1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN tư TƯỞNG của v i lê NIN về ĐẢNG là HIỆN THÂN của mối LIÊN hệ GIỮA đội TIÊN PHONG với GIAI cấp CÔNG NHÂN và QUẦN CHÚNG ý NGHĨA TRONG xây DỰNG CHỈNH đốn ĐẢNG

21 630 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 310,5 KB

Nội dung

Đảng là hình thức tổ chức chặt chẽ nhất của giai cấp công nhân; Đảng được tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ; Đảng là hiện thân của mối liên hệ giữa đội tiên phong với giai cấp công nhân và quần chúng; Tự phê bình và phê bình là quy luật phát triển của Đảng. Trong đó nguyên tắc: Đảng là hiện thân của mối liên hệ giữa đội tiên phong với giai cấp công nhân và quần chúng, là một trong những nguyên tắc rất quan trọng

Trang 1

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HIỆN NAY.

ĐẶT VẤN ĐỀ:

Trong những năm cuối của thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bảnchuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, giai đoạn mà cách mạng vô sản đã trởthành trực tiếp Giai đoạn này, giai cấp công nhân đã lớn mạnh; vai trò của cácĐảng cộng sản cũng được nâng cao Trước tình hình ấy, chủ nghĩa đế quốc tăngcường chống phá phong trào công nhân, chống phá Đảng dân chủ-xã hội Tronglúc đó, những người đứng đầu Quốc tế II và những người đứng đầu các Đảng dânchủ-xã hội ở Tây Âu ngày càng lún sâu vào vũng lầy của chủ nghĩa cơ hội.Chúng đã ra sức tuyên truyền những tư tưởng phản động, xuyên tạc, đòi xét lại và

từ bỏ những nguyên tắc cách mạng của chủ nghĩa Mác Trong điều kiện như vậy,đòi hỏi phải đấu tranh kiên quyết với chủ nghĩa cơ hội, bảo vệ sự trong sáng củachủ nghĩa Mác Lênin đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử đó Người đã phát triển họcthuyết của C.Mác và Ph.Ăngghen một cách toàn diện và đã vận dụng sáng tạonhững nguyên lý về xây dựng đảng của C.Mác và Ph.Ăngghen để xây dựng một

Đảng kiểu mới, một Đảng chiến đấu cách mạng, một Đảng thường xuyên liên hệ thực sự với quần chúng và biết lãnh đạo quần chúng.

Việc xây dựng một Đảng kiểu mới, thực sự cách mạng của giai cấp côngnhân Nga thường xuyên liên hệ chặt chẽ với quần chúng là một trong những cốnghiến vĩ đại của Lênin Tư tưởng đó được Lênin đề cập trong nhiều tác phẩm vàcác bài phát biểu của mình Như: tác phẩm: “Bệnh ấu trĩ “tả khuynh” trong phongtrào cộng sản”; “Nhà nước và cách mạng”; “Sáng kiến vĩ đại”; “Những nhiệm vụtrước mắt của chính quyền Xô viết” …Trong tác phẩm “Một bước tiến, hai bướclùi”, khi phê phán những quan điểm tư tưởng cơ hội về mặt tổ chức của phái thiểu

số Máctốp tại Đại hội II của Đảng, Lênin đã làm sáng tỏ những quan điểm Mácxít về xây dựng Đảng và đã nêu lên sáu nguyên tắc về tổ chức của một Đảng kiểumới Đó là: Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân; Đảng là bộ phận có tổ

Trang 2

chức của giai cấp công nhân; Đảng là hình thức tổ chức chặt chẽ nhất của giai cấpcông nhân; Đảng được tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ; Đảng là hiệnthân của mối liên hệ giữa đội tiên phong với giai cấp công nhân và quần chúng;

Tự phê bình và phê bình là quy luật phát triển của Đảng Trong đó nguyên tắc:

Đảng là hiện thân của mối liên hệ giữa đội tiên phong với giai cấp công nhân

và quần chúng, là một trong những nguyên tắc rất quan trọng

1 Tư tưởng của Lênin về nguyên tắc: Đảng là hiện thân của mối liên

hệ giữa đội tiên phong với giai cấp công nhân và quần chúng:

Đây là một trong những nguyên tắc tổ chức cơ bản của Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân; là mối quan hệ bản chất là quy luật tồn tại và phát triển của Đảng kiểu mới; là sức mạnh, là vấn đề sống còn đối với Đảng cầm quyền; là điều kiện cơ bản bảo đảm cho cách mạng thắng lợi và là tiêu chuẩn của một Đảng Mác

xít chân chính

Theo Lênin, Đảng phải liên hệ chặt chẽ với quần chúng là tất yếu khách

quan, bởi vì: Đảng cộng sản và quần chúng lao động là hai nhân tố cơ bản của

cách mạng vô sản Đảng là người lãnh đạo và tổ chức quần chúng, còn quần chúng là lực lượng vật chất tiến hành cách mạng Nếu không có sự lãnh đạo của

Đảng cộng sản thì quần chúng nhân dân không thể có phương hướng chính trịđúng để đấu tranh và phong trào của quần chúng cũng chỉ dừng lại ở “chủ nghĩacông liên”, cách mạng không thể giành thắng lợi Mặt khác, nếu không có sựđồng tình và ủng hộ của quần chúng thì Đảng không thể có sức mạnh, cách mạng

vô sản không thể đi tới thành công được Sự lãnh đạo của Đảng kết hợp với tính tích cực và sáng tạo của quần chúng tạo ra một sức mạnh vô cùng to lớn

Trong tác phẩm “Gia đình thần thánh” khi bàn về vai trò của quần chúng

trong lịch sử, Ăngghen cho rằng: quần chúng là người sáng tạo ra lịch sử, “hoạtđộng lịch sử càng lớn lao thì do đó, quần chúng, mà hoạt động lịch sử đó là sựnghiệp của mình”1 Như vậy, quần chúng sáng tạo, đó là động lực thực sự củalịch sử chứ không phải cá nhân anh hùng và sự “phê phán thuần tuý” sáng tạo ra

1 C.Mác v Ph.Ang-ghen, To n t à Ph.Ang-ghen, Toàn t à Ph.Ang-ghen, Toàn t ập, tập 2, Nxb CTQG, H 1995, tr 123.

Trang 3

Kế thừa, phát triển và vận dụng sáng tạo quan điểm về quần chúng và vai trò của

quần chúng của C.Mác, Ph.Ăngghen, Lênin đã xây dựng một Đảng kiểu mới,Đảng Bônsêvích Nga có mối liên hệ chặt chẽ, máu thịt với giai cấp công nhân vànhân dân lao động Lênin khẳng định: cách mạng là sự nghiệp của quần chúng,quần chúng nhân dân là lực lượng quyết định, lực lượng sáng tạo ra những giá trịvật chất và tinh thần của xã hội Đảng là một tổ chức tự nguyện, đấu tranh vì sựnghiệp giải phóng quần chúng khỏi ách áp bức, bóc lột Quần chúng cần có Đảngvới tư cách là người lãnh đạo trong cuộc đấu tranh ấy Nếu không có sự đồng tìnhủng hộ của quần chúng, Đảng sẽ bị cô lập, biệt lập Như vậy, mọi chủ trương,đường lối của Đảng không thể trở thành hiện thực Đảng không thể lãnh đạo đượccách mạng, không thể là đội tiên phong của giai cấp Khi Đảng Bôsêvích Nga đãnắm chính quyền, Lênin thường nhấn mạnh rằng: sức mạnh của Đảng bắt nguồn

từ mối liên hệ mật thiết với quần chúng, từ sự đồng tình và ủng hộ của quầnchúng đối với Đảng Thiếu điều kiện đó, không những không thể xây dựng thànhcông chủ nghĩa xã hội (CNXH) mà còn có thể dẫn đến mất chính quyền

