Vụ xuân 2014, chúng tôi tiến hành bố trí thí nghiệm diện hẹp một số thuốc hóa học để đánh giá hiệu lực phòng trừ đối với sâu cuốn lá nhỏ trên giống lúa Nhị ưu 69 giai đoạn đứng cái - làm đòng tại Xã Diễn Tân, huyện Diễn Châu, Nghệ An. Mật độ sâu cuốn lá nhỏ tại 4 công thức trước phun > 20 con/m2, tiến hành phun thuốc khi tuổi sâu phổ biến tuổi 1, 2. Kết quả thể hiện tại Bảng 3.13 và Bảng 3.14.
nhỏ trên lúa vụ Xuân 2014 tại Diễn Châu, Nghệ An Công Thức Tên thuốc Liều lượng (g, ml/ha) TP SP 3 ngày SP 7 ngày SP 14 ngày I Ammate 150 SC 120 20,47a 7,53a 4,33a 3,20a II Virtako 40WG 60 21,00a 7,60a 3,27a 3,07a
III Dupont Prevathon 35 WG 66 21,87a 8,00a 4,67a 3,73a
IV Đối chứng - 24,67b 29,40b 31,67b 19,87b
LSD0,05 - 2,17 2,39 2,51 1,83
CV (%) - 4,9 9,1 11,4 12,2
Ghi chú: -TP: Trước phun; SP: Sau phun - Công thức đối chứng: Phun nước lã
- Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột chỉ sự sai khác có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95% theo phân tích Duncan
Bảng 3.14. Hiệu lực phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ của một số loại thuốc BVTV vụ Xuân 2014 tại huyện Diễn Châu, Nghệ An
Công thức Tên thuốc Liều lượng (g, ml/ha) Hiệu lực thuốc (%) 3 NSP 7 NSP 14 NSP I Ammate 5SC 120 69,10a 83,50a 80,57ab II Virtako 40WG 60 69,59a 87,95a 81,86a
III Dupont Prevathon 35 WG 66 69,16a 83,30a 78,69b
LSD0,05 - 3,26 4,68 2,40
CV (%) - 2,1 2,4 1,3
Ghi chú: -NSP: Ngày sau phun
- Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột chỉ sự sai khác có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95% theo phân tích Duncan
chế tác động tiếp xúc và vị độc. Thuốc Virtako 40 WG gồm 2 hoạt chất là Thiamethoxam + Chlorantraniliprole với độ độc thuộc nhóm III có cơ chế tác động lưu dẫn mạnh và thấm sâu. Thuốc Dupont prevathon 35 WG có hoạt chất Chlorantraniliprole với độ độc thuộc nhóm III và cơ chế tác động lưu dẫn thấm sâu. Đây là 3 loại thuốc nằm trong danh mục được phép sử dụng tại Việt Nam để trừ một số loại sâu hại lúa.
Sau phun thuốc 3 ngày mật độ sâu tại các công thức phun thuốc đều giảm, sau phun 7 ngày mật độ sâu tại các công thức phun thuốc giảm rõ rệt, cụ thể: Tại các công thức I, II, III mật độ SCLN trước phun lần lượt là 20,47; 21,00 và 21,87 con/m2, sau phun 7 ngày mật độ sâu tại các công thức I, II, III giảm xuống còn 4,33; 3,27 và 4,67 con/m2. Tuy nhiên, tại công thức đối chứng (CT IV) phun nước lã mật độ sâu cuốn lá nhỏ vẫn tiếp tục tăng sau 7 ngày phun, cụ thể trước phun mật độ 24,67 con/m2, sau 7 ngày mật độ tăng lên 31,67 con/m2, lý do là trên đồng ruộng sâu phát dục nhiều pha bao gồm cả trứng và sâu non, mặt khác do không được phun thuốc nên mật độ sâu tiếp tục tăng. Tiếp tục điều tra sau 14 ngày phun thuốc, chúng tôi thấy mật độ sâu cuốn lá nhỏ tại các công thức đều giảm kể cả công thức đối chứng không phun thuốc, lý do giai đoạn này sâu tuổi lớn đã vào nhộng do vậy mật độ sâu ở các công thức đều giảm.
