Thực hiện công tác đào tạo cán bộ là người dân tộc thiểu số tăng

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam Qua thực tiễn tại tỉnh Lạng Sơn Luận văn ThS. Luật (Trang 60)

tăng cường cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Công tác đào tạo cán bộ xã đặc biệt khó khăn là một trong những nhiệm vụ mục tiêu của chương trình 135. Tính tới năm 2005, với kinh phí đào tạo 1.694 triệu đồng, tỉnh Lạng Sơn đã đạt được kết quả đào tạo như sau:

Mở 74 lớp cho 4.311 lượt học viên tham dự. Đối tượng đào tạo là cán bộ xã, trưởng thôn. Giảng viên chủ yếu là cán bộ trong các phòng chuyên môn của huyện có khả năng đảm nhiệm làm báo cáo viên các lớp bồi dưỡng tập huấn, đồng thời có điều kiện vận dụng bài giảng sát thực tế địa phương. Nội dung đào tạo gồm quản lý nhà nước, quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các xã khu vực III, phổ biến những tiến bộ kỹ thuật trồng trọt, bảo vệ thực vật, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lâm nghiệp, phổ biến những tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi, công tác thú y và bồi dưỡng kỹ năng, kiến thức quản lý kinh tế.

Tổ chức cán bộ chủ chốt đi học tập những kinh nghiệm điển hình tiên tiến tại các vùng đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn của tỉnh (có cùng tiếng nói, cùng phong tục tập quán, cùng nếp sống sinh hoạt) để học tập kinh nghiệm quản lý, cung cách làm việc, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển kinh tế - xã hội.

Đặc biệt về việc tăng cường cán bộ cho các xã thuộc chương trình 135, thực hiện Quyết định số 42/QĐ-TTg ngày 10/3/1999 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường có thời hạn cán bộ, công chức về các xã làm công tác xoá đói giảm nghèo, UBND tỉnh giao nhiệm vụ các cấp các ngành và cử được 98 cán bộ, công chức tăng cường cho các xã vùng III, trong đó 41 cán bộ của cơ quan tỉnh, 42 cán bộ của các cơ quan huyện và 15 cán bộ hợp đồng. Nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ này là giúp đỡ các xã vùng III một số lĩnh vực như quản lý Nhà nước, hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi,

triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia được đầu tư trong kế hoạch hàng năm xoá đói giảm nghèo.

Về chính sách đãi ngộ, mỗi cán bộ được trợ cấp thêm 300.000đ/tháng ngoài lương, thời gian tăng cường từ 2 - 3 năm.

Kết quả đã giúp các xã đặc biệt khó khăn đẩy nhanh thực hiện các chương trình mục tiêu, phương pháp tiếp cận, triển khai các chương trình, cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ giúp đỡ cho cơ sở.

Về đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ trực tiếp làm công tác giảm nghèo các cấp giai đoạn 2006 – 2010: Công tác đào tạo nâng cao năng lực cán bộ làm công tác giảm nghèo đã tổ chức triển khai với nhiều hình thức, giải pháp đồng bộ. Với kinh phí được giao 1.869 triệu đồng, tổ chức đào tạo được 9.594 lượt cán bộ trực tiếp làm công tác giảm nghèo, trong đó đã tổ chức đưa 210 lượt cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp đi học tập tại các tỉnh bạn. Đối tượng tập trung chủ yếu là cán bộ xã, cán bộ thôn bản, cán bộ tăng cường làm công tác giảm nghèo trên toàn tỉnh. Tỉnh luôn quan tâm đến các chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn. Bên cạnh đó chú trọng công tác bồi dưỡng, nâng cao năng lực cán bộ. Từ năm 2011 đến nay đã có 937 cán bộ dân tộc thiểu số được cử đi đào tạo, bồi dưỡng theo các chương trình đào tạo của tỉnh.

Bên cạnh những kết quả tốt đã thu được, hạn chế trong công tác đào tạo cán bộ, tăng cường cán bộ vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn tồn tại đó là: nguồn kinh phí tập huấn cho cán bộ còn ít, chỉ chiếm 0,44% tổng kinh phí chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, công tác bồi dưỡng còn mang tính chất giải pháp tình thế, chưa có chiến lược tạo nguồn cán bộ lâu dài. Về công tác tăng cường cán bộ xã đặc biệt khó khăn: có những đơn vị cử cán bộ tăng cường chưa ngang tầm yêu cầu nhiệm vụ, một số ít cán bộ nhận thức chưa đầy đủ ý nghĩa, nhiệm vụ của việc tăng cường cán

bộ công chức cho các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn, chính vì thế hiệu quả đạt được chưa cao.

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam Qua thực tiễn tại tỉnh Lạng Sơn Luận văn ThS. Luật (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)