Trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và đổi mới đất nước hiện nay, Đảng ta đã đặc biệt coi trọng lãnh đạo công tác tư tưởng đúng đắn và kịp thời trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và trong nước. Việc tiếp tục nhận thức về lãnh đạo công tác tư tưởng cũng được Đảng ta đặc biệt quan tâm và phát triển qua từng giai đoạn lịch sử, qua những tác động sâu sắc và nhiều biến động của tình hình tư tưởng, được cụ thể hóa qua từng Văn kiện và Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc các khóa:
- Đại hội VI đánh dấu bước ngoặt đối với đất nước ta.
Trước tình hình đất nước lúc bấy giờ, với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”. Đảng ta đã kiểm điểm sâu sắc hình hình, chỉ ra những thành tựu và hạn chế, khuyết điểm, sai lầm, trong đó nhấn mạnh những sai lầm về chính sách kinh tế, đặc biệt là bệnh chủ quan, duy ý chí, lối suy nghĩ và hành động đơn giản, nóng vội. Trong lĩnh vực lãnh đạo công tác tư tưởng đã bộc lộ sự lạc hậu về nhận thức và lý luận, sự yếu kém trong vận dụng các quy luật trong thời kỳ qua độ tiến lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, đánh giá chưa khác quan tình hình, lãnh đạo công tác tư tưởng chưa đúng với tình hình thực tiễn.
Đại hội VI đã đề ra đường lối đổi mới, coi đó là sự nghiệp sống còn của cách mạng nước ta, đáp ứng đúng nguyện vọng bức thiết của toàn Đảng, toàn dân. Đồng thời, lấy việc đổi mới tư duy kinh tế làm tiền đề đảm bảo thực hiện công cuộc đổi mới.
Công tác tư tưởng thời gian này có thuận lợi lớn là Nghị quyết của Đảng hợp lòng dân, bước đầu khơi dậy bầu không khí dân chủ, cởi mở trong xã hội. Đồng thời Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã đặc biệt quan tâm lãnh đạo công tác tư tưởng. Nghị quyết 05 của Bộ Chính trị về công tác văn hóa, văn nghệ trong giai đoạn mới, Chỉ thị 15 của Ban Bí thư về phê bình công khai trên báo chí và loạt bài Những việc cần làm ngay của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đăng trên các báo đã có ảnh hưởng rộng lớn, tạo điều kiện thuận lợi, phản ánh nhiều hơn tiếng nói chân thực của nhân dân.
Cũng thời gian này, Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị xác định quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của hộ nông dân xã viên hợp tác xã sản xuất nông nghiệp và Nghị quyết 16 của Bộ Chính trị về vấn đề kinh tế ngoài quốc doanh đã được hưởng ứng và đạt hiệu quả, thúc đẩy phát triển các thành phần kinh tế.
Đất nước ta thời kỳ này mặc dù có những bước đổi mới cơ bản nhưng vẫn nằm trong tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội, dưới sự tác động của các trào lưu cơ hội chủ nghĩa từ bên ngoài và sự chống đối của các thế lực thù địch xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu của cách mạng làm cho một số cán bộ, nhân dân thiếu lòng tin vào con đường xã hội chủ nghĩa, vào vai trò lãnh đạo của Đảng…
Trước tình hình trên, Kết luận số 20 của Bộ Chính trị (tháng 11/1988) về những nhiệm vụ trước mắt của công tác tư tưởng được ban hành kịp thời. Bám sát chủ trương, nghị quyết của Đảng, đã tiến hành cuộc đấ tranh bảo vệ mục tiêu, lý tưởng, bảo vệ đường lối, chính sách đổi mới của Đảng, khẳng định những thành tựu cách mạng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng, phê phán tư tưởng bảo thủ, giáo điều, muốn quay lại cơ chế cũ.
Hội nghị Trung ương 6 (khóa VI) đã sơ kết hai năm thực hiện Nghị quyết Đại họi VI, khẳng định đường lối đổi mới, đề ra 6 nguyên tắc chỉ đạo công cuộc đổi mới, giữ vững mục tiêu chủ nghĩa xã hội, không chấp nhận đa nguyên, đa đảng, khẳng định và làm rõ hơn cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nghị quyết đã giúp định hướng kịp thời trong suy nghĩ và hành động của cán bộ, đảng viên và nhân dân trước sự tác động tiêu cực của các thế lực thù địch bên ngoài.
Nhưng tình hình quốc tế lại xấu đi một cách nhanh chống khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu lần lượt bị sụp đổ, sự kiện “Thiên An Môn” ở Trung Quốc, sự khủng hoảng và tan rã của Liên Xô… Trước tình hình đó, Trung ương Đảng đã có hai nghị quyết quan trọng là Nghị quyết 7 và Nghị quyết 8, phân tích những sai lầm về nguyên tắc trong cải tổ, cải cách, nguyên nhân khủng hoảng của các nước xã hội chủ nghĩa, đồng thời phê phán các biểu hiện dao động, nhận thức mơ hồ, đề ra những nhiệm vụ cơ bản của công tác tư tưởng.
