1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán thu chi ngân sách xã trên địa bàn xã lĩnh sơn, huyện anh sơn, tỉnh nghệ an

68 225 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 199,97 KB

Nội dung

Sự cần thiết của đề tài: Ngân sách nhà nước là một phạm trù kinh tế mang tính lịch sử, nó phản ánhnhững là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quanNhà nước c

Trang 1

MỤC LỤC

MỤC LỤC i

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iv

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1 4

LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN 4

THU CHI NGÂN SÁCH XÃ 4

.1 Cơ sở lý luận chung về ngân sách xã và cơ chế quản lý ngân sách xã 4

.1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò ngân sách xã 4

.1.2 Nội dung công tác thu chi ngân sách xã 6

.1.2.1.Nguồn thu ngân sách xã 6

.1.2.2.Nhiệm vụ chi ngân sách xã 8

.1.3 Đặc điểm quy trình quản lý ngân sách xã 9

.1.3.1.Lập dự toán ngân sách 10

.1.3.2.Chấp hành dự toán ngân sách 12

.1.3.3.Quyết toán Ngân sách xã 12

1.4 Những vấn đề cơ bản về kế toán ngân sách xã 14

1.4.1 Khái niệm về kế toán ngân sách xã 14

1.4.2 Nhiệm vụ, yêu cầu của kế toán Ngân sách xã 14

1.4.2.1Nhiệm vụ của kế toán Ngân sách xã 14

1.4.2.2.Yêu cầu của kế toán Ngân sách xã 14

1.4.3 Nguyên tắc kế toán ngân sách xã 15

1.4.4 Công việc của kế toán ngân sách xã 15

1.4.5 Kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán 16

1.4.5.1Kế toán trưởng 16

1.4.5.2.Phụ trách kế toán 18

1.4.6 Công tác kế toán Ngân sách xã 18

1.4.7 Chế độ kế toán ngân sách xã 19

1.4.7.2.Chứng từ kế toán 19

Trang 2

1.4.7.3.Tài khoản kế toán áp dụng cho kế toán Ngân sách xã 20

1.4.7.4.Hệ thống sổ kế toán áp dụng cho kế toán ngân sách xã 21

1.5 Tổ chức công tác kế toán thu chi ngân sách xã 22

1.5.1 Nội dung tổ chức kế toán thu ngân sách xã 22

1.6 Nội dung tổ chức kế toán chi ngân sách xã 25

1.6.1 Nguyên tắc kế toán các khoản chi ngân sách xã 25

1.6.2 Chứng từ kế toán sử dụng 25

1.6.3 Tài khoản kế toán 26

1.6.4 Sổ kế toán 26

1.6.5 Ghi nhận trên báo cáo kế toán 26

CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN THU CHI NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ LĨNH SƠN, HUYỆN ANH SƠN, TỈNH NGHỆ AN

27 2.1 Khái quát đặc điểm chung về UBND xã Lĩnh Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An

27 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến công tác kế toán tại địa bàn xã Lĩnh Sơn 27

2.1.2 Quá trình hình thành, phát triển của UBND xã Lĩnh Sơn 28

2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của UBND xã Lĩnh Sơn 29

2.1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của UBND xã Lĩnh Sơn 31

2.1.5 Đặc điểm tình hình thực hiện thu, chi ngân sách tại địa bàn xã Lĩnh Sơn 33

2.1.5.1.Công tác lập dự toán thu, chi của xã 33

2.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại UBND xã Lĩnh Sơn 35

2.2.1 Chế độ kế toán 35

2.2.2 Kế toán thu ngân sách trên địa bàn xã Lĩnh Sơn 44

2.2.3 Kế toán chi ngân sách xã tại địa bàn xã Lĩnh Sơn 45

2.2.4 Báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán ngân sách 46

Trang 3

2.3 Đánh giá thực trạng tổ chức công tác kế toán thu, chi tại địa bàn xã Lĩnh Sơn 46

2.3.1 Những kết quả đạt được 46

2.3.2 Những hạn chế tồn tại và nguyên nhân chính 49

CHƯƠNG 3:MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THU CHI NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ LĨNH SƠN, HUYỆN ANH SƠN, TỈNH NGHỆ AN 52

3.1 Phương hướng phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn 52

3.2 Yêu cầu và quan điểm định hướng hoàn thiện tổ chức công tác kế toán thu chi tại xã Lĩnh Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An 53

3.2.1 Thực hiện quản lý thu chi Ngân sách xã theo đúng luật NSNN 54

3.2.2 Thực hiện thu Ngân sách xã đạt hiệu quả cao nhất 54

3.2.3 Thực hiện chi Ngân sách tiết kiệm và hiệu quả 54

3.2.4 Đảm bảo nguyên tắc cân đối Ngân sách 55

3.3 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán các khoản thu chi ngân sách tại địa bàn xã Lĩnh Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An 55

3.3.1 Hoàn thiện hệ thống chứng từ 57

3.4.2 Luật NSNN được thực hiện nghiêm chỉnh 60

3.4.3 Đánh giá đúng vị trí vai trò của NSNN 60

3.4.4 Công tác quản lý thu chi Ngân sách trên địa bàn được công khai minh bạch 61

3.4.5 Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo nhanh 61

3.4.6 Đảm bảo về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật 61

KẾT LUẬN 62

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 63

Trang 4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

HĐND: hội đồng nhân dânUBND Ủy ban nhân dânKBNN Kho bạc nhà nướcKT-XH Kinh tế-xã hội NSNN Ngân sách nhà nước NSX Ngân sách xã

XDCB Xây dựng cơ bản

Trang 5

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Sự cần thiết của đề tài:

Ngân sách nhà nước là một phạm trù kinh tế mang tính lịch sử, nó phản ánhnhững là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quanNhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảmthực hiện các chức năng của Nhà nước; trong đó Ngân sách xã là một bộ phận củangân sách nhà nước do Uỷ ban nhân dân xã xây dựng và quản lý; Hội đồng nhândân xã quyết định, chịu trách nhiệm giám sát

Cùng với sự phát triển của đất nước, trong công tác kế toán-tài chính xã, thì

kế toán các khoản thu-chi là một cấu phần rất quan trọng, giúp cho thực hiện tốtquản lý các khoản thu ngân sách xã, đồng thời hoàn thành tốt nhiệm vụ chi hợp lý

và đạt hiệu quả cao, nhằm đổi mới phát triển kinh tế của đất nước

Trong bối cảnh chung của đất nước, việc quản lý thu, chi ngân sách ngày càng

có vai trò quan trọng không chỉ ở ngân sách trung ương mà còn ở ngân sách địaphương Hiện nay, yêu cầu đặt ra không chỉ là việc cân đối ngân sách ở các địaphươngmà cần tăng cường nguồn thu ngân sách một cách hợp lý, đáp ứng nhu cầuchi thiết yếu cho việc quản lý nhà nước, cho việc phát triển sự nghiệp kinh tế -vănhóa-xã hội Tuy nhiên, bên cạnh đó công tác quản lý thu, chi ngân sách nhà nướcnói chung cũng như ngân sách địa phương nói riêng vẫn còn tồn tại nhiều bất cập,hạn chế Thu ngân sách vẫn chưa bao quát được các nguồn thu trên địa bàn, vẫncòn tình trạng thất thu, nguồn thu còn bị hạn chế Hiệu quả các nguồn chi ngânsách còn thấp, chi đầu tư còn dàn trải, thiếu tập trung dẫn đến hiệu quả đầu tư cònthấp, gây tình trạng lãng phí;nhiều nội dung chi còn vượt dự toán

Luật ngân sách nhà nước là hệ thống văn bản nhà nước, có pháp luật hướngdẫn công tác quản lý nền tài chính ngân sách xã, có quy định công tác dự toán thu,chi đến việc quản lý cấp phát được hướng dẫn cũng như công tác hạch toán kế toánngân sách xã Luật công tác kế toán được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ

Trang 6

nghĩa Việt Nam, thông qua ngày 17/06/2003 và được Chủ tịch nước công bố theolệnh số 12/2003/L/CTN, ngày 26/06/2003.Nghị định số 128/2004/NĐ-CP, ngày31/05/2004 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật kế toán ápdụng trong lĩnh vực tài chính nói chung và lĩnh vực ngân sách xã nói riêng ngàycàng hoàn thiện hơn.

