* Nguyên nhân khách quan
- Địa bàn sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số thường rộng lớn, địa hình cắt xẻ phức tạp, cư dân sống phân tán, đi lại khó khăn, ít cơ hội tiếp xúc với các dịch vụ, phúc lợi xã hội và nền kinh tế thị trường. Sản xuất một số vùng kém phát triển. Việc xây dựng kết cấu hạ tầng đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số đòi hỏi nguồn vốn nhiều, suất đầu tư lớn.
- Đồng bào dân tộc thiểu số thường sinh sống ở những địa bàn hẻo lánh, dân trí thấp, nên các thế lực thù địch luôn tìm cách kích động, gây chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc.
- Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, thiên tai, dịch bệnh và cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ. Do kinh tế của tỉnh có điểm xuất phát thấp.
- Năm 2005 do đang sắp xếp lại cơ quan chuyên môn theo Nghị định số 171/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2004 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Nghị định số 172/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2004 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc tỉnh. Đồng thời năm 2005 cũng là năm cuối giai đoạn 1 của Chương trình 135 theo kế hoạch. Do vậy, có huyện đang trong thời gian chờ phương hướng nhiệm vụ sau khi tổng kết Chương trình 135, chưa kịp kiện toàn Ban chỉ đạo, bố trí cơ quan thường trực phù hợp với cơ quan thường trực cấp tỉnh.
* Nguyên nhân chủ quan
- Công tác tổ chức chủ đạo thực hiện đường lối của Đảng và các chính sách dân tộc còn có mặt hạn chế. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn thiếu về số lượng, yếu về năng lực tổ chức chỉ đạo thực hiện. Nhận thức của cấp ủy, chính quyền một số nơi và của nhiều cán bộ, đảng viên về công tác dân tộc và các chính sách dân tộc chưa sâu sắc,
chưa toàn diện. Một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước, chưa chủ động phát huy các nguồn lực của địa phương.
- Hệ thống tổ chức các cơ quan làm công tác dân tộc từ Trung ương đến địa phương chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ, làm cho hoạt động công tác dân tộc của tỉnh có phần lúng túng. Hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc của tỉnh mới được thành lập còn non trẻ, thiếu về nhân lực nên chưa đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ công tác dân tộc trong tình hình mới.
- Từ năm 2004 trở về trước, cơ quan thường trực 135 cấp Tỉnh là Chi cục định canh định cư, cấp huyện: 6 huyện có Ban Định canh định cư, 3 huyện không có Ban Định canh định cư, sau năm 2001 Ban Định canh định cư sát nhập vào phòng Nông nghiệp và Phát triển nông nghiệp. Việc phân cấp quản lý ở cấp huyện chưa định hướng thống nhất, các huyện giao cho các phòng khác nhau. Do vậy, hình thức quản lý khác nhau (có huyện Ban Quản lý có con dấu riêng, có huyện Ban Quản lý kiêm nhiệm, có huyện có Ban chỉ đạo Chương trình, có huyện chỉ có Ban Quản lý công trình, không có Ban chỉ đạo Chương trình v.v...).
Chương 3
GIẢI PHÁP NHẰM BẢO ĐẢM THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH DÂN TỘC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN