1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp tăng cường quản lý chi ngân sách xã ở huyện Vân Đồn – Quảng Ninh

94 159 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 687 KB

Nội dung

 Chi ngân sách xã gắn chặt với hoạt động của chính quyền cơ sở do vậyngân sách xã là một cấp ngân sách đặc biệt trong hệ thống NSNN, bởivì: -Với vị trí là một cấp ngân sách hoàn chỉnh,

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong công cuộc xây dựng đất nước, đổi mới và phát triển toàn diệnnền kinh tế - xã hội, thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, nhànước quản lý nền kinh tế bằng nhiều công cụ khác nhau, một trong nhữngcông cụ quan trọng là tài chính nhà nước bao gồm: NSNN, tín dụng nhà nước

và các quỹ tài chính trung gian

Ngân sách xã, phường, thị trấn (gọi chung là ngân sách xã) là một cấpngân sách nằm trong hệ thống NSNN, là ngân sách của chính quyền cơ sở cótầm quan trọng đặc biệt Ngân sách xã vừa là phương tiện vật chất bằng tiền,vừa là công cụ tài chính quan trọng để chính quyền cơ sở thực hiện chứcnăng, nhiệm vụ quản lý nhà nước phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn Vìhoạt động thu chi ngân sách xã gồm nhiều nội dung phong phú, đa dạng luônbiến động không ngừng theo sự phát triển của kinh tế xã hội Tuỳ theo từngthời kỳ, xã được phân thêm các khoản thu chi cho phù hợp với tình hình pháttriển kinh tế xã hội ở xã Ngân sách xã gắn liền với chính quyền cấp xã, là nơitrực tiếp quan hệ với dân, trực tiếp tổ chức thực hiện các chủ trương, đườnglối chính sách của Đảng đến với dân, bất cứ một việc làm tốt hay không tốtđều ảnh hưởng trực tiếp đến người dân Do vậy ngân sách xã phải được quản

lý, điều hành tốt mới xây dựng, củng cố lòng tin của dân, đảm bảo cho chínhquyền xã hoạt động ổn định, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển ngày càng tốthơn Cho nên kinh tế địa phương thì phải có một NSX đủ mạnh và phù hợp làmột đòi hỏi thiết thực, là một mục tiêu phấn đấu đối với cấp xã Thu và chi làhai mảng tồn tại song song trong công tác quản lý NSX Ngoài việc đảm bảocác nguồn thu NSX thì việc thực hiện tốt các khoản chi NSX cũng là một

Trang 2

công việc rất quan trọng Vì như thế nên hơn bao giờ hết, tăng cường, hoànthiện trong công tác quản lý chi NSX là một nhiệm vụ luôn được quan tâm.

Trong những năm qua chi ngân sách xã ở huyện Vân Đồn - tỉnh QuảngNinh cũng có những bước tiến đáng ghi nhận nhưng bên cạnh những thànhtựu đạt được, việc quản lý chi ngân sách xã ở huyện Vân Đồn đang còn nhiềutồn tại cần được xem xét và giải quyết Xuất phát từ những trăn trở với vấn đềngân sách xã tại huyện Vân Đồn và từ những kiến thức tôi học được tại HọcViện Tài Chính và sự chỉ bảo tận tình của các cô Hoàng Thị Thúy Nguyệt,cùng với sự giúp đỡ của lãnh đạo, cán bộ phòng tài chính - kế hoạch huyện

Tôi đã quyết định chọn đề tài:" Giải pháp tăng cường quản lý chi ngân

sách xã ở huyện Vân Đồn- Quảng Ninh" làm luận văn tốt nghiệp.

Mục đích nghiên cứu của đề tài: trên cơ sở những kiến thức đã đượchọc đề tài đi vào đánh giá thực trạng chi ngân sách xã và công tác quản lý chitài chính ngân sách xã ở huyện Vân Đồn - Quảng Ninh Từ đó đề ra các giảipháp, kiến nghị nhằm tăng cường công tác quản lý chi ngân sách xã ở huyệnVân Đồn - tỉnh Quảng Ninh

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, nội dung đề tài này gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về chi ngân sách xã và công tác

quản lý chi ngân sách xã

Chương 2: Thực trạng quản lý chi ngân sách xã ở huyện Vân Đồn

-tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2008 - 2010

Chương 3: Phương hướng và những giải pháp tăng cường quản lý chi

ngân sách xã ở huyện Vân Đồn - tỉnh Quảng Ninh

Đây tuy không phải là đề tài mới, song cùng với quá trình phát triểnkinh tế của đất nước, công tác quản lý NSNN không ngừng thay đổi nhằm tạo

cơ chế hợp lý phù hợp với tiến trình phát triển như hiện nay Với kiến thức

Trang 3

của một sinh viên về cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn còn hạn chế nên khôngtránh khỏi những sai sót trong quá trình nhìn nhận, đánh giá các vấn đề Bảnthân tôi mong được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn để tôi cócái nhìn toàn diện hơn, sâu sắc hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2011

Sinh viên Nguyễn Thủy Tiên

Trang 4

CHƯƠNG 1:

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHI NGÂN SÁCH XÃ VÀ

QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH XÃ.

1.1 Những vấn đề cơ bản về chi ngân sách xã

1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của ngân sách xã

Ở nước ta, làng xã cổ truyền đã xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử Đểđảm bảo cho hoạt động của bộ máy quản lý làng xã và một số nhu cầu cụ thểkhác thì xuất hiện "quỹ làng", "chi tiêu của làng", "phụ thu tạm bổ" Đó cũngchính là tiền thân của ngân sách xã (NSX)

Dưới chế độ phong kiến và đế quốc, chính quyền cấp xã cũng có ngânsách Nguồn thu của NSX lúc đó chủ yếu dựa vào hoa lợi, công điền, côngthổ Một phần lấy từ phụ thu lạm bổ trong các thứ thuế do phong kiến, đếquốc đạt ra và các khoản đóng góp của nhân dân theo hương ước của xã.Việc chi tiêu ngân sách chủ yếu là chi tạp dịch, lễ bái, chi phí cho các việckhác của xã và trả thù lao cho các chức sắc trong làng xã Tuy mỗi thời kỳ cónhững tên gọi khác nhau như ngân sách xã, quỹ xã nhưng về chức năng làđảm bảo điều kiện vật chất cho xã để thực hiện ba nhiệm vụ:

 Giữ vững an ninh làng xã

 Quản lý hộ khẩu, quản lý ruộng đất để phục vụ cho việc thu tô, thu thuế, tạp dịch và điều binh lính

 Phục vụ các lợi ích công cộng như đê điều, đường xá, cầu cống

và một số khoản cứu tế xã hội

Từ sau Cách mạng tháng Tám thành công, cùng với việc thiết lập và tổchức ngày càng hoàn chỉnh hệ thống chính quyền cấp xã, ngân sách xã đã

Trang 5

từng bước được đổi mới và hoàn thiện Nhưng do điều kiện chiến tranh và sựyếu kém, lạc hậu của nền kinh tế, ngân sách xã đã có những thời điểm hoạtđộng không hiệu quả, chưa thể hiện được là một nguồn lực để đảm bảo chohoạt động của chính quyển cấp xã Mọi hoạt động chi tiêu nguồn kinh phí đềuthông qua các hợp tác xã nông nghiệp Hợp tác xã nông nghiệp trong điềukiện đã khó khăn lại phải gánh thêm nhiệm vụ ngân sách nên lại càng khókhăn thêm Mặt khác do cơ chế quản lý , phân cấp ngân sách xã không rõ nênkhông động viên được nguồn thu bổ sung cho ngân sách xã, hoạt động ngânsách xã còn rời rạc và chưa có sự thống nhất trong toàn quốc.

Trước tình hình đó, ngày 8/4/1972 điều lệ về quản lý ngân sách xã đã

ra đời, từ đó ngân sách xã mới thực sự được quản lý thống nhất và từng bướchoàn chỉnh Điều lệ ngân sách xã đã xác định rõ vai trò quan trọng của ngânsách xã đối với việc tổ chức hoạt động của chính quyền cơ sở Sự phân cấpquản lý thu, chi đã tạo điều kiện cho các vươn lên thể hiện vị trí, vai trò quantrọng của mình trong việc huy động nhân tài, vật lực phát triển ngân sách xã,

ổn định đời sống, góp phần vào sự nghiệp giải phóng Miền Nam và đưa MiềnBắc tiến lên xây dựng CNXH

Để ngân sách xã ngày càng phát triển, phù hợp với xu thế phát triểncủa kinh tế đất nước, ngày 19/11/1983 Hội đồng Bộ trưởng đã ra nghị quyết

số 138/HĐBT để khẳng định thêm vai trò, vị trí của ngân sách xã và xác định

rõ ngân sách xã là một cấp ngân sách chưa hoàn chỉnh trong hệ thống NSNNbốn cấp Đó là điểm mới để ngân sách xã thực hiện được quản lý thống nhấttrong hệ thống NSNN

Bước sang thời kỳ đổi mới đất nước, trước yêu cầu phải tổ chức lại hệthống tài chính để phù hợp với đòi hỏi của sự phát triển kinh tế xã hội, đặcbiệt là yêu cầu ngày càng cao trong việc củng cố và nâng cao hoạt động củachính quyền cơ sở, tạo điều kiện cho ngân sách xã ngày càng phát triển Ngày

Trang 6

16/12/2002 Quốc hội 11 đã ban hành Luật NSNN Theo quy định của LuậtNSNN thì ngân sách xã là cấp ngân sách hoàn chỉnh trong hệ thống NSNN tahiện nay Đó chính là sự khẳng định vai trò, vị trí ngày càng quan trọng củangân sách xã đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong điều kiệnchúng ta đang thực hiện đường lối đổi mới đất nước xây dựng nền kinh tế thịtrường định hướng XHCN.

1.1.2 Khái niệm, vị trí, vai trò chi ngân sách xã

 Khái niệm chi ngân sách xã

Chi ngân sách xã là quá trình phân phối và sử dụng nguồn vốn đã tập trung qua thu ngân sách xã nhằm đáp ứng cho các nhu cầu chi tiêu gắn liền với thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của chính quyền xã

Bản chất của chi NSNN nói chung, chi ngân sách xã nói riêng là hệthống những mối quan hệ kinh tế Nhà nước và xã hội trong quá trình nhànước sử dụng các nguồn tài chính nhằm đảm bảo yêu cầu thực hiện các chứcnăng của Nhà nước Các quan hệ kinh tế này bao gồm:

 Quan hệ kinh tế giữa chính quyền cấp xã và các tổ chức sản xuất, kinhdoanh trên địa bàn xã

 Quan hệ giữa ngân sách xã với các tổ chức tài chính trung gian với quỹtín dụng nhân dân

 Quan hệ kinh tế giữa ngân sách xã và các tổ chức xã hội cấp xã

- Quan hệ kinh tế giữa ngân sách xã và các hộ gia đình

 Vai trò, vị trí của chi ngân sách xã

Theo quy định của Luật NSNN 2002 ngân sách xã là một bộ phận củaNSNN, là ngân sách của chính quyền cấp cơ sở do Uỷ Ban Nhân Dân(UBND) xã, phường, thị trấn (Gọi chung là xã) xây dựng, tổ chức quản lý và

Trang 7

thực hiện dưới sự giám sát của Hội Đồng Nhân Dân (HĐND) xã Ngân sách

xã được xây dựng từ các nguồn thu, được phân cấp và các nội dung chi đểthực hiện các công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cấp xã

Như vậy, vị trí của ngân sách xã là cấp ngân sách thứ tư trong hệ thốngNSNN, là công cụ tài chính quan trọng để chính quyền cấp xã thực hiện tốtchức năng, nhiệm vụ của mình

Có thể nói quản lý nhà nước ở Trung ương là quản lý trên mọi mặt, mọilĩnh vực trên phạm vi cả nước, trên tầm vĩ mô và quản lý nhà nước của chínhquyền địa phương là quản lý theo chức năng, nhiệm vụ được quy định vàphân giao theo lãnh thổ Trong bối cảnh hiện nay, sự thay đổi cơ chế quản lýnền kinh tế từ tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản

lý của nhà nước đã tạo nên một sự thay đổi cơ bản vai trò của ngân sách nhànước do đó vai trò của ngân sách xã cũng có sự thay đổi theo

Với tư cách là một bộ phận của NSNN, vai trò của chi ngân sách xãđược thể hiện ở các nội dung sau:

Thứ nhất: Ngân sách xã là bộ phận cấu thành của hệ thống NSNN, là

cơ sở kinh tế của chính quyền cấp xã Ngân sách xã là công cụ huy động cácnguồn lực tài chính để đảm bảo cho nhu cầu chi tiêu của chính quyền xã Vaitrò của ngân sách xã được xác định trên bản chất kinh tế của Nhà nước Mọihoạt động quản lý Nhà nước về kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh - quốcphòng của xã luôn luôn đòi hỏi phải có nguồn tài chính trang trải, chi tiêucho những mục đích đã được xác định Đó chính là nguồn tài chính để đảmbảo cho các hoạt động sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hoá - xã hội, an ninh -quốc phòng và là nguồn lực quan trọng để xây dựng cơ sở hạ tầng nôngnghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá Ngân sách xã

Trang 8

sẽ giúp cho chính quyền cấp xã thực hiện chức năng nhiệm vụ đạt kết quả caonhất trong tất cả các lĩnh vực quản lý trên địa bàn xã.

Thứ hai: Ngân sách xã – công cụ đặc biệt quan trọng để chính quyền

xã thực hiện quản lý toàn diện các hoạt động kinh tế, xã hội ở địa phương

Khi nền kinh tế thị trường phát triển ngày càng mạnh mẽ thì vai tròcủa NSNN đối với quá trình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương cũng có

sự thay đổi Hiện nay NSNN đã trở thành công cụ tài chính quan trọng giúpnhà nước thực hiện quản lý điều tiết vĩ mô nền kinh tế NSX cũng ngày càngtrở thành công cụ tài chính quan trọng đối với mỗi địa phương Thông quacác hoạt động chi NS X, chính quyền địa phương có thể trực tiếp hoặc giántiếp theo dõi quản lý toàn diện các hoạt động kinh tế, xã hội tại địa phương

Cụ thể như sau:

 Chúng ta có thể khẳng định rằng: xã là đơn vị hành chính cơ sở ở địaphương HĐND xã là cơ quan quyền lực cao nhất xã, chịu trách nhiệmcác quyết định quan trọng có ảnh hưởng đến hoạt động của xã Chínhquyền xã trực tiếp liên hệ với dân một cách trực tiếp để giải quyếtnhững mối quan hệ cơ bản về lợi ích giữa nhà nước và nhân dân Đểlàm tốt các nhiệm vụ đó phải nhờ vào nguồn NSX Nhiệm vụ chi củaNSX gắn trực tiếp với các nhiệm vụ của bộ máy chính quyền và liênquan trực tiếp tới lợi ích của dân chúng Cũng có một số khoản chi chỉNSX mới đảm bảo chi kịp thời và đúng đối tượng (chi cứu tế, chi thựchiện chăm sóc sức khỏe, chi duy tu, bảo dưỡng các công trình côngcộng…)

 Thông qua hoạt động chi NS X mà các hoạt động kinh tế, chính trị, vănhoá, xã hội tại địa phương được duy trì và phát triển ổn định: hoạt động

Trang 9

của Đảng, các tổ chức đoàn thể, việc thực hiện các chính sách xã hội,xây dựng hệ thống truyền thanh, truyền hình nhằm nâng cao trình độvăn hoá, tầm hiểu biết cho người dân và tăng cường nhận thức về chủtrương, đường lối của Đảng…

Như vậy rõ ràng ngoài tác dụng giúp quá trình quản lý tốt về mặt hànhchính ở địa phương, NSX cũng đã phần nào đóng góp vào việc ổn định pháttriển kinh tế, văn hoá, xã hội tại địa phương Trong tình hình hiện nay, côngtác quản lý chi NSX ngày càng được coi trọng để có thể phát huy tốt nhất vaitrò của nó

 Đặc điểm hoạt động của chi ngân sách xã:

Là một bộ phận trong hệ thống NSNN và là cấp ngân sách của chínhquyền cơ sở, chi ngân sách xã có những đặc điểm sau:

 Hoạt động chi ngân sách xã luôn gắn chặt với quyền lực kinh tế, chínhtrị của chính quyền cấp xã và được tổ chức thực hiện trên cơ sở nhữngquy định, luật lệ thống nhất được nhà nước ban hành Biểu hiện củađặc điểm này là nội dung, mức độ, cơ cấu các khoản chi của ngân sách

xã được Nhà nước quyết định và trở thành chỉ tiêu pháp lý yêu cầu cácchủ thể trên địa bàn xã thực hiện

 Chi ngân sách xã gắn chặt với hoạt động của chính quyền cơ sở do vậyngân sách xã là một cấp ngân sách đặc biệt trong hệ thống NSNN, bởivì:

-Với vị trí là một cấp ngân sách hoàn chỉnh, ngân sách xã là toàn bộ

dự toán thu, chi ngân sách một năm đã được HĐND xã quyết định và giámsát thực hiện Mặt khác do cấp xã là cấp cơ sở, dưới đó không còn đơn vị dựtoán, các đơn vị thụ hưởng ngân sách trực thuộc nên ngân sách xã cũng chính

là đơn vị dự toán

Trang 10

-Với tư cách là một cấp ngân sách, ngân sách xã phải có chức năng

và nhiệm vụ của một cấp ngân sách, đồng thời với tư cách là một đơn vị dựtoán ngân sách, ngân sách xã phải có nhiệm vụ chấp hành các chính sách, chế

độ của nhà nước trong quá trình chi ngân sách

Hai tư cách quản lý lại phải thống nhất trong một bộ máy quản lý, vìvậy nó ảnh hưởng đến nhiều nội dung quản lý nhân sách xã như tổ chức bộmáy quản lý, chế độ kế toán ngân sách xã và công khai ngân sách xã

1.1.3 Nội dung chi của ngân sách xã

Chi ngân sách xã gồm: Chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên.HĐND cấp tỉnh quyết định phân cấp nhiệm vụ chi cho ngân sách xã Căn cứchế độ phân cấp quản lý kinh tế xã hội của nhà nước, các chính sách chế độ

về hoạt động của các cơ quan Nhà nước, Đảng cộng sản Việt nam và các tổchức chính trị xã hội và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của xã khi phâncấp nhiệm vụ chi cho ngân sách xã, HĐND tỉnh xem xét giao cho ngân sách

xã thực hiện các nhiệm vụ chi dưới đây:

Một là : Chi đầu tư phát triển gồm :

Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hộikhông có khả năng thu hồi vốn theo phân cấp của cấp tỉnh

Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của

xã từ nguồn huy động đóng góp của các tổ chức, cá nhân cho từng dự án nhấtđịnh theo quy định của pháp luật, do HĐND xã quyết định đưa vào ngân sách

xã quản lý Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật

Hai là: Các khoản chi thường xuyên :

+ Chi cho hoạt động của các cơ quan nhà nước ở xã:

- Tiền lương, tiền công cho cán bộ công chức cấp xã

- Sinh hoạt phí đại biểu HĐND xã

Trang 11

- Các khoản phụ cấp khác theo quy định của Nhà nước.

- Công tác phí

- Cho hoạt động văn phòng như : Chi điện nước, văn phòng phẩm,phí bưu điện, điện thoại, hội nghị, chi tiếp khách, khánh tiết

- Chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên trụ sở, phương tiện làm việc

- Chi khác theo chế độ quy định

+ Kinh phí hoạt động của cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam của xã.+ Kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở xã (gồm Mặttrận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội cựu chiến bìnhViệt Nam, Hội phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt nam) sau khi trừ cáckhoản thu theo điều lệ và các khoản thu khác (nếu có)

+ Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho cán bộ xã và các đối tượngkhác theo chế độ quy định

+ Chi cho công tác dân quân tự vệ, trật tự an toàn xã hội

- Chi huấn luyện dân quân tự vệ, các khoản phụ cấp huy động dânquân tự vệ và các khoản chi khác về dân quân tự vệ thuộc nhiệm vụ chi củangân sách xã theo quy định pháp luật về dân quân tự vệ

- Chi thực hiện việc đăng ký nghĩa vụ quân sự, công tác nghĩa vụ quân

sự khác thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách xã theo quy định của pháp luật

- Chi tuyên truyền vận động và tổ chức phong trào bảo vệ an ninh, trật

tự an toàn xã hội trên địa bàn xã

- Các khoản chi khác theo chế độ quy định

+ Chi cho công tác xã hội và hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục thểthao do xã quản lý

- Trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã nghỉ việc theo chế độ quy định(Không kể trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã nghỉ việc và trợ cấp thôi việc 1lần cho cán bộ xã nghỉ việc từ 01/01/1998 trở vể trước do tổ chức bảo biểm

Trang 12

xã hội chi), chi thăm hỏi các gia đình chính sách, cứu tế xã hội và công tác xãhội khác.

- Cho hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục thể thao, truyền thanh do

xã quản lý

+ Chi sự nghiệp giáo dục: Hỗ trợ các lớp bổ túc văn hóa, trợ cấp nhàtrẻ, lớp mẫu giáo, kể cả trợ cấp cho giáo viên mẫu giáo và cô nuôi dạy trẻ do

xã, thị trấn quản lý (Đối với phường do ngân sách cấp trên chi)

+ Chi sự nghiệp y tế: Hỗ trợ chi thường xuyên và mua sắm các khoảntrang thiết bị phục vụ cho khám chữa bệnh của trạm y tế xã

+ Chi sửa chữa cải tạo các công trình phúc lợi, các công trình kết cấu

hạ tầng do xã quản lý như: Nhà văn hoá, thư viện, đài tưởng niệm, cơ sở thểdục thể thao, cầu, đường giao thông, công trình cấp và thoát nước công cộng.Riêng đối với thị trấn còn có nhiệm vụ chi cải tạo vỉa hè, đường phố nội thị,đèn chiếu sáng, công viên, cây xanh (Đối với phường do cấp trên chi)

Hỗ trợ khuyến khích phát triển các sự nghiệp kinh tế như: Khuyếnnông, khuyến ngư, khuyến lâm theo chế độ quy định

+ Các khoản chi thường xuyên khác ở xã theo quy định của pháp luật.Căn cứ vào định mức, chế độ, tiêu chuẩn của nhà nước, HĐND cấptỉnh quy định cụ thể mức chi thường xuyên cho công việc phù hợp với tìnhhình đặc điểm và khả năng ngân sách địa phương

1.2 Chu trình quản lý chi ngân sách xã

Chu trình ngân sách hay còn gọi là quy trình ngân sách dùng để chỉ toàn bộ hoạt động của một ngân sách kể từ khi bắt đầu hình thành cho tới khi kếtthúc chuyển sang ngân sách mới Một chu trình ngân sách gồm ba khâu

Trang 13

nối tiếp nhau, đó là: lập dự toán ngân sách (bao gồm chuẩn bị và quyết định dự toán ngân sách); chấp hành ngân sách và quyết toán ngân sách

1.2.1 Lập dự toán chi ngân sách xã

Lập dự toán ngân sách là công việc khởi đầu có ý nghĩa quyết địnhđến toàn bộ các khâu của chu trình quản lý ngân sách Lập dự toán ngân sáchthực chất là lập kế hoạch (dự toán) các khoản thu-chi của ngân sách trongmột năm ngân sách Kết quả của khâu này là dự toán ngân sách được HĐND

xã quyết định

 Căn cứ lập dự toán chi ngân sách xã:

- Kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội của xã

- Chính sách, chế độ thu NSNN; Định mức phân bổ; Chế độ, tiêu chuẩn,định mức chi tiêu

- Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi

- Số kiểm tra về dự toán thu, chi NSX do UBND cấp huyện thông báo

- Tình hình thực hiện dự toán NSX năm trước và một số năm liền kề, ướcthực hiện NS năm hiện hành

- Dự báo những xu hướng và vấn đề có tác động đến ngân sách xã năm kếhoạch

 Yêu cầu lập dự toán ngân sách xã

- Lập theo đúng nội dung, mẫu biểu, MLNSNN, thời hạn qui định

- Tuân theo các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức

- Phải căn cứ vào điều kiện và nguồn kinh phí để lựa chọn các hoạtđộng/dự án cần ưu tiên bố trí vốn

- Đảm bảo nguyên tắc cân đối

- Phải có thuyết minh rõ ràng các cơ sở, căn cứ tính toán

Trình tự quản lý chi ngân sách xã

Trang 15

BAN NGÀNH, ĐOÀN

THỂ

Trang 16

 Hướng dẫn xây dựng dự toán:

Bước (1): UBND huyện hướng dẫn và giao số kiểm tra dự toán chingân sách cho các xã

Bước (2): UBND xã tổ chức hội nghị triển khai xây dựng dự toán chi

NSX và giao số kiểm tra cho các ban ngành, đoàn thể

 Lập và tổng hợp dự toán ngân sách xã

Bước (3): Các ban ngành, đoàn thể, kế toán xã lập dự toán chi ngân

sách xã

Bước (4): UBND xã làm việc với các ban ngành, đoàn thể về dự toán

chi ngân sách; kế toán tổng hợp và hoàn chỉnh dự toán chi NSX

Bước (5): UBND xã trình Thường trực HĐND xã xem xét cho ý kiến

về dự toán chi NSX

Bước (6): Căn cứ vào ý kiến của Thường trực HĐND xã, UBND xã

hoàn chỉnh lại dự toán chi ngân sách và gửi Phòng Tài chính-Kế hoạch huyện

Bước (7): Phòng Tài chính- kế hoạch huyện tổ chức làm việc về dự

toán chi ngân sách với các xã đối với năm đầu của thời kỳ ổn định hoặc khiUBND xã có yêu cầu ở những năm tiếp theo của thời kỳ ổn định ngân sách;tổng hợp và hoàn chỉnh dự toán chi ngân sách huyện báo cáo UBND huyện

 Phân bổ và quyết định dự toán ngân sách xã

Bước (8): UBND huyện giao dự toán chi ngân sách chính thức cho các

Bước (9): UBND xã hoàn chỉnh lại dự toán chi ngân sách xã gửi đại

biểu HĐND xã trước phiên họp của HĐND xã về dự toán chi ngân sách;HĐND xã thảo luận và quyết định dự toán chi ngân sách

Trang 17

Bước (10): UBND xã giao dự toán cho ban, ngành, đoàn thể, đồng gửi

Phòng Tài chính- Kế hoạch huyện, Kho bạc nhà nước huyện; thực hiện côngkhai dự toán ngân sách xã trước ngày 31/12

1.2.2 Chấp hành dự toán chi ngân sách xã

Nhằm đưa dự toán (kế hoạch) Ngân sách xã thành hiện thực, căn cứ vào dựtoán đã được lập với những luận cứ khoa học và thực tiễn, các cơ quan hữuquan, trọng yếu là tài chính kế toán xã điều hành, kiểm tra chi ngân sách xã

và quản trị cân đối chi Ngân sách xã theo thời gian (thường là tháng) Trongquá trình chấp hành nếu thấy dự toán chi có sự biến động trên thực tiễn ( chivượt dự toán hoặc không đảm bảo dự toán) thì nhà quản lý cần đưa ra các giảipháp phù hợp đảm bảo chấp hành (thực tế) sát với dự toán đã, đảm bảo đượccác nhiệm vụ, chức năng quản lý kinh tế, xã hội mà chính quyền cấp xã phảiđảm nhận

 Tổ chức thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách xã:

o Tổ chức nhiệm vụ chi đầu tư

+Lập kế hoạch vốn đầu tư:

- Căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của xã, Chủ đầu tư lập kế hoạch vốn đầu tư, cùng với thời gian lập dự toán ngân sách xã gửi Uỷ ban nhân dân xã Căn cứ vào nguồn thu của ngân sách xã, Uỷ ban nhân dân xã

Trang 18

tổng hợp và xem xét trình Hội đồng nhân dân xã thông qua kế hoạch vốn đầu

tư của xã (theo mẫu số 01/BC-KHĐT) Kế hoạch vốn đầu tư phải đảm bảo các nội dung sau:

 Tổng số vốn đầu tư trong năm, chia theo từng dự án đầu tư và từng nguồn vốn (nguồn vốn đầu tư từ ngân sách xã; nguồn vốn ngân sách cấp trên hỗ trợ; nguồn vốn đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong xã;nguồn vốn đóng góp của các tổ chức, cá nhân khác)

 Các kiến nghị (nếu có)

- Kế hoạch vốn đầu tư của xã sau khi được Hội đồng nhân dân xã thông qua, được gửi đến phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Phòng Tài chính - Kế hoạchhuyện tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân huyện, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch

và đầu tư (theo mẫu số 02/BC-KHĐT)

+ Thông báo và điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư hàng năm

- Căn cứ vào kế hoạch vốn đầu tư năm được Hội đồng nhân dân xã thông qua; trên cơ sở nguồn thu của ngân sách xã; nguồn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cấp trên; nguồn vốn huy động đóng góp và khối lượng thực hiện của các dự án đầu tư, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã quyết định thông báo kế hoạch vốn đầu tư, đồng thời gửi Kho bạc nhà nước (nơi mở tài khoản) để làmcăn cứ kiểm soát, thanh toán vốn cho dự án đầu tư

- Định kỳ, Uỷ ban nhân dân xã rà soát tiến độ thực hiện và mục tiêu đầu tư của các dự án đầu tư trong năm để điều chỉnh kế hoạch theo thẩm quyền, chuyển vốn từ các dự án đầu tư không có khả năng thực hiện sang các dự án đầu tư thực hiện vượt tiến độ, còn nợ khối lượng, các dự án đầu tư có khả năng hoàn thành vượt kế hoạch trong năm Việc điều chỉnh kế hoạch phải

Trang 19

đảm bảo cho kế hoạch của dự án đầu tư sau khi điều chỉnh không thấp hơn sốvốn Kho bạc nhà nước đã thanh toán cho dự án đầu tư đó

- Thời hạn điều chỉnh kế hoạch hàng năm kết thúc chậm nhất là ngày 31 tháng 12 năm kế hoạch

+ Tạm ứng, và thu hồi tạm ứng vốn đầu tư

- Đối với hợp đồng tư vấn: mức vốn tạm ứng theo thoả thuận trong hợp đồnggiữa Chủ đầu tư với nhà thầu nhưng tối thiểu bằng 25% giá trị hợp đồng

- Đối với công việc giải phóng mặt bằng: mức vốn tạm ứng theo tiến độ thựchiện trong kế hoạch giải phóng mặt bằng nằm trong phương án được cấp cóthẩm quyền phê duyệt

 Thu hồi vốn tạm ứng:

- Vốn tạm ứng ở các công việc nêu trên đây được thu hồi qua từng lần thanhtoán khối lượng hoàn thành của hợp đồng; bắt đầu thu hồi từ lần thanh toánđầu tiên và thu hồi hết khi thanh toán khối lượng hoàn thành đạt 80% giá trịhợp đồng Mức thu hồi từng lần do Chủ đầu tư thống nhất với nhà thầu Chủđầu tư có trách nhiệm cùng với nhà thầu tính toán mức tạm ứng hợp lý, quản

lý chặt chẽ, sử dụng vốn tạm ứng đúng mục đích, đúng đối tượng, có hiệu quả

và có trách nhiệm đảm bảo hoàn trả đủ số vốn đã tạm ứng khi thanh toán khốilượng hoàn thành đạt 80% giá trị hợp đồng

Trang 20

- Đối với công việc giải phóng mặt bằng:

+ Đối với công việc bồi thường, hỗ trợ: sau khi chi trả cho người thụhưởng, Chủ đầu tư tập hợp chứng từ, làm thủ tục thanh toán và thu hồitạm ứng trong thời hạn chậm nhất là 30 ngày làm việc kể từ ngày chi trảcho người thụ hưởng

+ Đối với các công việc giải phóng mặt bằng khác: vốn tạm ứng đượcthu hồi vào từng kỳ thanh toán khối lượng hoàn thành và thu hồi hết khi

đã thực hiện xong công việc giải phóng mặt bằng

+ Thanh toán vốn đầu tư;

- Đối với các công việc được thực hiện thông qua các hợp đồng xây dựng: việc thanh toán hợp đồng phù hợp với từng loại hợp đồng, giá hợp đồng và các điều kiện trong hợp đồng Số lần thanh toán, giai đoạn thanh toán và điều kiện thanh toán phải được ghi rõ trong hợp đồng

- Đối với giá hợp đồng trọn gói: thanh toán theo tỉ lệ phần trăm (%) giá hợp đồng hoặc giá công trình, hạng mục công trình hoàn thành tương ứng với các giai đoạn thanh toán được ghi trong hợp đồng Sau khi hoàn thành hợp đồng

và được nghiệm thu, bên giao thầu thanh toán cho bên nhận thầu toàn bộ giá hợp đồng đã ký và các khoản tiền được điều chỉnh giá (nếu có)

- Đối với giá hợp đồng theo đơn giá cố định: thanh toán trên cơ sở khối lượngcác công việc hoàn thành (kể cả khối lượng phát sinh được duyệt theo thẩm quyền, nếu có) được nghiệm thu trong giai đoạn thanh toán và đơn giá tương ứng với các công việc đó đã ghi trong hợp đồng hoặc phụ lục bổ sung hợp đồng Sau khi hoàn thành hợp đồng và được nghiệm thu, bên giao thầu thanh toán cho bên nhận thầu toàn bộ giá hợp đồng đã ký và các khoản tiền được điều chỉnh giá (nếu có)

Trang 21

- Đối với giá hợp đồng theo giá điều chỉnh: thanh toán trên cơ sở khối lượng các công việc hoàn thành (kể cả khối lượng phát sinh được duyệt theo thẩm quyền, nếu có) được nghiệm thu trong giai đoạn thanh toán và đơn giá đã điều chỉnh theo quy định của hợp đồng Trường hợp đến giai đoạn thanh toán vẫn chưa đủ điều kiện điều chỉnh đơn giá thì sử dụng đơn giá tạm tính khi ký hợp đồng để thực hiện thanh toán và điều chỉnh giá trị thanh toán khi có đơn giá điều chỉnh theo đúng quy định của hợp đồng Sau khi hoàn thành hợp đồng và được nghiệm thu, bên giao thầu thanh toán cho bên nhận thầu toàn

bộ giá hợp đồng đã ký và các khoản tiền được điều chỉnh giá (nếu có)

- Đối với giá hợp đồng kết hợp: việc thanh toán được thực hiện tương ứng theo các quy định thanh toán đối với từng loại hợp đồng nêu ở trên

- Đối với khối lượng công việc phát sinh ngoài hợp đồng:

+ Đối với khối lượng công việc phát sinh từ 20% trở xuống so với khối lượng công việc tương ứng trong hợp đồng và đã có đơn giá trong hợp đồng thì khối lượng công việc phát sinh được thanh toán theo đơn giá đãghi trong hợp đồng

+ Đối với khối lượng công việc phát sinh lớn hơn 20% so với khối lượngcông việc tương ứng trong hợp đồng hoặc khối lượng công việc phát sinh chưa có đơn giá trong hợp đồng thì khối lượng công việc phát sinh được thanh toán theo đơn giá do Chủ đầu tư phê duyệt theo quy định.+ Đối với khối lượng công việc bổ sung ngoài phạm vi công việc quy định của hợp đồng áp dụng phương thức giá hợp đồng trọn gói thì giá trị

bổ sung được lập dự toán và bên giao thầu và bên nhận thầu thống nhất

ký hợp đồng bổ sung giá trị phát sinh này

Trang 22

- Số vốn thanh toán cho từng nội dung công việc, hạng mục công trình khôngđược vượt dự toán được duyệt hoặc giá gói thầu; tổng số vốn thanh toán cho

dự án đầu tư không vượt tổng mức đầu tư được duyệt

-Số vốn thanh toán cho dự án đầu tư trong năm (bao gồm cả thanh toán tạm ứng và thanh toán khối lượng hoàn thành) không vượt kế hoạch vốn cả năm

đã bố trí cho dự án đầu tư

+ Quyết toán vốn đầu tư;

-Tất cả các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quản lý và quyết định đầu tư của

Uỷ ban nhân dân xã khi hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng phải lập báo cáo quyết toán và được thẩm tra phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành theo đúng chế độ quy định về quản lý tài chính hiện hành.Khi dự án đầu tư xây dựng công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng; chậm nhất sau 02 tháng, Chủ đầu tư phải lập xong báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành Chậm nhất sau 01 tháng, đơn vị chức năng thuộc quyền quản lý của Người quyết định đầu tư phải thực hiện xong công tác thẩm tra báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành, trình Người quyết định đầu tư phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành

-Trên cơ sở báo cáo kết quả thẩm tra quyết toán (báo cáo kết quả kiểm toán) vốn đầu tư dự án hoàn thành của các tổ chức, đơn vị thẩm tra; Chủ đầu tư kiểm tra, trình Người quyết định đầu tư quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành

Quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành phải được niêm yết công khai tại Trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã và gửi cho các cơ quan, đơn vị sau:

- Chủ đầu tư

Trang 23

- Kho bạc nhà nước (nơi mở tài khoản).

- Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện

- Ban giám sát đầu tư của cộng đồng

+ Công tác thanh, kiểm tra, giám sát

 Chế độ báo cáo:

- Định kỳ 6 tháng và một năm, Uỷ ban nhân dân xã lập báo cáo tình hình thựchiện khối lượng và vốn đầu tư đã thanh toán (theo mẫu số 03/BC-THKH) và báo cáo tình hình quyết toán vốn đầu tư các dự án hoàn thành thuộc phạm vi quản lý (theo biểu mẫu số 03/THQT); gửi Hội đồng nhân dân xã, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng và Phòng Tài chính kế hoạch huyện Báo cáo 6 tháng gửi trước ngày 10/7, báo cáo năm gửi trước ngày 15/01 năm sau

Nội dung báo cáo phải phân tích, đánh giá được tình hình thực hiện kế hoạch,kết quả đầu tư trong kỳ, tình hình sử dụng vốn, các vấn đề tồn tại, kiến nghị các biện pháp xử lý

- Căn cứ vào báo cáo tình hiện thực hiện đầu tư của Uỷ ban nhân dân xã, Phòng Tài chính kế hoạch huyện chịu trách nhiệm lập báo cáo tổng hợp gửi

Uỷ ban nhân dân cấp huyện và kiến nghị phương án xử lý các vấn đề tồn tại (theo mẫu số 04/BC-THKH)

 Kiểm tra

Kiểm tra: định kỳ hoặc đột xuất, Phòng Tài chính kế hoạch huyện trực tiếp tổchức kiểm tra hoặc đề nghị Ban giám sát đầu tư của cộng đồng kiểm tra, giámsát, đánh giá các dự án đầu tư do Uỷ ban nhân dân xã quản lý về tình hình sử dụng vốn, tiến độ thực hiện của dự án đầu tư và việc chấp hành chính sách, chế độ tài chính đầu tư xây dựng của Nhà nước

Trang 24

o Tổ chức nhiệm vụ chi thường xuyên

+ Trách nhiệm của các cơ quan và tổ chức, cá nhân trong chấp hành chithường xuyên Ngân sách xã

 Các tổ chức, đơn vị thuộc xã: Chi đúng dự toán được giao, đúng chế

độ, tiêu chuẩn, định mức, đúng mục đích, đối tượng và tiết kiệm, có hiệu quả Lập dự toán sử dụng kinh phí hàng quý (có chia tháng) gửi

Kế toán xã Khi có nhu cầu chi, làm các thủ tục đề nghị Kế toán xã rút tiền tại Kho bạc hoặc quỹ tại xã để thanh toán Chấp hành đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và quyết toán sử dụng kinh phí với Kế toán xã và công khai kết quả thu, chi tài chính của tổ chức, đơn vị

 Kế toán xã: Thẩm tra nhu cầu sử dụng kinh phí của các tổ chức đơn vị

Bố trí nguồn theo dự toán năm và dự toán quý để đáp ứng nhu cầu chi, trường hợp nhu cầu chi lớn hơn thu trong quý cần có biện pháp đề nghịcấp trên tăng tiến độ cấp bổ sung hoặc tạm thời sắp xếp lại nhu cầu chi phù hợp với nguồn thu, theo nguyên tắc đảm bảo chi lương, có tính chất lương đầy đủ, kịp thời Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chi ngân sách, sử dụng tài sản của các tổ chức đơn vị sử dụng ngân sách, phát hiện và báo cáo đề xuất kịp thời Chủ tịch UBND xã về những vi phạm chế độ, tiêu chuẩn, định mức để có biện pháp đảm bảo thực hiện mục tiêu và tiến độ quy định

 Chủ tịch UBND xã hoặc người được uỷ quyền quyết định chi: Việc

quyết định chi phải theo đúng chế độ, tiêu chuẩn và mức chi trong phạm vi dự toán được phê duyệt và người ra quyết định chi phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình, nếu chi sai phải bồi hoàn cho công

Trang 25

quỹ và tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm còn bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

+ Nội dung chi thường xuyên: ưu tiên chi trả tiền lương, các khoản phụcấp cho cán bộ công chức xã, nghiêm cấm việc nợ lương và các khoản phụcấp Các khoản chi thường xuyên khác phải căn cứ vào dự toán năm, khốilượng thực hiện công việc, khả năng của ngân sách xã tại thời điểm chi đểthực hiện chi cho phù hợp

1.2.3 Kế toán và quyết toán chi ngân sách xã

cứ quan trọng để thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh tếtài chính

Hệ thống chứng từ kế toán áp dụng cho kế toán ngân sách và tài chính

xã hiện nay bao gồm:

- Chứng từ kế toán ban hành theo chế độ kế toán ngân sách và tàichính xã;

- Chứng từ ban hành theo Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ápdụng cho kế toán ngân sách và tài chính xã;

- Chứng từ ban hành theo Chế độ kế toán ngân sách và hoạt độngnghiệp vụ Kho bạc và các văn bản khác

Trang 26

Tất cả các chứng từ kế toán đều phải tập trung ở bộ phận kế toán xã Kế toán

xã phải kiểm tra đầy đủ tính pháp lý của chứng từ dùng để ghi sổ kế toán Khikiểm tra chứng từ nếu phát hiện có hành vi vi phạm chính sách chế độ, cácqui định về quản lý kinh tế, tài chính của Nhà nước, kế toán xã phải từ chốithực hiện (xuất quỹ, thanh toán, xuất kho, ) đồng thời báo ngay cho Chủ tịchUBND xã biết để xử lý kịp thời đúng pháp luật hiện hành

Đối với những chứng từ kế toán lập không đúng thủ tục, nội dung vàchữ số không rõ ràng thì người chịu trách nhiệm kiểm tra hoặc ghi sổ phải trảlại, làm thêm thủ tục và điều chỉnh sau đó mới làm căn cứ ghi sổ kế toán

 Vận dụng hệ thống tài khoản kế toán

Căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán qui định trong Chế độ kế toánngân sách và tài chính xã ban hành kèm theo quyết định số 94/2005/QĐ-BTCngày 20/12/2005 của Bộ Tài chính, các xã, phường, thị trấn phải dựa vào đặcđiểm hoạt động, yêu cầu quản lý cụ thể của địa phương mình để lựa chọn vàlập danh mục các tài khoản cấp I, cấp II cho phù hợp Những xã có hoạt độngđặc thù cần mở thêm các tài khoản cấp I, cấp II ngoài danh mục quy địnhphải có ý kiến bằng văn bản gửi Sở tài chính để trình Bộ Tài chính xem xétchấp thuận Trong các tài khoản cấp II sử dụng các xã có thể mở thêm tàikhoản cấp III

Khi đã xác định được số lượng tài khoản sử dụng, chủ tài khoản và kếtoán trưởng (hoặc phụ trách kế toán) phải quy định cụ thể phương pháp ghichép trên cơ sở vận dụng hợp lý chế độ kế toán hiện hành

 Tổ chức lập, nộp báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán

Hệ thống báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán chi ngân sách và chicác hoạt động tài chính khác của xã nhằm mục đích tổng hợp và trình bàymột cách tổng quát, toàn diện tình hình, cơ cấu chi ngân sách; tình hình hoạtđộng tài chính khác của xã; cung cấp thông tin tài chính cần thiết cho việctổng hợp chi ngân sách xã vào ngân sách nhà nước và đáp ứng việc kiểm tra,

Trang 27

kiểm soát, tổng hợp, phân tích, đánh giá hoạt động tài chính của xã; phục vụcho việc công khai tài chính theo qui định của pháp luật; cho phép đánh giátình hình thực hiện dự toán ngân sách xã theo từng kỳ và so sánh tiến độ thựchiện ngân sách kỳ này so với các kỳ trước và năm trước về tổng số và từngchỉ tiêu, từng hình thức chi; báo cáo tài chính định kỳ là tài liệu quan trọng đểxây dựng dự toán ngân sách năm sau, là cơ sở phân tích, đánh giá các nhân tốảnh hưởng tới chi ngân sách hàng năm.

