Qua việc xem xét, phân tích khái niệm về cơng tác tư tưởng và khái niệm về lãnh đạo, chúng ta có thể khái qt chung về lãnh đạo cơng tác tư tưởng, như sau: Lãnh đạo công tác tư tưởng là một chức năng cơ bản và quan trọng, là hoạt động có mục đích của một giai cấp, một chính đảng nhằm thúc đẩy, chỉ đạo về mọi mặt của công tác tư tưởng với mục tiêu xây dựng, bảo vệ và phát triển hệ tư tưởng trong giai cấp với chính đảng của mình và quần chúng nhân dân.
Với đặc trưng là một nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa. Lãnh đạo công tác tư tưởng được xem là hoạt động đặc biệt và vô cùng quan trọng của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm lãnh đạo tồn dân tộc xây dựng thành cơng chủ nghĩa xã hội. Chúng ta có thể đi đến quan niệm về lãnh đạo công tác tư tưởng dựa trên đặc trưng của của nước ta:
Lãnh đạo công tác tư tưởng là hoạt động thường xuyên, vô cùng quan trọng của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm chỉ đạo, dẫn dắt, định hướng công tác tư tưởng
nhằm bảo vệ, phát triển và truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; đảm bảo thông tin theo định hướng của Đảng trên tất cả mọi mặt của đời sống xã hội, xây dựng và bảo vệ ý thức xã hội chủ nghĩa; xây dựng đất nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.
Lãnh đạo công tác tư tưởng là việc đề ra chủ trương, đường lối, chiến lược, sách lược về công tác tư tưởng bằng các phương thức chủ yếu là động viên, thuyết phục, gây ảnh hưởng. Đồng thời, xác định phương hướng, mục tiêu lâu dài, lựa chọn chủ trương công tác tư tưởng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên; động viên thuyết phục toàn xã hội cùng thực hiện.
Tiểu kết chương 1
Mọi chính đảng, mọi nhà nước đều tiến hành cơng tác tư tưởng, coi đó là hoạt động quan trọng của mình. Với ba hình thái cơ bản cấu thành trong cơng tác tư tưởng là: Công tác lý luận, công tác tuyên truyền, công tác cổ động, cùng với ba nguyên tắc: nguyên tắc tính đảng, nguyên tắc tính khoa học, nguyên tắc công tác tư tưởng gắn với thực tiễn cuộc sống. Công tác tư tưởng được xem là hoạt động tư tưởng có mục đích của giai cấp cơng nhân Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Thông qua Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, cơng tác tư tưởng có nhiệm vụ bảo vệ, phát triển và truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; thơng tin theo định hướng của Đảng trên tất cả mọi mặt của đời sống xã hội. Công tác tư tưởng nhằm xây dựng ý thức xã hội chủ nghĩa; định hướng giá trị xã hội đúng đắn; hình thành niềm tin cách mạng có căn cứ khoa học, thúc đẩy quần chúng tích cực tham gia vào sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện thực hóa đất nước, xây dựng dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, đưa đất nước vững chắc tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Trong khoa học chính trị, lãnh đạo là sự dẫn dắt xã hội bằng chính trị và đạo đức của người đứng đầu; là một chức năng cơ bản của đảng cầm quyền, lãnh tụ quốc gia, nhằm đưa đất nước tới các mục tiêu nhất định bằng cương lĩnh, đường lối chính trị, các chiến lược phát triển, công tác tổ chức - cán bộ… Chủ thể lãnh đạo là những cá nhân, tổ chức có quyền lực cao nhất trong một hệ thống chính trị, thể chế. Chủ thể lãnh đạo có thẩm quyền cao hơn, lớn hơn các chủ thể quản lý.
Ở nước ta hiện nay, khái niệm lãnh đạo được dùng dùng trước hết ở tầm vĩ mơ, chỉ vai trị, thẩm quyền và trách nhiệm của Đảng Cộng sản đối với toàn xã hội; chủ thể lãnh đạo các tổ chức trong hệ thống chính trị phải là tập thể cấp ủy, đứng đầu là bí thư và ban thường vụ cấp ủy. Nói đến năng lực lãnh đạo của cán bộ trước hết là nói đến năng lực thực hiện chức trách của các cấp ủy viên, tiêu biểu là năng lực của một bí thư cấp ủy, bị chế định bởi Hiến pháp, pháp luật, Điều lệ và các quy định của Đảng.
Lãnh đạo công tác tư tưởng là một khái niệm chỉ hoạt động thường xuyên, vô cùng quan trọng của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm chỉ đạo, dẫn dắt công tác tư tưởng nhằm bảo vệ, phát triển và truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; đảm bảo thông tin theo định hướng của Đảng trên tất cả mọi mặt của đời sống xã hội, xây dựng và bảo vệ ý thức xã hội chủ nghĩa; xây dựng đất nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
CHƯƠNG 2: