1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích hoạt động của tư bản thương nghiệp , tư bản cho vay và tư bản kinh doanh nông nghiệp

22 257 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 195 KB

Nội dung

Hàng hóa và sản phẩm nói chung sau khi được tư bản công nghiệp sản xuất, sẽthông qua tư bản thương nghiệp để đến với thị trường tiêu dùng và phân phối sâu rộng tớimạng lưới người tiêu dù

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Kính gửi thầy Minh Tuấn,

Chúng em đến từ nhóm 5, lớp MRC01, trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh Lời đầu tiên, chúng em xin cảm ơn thầy đã tạo cơ hội cho chúng em học tập trong môi trường năngđộng và thú vị Bên cạnh đó, thầy đã giúp chúng em tiếp cận với kiến thức môn “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-lenin” một cách vô cùng hấp dẫn và mới lạ

Dưới đây là bài tiểu luận của nhóm chúng em về chủ đề: “Phân tích hoạt động của tư bản thương nghiệp , tư bản cho vay và tư bản kinh doanh nông nghiệp” Với vốn kiến thức hạnhẹp và cần trau dồi thêm, chúng em khó tránh khỏi thiếu sót trong quá trình làm việc Mong thầy thông cảm và bỏ qua cho chúng em

Trang 2

TƯ BẢN THƯƠNG NGHIỆP VÀ LỢI NHUẬN THƯƠNG NGHIỆP

1 Tư bản thương nghiệp dưới chủ nghĩa tư bản

*Định nghĩa về tư bản thương nghiệp:

Bước sang giai đoạn phát triển cao hơn của chủ nghĩa tư bản, vấn đề mới đã phátsinh và con người tiếp tục hành trình đi tìm câu trả lời Tư bản công nghiệp cần hoạt độngđúng với chức năng của nó là sản xuất hàng hóa và sẽ ngày càng phát triển khi và chỉ khiđược tập trung cao độ nguồn lực và công sức vào việc làm ra sản phẩm tốt nhất dành chongười tiêu dùng Trong quá trình tuần hoàn và chu chuyển của tư bản công nghiệp, thườngxuyên có một bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản hàng hóa (H’), chờ để đượcchuyển hóa thành tư bản tiền tệ (T’) Do sự phát triển của phân công lao động xã hội, đếnmột trình độ nhất định, giai đoạn này được tách riêng ra trở thành chức năng chuyên môncủa một loại hình tư bản kinh doanh riêng biệt, đó chính là tư bản thương nghiệp (tư bảnkinh doanh hàng hóa)

Như vậy, trong chủ nghĩa tư bản, tư bản thương nghiệp là một bộ phận của tư bản

công nghiệp được tách rời ra và phục vụ quá trình lưu thông hàng hóa của tư bản công nghiệp.

*Công thức vận động của tư bản thương nghiệp là:

T – H – T’

Trong công thức nêu trên, ta thấy có 2 giai đoạn Giai đoạn thứ nhất, tiền (T) chuyểnhóa thành hàng hóa (H) Đây là giai đoạn mà tư bản thương nghiệp ứng tiền ra để mua lạihàng hóa từ tư bản công nghiệp Giai đoạn thứ hai là giai đoạn phản ánh bản chất quá trìnhvận động của tư bản trong lưu thông, khi hàng hóa (H) chuyển thành tiền (T’) Lúc này, tưbản thương nghiệp tiến hành giao dịch và bán lại hàng hóa cho người tiêu dùng để mang

về giá trị Hàng hóa và sản phẩm nói chung sau khi được tư bản công nghiệp sản xuất, sẽthông qua tư bản thương nghiệp để đến với thị trường tiêu dùng và phân phối sâu rộng tớimạng lưới người tiêu dùng - những người có nhu cầu và sẽ sử dụng tiền đó đổi lấy hànghóa nhằm thỏa mãn cho một nhu cầu riêng nào đó

Ví dụ: Trong ngành dệt may, sau khi công ty cho ra những sản phẩm quần áo đã

hoàn chỉnh, để đến tay những người tiêu dùng có nhu cầu thì cần thông qua các kênh phânphối hay đại lý, …

Tóm lại với công thức này, hàng hóa được chuyển chỗ hai lần: (1) Từ tay nhà tư bảncông nghiệp sang tay nhà tư bản thương nghiệp; (2) Từ tay nhà tư bản thương nghiệp sang

Trang 3

tay người tiêu dùng Điều này cho thấy tư bản thương nghiệp chỉ hoạt động trong lĩnh vựclưu thông và không bao giờ mang hình thái là tư bản sản xuất cả.

Từ công thức lưu thông hàng hóa của tư bản thương nghiệp, mục đích mong muốnkhông phải là giá trị sử dụng mà là giá trị Nói cách khác, tư bản thương nghiệp thực hiệnquá trình lưu thông hàng hóa trên thị trường nhằm chuyển hóa giá trị sử dụng tới tay ngườitiêu dùng và thu lại giá trị Lợi nhuận của tư bản thương nghiệp thể hiện qua độ chênh lệch

từ T bỏ ra ứng để lấy hàng hóa và bán lại cho người tiêu dùng với giá T’, T’= T + t Quátrình này sẽ trở nên vô nghĩa khi T=T’

*Đặc điểm của tư bản thương nghiệp:

Ra đời từ tư bản công nghiệp, song lại thực hiện một chức năng chuyên môn riêngtách rời khỏi chức năng sản xuất của tư bản công nghiệp nên tư bản thương nghiệp có đặcđiểm là vừa phụ thuộc vào tư bản công nghiệp lại vừa độc lập đối với tư bản công nghiệp

Tư bản thương nghiệp phụ thuộc vào tư bản công nghiệp vì nhiệm vụ của tư bản thươngnghiệp là lưu thông hàng hóa và nguồn cung cấp hàng hóa lại từ tư bản công nghiệp Vậynên, tốc độ và quy mô của lưu thông là do tốc độ và qui mô sản xuất của tư bản côngnghiệp quyết định Tuy nhiên, đây không phải là sự phụ thuộc tuyệt đối, không mang ýnghĩa áp đặt hoàn toàn bởi lẽ tư bản thương nghiệp chính chức năng vốn có của nó lại giúpích rất nhiều cho tư bản công nghiệp tập trung chuyên môn, làm việc hiệu quả thực hiệngiá trị hàng hóa

Bên cạnh đó, tư bản thương nghiệp cũng đồng thời độc lập một cách tương đối với

tư bản công nghiệp Đặc điểm này xuất phát từ tính chất hoạt động của mỗi bên Tư bảncông nghiệp có chức năng sản xuất hàng hóa Tư bản thương nghiệp lại hoạt động tronglĩnh vực lưu thông

*Ý nghĩa:

Thực tế cho thấy, sự ra đời và phát triển của tư bản thương nghiệp đã làm cho lưuthông hàng hóa phát triển, thị trường mở rộng, hàng hóa được lưu thông nhanh chóng Tưbản công nghiệp có nhiều thời gian tập trung vào sản xuất, nâng cao năng suất lao động

Do vậy đã đẩy nhanh tốc độ chu chuyển tư bản Từ đó nó cũng có tác động ngược trở lại:thúc đẩy sự phát triển của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa

2 Lợi nhuận thương nghiệp

Như ở trên đã cho thấy, tư bản thương nghiệp xét về chức năng mua và bán, thì chỉhoạt động trong lĩnh vực lưu thông, tách rời khỏi chức năng sản xuất của tư bản côngnghiệp Mà theo lý luận giá tri của C Mác thì lưu thông không sáng tạo ra giá trị thặng dư

và lợi nhuận Nhưng thực tế, các nhà tư bản thương nghiệp tham gia hoạt động trong lĩnhvực lưu thông hàng hóa thì tất cả đều nhằm vào lợi nhuận thương nghiệp và kết quả là họđều thu được lợi nhuận thương nghiệp

Trang 4

Vậy, bản chất của lợi nhuận thương nghiệp là gì? Nguồn gốc của nó là từ đâu?