- Báo cáo tài chính xã được lập theo tháng bao gồm: Bảng cân đối tàikhoản; Báo cáo tổng hợp chi ngân sách xã theo nội dung kinh tế Thời gian

kế toán xã nộp báo cáo tài chính cho UBND xã và Phòng Tài chính kế hoạchhuyện chậm nhất là 5 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán tháng;

- Báo cáo quyết toán chi ngân sách và chi các hoạt động tài chính khácđược lập theo năm ngân sách Thời hạn nộp báo cáo quyết toán năm choUBND xã để trình HĐND xã và Phòng tài chính huyện do UBND tỉnh quyđịnh

Kế toán xã có trách nhiệm lập báo cáo tài chính và báo cáo quyết toántheo chế độ kế toán ngân sách và tài chính xã và các văn bản pháp quy khác

do Bộ tài chính qui định Báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán lập dựatrên số liệu của sổ kế toán Báo cáo phải lập đầy đủ, chính xác, trung thực,theo đúng nội dung và thời gian qui định

 Quyết toán chi ngân sách xã

 Khóa sổ kế toán cuối năm và xử lý các nghiêp vụ kinh tế phát sinh

trong thời gian chỉnh lý quyết toán

Trước khi khoá sổ kế toán cuối năm nguyên tắc đặt ra cho cấp xã làphải thực hiện xong các nhiệm vụ chi đã được giao trong năm ngân sách theo

Trang 28

dự toán được duyệt Đối với kế toán ngân sách xã phải hoàn tất các công việchạch toán, tập hợp chứng từ và vào sổ kế toán đầy đủ Cụ thể cần phải thựchiện các công việc sau trước khi thực hiện việc khoá sổ kế toán:

- Ngay trong tháng 12 phải rà soát lại tất cả các khoản chi theo dự toán.Đối với các khoản chi phải giải quyết, thanh toán dứt điểm các nhu cầu chitheo dự toán để đảm bảo mọi khoản chi ngân sách phát sinh trong năm đượctính từ ngày 1/1 cho đến hết ngày 31/12 Trường hợp có khả năng hụt thuphải chủ động có phương án sắp sếp lại các khoản chi để đảm bảo cân đốingân sách xã

- Trước khi thực hiện việc khoá sổ phải xem xét lại các số liệu đã hạchtoán và đối chiếu với KBNN nơi giao dịch tất cả các các khoản chi phát sinh

từ ngày 1/1 đến hết ngày 31/12 đảm bảo các khoản chi đựoc hạch toán đầy

đủ, chính xác, đúng mục lục NSNN áp dụng với cấp xã Nếu kế toán ngânsách xã làm sai thì phải có văn bản đề nghị điều chỉnh gửi KBNN và ngượclại, chỉ sau khi hai bên đã thống nhất một số liệu đúng mới tiến hành việckhoá sổ kế toán

- Thanh toán kịp thời các khoản vay (nếu có các khoản vay từ quĩ dựtrữ tài chính tỉnh), các khoản nợ phải trả Tiến hành tập hợp chứng từ, lậpbảng kê chứng từ thanh toán để thanh toán các khoản chi tạm ứng quaKBNN

- Cuối năm trước khi khoá sổ kế toán phải tiến hành kiểm kê , sao kêđối chiếu toàn bộ tài sản, vật tư, công nợ, tiền mặt, tiền gửi và các loại nguồnvốn quĩ của xã để xác định số thực có về tài sản, tiền quĩ, công nợ vào thờiđiểm cuối ngày 31/12, đảm bảo số liệu trên sổ kế toán phải khớp đúng vớithực tế Trong quá trình kiểm kê nếu phát hiện thừa thiếu đều phải lập biênbản để tìm nguyên nhân và sử lý số chênh lệch đó, nếu thiếu vật tư tài sản,

Trang 29

tiền quĩ thì phải qui trách nhiệm bồi thường vật chất theo qui định Căn cứquyết định xử lý của Hội đồng kiểm kê, kế toán ngân sách xã phải lập chứng

từ phản ánh việc xử lý và điều chỉnh số liệu trên sổ kế toán theo kết quả kiểm

kê thực tế

Vào cuối năm ngân sách kể từ ngày 31/12 của năm báo cáo cho đếnthời điểm hoàn chỉnh quyết toán ngân sách của năm đó có một khoảng thờigian được qui định cụ thể cho từng cấp ngân sách để thực hiện việc chỉnh lýquyết toán ngân sách, khoảng thời gian đó được gọi là thời gian chỉnh lýquyết toán

 Chỉnh lý quyết toán xã

Thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách xã hết ngày 31 tháng 1 năm sau.Nhằm đảm bảo cho việc phản ánh chính xác số thực chi ngân sách có liênquan đến kết quả hoạt động của từng năm ngân sách nhất định, cho nên đòihỏi trong thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách xã những nghiệp vụ chingân sách liên quan đến niên độ ngân sách năm nào phải được phản ánh vàođúng niên độ ngân sách năm đó Mặt khác, hoạt động của NSNN diễn rathường xuyên liên tục, kế tiếp từ năm trước, đến năm nay và sang năm sau.Chính vì vậy trong khoảng thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách xã, Kếtoán xã phải theo dõi trên cả hai hệ thống sổ kế toán thuộc 2 năm kế tiếpnhau, đó là các sổ kế toán thuộc năm cũ và hệ thống sổ kế toán thuộc nămmới, để xử lý các vấn đề sau:

- Hạch toán tiếp các khoản chi ngân sách xã phát sinh từ ngày 31/12trở về trước nhưng do chứng từ chưa về tới xã hoặc chưa kịp làm thủ tụcphản ánh vào NSNN tại KBNN huyện cuối ngày 31/12, được cấp có thẩmquyền cho phép hạch toán tiếp vào chi ngân sách xã năm trước

Trang 30

- Hạch toán tiếp các khoản chi thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách xãnăm trước nếu được UBND xã quyết định cho chi tiếp vào niên độ ngân sáchnăm trước Theo luật NSNN và thông tư thông tư số 60/2003/TT- BTC thì vềnguyên tắc các khoản chi ngân sách được bố trí trong dự toán ngân sách nămnào, chỉ được cấp phát kinh phí để thực hiện trong năm đó Tất cả các khoảnchi ngân sách thuộc dự toán năm trước chưa thực hiện không được chuyểnxang năm sau cấp phát tiếp Trường hợp đặc biệt nếu được chủ tịch UBND xãquyết định chi vào ngân sách năm trước, thì dùng tồn quĩ ngân sách xã nămtrước để xử lý và hạch toán quyết toán vào chi ngân sách xã năm trước trongthời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách xã Nếu được quyết định chi vào ngânsách xã năm sau thì được bố trí vào dự toán và quyết toán vào ngân sách nămsau

- Đối chiếu và điều chỉnh những sai sót trong quá trình hạch toán kếtoán Thời gian điều chỉnh hết ngày 31/ 1 năm sau Hết năm ngân sách kếtoán xã phải phối hợp với KBNN huyện nơi giao dịch chỉnh lý quyết toánngân sách xã, đảm bảo số liệu hạch toán đầy đủ, chính xác, khớp đúng cảtổng số và chi tiết các khoản chi theo mục lục ngân sách xã đã qui định

 Xét duyệt, phê chuẩn quyết toán ngân sách xã

Sau khi hoàn tất việc chỉnh lý quyết toán năm, số liệu trên sổ sách kếtoán phải khớp đúng với số liệu của KBNN, khi đó bộ phận kế toán ngânsách xã có trách nhiệm lập báo cáo quyết toán ngân sách xã trình UBND xãxem xét để gửi cho phòng tài chính huyện, đồng thời UBND xã trình HĐND

xã phê chuẩn Trong trường hợp báo cáo quyết toán năm của xã do HĐND xãphê chuẩn có thay đổi so với báo cáo quyết toán năm do UBND xã đã gửi chophòng tài chính huyện, thì UBND xã phải báo cáo bổ sung, điều chỉnh gửiphòng tài chính- kế hoạch huyện

Trang 31

Báo cáo quyết toán ngân sách xã sau khi lập xong kế toán trưởng, phụtrách kế toán ký vào chỗ qui định trên các bản báo cáo và trình chủ tịchUBND xã ký tên, đóng dấu và gửi cho KBNN huyện xác nhận trước khi trìnhHĐND xã xem xét, phê chuẩn Báo cáo quyết toán ngân sách xã phải đượcHĐND xã phê chuẩn kịp thời để gửi cho phòng tài chính- kế hoạch huyệntheo đúng thời gian quy định của UBND tỉnh HĐND xã sẽ thảo luận và ranghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách xã trong kỳ họp của HĐND Nghịquyết của HĐND theo luật "Tổ chức HĐND và UBND" phải được quá nửatổng số đại biểu HĐND biểu quyết tán thành Sau khi Hội đồng nhân dân xãphê chuẩn, báo cáo quyết toán được lập thành 05 bản để gửi cho HĐND xã,UBND xã, Phòng tài chính – kế hoạch huyện, Kho bạc Nhà nước huyện nơi

xã giao dịch (để làm thủ tục ghi thu kết dư ngân sách), lưu tại bộ phận kế toán

xã và thông báo công khai nơi công cộng cho nhân dân trong xã biết

1.2.4 Công khai minh bạch trong quản lý ngân sách xã

Bắt đầu từ năm ngân sách 2004, NSNN nói chung và NSX nói riêngthực hiện công khai tài chính theo quyết định 192/2004/QĐ-TTg của Chínhphủ ngày 16/11/2004 và Thông tư số 21/2005/TT-BTC ngày 22/3/2005 Công khai tài chính là biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của cán bộcông chức Nhà nước, tập thể người lao động và nhân dân trong việc thực hiệnquyền kiểm tra, giám sát quá trình quản lý và sử dụng vốn, tài sản Nhà nước;huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân theo quyđịnh của pháp luật, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm chế