Qua xử lý bằng phần mềm IRRISTART 5.0, chúng tôi thấy trong 4 loại thuốc thí nghiệm thì thuốc Virtako 40WG có hiệu lực cao nhất sau 7 ngày phun đạt 87,95%. Tuy nhiên, hiệu lực trừ sâu cuốn lá nhỏ tại 3 công thức phun thuốc hóa học ngoài đồng ruộng có sự sai khác không đáng kể. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả đánh giá hiệu lực các loại thuốc trên của Chi cục BVTV Nghệ An (2013).
Kết luận
1. Vụ Xuân 2014, tại khu vực huyện Diễn Châu, Nghệ An thành phần sâu hại lúa gồm 25 loài thuộc 8 bộ và 13 họ côn trùng và nhện hại. Trong đó, bộ Lepidoptera, Hemiptera và Homoptera có số lượng loài nhiều nhất, cụ thể: bộ Lepidoptera (bộ cảnh vảy) có 9 loài chiếm 36,00%, bộ Hemiptera (bộ cánh nửa) 5 loài chiếm 20,00%, bộ Homoptera (bộ cánh đều) có 5 loài chiếm 20,0%. Các loài phổ biến gây hại chủ yếu là: Sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu rầy lưng trắng, sâu đục thân 2 chấm, bọ xít dài, châu chấu và bọ xít đen.
Thành phần thiên địch sâu hại lúa tại huyện Diễn Châu, Nghệ An gồm 21 loài thuộc 5 bộ và 15 họ côn trùng và nhện. Trong đó nhóm nhện bắt mồi thuộc bộ nhện lớn Araneae và nhóm côn trùng bắt mồi thuộc bộ cánh cứng và nhóm ong ký sinh bộ cánh màng có số lượng loài lớn nhất.
2. Vụ Xuân 2014, sâu cuốn lá nhỏ phát sinh 2 lứa. Lứa 1 xuất hiện từ giữa tháng 3 cho đến giữa tháng 4 và gây hại trên lúa giai đoạn đẻ nhánh rộ với mật độ thấp, mức độ gây hại nhẹ không đáng kể. Lứa 2 xuất hiện từ cuối tháng 4 cho đến cuối tháng 5 và gây hại trên lúa giai đoạn ôm đòng, trỗ trở đi với mật độ và mức độ gây hại cao hơn so sâu lứa 1. Cao điểm gây hại từ cuối tháng 4 cho đến đầu tháng 5.
3. Trên các giống lúa trồng phổ biến tại huyện Diễn Châu, Nghệ An, sâu cuốn lá nhỏ trên giống Nhị ưu 69 có mật độ sâu cao nhất, thấp nhất giống lúa ZZD 001. Chân ruộng vàn trũng lưu nước có mật độ sâu cuốn lá nhỏ cao hơn so chân ruộng cao và cạn nước.
Mật độ cấy ảnh hưởng đến biến động quần thể sâu cuốn lá nhỏ trên đồng ruộng. Trên cùng một giống lúa ZZD 001 cấy cùng một chân đất vàn trũng, chế độ phân bón như nhau những ruộng có mật độ cấy càng dày thì mật độ sâu cuốn lá nhỏ, tỷ lệ hại cao hơn so ruộng có mật độ cấy thưa.
4. Trên đồng ruộng các loài thiên địch của sâu cuốn lá nhỏ như: Nhện bắt mồi các loại, bọ 3 khoang, bọ rùa đỏ, bọ cánh cộc xuất hiện từ đầu vụ cho đến cuối vụ xuất. Có 2 đỉnh cao về mật độ thiên địch là: đỉnh cao 1 lúa giai đoạn đứng cái - làm đòng, cao điểm 2 lúa giai đoạn phơi màu - ngậm sữa tương ứng với cao điểm về mật độ sâu cuốn lá nhỏ.
Thu được 1 loài ong mắt đỏ họ Trichogramatidae, bộ cánh màng Hymenoptera ký sinh trên trứng sâu cuốn lá nhỏ lứa 1.
ong gồm: Ong ký sinh đa phôi (Copidosomopsis nacoleiae Eady), ong đen (Cardiochiles phillippines Ashmead) và ong kén nhỏ (Macrocentus philippinensis Ashmead).
5. Sau vụ Mùa 2013, tại huyện Diễn Châu, Nghệ An có 2 loài sâu cuốn lá nhỏ xuất hiện trên cỏ môi và cỏ bấc đuôi chuột đó là loài (Cnaphalocrocis medinalis Guenee) và (Marasmia ruralis Walker) nhưng chủ yếu là loài (C. medinalis) chiếm 94,12 - 98,18%. Nguồn sâu cuốn lá nhỏ chuyển từ vụ Mùa 2013 sang vụ Xuân 2014 kéo dài ở pha sâu non.
6. Trong 3 loại thuốc thí nghiệm đều có hiệu lực tốt trừ sâu cuốn lá nhỏ, hiệu lực cao nhất sau 7 ngày phun thuốc, cụ thể: Thuốc Virtako 40WG đạt 87,95%, thuốc Dupont Prevathon 35 WG và thuốc Ammate 150SC đạt lần lượt là 83,30%; 83,50%.
Đề nghị
- Đối giống lúa lai cao sản 3 dòng ZZD 001 vụ Xuân nên bố trí mật độ cấy 36 - 40 khóm/m2, cấy 2 dảnh/khóm và cấy khi mạ 2,5 lá non.
- Tiếp tục bố trí nhiều mật độ cấy và số dảnh cấy khác nhau trên nhiều chân đất tại nhiều vùng sinh thái trong tỉnh để có kết luận chính xác và khách quan.
- Tiếp tục theo dõi tỷ lệ trứng, sâu non cuốn lá nhỏ bị ký sinh trong vụ sản xuất, tìm kiếm các ký chủ phụ khác của sâu cuốn lá nhỏ sau vụ Mùa để xác định thêm nguồn ký chủ phụ của sâu chuyển vụ sang gây hại lúa vụ Xuân năm sau.
- Tiếp tục thử nghiệm các loại thuốc hóa học khác có độ độc thấp, các chế phẩm sinh học trong phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ, bên cạnh đó cần tiêu diệt cỏ dại xung quanh ruộng lúa, vệ sinh đồng ruộng, đặc biệt sau khi hết vụ lúa để tiêu diệt nguồn sâu chuyển từ vụ trước sang vụ sau gây hại.
Tài liệu tiếng việt
[1] Đỗ Xuân Bành (1990), “Kết quả khảo sát sâu cuốn lá nhỏ hại lúa tại Tiền Giang”,
Thông tin BVTV, số 3, tr 10-12.
[2] Bộ NN&PTNT (2012), Báo cáo tổng kết 2012. Trang 21-23.
[3] Vũ Quang Côn (1987), Vài dẫn liệu về nhóm các loài sâu cuốn lá lúa, Thông tin Bảo vệ thực vật, Số 2, Trang 47-50.
[4] Vũ Quang Côn (1989), “Các loại ký sinh và hiệu quả của chúng trong việc hạn chế số lượng sâu cuốn lá nhỏ hại lúa”, Tạp chí BVTV, số 3, trang 156-161.
[5] Trần Đình Chiến (1993), “Tìm hiểu thành phần côn trùng bắt mồi và ảnh hưởng của thuốc trừ sâu đến đến diễn biến thành phần côn trùng bắt mồi trên lúa Gia Lâm, Hà Nội”,
Kết quả nghiên cứu khoa học khoa trồng trọt 1991-1992, NXBNN, Hà Nội.
[6] Cục Bảo vệ thực vật (2002), Báo cáo tình hình phát sinh gây hại của sâu bệnh hại lúa năm 2002. Báo cáo chuyên nghành Bảo vệ thực vật.