Đảng sớm có định hướng chính trị, tư tưởng đúng đắn và kịp thời, kinh tế đất nước có bước chuyển biến tốt, bước đầu tạo lòng tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng. Công tác tư tưởng đã tập trung làm thấu suốt trong toàn Đảng, toàn dân về những nhận định và định hướng lớn của Trung ương, công tác giáo dục chính trị tập trung chủ đề về Đảng, về tư tưởng Hồ Chí Minh, về con đường chủ nghĩa xã hội mà ta lựa chọn. Thông tin nội bộ trong Đảng được tăng cường góp phâng định hướng tư tưởng, chính trị và sự nhất trí và đoàn kết trong Đảng. Đồng thời, Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương cũng có Thông tri hướng dẫn đẩy mạnh công tác tuyên truyền các nhân tố mới, điển hình tiên tiến nhằm khai thác các mặt tích cực trong xã hội, định hướng dư luận xã hội nhìn nhận khách quan, đúng đắn, tiến hành đấu tranh chống lại các luận điệu xuyên tạc và lệch lạc từ thế lực bên ngoài.
- Đại hội VII với Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Trên cơ sở tổng kết thành tựu 5 năm đổi mới rút ra những bài học lớn. Đại hội đã đề ra cương lĩnh chính trị và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000, nêu rõ những đặc trưng xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta sẽ xây dựng, xác định các phương hướng cơ bản để đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đại hội lần đầu tiên đưa vào văn kiện chính thức của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin là nền tảng tư tưởng của Đảng. Đây là một bước tiến quan trọng trong tư duy chính trị và tư tưởng của Đảng. Có thể nói, từ Đại hội VI đến Đại hội VII, những quan niệm về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta đã được hình thành trên những nét chủ yếu nhất, đánh dấu một bước tiến về đổi mới tư duy lý luận của Đảng. Các Nghị quyết Trung ương 2, 3, 4, 5, 7, 8 và
Nghị quyết Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ của Đảng đã cụ thể hóa đường lối của Đại hội VII trên nhiều lĩnh vực về đối nội và đối ngoại. Hội nghị Trung ương ba (tháng 6 - 1992) ra Nghị quyết về “Đổi mới và chỉnh đốn Đảng”, xác định xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, để ra các chủ trương, phương pháp đổi mới và chỉnh đốn Đảng, trong đó về chính trị tư tưởng tập trung vào 4 vấn đề là: + Nâng cao bản lĩnh chính trị, trí tuệ và năng lực lãnh đạo của Đảng. Trên cơ sở tổng kết thực tiễn, đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, tiếp tục cụ thể hóa và phát triển các quan điểm và đường lối của Đại hội VII, từng bước xác định rõ thêm con đường và giải pháp đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Xây dựng cho cán bộ, đảng viên niềm tin và ý chí kiên định lý tưởng cách mạng, kiên định mục tiêu và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
+ Xây dựng đạo đức cách mạng và lối sống lành mạnh của cán bộ, đảng viên trong điều kiện kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu quốc tế.
+ Củng cố khối đoàn kết thống nhất trong Đảng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân.
+ Nâng cao cảnh giác cách mạng, chống “diễn biến hòa bình”.
Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ của Đảng đã tổng kết một bước thực tiễn đổi mới của Đảng, khẳng định: “Những thành tựu quan trọng đạt được đã và đang tạo ra những tiền đề đưa đất nước chuyển dần sang một thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy tới một bước công nghiệp hóa, hiện đại đất nước”. Hội nghị cũng chỉ rõ những thách thức mới và cơ hội lớn. Trong các thách thức, Hội nghị nhấn mạnh 4 nguy cơ: sự tụt hậu xa hơn về kinh tế, chệch hướng xã hội chủ nghĩa, nạn tham nhũng, tệ quan liêu và âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.
Cùng với nhiệm vụ trọng tâm là đổi mới kinh tế, việc đổi mới phương thức hoạt động của toàn bộ hệ thống chính trị trong thời kỳ này đã có bước tiến mới. Dân chủ tiếp tục được mở rộng. Công tác xây dựng và ban hành pháp luật được xúc tiến và có nhiều đổi mới. Về lĩnh vực tư tưởng - văn hóa. Nhà nước ban hành Luật Báo chí và Luật Xuất bản.
Bộ Chính trị khóa VII cũng đã ra một số nghị quyết về công tác tư tưởng: Nghị quyết 01 về công tác lý luận (tháng 3-1992), Nghị quyết 08 về tổ chức các ngày lễ lớn hai năm 1994-1995 và Nghị quyết 09 về một số định hướng lớn trong
công tác tư tưởng (tháng 1-1995). Đây là những nghị quyết quan trọng của Đảng, về phát huy truyền thống dân tộc và chỉ rõ những định hướng cơ bản xây dựng Đảng về tư tưởng và nâng cao trình độ lãnh đạo của Đảng, nâng cao sức chiến đấu cảu Đảng trong thời kỳ mới.
