MỐIQUANHỆGIỮALẠCLONGQUÂN & ÂU CƠ Theo truyền thuyết Việt Nam, LạcLongQuân và Âu Cơ được cho là tổ mẫu, tổ phụ của dân tộc Việt , sinh được một bọc trứng nở ra 100 người con , 50 con theo cha xuống biển, 50 con theo mẹ lên núi, người con cả làm vua hiệu là Hùng Vương Chuyện sinh bọc trứng nở ra trăm người con là chuyện vô lý chỉ có trẻ nít mới tin, đối với người trưởng thành nó là câu chuyện hoang đường. Thế thì tại sao người lớn lại đặt ra câu chuyện ấy?. Theo tôi truyền thuyết được dựng lên như thế là vì nó gây được ấn tượng nhất là đối với trẻ con, khi trẻ con nhận những thông tin ấy sẽ tiếp thu nhanh, nhớ lâu, để khi lớn lên lại truyền tiếp cho đời sau , nếu truyền thuyết không gây được ấn tượng thì khó có thể truyền đi từ đời này sang đời khác hàng mấy nghìn năm và tôi cho đó là cách người xưa dùng để gửi gắm thông điệp cho con cháu đời sau Trong các giả thuyết của Solheim II đã nêu ở bài Kinh dịch & Cội nguồn văn hóa Việt Nam , tôi ùng hộ quan điểm cho rằng những người Đông nam á được gọi là cư dân Hòa Bình đã di chuyển từ phía bắc Đông nam Á vào đất Trung hoa lập nên văn hóa Yangshao khỏang 6000 -7000 tr.cn. Vấn đề cần làm sáng tỏ là cư dân Hòa bình ở Trung hoa và Việt Nam thuộc chủng tộc nào, LạclongQuân và Âu Cơ có cùng chủng tộc không Ở Việt nam, thời kỳ đồ đá mới những sọ người tìm thấy được ở vùng trung du phía tây đa số là chủng Indonesian và Malasian , còn ở phần đất nay là bờ biển miền bắc Việt nam đa số là hắc chủng Australoid. Theo Stephen Oppenheimer, tác giả quyển “Địa đàng phương đông”, cách đây 60.000 -70.000 năm , người tiền sử từ Châu Phi đã di cư đến Đông Nam Á, khi ấy mực nước biển thấp hơn hiện nay 130m do đó đã có những chiếc cầu nổi nối các hải đảo Thái bình Dương vốn là quê hương của người Australoid với đất liền, người ta có thể đi bộ tới Châu Úc và các hòn đảo ngòai khơi. Ở Việt Nam đất liền kéo đến tận đảo Hải Nam và bờ biển miền bắc bộ Việt Nam kể cả vùng sông Hồng được Oppenheimer gọi là lục địa Namhailand, những cư dân nơi này sinh sống bằng nghề săn bắn, đánh cá, hái lượm và làm đồ gốm. Nơi đây khí hậu nóng và ẩm, nhiều sông ngòi nên thực vật và động vật phát triển tốt, đời sống được nâng cao, khí hậu vùng nhiệt đới và sông ngòi bồi đắp phù sa cho đất đã tạo điều kiên thuận lợi cho sự phát triển văn minh hơn bất cứ nơi nào khác. Đến thời điểm cách nay 30.000 một số người Namhailand tỏa vào vùng trung du phía tây hình thành văn hóa Sơn Vi. Khi nước biển bắt đầu dâng lên mỗi năm 1cm ( cách nay 18.000 – 7.000 năm) , cư dân Namhailand lại di chuyển lên vùng đất phía tây cao hơn, tại đây hình thành nền văn hóa Hòa Bình. Cách đây khỏang 8.000 tr.cn nước dâng đến Việt Trì ngày nay, lục địa Namhailand và Sundaland bị chìm trong