[7] Đặng Thị Dung (1995), “Thành phần kẻ thù tự nhiên của sâu cuốn lá nhỏ hại lúa vụ Mùa 1994 vùng Gia Lâm – Hà Nội”, Kết quả nghiên cứu khoa học 1994-1995 Khoa Trồng Trọt – Trường ĐHNN I, trang 49-51.
[8] Nguyễn Văn Hành, Trần Huy Thọ (1989), “Kết quả nghiên cứu về sâu cuốn lá nhỏ hại lúa các tỉnh Phía Bắc” Kết quả nghiên cứu khoa học viện BVTV 1979-1989, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.
[9] Nguyễn Văn Hành (1988), “Sâu cuốn lá nhỏ hại lúa một số tỉnh Phía Bắc và biện pháp phòng trừ chúng”, Luận án phó tiến sỹ, Viện KHKT Nông Nghiệp Việt Nam.
[10] Hà Quang Hùng (1986), “Ong ký sinh trứng sâu hại lúa vùng Hà Nội”, Tạp chí khoa học kỹ thuật Nông Nghiệp, số 5/1986, tr. 26-33.
[11] Phạm Văn Lầm, Bùi Hải Sơn, Trần Thị Hường (1993), Diễn biến số lượng nhện lớn bắt mồi trên ruộng lúa vùng Từ Liêm, Hà Nội. Tạp chí BVTV số 5, Trang 6-9.
[12] Phạm Văn Lầm (2000), Danh mục các loài sâu hại lúa và thiên địch của chúng ở Việt Nam, NXB Nông Nghiệp - Hà Nội, 190 trang.
cây lúa”, Kết quả nghiên cứu viện BVTV 1979-1989, NXBNN - Hà Nội.
[14] Phạm Văn Lầm (1992), “Một số dẫn liệu về ong kén trắng ký sinh, sâu non bộ cánh vảy hại lúa, Tạp BVTV, số 2, tr 10-13.
[15] Phạm Văn Lầm, Bùi Hải Sơn (1994), “Ảnh hưởng của một vài loại thuốc hóa học trừ sâu phổ tác dụng rộng đến nhóm thiên địch bắt mồi trên ruộng lúa”, Tạp chí BVTV, số 6/1994, tr 7-12.
[16] Phạm Văn Lầm, Lê Thị Thanh Thủy (2011), “Một số dẫn liệu về đặc điểm sinh vật học của sâu cuốn lá nhỏ”, Tạp chí BVTV, số 6/2011, trang 16-20.
[17] Trần Văn Rao (1982), Báo cáo tổng kết chuyên đề khảo sát sâu cuốn lá nhỏ năm 1978-1982 của Trạm BVTV vùng đồng bằng Bắc Bộ, Báo cáo chuyên nghành, Cục BVTV.
[18] Bùi Hải Sơn (1995), “Nghiên cứu nhện lớn bắt mồi trên ruộng lúa vùng ngoại thành Hà Nội”, Luận án phó tiến sỹ khoa học Nông Nghiệp, Trường ĐHNNI-Hà Nội.
[19] Sở NN&PTNT Nghệ An (2012), Báo cáo tổng kết 2012.
[20] Nguyễn Công Thuật (1996), Phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại cây trồng nghiên cứu và ứng dụng, NXB nông nghiệp, Hà Nội.
[21] Nguyễn Trường Thành, Nguyễn Văn Thành (1986), “Kết quả nghiên cứu tác hại và ngưỡng phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa”, Tạp chí BVTV, số 6/1986, tr 211-214.
[22] Nguyễn Trường Thành (2003), “Ảnh hưởng sâu cuốn lá nhỏ đến năng suất lúa ở Việt Nam và ứng dụng”, Tạp chí BVTV, số 190, tr 12-18.
[23] Nguyễn Trường Thành (2002), “Khả năng phục hồi quần thể cây lúa đối với sự gây hại của sâu cuốn lá nhỏ”, Tạp chí BVTV, số 4/2002, Tr. 27-31.
[24] Nguyễn Thị Thắng (1993), Tổng kết chuyên đề sâu cuốn lá nhỏ hàng năm 1988- 1993, Báo cáo chuyên ngành, Cục BVTV.