Ủy ban nhân dân xã Lĩnh Sơn Huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ an là một đơn vịhoạt động cấp 4 trong hệ thống 4 cấp của nhà nước (Trung ương, tỉnh, huyện, xã)

về hoạt động thu, chi tài chính ngân sách Việc hạch toán tốt các khoản thu-chingân sách xã sẽ giúp đơn vị đạt được hiệu quả cao hơn trong công việc, thúc đẩytính tích cực trong mọi hoạt động tại địa phương, góp phần ổn định tình hình kinh

tế, chính trị, xã hội trên địa bàn nói riêng và cho toàn xã hội nói chung

Như vậy để quản lý chặt chẽ và tăng cường hiệu quả trong công tác quản lýthu, chi ngân sách ở địa phương thì một trong những công cụ quan trọng đó là việchoàn thiện công tác kế toán các thu, chi ngân sách là vấn đề đáng được quan tâm

và chú trọng

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề nói trên, tôi xin chọn đề tài

“Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán thu chi ngân sách xã trên địa bàn xã Lĩnh

Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:

(a) Tổng quan về công tác kế toán các khoản thu-chi ngân sách xã tại UBNDcấp xã, phường, thị trấn

(b) Tìm hiểu thực trạng công tác kế toán các khoản thu-chi ngân sách xã tạiUBND xã Lĩnh Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An

(c) Đề xuất một số biện pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán cáckhoản thu-chi ngân sách xã tại UBND xã Lĩnh Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:

Trang 7

Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu công tác kế toán các khoản thu-chi ngânsách xã tại UBND xã Lĩnh Sơn, huyện Anh Sơn,tỉnh Nghệ An.

Phạm vi nghiên cứu: tại UBND xã Lĩnh Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An

Thời gian nghiên cứu: từ ngày 25/01/2016 đến ngày 07/05/2016

4 Phương pháp nghiên cứu:

Để hoàn thành chuyên đề này tôi đã sử dụng các phương pháp sau:

(a) Phương pháp thu thập, nghiên cứu tài liệu: tham khảo sách báo, tạp chí,các văn bản pháp luật, tra cứu Internet để thu thập những thông tin cần thiết phục

vụ cho việc hoàn thành đề tài nghiên cứu

(b) Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp số liệu: thống kê nhữngthông tin, dữ liệu thu thập được để tiến hành phân tích, đánh giá quá trình hạchtoán các khoản thu-chi ngân sách xã qua các năm Trên cơ sở đó, số liệu sẽ đượctổng hợp lại để đưa ra những nhận định tổng hợp, khách quan

bàn xã Lĩnh Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An

Chương 3: Các giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán thu chi

ngân sách xã trên địa bàn xã Lĩnh Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An

PHẦN 2: NỘI DUNG

Trang 8

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN

THU CHI NGÂN SÁCH XÃ

1 Cơ sở lý luận chung về ngân sách xã và cơ chế quản lý ngân sách xã.

1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò ngân sách xã

1.1.1 Khái niệm ngân sách xã

Ngân sách xã (NSX) là cấp cuối cùng trong phân cấp quản lý ngân sách nhànước(NSNN) Ngân sách xã là toàn bộ các khoản thu chi trong dự toán đã được Hộiđồng nhân dân (HĐND) xã quyết định và được thực hiện trong 1 năm nhằm đảm bảonguồn tài chính cho chính quyền cấp xã trong quá trình thực hịên các chức năng,nhiệm vụ về quản lý kinh tế - xã hội trên địa bàn của chính quyền cấp xã

1.1.2 Đặc điểm của ngân sách xã

Ngân sách xã là một cấp ngân sách trong hệ thống ngân sách nhà nước,nên nó cũng mang đầy đủ những đặc điểm chung của ngân sách nhà nước, đó là:

- Hoạt động của ngân sách cấp xã luôn gắn chặt với hoạt động của chínhquyền cấp xã

- Quản lý ngân sách xã nhất thiết phải tuân theo chu trình chặt chẽ và phùhợp

- Phần lớn các khoản thu chi ngân sách xã được thực hiện theo phương thứcphân phối lại và không hoàn trả một cách trực tiếp

Ngoài những đặc điểm chung đã nêu trên thì ngân sách xã có những đặc thùriêng tạo nên sự khác biệt căn bản với các cấp ngân sách khác, đó là:

- Ngân sách xã là một quỹ tiền tệ của cơ quan chính quyền nhà nước cấp cơ

sở, hoạt động của quỹ được thực hiện trên hai phương diện: huy động nguồn thuvào quỹ gọi thu NSX, phân phối và sử dụng quỹ gọi chi NSX

Trang 9

- Các chỉ tiêu thu chi ngân sách xã luôn mang tính chất pháp lý cao, nghĩa làcác chỉ tiêu này được quy định bằng văn bản pháp luật và được pháp luật đảm bảothực hiện.

- Đằng sau quan hệ thu chi ngân sách xã là quan hệ lợi ích phát sinh trong quátrình thu chi ngân sách xã giữa hai chủ thể: một bên là lợi ích chung của cộng đồngcấp cơ sở mà đại diện là chính quyền cấp xã, một bên chủ thể kinh tế xã hội

- Ngân sách xã là một cấp ngân sách vừa là một đơn vị dự toán đặc biệt.Chính đặc thù này ảnh hưởng chi phối rất lớn đến quá trình tổ chức lập, chấp hành

và quyết toán ngân sách xã

Ngân sách xã vừa mang tính chất “lưỡng tính”, vừa là một cấp tự cân đối thuchi, vừa là đơn vị trực tiếp chi tiêu, hay nói cách khác NSX vừa là một cấp ngânsách, vừa là đơn vị dự toán, nó không có đơn vị dự toán trực thuộc nào, nó vừa tạonguồn thu vừa phân bổ nhiệm vụ chi

1.1.3 Vai trò của ngân sách xã

Ngân sách xã vừa là một cấp trong hệ thống NSNN, vừa là cấp ngân sách cơ

sở, nó có vai trò hết sức quan trọng đối với chính quyền cấp xã Để thực hiện đượcchức năng, nhiệm vụ của chính quyền cấp xã thì đòi hỏi phải có chính sách mạnh

mẽ để điều chỉnh các hoạt động của xã đi đúng hướng, góp phần thực hiện mụctiêu phát triển kinh tế-xã hội của Đảng và Nhà nước

- Ngân sách nhà nước cung cấp các phương tiện vật chất cho sự tồn tại và hoạtđộng của Bộ máy nhà nước cấp cơ sở Thông qua thu NSX đã tập trung nguồn lực

để đáp ứng nhu cầu chi tiêu ở cấp xã như chi lương, sinh hoạt phí, chi cho quản lýhành chính, mua sắm thiết bị văn phòng

- Ngân sách xã là công cụ để điều chỉnh, kích thích mọi hoạt động của xã điđúng hướng, đúng chính sách chế độ, và tăng cường các mục tiêu phát triển kinhtế-xã hội trên địa bàn xã Bằng việc đề ra hệ thống pháp luật, hệ thống thuế đãkiểm tra, kiểm soát và điều chỉnh lại các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ

Trang 10

trên địa bàn xã, chống lại các hoạt động kinh tế phi pháp, trốn thuế và nghĩa vụđóng góp khác.

