Người lãnh đạo công tác tư tưởng đầu tiên của cách mạng Việt Nam

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về lãnh đạo công tác tư tưởng giá trị lý luận và thực tiễn (Trang 63)

Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đã góp phần tăng thêm niềm tin, sức mạnh trong việc thúc đẩy các cuộc đấu tranh ngày càng lớn mạnh của phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Lo sợ trước sự đấu tranh của nhân dân ta, thực dân Pháp đã tăng cường khủng bố, bắt bớ, cầm tù hàng loạt những chiến sỹ cách mạng và người tham gia đấu tranh; tiến hành càn quét, cướp phá, chém giết, vơ vét các làng mạc… Đứng trước tình hình đó, Hồ Chí Minh và Đảng ta đã chủ trương tiếp tục đẩy mạnh lãnh đạo công tác tư tưởng, lãnh đạo quần chúng tiếp tục đấu tranh chống áp bức, bóc lột, đòi cải thiện đời sống, đòi dân chủ, kết hợp với bảo vệ phong trào cách mạng.

Sau đợt kỷ niệm ngày 1-5 là đợt kỷ niệm Ngày Quốc tế đỏ 1-8-1930. Ngày đấu tranh chống chiến tranh đế quốc, Ban Cổ động và Tuyên truyền xuất bản tài liệu “Ngày Quốc tế đỏ” để giải thích nguồn gốc chiến tranh đế quốc, kêu gọi chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình, bảo vệ Liên bang Xôviết, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc. Bên cạnh đó, công tác tư tưởng trong nhân dân đã được tiến hành công khai, sâu rộng để thực hiện các chính sách của cách mạng: xóa nợ, giảm tô, chia lại công điền cho nông dân, thủ tiêu mọi thứ thuế, ban bố các quyền dân chủ, bài trừ hủ tục, tổ chức học văn hóa, xứ án bọn phản động. Nhiều loại báo chị địa phương được xuất bản: Tiến lên, Sản nghiệp, Nhà quê, Tia sáng (Nghệ An), Xứ ủy Trung kỳ có báo Người lao khổ, Công nông binh,… Hàng loạt thơ ca cách mạng được phổ biến rộng rãi. Các tài liệu còn vạch ra kế hoạch hướng dẫn và lãnh đạo công tác tư tưởng: “Luôn luôn tuyên truyền, tuyên truyền nữa, luôn luôn có những cuộc nói chuyện và những cuộc nói chuyện nữa để cổ vũ, thúc đẩy quần chúng hi sinh cho sự nghiệp chung”. [17, tr. 66].

Trong những năm 1935 - 1939, sự khủng bố của địch gây tổn thất lớn cho cách mạng, hầu hết cán bộ đều bị bắt giam và bị giết, cơ sở Đảng nhiều vùng bị tan tác. Công tác tư tưởng đã góp phần ổn định tình hình tư tưởng cán bộ đảng viên, đẩy lùi các hiện tượng bi quan, dao động, thỏa hiệp, giáo dục tiết khí cách mạng trước kẻ thù, kiên cường đấu tranh trong tù đã nêu gương sáng của những người cộng sản, nâng cao lòng tin về lý tượng và sự thắng lợi của cách mạng. Bên cạnh đó, công tác tư tưởng đã gắn chặt mục tiêu, nhiệm vụ chính trị trong thời kỳ này, đấu tranh cho tự do dân chủ, cải thiện đời sống và hòa bình, chống phát xít và chiến

tranh; mở rộng công tác tuyên truyền cổ động, tổ chức các cuộc họp, mít tính, vận động tranh cử, xuất bản sách báo công khai tạo điều kiện cho đường lối, chủ trương của Đảng đi vào quần chúng.

Việc lãnh đạo công tác tư tưởng đầu những năm 1930 của thế kỷ XX gặp rất nhiều khó khăn do sự khủng bố gắt gao của bọn đế quốc và tay sai, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng và Hồ Chí Minh, công tác tư tưởng đã có những đóng góp to lớn vào việc cỗ vũ, động viên các tầng lớp nhân dân đứng lên đấu tranh trong các cao trào cách mạng: Xô viết Nghệ Tĩnh, Dân sinh Dân chủ.

Tháng 2/1941, Hồ Chí Minh về nước ở vùng Pắc Bó (Cao Bằng), tiếp tục mở các lớp huấn luyện ngắn ngày cho cán bộ, lược dịch cuốn Lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô làm tài liệu học tập cho cán bộ cấp tỉnh. Tháng 5/1941, Người đã chủ trì

Hội nghị Trung ương lần thứ 8 của Đảng và quyết định đổi tên Mặt trận là “Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh” gọi tắt là Việt Minh, các đoàn thể lấy tên mới là Hội cứu quốc. Hội nghị xác định, công tác tư tưởng phải áp dụng một chiến thuật hết sức mềm dẻo, thống nhất, thích hợp với chính sách cứu quốc của Đảng và sát với tình thế xảy ra hàng ngày… Các Ban tỉnh ủy phải có Ban tuyên truyền chuyên môn, đề ra phương pháp, kế hoạch tuyên truyền, viết sách báo, truyền đơn, biểu ngữ để cổ động trong dân chúng, đồng thời coi trọng việc đào tạo cán bộ. Sau Hội nghị Hồ Chí Minh gửi thư kêu gọi toàn dân đoàn kết, đánh đuổi Pháp - Nhật.

Sau Hội nghị Trung ương lần thứ 8 của Đảng, tình hình thế giới và trong nước có những thay đổi nhanh chóng. Để chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa, tháng 12/1944, Hồ Chí Minh đã chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và tăng cường các hoạt động vũ trang tư tưởng làm đòn bẩy cho cao trào cách mạng, chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang. Chỉ thị nêu rõ: “Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, nghĩa là chính trị trọng hơn quân sự.” [30, tr. 716]. Đây là một sáng tạo cách mạng lớn của Hồ Chí Minh. Chỉ thị đã khẳng định rõ vai trò quan trọng của công tác tư tưởng. Lực lượng vũ trang cũng phải đặt công tác tư tưởng lên trước. Nhờ sự sáng tạo cách mạng này mà Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân dưới sự chỉ huy trực tiếp của đồng chí Võ Nguyên Giáp đã giành được nhiều thắng lợi quan trọng trong công cuộc đấu trang giải phóng đất nước.

Cao trào giải phóng dân tộc 1939 - 1945 mà đỉnh cao là cuộc Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945 đã ghi nhận công lao và những đóng góp to lớn trong lãnh đạo và thực hiện công tác tư tưởng cách mạng. Dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng, công tác tư tưởng đã sử dụng nhiều hình thức phong phú, linh hoạt, táo bạo như tuyên truyền xung phong, cổ vũ quần chúng nổi dậy với khí thế mạnh mẽ áp đảo quân thù; qua đó đã kịp thời tuyên truyền các nhận định, chủ trương của Đảng trước các diễn biến thời cuộc trong nước và quốc tế, đưa ra những khâu hiệu sâu sát và phù hợp để hướng dẫn và khích lệ quần chúng đứng lên đấu tranh. Bên cạnh đó, công tác tư tưởng cũng đã góp phần đào tạo, bồi dưỡng nhiều cán bộ cách mạng cho Đảng để đi sâu và quần chúng, tuyên truyền, khích lệ, đông viên, lãnh đạo quần chúng tạo nên các phong trào cách mạng rộng khắp. Công tác tư tưởng đã gắn chặt và phục vụ thiết thực cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc rất oanh liệt và vẻ vang của dân tộc ta. Nó phát huy cao lòng yêu nước và truyền thống đoàn kết, anh hùng, bất khuất của dân tộc ta, cỗ vũ nhân dân nổi dậy tự giải phóng mình khỏi ách nô lệ của đế quốc và tay sai. Nó đã góp phần đập tan xiềng xích đô hộ của thực dân pháp hơn 80, lập nên Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á.

Cùng với những khó khăn chung của những ngày đầu đất nước hòa bình, độc lập, chính quyền vừa mới thành lập, công tác tư tưởng lúc này tập trung tuyên truyền, giáo dục ý chí kiên cường, bất khuất, quyết tâm bảo vệ thành quả cách mạng, cỗ vũ nhân dân thực hiện ba nhiệm vụ lớn: diệt giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Bên cạnh đó, công tác tư tưởng cũng tiếp tục đấu tranh tố cáo âm mưu, tội ác của thực dân Pháp ở miền Nam, động viên lòng căm thù và ý chí quyết tâm chống xâm lược, ủng hộ đồng bào miền Nam kháng chiến.

Ngay sau khởi nghĩa, Bộ tuyên truyền được thành lập, Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam thành lập và hoạt động (7/9/1945), Việt Nam Thông tấn xã cũng được thành lập và chính thức phát tin (15/9/1945), Báo Cờ giải phóng của Đảng, Cứu

Quốc của Mặt trận Việt Minh, Hồn nước của Đoàn thanh niên cứu quốc, Tiếng gọi phụ nữ của Hội Phụ nữ cứu quốc… tất cả đều được thành lập, công khai và đưa tin,

Ngày 25/11/1945, Trung ương Đảng ra chỉ thị “Kháng chiến, Kiến quốc”. Công tác tư tưởng tiếp tục tập trung tuyên truyền “Dân tộc trên hết”, “Tổ quốc trên hết” để thực hiện hai chiến lược là kháng chiến chống thực dân Pháp và xây dựng chế độ mới. Các cán bộ Đảng, đoàn thể, mặt trận được phái đi khắp mọi nơi tuyên truyền, vận động, cổ vũ nhân dân tăng gia sản xuất, chống đói, xóa nạn mù chữ, phát triển và củng cố các đoàn thể cứu quốc.

Mở đầu phong trào tăng gia sản xuất, chống đói, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi: “Tăng gia sản xuất! Tăng gia sản xuất ngay! Tăng gia sản xuất nữa!... Đó là khẩu hiệu của ta ngày nay. Đó là cách thiết thực của chúng ta để giữ vững quyền tự do độc lập” [29, tr. 7]. Việc Chống nạn mù chữ cũng được tuyên truyền và phổ biến rộng rãi thành một cao trào ở các địa phương. Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi: “Những người đã biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ… Những người chưa biết chữ hãy gắng sức mà học cho biết đi. Vợ chưa biết thì chồng bảo, em chưa biết thì anh bảo, cha mẹ không biết thì con bảo…” [38, tr. 566]. Theo lời dạy của Người, toàn dân tích cực hưởng ứng các phong trào diệt “giặc đói”, “giặc dốt”… nhờ đó nạn đói được khắc phục, sau một năm đã có hai triệu người thoát nạn mù chữ. Những thắng lợi trên mặt trận sản xuất, chống nạn mù chữ có ý nghĩa chính trị rất to lớn làm cho nhân dân ngày càng tin tưởng vào chính quyền cách mạng, vào chế độ mới. Cuộc vận động xây dựng đời sống mới, giáo dục tinh thần yêu nước, đạo đức “cần kiệm liêm chính, chí công vô tư”, chống các hủ tục lạc hậu cũng được truyên truyền sâu rộng. Nạn trộm cắp, cờ bạc, các hủ tục trọng ma chay, cưới xin được xóa bỏ ở nhiều nơi, công tác thông tin cơ sở, phong trào văn hóa, văn nghệ cách mạng có tính quần chúng được phát triển mạnh mẽ.

Công tác tư tưởng thời kỳ này tiếp tục vận động bầu cử phục vụ cho tổng tuyển cử bầu Quốc hội vào ngày 6/1/1946, đấu tranh, vạch rõ dã tâm và sự phá hoại của Tưởng Giới Thạch và bọn tay sai Việt Quốc, Việt Cách ở miền Bắc, sự phá hoại của bọn thực dân Pháp ở miền Nam, Hồ Chí Minh kêu gọi:

“Một lá phiếu cũng có sức lực như một viên đạn. Ngày mai quốc dân ta sẽ tỏ cho thế giới rằng dân Việt Nam ta đã:

Kiên quyết đoàn kết chặt chẽ Kiên quyết chống bọn thực dân

Kiên quyết tranh quyền độc lập…” [29, tr. 166].

Cuộc tổng tuyển cử đã đạt kết quả tốt, thu hút đại đa số cử tri đi bỏ phiếu bầu cho các ứng cử viên của Mặt trận Việt Minh, qua đó khẳng định ý thức làm chủ của công dân một nước độc lập.

Ngày 6/3/19546. Chính phủ ta ký với Pháp Hiệp định sơ bộ. Ngày 7/3, trong cuộc mít tình lớn ở Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp nói chuyện, giải thích lợi ích của việc ký kết, kêu gọi nhân dân giữ bình tĩnh, đoàn kết, tôn trọng kỷ luật, đồng thời nhắc nhở đề cao cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu. Trước đồng bào, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói lên lời thề xúc động: “Tôi, Hồ Chí Minh, suốt cuộc đời đã cùng đồng bào chiến đấu cho độc lập của Tổ quốc. Tôi thà chết chứ không bao giờ bán nước” [18, tr.374].

