1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án dạy hè ngữ văn 8

46 2,5K 37
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 203 KB

Nội dung

Giáo án Tự chọn Ngữ văn 8 Tiết1,2,3,4 Chủ đề 1 Tập làm văn - Văn bản Tiết 1: Chủ đề của văn bản 1. Chủ đề là gì? - Chủ đề là đối tợng và vấn đề chính (chủ yếu) mà văn bản biểu đạt. - Đối tợng mà văn bản biểu đạt có thể là ngời, vật hay một vấn đề nào đó. Còn vấn đề chính mà văn bản biểu đạt có thể là một t tởng, một quan niệm xuyên suốt đợc tác giả nêu trên trong văn bản. Chẳng hạn, chủ đề của văn bản Tôi đi học là tâm trạng, hồi hộp, cảm giác ngỡ ngàng và trang trọng của nhân vật "tôi" trong buổi tựu trờng đầu tiên. Chủ đề của văn bản Tắt đèn là vạch trần bộ mặt tàn bạo bất nhân của tầng lớp phong kiến thống trị, của chế độ thực dân phong kiến đơng thời, nói lên nỗi thống khổ cùng cực của ngời nông dân lao động bị áp lực, và thể hiện vẻ đẹp tâm hồn cũng nh sức sống tiềm tàng mạnh mẽ của ngời phụ nữ nông dân, ngay cả khi họ bị vùi dập trong bùn đen. 2. Phân biệt chủ đề với đề tài và đại ý - Chủ đề và đề tài tuy có mối liên hệ nội tại nhng cần có sự phân biệt. Đề tài là các hiện tợng đời sống, là phạm vi đối tợng đợc miêu tả, phản ánh, nhận thức trong tác phẩm, là một phơng diện trong nội dung của nó. Nội dung đề tài gắn với việc xác lập chủ đề của tác phẩm. Trái lại, chủ đề của tác phẩm bao giờ cũng đợc hình thành và thể hiện trên cơ sở đề tài. Trong phần lớn các tác phẩm trữ tình, đề tài gần nh trùng với chủ đề. Tuy nhiên, chủ đề là vấn đề cơ bản, vấn đề trung tâm đợc nêu lên, đặt ra xuyên suốt nội dung cụ thể của tác phẩm, cho nên chủ đề có nội dung bao quát hơn đề tài. Chẳng hạn, chủ đề của tác phẩm Tắt đèn nh đã khái quát ở trên. Còn đề tài của Tắt đèn là cuộc sống bế tắc cùng cực của ngời nông dân trong chế độ thực phân phong kiến tàn bạo trớc Cách mạng. Nói chung, đề tài giúp ta xác định tác phẩm viết về cái gì? Còn chủ đề nhằm giải đáp câu hỏi tác phẩm đặt ra vấn đề cơ bản gì? Trong làm văn, khái niệm chủ đề đợc hiểu bao gồm cả nội dung đề tài. 1 Giáo án Tự chọn Ngữ văn 8 - Chủ đề là vấn đề chủ yếu, xuyên suốt văn bản tác phẩm. Cho nên một khổ thơ, đoạn thơ, một đoạn văn, đoạn trích hay một phần của truyện cha hình thành đợc chủ đề mà chỉ biểu đạt những ý lớn, thờng đợc gọi là đại ý. Chẳng hạn, đoạn trích Trong lòng mẹ (Trích Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng) có thể chia làm hai phần. Phần 1 (từ đầu đến "và này cũng còn phải có họ, có hàng, ngời ta hỏi đến chứ?") đại ý: tâm địa độc ác, cay nghiệt, tàn nhẫn của nhân vật ngời cô đối với chú bé Hồng. Phần 2 (đoạn còn lại) đại ý: tình yêu thơng mãnh liệt của chú bé Hồng đối với ngời mẹ bất hạnh của mình. Bài Rừng cọ quê tôi có thể chia làm ba phần. Phần 1 (câu mở đầu) đạy ý: tác giả giới thiệu "rừng cọ trập trùng" làm nên vẻ đẹp không nơi nào bằng của "sông Thao quê tôi". Phần 2 (ba đoạn văn tiếp theo) đại ý: tả cây cọ, rừng cọ và cuộc sống của ngời dân gắn bó với cây cọ. Phần 3 (đoạn còn lại) đại ý: ngời sông Thao đi đâu cũng nhớ về rừng cọ quê mình. Chủ đề đợc thể hiện qua Rừng cọ quê tôi là: tác giả miêu tả rừng cọ nh một vẻ đẹp của vùng sông Thao, qua đó thể hiện tình cảm gắn bó, yêu mến của tác giả cũng nh ngời sông Thao đối với quê nhà. 3. Tính nhiều chủ đề của văn bản: - Một văn bản tác phẩm có thể gồm một hoặc nhiều chủ đề (đa chủ đề), vì trong một tác phẩm, tác giả có thể viết về một hoặc nhiều đối tợng, có thể đặt ra một hoặc hàng loạt vấn đề. - ở những tác phẩm có nhiều chủ đề, ngời ta thờng phân biệt chủ đề chính và các chủ đề phụ. Chủ đề chính đợc xem là vấn đề bao quát nhất, chủ yếu nhất, còn chủ đề phụ là những vấn đề có ý nghĩa nhỏ hơn, thứ yếu hơn và có liên quan chặt chẽ với chủ đề chính. Chẳng hạn, chủ đề chính của bài thơ Ngắm trăng trong Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh là tình yêu thiên nhiên đặc biệt sâu sắc của tác giả. Bên cạnh đó còn có chủ đề khác nh: vẻ đẹp của một tâm hồn nghệ sĩ rất nhạy cảm trớc vẻ đẹp thiên nhiên, đặc biệt là vầng trăng: phong thái ung dung tự tại và sức mạnh tinh thần to lớn của ngời chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh tù ngục . Ông đồ của Vũ Đình Liên là một bài thơ có nhiều chủ đề: đó là tình cảnh đáng thơng của những "ông đồ" vào thời tàn của nho học; là niềm cảm thơng chân thành trớc tình cảnh một lớn ngời đang tàn tạ trớc sự đổi thay của cuộc đời; đó còn là nỗi tiếc nhớ ngậm ngùi những cảnh cũ ngời xa nay đã văng bóng . Tập thơ Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh bao gồm nhiều chủ đề: 2 Giáo án Tự chọn Ngữ văn 8 + Phơi bày hiệu thực chế độ nhà tù tăm tối, vô nhân đạo; + Những khổ cực đày đoạ của tù nhân; + ý chí kiên cờng bất khuất của ngời chiến sĩ cách mạng; + Tinh thần lạc quan; + Phong thái ung dung tự tại; + Lòng khao khát tự do; + Lòng yêu nớc; + Tình yêu thiên nhiên; + Lòng thơng ngời; . 4. Tính thống nhất về chủ đề của văn bản. - Văn bản có tính thống nhất về chủ đề khi tập trung biểu đạt một chủ đề bao quát (chủ yếu), một t tởng xuyên suốt đã đợc xác định, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác. - Tính thống nhất về chủ đề là một trong những đặc trng quan trọng tạo nên sự thống nhất chặt chẽ và trọn vẹn của nội dung văn bản. Đặc trng này liên hệ mật thiết với tính liên kết, mạch lạc của văn bản. Một văn bản không có tính liên kết, thiếu mạch lạc thì không thể bảo đảm tính thống nhất về chủ đề. Mặt khác, chính tính thống nhất về chủ đề làm cho văn bản mạch lạc và liên kết chặt chẽ hơn. - Tính thống nhất về chủ đề của văn bản thể hiện trên cả hai bình diện: nội dung và cấu trúc - hình thức. Một mặt, tính thống nhất về chủ đề đợc thể hiện qua sự thống nhất chặt chẽ của nội dung văn bản, tức là văn bản cần phải xác định đối tợng (đề tài) hay vấn đề chính đợc biểu đạt, cần phải thể hiện một t tởng, quan niệm, một cảm xúc nào đấy theo chủ đích của chủ thể văn tạo văn bản. Mọi chi tiết, bộ phận của văn bản đều trực tiếp hoặc gián tiếp biểu hiện vấn đề hay đối t- ợng phản ánh và chủ đích của chủ thể tạo văn bản. Mặt khác, tính thống nhất về chủ đề đợc thể hiện qua cấu trúc - hình thức của văn bản, tức là đợc thể hiện nhan đề, sự sắp xếp các đề mục, mối quan hệ giữa các phần của văn bản, tính thống nhất của các từ ngừ (nhất là hệ thống từ ngữ chủ đề, các từ ngữ liên kết), của các cấu trúc ngữ pháp (đặc biệt là các câu chủ đề, câu nối liên kết các phần, đoạn) trong văn bản. Tất cả các yếu tố thuộc bình diện cấu trúc - hình thức trên đây đều góp phần quan trọng tạo nên tính 3 Giáo án Tự chọn Ngữ văn 8 thống nhất về chủ đề của văn bản. Vì vậy, khi viết hoặc đọc - hiểu một văn bản, cần xác định chủ đề đợc thể hiện qua các yếu tố đó. Chẳng hạn, tính thống nhất về chủ đề của Tôi đi học đợc thể hiện qua các yếu tố trong văn bản nh sau: - Nhan đề Tôi đi học cho phép dự đoán văn bản nói về chuyện "tôi đi học". - Các từ ngữ và các câu biểu thị ý nghĩa đi học và nhắc đến những kỉ niệm buổi tựu trờng đầu tiên của nhân vậy "tôi" đợc lặp đi lặp lại nhiều lần trong văn bản: + "Hàng năm cứ vào cuối thu, . lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơ man của buổi tựu trờng". + "Tôi quên thế nào đợc những cảm giác trong sáng ấy .". + "Hôm nay tôi đi học". + "Hai quyển vở mới đang ở trên tay tôi đã bắt đầu thấy nặng". + " . Mẹ đa bút thớc cho con cầm". + "Tôi vòng tay lên bàn chăm chỉ nhìn thầy viết và lẩm nhẩm đánh vần .". - Các từ ngữ, các chi tiết trong văn bản đều tập trung thể hiện, sự thay đổi tâm trạng, cảm giác mới lạ, bỡ ngỡ của nhân vật "tôi" trong buổi tựu trờng đầu tiên: * Thay đổi cảm nhận: + "Con đờng này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhng lần nay tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh đều thay đổi .". + "Trớc đó mấy hôm, . tôi có ghé lại trờng một lần . Tôi không có cảm t- ởng nào khác là nhà trờng cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng. Nhng lần này lại khác. Trớc mắt tôi trờng Mĩ Lí trông vừa xinh xắn vừa oai nghiêm nh cái đình làng . Sân nó rộng, mình nó cao hơn .". + "Tôi cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn". + "Trong thời thơ ấu tôi cha lần nào thấy xa mẹ tôi nh lần này. Tôi cũng lấy làm lạ. Vì có những hôm đi chơi suốt cả ngày với chúng bạn ., lòng tôi vẫn không cảm thấy xa nhà hay xa mẹ tôi chút nào." * Thay đổi hành vi: + "Hôm nay tôi đi học." + "Tôi không lội qua sông thả diều . không đi ra đồng nô đùa . nữa." 4 Giáo án Tự chọn Ngữ văn 8 * Những cảm giác hồi hộp, bỡ ngỡ, lúng túng: "Lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ", "bỡ ngỡ đứng nép bên ngời thân", "chỉ dám nhìn một nữa hay dám đi từng b- ớc nhẹ", "ngập ngừng e sợ", "cảm thấy mình chơ vơ", "vụng về lúng túng", "đã lúng túng . càng lúng túng hơn"," nữ nở khóc" . Thực hành - luyện tập 1. Đọc văn bản Tôi đi học và thực hiện các yêu cầu sau: a. Xác định chủ đề của văn bản. b. Phân đoạn văn bản và nêu ý chính của mỗi đoạn. c. Tìm các câu văn thể hiện chủ đề văn bản. d. Trong văn bản có nhiều hình ảnh so sánh. Các hình ảnh so sánh ấy có tác dụng nh thế nào trong việc tạo nên tính thống nhất của chủ đề văn bản? 2. Để chứng minh cho luận điểm "sách có lợi ích rất lớn đối với con ngời", một bạn dự định triển khai các ý sau: a. Sách giúp con ngời khám phá mọi lĩnh vực của đời sống. b. Sách giúp con ngời nhận thức đợc vấn đề lớn của đời sống xã hội, nắm bắt đợc quy luật của tự nhiên. c. Sách giúp con ngời hiểu đợc chính bản thân con ngời. d. Sách do con ngời làm ra. e. Sách dạy con ngời biết sống đúng, sống đẹp. f. Sách đem lại sự th giãn thoải mái cho con ngời sau những giờ lao động mệt nhọc. Trong các ý trên, ý nào không đảm bảo tính thống nhất của chủ đề? Vì sao? Tiết 2: Bố cục của văn bản 1. Bố cục của văn bản. - Hiểu một cách chung nhất bố cục là sự sắp xếp bố trí các phần trong một chỉnh thể. - Bố cục của văn bản là sự tổ chức, sắp xếp một cách hợp lý giữa các phần, các đoạn tạo thành một văn bản hoàn chỉnh để thể hiện chủ đề. - Các văn bản ngôn từ nói chung, một bài thơ, một thiên truyện nói riêng đều có bố cục của nó. Bố cục hợp lí, chặt chẽ là điều kiện quan trọng tạo nên sự hoà hợp, gắn kết giữa chỉnh thể với các bộ phận nhằm tập trung biểu đạt chủ đề 5 Giáo án Tự chọn Ngữ văn 8 của văn bản, đồng thời tác động ảnh hởng trực tiếp đến việc tiếp thu của ngời đọc. Vì vậy, khi xây dựng văn bản cần phải kết sức chú ý đến cách bố trí, sắp xếp các phần sao cho mạch lạc, phù hợp với đối tợng phản ánh, với sự triển khai chủ đề và sự tiếp nhận của ngời đọc. 2. Cấu trúc của bố cục. - Một văn bản tác phẩm hay một bài làm văn đều có bố cục gồm các phần có quan hệ với nhau, đợc sắp xếp hợp lí theo một số cách thức nhất định, thậm chí mang tính quy phạm. Chẳng hạn, bố cục một bài thơ tứ tuyệt gồm bốn phần: khai, thừa, chuyển, hợp. Một bài thơ bát cú bố cục cũng gồm bốn phần: đề, thực, luận, kết. - Trong làm văn, văn bản thờng có bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mỗi phần đều có chức năng, nhiệm vụ riêng nhng phải có quan hệ phù hợp với nhau. Phần Mở bài thờng là một đoạn văn ngắn gọn, đợc tổ chức tơng đối ổn định, có nhiệm vụ nêu ra chủ đề của văn bản. Phần Thân bài thờng gồm một số đoạn văn bản, đợc tổ chức theo nhiều kiểu khác nhau nhng gắn kết với nhau một cách hợp lý, chặt chẽ, có nhiệm vụ trình bày, triển khai các khía cạnh của chủ đề. Phần Kết bài cũng giống nh phần Mở bài, thờng gồm một đoạn văn ngắn gọn, đợc tổ chức tơng đối ổn định, có nhiệm vụ tổng kết chủ đề của văn bản. - ở trên là nói chung. Trong thực tế, nhiệm vụ và cách thức tổ chức, sắp xếp nội dung của từng phần bố cục tuỳ thuộc vào đặc trng của các kiểu văn bản, vào chủ đề của văn bản cũng nh ý đồ giao tiếp của ngời viết. Chẳng hạn, nhiệm vụ và cách tổ chức từng phần trong văn bản miêu tả và văn bản nghị luận khá khác nhau. * Văn bản miêu tả: + Mở bài: thờng giới thiệu hoàn cảnh không gian, thời gian, các ấn tợng, cảm xúc chung về đối tợng miêu tả, phản ánh. + Thân bài: tả cụ thể hoặc bao quát từng cảnh, từng sự việc, con ngời. + Kết bài: nêu cảm xúc, ý nghĩ. * Văn bản nghị luận: + Mở bài: nêu vấn đề cần nghị luận, xác định phạm vi và hớng giải quyết vấn đề. 6 Giáo án Tự chọn Ngữ văn 8 + Thân bài: giải quyết vấn đề, triển khai các ý lớn, ý nhỏ đầy đủ, hợp lí, chặt chẽ và xoay quanh vấn đề cần giải quyết. + Kết bài: tổng kết, kết luận vấn đề, nêu cảm nghĩ, liên hệ . - Phân tích bố cục văn bản Ngời thầy đạo cao đức trọng để làm ví dụ: + Ngoài đầu đề (nhan đề) nêu đề tài - chủ đề: Ngời thầy (đề tài) đạo cao đức trọng (chủ đề). Bố cục của văn bản chia làm ba phần: + Mở bài: phần mở bài ngắn gọn, rõ ràng, chỉ bằng một câu ngữ pháp mà đã nêu đợc: tên nhân vật (ông Chu Văn An), thời đại lịch sử (đời Trần), cơng vị xã hội (thầy giáo), phẩm chất (tính tình cứng cỏi, không màng danh lợi), tài năng (nổi tiếng là một thầy giáo giỏi). Nh vậy, phần Mở bài đã cụ thể hoá đầu đề, đã giới thiệu nhân vật (Chu Văn An) và nêu ra chủ đề về phẩm chất "đạo cao đức trọng" của nhân vật. Mặt khác, phần Mở bài còn định hớng nội dung cụ thể và chặt chẽ cho việc triển khai nội dung ở phần Thân bài. + Thân bài: gồm hai đoạn văn bản đợc sắp xếp theo trình tự thời gian nhằm trình bày chủ đề "đạo cao đức trọng" của nhân vật Chu Văn An. Trong mỗi đoạn đều có nói cả phần "đạo cao" lẫn phần "đức trọng". Đoạn 1: nói về "đạo cao đức trọng" của nhân vật Chu Văn An trong thời kỳ ông đang làm việc. Phần "đạo cao": học trò theo học rất đông, nhiều ngời đỗ đạt cao, đợc vua vời dạy cho thái tử. Phần "đức trọng": nhiều lần can ngăn vua, cạn vua không đợc ông trả lại mũ áo cho triều đình, từ quan về làng. - Đoạn 2: nói về "đạo cao đức trọng" của nhân vật Chu Văn An trong thời kỳ ông thôi làm việc. Phần "đạo cao": ông coi trọng đạo thầy - trò khiến cho học trò cũ của ông từ quan to tới ngời bình thờng khi đến thăm ai cũng giữ lễ. Phần "đức trọng": ông trách mắng hoặc có khi không cho học trò vào thăm nếu học có điều gì không phải. - Nh vậy, cả hai đoạn văn trong phần Thân bài bổ sung ý cho nhau và làm rõ chủ đề "ngời thầy đạo cao đức trọng" đợc nêu ra ở phần Mở bài và đầu đề của văn bản. 7 Giáo án Tự chọn Ngữ văn 8 + Kết bài: phần kết bài khái quát và nâng cao bằng một câu ngắn gọn: "khi ông mất, mọi ngời đều thơng tiếc". Cái ý nhấn mạnh, nâng cao ở đây là: với cái đạo, cái đức vẹn toàn của ông, ông không chỉ đợc nể vì, kính phục khi còn sống mà cả khi ông qua đời. 3. Cách bố trí, sắp xếp nội dung phần Thân bài của văn bản. - Trong ba phần của bố cục văn bản (Mở bài, Thân bài và Kết bài), Thân bài thờng đợc coi là phần chính, phần quan trọng nhất, có nhiệm vụ triển khai đầy đủ đối tợng và vấn đề chính theo hớng đã đợc xác định ở phần Mở bài của văn bản. - Có thể nói Thân bài là phần phức tạp nhất trong bố cục ba phần của văn bản. Nội dung phần Thân bài đợc sắp xếp tổ chức theo nhiều kiểu khác nhau và việc sắp xếp tổ chức nội dung phần Thân bài nh thế nào sẽ có tác động ảnh hởng trực tiếp đến việc tiếp thu của ngời đọc. - Cách sắp xếp tổ chức nội dung phần Thânh bài thờng tuỳ thuộc vào đối t- ợng phản ánh và vấn đề đợc trình bày, vào kiểu văn bản, vào ý đồ giao tiếp cũng nh sở trờng của ngời viết. Nhìn chung, nội dung phần Thân bài thờng đợc bố trí, sắp xếp theo trình tự thời gian và không gian, theo logic và sự phát triển của sự việc hay theo mạch suy luận, sao cho phù hợp với sự triển khai chủ đề và sự tiếp nhận của ngời đọc. Trong thực tế thờng thấy một số cách sắp xếp, trình bày nội dung phần Thânh bài sau đây: + Trình bày theo trình tự thời gian: Đây là cách trình bà rất thông dụng để miêu tả các sự kiện lịch sử, trình bày tiểu sử, kể chuyện, tờng thuật một sự việc, giải thích các quá trình, chỉ dẫn các thao tác hoạt động . Nói chung nguyên tắc trình bày theo trình tự thời gian không quá phức tạp nếu không muốn nói đơn giản. Theo cách này, trên thực tế sự việc hay thao tác nào xảy ra sau sẽ đợc trình bày sau. Nói cách khác là trình bày theo trình tự trớc sau về thời gian. Nh vậy, ở đây logic trình bày phải tuân thủ và phù hợp với tiến trình phát triển của sự việc, với quy trình thao tác. Khi trình bày theo phơng thức này, các từ ngữ chỉ mốc thời gian thờng đợc sử dụng: trớc tiên, trớc hết, sau đó, sau hết, bớc đầu tiên là, bớc tiếp theo là, cuối cùng . + Trình bày theo logic khách quan của đối tợng: Đối tợng miêu tả, phản ánh, tự bản thân nó có logic bên trong của nó cho nên việc trình bày nội dung cần phải phù hợp với đặc trng này của đối tợng. Theo phơng thức này có thể sắp xếp tổ chức nội dung theo từng đặc điểm, từng phơng 8 Giáo án Tự chọn Ngữ văn 8 diện hoặc theo quan hệ chỉnh thể - bộ phận, quan hệ nhân quả . Khi trình bày theo quan hệ nguyên nhân - kết quả, cần lu ý phân biết quan hệ nhân quả với quan hệ nối tiếp trớc sau về thời gian và tránh đảo nhợc nhân - quả. Mặt khác, cần đặc biệt chú ý sử dụng hợp lý các từ ngữ, kết cấu biểu thị quan hệ nhân quả nh: - Nguyên nhân (lí do) thứ nhất là, trớc hết là do, trớc tiên phải kể đến nguyên nhân, có nhiều lí do, (nguyên nhân) khiến cho, bởi vì . Hệ quả là, hậu quả đầu tiên là, bởi vậy, vì thế, do đó, cho nên, . + Trình bày theo logic chủ quan: Đối tợng trong thế giới khách quan đợc phản ánh vào văn bản thông qua nhận thức chủ quan của ngời viết. Vì vậy, việc sắp xếp tổ chức nội dung văn bản còn có thể dựa vào logic chủ quan của ngời viết. Theo phơng thức này, ngời viết có thể trình bày bằng cách liên tởng, so sánh tơng đồng hoặc tơng phản (sự liên tởng này đòi hỏi phải dựa vào các thuộc tính, quan hệ bản chất của đối tợng trình bày nhằm thể hiện đợc bản chất của nó, có thể trình bày theo logich chủ quan mà không dựa vào logich khách quan của sự việc. Chẳng hạn, theo logic khách quan, sự việc (a) xảy ra trớc sự việc (b), nhng trong cách trình bày, vì những lí do nào đó, ngời viết có thể trình bày sự việc (b) trớc sự việc (a). Một ví dụ khác: trên thực tế, một nhận định, một luận điểm nào đó đã đợc đúc kết, khái quát theo con đờng quy nạp, nhng khi trình bày, ngời viết có thể lặp lại quy trình quy nạp hoặc dùng cách diễn dịch tuỳ theo ý đồ chủ qua của họ. Ngoài ra, trong các văn bản nghị luận, ngời viết có thể bố trí, sắp xếp các luận điểm, luận cứ theo quan điểm, nhận thức về tầm quan trọng của vấn đề hay theo ý đồ, định hớng giao tiếp của ngời viết. Trình bày theo phơng thức này, cần chú ý sử dụng các từ ngữ nh: trớc hết phải kể đến, đặc điểm quan trọng đầu tiên là, thứ nhất, sau đó, cũng cần phải nói đến, còn phải kể đến, . + Trình bày theo quy luật tâm lý, cảm xúc. Phơng thức trình bày này thích hợp với các văn bản thiên về thể hiện đời sống, tình cảm có tính chất riêng t, bộc lộ, cảm xúc chủ quan của ngời viết. - Nh trên đã nói, cách bố trí, sắp xếp nội dung phần Thânh bài còn tuỳ thuộc vào kiểu văn bản. 9 Giáo án Tự chọn Ngữ văn 8 Chẳng hạn, nội dung phần Thân bài văn bản miêu tả có thể đợc sắp xếp, trình bày theo thời gian và không gian, từ hoàn cảnh đến bộ phận, từ cảnh này đến cảnh khác, có cảnh chính và cảnh phụ . Nội dung phần Thân bài văn bản tự sự có thể đợc bố trí, sắp xếp các chi tiết, tình tiết, các tình huống, sự việc, các nhân vật theo diễn biến tự nhiên của câu chuyện hoặc đảo ngợc, đan xen nhau một cách hợp lý theo ý đồ chủ quan của ng- ời viết. Nội dung phần Thân bài văn bản nghị luận gồm một hệ thống các luận điểm lớn, nhỏ và các luận cứ (những lí lẽ và dẫn chứng) nhằm làm sáng tỏ, nổ bật vấn đề cần nghị luận. Cách tổ chức, phối hợp, sắp xếp các luận điểm, luận cứ có thể dựa theo những quan điểm nhất định sao cho chúng đợc đa vào quỹ đạo logic trình bày nhằm làm cho các lí lẽ và dẫn chứng soi sáng cho nhau và thuyết minh đợc luận điểm, các luận điểm thuyết minh đợc luận đề (vấn đề cần giải quyết) một cách đầy sức thuyết phục. - Phân tích cách sắp xếp, trình bày phần nội dung Thân bào của một vài văn bản sau đây để làm ví dụ: + Nội dung Thân bài của văn bản Rừng cọ quê tôi đợc trình bày bằng ba đoạn văn theo trật tự sắp xếp nh sau: Đoạn 1: miêu tả cây cọ: Thân cọ vút thẳng trời. Búp cọ cuốt dài nh thanh kiếm sát vung lên. Cây non vừa trồi, lá đã xoà sát mặt đất. Lá cọ tròn xoè ra nh một rừng tay vẫy . Đoạn 2: Miêu tả rừng cọ: Căn nhà núp dới rừng cọ. Ngôi trờng khuất trong rừng cọ. Ngày ngày đi trong rừng cọ. Cọ xoè ô lợp kín trên đầu. Ngày nắng bóng râm mát rợi. Ngày ma, cũng chẳng ớt đầu. Đoạn 3: cây cọ gắn bó với cuộc sống của ngời dân: Cha làm chổi cọ. Mẹ đựng hạt giống đầy món lá cọ. Chị đan nón lá cọ, mành cọ và làn cọ. Chúng tôi rủ nhau đi nhặt những trái cọ về om, ăn vừa béo vừa bùi. Nhận xét: Các đoạn văn trình bày nội dung phần Thân bài văn bản Rừng cọ quê tôi đợc sắp xếp theo thứ tự từ miêu tả cây cọ, rừng cọ đến cuộc sống của ngời dân gắn bó với cây cọ. Cách bố trí sắp xếp các đoạn văn theo trật tự nh vậy là hợp lý, chặt chẽ, khó có thể thay đổi đợc. 10 [...]... gian: 6 tiết 22 Giáo án Tự chọn Ngữ văn 8 *nội dung bài dạy: A- Thời kỳ văn học này có ba đặc điểm cơ bản: + Văn học đợc hiện đại hoá + Tôc độ phát triển hết sức mau lẹ, thành tựu phong phú + Văn học phân hoá thành nhiều xu hớng Tiết 5: Đặc điểm thứ nhất: Văn học đợc hiện đại hoá Muốn nắm đợc đặc điểm này, phải hiểu rõ thế nào là văn học hiện đại hoá Khi nói văn học hiện đại hoá là nói văn học thoát... mình Các thể văn, nhất là tiểu thuyết và thơ đợc đổi mới - ý thức cá nhân phát triển : Nhà văn phát huy mạnh mẽ cá tinh, phong cách độc đáo của mình Các tràp lu và trờng phái văn học phong phú hơn và cũng phức tạp hơn 25 Giáo án Tự chọn Ngữ văn 8 - Sự xuất hiện nhà văn chuyên nghiệp và ngành phê bình văn học càng đẩy mạnh tốc độ trởng thành và phát triển của văn học Tiết 6: Đặc điểm thứ hai: Văn học phát... nó Khi đọc tác phẩm văn 14 Giáo án Tự chọn Ngữ văn 8 học, muốn nhớ đợc lâu, ngời đọc thờng phải ghi chép lại bằng cách tóm tắt nội dung tác phẩm đó, ( Theo SGV Ngữ văn 8) - Trình bày theo cách quy nạp Trình bày nội dung đoạn văn theo cách quy nạp đi từ các ý nhỏ, ý cụ thể đến ý lớn, ý khái quát Nói cách khác, quy nạp là cách trình bày theo chiều ngợc lại với cách diễn dịch Đoạn văn đợc trình bày theo... chủ đề là những dấu hiệu để phân biệt văn bản với những câu hỗn độn, với những chuỗi bất thờng về nghĩa 18 Giáo án Tự