bị hoạc bổ sung đồdùng chuyên môn phục vụ khám chữa bệnh, chi cho công tác phòng bệnh và

+ Chi hỗ trợ các hoạt động sự nghiệp có thu ở xã

+ Chi thường xuyên khác

- Chi đầu tư phát triển: Là các khoản chi đầu tư xây dựng các công trình

hạ tầng kinh tế xã hội theo sự phân cấp của tỉnh thuộc phần ngân sách xã phải

tổ đảm bảo và huy động đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân

1.3.2 Nguyên tắc kế toán chi ngân sách xã

Kế toán chi ngân sách xã cần phải tuân thủ theo những nguyên tắc sau:

- Tất cả các khoản chi ngân sách xã được hạch toán bằng đồng Việt Nam

theo từng niên độ ngân sách Các khoản chi ngân sách bằng hiện vật, ngàycông lao động phải quy đổi và hạch toán bằng đồng việt nam theo giá do cơquan có thẩm quyền quyết định

Trang 26

- Phải tổ chức hạch toán chi tiết các khoản chi ngân sách theo mục lục

ngân sách hiện hành, theo nội dung kinh tế các khoản chi

- Đảm bảo sự khớp đúng số liệu giữa hạch toán chi tiết và hạch toán tổng

hợp, giữa số liệu trên sổ chi ngân sách với chứng từ và báo cáo kế toán

1.3.3 Chứng từ, tài khoản, sổ, báo cáo kế toán sử dụng

1.3.3.1 Chứng từ kế toán sử dụng

Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến kế toán chingân sách xã đều phải lập chứng từ kế toán Chứng từ kế toán chi ngân sách

xã chỉ được lập một lần cho mỗi nghiệp vụ kinh tế, tài chính

Chứng từ kế toán áp dụng cho chi ngân sách xã bao gồm:

- Giấy rút dự toán: Là chứng từ kế toán do đơn vị sử dụng ngân sách lập

để rút kinh phí thường xuyên của ngân sách bằng tiền mặt hoặc chuyểnkhoản; là căn cứ để KBNN hạch toán chi NSNN

- Lệnh chi tiền: là chứng từ để rút tiền từ tài khoản ngân sách xã tại Khobạc, là căn cứ để hạch toán giảm xuất quỹ ngân sách tại Kho bạc và hạch toánchi ngân sách xã

- Bảng kê chi ngân sách: Được sử dụng trong trường hợp cấp phát mộtlần cho nhiều nội dung chi thuộc các chương, loại, khoản mục khác nhaukhông ghi hết trên lệnh chi và nó đi kèm với lệnh chi

- Giấy đề nghị ghi rút tiền mặt từ ngân sách xã: Được sử dụng kết hợpvới lệnh chi tiền để rút tiền mặt từ tài khoản ngân sách xã ở Kho bạc

- Bảng kê chứng từ chi: Chứng từ này dùng để liệt kê các chứng từ đã chi

ở xã nhưng chưa thanh toán với Kho bạc

- Giấy đề nghị kho bạc thanh toán tạm ứng: Chứng từ này được dùngtrong trường hợp xã đề nghị Kho bạc nhà nước thanh toán cho các khoản tiền

đã tạm ứng của Kho bạc khi có chứng từ chi hợp pháp, hợp lệ và đủ điều kiệnthanh toán

Trang 27

- Bảng kê ghi thu, ghi chi ngân sách: Được dùng cho các xã có thu ngânsách bằng hiện vật, ngày công lao động, những xã ở xã Kho bạc đi lại khókhăn được phép giữ một số khoản thu ngân sách để tọa chi.

Chứng từ kế toán chi ngân sách phải có đầy đủ các yếu tố sau:

- Tên và số hiệu chứng từ

- Ngày, tháng, năm lập chứng từ

- Tên, địa chỉ của đơn vị, cá nhân lập chứng từ

- Tên, địa chỉ của đơn vị, cá nhân nhận chứng từ

- Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh

- Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh

- Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liênquan đến chứng từ kế toán chi ngân sách xã

Ngoài ra, chứng từ kế toán chi ngân sách xã phải đảm bảo được cácyêu cầu về nội dung, hình thức, trình tự luân chuyển chứng từ theo quy địnhtại Quyết định 94/2005/QĐ-BTC về chế độ kế toán ngân sách xã

