Do đó, để hiểu rõ hơn về vai trò và chức năng của tiền tệ và sự ảnh hưởng của các nhân tố đến mức cung tiền cũng như ảnh hưởng của mức cung tiền đến tổng cầu, nhóm 4 chúng em xin được tr
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
Phần I Cơ sở lí thuyết 3
1 Các yếu tố ảnh hưởng đến mức cung tiền tệ 3
1.1.Khái niệm mức cung tiền tệ 3
1.2.Các yếu tố ảnh hưởng đến mức cung tiền tệ 3
2 Ảnh hưởng của mức cung tiền đến tổng cầu 5
2.1.Khái niệm tổng cầu 5.
2.2.Ảnh hưởng của mức cung tiền đến tổng cầu 6
a.Ảnh hưởng của mức cung tiền đến chi tiêu đầu tư 7
b Ảnh hưởng của mức cung tiền đến chi tiêu tiêu dùng 8
c Ảnh hưởng của mức cung tiền đến xuất khảu ròng 9
Phần 2 Cơ sở thực tiễn 9
I Mức cung tiền của Việt Nam trong những năm gần đây 9
II Tác động của mức cung tiền đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam 12
Phần 3.Kết luận 14
Tài liệu tham khảo 15
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU Kinh tế học đã chỉ ra rằng, tiền tệ là một phạm trù kinh tế khách quan gắn liền với
sự ra đời và phát triển của nền kinh tế hàng hóa Theo Milton Friedman thì “Tiền
là bất cứ cái gì được xã hội chấp nhận chung dùng trong việc thanh toán để lấy hàng hóa và dịch vụ hoặc hoàn trả các món nợ”.
Tiền tệ là phương tiện không thể thiếu trong xã hội hiện đại, bất kỳ ai dù ít hay nhiều họ đều có nhu cầu về tiền tệ để sinh hoạt, trang trải cuộc sống của mình Trong nền kinh tế vĩ mô và thị trường xã hội không có tiền thì mọi giao dịch sẽ khó
có thể thực hiện được, không có sự lưu hành của tiền tệ trong thị trường thì mọi giao dịch và trao đổi đồng loạt sẽ bị gián đoạn Nền kinh tế sẽ khó kiểm soát và khủng hoảng khi đồng tiền mất giá, hàng loạt vấn đề sẽ phát sinh: giá cả lên cao, lạm phát xuất hiện, xã hội rối loạn và dần đi đến thời kì đen tối từ kinh tế đến chính trị
Vì vậy, tiền tệ đóng vai trò rất quan trọng cả nền kinh tế vi mô lẫn vĩ mô Với vai trò đó của mình, để ổn định nền kinh tế vĩ mô nhà nước đã tác động vào cung tiền
tệ thông qua chính sách tiền tệ Sự thay đổi mức cung tiền tệ có tác động trực tiếp đến lãi suất thị trường rồi từ đó tác động đến đầu tư, xuất khẩu hay chính là tổng cầu Ở Việt Nam, cung tiền trong những năm vừa qua luôn là một trong những yếu
tố tác động đến hiệu quả điều hành các chính sách kinh tế của đất nước
Do đó, để hiểu rõ hơn về vai trò và chức năng của tiền tệ và sự ảnh hưởng của các nhân tố đến mức cung tiền cũng như ảnh hưởng của mức cung tiền đến tổng cầu, nhóm 4 chúng em xin được trình bày những hiểu biết của mình về đề tài:
“PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN MỨC CUNG TIỀN TỆ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ BIẾN ĐỘNG MỨC CUNG TIỀN ĐẾN TỔNG CẦU ( TỔNG CHI TIÊU DỰ KIẾN ) VÀ SỰ THAY ĐỔI MỨC CUNG TIỀN CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN MỨC
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA VIỆT NAM”.
Trang 3Phần I: Cơ sở lý thuyết
1.Các yếu tố ảnh hưởng đến mức cung tiền tệ
1.1.Khái niệm mức cung tiền (MS)
Mức cung tiền (hay còn gọi là cung ứng tiền tệ hoặc cung tiền) là một khái niệm kinh tế vĩ mô, để chỉ lượng cung cấp tiền tệ trong nền kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu mua hàng hóa, dịch vụ, tài sản, của các cá nhân (hộ gia đinh) và doanh nghiệp (không kể các tổ chức tín dụng)
Mức cung tiền là tổng là tổng số tiền có khả năng thanh toán nhanh và dễ dàng
Nó bao gồm tiền mặt đang lưu hành và các khoản tiền gửi không kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại
Ta có H = M0 + R
Trong đó: H : tiền cơ sở (tiền do ngân hàng TW phát hành)
M0 : tiền mặt lưu hành
R : tiền dự trữ trong các ngân hàng
1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến mức cung tiền
Thứ nhất là ảnh hưởng từ hoạt động của ngân hàng thương mại:
Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, một tổ chức môi giới tài chính Hoạt động của nó cũng như hoạt động của các tổ chức môi giới tài chính khác như quỹ tín dụng, công ty bảo hiểm vv, là nhận số tiền của người gửi này( cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức xã hội,…) và đem số tiền đó cho người khác vay để sinh lợi Ngân hàng thương mại cũng được coi là tổ chức tài chính trung gian, đứng ra thu thập các khoản tiền tiết kiệm của dân cư, những người muốn để
Trang 4dành một phần giá trị thu nhập cho tiêu dùng tương lai, cũng như thu nhập các khoản tiền nhàn rỗi khác trong xã hội, và đem khoản tiền này cho những người cần vay để chi tiêu cho hiện tại Ngân hàng thu lợi nhuận trên cơ sở lãi suất cho vay lớn hơn lãi suất tiền gửi
Sự phát triển của hệ thống ngân hàng đã cho phép mỗi ngân hàng riêng biệt không cần phải lưu trữ đầy đủ mọi giá trị các khoản tiền vào, ra một ngày của ngân hàng Thông qua một hệ thống thanh toán của ngân hàng nhà nước mà ở đó mỗi Ngân hàng thương mại đều có 1 tài khoản của mình, công việc thanh toán bù trừ được tiến hành và cuối ngày chỉ cần thanh toán khoản chênh lệch gữa toàn bộ số tiền gửi
và rút ra trên tạo tài khoản của ngân hàng thương mại mở tại hệ thống thanh toán Điều này mở ra khả năng hạ thấp mức dự trữ của NHTM, tăng tốc độ thanh toán, đẩy nhanh các hoạt động giao dịch, sự thanh toán ngân hàng không chỉ diễn ra trong một nước Mối quan hệ giữa ngân hàng nước này làm chị nhánh cho ngân hàng nước khác, với công nghệ ngân hàng hiện đại như hệ thống máy tính,… đã làm cho quá trình thanh toán quốc tế diễn ra nhanh chóng thuận lợi và bớt rủi ro Qúa trình tạo ra tiền là sự mở rộng nhiều lần số tiền gửi được thực hiện bởi hệ thống các ngân hàng thương mại
Mỗi ngân hàng sẽ nhận được một khoản tiền gửi, bắt buộc phải để lại dự trữ theo một tỉ lệ % nào đó ( ví dụ 10% số tiền gửi) như Ngân hàng Trung ương quy định
Số tiền dự trữ này dùng để đảm bảo khả năng ổn định cho việc chị trả thường xuyên của Ngân hàng thương mại và yêu cầu quản lý tiền tệ của Ngân hàng trung ương Tùy theo loại tiền gửi và quy mô của chúng mà Ngân hàng trung ương quy định những tỉ lệ dự trữ bắt buộc khác nhau Một phần tiền dự rữ được dự trữ tại ngân hàng dưới dạng tiền mặt, còn một phần được gửi vào tài khỏan của mình tại Ngân hàng trung ương
Trang 5Tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ là: rb= Rb/ D
Trong đó: rb – tỉ lệ dự trữ bắt buộc
Rb– dự trữ (tiền) bắt buộc
D – tiền gửi
Một khoản tiền gửi mới đưa vào hệ thống ngân hàng sẽ tạo thêm một khoản dự trữ mới ,và cho phép tạo một lượng tối đa khoản cho vay mới Những khoản cho vay được đưa trở lại hệ thống ngân hàng, lại trở thảnh những khoản tiền gửi mới ( D) bằng 1/rb
Thứ hai là ảnh hưởng từ ngân hàng trung ương:
Chức năng của Ngân hàng trung ương:
Ngân hàng của các ngân hàng thương mại: Ngân hàng trung ương giữ khoản
dự trữ cho các ngân hàng thương mại, thực hiện tiến trình thanh toán cho các ngân hàng thương mại và hoạt động như người cho vay của phương sách cuối cùng đối với các ngân hàng thương mại trong trường hợp khẩn cấp
Ngân hàng chính phủ: Ngân hàng trung ương giữ các tài khoản cho chính phủ, nhận tiền gửi và cho vay đối với kho bạc nhà nước, hỗ trợ chính sách tài khóa của chính phủ bằng việc mua bán tín phiếu của chính phủ
Kiểm soát mức cung tiền tệ để thực hiện chính sách tiền tệ nhằm ổn định và phát triển kinh tế
Hỗ trợ, giám sát và điều tiết hoạt động của ngân hàng thương mại
Thực thi chính sách tiền tệ
Ngân hàng trung ương điều chỉnh mức cung tiền và các tỷ lệ lãi suất bằng nhiều công cụ khác nhau, nhằm tác động vào lượng tiền mạnh (H) và số nhân tiền tệ
Các công cụ quản lý tiền tệ thường dùng của Ngân hàng trung ương gồm:
Trang 6+ Hoạt động thị trường mở:
Muốn tăng mức cung tiền ngân hàng trung ương mua trái phiếu ở thị trường mở Kết quả là họ đã đưa thêm vào thị trường một lượng tiền cơ sở bằng cách tăng dự trữ của các ngân hàng thương mại, dẫn đến tăng khả năng cho vay, tăng mức tiền gửi nhờ số nhân tiền tệ Kết quả cuối cùng là mức cung tiền đã tăng gấp bội so với
số tiền mua tín phiếu của ngân hàng trung ương Để có kết quả ngược lại, ngân hàng trung ương sẽ bán trái phiếu của chính phủ
+ Quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc:
Ngân hàng trung ương là cơ quan duy nhất được phép ra quyết định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với ngân hàng thương mại Tỷ lệ dữ trữ càng thấp, số nhân tiền gửi càng lớn là điều kiện thuận lợi để mở rộng tín dụng, tăng nhanh mức cung tiền + Lãi suất chiết khấu:
Lãi suất chiết khấu là lãi suất quy định của Ngân hàng trung ương khi họ cho Ngân hàng thương mại vay tiền Khi lãi suất chiết khấu thấp hơn lãi suất thị trường và điều kiện cho vay thuận lợi, sẽ là tín hiệu khuyến khích các Ngân hàng thương mại vay tiền để tăng dự trữ và mở rộng cho vay, dẫn đến mức cung tiền sẽ tăng lên Tóm lại, Ngân hàng trung ương có nhiều khả năng thực tế để ấn định mức cung tiền theo dự kiến, có thể tăng hoặc giảm bớt nó bằng các công cụ điều tiết của mình, chủ động thực hiện chính sách tiền tệ đã hoạch định
2 Ảnh hưởng của mức cung tiền đến tổng cầu
Trang 72.1.Khái niệm tổng cầu
Tổng cầu là tổng khối lượng hàng hóa và dịch vụ (tổng sản phẩm quốc dân)mà các tác nhân trong nền kinh tế sẽ sử dụng tương ưng với mức giá cả,thu nhập và các biến số kinh tế khác đã cho Tổng cầu phụ thuộc vào giá cả,thu nhập của công chúng,vào dự đoán của các hãng kinh doanh về tình hình kinh tế cũng như các biến chính sách khác như thuế, chi tiêu của chính phủ,khối lượng tiền tệ và lãi suất Tổng cầu bao gồm 4 bộ phận cấu thành :
Chi tiêu tiêu dùng (C): Tổng cầu về hàng tiêu dùng và dịch vụ
Chi tiêu đầu tư (I): Các khoản chi tiêu cho các nhu cầu đầu tư của các