- Ngân sách xã góp phần quan trọng trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng nôngthôn với phương châm “Nhà nước với nhân dân cùng làm” hệ thống giao thôngliên thôn, liên xã được xây dựng mới và nâng cấp thường xuyên, nhờ đó hệ thốnggiao thông nông thôn được cải thiện rõ nét, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội cũngnhư giao lưu kinh tế- văn hóa trên địa bàn xã Kinh tế nông thôn từng bướcchuyển dịch từ thuần nông sang nền kinh tế sản xuất hàng hóa, bộ mặt của làng xãtừng bước được đổi mới, đời sống vật chất và tinh thần được nâng lên, người dânđược hưởng đầy đủ các phúc lợi xã hội từ giáo dục y tế…

- Ngân sách xã góp phần thực hiện tốt công tác văn hóa xã hội trên địa bàn, cụthể là: các khoản chi NSX cho hoạt động văn hóa, thể dục thể thao ngày càng đượcquan tâm, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của người dân thôn xã.Chi NSX để xây dựng và phát triển hệ thống truyền thông thông tin trên địa bàn xãnhằm mở mang văn hóa, nhận thức của người dân, góp phần xây dựng thành côngnông thôn mới Ngoài ra, các khoản chi NSX như chi thăm hỏi, tặng quà chonhững gia đình có công với cách mạng, chi trợ cấp cho những gia đình thương binhliệt sỹ, chi cứu tế xã hội ngày càng được quan tâm thường xuyên hơn, nhằm ổnđịnh đời sống của một bộ phận người dân trên địa bàn

1.2 Nội dung công tác thu chi ngân sách xã

1.2.1 Nguồn thu ngân sách xã

Thu ngân sách xã phân làm 3 loại: các khoản thu 100%, các khoản thu phânchia với ngân sách cấp trên và các khoản thu bổ sung từ ngân sách cấp trên, cụ thể:

 Các khoản thu ngân sách xã được hưởng 100% bao gồm:

- Thuế môn bài thu từ các cá nhân, hộ kinh doanh từ bậc 4 đến bậc 6, kể cả sốthu khoán (không áp dụng đối với phường);

- Các khoản phí, lệ phí quy định thu vào ngân sách xã;

Trang 11

- Chênh lệch thu lớn hơn chi từ các hoạt động sự nghiệp có thu của xã;

- Thu đấu thầu, thu khoán theo mùa vụ từ quỹ đất công ích 5% và hoa lợicông sản khác do xã quản lý;

- Các khoản đóng góp của tổ chức, cá nhân gồm: các khoản đóng góp theopháp luật quy định, các khoản đóng góp trên nguyên tắc tự nguyện để đầu tư xâydựng cơ sở hạ tầng do Hội đồng nhân dân xã quyết định đưa vào ngân sách xãquản lý (không áp dụng đối với phường khoản thu huy động đóng góp để đầu tưxây dựng cơ sở hạ tầng) và các khoản đóng góp tự nguyện khác;

- Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức và cá nhân ở ngoài nước trực tiếpchongân sách xã;

- Thu kết dư ngân sách năm trước;

- Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật

 Các khoản thu ngân sách xã hưởng theo tỉ lệ %

- Thuế sử dụng đất nông nghiệp (tối thiểu để lại cho xã 20%);

- Thuế chuyển quyền sử dụng đất (chỉ áp dụng đối với xã, thị trấn);

- Thuế nhà, đất (chỉ áp dụng đối với xã, thị trấn);

- Tiền cấp quyền sử dụng đất (chỉ áp dụng đối với xã, thị trấn);

- Thuế tài nguyên;

- Lệ phí trước bạ nhà, đất;

- Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng hoá sản xuất trong nước thu vào các mặt hàngbài lá, hàng mã, vàng mã và các dịch vụ kinh doanh vũ trường, mát-xa, ka-ra-ô-kê…

- Các khoản thu phân chia khác

 Các khoản thu bổ sung từ ngân sách cấp trên

Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên bao gồm: Thu bổ sung cân đối ngân sách

và thu bổ sung có mục tiêu, trong đó:

Trang 12

- Thu bổ sung cân đối ngân sách được xác định trên cơ sở chênh lệch giữa dựtoán chi được giao và dự toán thu từ các nguồn thu được phân cấp (các khoản thu100%và các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm) Số bổ sung này được ổnđịnh từ 3 đến 5 năm, hàng năm được tăng thêm một số phần trăm trên cơ sở trượtgiá,tốc độ tăng trưởng kinh tế và khả năng ngân sách của địa phương.

- Thu bổ sung có mục tiêu (nếu có) tuỳ theo khả năng ngân sách và chủtrương chung

1.2.2 Nhiệm vụ chi ngân sách xã

Chi ngân sách xã gồm: chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên Hội đồngnhân dân cấp tỉnh quyết định phân cấp nhiệm vụ chi cho ngân sách xã Căn cứ chế

độ phân cấp quản lý kinh tế - xã hội của Nhà nước, các chính sách chế độ về hoạtđộng của các cơ quan Nhà nước, Đảng Cộng sản Việt Nam, các tổ chức chính trị -

xã hội và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của xã, khi phân cấp nhiệm vụ chicho ngân sách xã, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét giao cho ngân sách xã thựchiện các nhiệm vụ chi dưới đây:

Chi đầu tư phát triển gồm:

- Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không cókhả năng thu hồi vốn theo phân cấp của cấp tỉnh

- Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của xã từnguồn huy động đóng góp của các tổ chức, cá nhân cho từng dự án nhất định theoquy định của pháp luật, do Hội đồng nhân dân xã quyết định đưa vào ngân sách xãquản lý

- Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật

Các khoản chi thường xuyên:

- Chi cho hoạt động của các cơ quan nhà nước ở xã:

Tiền lương, tiền công cho cán bộ, công chức cấp xã;

Sinh hoạt phí đại biểu Hội đồng nhân dân;

Trang 13

Các khoản phụ cấp khác theo quy định của Nhà nước;

Công tác phí;

Chi về hoạt động, văn phòng, như: chi phí điện, nước, văn phòng phẩm, phíbưu điện, điện thoại, hội nghị, chi tiếp tân, khánh tiết;

Chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên trụ sở, phương tiện làm việc;

Chi khác theo chế độ quy định

- Kinh phí hoạt động của cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam ở xã

- Kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở xã (Mặt trận Tổquốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binhViệt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam) sau khi trừcác khoản thu theo điều lệ và các khoản thu khác (nếu có)

- Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho cán bộ xã và các đối tượng kháctheo chế độ quy định

- Chi cho công tác dân quân tự vệ, trật tự an toàn xã hội

- Chi cho công tác xã hội và hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục thể thao do

xã quản lý

- Chi sự nghiệp giáo dục

- Chi sự nghiệp y tế

- Chi sửa chữa, cải tạo các công trình phúc lợi, các công trình kết cấu hạ tầng

do xã quản lý như: trường học, trạm y tế, nhà trẻ, lớp mẫu giáo, nhà văn hoá, thưviện, đài tưởng niệm, cơ sở thể dục thể thao, cầu, đường giao thông, công trình cấp

và thoát nước công cộng

- Các khoản chi thường xuyên khác ở xã theo quy định của pháp luật

1.3 Đặc điểm quy trình quản lý ngân sách xã

Khi nói đến NSNN thường gắn liền với khái niệm “năm ngân sách” Nămngân sách hay gọi là năm tài chính là giai đoạn mà trong đó dự toán thu-chi tàichính của Nhà nước đã được phê chuẩn có hiệu lực thi hành

Trang 14

Chu trình ngân sách diễn ra trong một năm ngân sách, nó bao gồm ba khâu:lập dự toán ngân sách, chấp hành dự toán ngân sách và quyết toán ngân sách.

