Quan điểm Hồ Chí Minh về cán bộ lãnh đạo công tác tư tưởng

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về lãnh đạo công tác tư tưởng giá trị lý luận và thực tiễn (Trang 49 - 58)

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giải quyết một cách sáng tạo hàng loạt các vấn đề về xây dựng chính Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân. Đặc biệt, Người đã giải quyết thành công vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo cơng tác tư tưởng có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống và năng lực hành động tiêu biểu cho đường lối, nhiệm vụ chính trị của Đảng trong từng giai đoạn cách mạng, một nhân tố rất cơ bản, có tầm quan trọng quyết định để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, quyết định thắng lợi của sự nghiệp cách mạng. Những quan điểm sâu sắc về đội ngũ cán bộ lãnh đạo công tác tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đều bắt nguồn từ quan điểm đúng đắn của Người về xác định vị trí, vai trị quan trọng của đội ngũ cán bộ lãnh đạo công tác tư tưởng trong sự nghiệp cách mạng. Quan điểm đúng đắn này được hình thành rất sớm trong tư tưởng của Người. Đặc biệt, Người ln xem xét vai trị quan trọng của cán bộ trong mối quan hệ biện chứng với đường lối, với tổ chức và với phong trào quần chúng trong sự nghiệp cách mạng.

Trong Bản án chế độ thực dân Pháp, Người chỉ rõ: “Ở Đơng Dương, chúng ta có đủ tất cả những cái mà một dân tộc mong muốn… Nhưng chúng ta thiếu tổ chức và thiếu người tổ chức” [27, tr. 143]. Quan điểm này của Chủ tịch Hồ Chí Minh hồn tồn phù hợp với quan điểm của C.Mác: “Muốn thực hiện những tư tưởng cần phải có những con người vận dụng một lực lượng thực tiễn” [5, tr.154]. Trong tác phẩm Những nhiệm vụ bức thiết của phong trào chúng ta (1900), V.I. Lênin cũng đã chỉ ra rằng: “Trong lịch sử, chưa hề có một giai cấp nào giành được quyền thống trị, nếu nó khơng đào tạo ra được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiền phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong

trào” [58, tr. 473]. Theo tinh thần đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá vai trị quan trọng của đội ngũ cán bộ trong sự nghiệp cách mạng bằng cách nói giản dị mà vô cùng sâu sắc: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc” [30, tr. 309]. Ở luận điểm này, Người xác định, cán bộ là nền tảng, là điểm khởi đầu thành công của mọi hoạt động cách mạng. Người cịn nhấn mạnh: “Mn việc thành công hay thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém” [30, tr. 280]; “Bất cứ chính sách, cơng tác gì có cán bộ tốt thì thành cơng” [31, tr. 356].

Như vậy, theo quan niệm của Người, chất lượng, hiệu quả của lãnh đạo công tác tư tưởng xét cho đến cùng phụ thuộc vào chất lượng của đội ngũ cán bộ lãnh đạo công tác tư tưởng.

Xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ cách mạng, từ việc đánh giá cao vai trò của người cán bộ lãnh đạo cơng tác tư tưởng, Hồ Chí Minh ln ln địi hỏi cán bộ lãnh đạo công tác tư tưởng phải tự giác rèn luyện về mọi mặt, không ngừng nâng cao phẩm chất, năng lực, xứng đáng “vừa là người lãnh đạo, vừa là đầy tớ trung thành của nhân dân”.

Tiêu chuẩn người cán bộ lãnh đạo công tác tư tưởng theo quan điểm Hồ Chí Minh vừa thấm nhuần được tính đảng, vừa phản ánh được tính khoa học.

Tính đảng là gì?

“Một là: Phải đặt lợi ích của Đảng, của dân tộc lên trên hết.

Hai là: Việc gì cũng phải điều tra rõ ràng, cẩn thận và phải làm đến nơi đến

chốn” [30, tr.307].

Tính khoa học là gì? Là đáp ứng được mọi tình hình của cách mạng; lý luận và thực tiễn phải gắn với nhau, đáp ứng u cầu của ngành cơng tác tư tưởng.

Nhìn chung, quan điểm và yêu cầu của Hồ Chí Minh về người cán bộ lãnh đạo công tác tư tưởng gồm những điểm chính sau đây:

2.1.4.1 Đạo đức cách mạng là gốc của người cán bộ lãnh đạo công tác tư tưởng.

Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, đã xuất hiện rất sớm từ buổi bình minh của lịch sử loài người. Đạo đức nảy sinh do nhu cầu sinh tồn và mục đích của đời sống xã hội, là sản phẩm của lịch sử xã hội, do cơ sở kinh tế - xã hội quyết định. Đạo đức là sự tổng hợp những nguyên tắc, quy định, chuẩn mực nhằm hướng con

người tới cái chân - thiện - mỹ, chống lại cái giả, cái ác, cái sai trong mỗi thời đại lịch sử, phù hợp với tiến bộ xã hội để con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình trong quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với xã hội.

Con đường cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh là con đường cách mạng vô sản, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Đó khơng những là một cuộc cách mạng chính trị đi đến kết thúc quan hệ đối kháng giai cấp, mà còn là một cuộc cách mạng đạo đức vĩ đại nhất trong lịch sử phát triển xã hội Việt Nam. Cuộc cách mạng đó đã thể hiện những quan niệm đúng đắn về vai trò của đạo đức truyền thống và đạo đức cách mạng. Hồ Chí Minh đánh giá cao đạo đức truyền thống của dân tộc, coi đó là một sức mạnh tính thần to lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. Từ khi cách mạng có Đảng lãnh đạo, Hồ Chí Minh cho rằng chỉ giác ngộ chính trị chưa đủ, chỉ có sức mạnh tổ chức chưa đủ, mà còn phải thấm nhuần, tu dưỡng đạo đức cách mạng. Đây chính là một nhân tố làm cho sức mạnh cách mạng tăng lên bội phần, góp phần vào chiến thắng kẻ thù ngoại xâm và nghèo nàn, lạc hậu. Bàn về vai trò của đạo đức cách mạng, Hồ Chí Minh viết: “Cũng như sơng thì có nguồn mới có nước, khơng có nguồn thì sơng cạn. Cây phải có gốc, khơng có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, khơng có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng khơng lãnh đạo được nhân dân. Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho lồi người là một cơng việc to tát mà tự mình khơng có đạo đức, khơng có căn bản, tự mình đã hủ hóa, xấu xa thì cịn làm nổi việc gì” [30, tr. 292].

Để có được phẩm chất đạo đức cách mạng, mỗi cán bộ, đảng viên không ngừng phải rèn luyện và tu dưỡng gian khổ: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong” [ 36, tr. 612].

Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, đạo đức là thước đo lòng cao thượng của con người, tiêu chí để kiểm tra chất “người”, trình độ “người”, tính “người” của một con người. Người viết: “Tuy năng lực và công việc của mỗi người khác nhau, người làm việc to, người làm việc nhỏ, nhưng ai giữ được đạo đức đều là người cao thượng” [34, tr. 508].

Con người không thể thiếu đạo đức cách mạng cũng như trời không thể thiếu bốn mùa, đất khơng thể thiếu bốn phương, Người viết:

“Trời có bốn mùa: Xn, Hạ, Thu, Đơng. Đất có bốn phương: Đơng, Tây, Nam, Bắc. Người có bốn đức: Cần, kiệm, liêm, chính. Thiếu một mùa thì khơng thành trời.

Thiếu một phương thì khơng thành đất.

Thiếu một đức thì khơng thành người” [31, tr.117].

Đạo đức cần cho mọi người, đó là đạo đức cơng dân. Nhưng đạo đức đặc biệt cần cho cán bộ, đảng viên, cho những người cách mạng, trong đó có cán bộ lãnh đạo cơng tác tư tưởng. Tại sao như vậy?

Hồ Chí Minh cho rằng “làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ. Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang” [36, tr. 601].

Đã là cán bộ cách mạng, cán bộ lãnh đạo cơng tác tư tưởng phải có đạo đức cách mạng. Giữ được đạo đức cách mạng mới là người cán bộ chân chính. Bởi vì “mọi việc thành hay bại, chủ chốt là do cán bộ có thấm nhuần đạo đức cách mạng hay là không”.

Là người cán bộ lãnh đạo công tác tư tưởng phải có tầm nhìn xa trơng rộng, khơng thể chỉ nhìn về vật chất, chỉ nhìn vào hiện tại, chỉ lấy con mắt hẹp hòi mà xem xét. Phải biết nhìn bào tương lai, có niềm tin chắc chắn và tinh thần và lực lượng của quần chúng, của dân tộc. Chúng ta đem “tinh thần mà chiến thắng vật chất” làm cho “văn minh chiến thắng bạo tàn”.

Cách mạng lúc thuận lợi, lúc khó khăn, có lúc phải tạm “lùi một bước, tiến hai bước”. Người cán bộ lãnh đạo cơng tác tư tưởng phải nhận thức được điều đó và nếu được vũ trang bằng đạo đức cách mạng thì sẽ giải quyết được tất cả. Theo Hồ Chí Minh, “có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khăn, gian khổ, thất bại cũng khơng sợ sệt, rụt rè, lùi bước, không ngần ngại hi sinh tất cả lợi ích riêng của cá nhân mình. Ngược lại khi gặp thuận lợi và thành công cũng vẫn giữ vững tinh thần gian khổ, chất phác, khiêm tốn, “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”, lo hoàn thành

nhiệm vụ cho tốt, chứ không kèn cựa về mặt hưởng thụ, không công thần, không quan liêu, khơng kiêu ngạo, khơng hủ hóa”.

Đạo đức cách mạng khơng chỉ có ý nghĩa to lớn khi đặt nó trong hành trình của cuộc cách mạng vơ sản mà càng cần thiết hơn đối với đội ngũ cán bộ - những người “quyết định mọi việc” trong cuộc cách mạng đó.

Theo cách hiểu thơng thường và cũng rất có ý nghĩa là: “cán bộ, đảng viên đi trước, làng nước theo sau”. Như vậy việc tu dưỡng đạo đức của người cán bộ lãnh đạo tư tưởng là tấm gương sáng cho quần chúng noi theo. Cũng vì “vấn đề cán bộ quyết định mọi việc” nên “mọi việc thành hay bại, chủ chốt là do cán bộ có thấm nhuần đạo đức cách mạng hay là không”. Tuy nhiên, một vấn đề khác cũng rất thông thường, hiển nhiên như Hồ Chí Minh đã giải thích là khi con người đã có chút quyền hành -quyền to, quyền nhỏ - mà thiếu lương tâm, thì dễ trở nên hủ bại, sâu mọt của dân. Vì vậy, hơn ai hết, cán bộ lãnh đạo công tác tư tưởng phải luôn là đội quân tiên phong trong việc thấm nhuần, “tri” và “hành” về đạo đức cách mạng.

Hồ Chí Minh cịn quan tâm đặc biệt đến việc thực hành đạo đức đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo công tác tư tưởng. Bởi lẽ theo Người cán bộ, đảng viên muốn làm cho dân tin, dân yêu, dân phục thì “ không phải ta cứ viết lên trán chữ “cộng sản” mà ta được họ yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức” [31, tr.16]. Vì thế, Hồ Chí Minh rất coi trọng công tác nêu gương. Theo Người, “một tấm gương sống cịn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền” [26, tr.284].

Không phải ngẫu nhiên mà trong soạn bài giảng cho lớp thanh niên tri thức yêu nước ở Quảng Châu (Trung Quốc) trong những năm 1925 – 1927), đây là cuốn sách viết về Đường Cách mệnh mà Nguyễn Ái Quốc lại đưa bài Tư cách một người

cách mệnh lên hàng đầu. Rõ ràng mục đích sách khơng nói gì đến việc giáo dục đạo

đức. Nhưng cách trình bày, bố cục của sách cho thấy muốn làm cách mạng thì trước hết phải thấm nhuần đạo đức cách mạng, phải coi đạo đức cách mạng là gốc, đứng hàng đầu.

Vậy là trong tư duy và hành động, Hồ Chí Minh ln thể hiện sự nhất quán đạo đức cách mạng là gốc của người cán bộ nói chung và cán bộ lãnh đạo tư tưởng

nói riêng. Người địi hỏi mỗi cán bộ lãnh đạo công tác tư tưởng cũng phải thấm nhuần và thực hành theo tinh thần đó.

Những phẩm chất đạo đức của người cán bộ nói chung và cán bộ lãnh đạo tư tưởng nói riêng cần rèn luyện là gì? Trong Đường Cách mệnh Người chỉ rõ Tư cách

một người cách mệnh. Khi đặt vấn đề cán bộ phải có đức tính như thế nào? Hồ Chí

Minh đã trình bày 5 mối quan hệ của người cán bộ: Mình đối với mình. Đối với

đồng chí mình phải thế nào? Đối với công việc phải thế nào? Đối với nhân dân, Đối với Đồn thể.

Người cán bộ lãnh đạo cơng tác tư tưởng khơng chỉ rèn luyện tu dưỡng những tính tốt như Nhân, Nghĩa, Trí, Tín, Dũng, Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí cơng vơ tư, mà cịn phải đấu tranh, phê phán những hiện tượng phi đạo đức và những tàn dư đạo đức cũ. Đó là địa phương chủ nghĩa; bệnh lười biếng; bệnh kiêu ngạo; kéo

bè kéo cánh; bệnh xu nịnh, a dua; bệnh quan liêu, tham ơ, lãnh phí… Tất cả những

bệnh đó có một gốc rễ là chủ nghĩa cá nhân. Muốn thành người cách mạng, thành người cộng sản, người cán bộ lãnh đạo tư tưởng chân chính thì phải qt sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng.

2.1.4.2 Có năng lực lãnh đạo và tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng.

Để đưa cách mạng đến thắng lợi, trước hết Đảng phải hoạch định được đường lối đúng. Nghị quyết Đảng là nhân tố có ý nghĩa quyết định hàng đầu. Nhưng điều có ý nghĩa nhất phải là làm cho nghị quyết, đường lối, chính sách của Đảng thấm sâu vào tâm lý quốc dân, đi vào cuộc sống, biến nghị quyết của Đảng thành hành động của quần chúng, tạo ra những đột phá trong các lĩnh vực cách mạng.

Muốn cho cơng việc thành cơng phải có cán bộ lãnh đạo cơng tác tư tưởng tốt. Ở đây đòi hỏi năng lực lãnh đạo và tổ chức thực hiện nghị quyết của đội ngũ cán bộ làm cơng tác tư tưởng. Nói đến năng lực lãnh đạo của cán bộ lãnh đạo công tác tư tưởng là bàn đến khả năng trong việc hoạch định đường lối, chủ trương, tổ chức và động viên quần chúng thực hiện tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Cán bộ khơng có khả năng này khơng xứng đáng là cán bộ cách mạng, là cơng bộc của dân. Bởi vì một trong những “nội hàm” của cán bộ lãnh đạo cơng tác tư tưởng là người đem đường lối, chính sách của Đảng đến với nhân dân,

là “cầu nối” giữa Đảng với dân. Xét trên ý nghĩa đó, Hồ Chí Minh địi hỏi cao về tiêu chí này đối với một người cán bộ lãnh đạo công tác tư tưởng.

Trước hết một người cán bộ, người lãnh đạo công tác tư tưởng phải luôn nhận thức được rằng “chẳng những lãnh đạo quần chúng mà lại phải học hỏi quần chúng”. Bởi vì: “Khơng học hỏi dân thì khơng lãnh đạo được dân. Có biết làm học trị dân, mới làm được thầy học của dân” [31, tr.432].

Muốn lãnh đạo tốt thì cán bộ lãnh đạo cơng tác tư tưởng không nên kiêu ngạo, mà nên thấu hiểu. Trong mọi sự thấu hiểu thì điều quan trọng nhất là phải dùng kinh nghiệm của dân chúng, giữ mối liên hệ chặt chẽ với dân chúng, phải lắng nghe ý kiến của nhân dân, phải học dân chúng, phải hỏi dân chúng, phải hiểu dân chúng. Bởi vì “dân chúng chính là những người chịu đựng cái kết quả của sự lãnh đạo của ta”, vì “dân chúng rất khơn khéo, rất hăng hái, rất anh hùng”; “Dân chúng biết giải quyết nhiều vấn đề một cách đơn giản, mau chóng, đầy đủ, mà những người tài giỏi, những đồn thể to lớn, nghĩ mãi khơng ra” [30, tr. 335]

Vậy thế nào là lãnh đạo đúng?

Có ba điều rất quan trọng: Một là, phải quyết định mọi vấn đề một cách cho đúng. Hai là, phải tổ chức sự thi hành cho đúng. Ba là, phải tổ chức sự kiểm sốt cho đúng.

Để làm được ba điều đó, phải có dân chúng giúp sức. Tuy vậy trong lãnh đạo tuyệt đối không theo đuôi quần chúng; không phải dân chúng nói gì ta cũng cứ nhắm mắt làm theo. Điều quan trọng là người cán bộ phải dùng cách so sánh của

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về lãnh đạo công tác tư tưởng giá trị lý luận và thực tiễn (Trang 49 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w