điểm Hồ Chí Minh
2.1.3.1 Nội dung lãnh đạo công tác tư tưởng theo quan điểm Hồ Chí Minh - Về nội dung lãnh đạo công tác tư tưởng, Hồ Chí Minh đề cập trước tiên là phải giáo dục về “chủ nghĩa cộng sản”, về đường lối và nhiệm vụ cách mạng, về chủ nghĩa yêu nước, truyền thống cách mạng của dân tộc Việt Nam. Người lý giải:
“Vì chủ nghĩa cộng sản là mục đích cuối cùng của Đảng ta. Đấu tranh cho chủ nghĩa cộng sản là lẽ sống của đảng viên” [40, tr. 144]. Xét về thực chất, đây là nội dung lãnh đạo bằng việc giáo dục tư tưởng và mục tiêu cách mạng, một trong những định hướng tư tưởng xã hội chủ nghĩa cơ bản và quan trọng. Trong nội dung này có hai yếu tố cần thiết là:
Thứ nhất, bồi dưỡng tư tưởng, nhận thức đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, chủ
nghĩa cộng sản, nâng cao ý chí phấn đấu vì lý tưởng cao cả là độc lập dân tộc và tiến lên xây dựng thành công xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Thứ hai, giáo dục cán bộ, đảng viên và nhân dân thấm nhuần sâu sắc lý
tưởng giải phóng con người khỏi áp bức, bóc lột, xây dựng xã hội mới tốt đẹp, dân chủ, công bằng và hạnh phúc.
Trả lời cho câu hỏi : Vì sao phải giáo dục về đường lối cách mạng? Người nói: “Vì có nắm vững đường lối cách mạng mới thấy rõ phương hướng tiến lên của cách mạng, mới hiểu rõ mình phải làm gì và đi theo phương hướng nào để thực hiện mục đích của Đảng trong giai đoạn cách mang hiện nay” [40, tr. 115].
- Nội dung lãnh đạo công tác tư tưởng rất rộng, nhưng nội dung quan trọng đó chính là việc giáo dục lý luận chính trị, bao gồm giáo dục những nguyên lý phổ
biến của chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối quan điểm của Đảng ta về các lĩnh vực của đời sống xã hội, lịch sử Đảng, xây dựng Đảng những kinh nghiệm của các nước. Nhưng quan trọng nhất là giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin. Muốn lãnh đạo thì điều đầu tiên phải học tập mà đặc biệt là học tập lý luận Mác - Lênin. Theo cách nói của Hồ Chí Minh là: “Trước hết phải lấy những tài liệu về chủ nghĩa Mác - Lênin làm gốc” [31, tr. 359].
Hồ Chí Minh cho rằng: “Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin là sự tổng kết kinh nghiệm của phong trào công nhân từ trước đến nay của tất cả các nước. Nó là: “Khoa học về các quy luật phát triển của tự nhiên và xã hội; khoa học về cách mạng của quần chúng bị áp bức và bị bóc lột; khoa học về thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở tất cả các nước; khoa học về xây dựng chủ nghĩa cộng sản” [36, tr. 96]
Muốn lãnh đạo công tác tư tưởng được tốt, theo Người phải: “Phải nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ và tự do tư tưởng… Đào sâu suy nghĩ khi nghiên cứu các tác phẩm của Mác - Lênin, các bài giảng của các đồng chí giáo sư bạn, khiêm
tốn học tập các đồng chí giáo sư bạn, cái gì biết thì nói biết, không biết thì nói không biết”. [36, tr. 98]; “phải liên hệ với những vấn đề thực tế ở trong nước và trên thế giới, những vấn đề về nhiệm vụ cách mạng hiện nay đề ra cho Đảng ta… phân tích các kinh nghiệm công tác đã qua của Đảng và tìm nguyên nhân của những thành công và thất bại của Đảng” [36, tr. 97]; phải giảng dạy chủ nghĩa cho dân hiểu, phải học tập cả đường lối chính sách của Đảng và nhà nước vì đường lối chính sách của Đảng và nhà nước ta là sự vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vào nước ta đồng thời phản ánh hiện thực của xã hội ta trong từng thời kỳ lịch sử. Người giải thích: “Vì có nắm vững đường lối cách mạng mới thấy rõ phương hướng tiến lên của cách mạng, mới hiểu rõ mình phải làm gì và đi theo phương hướng nào để thực hiện mục đích của Đảng trong giai đoạn cách mạng hiện nay” [40, tr. 115].
