Người khởi xướng lãnh đạo công tác tư tưởng của cách mạng Việt Nam

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về lãnh đạo công tác tư tưởng giá trị lý luận và thực tiễn (Trang 58)

Những quan điểm của Hồ Chí Minh về lãnh đạo công tác tư tưởng là sự tiếp thu, kế thừa và vận dụng sáng tạo lý luận về công tác tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin; mà một trong những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin là lý luận gắn với thực tiễn. Sự kế thừa và vận dụng sáng tạo của Hồ Chí Minh được thể hiện đặc sắc không chỉ ở những quan điểm lý luận về lãnh đạo công tác tư tưởng mà còn thể hiện ở hành động thực tiễn lãnh đạo công tác tư tưởng cách mạng Việt Nam trong suốt cuộc đời hoạt động của Người.

Những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trước sự xâm lược và bóc lột tàn bạo của thực dân Pháp, nhân dân ta đã anh dũng đứng lên anh dũng đấu tranh chống lại ách áp bức, bóp lột của chúng. Đã có rất nhiều các cuộc nổi dậy, khởi nghĩa của các tầng lớp nhân dân yêu nước nhưng tất cả đều bị dìm trong bể máu và đi đến thất bại. Đất nước rơi vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc và thiếu một con

Giữa lúc đó, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành chứng kiến sự thất bại các cuộc đấu tranh của nhân dân, thấy rõ con đường cứu nước của các bậc cha anh là cũ kỹ, không đem lại kết quả; với lòng yêu nước nồng nàn, căm thù giặc sâu sắc đã quyết định ra đi tìm đường cứu nước mới, bôn ba qua ba đại dương và bốn châu lục, đặt chân lên khoảng gần 30 nước để khảo sát, tìm tòi con đường đấu tranh giải phóng dân tộc.

Khoảng cuối năm 1917, Nguyễn Tất Thành từ Anh trở về Pháp, không lâu sau đó gia nhập Đảng Xã hội Pháp. Năm 1919, Nguyễn Ái Quốc nhân danh những người yêu nước Việt Nam yêu nước gửi tới Hội nghị Bản yêu sách của nhân dân

An Nam, đòi các quyền tự do, dân chủ tối thiểu cho Việt Nam. Mặc dù rất ôn hòa,

những yêu sách đó đã không được chấp nhận. Qua sự thật tàn nhẫn đó, Người rút ra bài học: Muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào bản thân mình. Tại Đại hội Tua, Người đã bỏ phiếu tán thành Quốc tế cộng sản, trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp vì chỉ có những tổ chức này mới bênh vực, bảo vệ và chú ý đến quyền lợi, đến vấn đề giải phóng thuộc địa.

Năm 1920, sau khi được đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn

đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I Lênin. Nguyễn Ái Quốc đã mừng rõ đến trào

nước mắt, đã reo lên như tìm ra một phát kiến vĩ đại! Chính Luận cương của Lênin đã giúp Người tìm ra con đường chân chính cho sự nghiệp cứu nước giải phóng dân tộc. Người hiểu sâu sắc những vấn đề cơ bản của đường lối giải phóng dân tộc, đó là con đường cách mạng vô sản, giải phóng dân tộc gắn với giải phóng giai cấp, độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội, giai cấp vô sản phải nắm lấy ngọn cờ giải phóng dân tộc, gắn cách mạng giải phóng dân tộc từng nước với phong trào cách mạng vô sản thế giới. Người nhận ra rằng: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không còn con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. [37, tr.30]

Từ đó, Người hoàn toàn tin theo Lênin, tin theo Quốc tế cộng sản và hình ảnh Lênin, Quốc tế cộng sản luôn là nguồn động lực tinh thần to lớn cỗ vũ, động viên Người dũng cảm và tin tưởng đi trên con đường đã lựa chọn.

Từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, Nguyễn Ái Quốc trở thành người cộng sản cách mạng đầu tiên ở Việt Nam vượt qua chủ nghĩa yêu nước của các nhà cách mạng theo xu hướng phong kiến và tư sản đương thời, mở đường

giải quyết cuộc khủng hoảng lịch sử, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.

Tin theo chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã học tập, kế thừa và vận dụng sáng tạo những lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn của cách mạng Việt Nam. Đặc biệt là những lý luận về công tác tư tưởng cách mạng - khâu quan trọng nhất để biến lý luận cách mạng thành sức mạnh vật chất trong sự nghiệp cách mạng.

