1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các giải pháp tăng cường quản trị sử dụng vốn kinh doanh của công ty cổ phần xây dựng và thương mại nam dương

96 95 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 1,11 MB

Nội dung

Việc tăng cường quản trị vốn không còn là khái niệm mới mẻ, nhưng nóluôn được đặt ra trong suốt quá trình hoạt động của các doanh nghiệp và làvấn đề luôn thu hút sự quan tâm của các nhà

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập.

Tác giả luận văn tốt nghiệp

TRẦN PHƯƠNG DUY

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN i

MỤC LỤC .ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iii

DANH MỤC CÁC BẢNG iv

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ v

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ vi

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN KINH DOANH VÀ QUẢN TRỊ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 4

1.1 VỐN KINH DOANH VÀ NGUỒN VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 4

1.1.1 Khái niệm và đặc trưng của vốn kinh doanh 4

1.1.2 Thành phần vốn kinh doanh 6

1.1.3 Nguồn hình thành vốn kinh doanh 8

1.2 Quản trị sử dụng VKD của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường

9

1.2.1 Khái niệm và mục tiêu quản trị sử dụng vốn kinh doanh 9

1.2.2 Nội dung quản trị sử dụng VKD trong doanh nghiệp 10

1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp 20

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị sử dụng VKD………… 28

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI NAM DƯƠNG 33 2.1 KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN VÀ ĐẶC

Trang 3

ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY 33

2.1.1 Quá trình thành lập và phát triển của công ty 33

2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty 34

2.1.3.Tình hình tài chính chủ yếu 42

2.2 Thực trạng về quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại công ty trong thời gian qua

47

2.2.1 Tình hình vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh của công ty

47

2.2.2 Thực trạng quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại công ty 51

2.2.3 Đánh giá chung về tình hình quản trị sử dụng vốn kinh doanh của công ty

69

CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YÊU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ SỬ DỤNG VKD TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI NAM DƯƠNG………72

3.1 Mục tiêu và định hướng phát triển của Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Nam Dương trong thời gian tới………72

3.1.1 Bối cảnh kinh tế - xã hội………72

3.1.2 Mục tiêu và định hướng phát triển của Công ty……….74

3.2 Các giải pháp chủ yếu nhăm tăng cường quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Nam Dương……… 76

3.3 Điều kiện thực hiện các giải pháp ………83

Trang 4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CPQLDN Chi phí quản lí doanh nghiệp TSLĐ Tài sản lưu động

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Cơ cấu lao động 38

Bảng 2.2: Phân loại lao động theo trình độ tay nghề 39

Bảng 2.3: Máy móc thiết bị của doanh nghiệp 39

Bảng 2.4: Dụng cụ thí nghiệm, thiết bị kiểm tra 42

Bảng 2.5: Bảng một số chỉ tiêu phân tích tài chính 43

Bảng 2.6: Bảng phân tích chung kết quả kinh doanh 43

Bảng 2.7: Phân tích cơ cấu và sự biến động của vốn, nguồn vốn của Công ty năm 2015 48

Bảng 2.8: Phân tích cơ cấu và sự biến động vốn lưu động của Công ty 51

Bảng 2.9: Cơ cấu và biến động vốn bằng tiền 53

Bảng 2.10: Hệ số khả năng thanh toán của Công ty 54

Bảng 2.11: Cơ cấu và biến động các khoản phải thu NH 56

Bảng 2.12: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý các khoản phải thu .58

Bảng 2.13: Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình hàng tồn kho 59

Bảng 2.14: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ 60

Bảng 2.15: Tình hình nguyên giá tài sản cố định của Công ty năm 2015 62 Bảng 2.16: Hệ số hao mòn tài sản cố định 63

Bảng 2.17: Hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty ……….64

Bảng 2.18: Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh ……… 66

Bảng 2.19: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ……67

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Để tồn tại và phát triển bền vững trong nền kinh tế quốc dân đòi hỏi cácdoanh nghiệp phải luôn tìm kiếm các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạtđộng kinh doanh Bởi vậy, huy động vốn ở đâu, sử dụng vốn thế nào để cóhiệu quả tối ưu là vấn đề cần phải được quan tâm hàng đầu

Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt, tiềm ẩn cả cơ hội lẫn nguy cơ, mỗimột doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được thì điều kiện tiên quyết làphải tổ chức, quản lý, sử dụng vốn sản xuất kinh doanh sao cho có hiệu quảnhất Việc tăng cường quản trị vốn không còn là khái niệm mới mẻ, nhưng nóluôn được đặt ra trong suốt quá trình hoạt động của các doanh nghiệp và làvấn đề luôn thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư, lãnh đạo doanh nghiệp vànhững người làm công tác kế toán tài chính

Trong tiến trình phát triển nước ta đã và đang có sự tập trung rất lớn vàocác ngành nghề trọng tâm của đất nước, trong đó Xây Dựng là một trongnhững ngành trọng điểm Và Công ty cổ phần xây dựng và thương mại NamDương là một trong những doanh nghiệp hoạt động trong ngành này Tuynhiên đây là một ngành có tính cạnh tranh rất cao, do đó công ty muốn đứngvững và phát triển thì quản trị vốn việc luôn là vấn đề quan trọng hàng đầutrong công tác quản trị tài chính doanh nghiệp Xuất phát từ ý nghĩa, vai trò tolớn và nhận thức được tầm quan trọng của vốn trong sự tồn tại và phát triểncủa doanh nghiệp, trên cơ sở nhận thức về mặt lý luận và quá trình thực tậptại Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Nam Dương tôi quyết định chọn

đề tài: “Các giải pháp tăng cường quản trị sử dụng vốn kinh doanh của Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Nam Dương”

Trang 8

2.Đối tượng và mục đích nghiên cứu

xuất kinh doanh thì một yếu tố không thể thiếu được là phải có vốn Vốn làchìa khoá, là điều kiện tiền đề cho các doanh nghiệp thực hiện các mục tiêukinh tế của mình là lợi nhuận, lợi thế và an toàn Đối tượng nghiên cứu ở đâychính là vốn kinh doanh của Công ty cổ phần xây dựng và thương mại NamDương

công ty trong thời gian gần đây, nhờ đó có thể đưa ra được các giải pháp quảntrị sử dụng vốn kinh doanh của Công ty tốt hơn