Nếu xét về khía cạnh lưu thông thuần túy thì việc tạo ra giá trị thặng dư và phân chiagiá trị thặng dư là hai vấn đề khác nhau Lĩnh vực lưu thông cũng như hoạt động lao độngthương nghiệp đúng là không tạo ra được giá trị thặng dư, nhưng do vị trí, tầm quan trọngcủa lưu thông đối với sự phát triển của sản xuất và tái sản xuất nên tư bản thương nghiệpvẫn được tham gia vào việc phân chia giá trị thặng dư cùng với tư bản công nghiệp vàphần giá trị thặng dư mà tư bản thương được chia chính là lợi nhuận thương nghiệp

Như vậy, lợi nhuận thương nghiệp là một phần của giá trị thặng dư được sáng tạo

ra trong lĩnh vực sản xuất và do tư bản công nghiệp nhượng lại cho tư bản thương nghiệp,

để tư bản thương nghiệp thực hiện chức năng lưu thông.

Trên thực tế, tư bản thương nghiệp thu lợi nhuận thương nghiệp từ chênh lệch giữagiá mua và giá bán Nhưng điều đó không có nghĩa là tư bản thương nghiệp bán hàng hóacao hơn giá trị của nó, mà là: tư bản thương nghiệp mua hàng của tư bản công nghiệp vớigiá thấp hơn giá trị (khi chấp nhận bán hàng với giá thấp hơn cho tư bản thương nghiệp cónghĩa là tư bản công nghiệp đã chấp nhận “nhượng” một phần giá trị thặng dư cho tư bảnthương nghiệp), sau đó, tư bản thương nghiệp lại bán hàng cho người tiêu dùng với đúnggiá trị của nó

Lợi nhuận mà chủ tư bản thương nghiệp thu được ngoài giá trị thặng dư mà các nhà

tư bản công nghiệp nhường cho mà còn có cả sự bóc lột lao động thặng dư của những laođộng trong ngành thương nghiệp, bóc lột những người lao động là người tiêu dùng bằngcách đầu tư cơ tích trữ, nâng giá bán,… cũng như bóc lột đối với người nông dân và thợthủ công

Tóm lại: Lợi nhuận của thương nhân nhiều hay ít căn cứ vào số tư bản mà họ bỏ ra,cho chí phí lưu thông càng lớn, tư bản bỏ vào việc lưu thông càng lớn thì lợi nhuận thuđược càng nhiều

Vậy tại sao nhà tư bản công nghiệp lại nhượng lại cho nhà tư bản thương nghiệpmột phần giá trị thặng dư?

Đầu tiên, tư bản thương nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lưu thông, đó là một khâu,một giai đoạn của quá trình tái sản xuất Hơn nữa, hoạt động trong lĩnh vực này nếu không

có lợi nhuận thì nhà tư bản thương nghiệp không thể tiếp tục đảm nhiệm công việc đó Vìvậy, xuất phát từ lợi ích kinh tế của nhà tư bản thương nghiệp mà nhà tư bản công nghiệpnhượng lại cho nó một phần lợi nhuận Tiếp theo, tư bản thương nghiệp góp phần mở rộngquy mô tái sản xuất Hơn nữa, tư bản thương nghiệp góp phần mở rộng thị trường, tạo điềukiện cho công nghiệp phát triển

Ngoài ra, do tư bản thương nghiệp đảm nhận khâu lưu thông, nên tư bản côngnghiệp có thể rảnh tay trong lưu thông và chỉ tập trung đẩy mạnh sản xuất Vì vậy, tư bảncủa nó chu chuyển nhanh hơn, năng suất lao động cao hơn và nhờ đó lợi nhuận cũng tăng

Trang 5

lên Cuối cùng, tư bản thương nghiệp tuy không trực tiếp tạo ra giá trị thặng dư, nhưnggóp phần làm tăng năng suất lao động, tăng lợi nhuận, do đó làm cho tỷ suất lợi nhuậnchung của xã hội cũng tăng lên, góp phần tích lũy cho tư bản công nghiệp.

=> Chính vì lẽ đó mà nhà tư bản công nghiệp mới bằng lòng nhường một phần giá trịthặng dư cho nhà tư bản thương nghiệp

Việc phân phối giá trị thặng dư giữa nhà tư bản công nghiệp và tư bản thươngnghiệp diễn ra theo quy luật tỷ suất lợi nhuận bình quân thông qua cạnh tranh và thông quachênh lệch giữa giá cả sản xuất cuối cùng (giá bán lẻ thương nghiệp) và giá cả sản xuấtcông nghiệp (giá bán buôn công nghiệp)

Để làm rõ quá trình phân chia giá trị thặng dư giữa tư bản công nghiệp và tư bảnthương nghiệp, ta xét ví dụ sau đây (giả định trong ví dụ này không xét đến chi phí lưuthông):

Một nhà tư bản công nghiệp có một lương tư bản ứng trước là 900, trong đó phânchia thành 720 c + 180 v Giả định m’=100% thì giá trị hàng hóa sẽ là:

900 + 100 = 1.000, và tỷ suất lợi nhuận bình quân sẽ là:

000 1

Còn tư bản thương nghiệp sẽ bán hàng cho người tiêu dùng theo giá bán bằng giá trịhàng hóa, tức là 1.080

Chênh lệch giữa giá bán và mua của tư bản thương nghiệp chính là lợi nhuậnthương nghiệp Trong ví dụ này lợi nhuận thương nghiệp sẽ là:

Trang 6

P thương nghiệp = 1.080 - 1.062 = 18

Khoản lợi nhuận thương nghiệp 18 này cũng tương ứng với tỷ suất 18% của tư bảnthương nghiệp ứng trước

*Liên hệ thực tế:

Hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng khách quan và chủ đạo của thời đại chúng ta,

đã, đang và sẽ tiếp tục định hướng, chi phối sự phát triển kinh tế của toàn thế giới ViệtNam cũng đang trên con đường hội nhập đó, điển hình là việc gia nhập WTO Về mặt nhànước, chúng ta đã ban hành nhiều nghị quyết cũng như luật khuyến khích sự phát triển cácngành kinh tế, đặc biệt là thương mại: gia nhập WTO mang lại cho chúng ta nhiều cơ hộimới như thị trường được mở rộng, công nghệ hàng hóa, … được đối xử công bằng trên thịtrường quốc tế, cải thiện các điều kiện cho phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân

TƯ BẢN CHO VAY

Trang 7

1 Tư bản cho vay dưới chủ nghĩa tư bản

Trong quá trình tuần hoàn và chu chuyển của tư bản công nghệp, thường xuyên cómột bộ phận tư bản tiền tệ ở trạng thái nhàn rỗi Ví dụ: tiền trong quỹ khấu hao nhưngchưa đến kỳ đổi mới hoặc sửa chữa lớn tư bản cố định, tiền mua nguyên, nhiên vật liệunhưng chưa đến kỳ hạn mua, quỹ tiền lương để trả cho công nhân nhưng chưa đến kỳ phảitrả, phần giá trị thặng dư dùng để tích lũy mở rộng sản xuất nhưng chưa có cơ hội, v.v Tình trạng tiền để rỗi như vậy lại mâu thuẫn với bản chất của tư bản là luôn luôn vậnđộng Chỉ trong quá trình vận động tư bản mới có khả năng sinh lời Mặt khác, cũng do có

sự khác biệt về cơ hội kinh doanh giữa các nhà tư bản cá biệt Vì vậy, nếu xét tại một thờiđiểm sẽ có những nhà tư bản cá biệt có tiền để rỗi, song lại có nững nhà tư bản khác tìmđược cơ hội đầu tư và lại rất cần tiền Từ đó nảy sinh quan hệ cung – cầu về tư bản tiền tệ

và xuất hiện quan hệ vay mượn lẫn nhau, trong đó bên cung về tư bản tiền tệ chính là bêncho vay, còn bên cầu về tư bản tiền tệ chính là bên đi vay

Điều kiện tồn tại của tư bản cho vay là sản phẩm trở thành hàng hóa và tiền tệ đãphát triển các chức năng của mình Trước chủ nghĩa tư bản, hình thức đặc trưng của tư bảncho vay là tư bản cho vay nặng lãi (cho vay với lãi suất cắt cổ, lãi mẹ đẻ lãi con)

Như vậy, tư bản cho vay là tư bản tiền tệ tạm thời nhàn rỗi mà người chủ sở hữu nócho người khác sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định, nhằm nhận được số tiền lờinhất định Số tiền lời đó được gọi là lợi tức Ký hiệu là z

Tư bản cho vay có những đặc điểm khác căn bản với tư bản công nghiệp và tư bảnthương nghiệp Điều này được thể hiện ở chỗ: đối với tư bản cho vay thì quyền sở hữu tưbản tách rời quyền sử dụng tư bản; tư bản cho vay là hàng hóa đặc biệt; người cho vaykhông mất đi quyền sở hửu; người đi vay chỉ có quyền sử dụng không có quyền sở hữu;giá cả (tiền lãi) tách rời giá trị

Tư bản cho vay vận động theo công thức: T – T’, trong đó T’ = T + z Nhìn vàocông thức này, sự vận động của tư bản cho vay chỉ biểu hiện mối quan hệ giữa nhà tư bảncho vay và nhà tư bản đi vay, tiền đẻ ra tiền Do đó, quan hệ bóc lột tư bản chủ nghĩa đượcche giấu một cách kín đáo nhất, tư bản cho vay trở nên thần bí và được sùng bái nhất

Quyền sở hữu tách rời quyền sử dụng tư bản Đối với người cho vay nó là tư bản sởhữu, đối với người đi vay nó là tư bản sử dụng

Tư bản cho vay là một hàng hóa đặc biệt, vì khi cho vay người bán không mấtquyền sở hữu, còn người mua chỉ được mua quyền sử dụng trong thời gian nhất định Vàkhi sử dụng thì giá trị của nó không mất đi mà còn tăng lên giá cả của nó không do giá trị

mà do giá trị sử dụng của tư bản cho vay, do khả năng tạo ra lợi tức của nó quyết định Lợitức chính là giá cả của hàng hóa tư bản cho vay

Trang 8

Sự hình thành tư bản cho vay là kết quả của sự phát triển quan hệ hàng hóa - tiền tệđến một trình độ nhất định làm xuất hiện một quan hệ là: có nơi tiền tệ tạm thời nhàn rỗi,

có nơi lại thiếu tiền để hoạt động

Tư bản cho vay ra đời góp phần vào việc tích tụ, tập trung tư bản, mở rộng sản xuất,cải tiến kỹ thuật, đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của tư bản Do đó nó góp phần làm tăngthêm tổng giá trị thặng dư trong xã hội

2 Lợi tức và tỷ suất lợi tức

* Lợi tức (z):

Để làm rõ nguồn gốc và bản chất của lợi tức cần phải xem xét dòng lưu chuyển vàđồng tiền từ nhà tư bản cho vay đến nhà tư bản đi vay và ngược lại

