Thực trạng chính sách dân tộc và pháp luật về dân tộc

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam Qua thực tiễn tại tỉnh Lạng Sơn Luận văn ThS. Luật (Trang 34)

Thực hiện đường lối của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc và đại đoàn kết dân tộc, các cấp ủy đảng, chính quyền tỉnh Lạng Sơn đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, cụ thể hóa chính sách của Nhà nước, Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thành các văn bản pháp quy tại cơ sở như: Nghị quyết của HĐND; Quyết định, Chỉ thị của UBND, các chương trình, kế hoạch cụ thể để tổ chức triển khai thực hiện công tác dân tộc trên địa bàn.

1989 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi và Quyết định số 72 – HĐBT ngày 13 tháng 3 năm 1990 của Hội đồng Bộ trưởng về một số chủ trương, chính sách cụ thể phát triển kinh tế - xã hội miền núi trên các lĩnh vực phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng nông thôn mới, đổi mới công tác đối ngoại, củng cố quốc phòng và an ninh, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, nâng cao hiệu lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Để thực hiện Quyết định số 72 – HĐBT, UBND Tỉnh đã chỉ đạo điều hành có hiệu quả nhiều chương trình, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh như: Chương trình phát triển nông lâm nghiệp và nông thôn; Chương trình phát triển các vùng chuyên canh tạp trung về cây công nghiệp, cây đặc sản, cây ăn quả, chăn nuôi phát triển đản bò, Chương trình phát triển kinh tế xã hội 21 xã biên giới, Chương trình phát triển kinh tế xã hội 80 xã khu vực III; Chương trình phát triển giao thông nông thôn; Chương trình đưa điện lưới về các xã, Chương trình xóa đói giảm nghèo. v.v...

Tỉnh Lạng Sơn đã tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện và đạt được nhiều kết quả quan trọng; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X, nhiệm kỳ 1986 – 1990; lần thứ XI, nhiệm kỳ 1991 – 1995; lần thứ XII, nhiệm kỳ 1996 – 2000; lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2001 – 2005; lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2006 – 2010; lần thứ XV, nhiệm kỳ 2011 - 2015 và các Nghị quyết, chương trình chuyên đề khác của Đảng bộ tỉnh tiếp tục xác định nhiệm vụ, mục tiêu công tác dân tộc là vấn đề hết sức quan trọng và đã được quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ đầu tư, thực hiện tốt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, quốc phòng an ninh.

Ngày 31 tháng 7 năm 1998, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 135/1998/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu vùng xa (gọi tắt là Chương trình 135) với mục tiêu: Nâng cao nhanh đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các

dân tộc ở các xã vùng đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu vùng xa; tạo điều kiện để đưa nông thôn các vùng này thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển, hoà nhập vào sự phát triển chung của cả nước, góp phần bảo đảm trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc phòng. Theo đó, UBND tỉnh Lạng Sơn đã ban hành các quyết định, như: Quyết định số 2643/QĐ-UB ngày 09/12/2002 của tỉnh về việc phê duyệt Dự án ổn định dân cư các xã biên giới Việt - Trung tỉnh Lạng Sơn, Quyết định số 22/2003/QĐ - UB ngày 08/9/2003 về việc hỗ trợ hộ nghèo các xã 135 khai hoang và phát triển sản xuất, Quyết định số 1712/UB-QĐ ngày 22/10/2004 của UBND tỉnh về việc thành lập Ban chỉ đạo tỉnh, tổ chuyên viên giúp việc thực hiện Chương trình 134 và 135 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, Quyết định số 369/UB-QĐ ngày 04/3/2005 của UBND tỉnh về việc ban hành quy chế làm việc của Ban chỉ đạo Chương trình 134, 135 tỉnh Lạng Sơn, Quyết định số 41/QĐ-UB, ngày 13 tháng 01 năm 2005 của UBND tỉnh Lạng Sơn về việc phê duyệt vốn đầu tư dự án ổn định và phát triển sản xuất nông lâm nghiệp gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn 3 xã đặc biệt khó khăn tỉnh Lạng Sơn, Quyết định số 32/2008/QĐ-UBND ngày 09/12/2008 ban hành tiêu chí phân bổ vốn Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 – 2010 (Chương trình 135 Giai đoạn II) tỉnh Lạng Sơn, Quyết định số 11/2009/QĐ-UBND ngày 31/8/2009 Quy định mức hỗ trợ Dự án phát triển sản xuất Chương trình 135 giai đoạn 2009 – 2010 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.v.v...