Trong đó:

1.3.1 Lập dự toán ngân sách

Lập dự toán ngân sách là khâu đầu tiên của chu trình ngân sách Nó xác định cácchỉ tiêu thu chi ngân sách cần thực hiện cho năm ngân sách kế tiếp, đồng thời xác lậpcác biện pháp có thể áp dụng nhằm đạt được các chỉ tiêu thu chi đã dự kiến

Trong ba khâu của một chu trình ngân sách thì lập dự toán ngân sách là khâu

mở đầu và là nền tảng cho các khâu tiếp theo Nó là quá trình phân tích, đánh giákhả năng và nhu cầu các nguồn tài chính để từ đó xác lập các chỉ tiêu thu chi mộtcách đúng đắn, có căn cứ khoa học và thực tiễn; đồng thời trên cơ sở đó có thể xáclập những biện pháp kinh tế-xã hội để tổ chức tốt các chỉ tiêu đã đề ra

Hằng năm, trên cơ sở hướng dẫn của ủy ban nhân dân cấp trên, ủy ban nhândân xã lập dự toán ngân sách năm sau trình hội đồng nhân dân xã quyết định

 Căn cứ lập dự toán ngân sách xã:

- Các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đảm, bảo an ninh quốc phòng, trật

tự an toàn xã hội của xã;

- Chính sách, chế độ thu ngân sách nhà nước, cơ chế phân cấp nguồn thu,nhiệm vụ chi ngân sách xã và tỷ lệ phân chia nguồn thu do Hội đồng nhân dân cấptỉnh quy định;

- Chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do Chính phủ, Thủ tướng Chínhphủ, Bộ Tài chính và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định;

- Số kiểm tra về dự toán ngân sách xã do Uỷ ban nhân dân huyện thông báo;

- Tình hình thực hiện dự toán ngân sách xã năm hiện hành và các năm trước

 Trình tự lập dự toán ngân sách xã:

Trang 15

- Ban Tài chính xã phối hợp với cơ quan thuế hoặc đội thu thuế xã (nếu có)tính toán các khoản thu ngân sách nhà nước trên địa bàn (trong phạm vi phân cấpcho xã quản lý).

- Các ban, tổ chức thuộc Uỷ ban nhân dân xã căn cứ vào chức năng nhiệm vụđược giao và chế độ, định mức, tiêu chuẩn chi lập dự toán chi của đơn vị tổ chức mình

- Ban Tài chính xã lập dự toán thu, chi và cân đối ngân sách xã trình Uỷ bannhân dân xã báo cáo Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã để xem xétgửi Uỷ ban nhân dân huyện và Phòng tài chính huyện Thời gian báo cáo dự toánngân sách xã do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định

- Đối với năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách, Phòng Tài chính huyện làm việcvới Uỷ ban nhân dân xã về cân đối thu, chi ngân sách xã thời kỳ ổn định mới theokhả năng bố trí cân đối chung của ngân sách địa phương Đối với các năm tiếp theocủa thời kỳ ổn định, Phòng Tài chính huyện chỉ tổ chức làm việc với Uỷ ban nhândân xã về dự toán ngân sách khi Uỷ ban nhân dân xã có yêu cầu

- Quyết định dự toán ngân sách xã: Sau khi nhận được quyết định giao nhiệm

vụ thu, chi ngân sách của Uỷ ban nhân dân huyện, Uỷ ban nhân dân xã hoàn chỉnh

dự toán ngân sách xã và phương án phân bổ ngân sách xã trình Hội đồng nhân dân

xã quyết định Sau khi dự toán ngân sách xã được Hội đồng nhân dân xã quyếtđịnh, Uỷ ban nhân dân xã báo cáo Uỷ ban nhân dân huyện, Phòng tài chính huyện,đồng thời thông báo công khai dự toán ngân sách xã cho nhân dân biết theo chế độcông khai tài chính về ngân sách nhà nước

- Điều chỉnh dự toán ngân sách xã hàng năm (nếu có) trong các trường hợp

có yêu cầu của Uỷ ban nhân dân cấp trên để đảm bảo phù hợp với định hướngchung hoặc có biến động lớn về nguồn thu và nhiệm vụ chi

- Uỷ ban nhân dân xã tiến hành lập dự toán điều chỉnh trình Hội đồng nhândân xã quyết định và báo cáo Uỷ ban nhân dân huyện

Trang 16

1.3.2 Chấp hành dự toán ngân sách

Chấp hành ngân sách xã là khâu thứ hai trong một chu trình ngân sách xã.Tại đây phải tổ chức quản lý sao cho các chỉ tiêu thu chi trong dự toán được thựchiện theo đúng quy định, có thể nói khâu này nắm vai trò then chốt trong việc thựchiện dự toán ngân sách xã

 Căn cứ tổ chức chấp hành thu Ngân sách xã.

- Căn cứ vào các văn bản pháp luật hiện hành như: Luật NSNN, luật thuếpháp lệnh phí và lệ phí; các văn bản pháp luậ hiện hành làm cơ sở cho việc tổ chứcchấp hành thu ngân sách xã

- Dựa vào kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội phát triển sản xuất kinh doanhtrên địa bàn Trong đó, kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn là căn

cứ có tính hiện thực để tính số thu dự kiến cho từng đơn vị trên địa bàn xã

 Căn cứ tổ chức chấp hành chi Ngân sách xã.

- Căn cứ vào mức chi được duyệt của từng chỉ tiêu có trong dự toán Đây làcăn cứ mang tính quyết định nhất trong chấp hành dự toán chi ngân sách, bởi vìhầu hết các nhu cầu chi đã có định mức, tiêu chuẩn đã được cơ quan quyền lực Nhànước xét duyệt và thông qua

- Căn cứ vào khả năng nguồn kinh phí có thể dành cho nhu cầu chi cho NSXtrong mỗi kỳ báo cáo

- Căn cứ vào các chính sách, chế độ chi NSNN hiện hành Đây là căn cứ mangtính pháp lý cho công tác tổ chức chấp hành dự toán chi NSX

1.3.3 Quyết toán Ngân sách xã

Quyết toán Ngân sách xã là khâu cuối cùng của chu trình quản lý Ngân sách

xã Nhằm tổng hợp, phân tích đánh giá lại toàn bộ tình hình chấp hành NSX trongmột năm ngân sách, trên cơ sở đó rút ra bài học kinh nghiệm cho công tác quản lýngân sách xã trong những năm kế tiếp

Quy trình thực hiện quyết toán ngân sách xã

Trang 17

Để thực hiện công tác khoá sổ và quyết toán hàng năm, Ban Tài chính xãthực hiện các việc sau đây:

- Ngay trong tháng 12 phải rà soát tất cả các khoản thu, chi theo dự toán, cóbiện pháp thu đầy đủ các khoản phải thu vào ngân sách và giải quyết kịp thời cácnhu cầu chi theo dự toán Trường hợp có khả năng hụt thu phải chủ động cóphương án sắp xếp lại các khoản chi để đảm bảo cân đối ngân sách xã

- Phối hợp với Kho bạc Nhà nước huyện nơi giao dịch đối chiếu tất cả cáckhoản thu, chi ngân sách xã trong năm, bảo đảm hạch toán đầy đủ, chính xác cáckhoản thu, chi theo Mục lục ngân sách nhà nước, kiểm tra lại số thu được phânchia giữa các cấp ngân sách theo tỉ lệ quy định

- Đối với các khoản tạm thu, tạm giữ, tạm vay (nếu có) phải xem xét xử lý hoặchoàn trả, trường hợp chưa xử lý được, thì phải làm thủ tục chuyển sang năm sau

- Các khoản thu, chi phát sinh vào thời điểm cuối năm được thực hiện theonguyên tắc sau:

Các khoản thu phải nộp chậm nhất trước cuối giờ làm việc ngày 31/12, nếunộp sau thời hạn trên phải hạch toán vào thu ngân sách năm sau

Nhiệm vụ chi được bố trí trong dự toán ngân sách năm, chỉ được chi trongniên độ ngân sách năm đó, các khoản chi có trong dự toán đến hết 31/12 chưa thựchiện được không được chuyển sang năm sau chi tiếp, trừ trường hợp cần thiết phảichi nhưng chưa chi được, phải được Uỷ ban nhân dân quyết định cho chi tiếp, khi

đó hạch toán và quyết toán như sau: nếu thực hiện trong thời gian chỉnh lý quyếttoán thì dùng tồn quỹ năm trước để chi và quyết toán vào ngân sách năm trước;nếu được quyết định thực hiện trong năm sau, thì làm thủ tục chuyển nguồn sangnăm sau để chi tiếp và thực hiện quyết toán vào chi ngân sách năm sau

Trang 18

1.4 Những vấn đề cơ bản về kế toán ngân sách xã.

1.4.1 Khái niệm về kế toán ngân sách xã

Kế toán ngân sách xã việc thu thập, xử lý, kiểm tra, giám sát, phân tích vàcung cấp thông tin về toàn bộ hoạt động kinh tế- tài chính của xã, gồm: Hoạt độngthu chi ngân sách và hoạt động tài chính khác ở xã

1.4.2 Nhiệm vụ, yêu cầu của kế toán Ngân sách xã

1.4.2.1 Nhiệm vụ của kế toán Ngân sách xã

- Thu thập, xử lý, kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi ngân sách, các quỹ côngchuyên dùng, các khoản thu đóng góp của dân, các hoạt động sự nghiệp, tình hìnhquản lý và sử dụng tài sản do xã quản lý và các hoạt động tài chính khác của xã;

- Thực hiện kiểm tra, kiểm soát tình hình chấp hành dự toán thu, chi ngânsách xã, các qui định về tiêu chuẩn, định mức; tình hình quản lý, sử dụng các quỹcông chuyên dùng, các khoản thu đóng góp của dân; tình hình sử dụng kinh phícủa các bộ phận trực thuộc và các hoạt động tài chính khác của xã;

- Phân tích tình hình thực hiện dự toán thu, chi ngân sách, tình hình quản lý và

sử dụng tài sản của xã, tình hình sử dụng các quỹ công chuyên dùng; cung cấpthông tin số liệu, tài liệu kế toán tham mưu, đề xuất với UBND, HĐND xã các giảipháp nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội trên địa bàn xã

- Lập báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán ngân sách để trình ra HĐND xãphê duyệt, phục vụ công khai tài chính trước nhân dân theo qui định của pháp luật

và gửi Phòng Tài chính Quận, Huyện, Thị xã (gọi chung là Huyện) để tổng hợpvào ngân sách nhà nước

1.4.2.2.Yêu cầu của kế toán Ngân sách xã

- Phản ánh đầy đủ nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh vào chứng từ kế toán,

sổ kế toán và báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách xã;

- Phản ánh kịp thời, đúng thời gian qui định các khoản thu, chi ngân sách vàthu, chi hoạt động tài chính khác của xã;

Trang 19

- Phản ánh rõ ràng, dễ hiểu và chính xác thông tin, số liệu về tình hình thu, chingân sách và hoạt động tài chính của xã nhằm cung cấp những thông tin cho UBND

- Phải phân loại sắp xếp thông tin, số liệu kế toán theo trình tự, có hệ thống và

có thể so sánh được Chỉ tiêu do kế toán thu thập, phản ánh phải thống nhất với chỉtiêu trong dự toán ngân sách về nội dung và phương pháp tính toán

1.4.3 Nguyên tắc kế toán ngân sách xã

Kế toán ngân sách phường phải được thực hiện trên cơ sở kế toán tiền mặt,hình thức kế toán Nhật kí – Sổ cái để hạch toán từng nghiệp vụ kinh tế tài chínhnhằm đảm bảo sự cân đối giữa thu và chi, giữa kinh phí được cấp và tình hình sửdụng kinh phí, giữa vốn và nguồn vốn ở mọi thời điểm

1.4.4 Công việc của kế toán ngân sách xã

- Kế toán tiền mặt, tiền gửi tại Kho bạc: Phản ánh số hiện có và tình hìnhbiến động các khoản tiền mặt tại quỹ của xã, tiền thuộc quỹ ngân sách và tiền gửikhác của xã tại KBNN;

- Kế toán các khoản thu ngân sách: Phản ánh các khoản thu ngân sách xã đãqua Kho bạc, các khoản thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc và những khoản thoáithu ngân sách hoàn trả cho các đối tượng được hưởng;

- Kế toán các khoản chi ngân sách: Phản ánh các khoản chi thường xuyên,

chi đầu tư xây dựng cơ bản theo dự toán ngân sách đã được Hội đồng nhân dân xãquyết định vào chi ngân sách xã đã qua Kho bạc, chi ngân sách xã chưa qua Khobạc và việc quyết toán các khoản chi theo Mục lục ngân sách nhà nước;

Trang 20

- Kế toán các quỹ công chuyên dùng của xã: Phản ánh số hiện có và tình

hình biến động từng loại quỹ công chuyên dùng;

- Kế toán thanh toán:

+ Phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phảithu của các đối tượng;

+ Phản ánh các khoản nợ phải trả của xã về dịch vụ đã sử dụng chưa thanhtoán cho người bán, người nhận thầu và các khoản nợ phải trả khác của xã;

- Kế toán các hoạt động tài chính khác của xã: Phản ánh các khoản thu, chicủa các hoạt động tài chính khác như: Thu, chi hoạt động sự nghiệp, văn hoá, giáodục, đào tạo, thể thao và các hoạt động cung cấp dịch vụ khác;

- Kế toán vật tư, tài sản, đầu tư XDCB, nguồn vốn đầu tư XDCB và nguồn

kinh phí đã hình thành TSCĐ: Phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm tài sản

và nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ của xã do hoàn thành việc mua sắm, xâydựng cơ bản, do nhận bàn giao, do được Nhà nước đầu tư, do nhân dân đóng góp,quyên tặng và tình hình biến động tài sản và nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐcủa xã;

- Lập báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán để trình HĐND xã và gửi

và các hoạt động tài chính khác ở xã

- Tiêu chuẩn để được bổ nhiệm kế toán trưởng

Trang 21

+ Về đạo đức phẩm chất: Người được bổ nhiệm làm kế toán trưởng phải cóphẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành và đấutranh bảo vệ chính sách chế độ kinh tế tài chính và pháp luật của Nhà nước.

+ Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Người được bổ nhiệm làm kế toántrưởng phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ bậc trung cấp trở lên.Riêng các xã miền núi thuộc vùng sâu, vùng xa theo qui định của pháp luật, kế toán

là người dân tộc ít người phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ chứng chỉ sơ cấptài chính - kế toán, sau đó phải đi học để có bằng trung cấp tài chính, kế toán

+ Về thời gian công tác thực tế về kế toán: Người được bổ nhiệm làm kế toántrưởng nếu có trình độ đại học trở lên thì thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất

là 2 năm, nếu ở trình độ sơ cấp trở lên thì thời gian công tác thực tế về kế toán ítnhất là 3 năm

Nhiệm vụ của kế toán trưởng

- Tổ chức thực hiện công tác kế toán phù hợp điều kiện hoạt động, yêu cầu vàtrình độ quản lý của xã;

- Tổ chức việc lập dự toán và việc thực hiện dự toán thu, chi, việc chấp hànhcác định mức, tiêu chuẩn của Nhà nước tại xã Thực hiện kiểm tra, kiểm soát việcthu, chi tài chính của các bộ phận trực thuộc xã;

- Thực hiện bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán và việc sử dụng tài liệu kế toánlưu trữ theo qui định;

- Thực hiện hướng dẫn các chính sách, chế độ, thể lệ tài chính, kế toán của Nhànước trong xã Phân tích, đánh giá tình hình dự toán thu, chi ngân sách xã

Trách nhiệm của kế toán trưởng

- Thực hiện các qui định của pháp luật về tài chính, kế toán tại xã;

- Tổ chức điều hành bộ máy kế toán theo qui định của Luật Kế toán; Tổ chứcviệc lập dự toán và việc thực hiện dự toán thu, chi ngân sách xã, chấp hành các

Trang 22

định mức, tiêu chuẩn của Nhà nước tại xã Thực hiện kiểm tra, kiểm soát việc thu,chi tài chính của các bộ phận trực thuộc xã;

- Lập báo cáo tài chính

1.4.5.2 Phụ trách kế toán

Các xã chưa có người đủ tiêu chuẩn điều kiện theo qui định để bổ nhiệm kếtoán trưởng thì được cử người phụ trách kế toán Chỉ được bố trí người phụ trách

kế toán trong thời hạn tối đa giữ chức vụ là một năm tài chính Riêng đối với các

xã miền núi thuộc vùng cao, vùng sâu, vùng xa theo qui định của pháp luật thì cóthể kéo dài thời gian phụ trách kế toán nhưng phải có ý kiến bằng văn bản củaPhòng Tài chính quận, huyện, thị xã Người phụ trách kế toán phải thực hiệnnhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn qui định cho kế toán trưởng

1.4.6 Công tác kế toán Ngân sách xã

Nội dung công tác kế toán ngân sách và tài chính xã bao gồm:

- Kế toán tiền mặt, tiền gửi tại Kho bạc: Phản ánh số hiện có và tình hình biếnđộng các khoản tiền mặt tại quỹ của xã, tiền thuộc quỹ ngân sách và tiền gửi kháccủa xã tại KBNN;

- Kế toán các khoản thu ngân sách: Phản ánh các khoản thu ngân sách xã đã

qua Kho bạc, các khoản thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc và những khoản thoáithu ngân sách hoàn trả cho các đối tượng được hưởng;

- Kế toán các khoản chi ngân sách: Phản ánh các khoản chi thường xuyên, chi

đầu tư xây dựng cơ bản theo dự toán ngân sách đã được Hội đồng nhân dân xãquyết định vào chi ngân sách xã đã qua Kho bạc, chi ngân sách xã chưa qua Khobạc và việc quyết toán các khoản chi theo Mục lục ngân sách nhà nước;

- Kế toán các quỹ công chuyên dùng của xã: Phản ánh số hiện có và tình hình

biến động từng loại quỹ công chuyên dùng;

- Kế toán thanh toán:

Trang 23

+ Phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phảithu của các đối tượng;

+ Phản ánh các khoản nợ phải trả của xã về dịch vụ đã sử dụng chưa thanhtoán cho người bán, người nhận thầu và các khoản nợ phải trả khác của xã;

- Kế toán các hoạt động tài chính khác của xã: Phản ánh các khoản thu, chi

của các hoạt động tài chính khác như: Thu, chi hoạt động sự nghiệp, văn hoá, giáodục, đào tạo, thể thao và các hoạt động cung cấp dịch vụ khác;

- Kế toán vật tư, tài sản, đầu tư XDCB, nguồn vốn đầu tư XDCB và nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ: Phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm tài sản

và nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ của xã do hoàn thành việc mua sắm, xâydựng cơ bản, do nhận bàn giao, do được Nhà nước đầu tư, do nhân dân đóng góp,quyên tặng và tình hình biến động tài sản và nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐcủa xã;

- Lập báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán để trình HĐND xã và gửi Phòng

- Chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên quy định cho mỗi chứng từ

- Người lập, người ký duyệt và những người khác ký tên trên chứng từ phảichịu trách nhiệm về nội dung của chứng từ kế toán

Trang 24

Hệ thống chứng từ kế toán áp dụng cho kế toán ngân sách và tài chính xã baogồm các chứng từ sau:

- Chứng từ kế toán ban hành theo chế độ kế toán NS và TC xã

- Chứng từ kế toán ban hành theo chế độ kế toán HCSN áp dụng cho kế toán

NS và TC xã

- Chứng từ kế toán ban hành theo chế độ kế toán NS và hoạt động nghiệp vụKho bạc và các văn bản khác

1.4.7.3 Tài khoản kế toán áp dụng cho kế toán Ngân sách xã

Tài khoản kế toán dùng để phân loại và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế,tài chính theo nội dung kinh tế

Hệ thống tài khoản kế toán ngân sách và tài chính xã gồm 19 tài khoản cấp

I trong đó 11 tài khoản bắt buộc dùng cho tất cả các xã và 8 tài khoản hướng dẫn

áp dụng cho những xã có phát sinh nghiệp vụ liên quan

Tài khoản cấp I gồm 3 chữ số thập phân

Tài khoản cấp II gồm 4 chữ số thập phân

Tài khoản cấp III gồm 5 chữ số thập phân

Sau đây là một số nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh và cách hạch toán:

- Các khoản thu ngân sách tại xã bằng tiền mặt, được nhập vào quỹ của xã,căn cứ vào phiếu thu, kế toán ghi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt

Có TK 719 - Thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc

- Mua tài sản cố định bằng tiền mặt do rút tạm ứng tiền thuộc quỹ ngân sách

từ Kho bạc, căn cứ vào phiếu chi, kế toán ghi:

Nợ TK 819 – Chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc

Có TK 111 – Tiền mặt

- Thu ngân sách xã bằng hiện vật nhập kho, căn cứ vào bảng kê các khoảnđóng góp bằng hiện vật, lập phiếu nhập kho, kế toán ghi:

Trang 25

Nợ TK 152 – Vật liệu

Có TK 719 – Thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc

- Cuối năm ngân sách, làm thủ tục ghi thu, ghi chi ngân sách đã qua kho bạc + Ghi thu ngân sách xã đã qua Kho bạc

Nợ TK 719 – Thu ngân sách chưa qua Kho bạc

Có TK 714 – Thu ngân sách xã đã qua Kho bạc

+ Ghi chi ngân sách xã đã qua Kho bac

Nợ TK 814 – Chi ngân sách xã đã qua Kho bạc

Có TK 819 – Chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc

1.4.7.4. Hệ thống sổ kế toán áp dụng cho kế toán ngân sách xã

Kế toán ngân sách và tài chính xã dùng hai loại sổ để ghi chép đó là sổ kếtoán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết:

- Sổ kế toán tổng hợp là sổ nhật ký-sổ cái, dùng để tổng hợp tình hình thu-chiNS; thu, chi các quỹ, các nguồn vốn, quỹ hiện có, tình hình biến động về tiền, tàisản, vật tư, công nợ và hoạt động tài chính khác

- Sổ kế toán chi tiết: là sổ dùng để phản ánh chi tiết từng nghiệp vụ kinh tếphát sinh theo từng đối tượng kế toán riêng biệt mà trên sổ nhật ký-sổ cái chưaphản ánh được

- Hệ thống sổ kế toán áp dụng cho kế toán ngân sách và tài chính xã bao gồm:

sổ nhật ký- sổ cái, sổ quỹ tiền mặt, sổ nhật ký thu-chi tiền mặt, sổ thu ngân sách xã,

sổ chi ngân sách xã, sổ chi tiết vật liệu, sổ theo dõi dự toán…

- Báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán

+ Hệ thống báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán áp dụng cho kế toán ngânsách và tài chính xã nhằm mục đích tổng hợp và trình bày một cách tổng quát toàndiện tình hình, cơ cấu thu chi NS và các hoạt động tài chính khác, cung cấp thôngtin cần thiết cho việc tổng hợp thu, chi NS; đáp ứng yêu cầu kiểm tra, kiểm soát,phân tích đánh giá tình hình thực hiện ngân sách

Trang 26

+ Báo cáo tài chính xã được lập theo tháng bao gồm: bảng cân đối kế toán,báo cáo tổng hợp thu ngân sách xã theo NDKT, báo cáo tổng hợp chi ngân sách xãtheo NDKT…

+ Báo cáo tài chính xã lập theo năm bao gồm: báo cáo quyết toán thu, chingân sách và thu, chi các hoạt động khác

1.5.Tổ chức công tác kế toán thu chi ngân sách xã.

1.5.1 Nội dung tổ chức kế toán thu ngân sách xã.

1.5.1.1 Nguyên tắc kế toán các khoản thu ngân sách xã

 Khái niệm

Thu ngân sách xã là toàn bộ các khoản thu trong dự toán đã được Hội đồngnhân dân xã quyết định và được thực hiện trong một năm để thực hiện các chứcnăng nhiệm vụ của chính quyền cấp xã

Nội dung các khoản thu ngân sách:

- Các khoản thu xã hưởng 100%

- Các khoản thu phân chia theo tỉ lệ %

- Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên

 Nguyên tắc quản lý và hạch toán các khoản thu ngân sách xã:

- Mọi khoản thu ngân sách xã đều phải được dự toán và do HĐND xã thảoluận, quyết định, kiểm tra thực hiện

- Thu ngân sách xã phải phản ánh qua kho bạc Nhà nước và được tổng hợpchung vào ngân sách Nhà nước (có một số khoản thu được để lại xã chi tiêu, định

kỳ phản ánh vào ngân sách qua Kho bạc bằng hình thức ghi thu, ghi chi)

- Tất cả các khoản thu ngân sách xã phải hạch toán theo Mục lục ngân sáchNhà nước áp dụng cho cấp xã