nước, cư dân Nam đảo phải di cư sang các miền đất khác. Ở Địa trung Hải họ lập nên nền văn minh Ai cập và Lưỡng Hà vào khỏang 4.000 tr.cn. Theo quan điểm của tôi giả thuyết của Oppenheimer là hợp lý, khi Sundaland và Namhailand bị chìm ngập, có thể ban đầu cư dân vùng này tập trung tất cả lên những vùng núi cao rải rác cho đến các ngọn núi phía nam Trung hoa, những người chủng Australoid thường xuyên tiếp xúc với biển nên thạo nghề sông nước, họ sống ở những vùng núi tiếp giáp với mặt biển. Sau đó , khỏang 4000 tr.cn có lẽ do dân số tăng hoặc nước ngày càng lên cao chiếm đa số phần núi, diện tích đất bị thu hẹp họ đã rời khỏi vùng này để đi tìm đất khác ở vùng Lưỡng Hà phía đông Địa Trung hải bằng đường biển. Những cư dân này có thể đã đi đến vùng Lưỡng Hà trên những chiếc thuyền hình lưỡi liềm lập ra nền văn minh tiền Sumerien ở Mesopotamie cũng như nền văn minh Ai cập . Dựa vào kết quả khảo cổ người ta cho rằng từ 4000 tr.cn trở về trước, vùng Mesopotamie tuy đã có người ở nhưng chưa có dấu hiệu văn minh còn ở Ai Cập văn minh cũng chỉ nổi lên khỏang 4000 tr,cn, trước đó nghề nông ở Ai Cập hòan tòan phụ thuộc vào tự nhiên, ruộng nương nhờ nước sông Nil dâng lên bón tưới, sau thời điểm này sự bón tưới nhờ vào sức người, căn bản kinh tế vùng này lúc bấy giờ là nông nghiệp. Người dân Ai Cập thời này không còn ở trong nhà tròn lụp xụp, họ đã cất được những căn nhà chắc chắn, vuông vức có cửa lớn và khung gỗ để ra vào, hình ảnh giống dân ở thời điểm này được vẽ trên vách đá có gắn lông chim trên đầu, đã có hình vẽ những chiếc thuỵền hình lưỡi liềm. Quan sát hình vẽ vị thần Rê ( thần mặt trời của Ai Cập) có thể thấy được nhiều điểm liên quan đến văn hóa Trung hoa. Trước hết là tên gọi, người Ai Cập gọi thần mặt trời là “ Thần Rê”, người Trung hoa gọi mặt trời là nhật , là “Ri”. Vị thần Rê một tay cầm chiếc gậy đầu có móc tương tự chiếc “qua” (ko) được xử dụng như một thứ vũ khí ở thời Xuân thu chiến quốc, tay kia cầm một dấu hiệu tượng trưng cho kim lọai đồng, ở dưới chân vị thần có hai con rắn, rắn là con vật được tộc Hạ ở Trung Hoa xem như tô tem của họ ( Proto-Rồng), vị thần này có mỏ chim và trên đầu có biểu tượng mặt trời. Người ta cũng nhận thấy có những nét tương đồng giữa Ai Cập và Lưỡng Hà bắt đầu ở di chỉ Bouto với nghệ thuật xây dựng bằng gạch ghép đôi đã phát triển từ lâu ở vùng Lưỡng Hà, những con dấu niêm hình trụ tròn, hình những con thú vật, những pho tượng quái vật như ở Uruk và Suse và người ta cho rằng văn minh Ai Cập đã chịu ảnh hưởng văn minh Mesopotamie. Những nhận xét này không được các nhà Ai Cập học đồng ý. Nền văn minh ở Mesopotamie vùng Lưỡng Hà cũng bắt đầu nổi lên khỏang 4000 tr.cn, ở miền Nam văn minh phồn thịnh nhất được chia ra hai