Trước dã tâm muốn cướp nước ta một lần nữa của thực dân Pháp, Ngày 19/12/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến:

“Hỡi đồng bào toàn quốc!

Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng muốn cướp nước ta lần nữa!

Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ….Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng để giữ gìn đất nước. Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta! Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm ! kháng chiến thắng lợi muôn năm”. [29, tr. 534]

Bên cạnh đó, Người nhấn mạnh công tác tư tưởng cần vạch rõ mục đích của kháng chiến là giành độc lập dân tộc và thống nhất Tổ quốc; Phương châm cơ bản của cuộc kháng chiến là: toàn dân, toàn diện, lâu dài, tự lực cánh sinh; những khẩu hiệu tuyên truyền là: “Toàn dân đoàn kết, kháng chiến lâu dài”; “Bảo toàn lãnh thổ, giữ vững chủ quyền”; “Đáng đổ chính quyền bù nhìn, củng cố cộng hòa dân chủ! Việt Nam nhất định độc lập! Trung Nam Bắc nhất định thống nhất!”.

Cùng với Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo công tác tư tưởng tập trung tuyên truyền hai nhiệm vụ chiến lược trong thời kỳ này là vừa kháng chiến chống thực dân Pháp, vừa xây dựng đất nước; động viên toàn dân tăng gia sản xuất, tự cấp tự túc, xóa nạn mù chữ, xây dựng đời sống mới, góp sức người

sức của cho tiền tuyến, phát động phong trào thi đua yêu nước, động viên quần chúng phát huy tính tích cực và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân ta trên mọi mặt trận kháng chiến và kiến quốc ở cả vùng tự do, vùng du kích và cùng tạm chiếm. Do vậy, công tác tư tưởng thời kỳ này đã góp phần to lớn vào các chiến thắng Việt Bắc thu đông năm 1947; chiến dịch Biên giới năm 1950; chiến dịch Đông xuân 1953 - 1954 mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp do nhiều nguyên nhân tạo nên, nhưng nhân tố có tính quyết định là sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn trên mọi mặt trận trong đó có mặt trận tư tưởng của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là đường lối độc lập tự chủ, sáng tạo đã phát huy được sức mạnh của cả dân tộc, kết hợp sức mạnh của dân tộc và quốc tế để dành chiến thắng.

Lãnh đạo công tác tư tưởng thời kỳ này đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng và biến đường lối chiến lược ấy thành phong trào kháng chiến, kiến quốc của toàn dân tộc với tinh thần quyết chiến quyết thắng vì độc lập tự do. Công tác tư tưởng đã kiên trì, bền bỉ làm cho cán bộ và nhân dân ngày càng thông suốt đường lối, phát huy cao độ lòng yêu nước, khí phách kiên cường của dân tộc “quyết không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”; Công tác tư tưởng đã đi vào từng nhà, từng người, gắn với việc tuyên truyền đường lối kháng chiến với cỗ vũ, động viên kịp thời cho việc hoàn thành nhiệm vụ kháng chiến qua từng thời kỳ. Công tác tư tưởng đã thường xuyên biểu dương, những điển hình tiên tiến, cỗ vũ cho phong trào thi đua yêu nước, khơi dậy những truyền thống tốt đẹp trong con người và dân tộc Việt Nam. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền còn thường xuyên tố cáo, vạch trần tội ác của kẻ thù, đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc của chúng; đấu tranh phê phán những khuynh hướng bi quan, ngại khó, ngại khổ, nôn nóng của một số cán bộ, chiến sỹ và nhân dân ta trong kháng chiến.

Sau chiến thắng điện biên phủ, nhiệm vụ chung của Đảng và nhân dân ta giai đoạn này là: tiến hành công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng dân tộc ở miền Nam, nhằm thực hiện thống nhất, độc lập, dân chủ trong cả nước.

Đối với miền Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng đã lãnh đạo công tác tư tưởng nhằm vận động nhân dân tích cực khôi phục kinh tế, vận động (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

quần chúng giáo dân tránh bị địch lợi dụng lôi kéo, cổ vũ mạnh mẽ các phong trào tương thân tương ái, chống đói phòng đói, tuyên truyền giảm tô và cải cách ruộng đất. Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi nông dân lao động hăng hái vào Tổ đổi công, Hợp tác xã và thi đua cải tiến kỹ thuật đẩy mạnh sản xuất; tất cả đảng viên,

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về lãnh đạo công tác tư tưởng giá trị lý luận và thực tiễn (Trang 63)