- Hàng tháng UBND xã phải lập báo cáo tình hình thực hiện thu Ngân sách

xã gửi lên phòng Tài chính huyện

Trang 27

- Những khoản thu ngân sách xã phải lập báo cáo tình hình thực hiện thuNgân sách Nhà nước áp dụng cho cấp xã như sau:

+ Những khoản thu ngân sách trong ngày nếu chưa kịp nộp vào Kho bạc thìphải nhập quỹ tiền mặt của xã và hạch toán tăng thu Ngân sách chưa qua Kho bạc.Khinào xuất quỹ nộp tiền vào Kho bạc thì hạch toán thu ngân sách đã qua Kho bạc +Trường hợp những xã ở quá xã Kho bạc, đi lại khó khăn, số thu tiền mặt ít,được cơ quan Tài chính cho phép giữ lại một số thu ngân sách tại xã để chi ngânsách(được toạ chi) Định kỳ kế toán lập bảng kê ghi thu, ghi chi ngân sách xã đểlàm thủ tục ghi thu, ghi chi Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc

- Đối với các khoản thu phân chia theo tỷ lệ và thu bổ sung từ ngân sáchcấp trên: Khi nhận được giấy báo Có hoặc chứng từ của Kho bạc(bảng kê thu ngânsách xã qua Kho bạc, sổ phụ của Kho bạc), căn cứ vào chứng từ kế toán hạch toánthu ngân sách đã qua Kho bạc

- Đối với các khoản thu ngân sách bằng hiện vật: Căn cứ vào số lượng hiệnvật thu được quy ra giá trị để nhập kho và ghi vào thu ngân sách xã chưa qua khobạc Khi xuất hiện vật ra sử dụng đến đâu thì làm thủ tục ghi thu, ghi chi Ngânsách Nhà nước tại Kho bạc đến đó Trường hợp hiện vật thu được mang sử dụngngay không nhập kho, thì đồng thời hạch toán thu và chi ngân sách chưa qua Khobạc Sau đó làm thủ tục ghi thu, ghi chi ngân sách tại Kho bạc và chuyển sang thu,chi ngân sách đã qua Kho bạc

- Các khoản thu bằng ngày công lao động do nhân dân đóng góp được quy ratiền và hạch toán vào thu ngân sách xã và chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc Sau

đó lập bảng kê kèm theo chứng từ làm thủ tục ghi thu, ghi chi ngân sách Nhà nướctại Kho bạc

- Không hạch toán vào thu ngân sách xã những khoản thu để hình thành cácquỹ công chuyên dụng của xã như quỹ đền ơn đáp nghĩa, qũy an ninh quốc

Trang 28

phòng…những khoản thu hộ cơ quan cấp trên(kể cả các khoản thu hộ về thuế, phí,

lệ phí cho cơ quan thuế)

- Chứng từ để hạch toán thu ngân sách xã là giấy nộp tiền vào ngân sách,Giấy báo có, sổ phụ hoặc bảng kê thu ngân sách xã qua Kho bạc, bảng kê kèm theochứng từ gốc để làm thủ tục ghi thu ngân sách, giấy đề nghị Kho bạc ghi thu kết dưNgân sách năm trước

- Chứng từ để hạch toán thu ngân sách xã là Giấy nộp tiền vào ngân sách kèmtheo chứng từ gốc để làm thủ tục ghi thu ngân sách, giấy đề nghị Kho bạc ghi thukết dư ngân sách năm trước

- Các khoản thu ngân sách xã được hạch toán chi tiết theo mục lục ngân sách

xã để phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán thu ngân sách 1.5.1.2 Chứng từ kế toán sử dụng

Các chứng từ kế toán liên quan đến thu ngân sách xã bao gồm:

- Thông báo các khoản thu của xã (Mẫu số C61-X)

- Biên lai thu tiền (C27-H)

- Tổng hợp biên lai thu tiền

- Giấy báo lao động ngày công đóng góp (C62-X)

- Bảng kê ghi thu ghi chi ngân sách

- Giấy nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước (02/TNS)

- Bảng kê thu ngân sách xã qua Kho bạc Nhà nước

1.5.1.3 Tài khoản kế toán

Tài khoản: Kế toán thu ngân sách xã sử dụng tài khoản:

Tài khoản 714 - Thu ngân sách xã đã qua Kho bạc

Tài khoản 719 - Thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc

1.5.1.4 Sổ kế toán:

Thu ngân sách xã sử dụng các loại sổ sau:

- Sổ thu ngân sách xã (S04-X),

Trang 29

- Sổ tổng hợp thu ngân sách xã (S06a-X),

- Sổ theo dõi các khoản đóng góp của dân (S15-X)

1.5.1.5 Ghi nhận trên báo cáo kế toán

Kế toán thu ngân sách xã sử dụng các báo cáo sau:

- Báo cáo tổng hợp thu ngân sách xã theo nội dung kinh tế

- Báo cáo quyết toán thu ngân sách xã theo MLNSNN

- Báo cáo tổng hợp quyết toán thu ngân sách xã theo nội dung kinh tế

1.6 Nội dung tổ chức kế toán chi ngân sách xã.

1.6.1 Nguyên tắc kế toán các khoản chi ngân sách xã

 Khái niệm

Chi ngân sách xã bao gồm các khoản chi duy trì hoạt động của các cơ quannhà nước, đảng, đoàn thể cấp xã, chi trợ cấp xã hội và các khoản chi của chínhquyền cấp xã theo phân cấp quản lý của địa phương

 Nội dung chi ngân sách xã

- Chi thường xuyên

- Chi đầu tư phát triển

 Nguyên tắc chi ngân sách xã:

- Tất cả các khoản chi ngân sách xã được hạch toán bằng đồng việt nam theotừng niên độ ngân sách Các khoản chi ngân sách bằng hiện vật, ngày công laođộng phải quy đổi và hạch toán bằng đồng việt nam theo giá do cơ quan có thẩmquyền quyết định

- Phải tổ chức hạch toán chi tiết các khoản chi ngân sách theo mục lục ngânsách hiện hành, theo nội dung kinh tế các khoản chi

- Đảm bảo sự khớp đúng số liệu giữa hạch toán chi tiết và hạch toán tổng hợp,giữa số liệu trên sổ chi ngân sách với chứng từ và báo cáo kế toán

1.6.2 Chứng từ kế toán sử dụng

Chứng từ kế toán áp dụng cho chi ngan sách xã bao gồm:

- Giấy rút dự toán

Trang 30

- Lệnh chi tiền

- Bảng kê chi ngân sách

- Giấy đề nghị ghi rút tiền mặt từ ngân sách xã

- Bảng kê chứng từ chi

- Giấy đề nghị kho bạc thanh toán tạm ứng

- Bảng kê ghi thu, ghi chi ngân sách

1.6.3 Tài khoản kế toán

Kế toán chi ngân sách xã sử dụng các tài khoản như sau:

- Tài khoản 814- Chi ngân sách xã đã qua Kho bạc

- Tài khoản 819- Chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc

1.6.4 Sổ kế toán

Chi ngân sách xã sử dụng các sổ sau:

- Sổ chi ngân sách xã (S05-X)

- Sổ tổng hợp chi ngân sách xã (S06b-X)

1.6.5 Ghi nhận trên báo cáo kế toán

Kế toán chi ngân sách xã sử dụng các báo cáo:

- Báo cáo tổng hợp chi ngân sách xã theo nội dung kinh tế

- Báo cáo quyết toán chi ngân sách xã theo MLNSNN

- Báo cáo tổng hợp quyết toán chi ngân sách xã theo nội dung kinh tế

Trang 31

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN THU CHI NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ LĨNH SƠN, HUYỆN ANH

SƠN, TỈNH NGHỆ AN2.1 Khái quát đặc điểm chung về UBND xã Lĩnh Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An.

