Khái quát chung về tỉnh Lạng Sơn

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam Qua thực tiễn tại tỉnh Lạng Sơn Luận văn ThS. Luật (Trang 32)

* Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

Lạng Sơn là một tỉnh miền núi nằm ở Đông Bắc Việt Nam, có vị trí 20°27'-22°19' vĩ Bắc và 106°06'-107°21' kinh Đông, với tổng diện tích tự nhiên là 8.323,78km2, gồm 10 huyện và 1 thành phố với 226 xã phường, thị trấn.

Phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng: 55km. Phía Đông Bắc giáp Sùng Tả (Quảng Tây, Trung Quốc): 253km. Phía Nam giáp tỉnh Bắc Giang: 148km. Phía Đông Nam giáp tỉnh Quảng Ninh: 48km. Phía Tây giáp tỉnh Bắc Kạn: 73km. Phía Tây Nam giáp tỉnh Thái Nguyên: 60km.

Lạng Sơn có hai cửa khẩu quốc tế: cửa khẩu đường sắt Đồng Đăng, cửa khẩu đường bộ Hữu Nghị; và nhiều cửa khẩu quốc gia: Chi Ma (Huyện Lộc Bình), Bình Nghi (Huyện Tràng Định), Tân Thanh (Huyện Văn Lãng), Cốc Nam (Huyện Cao Lộc),... và 7 cặp chợ biên giới với Trung Quốc.

Địa hình: Địa hình ở Lạng Sơn chủ yếu là đồi, núi thấp, độ cao trung bình là 252 m so với mực nước biển, nơi thấp nhất là 20 m, cao nhất là đỉnh Phia Mè (1.541m) thuộc khối núi Mẫu Sơn. Địa hình được chia thành 3 tiểu vùng: vùng núi phía Bắc (gồm các núi đất xen núi đá chia cắt phức tạp, tạo nên nhiều mái núi có độ dốc trên 350), vùng núi đá vôi (thuộc cánh cung Bắc Sơn – Văn Quan – Chi Lăng - Hữu Lũng có nhiều hang động sườn dốc đứng và nhiều đỉnh cao trên 550 m), vùng đồi, núi thấp phía Nam và Đông Nam bao gồm hệ thống đồi núi thấp xen kẽ các dạng đồi bát úp, độ dốc trung bình 10 – 250m.

Khí hậu: Nền nhiệt không quá cao là nét đặc trưng của khí hậu Lạng Sơn. Mùa đông tương đối dài và khá lạnh, lượng mưa trung bình năm là 1.400

– 1.500 mm, với số ngày mưa là 135 ngày trong năm. Độ ẩm cao (trên 82%) và phân bố tương đối đều trong năm.

* Tình hình dân cư, dân tộc trên địa bàn tỉnh

Theo số liệu điều tra dân số tính đến ngày 01 tháng 4 năm 2009, dân số toàn tỉnh là 731.887 người, bao gồm nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống, đại bộ phận dân cư là người dân tộc thiểu số (chiếm khoảng 83.51% dân số toàn tỉnh), trong đó: Nùng chiếm 43%, Tày chiếm 35%, Kinh chiếm 16.5%, Dao chiếm 3,5%, Hoa chiếm 0,66%, Sán Chay chiếm 0,6%, Mông chiếm 0,17% và một số dân tộc thiểu số khác sinh sống xen cư ở vùng núi cao, địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, xa trung tâm xã, huyện. Dân cư phân bố không đều, mỗi vùng mang một nét riêng về kinh tế - xã hội và phong tục, tập quán.

Tỉnh Lạng Sơn có 226 xã phường, thị trấn, trong đó có 86 xã và 45 thôn bản thuộc khu vực III và biên giới. Năm 2001 tỉnh được bổ sung thêm 20 xã (Khu vực II) thuộc xã đặc biệt khó khăn. Trên địa bàn toàn tỉnh còn 44.001 hộ nghèo, chiếm 29,07% tổng số hộ trên địa bàn. Trong đó số hộ nghèo là dân tộc thiểu số có 41.390 hộ, chiếm 94,07 % tổng số hộ nghèo toàn tỉnh [42]

Những năm thập kỷ 90 của thế kỷ XX, nhìn chung đời sống kinh tế văn hóa xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn chậm phát triển, trình độ dân trí thấp, hạn chế, ảnh hưởng nhiều đến quá trình tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống, tập quán canh tác còn lạc hậu, sản xuất còn nặng tính tự cung tự cấp, đời sống đồng bào còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo bình quân năm 1999 của toàn tỉnh là 14,5% (theo tiêu chí hộ nghèo giai đoạn 1996 - 2000), cơ sở vật chất hạ tầng thấp kém hoặc chưa có, 50 % số xã đường ô tô không đi được 4 mùa, một số tuyến đã xuống cấp, 70% xã không có điện lưới quốc gia, 50% số trường có phòng học 3 ca, 40% lớp học tạm bợ, các yếu tố xã hội chưa đạt mức tối thiểu: dân trí thấp, tỷ lệ mù chữ 25%, 70% xã chưa phủ sóng truyền hình, dịch vụ xã hội thấp kém. Từ tình hình đó xuất

hiện tình trạng dân di cư tự do vào các tỉnh phía nam (trong những năm thập kỷ 1980 - 1990 số dân di cư vào Nam của tỉnh là 5.285 hộ, 24.893 khẩu).

Thực tế đó ảnh hưởng rất lớn tới việc thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh. Chính vì thế, nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược lâu dài đối với thực hiện công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh là: Phát triển kinh tế, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, xóa đói giảm nghèo, nâng cao trình độ dân trí, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá, tiếng nói, chữ viết và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc, thực hiện tốt chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng căn cứ cách mạng, làm tốt công tác định canh, định cư và xây dựng vùng kinh tế mới, quy hoạch, phân bổ, sắp xếp lại dân cư, gắn phát triển kinh tế với bảo đảm an ninh, quốc phòng, củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, động viên, phát huy vai trò của những người tiêu biểu trong các dân tộc, thực hiện chính sách ưu tiên trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, tri thức là người dân tộc thiểu số, cán bộ công tác ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi phải gần gũi, hiểu phong tục tập quán, tiếng nói của đồng bào dân tộc, làm tốt công tác dân vận, chống các biểu hiện kỳ thị, hẹp hòi, chia rẽ dân tộc.

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam Qua thực tiễn tại tỉnh Lạng Sơn Luận văn ThS. Luật (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)