độ quản lý tài chính; đảm bảo sử dụng có hiệu quả NSNN, thực hành tiếtkiệm chống lãng phí Nguyên tắc công khai tài chính là phải đảm bảo cungcấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin tài chính một cách minh bạch,các báo cáo quyết toán NSNN được thực hiện theo chế độ báo cáo tài chính

Trang 32

và kế toán hiện hành Đối với NSX việc thực hiện công khai tài chính lạicàng quan trọng bởi lẽ các khoản thu chi NSX ảnh hưởng trực tiếp đến lợi íchngười dân Theo quy định, NSX phải công khai chi tiết số liệu dự toán, quyếttoán theo các chỉ tiêu đã được HĐND xã phê chuẩn và chi tiết cho từng lĩnhvực thu, từng lĩnh vực chi Đối với ngân sách xã, phường việc thực hiện côngkhai tài chính thông qua hình thức niêm yết công khai tại trụ sở UBND các

xã, phường vào thời điểm quy định Đây là hình thức nhằm đảm bảo sự làmchủ của nhân dân, vừa gắn bó giữa Nhà nước và nhân dân, vừa thực hiện chủtrương đường lối: Nhà nước và nhân dân cùng làm

1.3 Sự cần thiết phải tăng cường quản lý chi ngân sách xã

NSX đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc thực hiện cácmục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, thực hiện công bằng, văn minh ở các địaphương Song thực tế công tác quản lý chi NSX hiện nay còn rất nhiều vấn đềbất cập đòi hỏi cần thiết phải có những biện pháp để tăng cường công tácquản lý chi NSX, tạo cho NSX có đầy đủ sức mạnh đáp ứng được yêu cầu đổimới, nhiệm vụ mới và những đòi hỏi trong cuộc sống thực tế hiện nay:

 Quản lý chi Ngân sách xã

Sau khi áp dụng Luật NSNN mới sửa đổi các khoản chi tại các xã nhìnchung ngày càng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả Việc cấp phát NSX bằng lệnhchi tiền, bằng tiền mặt hoặc bằng chuyển khoản được bổ sung thêm hình thứcthực chi và tạm ứng đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý NS và lập báocáo thu chi NSX Tuy nhiên cơ cấu chi chủ yếu là chi thường xuyên, cáckhoản chi hội họp, tiếp khách còn lớn gây lãng phí NSNN

Trang 33

+ Việc áp dụng mục lục NSNN vẫn còn nhiều vấn đề bất cập, vướngmắc do hàng năm đều có sự thay đổi mục lục NSNN (mục lục thay đổi mớinhất là hệ thống Mục lục NSNN ban hành tháng 9 năm 2008)

+ Cân đối thu chi: mặc dù đã đẩy mạnh khai thác nguồn thu tại địaphương để tăng khả năng tự cân đối chi thường xuyên nhưng nhìn chung tỷ lệnày còn hạn chế Số bổ sung cân đối từ NS cấp trên vẫn còn lớn làm giảmtính chủ động và hiệu quả quản lý thu chi NSX

 Về việc chấp hành chế độ, chính sách ở các xã:

+ Công tác lập, chấp hành và quyết toán thu chi NSX: Sau khi luậtNSNN năm 2002 được thực thi hầu hết các xã đều nhanh chóng thực hiệnquản lý NS theo luật định và đạt được kết quả khả quan Các khoản thu chiđều thực hiện theo dự toán, thông qua Kho bạc Nhà nước, theo mục lụcNSNN, đúng chế độ, chính sách và đủ chứng từ…Tuy vậy, việc áp dụng mụclục NSNN còn nhiều hạn chế, báo cáo NS chậm, phải điều chỉnh nhiều…+ Trình độ quản lý của cán bộ các xã có trình độ trung cấp trở lên đãđược đào tạo chuyên môn nghiệp vụ làm tốt công tác quản lý NSX Do đóviệc chấp hành chính sách, chế độ được thực hiện khá tốt Tuy nhiên, trình độcán bộ còn nhiều hạn chế chưa thực hiện được yêu cầu đặt ra, chế độ đãi ngộcán bộ cho cán bộ chưa khuyến khích được cán bộ tâm huyết, biên chế tổchức còn chưa hợp lý nhiều về số lượng nhưng chưa đáp ứng được các côngviệc đặt ra, khả năng nắm bắt tình hình còn nhiều hạn chế

+ Công tác lập dự toán NS còn mang tính hình thức, chưa sát với thực tế,chủ yếu dựa vào số thực hiện năm trước hầu như không dựa vào các căn cứkhác như: nhiệm vụ phát triển KTXH trên địa bàn, số kiểm tra về dự toán doUBND huyện thông báo…

Qua những phân tích trên về việc quản lý chi NSX ta thấy việc tăngcường đổi mới hoàn thiện NSX là một tất yếu để NSX phát huy vai trò là một

Trang 34

cấp ngân sách hoàn chỉnh có chức năng nhiệm vụ cụ thể, tự chủ trong quản lý

NS của mình Trong quá trình CNH - HĐH hiện nay công tác quản lý chiNSNN nói chung và NSX trên địa bàn huyện Vân Đồn nói riêng bên cạnhnhững thuận lợi còn rất nhiều khó khăn cần khắc phục thì việc tăng cườngquản lý chi NSX là vô cùng cần thiết, nhất là trong giai đoạn nền kinh tế đang

có nhiều biến động lớn như hiện nay

Trang 35

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA

BÀN HUYỆN VÂN ĐỒN- QUẢNG NINH

2.1 Những đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội huyện Vân Đồn

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên

Vân Đồn là một quần đảo vòng quanh phía Đông và Đông Bắc VịnhBái Tử Long, nhưng lại nằm ở phía Đông và Đông Nam của tỉnh QuảngNinh Huyện Vân Đồn có các phía Tây Bắc giáp vùng biển huyện Tiên Yên

và Đông Bắc giáp vùng biển huyện Đầm Hà, phía Tây giáp thị xã Cẩm Phả,ranh giới với các huyện thị trên là lạch biển Cửa Ông và sông Voi Lớn, phíađông giáp vùng biển huyện Cô Tô, phía Tây Nam giáp Vịnh Hạ Long, thànhphố Hạ Long, và vùng biển Cát Bà thuộc Thành phố Hải Phòng, phía Nam làvùng biển ngoài khơi vịnh Bắc Bộ

Huyện Vân Đồn có diện tích tự nhiên 59.676 ha Trong tổng số 600 hòn đảo,thuộc huyện thì có hơn 20 đảo có người ở Lớn nhất là đảo Cái Bầu rộng17.212 ha, ở giáp địa phận thị xã Cẩm Phả Dân số huyện Vân Đồn vàokhoảng 4.480.000 dân, trong đó: người Kinh chiếm 86%, người Sán Dìu10%, người Hoa 1,5%, người Dao 1,3%, người Sán Chỉ, người Tày,

2.1.2 Đặc điểm kinh tế- xã hội

Huyện Vân Đồn có 12 đơn vị hành chính bao gồm 11 xã và 1 thị trấn.Đảo lớn là đảo Cái Bầu gồm 1 thị trấn và 6 xã đó là: Thị trấn Cái Rồng, xãĐông xá, xã Hạ Long, xã Đoàn Kết, xã Bình Dân, xã Đài Xuyên và xã VạnYên có 5 xã đảo gồm có: Bản Sen, Minh Châu, Quan Lạn, Ngọc Vừng vàThắng lợi Cơ cấu kinh tế của huyện là: Ngư nghiệp, nông lâm nghiệp, du

Trang 36

lịch dịch vụ biển, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Sản xuất nông, lâmnghiệp, thuỷ sản cho tới nay, vẫn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tếcủa huyện, đặc biệt là sản xuất chế biến thuỷ sản.