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến công tác kế toán tại địabàn xã Lĩnh Sơn

Lĩnh Sơn có vị trí nằm ở tả ngạn sông Lam, là một xã trung du miền núi, códiện tích đất rộng người đông, nằm về phía Đông của huyện Anh Sơn - cách trungtâm huyện gần 20km Có địa giới hành chính tiếp giáp với 02 huyện Đô Lương vàThanh Chương

- Phía Đông giáp xã Nam Sơn - Đô Lương

- Phía Nam giáp Thanh Nho - Thanh Chương

- Phía Tây giáp xã Cao Sơn và Khai Sơn

- Phía Bắc giáp xã Lạng Sơn và Tào Sơn

Tổng diện tích đất tự nhiên là: 2.013,48 ha

Tổng số hộ: 2.046 hộ

Tổng số nhân khẩu: 8.006 nhân khẩu

Cơ cấu dân tộc kinh 100%, tôn giáo có 61 hộ và 286 nhân khẩu Dân số nôngnghiệp chiếm 86%, tốc độ phát triển dân số là 0,6% Cơ cấu dân số 48,3% Nam;51,7% Nữ Lao động có 4100 Trong đó lao động trong độ tuổi 3492 lao độngchiếm 43,6% tổng dân số Chất lượng lao động có bằng cấp chiếm 20%

Về tập tục tập quán: Dân cư xã Lĩnh Sơn sống chủ yếu là nông nghiệp, câytrồng chính là cây lúa, cây ngô

Trang 32

Về truyền thông cách mạng: Xã Lĩnh Sơn là một vùng địa dư cách mạnggiàu truyền thống yêu nước Là nơi thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh Nghệ

An vào những năm 1930 - 1931 Đã được Nhà nước công nhận di tích lịch sữ Nhà

"Hiệu Yên Xuân"vào năm 1990 Đây là nơi lưu giữ truyền thống quê hương cách

mạng đồng thời là nơi tuyên truyền và giáo dục truyền thống đạo đức cách mạngcho thế hệ trẻ Nhân dân lao động cần cù, sáng tạo, đoàn kết, năng động trong làm

ăn và xây dựng phát triển kinh tế xã hội

Lĩnh Sơn là một xã có nền kinh tế phát triển chưa mạnh, sản xuất nông nghiệp

là chủ yếu Tổng thu ngân sách hàng năm đạt trên 7 tỷ đồng (trong đó thu ngânsách tại địa bàn chỉ chiếm khoảng 20%, số còn lại là ngân sách cấp trên cân đối hỗtrợ) Hiện tại thu nhập nông nghiệp chiếm tỷ trọng 63% Công nghiệp xây dựngchiếm 9,86%, thương mại dịch vụ chiếm 27,14% Tổng sản lượng lương thực đạt:

3892,8 tấn/năm

Tổng thu nhập giá trị đạt 79.478 triệu đồng Bình quân lương thực người/năm đạt:

515 kg Bình quân giá trị người/năm đạt: 10.079.000 đồng

2.1.2 Quá trình hình thành, phát triển của UBND xã Lĩnh Sơn

Lĩnh Sơn là mảnh đất đặc trưng cho 1 miền sơn thủy hữu tình, có dòng sôngLam thơ mộng uốn lượn, có đồi núi nhấp nhô trùng điệp và có đường Quốc lộ 7Achạy suốt chiều dài của xã Ngược dòng lịch sử đất Nam Cai (tục gọi là đất Gay)

xã Nam Cai sau đổi tên thành xã Nam Sơn (vào khoảng năm Đồng Khánh tam niên1887) Sau cải cách ruộng đất xã Nam Sơn được chia làm 2 xã: xã Lĩnh Sơn và xãCao Sơn, năm 1965 nhân 2 xã Cao Sơn và xã Lĩnh Sơn dời dân vào các vùng đồinhư Khe Bùi, Cộc Trâm, Trộc mới đến tháng 4 năm 1973 thực hiện chủ trươngphân vùng Kinh tế mới cấp Huyện 2 xã Lĩnh Sơn và Cao Sơn được phân phânnhập 2 vùng KT gồm: Vùng đồi chuyên thâm canh cây chè thuộc xã Cao Sơn,vùng lúa màu ven Quốc lộ 7A và dọc sông Lam giữ tên là xã Lĩnh Sơn

Trang 33

Tiềm năng về kinh tế là quê hương có đặc sản chè Gay thơm ngon, thuận lợicho phát triển kinh tế vườn rừng, và nơi có cánh đồng lớn trồng lúa nước là vữa lúacủa huyện Anh Sơn.

Năm 2015, là một năm diễn ra nhiều sự kiệ đáng nhớ, là dấu mốc minh chứngcho sự phát triển trên địa bàn xã nhà như đón nhận Danh hiệu Anh hùng LLVT,Trường Mầm Non đạt chuẩn quốc giá mức độ 1

Đội ngũ cán bộ các cấp đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới đãtập trung chỉ đạo, điều hành tích cực và có hiệu quả trên mọi lĩnh vực

Các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất phát triển kinh tế, đặc biệt là trongsản xuất nông ngiệp được áp dụng rộng rãi góp phàn tăng năng suất, cải thiện chấtlượng đáng kể

Được sự quan tâm của Huyện ủy – HĐND – UBND, cùng với sự chỉ đạo củaĐảng ủy UBND xã, giúp cho xã tháo gỡ được những khó khăn vướng mắc, pháthuy được lợi thế giúp xã nhà xây dựng và phát triển toàn diện Với đội ngũ cán bộtrẻ - khỏe - năng động, với nguồn tài nguyên đa dạng phong phú, nhân dân laođộng cần cù cùng với những lợi thế và tiềm năng sẵn có, xã Lĩnh Sơn đã có nhữngbước chuyển mình đáng kể, là cơ sở để xây dựng thành công chương trình nôngthôn mới

2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của UBND xã Lĩnh Sơn

UBND xã Lĩnh Sơn là đơn vị trực thuộc huyện và chịu sự quản lí của huyệnAnh Sơn, tỉnh Nghệ An Là cơ quan trực tiếp truyền tải các chủ trương của Đảng,chính sách, pháp luật của Nhà nước đến nhân dân, đồng thời là cơ quan trực tiếptiếp nhận các thắc mắc, phản hồi của nhân dân và giai quyết các thắc mắc trongphạm vi và quyền hạn của mình, trong trường hợp ngoài thẩm quyền xử lý thì Ủyban xã sẽ trình lên cấp trên để giải quyết

UBND do Hội đồng nhân dân bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhândân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng

Trang 34

nhân dân cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên.

UBND chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quannhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp nhằm bảo đảmthực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, anninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn

UBND thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, góp phần bảođảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ trungương tới cơ sở

UBND xã làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy vai trò tập thể,

đề cao trách nhiệm cá nhân và tinh thần chủ động, sáng tạo của Chủ tịch, Phó Chủtịch, Uỷ viên Ủy ban nhân dân Mỗi việc chỉ được giao một người phụ trách vàchịu trách nhiệm chính Mỗi thành viên Ủy ban nhân dân xã chịu trách nhiệm cánhân về lĩnh vực được phân công

Cán bộ, công chức cấp xã sâu sát cơ sở, lắng nghe mọi ý kiến đóng góp củanhân dân, có ý thức học tập để nâng cao trình độ, từng bước đưa hoạt động của Ủyban nhân dân xã ngày càng chính quy, hiện đại, vì mục tiêu xây dựng chính quyền

cơ sở vững mạnh, nâng cao đời sống nhân dân

Ngày đăng: 22/05/2019, 19:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Nghị định số 60/2003/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật ngân sách nhà nước Khác
3. Nghị định số 118/2008/NĐ-CP quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính Khác
5. Thông tư 03/2005/TT-BTC ngày 6/1/2005 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thực hiện quy chế công khai tài chính đối với các cấp NSNN và chế độ báo cáo tình hình thực hiện công khai tài chính Khác
6. Nghị định số 128/2004/NĐ-CP, ngày 31/05/2004 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật kế toán áp dụng trong lĩnh vực tài chính nói chung và lĩnh vực ngân sách xã nói riêng ngày càng hoàn thiện hơn Khác
7. Thông tư số 79/2003/TT-BTC ngày 13/8/2003 của Bộ tài chính Hướng dẫn chế độ quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước Khác
8. Quyết định 94/2005/QĐ-BTC Chế độ kế toán ngân sách tài chính xã Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w