chọn Ngữ văn 8 - Sự liên kết các đoạn văn trong văn bản có tác dụng làm cho ý của các đoạn vừa phân biệt nhau, vừa liền mạch với nhau một cách hợp lý, tạo tính chính thể cho văn bản - Muốn tạo mối quan hệ ý nghĩa chặt chẽ, hợp lý giữa các đoạn văn với nhau, khi chuyển từ đoạn này sang... (dấu ngắt đoạn) 12 Giáo án Tự chọn Ngữ văn 8 - Cần lu ý: đoạn văn thờng gồm nhiều câu tạo thành, nhng đoạn văn cũng có thể chỉ do một câu tạo thành, thậm chí câu này có thể là câu một từ (câu đợc làm thành từ một từ) Ví dụ (đánh số để tiện trình bày): [I] Một con chim con liệng đến đứng trên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗcánh bay cao [II] (1) Tôi đa mắt thèm thuồng nhìn theo cánh chim (2) Một... các tia sáng có màu khác, nhất là màu đỏ và màu lam, nhng không 13 Giáo án Tự chọn Ngữ văn 8 thu nhận màu xanh lục mà lại phản chiếu màu này và do đó mắt ta mới nhìn thấy màu xanh lục Nh vậy, lá cây có màu xanh là do chất diệp lục chứa trong thành phần tế bào (Theo SGK Ngữ văn 8) - Việc xác định đúng câu chủ đề của đoạn văn có tác dụng hết sức quan trọng đối với việc tạo vắn bản và tiếp nhận văn bản... đoạn trích Trong lòng mẹ em hãy chứng minh nhận định trên 11 Giáo án Tự chọn Ngữ văn 8 a Lập dàn ý phần Thân bài và nói rõ cách trình bày ý của em b Viết thành bài văn theo dàn ý đã lập 2 Dựa vào những hiểu biết về bố cục của văn bản, hãy phân đoạn văn bản Trong lòng mẹ và đặt tiêu đề cho từng phần 3 Cho đề văn sau : Hãy giải thích câu tục ngữ: "Uống nớc nhớ nguồn" Một bạn học sinh đã triển khái dàn... là, thứ nhất, thứ hai, thêm vào đó, ngoài ra, Ví dụ: Đoạn văn miêu tả cảnh chị Dậu đánh nhau với cai lệ là một đoạn văn hay, thể hiện tài năng của ngòi bút Ngô Tất Tố Trớc hết, đấy là một đoạn văn giàu kịch tính Nhà văn đã xây dựng những tình huống căng thẳng liên tiếp nhau, vừa hợp lý, vừa bất ngỡ, tạo nên sức hấp 19 Giáo án Tự chọn Ngữ văn 8 dẫn đối với ngời đọc Ngời đọc cảm thấy lo lắng khi bọn tay... con Trắng nõn Nào kia, Lạc bầy Lại bay Vào mây Ô kìa! ( Nguyễn Vi ) 33 Giáo án Tự chọn Ngữ văn 8 Anh nghiện rợu Sống ở dơng gian đánh chèn nhè Chết về âm phủ cắp lè kè Diêm Vơng phán hỏi rằng: Chi đó? - Be ( Phạm Thái ) Non một chồng cao von vót Hoa nắm sắc nở loẻ loè loe Chim tình bầu bạn kia kìa kỉa Ong nghĩa vua tôi nhẹ nhẻ nhè (Khuyết danh) Rắn đầu cứng cổ Chẳng phải liu điu vẫn giống nhà, Rắn... nói văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp của văn học cổ thời phong kiến a- Văn học viết thời phong kiến, thờng gọi là văn chơng bác học, là văn học của giới tri thức Hán học tài hoa ( gọi là những bậc tao nhân mặc khách) Văn chơng ấy thu hẹp trong giới trí thức nên rất uyên bác Không uyên bác không gọi là văn chơng Họ chủ yếu làm thơ văn bằng chữ Hán Họ vận dụng rất nhiều điển cố lấy ở sử sách Trung . Giáo án Tự chọn Ngữ văn 8 Tiết1,2,3,4 Chủ đề 1 Tập làm văn - Văn bản Tiết 1: Chủ đề của văn bản 1. Chủ đề là gì? - Chủ đề. phẩm văn 14 Giáo án Tự chọn Ngữ văn 8 học, muốn nhớ đợc lâu, ngời đọc thờng phải ghi chép lại bằng cách tóm tắt nội dung tác phẩm đó, . ( Theo SGV Ngữ văn

Ngày đăng: 01/09/2013, 08:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w