giai đọan. Trước hồng thủy ( 4000 - 3500 tr.cn) gồm văn minh O Béid, Uruk và DJemdet Nasr Văn minh Obéid có đồ gốm rất mịn có trang sức hình vẽ màu đen, dụng cụ chỉ tìm thấy một cái liềm bằng đất nung, thời kỳ này người dân đã biết chế tạo thuyền buồm, họ sống bằng nghề nông, chưa có dấu hiệu thành thị, đồ đồng chưa thấy xuất hiện. Văn minh Uruk tìm được ở vùng Uruk khòang 3700 tr.cn đã xuất hiện đồ đồng pha chì, đồ gốm Uruk khác hẳn đồ gốm Obéid có những bình bằng đất xám có phủ một lớp sơn đen hoặc đỏ, phương tiện gồm có ghe thuyền với mũi và lái vễnh cao, đường bộ dùng xe trượt hoặc xe kéo có bánh. Con người thời này đã sống thành bộ lạc dưới sự chỉ huy của một vị chủ tể do bộ lạc bầu lên, đã phát triển nghệ thuật , đồ gốm, kiến trúc, phép đo lường, chữ tượng hình v v Văn minh DJemdet Nasr là văn minh sau cùng xuất hiện trước hồng thủy phát triển dựa trên văn minh Uruk, không có gì đặc biệt. Những nét chính của 3 vùng văn minh này tựu lại thành nền văn minh tiền Sumer mở đầu cho lịch sử nhân lọai, tuy nhiên giống dân nào là chủ nhân của nền văn minh này hiện nay cũng chưa có câu trả lời. Cùng một cuộc đất với châu thổ Mesopotamie về phía đông là vùng Suse ( Susiane) được ngăn cách bởi sông Tigre. Văn minh Suse chia ra làm hai giai đọan: Giai đọan đầu trước hồng thủy 4000-3500 tr.cn tương đương với văn minh tiền Sumerien ở Mesopotamie. Đồ đạc mang theo người chết chứng tỏ văn minh xưa hơn văn minh Sumer về kỹ thuật, dụng cụ gồm có dao đá hình lưỡi liềm, lưỡi búa , chùy bằng đá ong, mũi tên đá, đồ đồng khá nhiều, cuốc bằng đồng chỉ có một cái, đồ gốm màu vàng trang sức màu đen, đồ gốm nhiều màu trang trí hình thú vẽ hàng lọat, dân cư sống bằng nghề nông, trồng ngũ cốc, gai và dệt vải, đã có những chiếc ấn trang trí hình tóan học, đã có nhiều chiếc bình đá hoa. Giai đọan 3500-2800 tr.cn, sau hồng thủy: Thời này đồ gốm đã trang trí hoa văn hình học giống như gốm DJemdet Nasr nhưng hỗn hợp với đề tài vạn vật như đàn chim bay, đàn dê rừng và bò u Ấn Độ. Đàn chim bay, đàn dê rừng , bò u Ấn độ và thuyền có mũi - lái vễnh cao là những hình ảnh quen thuộc được khắc trên trống đồng Đông Sơn. Đây phải chăng là nơi tổ tiên người Việt đã từng sinh sống trước khi đến Trung hoa . Khảo sát những nền văn minh phía đông Địa trung Hải, Pierre Amiet cho rằng tại vùng phía đông Địa trung Hải không có một nền văn minh nào tương tự như nền văn minh tiền Elam, một dạng chuyển đổi đặc sắc của nền văn minh tiền Sumer. Trong khi nền văn minh tiền Sumer không biết vì lý do gì bị khủng hỏang, các cư dân ở vùng núi từ các thung lũng Zagros đã từng sống theo kiểu du cư, sau đó mới cụm lại thành những làng ổn định và chăn thả theo kiểu đưa gia súc lên núi theo mùa, các làng này có thể