3.Phạm vi nghiên cứu

_ Thời gian nghiên cứu: chủ yếu trong hai năm 2014-2015

_ Địa bàn nghiên cứu: Tại Công ty cổ phần xây dựng và thương mạiNam Dương

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng là phương pháp so sánh,thống kê, tổng hợp số liệu, đánh giá mức độ ảnh hưởng và xu thế biến độngcủa các chỉ tiêu trong doanh nghiệp và các phương pháp khác: Phân tích nhân

tố, phương pháp số chênh lệch…

Kêt cấu luận văn

Luận văn gồm có 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về VKD và quản trị sử dụngVKD trong các doanh nghiệp hiện nay

Chương 2: Thực trạng quản trị sử dụng VKD của Công ty cổ phần xâydựng và thương mại Nam Dương

Trang 9

Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu tăng cường quản trị sử dụng VKDtại Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Nam Dương

Mặc dù có rất nhiều cố gắng song do những hạn chế về kiến thức vàthời gian nghiên cứu còn hạn hẹp nên luận văn này không tránh khỏi nhữngthiếu sót Rất mong được ý kiến đóng góp và chỉ bảo thêm của các thầy cô vàcác cô chú, anh chị em trong công ty

Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Vũ Văn Ninh và các thầy cô giáotrong khoa đã giúp đỡ, hướng dẫn tận tình trong thời gian thực tập và nghiêncứu luận văn Đồng cảm ơn ban lãnh đạo Công ty cổ phần xây dựng vàthương mại Nam Dương, đặc biệt là phòng kế toán,kinh doanh tài chính đãtạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ em trong quá trình thực tập và hoàn thànhbài viết này

Sinh viên: Trần Phương Duy

Lớp: CQ50/11.01

Trang 10

Chương 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN KINH DOANH VÀ QUẢN TRỊ SỬ DỤNG

VỐN KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP 1.1 Vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh của DN

1.1.1 Khái niệm và đặc trưng của vốn kinh doanh

1.1.1.1 Khái niệm vốn kinh doanh

Trong nền kinh tế thị trường, để hoạt động sản xuất kinh doanh đòi hỏicác doanh nghiệp phải ứng trước ra một số vốn nhất định phù hợp với quy mô

và điều kiện kinh doanh Mục đích cuối cùng của quá trình sản xuất chính làtối đa hóa giá trị lợi nhuận, tức là với số vốn nhất định đã đầu tư ứng trướclàm thế nào tạo ra được càng nhiều lợi nhuận càng tốt

Mỗi doanh nghiệp đều có những đặc thù riêng, hoạt động kinh doanh ởnhững lĩnh vực, phạm vi khác nhau, song trong quá trình sản xuất kinh doanhđều phải có đặc điểm chung là bắt đầu bằng các yếu tố đầu vào và kết thúc làcác yếu tố đầu ra Để tạo ra đầu ra thì doanh nghiệp phải có một lượng tiền tệđảm bảo cho các yếu tố đầu vào này, lượng tiền tệ này gọi là vốn kinh doanhcủa doanh nghiệp

Phạm trù VKD luôn gắn liền với khái niệm doanh nghiệp Theo Luật

doanh nghiệp 2014: “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài

sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh” Như vậy

trong quá trình sản xuất luôn tồn tại sự kết hợp của 3 yếu tố: sức lao động, tưliệu lao động và đối tượng lao động Do vậy lượng vốn tiền tệ ứng ra chính là

để đảm bảo cho sự tồn tại của 3 yếu tố này, giúp hoạt động sản xuất củadoanh nghiệp hoạt động liên tục không bị gián đoạn

Trang 11

VKD được hiểu như sau: " VKD của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản được huy động, sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời".

1.1.1.2 Đặc trưng vốn kinh doanh

Muốn quản lí tốt và nâng cao hiệu quả sử dụng VKD ta cần đi tìm hiểu các đặc trưng của VKD để hiểu đúng và đầy đủ về nó Một số các đặc trưng

cơ bản của VKD như sau:

Vốn phải được đại diện cho một lượng tài sản nhất định Điều này có

nghĩa là vốn là biểu hiện bằng tiền của các tài sản hữu hình và vô hình trongdoanh nghiệp Các tài sản vô hình như: nhãn hiệu, thương hiệu, bằng phátminh sáng chế,… cần phải được lượng hóa giá trị để tính giá trị đó vào giá trịdoanh nghiệp Đặc trưng này có nghĩa là không thể có vốn mà không có tàisản cũng như không thể có tài sản mà không có vốn được

Vốn phải được vận động để sinh lời Vốn biểu hiện là tiền nhưng tiền

chỉ là dạng tiềm năng của vốn Để tiền biến thành vốn thì đồng tiền đó phảivận động với mục đích sinh lời nghĩa là tiền chỉ được coi là vốn khi chúngđược đưa vào sản xuất kinh doanh Trong quá trình vận động, tiền có thể thayđổi hình thái biểu hiện nhưng kết thúc vòng tuần hoàn nó phải trở về hình tháiban đầu của nó là tiền với giá trị lớn hơn Đặc trưng này giúp các nhà quản trị

tổ chức và quản lí vốn hợp lí để không gây ứ đọng vốn trong từng khâu sảnxuất, lưu thông, gây lãng phí làm mất vốn

Vốn phải được tích tụ, tập trung đến một lượng nhất định mới có thể đầu tư vào sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời được Đặc trưng này

giúp các nhà quản trị doanh nghiệp cân nhắc huy động vốn sao cho đủ lớn đểthực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh và tái đầu tư mở rộng quy mô

Trang 12

Vốn phải ngắn liền với chủ sở hữu Bởi vốn được huy động từ nhiều

nguồn khác nhau, mà mỗi nguồn lại gắn với một chủ sở hữu nhất định Đồngthời mỗi nguồn lại có chi phí sử dụng vốn khác nhau, điều này giúp doanhnghiệp có thể có phương án quản lý và sử dụng vốn ngắn hạn và dài hạn cóhiệu quả hơn, cân nhắc lựa chọn nguồn vốn thích hợp cho doanh nghiệp

Đặc điểm chủ yếu của VCĐ trong quá trình sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp như sau:

+ Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh của doanhnghiệp

+ Trong quá trình sản xuất kinh doanh vốn cố định được luânchuyển dần từng phần vào giá trị sản phẩm

+ Sau nhiều chu kỳ kinh doanh vốn cố định mới hoàn thành mộtvòng luân chuyển

VCĐ là một bộ phận quan trọng của VKD.Khi tăng thêm VCĐ trongcác doanh nghiệp nói riêng và trong các ngành nói chung có tác động rất lớnđến việc tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho doanh nghiệp và nền kinhtế.Do giữ vị trí then chốt và đặc điểm vận động của VCĐ tuân theo quy luật

Trang 13

riêng nên việc quản trị VCĐ được coi là một trong những trọng điểm củacông tác quản lý tài chính doanh nghiệp.