doanh nghiệp và các đơn vị kinh tế bao gồm đầu tư vốn cố định và đầu tư vốn lưu động ,xưởng, máy móc và những đầu vào khác của sản xuất
Chi tiêu của chính phủ (G) :Bao gồm các khoản mục chi mua hàng hóa và
dịch vụ của chính phủ
Xuất khẩu dòng(NX): chi tiêu của nước ngoài ròng về hàng hóa dịch vụ
trong nước
2.2.Ảnh hưởng của mức cung tiền đến tổng cầu
Sự tác động của tiền tệ tới hoạt động kinh tế được thể hiện thông qua sự tác động tới các bộ phận của tổng cầu bao gồm những tác động tới chi tiêu đầu tư, chi tiêu tiêu dùng và buôn bán quốc tế
Đầu tiên là chi tiêu đầu tư :
- Sự thay đổi của MS đối với I thông qua chi phí đầu tư
Việc thu hẹp mức cung tiền tệ của NHTW sẽ đẩy lãi suất tăng lên, chi phí tài trợ cho các hoạt động đầu tư có thể tăng lên dẫn tới giảm lượng đầu tư, AD suy giảm làm giảm sản lượng và giá cả.Ngược lại khi NHTW mở rộng tiền tệ, lãi suất cân bằng của thị trường giảm đi, chi phí đầu tư rẻ hơn có thể mở rộng đầu
tư, tổng cầu tăng làm tăng sản lượng và giá cả Tuy nhiên lãi suất không thể đại diện đầy đủ cho chi phí đầu tư nên những tác động này có thể không rõ ràng
Trang 8- Sự sẵn có của các nguồn vốn
Khi chính sách tiền tệ là thắt chặt, mức cung tiền giảm, mặc dù lãi suất có thể thay đổi rất ít nhưng khả năng cho vay của các ngân hàng có thể giảm (rD tăng)
Việc hạn chế tín dụng của các ngân hàng thương mại làm cho chi tiêu đầu tư giảm xuống dẫn tới AD giảm Khi NHTW mở rộng tiền tệ có thể làm tăng khả năng cho vay của các ngân hàng thương mại, làm cho chi tiêu đầu tư tăng lên
Tuy nhiên khả năng cho vay của các ngân hàng thương mại được mở rộng không đồng nghĩa với việc nguồn vốn này sẽ được tận dụng ngay, nó còn tuỳ thuộc vào khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế Việc hạn chế khả năng cho vay của hệ thống ngân hàng có tác dụng tốt hay không còn tuỳ thuộc giới hạn của việc kiểm soát vốn quốc tế
Ngoài ra, sự thay đổi của cung tiền tệ có tác dụng đến giá cổ phiếu, khi dân chúng giữ nhiều tiền hơn họ muốn chẳng hạn, chi tiêu vào thị trường cổ phiếu có thể tăng lên làm tăng giá cổ phiếu; giá trị ròng của các hãng tăng lên có nghĩa là những người cho vay sẽ được đảm bảo nhiều hơn cho các khoản vay của mình, như vậy khuyến khích cho vay để tài trợ cho chi tiêu đầu tư, tổng cầu tăng thúc đẩy sự gia tăng sản lượng và giá cả
Thứ hai là Chi tiêu tiêu dùng:
- Ảnh hưởng đối với lãi suất
Do chi tiêu tiêu dùng hàng lâu bền thường được tài trợ một phần bằng đi vay,
do vậy lãi suất thấp hơn sẽ khuyến khích người tiêu dùng tăng chi tiêu tiêu dùng lâu bền
Cũng tương tự như đối với ảnh hưởng đến chi tiêu đầu tư, sự ảnh hưởng của lãi suất đến chi tiêu tiêu dùng lâu bền có thể là nhỏ
- Ảnh hưởng đến thị trường cổ phiếu
Chi tiêu tiêu dùng cho hàng hoá lâu bền và dịch vụ của dân cư phụ thuộc rất lớn vào thu nhập cả đời của họ chứ không phải chỉ là thu nhập hiện tại Khi giá cổ phiếu tăng lên, giá trị tài sản tài chính tăng lên làm thu nhập cả đời của người tiêu dùng và tiêu dùng sẽ tăng
Cơ chế tác động này như sau:
Khi giá cổ phiếu tăng, giá trị các tài sản tài chính tăng, người tiêu dùng có khả
Trang 9năng tài chính đảm bảo hơn sẽ đánh giá những khó khăn tài chính ít xảy ra hơn Việc chi tiêu về hàng hoá lâu bền của người tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi những khó khăn tài chính có thể xảy ra trong tương lai Khi những khó khăn này xảy ra, họ sẽ phải bán các tài sản của mình để tăng thêm tiền mặt, việc bán các tài
