Xây dựng được lớp học thân thiện, học sinh tích cực thì sẽ lôi cuốn gây hứng thú cho học sinh trong một bình diện rộng ở mọi nơi, mọi lúc, qua giao tiếp, cách ứng xử, bảo ban của giáo vi
Trang 1PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO …
TRƯỜNG TIỂU HỌC
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến:
“Kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 1”
Thuộc lĩnh vực:
Người thực hiện:
Chức vụ:
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học
, tháng 4 năm 20…
Trang 2CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện
ST
T
Họ và tên Ngày tháng
năm sinh
Nơi công tác (hoặc nơi
thường trú)
Chức danh
Trình độ chuyên môn
Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo
ra sáng kiến
01
Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 1”
1 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Không có
2 Lĩnh vực áp dụng của sáng kiến:
Kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 1C trường Tiểu học
huyện tỉnh Thái Nguyên
3 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:
Sáng kiến được áp dụng từ ngày 01/10/2018 đến ngày 08/04/2019
4 Mô tả bản chất của sáng kiến
4.1 Thực trạng của công tác chủ nhiệm:
Trong trường Tiểu học, thời gian học là 9 buổi/tuần, chính vì vậy thời gian các em học tập và rèn luyện ở trường là khá nhiều, chủ yếu với giáo viên chủ nhiệm Công tác chủ nhiệm là một công việc quan trọng thường xuyên gắn bó với người giáo viên Tiểu học Vì vậy, đối với mỗi nhà giáo trong quá trình đảm nhiệm trọng trách này đều tích luỹ cho mình một số kinh nghiệm riêng Hơn nữa trong thời đại ngày nay, cùng với sự tiến bộ của xã hội, sự giao lưu văn hoá, kinh tế, sự phát triển của công nghệ thông tin thì vấn đề làm thế nào để hoàn thành tốt vai trò của một giáo viên chủ nhiệm là một vấn đề không bao giờ cũ Kéo theo những kinh nghiệm mà giáo viên chủ nhiệm tích luỹ, bồi dưỡng nhằm mục đích làm tốt công tác chủ nhiệm, làm tốt nhiệm vụ cao quý mà Đảng và nhân dân đã tin tưởng giao phó Đó là giáo dục, rèn luyện các em phát triển toàn diện về cả tri thức, năng lực và phẩm chất, những kĩ năng sống giúp các em trở thành những con ngoan, trò giỏi và sau này lớn lên các em sẽ là chủ nhân trong
Trang 3tương lai, sống có ích cho xã hội góp sức lực vào công cuộc xây dựng đất nước như Bác Hồ hằng mong muốn
4.2 Thực trạng của lớp 1C:
Năm học 2018-2019 tôi được phân công chủ nhiệm và giảng dạy lớp 1C, qua khảo sát tình hình học sinh tôi thu được kết quả như sau:
* Đặc điểm tình hình lớp:
- Tổng số HS: 31 em
Trong đó: Nữ: 13 em; Dân tộc: 12 em
Nữ dân tộc: 06 em
Học sinh khuyết tật trí tuệ nặng: 01 em
Học sinh 6 tuổi: 31 em;
Học sinh nghèo: 04 em Học sinh cận nghèo: 04 em
* Về hoạt động giáo dục:
Môn Nhận biết được
chữ và số
Tỷ lệ % Chưa nhận biết hết
chữ và số
Tỷ lệ %
* Năng lực:
- Tự phục vụ, tự quản:
+ Số học sinh biết tự phục vụ, tự quản 9 em = 29,0%
+ Số học sinh chưa biết tự phục vụ, tự quản 22 em =71,0%
- Giao tiếp, hợp tác:
+ Mạnh dạn trong giao tiếp, biết lắng nghe, chia sẻ với bạn 7 em = 22,6%;
+ Chưa mạnh dạn còn nhút nhát khi chia sẻ với bạn 24 em = 77,4%.
- Tự học, giải quyết vấn đề:
+ Có khả năng tự học và giải quyết vấn đề: 12 em = 38,7%;
+ Khả năng hoạt động và giải quyết vấn đề còn chậm 19 em = 61,3%.
* Phẩm chất:
Chăm học, chăm làm: 12 em = 38,7 % Chưa chăm học, chăm làm: 19 em = 61,3 %
Tự tin, trách nhiệm: 12 em = 38,7 % Chưa tự tin, trách nhiệm: 19 em = 61,3 % Trung thực, kỉ luật: 17 em = 54,8 % Chưa trung thực, ki luật: 14 em = 45,2 % Đoàn kết, yêu thương: 20 em =
64,5%
Chưa biết đoàn kết, yêu thương: 11 em = 35,5%
Trang 4Từ những thực trạng trên bản thân tôi đã suy nghĩ, trăn trở rất nhiều và làm thế nào để các em cuối năm học đạt được các chuẩn kiến thức, kỹ năng, năng lực, phẩm chất theo yêu cầu của chương trình lớp 1 Chính vì vậy tôi đã lên kế hoạch hết sức cụ thể, tích cực tìm tòi các phương pháp, biện pháp, giải pháp giáo dục sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh, với mong muốn được gần gũi, hiểu, giúp
đỡ, định hướng kịp thời cho các em,
4.3 Các giải pháp thực hiện
* Giải pháp 1: Xây dựng nội quy lớp học.
Để đảm bảo lớp học có nền nếp thì cần phải có một nội quy cụ thể mà chính các em được tham gia xây dựng Nội quy lớp học cần mang tính thân thiện, tích cực, thực tế
Công việc xây dựng nội quy lớp học được tiến hành từng bước như sau: Vào đầu năm học giáo viên đọc cho học sinh nghe nhiệm vụ, quyền hạn của học sinh, cho học sinh nêu những nhiệm vụ mà mình cần thực hiện từ đó xây dựng nội quy lớp học
NỘI QUY HỌC SINH
1 Thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy
2 Đi học đúng giờ Nghỉ học phải xin phép
3 Hăng hái phát biểu xây dựng bài
4 Lễ phép, đoàn kết
5 Không nói tục, chửi bậy
6 Không ăn quà vặt, không xả rác bừa bãi
7 Vệ sinh sạch sẽ
8 Trang phục gọn gàng
9.Thực hành tiết kiệm điện, nước
- Vào 15 phút đầu giờ tôi thường xuyên kiểm tra nền nếp, hướng dẫn lớp truy bài, nghe đọc báo, hát, kiểm tra đồ dùng học tập Bên cạnh đó tôi còn đưa ra hướng phấn đấu cho các em, tổ nào ngoan, có ý thức, không vi phạm lỗi nào sẽ được cộng điểm thi đua cho tổ mình Cuối tuần dựa vào kết quả thi đua đó để có
sự khen thưởng, động viên, nhắc nhở kịp thời
Trang 5- Dựa vào nội quy lớp học yêu cầu mỗi học sinh tự rèn cho mình ý thức tự quản và tự theo dõi nhắc nhở nhau thực hiện tốt nền nếp để xây dựng tập thể lớp, vững mạnh
(Phụ lục ảnh 1)
* Giải pháp 2: Xây dựng lớp thân thiện học sinh tích cực
- Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đặc biệt là giáo dục đạo đức, lối sống và kĩ năng sống cho học sinh lớp 1C, tôi đã hướng các em vào phong trào “Xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực” Nhằm tạo ra môi trường học tập thân thiện, an toàn, gần gũi làm cho các em cảm thấy “Mỗi ngày
đến trường là một ngày vui” Xây dựng được lớp học thân thiện, học sinh
tích cực thì sẽ lôi cuốn gây hứng thú cho học sinh trong một bình diện rộng
ở mọi nơi, mọi lúc, qua giao tiếp, cách ứng xử, bảo ban của giáo viên đối với học sinh Do vậy đòi hỏi giáo viên phải thật kiên trì, nhẫn nại có tình thương yêu thực sự với học trò
Phong trào “Xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực” tại lớp được tôi tiến hành từng bước như sau:
Bước 1: Trang trí lớp học xanh- sạch- đẹp
Lớp học luôn sạch sẽ, ngăn nắp và được trang trí bằng các sản phẩm do chính tay các em làm ra như các sản phẩm của môn Thủ công, các bài vẽ môn
Mĩ thuật, các bài luyện viết chữ đẹp hàng tháng, những sản phẩm này phải đảm bảo tính thẩm mĩ và tính giáo dục cao Bên cạnh đó tôi cũng hướng dẫn các em thu thập những sản phẩm, nguyên vật liệu sẵn có được sản xuất từ địa phương
để trang trí vào góc cộng đồng như các loại hạt đỗ, củ, quả, các dụng cụ sinh hoạt như quạt cọ, chổi rơm, chổi chít, rổ, rá, mũ, nón, nơm, giỏ làm cho lớp học trở nên thân thiện và gần gũi với các em
- Song song với việc trang trí lớp tôi còn cùng các em trồng hoa, cây cảnh vào chậu chăm sóc thường xuyên tạo cảnh đẹp cho lớp
- Đối với bồn hoa - công trình măng non của lớp, tôi phân công mỗi tổ chăm sóc một tuần Quy định bồn hoa phải sạch cỏ, đất không khô trắng, không
có cành gãy và lá khô Tổ nào làm tốt sẽ được tuyên dương Tổ nào, bạn nào chưa làm tốt sẽ nhắc nhở, hướng dẫn cụ thể
- Đối với việc trực nhật vệ sinh lớp học nói chung và vệ sinh trường (khu vực được phân công) nói riêng tôi luôn chỉ dẫn các em cách cầm chổi quét nhà, quét sân, cách giặt giẻ lau bàn ghế, lau bảng, sắp xếp bàn ghế gọn gàng, ngăn nắp Khi làm xong công việc tôi thường nhận xét, tuyên dương kịp thời việc làm
Trang 6của các em, cho các em phát biểu cảm tưởng khi vệ sinh xong Em nào cũng thấy việc làm của mình là có ích làm cho trường lớp sạch đẹp và cảm thấy càng yêu trường, yêu lớp học của mình hơn
Bước 2: Xây dựng mối quan hệ thầy- trò và bạn bè trong lớp
Tình thầy trò trở nên thân thiết sẽ tạo cho học sinh cảm giác ấm áp, gần gũi trong các buổi học Hiểu được điều đó nên tôi thường không trách phạt bất cứ học sinh nào Dù hôm đó học sinh quên sách, quên đồ dùng học tập hay đi học muộn Nếu nặng lời, trách móc sẽ đem lại cho học sinh đó nỗi buồn, cảm giác có tội sẽ áp lực về tâm lý, phá tan sự hứng thú tiếp thu bài của học sinh trong cả buổi học hôm ấy Chính cô giáo cũng bị ức chế buồn bực trong suốt giờ giảng của mình Để tránh tình trạng trên cuối mỗi buổi học trước khi các em ra về tôi thường dặn dò các em chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập, sách vở cho buổi học ngày hôm sau Đồng thời mỗi sáng khi bước chân vào lớp tôi thường nghĩ ra một lời chào, một câu nhận xét vui, hóm hỉnh hoặc sau lời chào là một vài cử chỉ
ân cần: Khi thì buộc lại tóc cho em nữ, lúc thì bẻ cổ áo để sao cho học sinh cảm nhận được sự gần gũi yêu thương, tạo cho ngày học mới bắt đầu hết sức nhẹ nhàng và ấm áp
Cả ngày các em ở trường, cô giáo trong thời gian đó thay vai trò người mẹ Mỗi khi có em kêu sốt, mệt hay đau bụng giữa tiết tôi không làm ngơ mà ân cần hỏi han, bình tĩnh xử lý lúc thì xoa cho em này chút dầu khi thì pha cho em khác cốc nước, có em mệt quá không đỡ tôi đưa xuống phòng y tế hoặc thông báo cho gia đình
Học sinh đến trường được vui chơi, học tập Giờ ra chơi với lớp 1 mới vào trường các em cũng còn rất nhiều bỡ ngỡ, tôi đã hướng dẫn các em các trò chơi tập thể, nhảy dây, đánh cầu, ô ăn quan để các em được chơi hết mình, cười đùa thật vui vẻ và được tham gia cùng các bạn tự tin hơn
Trong giờ học để các em tiếp thu bài được dễ hơn, tôi cũng thường tổ chức các trò chơi, tạo điều kiện để mọi đối tượng học sinh trong lớp được tham gia: ví
dụ chơi hái hoa dân chủ trong giờ ôn tập môn Tự nhiên và Xã hội; chơi đóng kịch phân vai trong giờ Đạo đức (luyện tập), chơi ai nhanh hơn trong giờ Toán
và “Giọng đọc vàng” trong giờ Tập đọc Những kiến thức cơ bản học sinh được học dưới dạng trò chơi, các em thấy hứng thú và tiếp thu kiến thức nhanh hơn đồng thời tôi nhận thấy thông qua các trò chơi tính cách của các em được bộc lộ
rõ ràng hơn Qua đó tôi có được nhận xét cụ thể về tính cách của từng em và có biện pháp giáo dục phù hợp
Trang 7Thứ sáu cuối tuần có tiết sinh hoạt lớp, học trò của tôi rất thích và háo hức chờ đón vì trong buổi sinh hoạt này các em được nêu những việc mình đã làm và chưa làm được, các em được bình chọn tuyên dương, rút kinh nghiệm lẫn nhau Tôi thống nhất với phụ huynh tổ chức sinh nhật cho những em sinh cùng tháng vào tuần 4 của tháng Trong buổi sinh nhật tôi nhận thấy gương mặt của các em sáng lên niềm hân hoan với những nụ cười vô tư hồn nhiên khi được nhận những lời chúc mừng, món quà tuy nhỏ nhưng nó thực sự là động lực thúc đẩy và mang đến niềm vui cho các em Những việc làm bình thường như vậy nhưng cũng khiến cho học sinh thấy được tình thương yêu và sự quan tâm ân cần, săn sóc của cô giáo đã dành cho mình Cũng từ những sự cảm nhận này khiến phụ huynh học sinh cảm thấy tin tưởng gửi gắm con em mình cho nhà trường, cho cô giáo, học sinh cảm thấy mỗi ngày đến trường là một ngày vui Thực hiện phương pháp dạy học tích cực, lấy học sinh làm trung tâm, thầy hướng dẫn, giao việc - trò thực hành Khi giao việc, tôi chỉ nói một lần, nhưng chỉ nói khi lớp trật tự Với cách làm này, tự nhiên thầy sẽ trở nên nói
ít, học trò sẽ làm nhiều Làm việc như thế nào thì đạo đức, ý thức sẽ kèm theo như thế ấy Làm đến nơi đến chốn thì ý thức kỉ luật cũng đến nơi đến chốn
- Hành vi của giáo viên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lí cũng như sự hình thành tính cách của trẻ Vì vậy, khi lên lớp, tôi luôn chú ý đến cả cách đi đứng, nói năng, cách ăn mặc, cách cầm sách, cầm bút, chữ viết, thái độ, để học trò noi theo Không vì bất cứ lí do gì mà tôi cho phép mình cẩu thả hoặc xuề xòa, qua loa trước mặt học sinh
- Khi học sinh nào làm bài chưa đúng, tôi yêu cầu học sinh đó phải đọc lại
và làm lại bài Tôi hỗ trợ, hướng dẫn cụ thể học sinh làm lại ngay tại lớp Do đặc điểm tâm lí học sinh Tiểu học thường thích khen nhiều hơn, phê bình ít hơn Bởi vậy, tôi luôn khen ngợi những học sinh làm tốt để động viên tinh thần các em Đối với học sinh làm chưa tốt, tôi thường xuyên động viên và gọi lên bảng hỗ trợ và hướng dẫn thêm Nhờ sự hỗ trợ kịp thời của giáo viên mà các em đã tự tin, hăng hái phát biểu, lớp học sôi nổi hơn Đặc biệt các em sẽ trung thực, không gian dối
Ví dụ: Trong lớp có em Đặng Bảo Tú, em Vi Kim Thịnh học chậm môn Toán Tìm hiểu nguyên nhân cả hai em chưa nhớ kĩ bảng cộng, trừ và còn nhầm lẫn khi giải Toán có lời văn Vậy tôi đã làm như sau: Hằng ngày tôi cùng kết hợp với phụ huynh học sinh kiểm tra lại các bảng cộng trừ rồi hướng dẫn các em vận dụng vào làm bài Phát huy tốt phong trào “Đôi bạn cùng tiến”, giúp đỡ nhau trong học tập, dần dần hai em đã mạnh dạn tự tin hơn Nên ở lớp, ở nhà
Trang 8những ngày nghỉ các em đã tự giác học và làm bài tập Trong các giờ học toán, hai em đã tích cực xung phong lên bảng làm bài Sau một thời gian có sự hỗ trợ của cô giáo, các bạn học sinh và gia đình hai em đã có sự tiến bộ rõ rệt, các em
đã biết làm các dạng toán cộng, trừ, biết giải toán có lời văn
Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi biết rằng có những em gặp khó khăn trong học tập, có em ham chơi quên học bài, nhưng lỗi không hoàn toàn là do các em, có em do những điều kiện khách quan Gia đình của các em đâu phải lúc nào cũng đầm ấm, hạnh phúc; đâu phải em nào cũng may mắn được
bố mẹ, ông bà động viên trong mỗi bước học tập Và có biết bao nhiêu bố mẹ phải lo làm ăn kiếm sống hoặc vì ốm đau bệnh tật, nên không ngó ngàng gì đến việc học của con trẻ, thậm chí các em còn bị mắng chửi Những vấn đề đó đã tác động đến tâm lí trẻ thơ, cản trở việc học tập của các em rất nhiều Nếu như giáo viên không biết được những nguyên nhân đó thì rất dễ nổi giận, rồi la mắng, trách phạt các em Điều đó sẽ làm các em dễ bị tổn thương Vì vậy, đứng trước một học sinh hiếu động, chưa chăm, hay lơ đãng không học bài, làm bài, tôi không trách phạt ngay mà bình tĩnh chờ đến hết buổi học gặp riêng các em để hỏi cho rõ nguyên nhân Lần đầu các em vi phạm, tôi nhẹ nhàng nhắc nhở Nếu lần thứ hai, các em vẫn tái phạm, tôi phải đến nhà hoặc gọi điện để tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp giúp đỡ, giáo dục các em kịp thời