VLĐ là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư hình thành nên các TSLĐ thường xuyên cần thiết cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp.

Trong quá trình tham gia vào các hoạt động kinh doanh, do VLĐ làbiểu hiện bằng tiền của TSLĐ nên đặc điểm vận động của TSLĐ quyết địnhđến đặc điểm luân chuyển của VLĐ.Do đó VLĐ có đặc điểm như sau:

hiện

bộ sau mỗi chu kỳ kinh doanh

 VLĐ hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ kinhdoanh

Như vậy có thể thấy, tại một thời điểm nhất định VLĐ của doanh nghiệpđược phân bổ ở khắp các giai đoạn của quá trình kinh doanh và tồn tạo dướinhiều hình thái khác nhau trong các giai đoạn mà vốn đi qua.Do đó muốn quátrình tái sản xuất của doanh nghiệp được diễn ra liên tục thì doanh nghiệpphải có đủ VLĐ đầu tư vào các hình thái khác nhau đó đảm bảo cho các hìnhthái có được mức tồn tại hợp lý và đồng bộ với nhau.Điều này giúp cho sựchuyển hóa hình thái của vốn trong quá trình luân chuyển được thuận lợi

Trang 14

1.1.3 Nguồn hình thành vốn kinh doanh

Sau khi doanh nghiệp đã thông qua quyết định đầu tư thì một quyếtđịnh quan trọng tiếp theo là quyết định tài trợ nhu cầu vốn cho doanh nghiệp.VKD được hình thành từ những nguồn nhất định và khác nhau Do vậy doanhnghiệp cần lựa chọn cân nhắc những nguồn vốn nào phù hợp và mang lại hiệuquả cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp Cách phân loại thông dụngnhất là chia nguồn vốn thành VCSH và nợ phải trả

VỐN CHỦ SỞ HỮU

Là phần vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp bao gồm: số VCSH

bỏ ra, vốn bổ sung từ lợi nhuận để lại, vốn liên doanh liên kết, quỹ đầu tư pháttriển, quỹ dự phòng tài chính….VCSH tại một thời điểm có thể xác định bằng

công thức sau: VCSH = TỔNG TS – NỢ PHẢI TRẢ

Đặc diểm của nguồn vốn này là không có thời gian đáo hạn, độ an toàncao, lợi nhuận chi trả không ổn định tùy thuộc vào tình hình kinh doanh vàchính sách lợi nhuận của công ty Doanh nghiệp có quyền chiếm hữu và địnhđoạt đối với nguồn vốn này

NỢ PHẢI TRẢ

Là thể hiện bằng tiền những nghĩa vụ mà doanh nghiệp có trách nhiệmphải thanh toán cho các tác nhân kinh tế như: nợ vay, các khoản phải trảngười bán, cho Nhà nước, cho người lao động trong doanh nghiệp……

Đặc điểm của nợ phải trả là có thời gian đáo hạn, tiền lãi cố định hoăckhông phải trả lãi, tuy nhiên chủ nợ không có quyền tham gia quản lí doanhnghiệp Nợ phải trả được chia thành nợ ngắn hạn và nợ dài hạn

- Nợ ngắn hạn: là các khoản nợ có thời gian đáo hạn nhỏ hơn hoặc

bằng một năm Nợ ngắn hạn là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn, doanh

Trang 15

kinh doanh của doanh nghiệp Nguồn vốn này thường bao gồm vay ngắn hạnngân hàng và các tổ chức tín dụng, các nợ ngắn hạn khác.

- Nợ dài hạn: Là các khoản nợ có thời gian đáo hạn trên một năm Bao

gồm vay và nợ dài hạn, phải trả dài hạn người bán

Tổng nợ dài hạn và VCSH được gọi chung là nguồn vốn thường xuyêncủa doanh nghiệp, là nguồn mang tính chất ổn định mà doanh nghiệp có thể

sử dụng vào hoạt động kinh doanh Nguồn vốn này thường được sử dụng đểmua sắm, hình thành TSCĐ và một bộ phận TSNH thường xuyên cần thiếtcho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Việc phân loại nguồn vốn như trên giúp cho người quản trị xem xét huyđộng các nguồn vốn phù hợp với thời gian sủ dụng của các yếu tố cần thiếtcho quá trình kinh doanh Vốn và nguồn vốn phải đảm bảo tính cân bằng tàichính, thời hạn của vốn phải phù hợp với thời gian chuyển hóa tài sản Xemxét những biến động của nguồn vốn và tài sản để đánh giá được mức độ rủi rocũng như chiến lược tài trợ mà doanh nghiệp đang theo đuổi

1.2 Quản trị sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp

1.2.1 Khái niệm và mục tiêu quản trị sử dụng VKD

Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệpkhi tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh là tối đa hóa lợi nhuận haynói cách khác là tối đa hóa giá trị doanh nghiệp.Trong điều kiện nền kinh tếthị trường , VKD là điều kiện tiên quyết cho sự ra đời của doanh nghiệp, làyếu tố quan trọng quyết định tới sự tồn tại và phát triển của doanhnghiệp.Chính vì vậy, vấn đề quản trị VKD như thế nào để đạt được hiệu quảcao được doanh nghiệp đặt lên hàng đầu.Để tìm ra biện pháp nhằm quản trịVKD hiệu quả ta đi tìm hiều thế nào là quản trị VKD?

Trang 16

Trên góc độ kinh tế, quản trị VKD là việc lựa chọn, đưa ra quyết định và

tổ chức thực hiện các quyết định về vốn, bao gồm các hoạt động liên quanđến việc đầu tư, huy động, sử dụng, quản lý VCĐ và VLĐ nhắm đạt các hiệuquả sử dụng vốn, mục đích cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận của doanhnghiệp

Trên góc độ quản trị tài chính doanh nghiệp, ngoài mục tiêu lợi nhuận ,quản trị VKD có hiệu quả còn phải đảm bảo an toàn, lành mạnh về mặt tàichính, tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

1.2.2 Nội dung quản trị sử dụng vốn kinh doanh

1.2.2.1 Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp

1.2.2.1.1 Xác định nhu cầu vốn lưu động và tổ chức nguồn vốn lưu động

Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra thườngxuyên, liên tục.Trong quá trình đó luôn đòi hỏi doanh nghiệp phải có mộtlượng vốn lưu động cần thiết để đáp ứng các yều cầu cần thiết đảm bảo choquá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra bình thường, liên tục