1.3.3.2 Tài khoản kế toán sử dụng

Kế toán chi ngân sách xã sử dụng các tài khoản như sau:

- Tài khoản 814- Chi ngân sách xã đã qua Kho bạc

- Tài khoản 819- Chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc

Trong đó:

 Tài khoản chi ngân sách xã đã qua kho bạc (TK 814)

- TK 814 – Chi ngân sách xã đã qua kho bạc: dùng để phản ánh số chingân sách đã qua kho bạc theo dự toán được duyệt và việc xử lý số thu ngânsách xã vào quyết toán thu ngân sách năm trước sau khi HĐND xã phê chuẩnquyết toán năm

- Kết cấu tài khoản:

Trang 28

Bên nợ:

+ Các khoản chi thuộc ngân sách năm nay

+ Các khoản chi thuộc ngân sách năm trước được xử lý trong thời gianchỉnh lý quyết toán

+ Số chi chuyển nguồn năm sau

Bên có:

+ Số chi sai bị xuất toán phải thu hồi

+ Số thực chi ngân sách xã đã qua Kho bạc thuộc năm ngân sách nămtrước được chuyển sang TK 914 – Chênh lệch thu chi ngân sách xã, để xácđịnh kết dư ngân sách

- Tài khoản chi tiết: TK 814 có hai tài khoản cấp 2:

+ TK 8141 – Thuộc năm trước: Phản ánh số chi ngân sách xã đã qua

Kho bạc ở năm trước và việc xử lý các khoản chi năm trước phát sinh trongthời gian chỉnh lý quyết toán, trên cơ sở đó để tính số thực chi ngân sách xãnăm trước kết chuyển vào TK 914 – chênh lệch thu chi ngân sách xã, để xácđịnh kết dư ngân sách

+ TK 8142 – Thuộc năm nay: Phản ánh số chi ngân sách xã đã qua Kho

bạc thuộc năm ngân sách năm nay đã phản ánh vào Kho bạc Nhà nước từngày 01/01 đến hết ngày 31/12 Cuối ngày 31/12 toàn bộ số chi ngân sách xã

đã qua kho bạc được chuyển sang TK 8141 – Thuộc năm trước, để năm sauhạch toán trong thời gian chỉnh lý quyết toán

 Tài khoản chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc ( TK 819)

Trang 29

- TK 819 - Chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc: Phản ánh các khoản chi

ngân sách xã chưa qua Kho bạc và việc xử lý số chi này để phản ánh vào chingân sách tại Kho bạc

- Kết cấu tài khoản:

Bên nợ: Phản ánh các khoản chi ngân sách thường xuyên, chi mua sắm

TSCĐ bằng tiền mặt và chi cho đầu tư xây dựng cơ bản nhưng chi ghi vào TK

814 – Chi ngân sách xã đã qua Kho bạc

Số dư nợ: Phản ánh các khoản đã chi ngân sách xã về chi thường xuyên,

chi mua sắm TSCĐ và chi đầu tư XDCB nhưng chưa làm thủ tục ghi chi ngânsách xã tại Kho bạc

- Tài khoản chi tiết: TK 819 có 2 tài khoản chi tiết cấp 2:

+ TK 8191 – Thuộc năm trước: Phản ánh những khoản chi ngân sách xã

chưa qua Kho bạc thuộc niên độ ngân sách năm trước nhưng chưa làm thủ tụcghi chi ngân sách xã tại Kho bạc TK 8191 chi tiết cho cho thường xuyên vàchi đầu tư

+ TK 8192 – Thuộc năm nay: Phản ánh những khoản đã chi ngân sách

xã chưa qua Kho bạc thuộc niên độ ngân sách năm nay nhưng chưa làm thủtục ghi chi ngân sách xã tại Kho bạc Cuối ngày 31/12 nếu TK 8192 còn số dư

sẽ được chuyển sang TK 8191 để năm sau hạch toán tiếp trong thời gianchỉnh lý quyết toán TK8192 chi tiết cho chi thường xuyên và chi đầu tư

Trang 30

1.3.3.3 Sổ kế toán sử dụng

Chi ngân sách xã sử dụng các sổ sau:

- Sổ chi ngân sách xã (S05-X) dùng để theo dõi các khoản chi ngân sách

xã phát sinh trong năm ngân sách từ ngày 01/01 đến khi quyết toán chi ngânsách được HĐND xã phê chuẩn