- Hàng ngày, tôi luôn khích lệ và biểu dương các em kịp thời, đúng lúc, đúng thời điểm những ưu điểm của các em Tôi cố tìm ra những ưu điểm nhỏ nhất để khen ngợi động viên các em Nhưng trong khi khen, tôi cũng không quên chỉ ra những thiếu sót để các em khắc phục và ngày càng hoàn thiện hơn
Ví dụ: Trường hợp của em Phạm Lê Anh Tuấn đến lớp chưa chăm học, mải
chơi và hay trêu chọc các bạn, lấy đồ dùng của các bạn trong lớp Qua tìm hiểu nguyên nhân mà em chưa chăm, chưa ngoan tôi được biết em là con một gia đình, mẹ lại đi làm ăn xa, em ở với ông tuổi đã cao, với hoàn cảnh như vậy nên ông rất thương cháu chiều chuộng, nâng niu hết mức Có những lúc ông cũng không bảo được cháu, do thiếu sự quan tâm sát sao, bảo ban của bố mẹ, việc học hành của em hầu hết là phó mặc cho nhà trường, cô giáo, bản thân em ngày một ương bướng, lười học, vệ sinh cá nhân cũng chưa tốt (ví dụ: tóc, móng chân, tay
để dài, quần áo, mặt mũi lấm lem) Bản thân tôi thấy rất thương hoàn cảnh của Tuấn, thường xuyên cắt móng tay, rửa mặt, nhờ người cắt tóc cho em Với trường hợp như vậy tôi đã đến tận gia đình gặp gỡ trao đổi cùng ông em để tìm cách phối hợp giáo dục, động viên, phân tích cho Tuấn hiểu mục đích của việc học tập, rèn luyện đạo đức là để lớn lên em sẽ thành người có ích cho gia đình,
Trang 9quê hương và xã hội Gia đình đang đặt niềm tin và hi vọng vào em Từ đó Tuấn
đã dần dần nhận ra cần phải biết tự chăm sóc bản thân cho sạch sẽ, em cũng đã thấy mình cần phải nỗ lực hơn nữa trong học tập Hằng ngày đến lớp em đã chú
ý nghe giảng, chăm chỉ học bài và làm bài tập, bài nào chưa hiểu em đã mạnh dạn hỏi bạn hỏi cô Tuấn đã đoàn kết, cởi mở, thân thiện với tất cả các bạn Thấy Tuấn có nhiều tiến bộ các bạn trong lớp đều khen và động viên Tuấn học tập
Từ một học sinh chưa chăm học, chưa ngoan, môn Toán tính rất chậm, Tiếng Việt chưa nhớ hết được bảng chữ cái đến nay em đã hoàn thành các môn học, có những môn em đã hoàn thành tốt như: Thể dục, Mĩ thuật
- Tôi luôn khích lệ học sinh viết nhưng lời bày tỏ, những điều em muốn nói, những tâm tư nguyện vọng của mình với cô giáo hoặc với bạn bè thông qua hộp thư vui, hộp thư điều em muốn nói Từ đó giúp giáo viên và học sinh hiểu nhau hơn và hạn chế những lời phê bình trước lớp
- Khi nói chuyện, khi giảng bài, cũng như khi nhắc nhở học sinh, tôi luôn thể hiện cho các em thấy tình cảm yêu thương của một người thầy đối với học trò Lòng nhân ái, bao dung, đức vị tha của người thầy luôn có sức mạnh to lớn
để giáo dục và cảm hóa học sinh Tôi nghĩ tấm lòng nhân hậu, bao dung, hết lòng vì học sinh thân yêu của mình chắc chắn các em sẽ chăm ngoan, tích cực và ham học, thích đi học
(Phụ lục ảnh: 2,3,4,5,6,7,8,9,10,11)
+ Đối với những học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn.
Với những học sinh nghèo, học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn tôi luôn kết hợp với nhà trường, hội cha mẹ học sinh, các ban ngành đoàn thể khác tạo mọi điều kiện giúp đỡ các em về mọi mặt tinh thần cũng như vật chất, giúp các em
có cảm giác được quan tâm, chăm sóc, các em phấn khởi từ đó tích cực học tập
và tham gia tốt các hoạt động
Số học sinh lớp 1C được nhận quà như sau:
S
TT
Trị giá
01 Vi Kim Thịnh Chương trình thắp sáng ước mơ 200.000 đ
02 Đỗ Thị Dương Chương trình thắp sáng ước mơ của
UBND huyện và CĐ trường TH
400.000 đ
03 Lục Thùy Trâm Nhà may TNG tặng áo rét 130.000 đ
04 Nguyễn Đông Giáp Nhà may TNG tặng áo rét 130.000 đ
05 Phạm Lý Ngọc Hiếu Liên đội trường TH 120.000 đ
Tổng trị giá quà 980.000 đ
(Phụ lục ảnh: 12)
Trang 10+ Đối với học sinh khuyết tật học hòa nhập:
- Ngay từ đầu năm nhận lớp tôi có một em học sinh khuyết tật trí tuệ nặng học hòa nhập Hoàn cảnh của gia đình em cũng rất éo le
Em: Đỗ Thị Dương - khuyết tật trí tuệ nặng, sức khỏe yếu Gia đình thuộc diện hộ nghèo (Bố em mắc chứng bệnh tâm thần)
- Sau khi nắm bắt được loại tật, hoàn cảnh gia đình cụ thể, tôi đã lập kế hoạch chi tiết trong việc hỗ trợ tiếp thu kiến thức và các hoạt động khởi động trong và ngoài giờ lên lớp, tôi luôn có phần dành riêng để em có cơ hội được tham gia cùng các bạn
Ví dụ: Khởi động các ngón tay, bàn tay trước khi viết, cách cầm phấn, cầm bút, giẻ lau; khởi động sau mỗi tiết học cho thoải mái hơn
Trong giảng dạy tôi đã vận dụng hết sức linh hoạt, sáng tạo các phương pháp nhằm giúp em dễ hiểu, dễ tiếp thu, dễ nhớ Sử dụng tốt tranh ảnh, mô hình, hình vẽ cũng như các hoạt động vui chơi để em nắm và nhớ kiến thức Củng cố kiến thức thường xuyên, liên tục, nhắc đi nhắc lại nhiều lần những kiến thức đã học để khắc sâu Kiểm tra lại kiến thức bằng những câu đố vui hoặc mô hình trực quan Tôi không yêu cầu quá mức gây căng thẳng, ức chế thần kinh cho em Trong quá trình em thực hiện tôi theo dõi và trợ giúp khi cần thiết Nếu em chưa thực hiện được thì tôi hướng dẫn lại cụ thể theo từng bước Tuyệt đối không chê bai mắng nhiếc trước tập thể Phát hiện những điểm tiến bộ hằng ngày dù là nhỏ nhất để động viên kịp thời, khích lệ và có biểu dương trước lớp, gây hứng thú cho em tham gia học tập tốt hơn
Tạo cơ hội cho trẻ trong lớp gần gũi, đoàn kết thương yêu giúp đỡ bạn bị khuyết tật Động viên mọi thành viên trong lớp phải có tinh thần trách nhiệm, giúp đỡ lôi cuốn, tạo điều kiện cho các em tham gia vui chơi Giáo viên cũng như các bạn cùng lớp luôn phải chú ý động viên khuyến khích kịp thời khi trẻ khuyết tật hoàn thành được một nhiệm vụ, công việc đơn giản so với trẻ bình thường khác Xây dựng vòng tay bạn bè ngay từ đầu năm để tạo ra bầu không khí thân mật, thương yêu giúp đỡ trẻ khuyết tật như: nhóm bạn cùng học ở nhà, nhóm cùng đi học, nhóm học trên lớp, nhóm cùng vui chơi Tìm hiểu đặc điểm bệnh tật của em để có hướng giúp đỡ khi em bị đau Yêu thương, quan tâm chăm sóc trẻ thường xuyên để em cảm thấy không bị bỏ rơi và đem lại cảm giác
an toàn cho trẻ Kết hợp với các bạn bè đồng nghiệp như Tổng phụ trách, giáo viên dạy chuyên để theo dõi, giúp đỡ em Kết hợp với phụ huynh học sinh để cùng nhau đưa ra biện pháp tối ưu nhất tạo điều kiện cho em sống, học tập tại