sản tài chính như cổ phiếu sẽ thuận lợi cho việc bán các hàng hoá tiêu dùng lâu bền như vật dụng tiêu dùng, phương tiện đi lại, nhà ở…Do vậy giá cổ phiếu tăng có thể khuyến khích người tiêu dùng chi tiêu nhiều hơn cho hàng tiêu dùng lâu bền
Và cuối cùng là ảnh hưởng tới xuất khẩu ròng:
Trong bối cảnh nền kinh tế mở của các quốc gia và việc áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi, sự ảnh hưởng này thông qua tác động vào tỷ giá hối đoái Khi lãi suất trong nước giảm (lạm phát chưa thay đổi) tiền gửi bằng nội tệ sẽ kém hấp dẫn hơn so với tiền gửi ngoại tệ, kết quả là nhu cầu về ngoại tệ cao hơn so với nội tệ làm cho giá đồng nội tệ giảm so với ngoại tệ và làm cho hàng nội địa rẻ hơn so với hàng ngoại, xuất khẩu ròng tăng lên và vì vậy tổng cầu tăng lên
Như vậy: Sự thay đổi của mức cung tiền tệ có tác động tới các hoạt động kinh tế thông qua các tác động tới những bộ phận của tổng cầu như chi tiêu đầu tư, chi tiêu tiêu dùng, xuất khẩu ròng Tuy nhiên sự tác động này mạnh hay yếu còn tuỳ thuộc vào sự phản ứng của nền kinh tế Nếu nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển và linh hoạt thì chính sách tiền tệ có hiệu quả lớn hơn Trong trường hợp nền kinh tế trì trệ, các nguồn tài chính được tạo ra có thể không được tận dụng đầy đủ
và chính sách tiền tệ ít có hiệu lực hơn.
Phần II : Cơ sở thực tiễn
1 Mức cung tiền của Việt Nam trong những năm gần đây
Tỷ lệ cung tiền M2/GDP của Việt Nam liên tục tăng trong những năm qua Về nguyên tắc, tỷ lệ cung tiền M2/GDP thường phải nhỏ hơn 1 (100%) Nhưng cung tiền của Việt Nam được nới lỏng quá mức Tỷ lệ M2/GDP từ 50% năm 2000 tăng lên 168% vào khoảng cuối năm 2018 So sánh với các nước trong khu vực, tỷ lệ
M2/GDP của Việt Nam đang cao nhất trong khối ASEAN và cao thứ hai khu vực châu á chỉ sau Trung Quốc, tuy nhiên, quy mô tín dụng so với nền kinh tế thì đứng thứ 4 sau Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia
Trang 10Chính sách tiền tệ được nới lỏng tới mức tốc độ cung tiền đạt mức bình quân rất cao 26,7%/năm giai đoạn 2001-2007, trong khi GDP tăng tương ứng 7,5%/năm
Năm trước khi bùng nổ lạm phát, 2006, tốc độ mở rộng cung tiền đạt tới 33,59%, tín dụng cao kỷ lục là 51,54% Cung tiền tăng đột biến, việc quản lý cứng nhắc tỷ giá, giá nhập khẩu tăng cao… dẫn tới lạm phát tăng cao trở lại sau giai đoạn ổn định 2000-2003 Từ mức 9,5% (năm 2004), 8,4% (năm 2005), lạm phát giảm nhẹ xuống 6,6% (năm 2006) rồi tăng mạnh tới 12,6% năm 2007 và lên tới 19,89% trong năm 2008
Thời điểm năm 2007, lượng cung tiền M2 lên tới 46,12% (tăng gần gấp rưỡi lượng tiền hiện có), sang năm 2008 giảm xuống còn 20,31% Tuy vậy, trong hai năm tiếp theo, lượng cung tiền M2 vẫn trên dưới 30% (năm 2009 là 28,99%, năm 2010 là 33,3%)
Từ năm 2011 trở đi, tốc độ tăng cung tiền M2 dưới mức 20% Trung bình giai đoạn
2011 – 2015, GDP tăng trưởng 5,9%/năm và giai đoạn 2007 – 2015 là 6,01%/năm
Trong những năm gần đây tốc độ tăng cung tiền ở nước ta đã có những điều kiện tích cực nhờ vào những nỗ lực kiểm soát của ngân hàng trung ương
Mức cung tiền trong những năm gần đây (theo Tổng cục thống kê):
Cung
tiền(tỉ
VNĐ
)
2.789.18
4
3.125.96 1
3.519.37 5
4.400.69 2
5.179.21
6
6.019.60 9
7.125.80 1
8.192.54 8
9.121.58 3