- Sổ tổng hợp chi ngân sách xã (S06B-x) dùng để tập hợp số liệu chingân sách xã thành các chỉ tiêu trên báo cáo tổng hợp chi ngân sách xã, làmcăn cứ để lập báo cáo tổng hợp chi ngân sách xã hàng tháng và báo cáo tổnghợp quyết toán chi ngân sách xã theo MLNS

1.3.3.4 Báo cáo kế toán sử dụng

Kế toán chi ngân sách xã sử dụng các báo cáo:

- Báo cáo tổng hợp chi ngân sách xã theo nội dung kinh tế

- Báo cáo quyết toán chi ngân sách xã theo MLNSNN

- Báo cáo tổng hợp quyết toán chi ngân sách xã theo nội dung kinh tế

Tóm lại chương 1 của đề tài đã hệ thống được những vấn đề cơ bản vềngân sách xã và các nội dung của kế toán ngân sách xã Giúp cho chúng ta cócái nhìn bao quát hơn về Ngân sách xã Đây cũng là cơ sở, nền tảng cho việcnghiên cứu kế toán các khoản thu-chi ngân sách xã trên địa bàn xã

Để hoàn thiện tổ chức công tác kế toán thu chi ngân sách xã trên địabàn xã Lĩnh Sơn, cần phải nắm rõ thực trạng hoạt động; từ đó phân tích, đánhgiá được những ưu điểm cũng như đưa ra được những hạn chế, tồn tại trongquá trình thực hiện thu chi ngân sách trên địa bàn xã nhà

Trang 31

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THU, CHI NGÂN

SÁCH XÃ TẠI XÃ LĨNH SƠN

2.1 Khái quát đặc điểm chung về UBND xã Lĩnh Sơn.

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội trên địa bàn xã Lĩnh Sơn

Lĩnh Sơn có vị trí nằm ở tả ngạn sông Lam, là một xã trung du miềnnúi, có diện tích đất rộng người đông, nằm về phía Đông của huyện Anh Sơn

- cách trung tâm huyện gần 20km Có địa giới hành chính tiếp giáp với 02huyện Đô Lương và Thanh Chương

- Phía Đông giáp xã Nam Sơn - Đô Lương

- Phía Nam giáp Thanh Nho - Thanh Chương

- Phía Tây giáp xã Cao Sơn và Khai Sơn

- Phía Bắc giáp xã Lạng Sơn và Tào Sơn

Tổng diện tích đất tự nhiên là: 2.013,48 ha

Tổng số hộ: 2.046 hộ

Tổng số nhân khẩu: 8.006 nhân khẩu

Cơ cấu dân tộc kinh 100%, tôn giáo có 61 hộ và 286 nhân khẩu Dân sốnông nghiệp chiếm 86%, tốc độ phát triển dân số là 0,6% Cơ cấu dân số48,3% Nam; 51,7% Nữ Lao động có 4100 Trong đó lao động trong độ tuổi

3492 lao động chiếm 43,6% tổng dân số Chất lượng lao động có bằng cấpchiếm 20%

Về tập tục tập quán: Dân cư xã Lĩnh Sơn sống chủ yếu là nông nghiệp,cây trồng chính là cây lúa, cây ngô

Về truyền thông cách mạng: Xã Lĩnh Sơn là một vùng địa dư cáchmạng giàu truyền thống yêu nước Là nơi thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên củatỉnh Nghệ An vào những năm 1930 - 1931 Đã được Nhà nước công nhận di

tích lịch sữ Nhà "Hiệu Yên Xuân"vào năm 1990 Đây là nơi lưu giữ truyền

Trang 32

thống quê hương cách mạng đồng thời là nơi tuyên truyền và giáo dục truyềnthống đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ Nhân dân lao động cần cù, sáng tạo,đoàn kết, năng động trong làm ăn và xây dựng phát triển kinh tế xã hội.