Sức mạnh của Đảng là ở sự liên hệ mật thiết với quần chúng Lênin đã định

nghĩa Đảng Cộng sản như là sự thể hiện mối quan hệ biện chứng giữa đội tiênphong của giai cấp công nhân với hàng triệu quần chúng lao động Người gọi mốiquan hệ đó là mối quan hệ “tin cậy lẫn nhau”, “tín nhiệm lẫn nhau” Quần chúngtin tưởng ở Đảng, ủng hộ Đảng và theo Đảng làm cách mạng Trong khi đó Đảngphải làm hết sức mình để phát huy vai trò và khả năng sáng tạo không bao giờcạn của quần chúng, đấu tranh không mệt mỏi cho hạnh phúc của nhân dân Sứcmạnh vô địch của Đảng là ở mối liên hệ với quần chúng, cũng như sức mạnh tolớn của quần chúng được phát huy bắt nguồn từ sự lãnh đạo của Đảng Lênin chỉrõ: “Đội tiên phong chỉ làm tròn được sứ mệnh của nó khi nó biết gắn bó vớiquần chúng mà nó lãnh đạo và thực sự dẫn dắt tập thể quần chúng tiến lên Nếukhông liên minh với những người không phải là đảng viên cộng sản trong các

Trang 4

lĩnh vực hoạt động hết sức khác nhau thì không thể nói tới một thành công nàotrong công cuộc xây dựng chủ nghĩa cộng sản cả”2.

Theo Lênin, Đảng có địa vị, vai trò rất quan trọng trong cách mạng vô sản.

Đảng là đội tiên phong, là người lãnh đạo, là lãnh tụ của giai cấp công nhân vànhân dân lao động Đảng chỉ trở thành lãnh tụ chính trị, đội tiên phong khi Đảnggắn bó mật thiết với giai cấp và quần chúng Nghĩa là, nó được thể hiện mối quan

hệ giữa người lãnh đạo với đối tượng lãnh đạo và phải luôn luôn duy trì tốt mốiquan hệ đó Nếu cắt đứt mối liên hệ giữa Đảng với giai cấp công nhân và quầnchúng thì Đảng không còn tồn tại với tư cách là người lãnh đạo, đội tiên phongnữa Người khẳng định: “Những người lãnh đạo không được tách rời quần chúng

bị lãnh đạo, đội tiên phong không được tách rời khỏi toàn bộ đội quân lao động”3.Nói cách khác, liên hệ với quần chúng là quy luật tồn tại, phát triển và hoạt độngcủa Đảng Cộng sản, là nguồn gốc sức mạnh của Đảng, là bảo đảm cho sự thànhcông của toàn bộ sự nghiệp cách mạng Cũng như các quy luật xã hội khác, quyluật này không phải phát huy tác dụng một cách tự phát mà phải thông qua hoạtđộng tự giác của chủ thể-đó là Đảng Cộng sản Vì vậy, Đảng muốn tồn tại, pháttriển, xứng đáng là đội tiên phong và có đủ lực lượng, đủ sức mạnh hoàn thành sứmệnh lịch sử của mình thì Đảng phải liên hệ chặt chẽ với giai cấp công nhân,nhân dân lao động và phải được sự ủng hộ của họ Đó là một trong những điềukiện quan trọng bảo đảm cho Đảng có sức mạnh và phát triển, là nhân tố cơ bảnquyết định thắng lợi của sự nghiệp cách mạng; là nguyên tắc bất di bất dịch trongcông tác xây dựng đảng Lênin khẳng định: “Muốn trở thành một Đảng dân chủ-

xã hội thì cần phải được sự ủng hộ của chính giai cấp”4

Sau khi đập tan bộ máy nhà nước cũ giành chính quyền về tay nhân dân, thiết lập nền chuyên chính vô sản Sự lãnh đạo của Đảng ngày càng to lớn về quy

mô, phong phú và phức tạp về nội dung, bao trùm lên tất cả các lĩnh vực của đờisống xã hội Chính sự tăng lên không ngừng vai trò lãnh đạo của Đảng, đòi hỏi

2 V.I Lênin, To n t à Ph.Ang-ghen, Toàn t ập, tập 8, Nxb TB, M 1979, tr 28-29

3 V.I Lênin, To n t à Ph.Ang-ghen, Toàn t ập, tập 44, Nxb TB, M 1979, tr 608.

4 V.I Lênin, To n t à Ph.Ang-ghen, Toàn t ập, tập 8, Nxb TB, M 1979, tr 293.

Trang 5

Đảng phải tiếp tục mở rộng và củng cố mối liên hệ với quần chúng Lênin chỉ ra

rằng: “Chúng ta là đảng của giai cấp, bởi vậy hầu như toàn bộ giai cấp (và trong

thời kì chiến tranh, trong thời kì nội chiến thì toàn bộ giai cấp không trừ mộtngười nào cả) cần phải hoạt động dưới sự lãnh đạo của đảng ta, phải triệt để siếtthật chặt hàng ngũ chung quanh đảng”5