Khi đặt vấn đề phải học tập lý luận Mác - Lênin, Hồ Chí Minh chỉ ra nội dung học tập đúng đắn phù hợp với bản chất cách mạng và khoa học của lý luận Mác - Lênin. Người khẳng định học lý luận không phải để thuộc lòng từng câu từng chữ, cũng không phải học lý luận vì lý luận. Cần hết sức tránh tình trạng “chỉ học thuộc ít câu của Mác - Lênin, để lòe người ta” hoặc “tạo cho mình một cái vốn lý luận để kiêu ngạo, để thành người lý luận suông”.
Việc áp dụng vào thực tiễn lãnh đạo tốt công tác tư tưởng thì học những điều gì của chủ nghĩa Mác - Lênin? Theo Hồ Chí Minh “phải học tinh thần của chủ nghĩa Mác - Lênin: học lập trường, quan điểm và phương pháp của chủ nghĩa Mác - Lênin để áp dụng và giải quyết cho tốt những vấn đề thực tế trong công tác cách mạng của chúng ta. Như thế chúng ta học tập lý luận là cốt để áp dụng thực tế” [36, tr. 95].
Theo Hồ Chí Minh, giáo dục lý luận Mác - Lênin tác động trực tiếp đến con người, đến tư tưởng, đạo đức và khả năng thực hành công việc của mỗi người trong thực tiễn cuộc sống, giúp họ khắc phục những tư tưởng lạc hậu, nâng cao tư tưởng chính trị, tinh thần tự giác và tính tích cực trong quá trình cải tạo và xây dựng xã hội mới. Nên Hồ Chí Minh rất chú trọng đến việc học, đặc biệt là học tập lý luận Mác - Lênin cho cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo công tác tư tưởng. Khi nói về mục đích và nhiệm vụ của giáo dục lý luận Mác - Lênin, Hồ Chí Minh nhấn mạnh đầu tiên đến yếu tố tư tưởng: “Học để sữa chữa tư tưởng: Hăng hái theo cách mạng,
điều đó rất hay. Nhưng tư tưởng chưa thật đúng là tư tưởng cách mạng, vì thế cần phải học tập để sữa chữa cho đúng. Tư tưởng đúng thì hành động mới khỏi sai lạc mới làm tròn nhiệm vụ cách mạng được; Học để tu dưỡng đạo đức cách mạng: Có đạo đức cách mạng thì mới hy sinh tận tụy với cách mạng, mới lãnh đạo được quần chúng đưa cách mạng tới thắng lợi hoàn toàn” [31, tr. 360].
Hồ Chí Minh xác định: “Cách mạng cũng là một nghề. Làm nghề gì cũng phải học, vậy làm cách mạng cũng phải học. Không giáo dục cho đảng viên làm cách mạng mà yêu cầu họ làm cách mạng thì họ sẽ không làm tròn được nhiệm vụ” [40, tr. 294]. Xây dựng đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội không phải cứ “bô lô ba la” là được, vì vậy mỗi cán bộ, đảng viên phải ra sức học ở nhà trường và qua thực tiễn. “Đảng ta tổ chức trường học lý luận cho cán bộ là để nâng cao trình độ lý luận của Đảng, để Đảng có thể làm tốt hơn công tác của mình, hoàn thành tốt nhiệm vụ cách mạng vĩ đại của mình” [36, tr. 90].
Chủ nghĩa Mác - Lênin là phương hướng đường lối cho chúng ta đi. Có phương hướng đúng thì làm việc mới đúng. Hết lòng hết sức phụng sự nhân dân, phụng sự tổ quốc, bất kỳ việc to, việc nhỏ cũng nhằm mục đích ấy, đó là chủ nghĩa Mác - Lênin. Có học tập lý luận Mác - Lênin mới củng cố được đạo đức cách mạng, giữ vững được lập trường, nâng cao sự hiểu biết, mới làm tốt công tác được giao. Do đó, Hồ Chí Minh yêu cầu : “Tất cả đảng viên phải cố gắng học tập, coi việc học tập lý luận chính trị là một nhiệm vụ quan trọng của mình”. [40, tr. 117].