Như vậy, nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết là số vốn lao động tối thiểu cần thiết phải có để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành bình thường, liên tục

Nhu cầu VLĐ chịu ảnh hưởng của nhân tố: quy mô kinh doanh củadoanh nghiệp; đặc điểm; tính chất ngành nghề kinh doanh; sự biến động giá

cả vật tư, hàng hóa trên thị trường; trình độ tổ chức, quản lý sử dụng VLĐ;chính sách của doanh nghiệp; …

Nhu cầu VLĐ = Vốn HTK + Nợ phải thu – Nợ phải trả nhà cung cấp

Dưới mức này thì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽgặp khó khăn, thậm chí là bị gián đoạn.Nhưng trên mức này thì lại gây ra tình

Trang 17

Chính vì vậy trong quản trị VLĐ, các doanh nghiệp cần chú trọng xácđịnh đúng đắn nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết, phù hợp với quy

mô và điều kiện kinh doanh cụ thể doanh nghiệp mình

Để xác định nhu cầu VLĐ có thể dụng 2 phương pháp:trực tiếp và giántiếp

Phương pháp này căn cứ vào những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đếnlượng VLĐ ứng ra để xác định VLĐ thường xuyên cần thiết bao gồm các nộidung:

và lưu thông

Phương pháp này phản ánh rõ nhu cầu vốn lưu động cho từng loại vật

tư hàng hóa và trong từng khâu kinh doanh, do vậy tương đối sát với nhu cầuvốn của doanh nghiệp.Tuy nhiên phương pháp này tính toán khá phức tạp,mất nhiều thời gian trong xác định nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp

Nội dung của phương pháp này là dựa vào phân tích tình hình thực tế

sử dụng VLĐ của doanh nghiệp năm báo cáo, sự thay đổi về qui mô kinhdoanh và tốc độ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch, hoặc sự biến động nhu cầuVLĐ theo doanh thu thực hiện năm báo cáo để xác định nhu cầu VLĐ củadoanh nghiệp năm kế hoạch

Các phương pháp gián tiếp cụ thể như sau:

Trang 18

- Phương pháp điều chỉnh theo tỷ lệ phần trăm nhu cầu VLĐ so vớinăm báo cáo: Thực chất phươnp pháp này là dựa vào thực tế nhu cầu VLĐnăm báo cáo và điều chỉnh nhu cầu theo qui mô kinh doanh và tốc độ luânchuyển VLĐ năm kế hoạch.

- Phương pháp dựa vào tổng mức luân chuyển vốn và tốc độ luânchuyển vốn năm kế hoạch: Theo phương pháp này, nhu cầu VLĐ được xácđịnh căn cứ vào tổng mức luân chuyển VLĐ và tốc độ luân chuyển VLĐ dựtính của năm kế hoạch

- Phương pháp dựa vào tỷ lệ phần trăm trên doanh thu: Nội dung củaphương pháp này là dựa vào sự biến động theo tỷ lệ trên doanh thu của cácyếu tố cấu thành VLĐ của DN năm báo cáo để xác định nhu cầu VLĐ theodoanh thu năm kế hoạch

Doanh nghiệp có nhu cầu dự trữ vốn bằng tiền thường có 3 lý do chính:

doanh nhằm tối đa hóa lợi nhuận

ra ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 19

 Xác định đúng đắn mức dự trữ tiền mặt hợp lý, tối thiểu để đáp ứngcác nhu cầu chi tiêu bằng tiền mặt của doanh nghiệp trong kỳ

1.2.2.1.3 Quản trị nợ phải thu

Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịu hànghóa hoặc dịch vụ.Trong kinh doanh hầu hết các doanh nghiệp đều có khoản

nợ phải thu nhưng quy mô, mức độ khác nhau

Quản trị khoản phải thu liên quan đến sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi rotrong bán chịu hàng hóa, dịch vụ.Nếu không bán chịu, doanh nghiệp sẽ mất

cơ hội tiêu thụ sản phẩm; nếu bán chịu quá mức thì sẽ dẫn tới tăng chi phíquản trị khoản phải thu, tăng nguy cơ nợ phải thu khó đòi hoặc rủi ro khôngthu hồi được nợ.Để quản trị các khoản phải thu, các doanh nghiệp cần chútrọng thực hiện các biện pháp sau:

1.2.2.1.4 Quản trị HTK

Tồn kho dự trữ là những tài sản mà doanh nghiệp dự trữ để đưa vào sảnxuất hoặc bán ra sau này.Căn cứ vào vai trò của chúng, tồn kho dự trữ củadoanh nghiệp được chia thành 3 loại : tồn kho nguyên vật liệu, tồn kho sảnphẩm dở dang, bán thành phẩm, tồn kho thành phẩm

Việc hình thành lượng HTK đòi hỏi phải ứng trước một lượng tiền nhấtđịnh gọi là vốn tồn kho dự trữ.Việc quản lý vốn tồn kho dự trữ rất quan trọng

Trang 20

vì nó giúp doanh nghiệp tránh được tình trạng vật tư hàng hóa ứ đọng, chậmluân chuyển đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường.Các biện pháp quản trị HTK bao gồm:

+ Xác định mức tồn kho tối ưu

+ Lựa chọn nguồn cung nguyên vật liệu

+ Lựa chọn nhà cung cấp

+ Quản lý nhập – xuất – tồn

1.2.2.2 Quản trị vốn cố định của doanh nghiệp

Quản trị vốn cố định là một nội dung quan trọng trong quản lý vốn kinhdoanh của các doanh nghiệp Điều đó không chỉ ở chỗ vốn cố định thườngchiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số vốn kinh doanh của doanh nghiệp, có ýnghĩa quyết định tới năng lực sản xuất của doanh nghiệp mà còn do việc sửdụng vốn cố định thường gắn liền với hoạt động đầu tư dài hạn, thu hồi vốnchậm và dễ gặp rủi ro

Quản trị vốn cố định có thể khái quát thành năm nội dung cơ bản là: lựachọn quyết định đầu tư TSCĐ; lựa chọn phương pháp khấu hao; quản lý và sửdụng quỹ khấu hao; xây dựng quy chế quản lý và sử dụng TSCĐ; kế hoạchsửa chữa lớn, thanh lý, nhượng bán

Lựa chọn quyết định đầu tư TSCĐ

Các TSCĐ khi tham gia vào quá trình sản xuất đều bị hao mòn và sẽđến lúc chúng không còn sử dụng được nữa hoặc có thể do nhiều nguyênnhân mà cần thiết phải đổi mới TSCĐ cho phù hợp với nhu cầu sản xuất Vìvậy, doanh nghiệp cần phải có các quyết định đầu tư TSCĐ hợp lý nhất, phùhợp với đặc điểm và quá trình hoạt động SXKD của DN

Trang 21

Việc đầu tư vào TSCĐ bao gồm các quyết định mua sắm, xây dựng,sửa chữa, nâng cấp…Khi DN quyết định đầu tư vào TSCĐ sẽ tác động đếnhoạt động SXKD ở hai khía cạnh là chi phí mà DN sẽ phải bỏ ra trước mắt vàlợi nhuận từ việc đầu tư mang lại trong tương lai Do vậy, vấn đề đặt ra đốivới các DN là khi tiến hành đầu tư TSCĐ là phải tiến hành thẩm định Việclựa chọn các quyết định đầu tư TSCĐ phải dựa trên việc so sánh giữa chi tiêu

và lợi ích, tính toán một số chỉ tiêu ra quyết định như NPV, IRR… để lựachọn phương án tối ưu

Lựa chọn phương pháp khấu hao

Hao mòn tài sản cố định:

Trong quá trinh sử dụng, do nhiều nguyên nhân khác nhau, TSCĐ luôn

bị hao mòn dưới 2 hình thức là hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình

- Hao mòn hữu hình: là sự hao mòn về mặt chất, về giá trị sử dụng vàgiá trị của TSCĐ trong quá trình sử dụng

- Hao mòn vô hình: là sự giảm sút thuần túy về giá trị của TSCĐ, biểuhiện ở sự giảm sút giá trị trao đổi của TSCĐ do ảnh hưởng của tiến bộ khoahọc - kĩ thuật và công nghệ sản xuất làm cho TSCĐ cũ bị mất giá so vớiTSCĐ mới

Khấu hao tài sản cố định:

Khấu hao TSCĐ là việc phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải thu hồicủa TSCĐ vào chi phí SXKD trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ

Mục đích của khấu hao là nhằm bù đắp các hao mòn TSCĐ và thu hồi

số VCĐ đã đầu tư ban đầu để tái sản xuất giản đơn hoặc mở rộng TSCĐ Vềmặt kinh tế, khấu hao TSCĐ được coi là một khoản chi phí SXKD và đượctính vào giá thành sản phẩm trong kỳ Tuy nhiên, khác với các loại chi phí

Trang 22

khác, khấu hao là khoản chi phí được phân bổ nhằm thu hồi vốn đầu tư ứngtrước để hình thành TSCĐ, vì thế không tạo nên dòng tiền mặt chi ra trong

kỳ Số tiền khấu hao thu hồi được tích lũy lại hình thành nên quỹ khấu haoTSCĐ của DN Quỹ khấu hao này được dùng để tái sản xuất giản đơn hoặc

mở rộng các TSCĐ của DN khi hết thời hạn sử dụng Trong quá trình kinhdoanh, DN có quyền chủ động sử dụng số tiền khấu hao một cách linh hoạt,hiệu quả nhưng phải đảm bảo hoàn trả đúng hạn Số tiền khấu hao này khi

DN có nhu cầu đầu tư để tái sản xuất giản đơn hoặc mở rộng TSCĐ của DN

Về nguyên tắc, việc khấu hao phải đảm bảo phù hợp với mức độ haomòn của TSCĐ và thu hồi đầy đủ số VCĐ đầu tư ban đầu vào TSCĐ Điềunày không chỉ đảm bảo tính chính xác của chi phí khấu hao trong giá thànhsản phẩm, đánh giá đúng hiệu quả SXKD của DN, mà còn góp phần bảo toànđược VCĐ, đáp ứng yêu cầu thay thế đổi mới hoặc nâng cấp TSCĐ của DN

Các phương pháp khấu hao tài sản cố định:

- Phương pháp khấu hao đường thẳng: Đây là phương pháp đơn giản nhất,

được sử dụng phổ biến để tính khấu hao trong DN Công thức xác định như sau:

MKH =

TKH =

Trong đó: MKH : Mức khấu hao hàng năm

T: Thời gian sử dụng hữu ích TSCĐ

Trang 23

Ưu điểm của phương pháp:

+ Tính toán đơn giản

+ Chi phí khấu hao được phân bổ vào giá thành sản phẩm ổn định nênkhông gây đột biến về giá thành

+ Cho phép DN dự kiến trước được thời hạn thu hồi đủ vốn đầu tư vàoTSCĐ

- Phương pháp khấu hao nhanh: Gồm phương pháp khấu hao theo số dư

giảm dần và khấu hao theo tổng số năm sử dụng

+ Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần:

MKH = GCt x TKHđ

Trong đó : MKH: Mức khấu hao năm t

GCt:: Giá trị còn lại của TSCĐ ở đầu năm t

Trang 24

NGKH: Nguyên giá TSCĐ phải tính khấu hao

Ưu điểm của phương pháp khấu hao nhanh

+ Giúp cho DN nhanh chóng thu hồ vốn đầu tư, hạn chế ảnh hưởng củahao mòn vô hình

+ Tạo lá chắn thuế từ khấu hao cho DN

Trong đó: MKHt: Mức khấu hao TSCĐ năm t

Q SPt: Số lượng sản phẩm sản xuất năm t

Phương pháp này thích hợp với những TSCĐ hoạt động có tính chấtthời vụ, liên quan trực tiếp đến việc sản xuất sản phẩm Do đó nó phản ánhhợp lí hơn mức độ hao mòn TSCĐ vào giá tri sản phẩm Tuy nhiên phươngpháp này đòi hỏi việc thống kê khối lượng sản phẩm, công việc do TSCĐthực hiện trong kì phải rõ ràng, đầy đủ

Quản lý và sử dụng quỹ khấu hao

Quỹ khấu hao là nguồn vốn được hình thành bằng tiền trích KHTSCĐ.Quỹ khấu hao gồm hai phần: Quỹ khấu hao cơ bản và Quỹ khấu hao sửa chữalớn Quỹ khấu hao cơ bản dùng để mua sắm, thay thế những TSCĐ bị đào thải

Trang 25

bằng những TSCĐ mới.Quỹ khấu hao sửa chữa lớn dùng để sửa chữa, thaythế những bộ phận, chi tiết, cơ bản bị hao mòn TSCĐ.

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, DN cần phải chú trọng kiểm tra,đánh giá mức độ hao mòn của từng loại TSCĐ, từ đó sử dụng quỹ khấu haocho hợp lý.Mức độ sử dụng quỹ khấu hao phải phù hợp với chính sách đầu tưcủa doanh nghiệp trong từng thời kì phát triển

Xây dựng quy chế quản lý, sử dụng TSC

Phân cấp thẩm quyền quyết định đầu tư và sử dụng TSCĐ:

- DN được quyền cho các tổ chức và cá nhân trong nước thuê hoạtđộng các tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng của mình để nâng cao hiệusuất sử dụng, tăng thu nhập song phải theo dõi, thu hồi tài sản cho thuê khihết hạn Các tài sản cho thuê hoạt động DN vẫn phải trích khấu hao theo chế

độ quy định

- DN được quyền đem tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng của mình

để cầm cố, thế chấp vay vốn hoặc bảo lãnh tại các tổ chức tín dụng theo trình

tự, thủ tục quy định của pháp luật

- DN được nhượng bán các tài sản không cần dùng, lạc hậu về kỹ thuật

để thu hồi vốn sử dụng cho các hoạt động SXKD của DN có hiệu quả hơn.Được quyền thanh lý những TSCĐ đã lạc hậu mà không thể nhượng bán đượchoặc đã hư hỏng không có khả năng phục hồi

Quản lý sử dụng TSCĐ:

Trong quá trình sử dụng TSCĐ của DN, các bộ phận chi tiết, các phụtùng… bị hư hỏng hoặc hao mòn xảy ra những tình trạng không bình thườngnhư nhờn ốc, vỡ van… Vì vậy, doanh nghiệp cần phải lập kế hoạch sử dụngTSCĐ cho hợp lý.Đối với máy móc, DN cần sử dụng đúng theo công suất

Trang 26

thiết kế, tránh trường hợp sử dụng quá công suất, gây hư hại cho thiết bị.Đốivới nhà cửa, vật kiến trúc, DN cần có các biện pháp bảo vệ bên ngoài, tránhcác tác động vật lý Tận dụng tối đa diện tích của nhà cửa,…

Kế hoạch sửa chữa lớn, thanh lý, nhượng bán

Giữ gìn và sửa chữa TSCĐ nhất là sửa chữa lớn TSCĐ phải được tiếnhành theo kế hoạch Sửa chữa lớn bao gồm thay đổi phần lớn phụ tùng TSCĐ,thay đổi hoặc sửa chữa bộ phận chủ yếu của TSCĐ như thân máy, giá máy,phụ tùng lớn….Sau khi sửa chữa lớn, máy móc có thể khôi phục lại trạng thái

và công suất Do đặc điểm của sửa chữa lớn là có phạm vi rộng, thời gian dài,cần phải có thiết bị kỹ thuật và tổ chức chuyên môn, vì vậy, lập kế hoạch sửachữa cần phải tính toán đến mức độ thời gian, cũng như tình trạng trang bịkhoa học kĩ thuật của doanh nghiệp

Đối với các TSCĐ đã hết thời hạn sử dụng hoặc xét thấy việc sử dụngTSCĐ cũ, lỗi thời, không phù hợp với quá trình sản xuất kinh doanh, DN cầnthanh lý, nhượng bán TSCĐ, nhằm thu hồi một phần vốn cho DN

1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình sử dụng VKD của doanh nghiệp 1.2.3.1 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị VLĐ

- Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán:

- Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn:

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn =

Nợ ngắn hạn

Trang 27

Hệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trảicác khoản nợ ngắn hạn của DN.

- Khả năng thanh toán nhanh:

- Khả năng thanh toán tức thời:

Tiền + các khoản tương đương tiền

Hệ số khả năng thanh toán tức thời =

- Số lần luân chuyển VLĐ (số vòng quay của VLĐ): (L)

Tổng mức luân chuyển VLĐ trong kỳ (M)

L =

VLĐ bình quân trong kỳ Trong đó:

Trang 28

VLĐ đầu kỳ + VLĐ cuối kỳ VLĐ bình quân trong kỳ =

N: Số ngày trong kỳ được tính chẵn một năm là 360 ngày, một quý là

90 ngày, một tháng là 30 ngày.

Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân cần thiết để VLĐ thực hiện được một lần luân chuyển hay độ dài thời gian một vòng quay của VLĐ trong kỳ.

- Mức tiết kiệm VLĐ do tăng tốc độ luân chuyển vốn:

M 1 M 1

V TK = -

L 1 L 0

Trong đó:

V TK : Số vốn lưu động có thể tiết kiệm hay phải tăng thêm do ảnh

hưởng của tốc độ luân chuyển VLĐ kỳ so sánh so với kỳ gốc.

Trang 29

Doanh thu thuần bán hàng trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh để có được một đồng doanh thu thuần về bánhàng thì cần sử dụng bao nhiêu đồng VLĐ

- Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho

Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho được đo bằng 2 chỉ tiêu:

Trang 30

Trong đó:

HTK đầu kỳ + HTK cuối kỳ Hàng tồn kho bình quân trong kỳ =

- Tốc độ luân chuyển các khoản phải thu:

Tốc độ luân chuyển nợ phải thu được phản ánh qua hai chỉ tiêu:

- Số vòng quay các khoản phải thu:

Doanh thu trong kỳ (Doanh thu có thuế)

Số vòng quay các khoản phải thu =

Các khoản phải thu bình quân trong kỳ Trong đó:

Các khoản phải thu + Các khoản phải thu

đầu kỳ cuối kỳ Các khoản phải thu =

Trang 31

Kỳ thu tiền trung bình =

Số vòng quay các khoản phải thu

Chỉ tiêu này phản ánh số ngày cần thiết để thu hồi hết các khoản NPT

1.2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị sử dụng VCĐ

Kiểm tra tài chính đối với hiệu quả sử dụng VCĐ là một nội dung quantrọng của hoạt động tài chính DN Thông qua kiểm tra tài chính, DN có đượcnhững căn cứ xác định để đưa ra được các quyết định về mặt tài chính nhưđiều chỉnh quy mô và cơ cấu đầu tư, đầu tư mới hay hiện đại hóa TSCĐ, vềcác biện pháp khai thác năng lực sản xuất của TSCĐ hiện có, nhờ đó nâng caohiệu quả sử dụng VCĐ

Để đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ, người ta thường sử dụng một số chỉtiêu chủ yếu sau:

Trang 32

2

Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng VCĐ bình quân sử dụng trong kỳ cóthể tham gia tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần bán hàng Chỉ tiêu nàycàng cao chứng tỏ VCĐ càng được sử dụng hiệu quả

- Hệ số hàm lượng VCĐ:

Số VCĐ bình quân sử dụng trong kỳ

Hàm lượng VCĐ =

Doanh thu thuần trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh số VCĐ cần thiết để tạo ra một đồng doanh thuthuần trong kỳ (hay nói cách khác: Để tạo ra một đồng doanh thu thuần trong

kỳ cần bao nhiêu VCĐ) Hàm lượng VCĐ càng thấp, hiệu quả sử dụng VCĐcàng cao

- Hệ số hao mòn TSCĐ

Hệ số Số khấu hao lũy kế của TSCĐ ở thời điểm đánh giá hao mòn =

TSCĐ Tổng nguyên giá TSCĐ ở thời điểm đánh giá

Chỉ tiêu này, một mặt phản ánh mức độ hao mòn của TSCĐ trong DN,mặt khác nó phản ánh tổng quát tình trạng về năng lực còn lại của TSCĐ cũngnhư VCĐ tại thời điểm đánh giá

- Tỷ suất đầu tư TSCĐ

Giá trị còn lại của TSCĐ

Tổng tài sản

Trang 33

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đầu tư vào TSCĐ trong tổng giá trị tài sảncủa DN Nói một cách khác là trong một đồng giá trị tài sản của DN có baonhiêu đồng vốn được đầu tư vào TSCĐ.

1.2.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VKD

-Vòng quay toàn bộ VKD (Lv):

Doanh thu thuần bán hàng trong kỳ

Lv = VKD bình quân trong kỳ

Trong đó:

VKD đầu kỳ + VKD cuối kỳ VKD bình quân trong kỳ =

2

Chỉ tiêu này phản ánh trong một kỳ VKD chu chuyển được bao nhiêuvòng Chỉ tiêu này càng lớnthì hiệu suất sử dụng VKD càng cao

- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên VKD (BEP):

Lợi nhuận trước lãi vay và thuế

BEP =

VKD bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng VKD bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế

Trang 34

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên VKD (ROA):

Lợi nhuận sau thuế ROA =

VKD bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng VKD bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế

- Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE):

Lợi nhuận sau thuế ROE =

Vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VCSH bình quân sử dụng trong kỳ tạo rabao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho chủ sở hữu Vì mục đích cuối cùng củahoạt động kinh doanh của DN cũng là tối đa hóa lợi nhuận cho chủ sở hữunên đây là chỉ tiêu có vai trò rất quan trọng làm định hướng cho việc đưa racác quyết định tài chính của DN

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (Hệ số lãi ròng):

Lợi nhuận sau thuế trong kỳ

Hệ số lãi ròng =

Doanh thu thuần trong kỳ

Chỉ tiêu này cho biết bao nhiêu đồng doanh thu sẽ tạo ra một đồng lợinhuận sau thuế

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị sử dụng VKD

1.2.4.1 Nhóm các nhân tố chủ quan

Trang 35

Nếu xác định nhu cầu vốn không chính xác sẽ dẫn đến việc thừa vốn haythiếu vốn, ảnh hưởng không tốt đến kết quả sản xuất kinh doanh cũng nhưhiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Nếu thừa vốn có thể dẫn đến việc sửdụng vốn không có định mức dẫn đến thất thoát và lãng phí vốn Còn nếudoanh nghiệp xác định không đúng lượng vốn cần thiết, thì rất dễ dẫn đếnviệc gián đoạn một vài khâu của quá trình sản xuất gây ảnh hưởng đến tất cảcác khâu còn lại trong toàn bộ quá trình sản xuất Lúc đó doanh nghiệp lạiphải đi huy động thêm vốn, làm tăng chi phí sử dụng vốn, hiệu quả kinh tế bịgiảm sút.

- Cơ cấu nguồn vốn: là việc quyết định các nguồn tài trợ cho doanh

nghiệp Nếu cơ cấu nguồn vốn không hợp lý có thể gây ra tình trạng mất khảnăng thanh toán trong trường hợp nợ quá nhiều, không có khả năng chi trả lãi

và gốc tiền vay Hoặc gây ra tình trạng lãng phí do sử dụng nguồn vốn có chiphí cao trong khi có thể huy động nguồn vốn khác với chi phí thấp hơn Hậuquả của nó là làm tăng giá thành sản phẩm, ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ

và dẫn đến thu hồi vốn chậm

- Việc lựa chọn phương án kinh doanh, đầu tư sản xuất

Việc lựa chọn phương án sản xuất quyết định tới sự sống còn của DN Sảnphẩm của DN có được người tiêu dùng chấp nhận hay không là phụ thuộc ởquyết định này Điều đó có nghĩa là 1 quyết định đúng trong lựa chọn phương

án kinh doanh sẽ góp phần tăng doanh thu, tăng lợi nhuận và vì thế làm chohiệu quả sử dụng vốn tăng lên

- Việc trích và sử dụng quỹ khấu hao

Trích khấu hao là hình thức thu hồi một lượng vốn mà doanh nghiệp đã bỏ

ra ban đầu để đầu tư vào TSCĐ, vì vậy nếu việc trích khấu hao thấp hơn sovới hao mòn hữu hình và vô hình thực tế, thì khi tài sản hư hỏng sẽ không thuđược đủ vốn, làm thất thoát VKD Ngược lại nếu trích khấu hao quá cao, tạo

Trang 36

điều kiện thu hồi vốn nhanh nhưng làm tăng giá thành sản phẩm gây khó khăntrong việc tiêu thụ, ảnh hưởng đến sự luân chuyển của vốn và hiệu quả kinhdoanh.

- Trình độ quản lý

Trình độ quản lý có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả sử dụng VKD Nếutrình độ quản lý kém sẽ dẫn đến việt thất thoát, hư hỏng tài sản trước thời hạn,gây mất VKD, giảm hiệu quả sử dụng vốn

- Trình độ và ý thức trách nhiệm của người lao động trực tiếp quản lý và

sử dụng tài sản kinh doanh

Điều này được thể hiện rõ nét trong quá trình mua vật tư, thiết bị, trongsản xuất, trong việc sử lý phế phẩm, phế liệu Tất cả đều góp phần quyếtđịnh đến việc sử dụng vốn tiết kiệm hay lãng phí, quyết định đến hiệu quả sửdụng vốn

- Công tác quản lý trong khâu thanh toán

Công tác quản lý trong khâu thanh toán cũng ảnh hưởng không nhỏ tớihoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thông qua quá trình quản lýnhững khoản vốn bị chiếm dụng do chính sách bán hàng đã tạo ra các khoản

nợ khó đòi, hay khoản vốn chiếm dụng được Nó ảnh hưởng trực tiếp tôc độluân chuyển vốn trong khâu lưu thông

Sự tác động của các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp luôn theohai hướng tích cực và tiêu cực Vì thế doanh nghiệp cần nắm rõ những ảnhhưởng của chúng để từ đó đưa ra các giải pháp tài chính kịp thời đối phó tránhgây thiệt hại, tạo điều kiện tốt nhất cho VKD phát huy hiệu quả cao nhất

1.2.4.2 Nhóm các nhân khách quan

- Chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước

Trang 37

Hiện nay các doanh nghiệp được tự do hoạt động kinh doanh và chịu sựđiều tiết của nhà nước thông qua các công cụ điều tiết vĩ mô như: hệ thốngluật pháp, các chính sách thuế, chính sách đầu tư, các hiệp định thương mại tất cả các chính sách này đều có ảnh hưởng lớn tới việc huy động và sử dụngvốn của các doanh nghiệp.