đã có quanhệ với các vùng Luristan, vùng Tepé Sialk và Susiane, trong đó vùng Susiane có vai trò quyết định. Cư dân Zagros ở thời điểm này đã kéo xuống đồng bằng, định cư ở những nơi đang bị bỏ trống ở vùng Susiane, họ đã tiếp thu ảnh hưởng nền văn minh Sumer ở Suse và đã xây dựng được một nền văn minh đặc sắc, một kiểu chữ viết ghi lại ngôn ngữ của họ ( khác với ngôn ngữ Sumer) được gọi là chữ viết tiền Elam. Họ đã tới vùng Tal-i Malyan và xây dựng ở đó một thành phố lớn hơn Suse nhiều. Cũng như xứ Elam sau này, tiền Elam khi đó đã có hai thành phố chính khác hẳn nhau, kinh đô “thật” đóng trên vùng cao đã mang tên Anshân, thành phố thứ hai - Suse, là một tiền đồn đối diện xứ Lưỡng Hà. Cũng như dân tiền Sumer, dân tiền Elam thực hiện “ chính sách di dân” kéo sang miền Iran, định cư tại di chỉ Tepé Yahya và còn theo hướng đông qua sa mạc Lut để tới vùng Séistan( Shahr-i Sokhata) . P. Amiet chỉ nói đến đây, nhưng theo tôi có thể họ đã từ Séistan đến Hapara thuộc Ấn Độ để lại nơi này thứ dụng cụ nông nghiệp là cái cày và công nghệ đúc đồng có pha chì. Nói như vậy bởi ở thời đó Hapara không trực tiếp làm nông nghiệp, cây lúa là lọai cây trồng chưa được biết đến ở vùng này, nông dân chỉ trồng được lúa mì trong khi đó lại thấy xuất hiện dụng cụ nông nghiệp là cái cày do trâu kéo, do đó có thể từ Hapara cư dân tiền Elam đã vào Trung hoa khỏang 3000 tr.cn mang theo kiến thức về thiên văn, kỹ nghệ đúc đồng có pha chì , tàu thuyền, ngựa xe, chữ tuợng hình , những đồ gốm sơn vẽ làm rực rỡ thêm văn hóa Yangshao và hình thành văn hóa Lungshan với đồ gốm đen đặc sắc mỏng như vỏ trứng. Đồ gốm tô vẽ được tìm thấy ở các di chỉ miền bắc Trung hoa được cho là đồ gốm đẹp nhất thế giới và người ta chưa thể xác định nó có phải là nét văn hóa của cư dân Hòa Bình thuộc tiền Đông nam Á. Dựa vào các di chỉ khảo cổ người ta nhận thấy: Ở Việt Nam gốm Phùng Nguyên có màu nâu hồng, xám hay xám nhạt, hoa văn khắc vạch kết hợp văn đập, in lăn chấm dài. Ở di chỉ Đồng Đậu không còn lọai gốm mịn kiểu Gò Bông, gốm thời kỳ này được trang trí văn thừng, hoa văn khuông nhạc đơn giản, đường tròn đồng tâm, sóng đơn hay gấp khúc. Ở Gò Mun có gốm hoa văn nan chiếu, sóng uốn lượn, hình S hoặc hoa văn được tạo bằng bút vẽ nhiều răng. Ở Trung hoa trước năm 3000 tr.cn có đồ gốm trắng và gốm màu với hoa văn khắc chìm. Có thể hiểu được một cách tương đối là văn hóa gốm Hòa Bình cho đến năm 3000 tr.cn ở Việt Nam và Trung Hoa là lọai gốm có hoa văn khắc chìm, gốm tô vẽ chỉ bắt đầu xuất hiện khỏang năm 3000 tr.cn, trong khi đó ở vùng Mesopotamie thời kỳ Obéid và Suse I đã có đồ gốm tô vẽ trước thiên niên kỷ V. Đến cuối thiên nhiên kỷ V ở vùng Lưỡng Hà không còn đồ gốm tô vẽ, thay vào đó là lọai đồ gốm không tô vẽ gọi là gốm Uruk (3700 – 3100 tr.cn ) được làm trên bàn vuốt hoặc nặn bằng tay. Riêng ở Suse lọai đồ gốm tô vẽ vẫn còn duy trì ở thời kỳ sau hồng thủy ( 3500 -2800 tr.cn). Điểm này cho thấy đồ gốm tô vẽ là nét văn hóa đặc trưng của vùng Ai cập, Lưỡng Hà có từ trước 4000 tr.cn. Khảo cổ học đã chứng minh được vùng Lưỡng Hà cũng như Ai Cập trước 4000 tr.cn đã có người ở và đã biết làm đồ gốm từ năm 7000 tr.cn. Do đó việc xác định ai là chủ nhân của lọai đồ gốm sơn vẽ cần phải xem xét đến lịch sử vùng này. Đồ gốm tô vẽ ở Suse thời kỳ sau hồng thủy (3500 -2800 tr.cn) cũng được trang trí bằng hoa văn hình học tương tự đồ gốm DJemdet Nasr nhưng hỗn hợp với đề tài vạn vật như đàn chim bay, đàn dê rừng và bò u Ấn độ. Theo Pierre Amiet , trong tác phẩm “Phương đông thời cổ đại”, ở Susiane thời đó đã có hai quần thể dân cư vùng Lưỡng Hà và vùng núi hòa nhập khắng khít với nhau, sau đó cư dân vùng Susiane đã cắt đứt quanhệ với vùng cao nguyên Iran để hòa nhập với nền văn hóa Lưỡng Hà , đọan tuyệt với kỉểu đồ gốm sơn vẽ và vùng Susiane khi ấy bị bỏ trống. Từ cuối thiên niên kỷ V, vùng Susiane giàu có hơn nhờ những thứ từ vùng Lưỡng Hà đưa tới và thành Suse đã được xây dựng, dân thành Suse đã cắt đứt quanhệ với với vùng Lưỡng Hà hòa nhập một cách độc đáo với dân vùng cao nguyên lập nên văn minh tiền Elam. Nền đất đắp cao của thành Suse thật vĩ đại, hẳn là đã cần có sự phối hợp của một cộng đồng đông dân, nền đất này cao hơn hẳn so với nền đất ở di chỉ Eridu tại vùng cực nam xứ Sumer, trên đó xây dựng “dinh thự” của vị chủ tể địa phương, nhân dạng của vị chúa tể có thể giống như hình ảnh được ghi lại từ con dấu niêm hình trụ tại di chỉ Uruk, là một nhân vật có râu, đội mũ bịt đầu, mặc váy hình quả chuông, có chức năng vừa là chủ nghi lễ vừa là tướng cầm quân ra trận, có thể gọi là “nhân vật sắp thành vua”. Giống như di chỉ Luristan và các di chỉ gần đó, các thợ khắc dấu niêm ở Suse ưa xử dụng hình ảnh “ chủ nhân các giống vật”, thậm chí hay dùng hình con rắn uốn khúc tượng trưng cho dòng nước chảy. Tại thành Suse, hình rắn này có tính chất huyền thọai và khó giải thích được là có tính thiêng liêng, đã được thay thế bằng hình tượng một vị chúa tể mặc váy thêu và còn đóng vai chủ tể trong các lễ nghi. Như đã nói, nền văn minh tiền Elam đặc biệt có hai thành phố : Suse ở vùng đồng bằng và Anshân ở vùng cao. Phải chăng đây chính là mối tiền nhân duyên LạcLongQuân - Âu Cơ, và vị chúa tể mặc váy thêu được miêu tả ở trên là tiền vua Thần Nông, tổ tiên của người Việt. Hãy tạm giả định cư dân tiền Elam đã đi về hướng Đông qua sa mạc Lut để tới vùng Seistan ( Shahr-i Sokhata) . sau đó qua Hapara rồi vào Trung hoa khỏang 3000 tr.cn, dẫn đầu là một vị chúa tể, một nhân vật sắp thành vua , có lẽ vị chúa tể đó đã được phong là vua Thần Nông (Viêm Đế) khi mang đến vùng đất mới một dụng cụ là cái cày và phương thức tát nước vào ruộng bổ xung cho nền nông nghiệp đã phát triển từ thời Phục Hy của cư dân Hòa Bình. Viêm Đế đã đến từ phía Tây Trung Hoa , định cư ở lưu vực sông Vị Thủy (Weishui) tại các di chỉ trước đó đã có người ở như Mã gia Diêu ( Majiayao) , Đại địa Loan (Dadiwan), Miếu để Câu ( Miaodigou), Ngưỡng Thiều ( Yangshao), sau đó đến Hồ bắc ( Hubei) ngày nay. Tộc người của Viêm đế là tộc Hạ ( Xià) lấy tôtem là rắn ( Proto-rồng) họ định cư tại các di chỉ trước đây đã có người ở như Daxi , Qujialing và Shijiahe ( Hồ bắc ngày nay) khỏang 3000 tr.cn với đồ gốm tô vẽ rất xinh xắn và tôi cho rằng khi ấy nơi này đã được gọi là đất Sở ( Chu) có thể là biến âm của từ Suse. Khỏang 2900 tr.cn, có lẽ vào thời Viêm đế thứ ba, tộc Hạ đã tiến vào đất Trần ( Chen) tại Hà Nam . Đến đời Viêm đế thứ 4 là Đế Minh mới bắt đầu mở mang xuống vùng Hoa Nam, tôi tin rằng khi ấy ở Hoa Nam bắt đầu có một địa danh tên Anshun ở Yelang trên vùng cao thuộc Quí châu ngày nay, địa danh này đã từng có tên trên bản đồ Hoa nam thời Hán. Theo tôi cũng không lọai trừ khả năng tên nước Văn Lang có nguồn gốc từ tên Elam. Charles Kimball trong www.guidetothailand.com cũng có đề cập đến một ông hòang và các Muang. Charles. Kimball cho rằng người Thái ở Nam Chiếu là tộc người hỗn tạp, không đồng nhất, thường thì một cụm làng mạc Thái kết lại với nhau dưới sự lãnh đạo của một ông hòang, hình thành một liên minh gọi là “Muang” ( Mường ?). Hầu hết các Muang đều có tính tạm thời đủ lâu để giải quyết những vấn đề đặc trưng nhưng cũng thực sự là một liên minh thành công trong nhiều năm. Mỗi khi có bất hòa xảy ra thì ông hòang ấy lại đem Muang của ông ta đi nơi khác. Thông thường ông cho người con trai út được thừa hưởng vùng đất ban đầu và mang những người con khác đi xâm chiếm những vùng đất mới cho chúng, khi ông hòang vào ở đất của những cư dân trước đó, thay vì giết họ hay đuổi họ đi ông ta lại bắt họ làm nô lệ, điều này đã chia cắt cộng đồng Thái thành nhiều tộc nhỏ và người Thái thường là dân tộc thiểu số trong chính đất đai của họ. Ghi chép trên của dân tộc Thái có điểm phù hợp với truyền thuyết Việt Nam. Có thể hình dung được hình ảnh Đế Minh đi tuần thú phương nam, gặp con gái Vụ Tiên sinh ra Lộc Tục, người con trai út Lộc Tục ấy đã được truyền cho vùng đất được cho là ban đầu đối với người Thái. Những người con khác lại theo Đế Minh ra đi tìm những vùng đất mới. Tại Hoa bắc, Đế Nghi là con cả, được Đế Minh giao cho lãnh thổ đã trở thành Viêm đế đời thứ 5 . đến đời Du Võng là Viêm đế đời thứ 8 thì bị Xuy Vưu từ Sơn Đông (Shandong) ở lưu vực Sông Hòai đánh đuổi phải