Đảng Cộng sản Việt Nam chủ thể lãnh đạo công tác tư tưởng theo quan điểm Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về lãnh đạo công tác tư tưởng giá trị lý luận và thực tiễn (Trang 34)

quan điểm Hồ Chí Minh.

Là người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Hồ Chí Minh đã xây dựng và rèn luyện Đảng Cộng sản thành một đảng cách mạng chân chính, bộ tham mưu sáng suốt và kiên cường của giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam, để lãnh đạo nhân dân tiến hành thắng lợi cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong tư tưởng của Hồ Chí Minh về lãnh đạo công tác tư tưởng, những luận điểm của Người về Đảng Cộng sản Việt Nam - chủ thể lãnh đạo công tác tư tưởng đóng vai trò quan trọng.

Mười năm sau khi rời Tổ quốc đi “tìm hình của nước”. Năm 1920, Hồ Chí Minh đến được với Chủ nghĩa Mác - Lênin, tìm được con đường cứu nước đúng đắn là con đường cách mạng vô sản. Đồng thời, Người cũng nhận thức được một vấn đề quan trọng là: muốn đưa sự nghiệp cách mạng vô sản đến thắng lợi thì phải có sự lãnh đạo của Đảng. Ngay trong những bài giảng đầu tiên cho lớp thanh niên trí thức yêu nước Việt Nam đầu tiền, Người đã đặt vấn đề: “Cách mệnh trước hết phải có cái gì?”, và Người khẳng định: “Trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi” [27, tr. 289]. Đây cũng chính là bài học của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, cuộc cách mạng đã dạy cho chúng ta rằng: muốn cách mệnh thành công thì “phải có đảng vững bền, phải bền gan, phải hi sinh, phải thống nhất”.

Từ những năm 1925 - 1927, trong các bài giảng tại lớp huấn luyện chính trị, Hồ Chí Minh cũng đã cho ta thấy rõ mối quan hệ logic, biện chứng giữa vai trò lãnh đạo của Đảng với sự vững mạnh của Đảng. Cần phải nhắc lại tư tưởng của Người: không có Đảng lãnh đạo, cách mạng không thành công; có Đảng lãnh đạo, nhưng Đảng có vững cách mạng mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy. Người cầm lái là Đảng, nếu không vững tay lái thì thuyền không thể chạy theo định hướng của mình. Đây là một trong những quan điểm độc đáo, đặc sắc của Hồ Chí Minh trong thời kỳ chuẩn bị các điều kiện để Đảng ra đời.

Sự nỗ lực không mệt mỏi của Hồ Chí Minh trong 10 năm trời chính là để đạt được điều cần thiết “trước hết phải có Đảng”.

Ngay từ năm 1930, khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức ra là để lãnh đạo quần chúng lao khổ làm giai cấp tranh đấu để tiêu trừ tư bản đế quốc chủ nghĩa, làm cho thực hiện xã hội cộng sản” [28, tr. 5]. Từ đó trở đi, Hồ Chí Minh nhất quán tư tưởng về tính tất yếu lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng. Người nhấn mạnh: “Việc thành lập Đảng là một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam ta. Nó chứng tỏ rằng, giai cấp vô sản ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng” [37, tr. 406].

Lịch sử cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng trải qua nhiều bước hiểm nghèo, có lúc tưởng chừng như không vượt qua được. Đó là những thời kỳ sau Xôviết Nghệ Tĩnh, sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945… Nhưng rồi cách mạng Việt Nam đã vượt qua những thác ghềnh để giành được nhiều thắng lợi vẻ vang. Điều cơ bản là sự lãnh đạo của Đảng vẫn được giữ vững kể cả lúc Đảng phải tuyên bố tự giải tán, thực chất là rút vào hoạt động bí mật dưới hình thức “Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác”.

Đảng cộng sản Việt Nam ra đời được trải nghiệm trong đấu tranh cách mạng cam go với kẻ thù. Hồ Chí Minh đã vạch ra “Chủ nghĩa Mác - Lênin đã giúp Đảng ta vượt qua những trận thử thách… nhờ vậy Đảng ta không những giành được quyền lãnh đạo cách mạng trong cả nước mà còn giữ vững được quyền lãnh đạo

trên các lĩnh vực và đập tan mọi âm mưu của giai cấp tư sản hòng tranh quyền lãnh

Hồ Chí Minh đã đưa ra một số luận điểm để khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam là chủ thể của lãnh đạo công tác tư tưởng:

Theo Hồ Chí Minh: vai trò lãnh đạo công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với cách mạng nước ta được thể hiện trước hết ở việc Đảng vạch ra cương lĩnh chính trị, đường lối mang tính cách mạng và khoa học. Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh thêm sức mạnh mọi thắng lợi là củng cố Đảng và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về mọi mặt trong đó có lĩnh vực lãnh đạo công tác tư tưởng. Người nhấn mạnh: “Đảng phải có chính cương rõ rệt”, phải đề ra “khẩu hiệu chính trị đúng” phù hợp với mỗi giai đoạn cách mạng để động viên và lãnh đạo nhân dân đấu tranh” [33, tr.19]

Khẳng định Đảng Cộng sản là chủ thể lãnh đạo công tác tư tưởng, Hồ Chí Minh viết: “Muốn thắng lợi, thì cách mạng phải có đảng lãnh đạo. Đảng phải làm cho quần chúng giác ngộ vì đâu mà họ bị áp bức bóc lột; phải dạy cho quần chúng hiểu các quy luật phát triển của xã hội, để họ nhận rõ vì mục đích gì mà đấu tranh; chỉ rõ con đường giải phóng cho quần chúng, cổ động cho quần chúng kiên quyết cách mạng; làm cho quần chúng tin chắc cách mạng nhất định thắng lợi” [33, tr. 274].

Đồng thời, Người cũng nhấn mạnh: “Muốn khỏi đi lạc phương hướng, quần chúng phải có Đảng lãnh đạo để nhận rõ tình hình, đường lối, và định hướng

phương châm cho đúng” [33, tr. 274]. “Đảng phải luôn giáo dục đảng viên về lý

luận cách mạng. Đối với những đảng viên xuất thân là trí thức, tiểu tư sản, nông dân thì Đảng phải ra sức cải tạo tư tưởng khiến cho những đồng chí ấy thành những chiến sỹ của giai cấp công nhân” [33, tr. 276].

Trong việc cách thức Đảng lãnh đạo công tác tư tưởng, Theo Hồ Chí Minh: “Đảng dùng cách gì và làm như thế nào để lãnh đạo?

1. Đảng đã truyền bá lý luận Mác - Lênin vào trong nhân dân ta…

2. Trong mỗi giai đoạn cách mạng, Đảng căn cứ vào tình hình trong nước và trên thế giới, đề ra những khẩu hiệu, mục đích kế hoạch đấu tranh…

3. Kinh qua Đảng viên và các tổ chức Đảng. Đảng liên hệ chặt chẽ với quần chúng, tuyên truyền, giáo dục và tổ chức quần chúng, lãnh đạo các đoàn thể cách mạng của quần chúng…” [33, tr. 276 - 277]

Khẳng định Đảng Cộng sản là chủ thể lãnh đạo công tác tư tưởng, Đảng muốn lãnh đạo công tác tư tưởng thì phải thông qua cương lĩnh của Đảng, qua đó xây dựng niềm tin ở nhân dân vào đường lối, chủ trương của Đảng trong lãnh đạo cách mạng. Hồ Chí Minh cho rằng: “Đảng cương là một văn kiện nó quy định: Tính chất của Đảng, mục đích đấu tranh và đường lối cách mạng của Đảng, phương pháp lãnh đạo cách mạng của Đảng. Đảng cương là lý luận nền tảng, Đảng dùng để lãnh đạo cách mạng. Vì vậy, mỗi đảng viên nhất định phải thừa nhận và theo đúng Đảng cương. Nếu không vậy, thì tư tưởng sẽ rối loạn, ý kiến sẽ lung tung, Đảng sẽ yếu đuối, rời rạc, không làm được gì” [33, tr. 282]

Theo Hồ Chí Minh, Chi bộ là gốc rễ của Đảng, là sợi dây chuyển để liên hệ giữa Đảng với quần chúng. Tiến hành lãnh đạo công tác tư tưởng không chỉ ở Trung ương, Người xác định ba nhiệm vụ chủ yếu của chi bộ trong việc lãnh đạo công tác tư tưởng:

“- Luôn luôn tuyên truyền cho nhân dân và tổ chức nhân dân, để thực hiện khẩu hiệu và chính sách của Đảng.

- Luôn luôn chú ý đến tư tưởng và nhu cầu của nhân dân và kịp thời báo cáo cho cấp trên biết rõ.

- Luôn luôn quan tâm đến đời sống kinh tế, chính trị và văn hóa của nhân dân, đồng thời giáo dục nhân dân, tổ chức nhân dân để giải quyết các vấn đề cho nhân dân” [33, tr. 288-289]

Lãnh đạo công tác tư tưởng là một trong những nội dung trong công tác lãnh đạo của Đảng ta trên mọi lĩnh vực. Hồ Chí Minh không chỉ sáng lập nên Đảng Cộng sản Việt Nam mà bên cạnh đó, Người đã có những chỉ dẫn quan trọng để Đảng ta xứng đáng duy nhất là người lãnh đạo cách mạng Việt Nam, trong đó không thể thiếu một công tác lãnh đạo quan trọng đó là lãnh đạo công tác tư tưởng.

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về lãnh đạo công tác tư tưởng giá trị lý luận và thực tiễn (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w