- Đặc thù của ngành nghề sản xuất kinh doanh

Đặc thù của ngành nghề sẽ quyết định đến cơ cấu đầu tư, cơ cấu vốncũng như vòng quay tổng vốn của doanh nghiệp Nó quyết định đến số lượng

và cơ cấu VKD, do vậy các doanh nghiệp sản xuất trong các lĩnh vực khácnhau sẽ có cơ cấu vốn khác nhau

- Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật

Đây chính là yếu tố rất quan trọng trong việc quyết định đến khả năngcạnh tranh của doanh nghiệp Doanh nghiệp có máy móc hiện đại sẽ thu đượclợi nhuận siêu ngạch do tăng năng suất lao động, giảm chi phí, tăng tính cạnhtranh và nâng cao chất lượng sản phẩm Đồng thời doanh nghiệp có thể rútngắn được chu kỳ sản xuất, tiết kiệm được VLĐ, tạo điều kiện mở rộng quy

mô sản xuất kinh doanh

- Tính cạnh tranh của thị trường

Nền kinh tế thị trường ngày càng cạnh tranh càng khốc liệt thì sức ép màcác doanh nghiệp phải gánh chịu càng nặng nề Các doanh nghiệp phải đốidiện với bài toán 3 ẩn số là doanh thu, chi phí, lợi nhuận Làm thế nào để tốthiểu hóa chi phí và tối đa hóa lợi nhuận? Sử dụng vốn đạt hiệu quả cao chính

là đáp số của bài toán này

- Lãi suất thị trường

Hầu hết các doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh đều sử dụng vốnvay, vì việc vay vốn đã tạo ra một “lá chắn thuế” cho doanh nghiệp, làm

Trang 38

khuyếch đại tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu Nhưng lãi suất vốn vay lại chịutác động lớn của lãi suất thị trường, khi lãi suất thị trường tăng cao thì việchuy động vốn của doanh nghiệp sẽ khó khăn hơn, do chi phí lãi vay lớn có thểlàm cho doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, rủi ro tăng cao, nếu không sửdụng tiền vay thì doanh nghiệp có thể sẽ không có đủ lượng VKD cần thiết,

dẫn đến thu hẹp sản xuất, đe doạ đến sự tồn tại của doanh nghiệp.Tình hình kinh tế đất nước và thế giới

Doanh nghiệp hoạt động trong bối cảnh nền kinh tế thế giới nên các vấn

đề như: lạm phát, thiểu phát, tăng trưởng hay suy giảm kinh tế đều có ảnhhưởng rất lớn tới hoạt động của doanh nghiệp mà trực tiếp ảnh hưởng đếnVKD

- Những rủi ro bất thường trong kinh doanh

Có thể xuất hiện các rủi ro như thị trường tiêu thụ không ổn định, thị hiếutiêu dùng thay đổi, chênh lệch tỷ giá Ngoài ra doanh nghiệp còn gặp phảinhững rủi ro do thiên tai gây ra như: lũ lụt, hoả hoạn, hạn hán mà doanhnghiệp khó có thể lường trước được

Như vậy, các nhân tố khách quan vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp pháttriển, vừa ngầm chứa những rủi ro đe doạ đến sự hoạt động của doanh nghiệp

Vì vậy doanh nghiệp cần phải có những kế hoạch dự phòng trước, hạn chế tối

đa thiệt hại có thể xảy ra, nhằm tạo điệu kiện thuận lợi cho VKD hoạt độnghiệu quả

Trang 39

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI NAM DƯƠNG

TRONG THỜI GIAN QUA 2.1KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN VÀ ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI NAM DƯƠNG

2.1.1Quá trình thành lập và phát triển của công ty

2.1.1.1 Quá trình hình thành

- Tên đơn vị: Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Nam Dương

- Tên giao dich: NamDuong trading and contruction joint stock company

- Tên Viết Tắt: Nam Dương jSC

Địa chỉ trụ sở chính: Số 9- ngõ 61- phố Trần Quang Diệu- phường Ô Chợ Dừa

2.1.1.2 Quá trình phát triển

Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Nam Dương được thành lậpngày 11 tháng 10 năm 2012 theo giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số

0101301469 do sở kế hoạch đầu từ Thành Phố Hà Nội cấp và được bổ sung

lần thứ nhất ngày 10/6/2003 Công ty được thành lập dưới hình thức công ty

cổ phần

+ Vốn điều lệ ban đầu: 10.600.000.000 (mười tỷ sáu trăm triệu đồng)

+ Số tài khoản: 0751100074007

+ Mã số thuế: 0101301469

Trang 40

2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty

2.1.2.1 Ngành nghề kinh doanh chính

- Xây dựng công trình dân dụng từ năm 2002 đến 2015

- Thi công xây dựng các công trình giao thông từ năm 2003 đến 2015

- Thi công các công trình Thuỷ lợi từ năm 2003 đến năm 2015

2.1.2.2Tổ chức hoạt động kinh doanh

Tên nhà thầu: Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Nam

Dương

Nơi nhà thầu đăng ký kinh doanh, hoạt động: Số 2 ngõ 147/59

đường Xuân Đỉnh, tổ dân phố số 1,Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội tưới phun điều chỉnh, bổ sung

Năm thành lập công ty: Tháng 10/2002

Địa chỉ hợp pháp của nhà thầu: Số 2 ngõ 147/59 đường Xuân Đỉnh,

tổ dân phố số 1,Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Thông tin về đại diện hợp pháp của nhà thầu

Tên: Nguyễn Ngọc Vình Chức danh: Giám đốc

Địa chỉ: Xã Xuân Đỉnh, Huyện Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.

Số điện thoại: 04 32123178 fax: 04 32123178Địa chỉ email: donghanhhoa@gmail.com

Ngày đăng: 22/05/2019, 05:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w