Thực tế cho thấy, lý luận không đứng im, bó hẹp mà nó luôn luôn được thực tiễn bổ sung, hoàn thiện bằng những kết luận mới, trong những điều kiện và hoàn cảnh mới. Khoa học và thực tiễn luôn biến đổi, phát triển nên lý luận Mác - Lênin cũng cần được bổ sung, đổi mới, phát triển nếu không muốn lạc hậu so với cuộc sống. Chủ nghĩa Mác - Lênin là một hệ thống mở chứ không phải là một hệ thống khép kín, không thể coi nhận thức đạt được cho đến ngày nay là những chân lý tuyệt đích cuối cùng. Chủ nghĩa Mác - Lênin là khoa học về sự phát triển của thế giới, của xã hội loài người. Không ngừng phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin vừa là yêu cầu thực tiễn xã hội vừa là yêu cầu nội tại thiết thân của chính chủ nghĩa Mác - Lênin. Có phát triển và thông qua phát triển, chủ nghĩa Mác - Lênin mới tự bảo vệ được mình, mới phát huy được sức mạnh, sức sống của bản thân nó đối với thời đại.
Hồ Chí Minh cũng lưu ý rằng: “chủ nghĩa Mác - Lênin kim chỉ nam cho hành động, chứ không phải kinh thánh” [32, tr. 120]. Sai lầm lớn nhất là khuynh hướng giáo điều, vì nó mượn lời của Mác, Lênin, dễ làm cho người ta nhầm lẫn. Người đã nêu gương sáng về học tập, vận dụng sáng tạo lý luận Mác - Lênin. Người nói: “Chúng ta phải nâng cao tu dưỡng về chủ nghĩa Mác - Lênin để dùng lập trường, quan điểm, phương pháp của chủ nghĩa Mác - Lênin mà tổng kết những kinh nghiệm của Đảng ta, phân tích một cách đúng đắn những đặc điểm của nước ta. Có như thế, chúng ta mới có thể dần dần hiểu được quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam, định ra đường lối, phương châm, bước đi của cách mạng xã hội chủ nghĩa thích hợp với tình hình nước ta. Như thế phải học tập lý luận, phải nâng cao trình độ lý luận chung” [36, tr. 92]. Lý luận là sự tổng kết những kinh nghiệm của loài người, là tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội tích trữ lại trong quá trình lịch sử. Đây là mục tiêu của quá trình giáo dục lý luận, là điều kiện cần thiết cho người học, chính điều này mang lại cho lý luận Mác - Lênin là đỉnh cao của tư duy nhân loại, có giá trị đích thực không bị lạc hậu so với thời gian.
Trong quan niệm của Hồ Chí Minh, chủ nghĩa Mác - Lênin không chỉ là vũ khí lý luận để cải tạo thế giới, mà còn là vũ khí lý luận để cái tạo chính bản thân mình. Vì thế, Người căn dặn: “Học tập chủ nghĩa Mác - Lênin là học tập cái tinh thần xử tri mọi việc đối với mọi người và đối với bản thân mình”, “học để làm việc, học để làm người, học để làm cán bộ”. “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay xấu”. Sự phát triển tư duy, nhận thức, học vấn, trình độ văn hóa của cán bộ, đảng viên là quá trình khổ công rèn luyện tích lũy kinh nghiệm và kiến thức, đó cũng chính là con đường phát triển của tư duy khoa học, tư duy lý luận. Vì vậy, để lãnh đạo công tác tư tưởng thì trong việc giáo dục lý luận Mác - Lênin, Hồ Chí Minh lưu ý phải chú trọng mặt đạo đức cách mạng. Theo Người, lý luận Mác - Lênin là khoa học làm người, là khoa học góp phần hình thành đạo đức mới, nếp sống mới của người cách mạng. Người căn dặn: “Nhân dân ta từ lâu đã sống với nhau có tình có nghĩa. Từ khi có Đảng lãnh đạo và giáo dục, tình nghĩa ấy càng cao đẹp hơn, trở thành tình đồng bào, đồng chí, tình nghĩa năm châu bốn biển. Hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin là phải sống với
nhau có tình có nghĩa. Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin được” [40, tr. 668].
Hồ Chí Minh cho rằng “thói quen và truyền thống lạc hậu là kẻ địch to”. Người nhiều lần nhắc nhở phải đấu tranh bảo vệ cái mới, cái tốt đẹp, tiến bộ; loại trừ cái cũ lỗi thời, cũ kỹ, cái xấu, xây đi đối với chống. Người cũng nhấn mạnh tới tính gay go phức tạp của cuộc đấu tranh này bởi vì: một mặt, thoát thai từ xã hội cũ còn nhiều tàn dư của chế độ thực dân. Mặt khác, Hồ Chí Minh nhìn thấy cái tốt của con người là chủ yếu. Xấu - tốt, hiền - dữ đâu phải là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên.