chạy đến Sơn Tây( Shanxi) ngày nay ở di chỉ Đào Tự( Taosi) khỏang 2500 tr.cn, đến đây lại phải đánh nhau với tộc của Hòang đế đang đóng ở Trác Lộc (Zhoulou) thuộc Hà bắc . Sau khi tộc Hạ cùng liên minh Hòang đế thắng được Xuy Vưu, Du Võng bị Hòang đế thôn tính, tôi cho rằng quí tộc Hạ đã chạy đến Sơn Đông- di chỉ Chengziya, đến Hà Nam-di chỉ Wangchenggang và sau này đã làm nên văn minh Lungshan tại di chỉ Erlitou khỏang 2 100 tr.cn. Khi Du Võng đã bị thôn tính , Hòang đế chiếm vùng đất của tộc Hạ gồm vùng Sơn Tây và khu vực sông Vị cạnh núi Hoa Sơn Thiểm tây, từ đó văn minh Hoa Hạ trở thành của Hòang đế. Như vậy, nếu giả định trên đúng thì có thêm một tộc người nữa đã đến Trung hoa đó là tộc Hạ, tôi còn cho rằng trước khi tộc Hạ đến Trung Hoa đã có một tộc người chủng Australoid cũng từ Namhailand đi lên phía bắc Trung hoa bằng đường bộ khỏang 4000 tr.cn, họ đã tới định cư ở vùng Tây Tạng và Ấn độ. Theo các nhà nghiên cứu trong “Biên khảo người tiền sử”, tại di chỉ Hapara Ấn độ người ta tìm được nhiều hài cốt chứng tỏ dân tộc Ấn thời này gồm 4 lọai người : thứ nhất là giống người có tính cách Úc cổ sơ chỏm đầu dài, môi dày mũi tẹt có họ hàng với thổ dân hiện còn ở nam Ấn độ ; thứ hai là giống người cũng có chỏm đầu dài thuộc giống Âu Phi hoặc Địa trung Hải, để râu cằm còn râu mép thì cạo nhẵn, tóc búi sau đầu , hình như có họ hàng với người Mesopotamie, thứ ba thuộc giống chỏm đầu ngắn miền núi và thứ tư là giống Mông cổ hoặc có tính Mông cổ. Theo Ch.de L'andelyn thì khỏang 4000 tr.cn, một nền văn minh quan trọng đã xuất hiện ở sông Ấn gồm có những dụng cụ bằng đá và đồng xanh, dân cư là giống da đen hiện nay hẵn còn. Trong chủng da đen này có giống người Dravidien đầu sọ ngắn ngôn ngữ khác nhau được cho là có họ hàng với người Sumer . Kết quả khảo cổ trên cho thấy khỏang 4000 tr.cn tồn tại một giống người da đen tại di chỉ Hapara Ấn độ và tôi tin rằng đó là người Hòa Bình chủng Australoid nói tiếng Austro-Asiatic nhánh Môn-Khmer đã từng ở thềm lục địa Namhailand trước kia. Theo ghi chép của người Trung hoa, những người sống ở Tây Tạng men theo sông Khương mà đến Trung hoa nên gọi là tộc Khương,do đất đai nơi này khô cằn họ di chuyển đến lưu vực sông Vị, cũng như tộc Hạ sau này, họ đã chung sống với Hoa tộc thuộc giống Mông cổ nên dần dần trở thành giống Australoid lai Mông cổ. Truyền thuyết kể rằng vào thời Đế Cốc, trên cao nguyên đất vàng có bộ tộc Chu sinh sống. Đế Cốc có rất nhiều vợ, một trong những bà vợ của Đế Cốc là bà Khương Nguyên do dẫm chân vào một vết chân to nên có mang sinh ra Tắc, vì là con hoang nên Tắc bị vứt ra đồng không mông quạnh, được bò, dê, chim nuôi dưỡng, lớn lên có tài cày cấy được vua Nghiêu phong cho chức nông sư và phong cho