Vùng biển của huyện có nhiều chủng loại hải sản quý như: tôm he, cámực, sá sùng, cua, ghẹ, bào ngư, Nghề khai thác hải sản có từ lâu đời, songchủ yếu là đánh bắt trong lồng bè và ven bờ, chỉ từ năm 1995 tới nay mớiphát triển đánh bắt xa bờ Việc nuồi trồng thuỷ sản, đặc biệt là nghề nuôi cấyngọc trai, từ năm 1990 mới phát triển mạnh Sản lượng hải sản đánh bắt vànuôi trồng vào đầu những năm 1990 tăng từ 2 - 3 nghìn tấn/năm lên 5 - 6nghìn tấn/năm

Công nghiệp khai khoáng gồm: Than đá đã được khai thác từ thời Phápthuộc, ở mỏ than Kế Bào Trữ lượng hiện còn khoảng 107 triệu tấn Mỏquặng sắt Cái Bầu có trữ lượng lớn khoảng 154.000 tấn Mỏ cát trắng VânHải có trữ lượng trên 13 triệu tấn, hiện đang khai thác với sản lượng 20.000tấn/năm Vàng sa khoáng và vàng trong đới quặng sắt có ở đảo Cái Bầu.Huyện đảo Vân Đồn, nằm ôm trọn vùng vịnh Bái Tử Long, có nhiều đảo đávôi và những hang động đẹp, lại nối liền với vịnh Hạ Long, di sản thế giới.Các xã đảo tuyến ngoài giáp vịnh Hạ Long (tuyến đảo Vân Hải) có nhiều bãitắm đẹp, nhiều hải sản ngon, khí hậu trong lành và những di tích lịch sử vănhóa, rất có tiềm năng để phát triển kinh tế dịch vụ du lịch

Rừng trên nhiều đảo xưa kia có nhiều lâm sản quí, trong đó có nhiềuloại cây gỗ quý như gỗ lim, gỗ táu, gỗ nghiến, gỗ mun nhưng đang cạn kiệt

do tốc độ khai thác lớn hơn tốc độ tái sinh Rừng Ba Mùn là một rừng nguyênsinh từng được quy định là vườn quốc gia, nhưng sau bị khai thác bừa bãi đãsuy giảm chất lượng Để thay thế và nâng cấp phạm vi bảo vệ nguồn sinhquyển quý hiếm, Chính phủ quy định toàn bộ rừng nguyên sinh trên các đảo

Trang 37

vùng vịnh Bái Tử Long (kể cả các đảo thuộc thị xã Cẩm Phả và thành phố HạLong) mới được gọi là vườn quốc gia, đó là vườn quốc gia Bái Tử Long

Đất nông nghiệp của toàn huyện rất hẹp (1.242 ha) trong đó: đất trồnglúa chưa đến 600 ha, và gần 100 ha cây ăn quả Đất nông nghiệp lại là đất bạcmàu, trên núi đá lại pha cát, thiếu nước tưới vì ít sông hồ nên năng suất thấp.Tổng sản lượng lương thực hàng năm chưa đến 5.000 tấn quy thóc

Tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện có các nghề đóng thuyền, sảnxuất vật liệu xây dựng, làm đồ mộc, chế biến hải sản

Giao thông trong huyện chủ yếu là bằng đường thủy giữa các đảo XãVạn Yên có bến cảng Vạn Hoa, thị trấn Cái Rồng có cảng Cái Rồng, có thểcho xà lan, tàu thuyền tải trọng hàng trăm tấn ra vào dễ dàng, đồng thời làđầu mối giao thông qua lại giữa các đảo Đường bộ dài nhất là đường 31 dài

40 km, xuyên suốt đảo Cái Bầu và chỉ nối mỗi đảo này với đất liền qua CửaÔng Điểm cuối của đường này là cảng Vạn Hoa Trên các đảo Trà Bản, NgọcVừng, Quan Lạn có những đoạn đường ô tô dùng cho quân sự và lâm nghiệp,nhưng chỉ là các đoạn đường trong nội bộ các đảo Còn giữa các đảo với nhau

và với đất liền chủ yếu vẫn dùng phương tiện giao thông đường thủy

Đời sống xã hội: với các chương trình đầu tư về đường xá đã được chútrọng như đường 334, Hạ Long - Đài Xuyên, đường bê tông xuyên đảo BảnSen, Minh Châu, Quan Lạn, tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu, buôn bán,vận chuyển hàng hoá, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển Các xã tuyến tronghuyện đều có điện lưới quốc gia,đáp ứng một phần nhu cầu của nhân dân.Các xã: Hạ Long, Đông Xá và thị trấn Cái Rồng, được sử dụng nước sạch.Chương trình xoá thôn, bản trắng về y tế, phòng học tạm được quan tâm; trụ

sở làm việc của các xã, thị trấn được xây dựng lại khang trang, kiên cố Xâydựng nhà bia tưởng niệm liệt sĩ ở các xã Đến nay 100% số xã có cơ sở khám

Trang 38

chữa bệnh kiên cố, khang trang, toàn huyện có 16 trường cao tầng tập trungcho các xã lớn như Hạ Long, Thị trấn Cái Rồng và Đông Xá.

Nhìn chung, tất cả những nỗ lực cố gắng trong phát triển kinh tế - xãhội của huyện trong thời gian qua đã góp phần nâng cao đời sống, vật chấttinh thần cho nhân dân, đổi mới bộ mặt huyện đảo Các điều kiện trên đã cóảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến công tác chi ngân sách trên địa bàn

2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Vân Đồn

Trong những năm qua cùng với tiến trình đổi mới đất nước, nhờ đótình hình ngân sách xã trong cả nước đã có những bước tiến đáng kể Cùngvới sự phát triển chung đó, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý NSX ở huyện VânĐồn - tỉnh Quảng Ninh cũng có sự thay đổi nhất định Hiện nay bộ máy được

tổ chức như sau:

 Ở cấp huyện bộ phận quản lý NSX: thông thường có từ 2-4 cán bộ tùythuộc vào số lượng các xã trên địa bàn; quản lý ngân sách xã về: đầu tư xâydựng cơ bản; thu chi ngân sách; kinh phí ủy quyền của cơ quan cấp trên; giá,công sản…

Chức năng nhiệm vụ chủ yếu của bộ phận quản lý ngân sách xã: Chỉ đạo,hướng dẫn, kiểm tra các xã, uốn nắn và có những chỉ đạo kịp thời các xã thựchiện về công tác xây dựng và quản lý NSX, quản lý tình hình thu chi và tìnhhình thực hiện các chính sách chế độ tài chính ngân sách của các xã trên địabàn huyện quản lý Đồng thời giúp phòng Tài chính - Kế hoạch huyện hoànthành nhiệm vụ do UBND huyện giao

 ở cấp xã có Kế toán ngân sách xã và thủ quỹ: hiện nay không còn Bantài chính xã nữa mà tổ chức bộ máy quản lý ngân sách xã chỉ có một kế toán

và một thủ quỹ Hiện nay tại huyện Vân Đồn, hầu hết các xã kế toán kiêm

Trang 39

luôn vai trò của thủ quỹ thực hiện các chức năng và nhiệm vụ chủ yếu sauđây:

- Thu thập, ghi chép các khoản thu, chi ngân sách, các quỹ chuyêndùng của xã, các khoản thu đóng góp của dân, tài sản do xã quản lý và sửdụng

- Kiểm tra tình hình thực hiện dự toán thu, chi ngân sách xã; tình hìnhchấp hành các tiêu chuẩn định mức; tình hình quản lý và sử dụng các quỹcông chuyên dùng của xã

- Lập các báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán ngân sách xã để trìnhHội đồng nhân dân xã phê duyệt, phục vụ công khai tài chính trước nhân dântheo quy định của pháp luật và gửi Phòng Tài chính- kế hoạch huyện để tổnghợp vào NSNN

- Kiểm tra mọi hoạt động sản xuất kinh doanh về tài chính tài vụ củacác tổ chức, đơn vị kinh tế, tập thể, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý của xã.Trên cơ sở nắm bắt được tình hình kế hoạch tài vụ, tài chính qua các ngànhtrong xã mà Kế toán xã giúp UBND xã đề ra những biện pháp cần thiết chocác ngành phối hợp với nhau chặt chẽ, thực hiện kế hoạch sản xuất đượcthuận lợi

2.2 Cơ sở pháp lí quản lý chi ngân sách xã

 Luật ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002 từ điều

Trang 40

 Thông tư số 60/TT-BTC ngày 23/6/2003 quy định về quản lý ngânsách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn.

 Thông tư 75/2008/TT-BTC về quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn

Ngân sách xã, phường, thị trấn)

 Quyết định số 192/2004/QĐ-TTg ngày 16/11/2004 ban hành Qui chếcông khai tài chính đối với các cấp ngân sách nhà nước, các đơn vị dựtoán ngân sách, các tổ chức được ngân sách hỗ trợ, các dự án đầu tưxây dựng cơ bản có sử dụng vốn ngân sách nhà nước, các doanhnghiệp nhà nước, các quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước và các quỹ

có nguồn từ các khoản đóng góp của nhân dân

2.3 Thực trạng chi ngân sach xã trên địa bàn huyện Vân Đồn

Hoạt động chi NSX hiện nay có rất nhiều vấn đề đáng phải quan tâm giải quyết Nếu như thu NSX có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến các khoản chi NSX thì chi NSX cũng có vai trò quan trọng không kém ảnh hưởng đến mọi mặt hoạt động của các đơn vị thụ hưởng Nếu các khoản chi luôn hợp lý, kịp thời và đầy đủ, đúng mục đích thì sẽ giúp bộ máy chính quyền ở địa phương hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao về quản lý kinh tế, xã hội, văn hoá và các chính sách xã hội cũng được thực hiện tốt Nhờ các khoản chi cho hoạt động phát thanh, thông tin tuyên truyền sẽ giúp nâng cao nhận thức của ngườidân, góp phần tích cực tuyên truyền cho các chính sách của, đường lối của Đảng Tuy nhiên, do các khoản chi NSX đều mang tính chất chi tiêu công nênnếu không được quản lý chặt chẽ thì sẽ dẫn đến chi tiêu lãng phí, hay sẽ dẫn đến một số hiện tượng tiêu cực như: tham nhũng, tham ô của cải của nhà nước… gây mất lòng tin của quần chúng nhân dân vào Đảng và nhà nước, gây ra những hậu quả không thể lường trước được

Ngày đăng: 20/05/2019, 16:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w