Lĩnh Sơn là một xã có nền kinh tế phát triển chưa mạnh, sản xuấtnông nghiệp là chủ yếu Tổng thu ngân sách hàng năm đạt trên 7 tỷ đồng(trong đó thu ngân sách tại địa bàn chỉ chiếm khoảng 20%, số còn lại là ngânsách cấp trên cân đối hỗ trợ) Hiện tại thu nhập nông nghiệp chiếm tỷ trọng63% Công nghiệp xây dựng chiếm 9,86%, thương mại dịch vụ chiếm27,14% Tổng sản lượng lương thực đạt: 3892,8 tấn/năm

Tổng thu nhập giá trị đạt 79.478 triệu đồng Bình quân lương thựcngười/năm đạt: 515 kg Bình quân giá trị người/năm đạt: 10.079.000 đồng

2.1.2 Quá trình hình thành, phát triển của UBND xã Lĩnh Sơn

Lĩnh Sơn là mảnh đất đặc trưng cho 1 miền sơn thủy hữu tình, có dòngsông Lam thơ mộng uốn lượn, có đồi núi nhấp nhô trùng điệp và có đườngQuốc lộ 7A chạy suốt chiều dài của xã Ngược dòng lịch sử đất Nam Cai (tụcgọi là đất Gay) xã Nam Cai sau đổi tên thành xã Nam Sơn (vào khoảng nămĐồng Khánh tam niên 1887) Sau cải cách ruộng đất xã Nam Sơn được chialàm 2 xã: xã Lĩnh Sơn và xã Cao Sơn, năm 1965 nhân 2 xã Cao Sơn và xãLĩnh Sơn dời dân vào các vùng đồi như Khe Bùi, Cộc Trâm, Trộc mới đếntháng 4 năm 1973 thực hiện chủ trương phân vùng Kinh tế mới cấp Huyện 2

xã Lĩnh Sơn và Cao Sơn được phân phân nhập 2 vùng KT gồm: Vùng đồichuyên thâm canh cây chè thuộc xã Cao Sơn, vùng lúa màu ven Quốc lộ 7A

và dọc sông Lam giữ tên là xã Lĩnh Sơn

Tiềm năng về kinh tế là quê hương có đặc sản chè Gay thơm ngon, thuậnlợi cho phát triển kinh tế vườn rừng, và nơi có cánh đồng lớn trồng lúa nước

là vữa lúa của huyện Anh Sơn

Trang 33

Năm 2015, là một năm diễn ra nhiều sự kiệ đáng nhớ, là dấu mốcminh chứng cho sự phát triển trên địa bàn xã nhà như đón nhận Danh hiệuAnh hùng LLVT, Trường Mầm Non đạt chuẩn quốc giá mức độ 1

Đội ngũ cán bộ các cấp đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tìnhhình mới đã tập trung chỉ đạo, điều hành tích cực và có hiệu quả trên mọi lĩnhvực

Các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất phát triển kinh tế, đặc biệt

là trong sản xuất nông ngiệp được áp dụng rộng rãi góp phàn tăng năng suất,cải thiện chất lượng đáng kể

Được sự quan tâm của Huyện ủy – HĐND – UBND, cùng với sự chỉ đạocủa Đảng ủy UBND xã, giúp cho xã tháo gỡ được những khó khăn vướngmắc, phát huy được lợi thế giúp xã nhà xây dựng và phát triển toàn diện Vớiđội ngũ cán bộ trẻ - khỏe - năng động, với nguồn tài nguyên đa dạng phongphú, nhân dân lao động cần cù cùng với những lợi thế và tiềm năng sẵn có, xãLĩnh Sơn đã có những bước chuyển mình đáng kể, là cơ sở để xây dựng thànhcông chương trình nông thôn mới

2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của UBND xã Lĩnh Sơn

 Chức năng

UBND xã Lĩnh Sơn là đơn vị trực thuộc huyện và chịu sự quản lí củahuyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An Là cơ quan trực tiếp truyền tải các chủ trươngcủa Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến nhân dân, đồng thời là cơquan trực tiếp tiếp nhận các thắc mắc, phản hồi của nhân dân và giai quyếtcác thắc mắc trong phạm vi và quyền hạn của mình, trong trường hợp ngoàithẩm quyền xử lý thì Ủy ban xã sẽ trình lên cấp trên để giải quyết

UBND do Hội đồng nhân dân bầu là cơ quan chấp hành của Hộiđồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệmtrước Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên

Trang 34

UBND chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơquan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp nhằmbảo đảm thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cốquốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn.