Mối liên hệ giữa Đảng với quần chúng không phải do số lượng đảng viên

nhiều hay ít mà do chất lượng đội ngũ đảng viên quyết định “Các tổ chức đảng

của chúng ta bao gồm những người dân chủ-xã hội chân chính mà càng mạnh mẽ bao nhiêu, và trong nội bộ đảng càng ít có tình trạng dao động và không kiên

định bao nhiêu, thì ảnh hưởng của đảng đối với những người trong quần chúngcông nhân chung quanh đảng và chịu sự lãnh đạo của đảng, sẽ càng rộng rãi, càngnhiều mặt, càng phong phú, càng hiệu quả bấy nhiêu”6

Trong điều kiện Đảng cầm quyền, tiến hành xây dựng CNXH, vấn đề củng

cố và tăng cường mối liên hệ giữa Đảng và nhân dân càng trở nên cấp bách và quan trọng hơn bao giờ hết Bởi vì cuộc cách mạng XHCN là một cuộc cách

mạng sâu sắc nhất, toàn diện nhất, triệt để nhất và do đó cũng gay go nhất, phứctạp nhất trong lịch sử loài người Nói như Lênin, đó là thời đại rung chuyển vũbão về chính trị và kinh tế, thời đại đấu tranh giai cấp cực kì sâu sắc Cuộc cáchmạng này đòi hỏi Đảng Cộng sản phải động viên và phát huy đến mức cao nhấttính tích cực và sáng tạo của quần chúng nhân dân Không như thế thì không thể

có CNXH được Lênin khẳng định: “Chủ nghĩa xã hội chỉ có thể xây dựng đượckhi quần chúng đông đảo gấp 10 gấp 100 lần trước tự bắt tay vào việc xây dựngnhà nước và một đời sống kinh tế mới”7, “chủ nghĩa xã hội sinh động, sáng tạo là

sự nghiệp của bản thân quần chúng nhân dân”8 Xã hội xã hội chủ nghĩa là một xã hội tốt đẹp nhất trong lịch sử loài người, mà C.Mác và Ph.Ăngghen đã khẳng

định Đó là một xã hội thực sự vì con người, giải phóng con người, một xã hộimang lại hạnh phúc cho nhân dân Xây dựng CNXH, là sự nghiệp hoàn toàn mới

5 V.I Lênin, To n t à Ph.Ang-ghen, Toàn t ập, tập 8, Nxb TB, M 1979, tr 289

6 V.I Lênin, To n t à Ph.Ang-ghen, Toàn t ập, tập 8, Nxb TB, M 1979, tr 288-289.

7 V.I Lênin, To n t à Ph.Ang-ghen, Toàn t ập, tập 37, Nxb TB, M 1978, tr 523.

8 V.I Lênin, To n t à Ph.Ang-ghen, Toàn t ập, tập 35, Nxb TB, M 1978, tr 64.

Trang 6

mẻ và vô cùng khó khăn Sự nghiệp đó chỉ có thể thành công nếu Đảng tổ chức

và phát huy được tính sáng tạo cách mạng của quần chúng Lênin dạy rằng:

những người cộng sản chỉ như những giọt nước trong đại dương nhân dân mênhmông và chỉ riêng với bàn tay những người cộng sản thì không thể xây dựngthành công CNXH và chủ nghĩa cộng sản được Tính sáng tạo sinh động củaquần chúng, đó là nhân tố cơ bản của xã hội mới Chủ nghĩa xã hội không phải làkết quả của những sắc lệnh từ trên ban xuống Tính chất máy móc, hành chính vàquan liêu không dung hợp được với tinh thần CNXH Chủ nghĩa xã hội sinhđộng, sáng tạo là sự nghiệp của bản thân quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạocủa Đảng

Đồng thời, trong điều kiện Đảng cầm quyền, Đảng có những điều kiện mới, công cụ mới thuận lợi cho việc tăng cường mối liên hệ giữa Đảng với quần chúng Tuy nhiên, trong Đảng cũng dễ nảy sinh bệnh quan liêu, mệnh lệnh, xa rời

quần chúng, không quan tâm đầy đủ tới lợi ích quần chúng Lênin nhấn mạnh:

“Đối với Đảng cộng sản … thì một trong những nguy hiểm lớn nhất và đáng sợnhất là tự cắt đứt liên hệ với quần chúng”9 Nếu những ai quên mất những mốiliên hệ khăng khít giữa đội tiên phong và toàn thể nhân dân “thì đó là một tai hoạthật sự”10 Quan liêu xa rời quần chúng chính là nguy cơ làm cho Đảng dễ phạmsai lầm về đường lối, vì nó làm cho đường lối của Đảng không phản ánh đúngđắn và đầy đủ tâm tư, tình cảm, nguyện vọng và quyền lợi chính đáng của quầnchúng Vì vậy Đảng không thể xây dựng được niềm tin, sự tín nhiệm của quầnchúng; không được quần chúng tán thành đồng tình ủng hộ, không quyết tâmthực hiện đường lối, chính sách của Đảng và kết quả là đường lối, chủ trương,chính sách của Đảng chỉ nằm trên giấy mà thôi Đồng thời, quan liêu xa rời quầnchúng còn là nguyên nhân làm cho một bộ phận cán bộ, đảng viên khi có chức,

có quyền nếu thiếu rèn luyện thì rất dễ sinh ra sa đọa, hư hỏng, thoái hoá, biếnchất Điều đó cực kỳ nguy hiểm, bởi nó trái với bản chất của Đảng, làm tổn hạiđến uy tín và thanh danh của Đảng đối với quần chúng Vì vậy, Lênin yêu cầu

9 V.I Lênin, To n t à Ph.Ang-ghen, Toàn t ập, tập 44, Nxb TB, M 1979, tr 426

10

V.I Lênin, To n t à Ph.Ang-ghen, Toàn t ập, tập 45, Nxb TB, M 1979, tr 128.

Trang 7

trong công tác xây dựng đảng, Đảng phải kiên quyết chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa quan liêu, xa rời quần chúng Đồng thời Lênin kịch liệt phản đối những

người cộng sản “tả khuynh” coi công đoàn là một tổ chức phản động Họ luôn nóiđến khái niệm quần chúng, nhưng họ đã lạm dụng khái niệm đó và không hiểunổi mối quan hệ giữa Đảng với quần chúng Họ chủ trương rằng, những ngườicộng sản không tham gia công đoàn, điều đó có nghĩa là tách Đảng với quầnchúng Lênin khẳng định: “Chỉ có độc một mình đội tiên phong thôi thì không thểthắng nổi Ném độc một mình đội tiên phong vào một cuộc chiến đấu quyết định,khi mà toàn thể giai cấp, khi mà quần chúng đông đảo hoặc chưa có ít ra là mộtthái độ trung lập có thiện cảm đối với đội tiên phong, khiến họ hoàn toàn khôngthể ủng hộ kẻ địch được, thì đó không những là một điều dại dột, mà còn là mộttội ác nữa”11

Như vậy, củng cố và tăng cường mối liên hệ giữa Đảng với quần chúng là một đòi hỏi tất yếu của cách mạng vô sản, của công cuộc xây dựng CNXH, là một

quy luật khách quan của công tác xây dựng đảng Đây vừa là vấn đề quyết định sựsống còn của Đảng, vừa là sự bảo đảm quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của

hệ thống chính trị, là điều kiện tất yếu trong cuộc đấu tranh giành thắng lợi choCNXH Bất kì một sự làm suy yếu nào mối liên hệ giữa Đảng với quần chúng cũngđều làm yếu sức mạnh của hệ thống chính trị, làm hạn chế sự phát triển của côngcuộc xây dựng CNXH và chủ nghĩa cộng sản

Chính vì vậy Lênin yêu cầu:

- Đảng phải tuyên truyền, giác ngộ, tập hợp quần chúng thành lực lượng cách mạng hùng hậu của Đảng Để giữ vững và tăng cường mối liên hệ giữa

Đảng với quần chúng, Lênin chỉ rõ: Đảng phải đi vào các giai cấp, các tầng lớpvới tư cách là người truyền bá tư tưởng lí luận chủ nghĩa Mác để giác ngộ, tậphợp quần chúng; tổ chức vận động quần chúng, phát huy vai trò của quần chúngtrong sự nghiệp cách mạng “Đảng phải hết sức và sẽ hết sức làm cho tinh thầncủa mình thấm sâu vào các nghiệp đoàn và làm cho các tổ chức ấy chịu ảnh

11 V.I Lênin, To n t à Ph.Ang-ghen, Toàn t ập, tập 8, Nxb TB, M 1979, tr 294.

Trang 8

hưởng của mình”12 Nếu “không công tác trong các công đoàn phản động tức là

để mặc cho quần chúng công nhân kém giác ngộ hay lạc hậu rơi vào ảnh hưởngcủa bọn thủ lĩnh phản động, bọn tay sai của giai cấp tư sản, bọn công nhân quí tộchay “bọn công nhân tư bản hoá”13

- Đảng phải đại biểu và chăm lo lợi ích cho quần chúng Theo Lênin: Nếu

mọi hoạt động của Đảng không xuất phát từ nguyện vọng, lợi ích chính đáng củaquần chúng, vì quần chúng thì Đảng không có lí do để tồn tại Bởi vậy, mọiđường lối, chính sách của Đảng phải xuất phát từ nguyện vọng, lợi ích chính đáng

của quần chúng Đảng tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của quần chúng trên

mọi lĩnh vực của đời sống xã hội

- Đảng phải phát huy được vai trò chủ động sáng tạo, tiếp thu kinh nghiệm của quần chúng, tập trung trí tuệ của quần chúng

Quần chúng là người sáng tạo ra lịch sử, sáng tạo ra những giá trị vật chất vàtinh thần của xã hội Vì vậy, Đảng phải phát huy được vai trò của quần chúng làmlực lượng vật chất hùng hậu xung quanh Đảng Đảng phải phát huy cao dân chủ,sáng tạo trong phong trào của quần chúng Bên cạnh đó, Đảng phải có phươngpháp, tác phong quần chúng, dựa vào quần chúng để xây dựng và hoạt động

Đảng phải thông qua các tổ chức khác để lôi kéo, tập hợp quần chúng.Lênin khẳng định: các tổ chức quần chúng càng rộng rãi càng tốt, như vậy Đảng

sẽ nắm được nhiều quần chúng hơn, Đảng có thể phát huy được dân chủ nhiềuhơn Lênin đòi hỏi người cộng sản nhất thiết phải công tác ở bất cứ nơi nào cóquần chúng, kể cả những tổ chức phản động nhất

- Đảng phải dựa vào quần chúng để xây dựng và hoạt động Đảng phải dựa

vào quần chúng để xây dựng đảng Đảng dựa vào quần chúng để xây dựng đườnglối, chủ trương cho sát với thực tiễn đời sống của nhân dân Thông qua quầnchúng để phê bình cán bộ, đảng viên của Đảng Đảng phải xây dựng cơ chế, bộmáy của quần chúng để kiểm tra, giám sát cán bộ, đảng viên, tổ chức đảng Đồng

12 V.I Lênin, To n t à Ph.Ang-ghen, Toàn t ập, tập 41, Nxb TB, M 1978, tr 45.

13 V.I Lênin, To n t à Ph.Ang-ghen, Toàn t ập, tập 8, Nxb TB, M 1979, tr 45

Trang 9

thời thông qua quần chúng để làm công tác phát triển đảng và sàng lọc đội ngũcán bộ, đảng viên của Đảng.

Đảng phải đoàn kết và lãnh đạo quần chúng để tiến hành sự nghiệp cáchmạng Không ngừng chăm lo xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng

và tổ chức; bồi dưỡng, rèn luyện, sàng lọc đội ngũ cán bộ, đảng viên Đấu tranhchống tham nhũng, quan liêu, vi phạm dân chủ hoặc dân chủ hình thức