[25] Trần Huy Thọ (1983), Một số kết quả nghiên cứu về sâu cuốn lá nhỏ hại lúa, Tạp chí BVTV số 3, Trang 49-53.
[26] Trần Huy Thọ (1996), “Kết quả nghiên cứu thiên địch rầy nâu, sâu cuốn lá nhỏ hại lúa trong các năm 1991-1995”, Tuyển tập các công trình nghiên cứu BVTV 1990-1995 của viện BVTV, NXBNN - Hà Nội, tr 165-171.
[27] Nguyễn Viết Tùng (1993), “Nghiên cứu bước đầu về nhện lớn bắt mồi trên ruộng lúa vùng Gia Lâm - Hà Nội”, Kết quả nghiên cứu khoa trồng trọt 1991-1992, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.
[28] Trung tâm BVTV khu 4 (2012), “Báo cáo tổng kết kết quả theo dõi tình hình dịch hại trên cây trồng năm 2012”.
[29] Viện Bảo vệ thực vật (1980), Kết quả điều tra côn trùng và bệnh cây ở các tỉnh Phía Nam 1977-1979, NXB nông nghiệp, trang 7-207.
[30] Viện Bảo vệ thực vật (1975), Kết quả điều tra côn trùng cơ bản 1967-1968 ở Miền Bắc Việt Nam, NXB nông nghiệp, trang 578.
[31] Viện Bảo vệ thực vật (1976), Kết quả điều tra côn trùng cơ bản 1967-1968 và 1977- 1979, NXB nông nghiệp, Hà Nội.
Tài liệu tiếng anh
[32] A Lam M.Z (1964), “Recent progress in rice research in Pakistan” proceedings of a symposium on tropical Agriculture researchs, 19-24 July 1964, Ministry of agricutural and forestry, Tokyo, pp. 123-134.
[33] Barrion A.T, J.A Litsinger, E.B medina, R.M Aguda (1991), the rice Cnaphalocrocis medinalis Guenee Leaf folder complex in the Philippines, Taxonomy bionomics and control, Philippines, No 8, pp 87-107.
[34] Barrion A.T, J.A Litsinger (1980), “Ants a natural enemy of leaf folder larvae in dry land rice”, Institute of Restorative and Rehabilitation Neuroscience, Vol. 5.pp.22-23. [35] CABI, (1999), Crop protection compendium, http://www.cabi.org/.
[36] Chiu, S.F (1980), Integrated control of rice insects pests in China, Rice improvement in China and other Asian countries, IRRI & CAAS, Manila, Philippine, P 239-250.
[37] Copel. H. C., J.W. Mertins (1977), Biological insect pest suppression, New York Express, USA, pp.248.
[38] Chen C.C., SF. Chiu (1983), “A survey of natural enemies of rice leaf folder in Taiwan”, Journal of Agricultural research of China, Vol.32, pp.286-291.
and management of rice insects (Ed. By E.A. Heirichs), IRRI, Wiley eastem limited, new Delhi, pp. 363-485.
[40] FAO, (1995), world rice information, Rome, Italy, 21 pp.
[41] Heinrichs E.A.A.Romena (1985), Evalution of rice cultivartor resistance to
Cnaphalocrocis medinalis Guenee (Lepidoptera, Pyralidae), Journal economic entomology, Vol.78, pp. 274-278.
[42] Jaswant Singh (1984), “Effect of nitrogen on leaf folder Cnaphalocrocis medinalis
Guenee in rice”. Journal of reseach Fujab Agricultural University, Vol. 21, pp 629-630. [43] Khan Z.R.A.T. Barrion, J.A, Litsinger, R.C. Joshi (1988), Abibliography of rice leaf folder (Lepidoptera, Pyralidae), Insect science Appl. Vol 9, pp. 129-174.
[44] Kiritani K (1979), Pest management in rice, Ann. Rev. Entomol, 24, p. 279-312. [45] Li, Y.L (1982), Integrated rice insect pest control in the Guang Dong province of China, Entomophaga, 27, p.81-88.