Từ năm 1992, 10 chương trình nghiên cứu khoa học xã hội cấp nhà nước đã được triển khai với sự tham gia đông đảo các nhà khoa học. Những kết quả nghiên cứu bước đầu đã góp phần cung cấp những luận cứ khoa học cho việc xây dựng một số nghị quyết của Đảng và các nghị quyết của Nhà nước, xúc tiến xây dựng giáo trình quốc gia về khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Đại hội VIII đánh dấu bước ngoặt chuyển đất nước ta sang thời kỳ mới -
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Đại hội toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (tháng 6-1996) đã kiểm điểm kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội VII, tổng kết 10 năm đổi mới, đề ra mục tiêu, phấn đấn đến năm 2020 đưa nước ta về cơ bản trở thành một nước công nghiệp, xác định nội dung của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời kỳ mới, vạch ra phương hướng nhiệm vụ 5 năm 1996-2000 nhằm hoàn thành thắng lợi chiến lược phát triển kinh tế - xã hội do Đại hội VII đề ra.
Trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa, Nghị quyết Đại hội chỉ rõ phải chú trọng giáo dục, rèn luyện, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất cách mạng và trình độ trí tuệ của đảng viên, thưởng xuyên bồi dưỡng cho đảng viên về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí minh, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, những kiến thức của thời đại. Công tác lý luận trước hết phải hướng vào những vấn đề do cuộc sống đặt ra, phải đặc biệt quan tâm giữ gìn và nâng cao bản sắc văn hóa dân tộc, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức, tập quán tốt đẹp và lòng tự hào dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, phát triển đi đôi với quản lý tốt hệ thống thông tin đại chúng vì sự nghiệp dân giàu, nước mạng, xã hội công bằng, văn minh, tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Các nghị quyết Hội nghị Trung ương 2, 3 (khóa VIII) bàn về chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, về tăng cường công tác xây dựng Nhà nước, công tác cán bộ và kết luận của Trung ương 3 về bảo vệ nền tảng tư tưởng. Cương lĩnh, đường lối của Đảng, đấu tranh chống các luận điệu sai trái và
chống đối của những người cơ hội về chính trị và bọn phản động đều nhấn mạnh đến lãnh đạo công tác tư tưởng trên tất cả các lĩnh vực trọng yếu của sự nghiệp cách mạng nước ta trong giai đoạn mới .
Cùng với những kết quả đổi mới về kinh tế - xã hội, lãnh đạo công tác tư tưởng đã góp phần quan trọng làm cho tình hình tư tưởng dần dần ổn định, tinh thần yêu nước và ý thức dân tộc được khơi dậy, nhiều tiềm năng trong xã hội được phát huy.
Tuy nhiên, trên bước đường đi lên đang còn nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn chưa được làm sáng tỏ, tệ quan liêu, nạn tham nhũng và các tiêu cực xã hội cũng như sự phân hóa trong xã hội không giảm đi mà trái lại, có những mặt, những lĩnh vực lại còn nghiêm trọng hơn. Tình hình trên đã tác động không nhỏ đến tình hình tư tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Cộng vào đó sự chống phá của các thế lực thù địch ngày càng quyết liệt hơn, xảo quyệt hơn làm cho tình hình tư tưởng, tâm trạng xã hội thêm phức tạp. Việc lãnh đạo công tác tư tưởng đã có nhiều cố gắng trong việc đẩy mạnh công việc học tập trong đảng mở rộng dân chủ trong Đảng và ngoài xã hội, đổi mới và nâng cao chất lượng báo chí xuất bản và văn hóa - văn nghệ, tăng cường thông tin nội bộ, thông tin hai chiều, tổ chức tốt hơn các cuộc đấu tranh lý luận bảo vệ đường, lối quan điểm của Đảng, nhưng có nhược điểm lớn là chưa làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân thấy hết sự tác động tiêu cực của cơ chế thị trường và mở cửa.
Hội nghị Trung ương 4 và Trung ương 6 (lần 1) đã đề ra chủ trương tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, khơi dậy và phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, ra sức cần kiệm đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, kết hợp chặt chẽ với phát triển văn hóa, giáo dục, thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội…
Hội nghị Trung ương 5 về “xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” đã xác định phương hướng xây dựng và phát triển văn hóa, đã xác định 5 tiêu chí xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới và các nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa, đặt ra nhiệm vụ trọng tâm cấp bách từ nay đến năm 2000 là xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống văn hóa lành mạnh.
Hội nghị Trung ương 6 (lần 2) về một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay, sau khi phân tích truyền thống và những thành tựu đạt được trong quá trình đổi mới do Đảng lãnh đạo, Trung ương nhận định rằng: “Sự suy thoái về tư tưởng chính trị, tình trạng tham nhũng, quan liêu, lãng phí của một bộ phận cán bộ, đảng viên có chiều hướng phát triển nghiêm trọng hơn. Việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ không nghiêm, bộ máy tổ chức của Đảng và Nhà nước chậm được củng cố và đổi mới”. Hội nghị đã đề ra 10 nhiệm vụ cơ bản và cấp bách cần tập trung đối với công tác xây dựng Đảng về nhận thức tư tưởng chính trị, về đạo đức, lối sống và tổ chức.
Cùng với các Nghị quyết Trung ương, Hội nghị Trung ương 5 đã có kết luận