đất Hữu Đài thành tổ tiên của nhà Chu sau này, về sau nữa một số người tộc Khương và tộc Hạ trở thành người Hán nói tiếng Hán Tạng (Sino-Tibetan), những người chưa bị đồng hóa thì vẫn còn nói tiếng Austro-Asiatic nhánh Môn-Khmer và tiếng Austro-Asiatic nhánh Việt Mường. Đến đây có thể thấy được, ở Trung Hoa có năm đợt người đến định cư, được tính theo thứ tự thời gian : Đợt 1 : khỏang 12.000 tr.cn giả định là người Hòa Bình thuộc chủng Indonesian, Malaysian nói tiếng Austronesien, ban đầu sống rải rác ở các di chỉ Xianrendong, Hemudu, Majiangbang, Liangzhou, Chengtoushan . ở Hoa nam và các di chỉ jiahu, Daxi, Qujialing, Dawenkou cùng một số di chỉ ở lưu vực sông Vị ở Hoa bắc, dần dần bị đẩy lùi về phía Hoa nam. Đợt 2 : khỏang 6.000 tr.cn, giả định là người chủng Mongloid sau này là Hán tộc, trước kia là dân du mục đến từ phía tây bắc Trung hoa sống rải rác ở di chỉ Banpo khu vực núi Hoa sơn trong những căn lều tròn và các di chỉ Cishan, Xinglongwa ở Hà bắc ngày nay. Đợt 3 : khỏang 4000 tr , giả định là chủng Caucasian nói tiếng Altaic, đến từ Siberie theo ngả phía bắc Trung hoa, sống ở các di chỉ của 2 đợt người đến trước, nhưng tập trung nhiều ở phía đông Trung hoa, có thể cũng đã từng ở di chỉ Jiangzhai lưu vực sông Vị trong những căn lều hình kim tự tháp, sau đó bị đẩy lui về phía bắc. Đợt 4 : khỏang 4000 tr.cn, giả định là chủng Australoid nói tiếng Austro-Asiatic nhánh Môn- Khmer, đến từ Namhailand qua Tây Tạng vào ngã phía tây Trung hoa, sống rải rác ở các di chỉ của những đợt người đến trước ở lưu vực sông Vị sau đó tỏa về phía Hoa nam. Đợt 5 : khỏang 3000 tr.cn, giả định là chủng Australoid nói tiếng Austro-Asiatic nhánh Việt Mường, đến từ Namhailand qua Lưỡng hà vào ngã phía tây Trung hoa sống rải rác ở các di chỉ của những đợt người đến trước như : . Các di chỉ Dadiwan, Majiayao, Miaodikou, Yangshao ở lưu vực sông Vị thuộc Thiểm tây. . Các di chỉ Daxi, Qujialing, Shijiahe ở bờ bắc sông Trường giang. . Các di chỉ ở Chengtoushan, Liangzhu và vùng Quí châu phía nam Trường giang. . Di chỉ Taosi ở Sơn Tây. Sau đó tỏa ra khắp nơi và bị đẩy lùi về phía Hoa nam. Trong 5 đợt người kể trên, đợt thứ tư có liên quan đến nhà Chu, cụ thể là Chu văn Vương, được người Trung Hoa xem như là người đã lập ra 64 quẻ dịch được gọi là “Chu dịch”. Ở những bài kế tiếp tôi sẽ trình bày sự khác nhau giữa Kinh dịch và Chu dịch, sự khác nhau giữa Tiên thiên bát quái và Hậu thiê . MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠC LONG QUÂN & ÂU CƠ Theo truyền thuyết Việt Nam, Lạc Long Quân và Âu Cơ được cho là tổ mẫu, tổ. vùng đồng bằng và Anshân ở vùng cao. Phải chăng đây chính là mối tiền nhân duyên Lạc Long Quân - Âu Cơ, và vị chúa tể mặc váy thêu được miêu tả ở trên