Do có tư bản tiền tệ để rỗi nên nhà tư bản cho vay đã chuyển tiền của mình cho nhà

tư bản đi vay sử dụng Tiền nhàn rỗi khi vào tay nhà tư bản đi vay sẽ trở thành tư bản hoạtđộng Trong quá trình vận động, tư bản hoạt động sẽ thu được lợi nhuận bình quân Nhưng

vì để có tư bản hoạt động, trước đó anh ta phải đi vay, nên nhà tư bản đi vay (tức tư bảnhoạt động) không được hưởng toàn bộ lợi nhuận bình quân, mà trong số lợi nhuận bìnhquân có một phần được trích để trả cho nhà tư bản cho vay dưới hình thức lợi tức Phầncòn lại của lợi nhuận bình quân chính là thu nhập của nhà tư bản cho vay (tư bản hoạtđộng) còn được gọi là lợi nhuận doanh nghiệp

Như vậy, lợi tức (z) chính là một phần của lợi nhuận bình quân mà nhà tư bản đi

vay phải trả cho nhà tư bản cho vay; căn cứ vào lượng tư bản tiền tệ và thời gian mà nhà

tư bản đi vay sử dụng vốn của nhà tư bản cho vay.

Nguồn gốc của lợi tức cũng chính là từ giá trị thặng dư do công nhân làm thuê sángtạo ra từ trong lĩnh vực sản xuất Vì vậy để khẳng định tư bản cho vay cũng gián tiếp bóclột công nhân làm thuê thông qua nhà tư bản đi vay

Những người có vốn tiền tệ nhàn rỗi nhưng chưa có nhu cầu tiêu dùng, đầu tư thì họ

có thể cho người khác vay sử dụng số vốn này Tất nhiên họ vẫn là người sở hữu số vốnnày Những người đi vay sau khi chấp nhận một cơ chế nào đó của người cho vay đặt ra,thì họ được vay vốn Người đi vay có toàn quyền sử dụng số vốn này trong thời gian đãthoả thuận Tuy nhiên họ không phải là người sở hữu số vốn trên Như vậy, trong quan hệtín dụng, quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn đã tách rời với nhau Do đó để đảm bảo antoàn vốn của mình, người cho vay phải “ràng buộc” người đi vay bằng những cơ chế tíndụng hết sức nghiêm ngặt

Người đi vay sử dụng vốn vào mục đích kinh doanh - sản suất, lợi nhuận được tạo

ra trong quá trình này tất yếu được phân chia theo một tỷ lệ thoả đáng giữa người đi vay

và người cho vay, tương ứng với nguồn vốn bỏ vào sản suất kinh doanh Phần lợi nhuậndành cho người cho vay được gọi là lợi tức

Trang 9

Như vậy về bản chất, lợi tức là một phần của lợi nhuận được tạo ra trong quá trình

sản suất mà người đi vay phải nhượng lại cho người cho vay theo tỷ lệ vốn đã được sử dụng.

Về số lượng lợi tức được xem xét từ hai phía.Về phía người đi vay, lợi tức là số tiềnngoài phần vốn, mà người đi vay phải trả cho người cho vay sau một thời gian sử dụngtiền vay Về phía người cho vay, lợi tức là khoản chênh lệch tăng thêm giữa số tiền thu về

và số tiền phát ra ban đầu, mà người sở hữu vốn thu được sau một thời gian cho vay nhấtđịnh

Nếu vốn được coi như là một loại hàng hoá, có thể mua bán trên thị trường vốn, thìlợi tức chính là giá cả được hình thành trong quá trình mua bán vốn trên thị trường Giá cảnày cũng lên xuống theo quan hệ cung cầu của vốn, nhưng khác với giá cả của các loạihàng hoá thông thường: phản ánh và xoay xung quanh giá trị của chúng Giá cả của vốnhoàn toàn không phản ánh được giá trị của vốn Nó chỉ bằng một phần rất nhỏ so với giátrị của vốn.Chính vì thế giá cả của vốn được coi là một loại giá cả đặc biệt