[46] Liang G.W, G.H. Luo, C.F. Li (1984), “Effect of fertilizer application on the adult and egg density of the rice leaf folder Guang dong Agricultural science” Journal of the Agriculture research of China, No.2, pp34-35.
[47] Mun Y.D (1982), “Short notes on the biology and natural enemies of
Cnaphalocrocis medinalis Guenee” MAPPS new letter, Vol. pp. 4-5.
[48] Majunder N.D, K. Pathak (1984), “Reaction of rice genotypes to leaf folder
Cnaphalocrocis medinalis Guenee oryzae”, Taxonomy, bionomics and control, Vol. 21, pp 205-208.
[49] Nagarajan, s (1994), “Rice pest management in India”, Rice pest science and management, IRRI, Laos Banos, Philippine, P43-52.
[50] Norton, G.A, W.S. way (1990), Rice pest management systems past and foture, pest management in rice, London & New Yord, P 1-14.
[51] Pathak M.D., Z.R. Khan (1994), Insect pests of rce in Malina (philippines)
management in rice intropical Asia, Institute of Restorative and Rehabilitation Neuroscience, Losbanos Laguna, Philippines, Vol. 3, PP.119-127.
[53] Reissig W.H, E.A.Heinrichs, J.A Litsinger; K. Moody; L. Fiedler; A. T. Barrion (1986) Illustrated guide to integrated pest management in rice intropical Asia, IRRI,Los banos Laguna, Philippines.
[54] Reissig W.H, E.A.Heinrichs, J.A, Litsinger, K. Moody (1985), Illustrated guide to integrated pest management in rice intropical Asia, IRRI Philippines, Vol. 12.
[55] Shen C.Y.,Z.C.Lu (1984), Yield loss of rice cause by the rice leaf folder and the shold of economic in jury Acta Entomologica Sinica, Vol 27. pp 388-391.
[56] Thangamuthu G.S.C. Marugesan, S. Subramanian (1982), “Effect of spacing on leaf folder Cnaphalocrocis medinalis Guenee infestation in rice”, Institute of Restorative and Rehabilitation Neuroscience, Vol.7.pp.21.
Mật độ cấy giống lúa ZZD 001 vụ Xuân 2014 tại H. Diễn Châu, tỉnh Nghệ An Ảnh 1. Mật độ cấy (16 khóm/m2) Ảnh 2. Mật độ cấy (25 khóm/m2) Ảnh 3. Mật độ cấy (36 khóm/m2) Ảnh 4. Mật độ cấy (48 khóm/m2)
Ảnh 5. Ổ trứng sâu đục thân 2 chấm Ảnh 6. Sâu non sâu cuốn lá nhỏ
(Scirpophaga incertulas Walker.) (Cnaphalocrocis medinalis Guenee.)
Ảnh 7. Bọ xít dài Ảnh 8. Rầy nâu
(Leptocorisa acuta Thunb.) (Nilaparvata lugens Stal.)
Hình ảnh các loài thiên địch của sâu hại lúa vụ Xuân 2014 tại Diễn Châu, Nghệ An
Ảnh 9. Bọ rùa đỏ Ảnh 10. Bọ rùa vằn
Ảnh 11. Bọ 3 khoang 4 chấm trắng Ảnh 12. Ong đen kén trắng tập thể
(Ophionea indica Thunb.) (Cotesia angustibasis Gahan.)
Ảnh 13. Nhện chân dài Ảnh 14. Nhện lùn
(Tetragnatha mandibulata Walck.) (Atypena formosana Oi.)
Hình ảnh trưởng thành các loài SCLN thu được trên cỏ dại
Ảnh 17. Sâu cuốn lá nhỏ Ảnh 18. Sâu cuốn lá nhỏ trên cỏ môi trên cỏ bấc đuôi chuột
Hình ảnh theo dõi trứng và sâu non cuốn lá nhỏ bị ký sinh
PHỤ LỤC SỐ LIỆU
Bảng số liệu khí tượng tháng 1 năm 2014