Để thực hiện sự nghiệp cách mạng của mình, Hồ Chí Minh đã lăn lộn vào phong trào thực tiễn cách mạng. Người tham gia vào các phong trào hoạt động của các tổ chức xã hội và bắt tay vào viết báo, sách… để lãnh đạo, làm công tác tư tưởng cho công cuộc giải phóng các thuộc địa. Năm 1921, tại Pari, Hồ Chí Minh đã tham gia sáng lập “Hội liên hiệp thuộc địa”, xuất bản báo “Người cùng khổ” (LeParia) bằng tiếng Pháp để tuyên truyền và tập hợp lực lượng chống đế quốc trong các nước thuộc địa và tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin. Cũng từ năm 1921, Người bắt tay viết tác phẩm “Bản án chế độ thực dân pháp” tố cáo tội ác dã man của chế độ thực dân, chỉ ra sức mạnh to lớn của cách mạng giải phóng dân tộc và vạch ra con đường cách mạng của các dân tộc thuộc địa theo con đường cách mạng tháng Mười.

Tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” và báo “Người cùng khổ” được truyền bá vào Việt Nam đã góp phần quan trọng nâng cao giác ngộ cách mạng cho công nhân và nhân dân lao động nước ta; giúp cho trí thức yêu nước ở Việt Nam hướng vào tìm hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin và cách mạng tháng Mười, qua đó hình thành tư tưởng cách mạng vô sản của phong trào yêu nước Việt Nam.

Từ việc hoạt động trong các phong trào thực tiễn và những trải nghiệm bước đầu trong con đường đấu tranh cách mạng đến việc nghiên cứu, học tập chủ nghĩa Mác - Lênin. Hồ Chí Minh đã nhận thức được rằng cần phải có những hành động, phương thức thiết thực hơn để thực hiện khát vọng cứu nước giải phóng dân tộc của mình. Trong thư gửi các bạn cũng hoạt động ở Pháp tháng 6/1923, Người viết: “Chúng ta phải làm gì?... Đối với tôi câu trả lời đã rõ ràng: trở về nước, đi vào quần chúng, thức tỉnh họ, tổ chức họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ, đưa họ ra đấu tranh giành tự do độc lập” [26, tr. 209]. Với nhận thức đúng đắn về con đường cách mạng

là đầu tiên phải “thức tỉnh” quần chúng bằng việc tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng cách mạng vào sâu rộng trong quần chúng nhân dân để từ đó “tổ chức”, “huấn luyện”, “đoàn kết” quần chúng đứng lên đấu tranh cách mạng đòi quyền tự do, độc lập của dân tộc. Hồ Chí Minh đã trở thành người khởi xướng đầu tiên lãnh đạo công tác tư tưởng cách mạng Việt Nam.

Từ đó, mọi hoạt động của Hồ Chí Minh đều nhằm thực hiện mục đích để lãnh đạo công tác tư tưởng và vận động cách mạng. Tháng 11/1924, Hồ Chí Minh đã về Quảng Châu (Trung Quốc) cùng với các nhà cách mạng Trung Quốc và một số nước khác ở Châu Á sáng lập ra “Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông” nhằm cổ vũ cho cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân và giải phóng dân tộc của nhân dân các thuộc địa ở Châu Á.

Tháng 6/ 1925 Hồ Chí Minh thành lập “Hội Việt Nam cách mạng thanh niên” gồm những thanh niên Việt Nam yêu nước nhiệt thành và được giác ngộ bước đầu về chủ nghĩa Mác - Lênin; Xuất bản tuần báo “Thanh niên” làm cơ quan tuyên tuyền của Hội do Hồ Chí Minh trực tiếp phụ trách. Mỗi số in khoảng 100 bản ở Quảng Châu rồi chuyển về nước theo đường bí mật. Từ đó các cơ sở trong nước chép thành nhiều bản khác nhau để lưu hành. Đây là tờ báo tiếng Việt đầu tiên do người Việt Nam viết để phục vụ sự nghiệp cách mạng của người Việt Nam và cũng là tờ báo tiếng Việt đầu tiên đưa quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin truyền bá trong những người Việt Nam yêu nước.

Cùng với việc trực tiếp phụ trách báo “Thanh niên”, Hồ Chí Minh đã mở được 10 lớp huấn luyện cho hơn 200 cán bộ, đào tạo họ thành những người cách mạng Việt Nam đầu tiên tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin vào trong nước, một số sau đó được cử sang học trường Đại học Phương Đông ở Liên Xô. Những bài giảng của Người được in thành sách “Đường cách mệnh”. Đây là tác phẩm vận dụng sáng tạo học thuyết Mác - Lênin và kinh nghiệm Cách mạng tháng Mười vào hoàn cảnh cụ thể của cách mạng nước ta, vạch ra những vấn đề cơ bản về lý luận, chiến lược, sách lược và phương pháp cách mạng Việt Nam. Đây là tác phẩm “gối đầu giường” của những chiến sỹ cách mạng, nó có tác dụng to lớn giáo dục và tổ chức những thanh niên cách mạng chân chính, tập hợp họ vào đội ngũ tiên phong của giai cấp vô sản, làm nòng cốt cho việc tiến tới thành lập Đảng Cộng sản. Tác

phẩm cũng đặt nền tảng về lý luận và chính trị, tư tưởng cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Mặc dù phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ nhưng việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin và con đường cứu nước của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên lúc này gặp rất nhiều khó khăn. Đất nước ta lúc bấy giờ có hơn 90% dân số mù chữ, bên cạnh đó bọn thực dân, phong kiến ra sức đàn áp tàn bạo những người có tư tưởng cách mạng và dùng những thủ đoạn tuyên truyền, xuyên tạc, vu cáo những người cộng sản. Chúng thẳng tay kết tội “cộng sản làm loạn”, nói xấu Liên Xô, xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin…

Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào giai cấp công nhân và tự rèn luyện mình, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên chủ trương “Vô sản hóa”; đưa hội viên vào các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền cùng sống, lao động với công nhân; về nông thôn cùng ăn, ở, lao động với nông dân để học tập quần chúng công nông, hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của quần chúng, nối liền mối quan hệ giữa quần chúng với đoàn thể. Qua đó tuyên truyền, giải thích cho quần chúng hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin và những tư tưởng cách mạng của Hồ Chí Minh; giác ngộ, tổ chức, lãnh đạo họ, biến những cuộc đấu tranh tự phát của họ thành đấu tranh tự giác.

Chủ nghĩa Mác - Lênin, Hệ tư tưởng tiên tiến của giai cấp công nhân ngày càng có tác động mạnh mẽ vào phong trào yêu nước và phong trào công nhân. Trước xu thế phát triển mạnh mẽ của cách mang, tổ chức Hội Việt Nam cách mạng

thanh niên không còn đáp ứng được đòi hỏi khách quan lúc này là “phải có đảng

cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức quần chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi”. [27, tr. 289]. Lần lượt ba tổ chức cộng sản: Đông Dương Cộng sản Đảng (6/1929), An Nam Cộng sản Đảng (7/1929), Đông Dương Cộng sản Liên đoàn (9/1929) ra đời. Song, sự tồn tại của ba tổ chức cộng sản hoạt động biệt lập trong một quốc gia có nguy cơ dẫn đến chia rẽ lớn. Để khắc phục sự chia rẽ về tư tưởng, tổ chức và thống nhất sự chỉ đạo trong cả nước, yêu cầu bức thiết của cách mạng là cần có một đảng thống nhất lãnh đạo. Hồ Chí Minh, người chiến sĩ cách mạng lỗi lạc của dân tộc Việt Nam, người duy nhất có đủ năng lực và uy tín đáp ứng nhu cầu đó của lịch sử đã tiến hành việc chuẩn bị và chủ

trì Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản tại Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc) từ ngày 3/2 - 7/2/1930 thành Đảng Cộng sản duy nhất ở Việt Nam, thông qua Chánh cương vắn tắt, Sách lược văn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng, Điều lệ tóm tắt của các hội quần chúng và Lời kêu gọi nhân dân do Hồ Chí Minh soạn thảo.

Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã thể hiện sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng nước ta, vạch rõ mục đích, động lực, phương pháp cách mạng và những khẩu hiệu đấu tranh cơ bản. Đó là con đường cứu nước đúng đắn giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, thể hiện tư tưởng kết hợp đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp, dân tộc và quốc tế, chủ nghĩa yêu nước chân chính và chủ nghĩa quốc tế vô sản. Sự đúng đăn của Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã được chứng minh và khẳng định bằng những thắng lợi to lớn của cách mạng trong suốt thời kỳ lịch sử cách mạng Việt Nam.

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đó là một dấu mốc lớn đánh dấu bước ngoặt trọng đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam, chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước. Nó chứng tỏ rằng giai cấp vô sản đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng. Đây là kết quả cuộc việc chuẩn bị đầy đủ về các mặt tư tưởng, chín trị và tổ chức của Hồ Chí Minh. Về mặt tư tưởng, Hồ Chí Minh là người cộng sản đầu tiên đưa chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, vận dụng sáng tạo những nguyên lý, quy luật của chủ nghĩa Mác - Lênin để bước đầu xác lập nền tảng lý luận, vạch ra phương hướng, đường lối cơ bản của các mạng; trực tiếp tiến hành công tác lãnh đạo công tác tư tưởng, huấn luyện cán bộ cách mạng. Từ những cán bộ đầu tiên đó, họ lại tiếp tục tiến hành lãnh đạo công tác tư tưởng bằng hình thức tuyên truyền, cổ động, huấn luyện lý luận về đường lối cách mạng, đã trải qua muôn vàn khó khăn, hi sinh gian khổ, hòa mình vào quần chúng, đấu tranh không mệt mỏi vì sự nghiệp cách mạng. Những họ đã góp phần đẩy nhanh việc kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin, với phong trào công nhân và phong trào yêu nước để hình thành nên Đảng Cộng sản Việt Nam - nhân tố quyết định mọi sự thắng lợi của cách mạng nước ta trong thế kỷ XX.

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về lãnh đạo công tác tư tưởng giá trị lý luận và thực tiễn (Trang 58)