Trên thực tế, nếu chỉ xem xét về số lượng, thì lợi tức chưa phản ánh được hiệu quảcủa số vốn cho vay phát ra Vì vậy, trong kinh doanh tiền tệ, lợi tức luôn luôn được sosánh với số vốn cho vay để xác định khả năng sinh lời của từng loại vốn cho vay trên thịtrường Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả này chính là lãi suất tín dụng

Vì là một phần của lợi nhuận bình quân, nên thông thường, giới hạn của lợi tức phải ởtrong khoảng:

Trang 10

quan hệ cung cầu về tư bản cho vay và biến động theo chu kỳ vận động của tư bản côngnghiệp Cụ thể tỷ suất lợi tức phụ thuộc vào các nhân tố sau đây:

+Một là: tỷ suất lợi nhuận bình quân

+Hai là: tỷ lệ phân chia lợi nhuận bình quân thành lợi tức và lợi nhuận của nhà tư bảnhoạt động

+Ba là: quan hệ cung cầu về tư bản cho vay

Trong điều kiện của chủ nghĩa tư bản, tỷ suất lợi tức có xu hướng giảm vì tỷ suất lợinhuận có xu hướng giảm và cung về tư bản cho vay có xu hướng tăng nhanh hơn về tư bảncho vay

Lợi tức thực hiện cả năm là kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm lợi tứchoạt động kinh doanh và hoạt động khác Lợi tức hoạt động kinh doanh là khoản chênhlệch giữa tổng doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ trừ đi giá thành toàn bộ sảnphẩm hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ và thuế theo quy định của pháp luật (trừ thuế lợi tức)

Lợi tức của hoạt động bất thường là khoản thu nhập bất thường lớn hơn các chiphí bất thường, bao gồm các khoản phải trả không có chủ nợ, thu hồi lại các khoản nợkhó đòi đã được duyệt bỏ (đang theo dõi ngoài bảng cân đối kế toán, các khoản vật tư,tài sản thừa sau khi đã bù trừ hao hụt mất mát các vật tư cùng loại, chênh lệch thanh lý,nhượng bán tài sản là số thu về nhượng bán trừ giá trị còn lại trên sổ sách kế toán củatài sản và các chi phí thanh lý, nhượng bán), các khoản lợi tức các năm trước phát hiệnnăm nay, số dư hoàn nhập các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, phải thu khóđòi, khoản tiền trích bảo hành sản phẩm còn thừa khi hết hạn bảo hành

3 Liên hệ thực tế ở Việt Nam:

Ngân hàng Việt Nam cho doanh nghiệp vay với nhiều lãi suất khác nhau ở mỗi ngânhàng

Sự phát triển chung của các ngân hàng ở Việt Nam: từ đầu những năm 90 trở lại đây

hệ thống các ngân hàng của Việt Nam đã có những bước phát triển lớn mạnh và rất đángkhích lệ Về quy mô, ngân hàng không phải là quốc doanh nhà nước đứng tên Các ngânhàng này hỗ trợ nguồn vốn tương đối lớn cho các doanh nghiệp trong nước phát triển Sốlượng ngân hàng tăng nhanh chóng, các chi nhánh được mở rộng có mặt khắp nơi Việcngân hàng vững mạnh đã góp phần không nhỏ vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta

Trang 11

Mặt khác, ngân hàng còn đem đến cho nền kinh tế thêm nhiều khó khăn như ngânhàng cho doanh nghiệp vay vốn nhưng không có một cơ chế tốt (cho doanh nghiệp vaynhưng lại không làm ăn, mua bất động sản nhưng không bán được) dẫn đến không trả nợngân hàng được, kéo dài gây khủng hoảng kinh tế

=> Nhiều ngân hàng đã thay đổi cơ chế và đang dần hoàn thiện hơn

Ở Việt Nam còn có hình thức cho vay không chính thức như chơi hụi

=>Nguy cơ lớn bị giật gây phá sản tổn thất tài chính cao

Ngày đăng: 18/05/2019, 23:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w