- Đảng phải đề phòng và khắc phục các khuynh hướng quan liêu xa rời quần chúng, vượt quá xa trình độ của quần chúng, đồng thời đề phòng khuynh

hướng theo đuôi quần chúng Lênin dạy: “Chúng ta sẽ chỉ tự lừa dối mình, nhắmmắt trước nhiệm vụ bao la của chúng ta, thu hẹp những nhiệm vụ đó lại nếuchúng ta quên mất sự khác nhau giữa đội tiên phong và tất cả số quần chúnghướng theo đội tiên phong đó; nếu chúng ta quên mất rằng đội tiên phong có

nghĩa vụ thường xuyên phải nâng các tầng lớp ngày càng đông đảo đó lên trình

độ tiên tiến ấy”14

Tư tưởng: “Đảng là hiện thân của mối liên hệ giữa đội tiên phong với giai cấp công nhân và quần chúng” của Lênin là một trong những nguyên tắc tổ chức

cơ bản, quan trọng của Đảng Bônsêvích Nga lúc bấy giờ Cùng với nhữngnguyên tắc tổ chức khác, Lênin đã cùng với Đảng Bônsêvích xây dựng thànhcông một Đảng kiểu mới, lãnh đạo cách mạng Tháng Mười thành công và tiến lênxây dựng CNXH Đồng thời Lênin đã đánh bại những tư tưởng phản động, nhữngmưu đồ đen tối của bọn cơ hội, xét lại hàng ngày hàng giờ mưu toan chống pháĐảng

Trên cơ sở nguyên tắc: Đảng là hiện thân của mối liên hệ giữa đội tiênphong với giai cấp công nhân và quần chúng, Lênin đã giúp cho các Đảng Cộngsản có được cơ sở phương pháp luận để xây dựng Đảng của dân tộc mình ngàycàng vững mạnh và giành nhiều thắng lợi, mà ở Việt Nam, Cu Ba là những ví dụđiển hình

14 V.I Lênin, To n t à Ph.Ang-ghen, Toàn t ập, tập 8, Nxb TB, M 1979, tr 289-290.

Trang 10

Tư tưởng của Lênin về nguyên tắc: Đảng là hiện thân của mối liên hệ giữa đội tiên phong với giai cấp công nhân và quần chúng đến nay vẫn còn nguyên giá

trị lí luận và thực tiễn đối với phong trào Cộng sản, công nhân quốc tế và ĐảngCộng sản Việt Nam

2 Ý nghĩa trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay.

2.1 Tính cấp thiết Đảng Cộng sản Việt Nam phải liên hệ mật thiết với quần chúng:

Chủ nghĩa Mác-Lênin đã chỉ rõ sức mạnh to lớn, vai trò có ý nghĩa quyết

định của quần chúng nhân dân trong lao động sản xuất và trong các cuộc cáchmạng xã hội Bất cứ một đảng phái hay giai cấp nào muốn thực hiện những cuộccải biến có ý nghĩa cách mạng đều phải dựa vào quần chúng và thông qua sứcmạnh của quần chúng

Dưới sự tổ chức và lãnh đạo của Hồ Chí Minh, ngay từ đầu thành lập, Đảng

ta đã khẳng định: Đảng không có mục đích nào khác hơn là sự phụng sự Tổ quốc,

phục vụ nhân dân Liên hệ máu thịt với nhân dân là vấn đề có ý nghĩa quyết địnhđến sự tồn vong của Đảng Điều đó bắt nguồn từ sứ mệnh lịch sử, từ mục tiêu lítưởng của Đảng Là đội tiên phong, lãnh tụ chính trị của giai cấp công nhân và dântộc Việt Nam, Đảng có sứ mệnh lãnh đạo giai cấp công nhân và quần chúng nhândân lao động làm cách mạng giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, xây dựngthành công CNXH và chủ nghĩa cộng sản Sự nghiệp cách mạng to lớn và trọng đại

đó chỉ có thể được thực hiện bằng sự đồng tình hưởng ứng của quần chúng và bằnghành động cách mạng của quần chúng Hồ Chí Minh đã dạy: “Cách mệnh là việcchung của cả dân chúng, chứ không phải việc của một, hai người”15

Kinh nghiệm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta hàng ngàn năm cho

thấy: người nuôi sống và bảo vệ chế độ là nhân dân và người lật đổ chế độ cũ,xây dựng chế độ mới cũng là nhân dân

15 Hồ Chí Minh, To n t à Ph.Ang-ghen, Toàn t ập, tập 6, Nxb CTQG, H 2002, tr 178

Ngày đăng: 03/12/2016, 10:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w