- Nội dung quan trọng về lãnh đạo công tác tư tưởng không thể không kể đến đó là tiến hành tuyên truyền.
Tuyên truyền là một bộ phận, một nội dung của công tác tư tưởng có vị trí hết sức quan trọng. Bởi vậy, Người xác định nghĩa và xác định mục đích của tuyên truyền: “Tuyên truyền là đem một việc gì nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm. Nếu không đạt được mục đích đó, là tuyên truyền thất bại” [30, tr. 191].
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc nhở, động viên cán bộ, công nhân, viên chức: Muốn lãnh đạo, quản lý tốt thì cán bộ và công nhân phải thông suốt tư tưởng.
Theo Người, khi đảng viên chưa thông suốt tư tưởng sẽ dẫn tới những biến dạng khôn lường: “Nếu đảng viên tư tưởng và hành động không nhất trí thì khác nào một mớ cắt rời, “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”. Như vậy, thì không thể lãnh đạo quần chúng, không thể làm cách mạng” [36, tr. 606]. Do đó, Người luôn canh cánh kỳ vọng làm sao tư tưởng tiên tiến, tư tưởng xã hội chủ nghĩa phải trở thành chủ đạo, trường tồn cùng với Đảng, với cán bộ, đảng viên và nhân dân. Người chỉ rõ: “Tư tưởng thông suốt thì mọi việc làm đều tốt. Phải làm cho tư tưởng xã hội chủ nghĩa hoàn toàn thắng, tư tưởng cá nhân hoàn toàn thất bại” [36, tr. 590].
Vậy để lãnh đạo công tác tư tưởng phải tuyên tuyền. Mục tiêu của tuyên truyền là phát huy lòng yêu nước, vì độc lập dân tộc, lợi ích của đất nước, làm cho nhân dân ta hiểu rõ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Người nói: “Chẳng những các người phụ trách tuyên truyền, những người viết báo, viết sách, những người nghệ sĩ là người tuyên truyền, mà tất cả cán bộ, tất cả đảng viên, hễ những người có tiếp xúc với dân chúng đều là người tuyên truyền của
Đảng” [30, tr. 341]. Người còn căn dặn: “Người tuyên truyền bao giờ cũng phải tự hỏi: Viết cho ai xem? Nói cho ai nghe? Nếu không vậy, thì cũng như cố ý không muốn cho người ta nghe, không muốn cho người ta xem” [30, tr. 340]. Do mục đích, yêu cầu của công tác tuyên truyền, nhất là tính chính xác và sức lay động lan tỏa đối với dân chúng nên Hồ Chí Minh đòi hỏi cán bộ tuyên truyền “Phải biết cách nói. Nói thì phải giản đơn, rõ ràng, thiết thực. Phải có đầu, có đuôi, sao cho ai cũng hiểu được, nhớ được” [30, tr. 191]. rằng: Người tuyên truyền không điều tra, không phân tích, không nghiên cứu, không hiểu biết quần chúng, chỉ gặp sao nói vậy, bạ gì viết nấy, nhất định thất bại. Khi tuyên truyền vận động đồng bào dân tộc thiểu số, Người lưu ý: Phải nói thiết thực, rõ ràng để đồng bào dễ nghe, dễ hiểu và làm được tốt.
Với sự quan sát và thông qua nhiều kênh tiếp nhận, với tình cảm chân thành Người nhắc nhở, phê phán một số báo cáo viên thiếu chủ động, đầu tư trong việc chuẩn bị bài nói, thuyết trình: “trước khi nói không sắp sửa kỹ càng. Lúc ra nói hoặc lắp lại những cái người trước đã nói. Hoặc lắp đi lắp lại cái mình đã nói rồi” [30, tr. 341].
Hồ Chí Minh mong muốn làm sao trong mỗi bài nói, bài viết phải thấu cảm được ý tưởng và mong ước của nhân dân. Người yêu cầu: “Mỗi tư tưởng, mỗi câu nói, mỗi chữ viết, phải tỏ rõ cái tư tưởng và lòng ước ao của quần chúng” [30, tr. 345]. Có như vậy lãnh đạo công tác tư tưởng mới đạt được mục tiêu “được người, được việc, được tổ chức”. Theo Người, hơn lúc nào hết đội ngũ cán bộ lãnh đạo công tác tư tưởng phải: “có lòng tự tin, tin vào mình, tin Đảng, tin giai cấp, tin nhân