TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG 3.1 Đảng cộng sản Việt Nam vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về lãnh đạo công tác tư tưởng giá trị lý luận và thực tiễn (Trang 73)

3.1 Đảng cộng sản Việt Nam vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về lãnh đạo công tác tư tưởng

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi công tác tư tưởng và lãnh đạo công tác tư tưởng là một bộ phận trọng

yếu của công tác xây dựng Đảng, là nhân tố cấu thành quan trọng hàng đầu trong sự lãnh đạo của Đảng đối với xã hội. Sinh mệnh của Đảng cũng như sự thành bại của cách mạng có quan hệ trực tiếp với hoạt động tư tưởng của Đảng.

84 năm qua, từ khi Đảng ta ra đời đến nay, lãnh đạo công tác tư tưởng của Đảng đã góp phần xứng đáng vào mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, sự lãnh đạo của Đảng trên mặt trận tư tưởng đã có nhiều đổi mới, vận dụng sáng tạo cả về nhận thức lẫn hoạt động, cả về nội dung lẫn phương thức, tiếp tục góp phần tích cực vào thành công của công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa, hội nhập quốc tế của đất nước ta.

- Lãnh đạo công tác tư tưởng luôn có vị trí quan trọng hàng đầu

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần khẳng định: tư tưởng dẫn đầu; Đảng phải quan tâm đến giáo dục tư tưởng và lãnh đạo quá trình tư tưởng trong Đảng và trong xã hội. Người nhấn mạnh: “Giáo dục tư tưởng và lãnh đạo tư tưởng là việc quan trọng nhất của Đảng. Phải kiên quyết chống cái thói xem nhẹ tư tưởng”, “Mục đích của chính Đảng là nâng cao tư tưởng và trình độ chính trị của đảng viên và cán bộ, làm cho đảng viên và cán bộ theo đúng quan điểm và lập trường vô sản”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng lãnh đạo công tác tư tưởng. Trong tổ chức thực hiện, lãnh đạo công tác tư tưởng phải đi trước một bước, không ngừng đổi mới để phù hợp với những điều kiện cụ thể của hoàn cảnh, đối tượng, nâng cao hiệu quả, phục vụ cho sự nghiệp chung của cách mạng.

Theo sự chỉ dẫn của tư tưởng Hồ Chí Minh, trong thời gian qua, Đảng ta luôn quan tâm đẩy mạnh lãnh đạo công tác tư tưởng trong toàn Đảng và toàn xã hội. Công tác tư tưởng và lãnh đạo công tác tư tưởng được đánh giá là có đóng góp lớn vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng của Đảng. Trong công cuộc đổi mới đất nước, lãnh đạo công tác tư tưởng vẫn luôn được đặt ở vị trí quan trọng hàng đầu. Phát biểu tại Hội nghị Công tác tư tưởng - văn hóa toàn quốc, tháng 5 năm 2001, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh nói: “Công tác tư tưởng, với ý nghĩa là toàn bộ hoạt động trên lĩnh vực ý thức của con người , nhằm biến tư tưởng tiến bộ, cách mạng thành lực lượng vật chất để xây dựng chế độ mới, làm cho tư tưởng của Đảng, của giai cấp công nhân, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc chiếm vị trí chủ đạo trong đời sống xã hội; công tác đó đã trở thành bộ phận cấu thành đặc biệt quan

trọng trong toàn bộ hoạt động cách mạng của Đảng. Vì thế, Đảng ta luôn coi công tác tư tưởng như một sức mạnh to lớn, một vũ khí sắc bén trong tiến trình cách mạng, từ cách mạng giải phóng dân tộc đến cách mạng xã hội chủ nghĩa”.

Các nghị quyết của Đảng đều đề cao vị trí, vai trò của công tác tư tưởng và yêu cầu coi trọng công tác lãnh đạo công tác tư tưởng. Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX chỉ rõ: “Từ Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đến các cấp ủy, ban cán sự đảng, đảng đoàn đều phải coi trọng lãnh đạo, chỉ đạo công tác tư tưởng, lý luận. Bí thư cấp ủy, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị phải có chương trình, kế hoạch lãnh đạo, chỉ đạo công tác tư tưởng, lý luận…”

- Kết quả nghiên cứu lý luận gắn với tổng kết thực tiễn đã góp phần quan trọng vào xây dựng, bổ sung và phát triển đường lối lãnh đạo của Đảng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Đảng không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam”. Người đã nhiều lần nhắc lại ý của Lênin: Không có lý luận cách mạng thì không có phong trào cách mạng. Chỉ có Đảng nào được một lý luận tiên phong hướng dẫn thì mới làm tròn được vai trò của người chiến sỹ tiên phong. Bác viết: “Lý luận sở dĩ quan trọng là vì nó dạy ta hành động… Hiểu biết do thực hành mà ra. Lý luận ấy phải dùng vào thực hành… Thực hành, hiểu biết, lại thực hành, lại hiểu biết nữa. Cứ đi vòng như thế mãi, không bao giờ ngừng”.

Về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, Bác nói: “Ta không thể giống Liên Xô vì Liên Xô có phong tục, tập quán khác, có lịch sử, địa lý khác… Đại hội (tức là Đại hội XX của Đảng Cộng sản Liên Xô – TG) đã chỉ cho ta thấy ta có thể đi con đường khác để tiến lên chủ nghĩa xã hội”.

Theo sự chỉ dẫn của tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta đã coi trọng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận. Trải qua những tìm tòi, thử nghiệm đến Đại hội VI của Đảng (2-1986) Đảng ta đã đưa ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước, trước hết là đổi mới tư duy. Qua gần 30 năm đổi mới, nhận thức của Đảng ta về chủ nghĩa xã hội và đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng sáng tỏ hơn. Đến nay Đảng ta đã bước đầu hình thành được trên những nét cơ bản một hệ thống quan điểm lý luận về công cuộc đổi mới và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; làm cơ sở

cho đường lối của Đảng, góp phần bổ sung, phát triển quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội:

Đã xác định và khẳng định mục tiêu cao cả và đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đó là xã hội do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới.

Đã làm sáng tỏ hơn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là: đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường; phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; đảm bảo vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết dân tộc, tăng cường và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.

- Lãnh đạo công tác tư tưởng đã góp phần tăng cường sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội.

Trong cuốn Đường Cách mệnh , Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ lý do vì sao phải viết sách này là “để giác ngộ đồng bào, đồng chí làm cách mạng”. Theo Người, phàm làm việc gì bất kể lớn hay bé, khó hay dễ, nếu không ra sức thì chắc không thành công, nhưng nếu đồng tâm hiệp lực thì có thể làm được. Muốn vậy, mọi người phải hiểu vì sao mà làm, làm như thế nào. “mục đích mới đồng”, “chí mới đồng”, “tâm mới đồng”. Viết sách này để đồng bào xem, đồng bào hiểu: Vì sao phải làm cách mạng? Vì sao cách mạng là việc làm của dân chúng, của mọi người.

Bác viết: “sách này chỉ ước ao sao đồng bào xem rồi nghĩ lại, nghĩ rồi tỉnh dậy, tỉnh rồi thì đứng lên đoàn kết nhau mà làm cách mệnh”. Trong lời hiệu triệu giữ vững và đẩy mạnh cuộc kháng chiến ở Nam Bộ, Người viết: “Người xưa nói rằng: “đánh vào lòng người là hơn hết; đánh vào thành trì là thứ hai”…, trước hết là bằng tinh thần: bại không nản, thắng không kiêu…, đồng tâm nhất trí”. Chủ tịch Hồ Chí Minh coi sự thống nhất về tư tưởng, về hành động là nguồn sức mạnh to lớn của Đảng. “Nếu đảng viên tư tưởng và hành động không nhất trí, thì khác nào một mới cắt rời, “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”. Như vậy, thì không thể lãnh đạo quần chúng, không thể làm cách mạng.

+ Lãnh đạo công tác tư tưởng đã chú ý giáo dục mục tiêu, lý tưởng: Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là nội dung cốt lõi xuyên suốt toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp của Người. Trong gần 30 năm đổi mới vừa qua, Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội luôn là quy luật, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt đường lối cách mạng Việt Nam. Độc lập dân tộc là cơ sở và điều kiện tiên quyết để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội đảm bảo vững chắc cho độc lập dân tộc. Mặc dù đứng trước những khó khăn, thử thách, biến động phức tạp của tình hình thế giới và khu vực, nhưng Đảng ta vẫn luôn kiên đinh mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Những kết quả đạt được trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước nói chung, trong gần 30 năm đổi mới nói riêng cũng bắt nguồn từ đó.