UBND thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, góp phầnbảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước

từ trung ương tới cơ sở

UBND xã làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy vai tròtập thể, đề cao trách nhiệm cá nhân và tinh thần chủ động, sáng tạo của Chủtịch, Phó Chủ tịch, Uỷ viên Ủy ban nhân dân Mỗi việc chỉ được giao mộtngười phụ trách và chịu trách nhiệm chính Mỗi thành viên Ủy ban nhân dân

xã chịu trách nhiệm cá nhân về lĩnh vực được phân công

Cán bộ, công chức cấp xã sâu sát cơ sở, lắng nghe mọi ý kiến đóng gópcủa nhân dân, có ý thức học tập để nâng cao trình độ, từng bước đưa hoạtđộng của Ủy ban nhân dân xã ngày càng chính quy, hiện đại, vì mục tiêu xâydựng chính quyền cơ sở vững mạnh, nâng cao đời sống nhân dân

 Nhiệm vụ và quyền hạn

 Trong lĩnh vực kinh tế, UBND xã lĩnh sơn có nhiệm vụ, quyền hạn sau:

- Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hằng năm,trình HĐNDcùng cấp thông qua để trình UBND huyện phê duyệt, tổ chức thực hiện kếhoạch đó

- Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngânsách địa phương và phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; dự toánđiều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết; lập quyết toánngân sách địa phương, trình HĐND cùng cấp quyết định và báo cáo vớiUBND, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp

Trang 35

- Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương, phối hợp với các cơ quan nhànước cấp trên trong việc quản lý NSNN trên địa bàn xã nhà và báo cáo vềNSNN theo quy định của pháp luật.

- Quản lý và sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn thu của xã, phân bổ nhiệm

vụ chi hợp lý

- Huy động sự đóng góp của các tổ chức cá nhân để đầu tư xây dựng cáccông trình kết cấu hạ tầng của xã dựa trên nguyên tắc dân chủ, tự nguyện.việc quản lý các khoản đóng góp này phải công khai, có kiểm tra, kiểm soátavf đảm bảo sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ theo quy định của phápluật

Trong lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp, thủy lợi, tiểu thủ công nghiệp

- Tổ chức và hướng dẫn việc thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề ánkhuyến khích phát triển và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để phát triểnsản xuất và hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng, vậtnuôi trong sản xuất theo quy hoạch kế hoạch và phòng trừ các dịch bệnh đốivới cây trồng và vật nuôi

- Tổ chức xây dựng các công trình thủy lợi nhỏ, thực hiện việc tu bổ, bảo

vệ đê điều, phòng chống và khắc phục thiên tai, lũ lụt, hạn hán

- Tổ chức, hướng dẫn việc khai thác và phát triển các ngành, nghề truyềnthống của địa phương; đồng thời tổ chức ứng dụng khoa học công nghệ đểphát triển các ngành, nghề mới

 Trong lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải UBND xã có các nhiệm

vụ, quyền hạn sau:

- Tổ chức việc xây dựng, tu sửa đường giao thông trong xã theo phâncấp

Trang 36

- Tổ chức bảo vệ kiểm tra, xử lý các hành vi xâm lấn đường giao thông

và các công trình cơ sở hạ tầng khác của địa phương theo quy định của phápluật

- Huy động sự đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng đườnggiao thông, cầu, cống trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật

 Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội UBND xã có nhiệm vụ,

- Tổ chức thực hiện các chương trình y tế cơ sở, dân số, kế hoạch hóa giađình được giao; vận động nhân dân giữ gìn, phòng chống các dịch bệnh

- Tổ chức các phong trào hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, bảo vệ vàphát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh ở địaphương

- Thực hiện chính sách, chế độ thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ,những người và gia đình có công với cách mạng theo quy định của pháp luật

- Tổ chức các hoạt động từ thiện nhân đạo, vận động nhân dân giúp đỡcác gia đình khó khăn, người già neo đơn, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơinương tựa

 Trong lĩnh vực chính trị, quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội và

thi hành pháp luật ở địa phương, UBND xã lĩnh sơn có nhiệm vụ, quyền hạn sau:

- Tổ chức tuyên truyền, xây dựng, giáo dục quốc phòng toàn dân

Trang 37

- Thực hiện công tác nghĩa vụ quân sự và tuyển quân theo kế hoạch;đăng kí, quản lý quân dân dự bị động viên; tổ chức việc thực hiện xây dựng,huấn luyện, sử dụng lực lượng dân quân tự vệ ở địa phương.

- Thực hiện các biện pháp đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội; thựchiện các biện pháp phòng ngừa và chống tội phạm, các tệ nạn xã hội và cáchành vi vi phạm pháp luật khác ở địa phương

- Tổ chức tuyên truyền giáo dục pháp luật, giải quyết các vi phạm phápluật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật

- Tổ chức tiếp dân, giải quyết các khiếu nại, tố cáo và khuyến nghị củanhân dân theo thẩm quyền

- Tổ chức thực hiện hoặc phối hợp với cơ quan chức năng trong việc thihành án theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện các quyết định xử lý viphạm hành chính theo quy định của pháp luật

Trang 38

2.1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của UBND xã Lĩnh Sơn

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy của UBND xã Lĩnh Sơn - Huyện Anh Sơn

–xây dựng

Tài chính – Kế toán

Văn hóa – Chính sách

Tư pháp

Hộ tịch

Chỉ huy trưởng quân sự

Trưởng công an

Phó công an, phó xã đội

Văn thư- quỹ, đài truyền thanh

Dân số, khuyến nông,th

ú y…

Trang 39

Tổ chức bộ máy quản lý:

- UBND xã để thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của mình thì gồm có các

chức danh chịu trách nhiệm tổ chức các phòng, ban, cán bộ thuộc phạm viquản lý, điều hành tham mưu cho tất cả các lĩnh vực trong xã:

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã là người đứng đầu Ủy ban nhân dân, lãnh

đạo và điều hành mọi công việc của Ủy ban nhân dân, chịu trách nhiệm thựchiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định tại Điều 127 Luật Tổ chứcHội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003; đồng thời, cùng Ủy bannhân dân xã chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Ủy ban nhân dân trướcĐảng ủy, Hội đồng nhân dân xã và Ủy ban nhân dân huyện

- Các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã: Trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực

và địa bàn công tác do Chủ tịch phân công; chủ động xây dựng chương trình,

kế hoạch triển khai các công việc theo lĩnh vực được phân công trên địabàn.Các Phó Chủ tịch được sử dụng quyền hạn của Chủ tịch khi giải quyếtcác vấn đề thuộc lĩnh vực được giao;

- Các Ủy viên Ủy ban nhân dân xã: chịu trách nhiệm về nhiệm vụ được

phân công trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân và Ủy ban nhân dân xã; cùng Chủtịch và Phó Chủ tịch chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Ủy ban nhândân trước Hội đồng nhân dân xã và Ủy ban nhân dân huyện; nắm tình hình,báo cáo kịp thời với Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã về lĩnh vực công tác củamình và các công việc khác có liên quan;

- Cán bộ công chức cấp xã: Ngoài việc thực hiện các quy định tại Nghị

định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ, côngchức cấp xã còn có trách nhiệm: Giúp Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy bannhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở cấp xã, bảo đảm sự thốngnhất quản lý theo lĩnh vực chuyên môn; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủyban nhân dân xã và cơ quan chuyên môn cấp huyện về lĩnh vực được phâncông Chịu trách nhiệm bảo quản, giữ gìn hồ sơ tài liệu liên quan đến công tácchuyên môn; tổ chức sắp xếp, lưu trữ tài liệu có hệ thống phục vụ cho công

Trang 40

tác lâu dài của Ủy ban nhân dân xã; thực hiện chế độ báo cáo bảo đảm kịpthời, chính xác tình hình về lĩnh vực công việc mình phụ trách theo quy địnhcủa Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã.

- Cán bộ không chuyên trách cấp xã chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân

dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã về nhiệm vụ chuyên môn được Chủ tịchphân công, thực hiện các nhiệm vụ được giao

2.1.5 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại UBND xã Lĩnh Sơn

Sơ đồ bộ máy Kế toán- Tài chính ngân sách xã

Quan hệ chỉ đạoQuan hệ giám sátQuan hệ đối chiếu

Sơ đồ 2.2 Tổ chức bộ máy kế toán - Tài chính xã Lĩnh Sơn

Chủ tịch UBND xã

Chủ tịch UBND xã

2 Kế toán – Tài chính

Thủ quỹ

Ngày đăng: 22/05/2019, 15:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w