Ngày 20 tháng 7 năm 2004, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 134/QĐ-TTg về một số chính sách hỗ trợ nhà ở,đất ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn. Triển khai quyết định 134, UBND tỉnh Lạng Sơn đã ban hành: Quyết định số 1712/UB-QĐ ngày 22/10/2004 của UBND tỉnh về việc thành lập Ban chỉ đạo

tỉnh, tổ chuyên viên giúp việc thực hiện Chương trình 134 và 135 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, Văn bản số 766/UB-KT ngày 28/10/2004 của UBND tỉnh về việc chỉ đạo hướng dẫn rà soát thống kê các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn phục vụ cho việc thực hiện Quyết định 134 và một số quyết định khác như: Quyết định số 57/2004/QĐ-UB ngày 24/12/2004, Quyết định số 38/2005/QĐ-UBND ngày 20/12/2005, Quyết định số 1900/QĐ-UBND ngày 22/12/2006, Quyết định số 849/QĐ-UBND ngày 17/5/2007, Quyết định số 2338/QĐ-UBND ngày 10/12/2007 của UBND tỉnh Lạng Sơn về việc giao chỉ tiêu kế hoạch và dự toán ngân sách hàng năm và bổ sung vốn cho năm 2007 thực hiện Quyết định 134/2004/QĐ-TTg, Quyết định số 658/QĐ-UBND ngày 14/4/2009 về thực hiện Đề án hỗ trợ người nghèo về nhà ở, trong đó có người nghèo dân tộc thiểu số.v.v...

Trên các lĩnh vực khác, Nhà nước và địa phương cũng ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật:

Trên lĩnh vực giáo dục có: Quyết định số 85/2010/QĐ-TTg ngày 21 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và trường phổ thông dân tộc bán trú, Thông tư số 24/2010/TT-BGDĐT ngày 02 tháng 8 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú, Nghị định số 82/ 2010/ NĐ – CP của Chính phủ quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên, Quyết định 12/2013/QĐ-TTg ngày 24 tháng 1 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ học sinh trung học phổ thông ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, Quyết định số 36/2013/QĐ-TTg ngày 18/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ gạo cho học sinh vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.v.v…

UBND tỉnh Lạng Sơn ban hành Quyết định số 04/2013/QĐ-UBND ngày 18/4/2013 về việc ban hành tiêu chí và địa bàn xét duyệt học sinh bán trú tỉnh Lạng Sơn.

Trên lĩnh vực y tế: Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 02/1999/TT-BYT ngày 12 tháng 3 năm 1999 của Bộ Y tế hướng dẫn việc tổ chức bán thuốc chữa bệnh có trợ cước vận chuyển ở địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tỉnh Lạng Sơn ban hành Nghị quyết 11-NQ/TU ngày 3/7/1998 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về nâng cao chất lượng công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân giai đoạn 1998-2010, Chỉ thị 26-CT/TƯ ngày 19/5/2003 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Trên lĩnh vực văn hóa: Nhà nước đã ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật nhằm nâng cao văn hóa cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, như: Chỉ thị 39/1998/CT-TTg ngày 03 tháng 12 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh công tác văn hóa – thông tin ở miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Quyết định 975/QĐ/TTg thay thế Quyết định 1637 về việc cấp một số loại báo, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi. v.v...

Như vậy, về mặt pháp lý, có thể thấy một số điểm như sau:

Thứ nhất, trên cơ sở chính sách của Đảng ta về vấn đề dân tộc, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để thể chế hóa, biến chính sách dân tộc của Đảng thành pháp luật về dân tộc để đưa vào thực tiễn.

Thứ hai, trên cơ sở chính sách của Đảng, Nhà nước, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên về chính sách dân tộc, chính quyền Tỉnh Lạng Sơn cũng đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để cụ thể hóa vận dụng vào điều kiện địa phương để giải quyết các vấn đề dân tộc ở địa phương.

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam Qua thực tiễn tại tỉnh Lạng Sơn Luận văn ThS. Luật (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)