Sau sự sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu, đã xuất hiện sự dao động về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, từ đó ngại học lý luận Mác - Lênin, lý luận chính trị. Trước tình hình đó, Đảng ta đã chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; chỉ đạo đẩy mạnh giáo dục lý luận chính trị trong toàn Đảng, toàn dân. Hệ thống trường Đảng, trường Nhà nước, đoàn thể đã coi trọng việc đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp giảng dạy và học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nghiên cứu, tuyên truyền đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước được coi trọng, trở thành nhu cầu của cán bộ, đảng

viên và nhân dân. Đặc biệt là thực hiện Chỉ thị số 23 của Ban Bí thư khóa IX về việc đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng ta tổ chức tốt đợt học tập và thi báo cáo viên, thi tìm hiểu về tư tưởng Hồ Chí Minh, được mọi cán bộ, đảng viên, mọi tầng lớp nhân dân hưởng ứng và tham gia đã khơi dậy những tư tưởng, tình cảm tốt đẹp về chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa xã hội. Việc tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng, hiểu quả công tác giáo dục lý luận chính trị đã góp phần nâng cao nhận thức, tính tích cực chủ động của cán bộ, đảng viên, nâng cao lòng tin của nhân dân vào đường lối đổi mới, hội nhập quốc tế, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, giữ vững ổn định kinh tế - xã hội.

+ Lãnh đạo công tác tư tưởng góp phần to lớn trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống nhân dân.

Thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta đã coi nhiệm vụ phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân ta. Đảng đã đẩy mạnh lãnh đạo công tác tư tưởng nhằm tuyên truyền về phát triển kinh tế, coi đó là nhiệm vụ quan trọng nhất trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Thực hiện Nghị quyết Đại hội VI của Đảng về đổi mới tư duy, trước hết là đổi mới tư duy kinh tế, lãnh đạo công tác tư tưởng đã tạo ra sự chuyển biến quan trọng về nhận thức trong Đảng và trong toàn xã hội, khắc phục tư tưởng quan liêu bao cấp, thói quen ỷ lại vào Nhà nước, xây dựng tinh thần dám nghĩ, dám làm, tự lực, tự cường, quyết tâm vượt qua khó khăn, thách thức.

Một mặt, Đảng đã tập trung lãnh đạo công tác tư tưởng bằng sự khẳng định các nguyên tắc của đổi mới, chống lại các biểu hiện dao động, bi quan; mặt khác tập trung giáo dục đổi mới tư duy kinh tế, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, từng bước thực hiện cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; về phát huy cao độ nội lực; về chính sách “mở cửa”, tăng cường quan hệ với các nước, chủ động hội nhập kinh tế, đồng thời giữ vững độc lập, chủ quyền của đất nước.

Lãnh đạo công tác tư tưởng tập trung tuyên truyền, giải thích các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đã góp phần quan trọng trong nhận thức cũng như trong hành động của toàn xã hội, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân khai thác các tiềm lực trong xã hội, đẩy nhah tốc độ phát triển kinh

tế, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, tạo đà cho bước phát triển mới. Đời sống vật chất của nhân dân ngày càng được cải thiện, mức hưởng thụ đời sống tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao.

Đảng ta lãnh đạo công tác tư tưởng thông qua việc phát hiện, tuyên truyền những nhân tố mới, đặc biệt là những điển hình trong phát triển kinh tế, trong xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Cỗ vũ các phong trào thi đua như các phong trào: “Xóa đói, giảm nghèo”, “Thi đua sản xuất giỏi, làm giàu chính đáng”, “Khuyến nông, khuyến lâm”, “Xây dựng nông thôn mới”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Đền ơn, đáp nghĩa”, “Nối vòng tay lớn”, “Xóa nỗi đau chất độc màu da cam”… được phát triển rộng khắp. Trong những năm gần đây, bên cạnh những hình thức tôn vinh đã có như “Ngày Nhà giáo Việt Nam”, “Ngày Thầy thuốc Việt Nam”, “Ngày Quốc tế phụ nữ”, “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sỹ ưu tú”, “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”… đã xuất hiện nhiều hình thức tôn vinh những người, những đơn vị đóng góp cho sự phát triển kinh tế, văn hóa như giải “Sao khuê”, “Sao vàng đất Việt”, “Ngày Doanh nhân”, “Ngày vì người nghèo”…

- Lãnh đạo công tác tư tưởng góp phần quan trọng trong việc thực hiện “Xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt”.

Thấm nhuần quan điểm tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng, vấn đề có vị trí đặc biệt trong tư tưởng của Người, Đảng ta lãnh đạo công tác tư tưởng đã thực hiện tốt những nội dung chủ yếu sau:

Thứ nhất: Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm kim chỉ nam cho hành động. Một Đảng cách mạng muốn vững mạnh, thực hiện được vai trò bộ tham mưu tối cao của toàn thể dân tộc, giải quyết được những nhiệm vụ của cách mạng đặt ra thì trước hết phải là một tổ chức chính trị tiên tiến, đại diện cho trí tuệ của cả dân tộc,

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về lãnh đạo công tác tư tưởng giá trị lý luận và thực tiễn (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w