Kiến thức: Học sinh hiểu rõ thế nào là liệt kê, tác dụng của phép liệt kê -Phân biệt được các kiểu liệt kê: Cặp / không cặp, tăng tiến/ không tăng tiến.. - Về cấu tạo, các bộ phận in đậm
Trang 1BÀI 28 - TIẾT 114
LIỆT KÊ
A – Mục tiêu cần đạt:
1 Kiến thức: Học sinh hiểu rõ thế nào là liệt kê, tác dụng của phép liệt kê -Phân biệt được các kiểu liệt kê: Cặp / không cặp, tăng tiến/ không tăng tiến
2 Kĩ năng: Có ý thức vận dụng phép liệt kê trong nói và viết
B – Chuẩn bị:
Giáo viên: Nghiên cứu soạn bài công bảng phụ
Học sinh: Đọc bài trước bài ở nhà
C – Tiến trình lên lớp:
1 Ổn định
2 Kiểm tra bài cũ
? Thế nào là dùng cụm từ chủ vị để mở rộng câu? Các trường hợp dùng cụm chủ vị
để mở rộng câu? Lấy ví dụ?
3 Bài mới
I Thế nào là phép liệt kê
Ví dụ: Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn để trong khay khảm, khói bay nghi ngút, tráp đồi mồi hình chữ nhật để mở trong khăn bạc đầy những trầu vàng, cau đậu rẽ tía, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, nào dao đuôi gà, nào ống vôi chạm, ngoáy tai, vỉ thuốc, quản bút, tăm bông trông mà thích mắt […] Ngoài kia tay mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít, nhưng trong này xem chừng tĩnh mịch, nghiêm trang lắm
? Cấu tạo và ý nghĩa của các bộ phận trong (in đậm) dưới đây có gì giống nhau?
Trang 2- Về cấu tạo, các bộ phận in đậm đều có kết cấu tương tự nhau.
- Về ý nghĩa: Cùng nói về những đồ vật được bày biện xung quanh quan đều xa xỉ, đắt tiền
? Việc tác giả nêu ra hàng loạt sự việc tương tự bằng những kết câu tương tự như trên
có tác dụng gì?
- Việc tác giả nêu ra hàng loạt sự việc tương tự bằng những kết cấu tương tự như vậy có tác dụng làm nổi bật sự xa hoa của viên quan, đối lập với tình cảnh của dân phu đang lam lũ ngoài mưa gió
? Vậy đó chính là phép liệt kê Qua ví dụ trên em hãy cho biết thế nào là phép liệt kê?
- Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy
đủ hơn, sâu hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm
? Xác định phép liệt kê trong đoạn văn sau:
Bởi vì không lúc nào là không có máy bay sục tìm, hễ chúng nhìn thấy một dấu hiệu nào chứng tỏ có người đang sống, dù là một cái thìa gò bằng vỏ napan sáng chói hoặc một tí đất rơi vãi, một luống khoai lang đang đào dở, chúng cũng không tiếc gì bom, ít ra cũng là vài trận pháo cối Đất đá tơi vụn, càng tơi vụn hơn, càng trơ trụi hơn, càng hoang tàn hơn
C1: - Một cái thìa gò bằng vỏ napan
- Một tí đất rơi
- Một luống khoai
C2: - Đất đá tơi vụn ra
- Càng tơi vụn hơn
- Càng trơ trụi hơn
- Càng hoang tàn hơn
-> Tô đậm tính chất bề bội của hiện thực và tính chất ác liệt của chiến tranh
Trang 3Giáo viên chốt: Liệt kê được coi là một phép tu từ cú pháp Nó được biểu hiện qua việc sắp xếp, nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại (Giống nhau về cấu tạo và ý nghĩa) để diễn tả đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của
tư tưởng, tình cảm
II Các kiểu liệt kê.
1 Xét về cấu tạo
a, Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần, lực lượng tính mạng, của cải
để giữ vững quyền tự do, độc lập
b, Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy
(Hồ Chí Minh)
? Chỉ ra phép liệt kê?
? Xét về cấu tạo các phép liệt kê dưới đây có gì khác nhau?
- Câu a sử dụng phép liệt kê theo trình tự sự việc không theo từng cặp
- Câu b sử dụng phép liệt kê theo từng cặp (với quan hệ từ “và”)
2 Về ý nghĩa
a, Tre, nứa, trúc, mai, vầu máy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầm mang non mọc thẳng
(Thép mới)
b, Tiếng Việt của chúng ta phản ánh sự hình thành và trưởng thành của xã hội Việt Nam và dân tộc Việt Nam, của tập thể nhỏ là gia đình, họ hàng, làng xóm và của tập thể lớn là dân tộc, quốc gia
? Xét về ý nghĩa, các phép liệt kê ấy có gì khác nhau?
- Câu a có thể thay đổi thứ tự các bộ phận liệt kê (tre, nứa, trúc, mai, vầu) mà lôgic
ý nghĩa (tính chất chặt chẽ và ý nghĩa) của câu không bị ảnh hưởng
- Câu b không thể thay đổi thứ tự được vì các bộ phận liệt kê có sự tăng tiến về ý nghĩa
Giáo viên hướng dẫn học sinh -> kết luận
Trang 4- Về cấu tạo: Có hai kiểu liệt kê: Theo cặp và không theo cặp.
- Về ý nghĩa: Có hai kiểu liệt kê: Tăng tiến và không tăng tiến
Cho học sinh đọc ta rõ nội dung ghi nhớ 2 sách giáo khoa
Bài tập nhanh: Xác định các kiểu liệt kê trong đoạn văn
Những trang nhật ký này Chu Cẩm Phong ghi không phải để cho người khác đọ, càng không phải để in ra Nhưng giá trị trước hết chính ở chỗ ấy, ở tính chân thực đáng tin cậy Tất cả những gì ta đọc ở đây đều là sự thật, các sự thật thô tháp, tươi sáng và sống động
(Bùi Minh Quốc)
- Liệt kê tăng tiến:….đều là sự thật, các sự thật thô tháp, tươi sáng và sông động
- Liệt kê không theo lặp: Những con người thật, những điều chỉ thật, những sự việc thật, những tâm tưởng thật
* Ghi nhớ sách giáo khoa
Học sinh đọc phần ghi nhớ
III Luyện tập.
Bài tập1: Giáo viên yêu cầu học sinh nêu yêu cầu bài tập
Trong bài “TInh thần….ta” để chứng minh cho luận điểm “Yêu nước là một truyền thống quý báu của ta” chứng tỏ Hồ Chí Minh đã sử dụng phép liệt kê nêu ra những dẫn chứng sinh động, giàu sức thuyết phục Hãy chỉ ra phép liệt kê ấy?
- Lịch sử ta đã có những cuộc kháng chiến vĩ đại…Bà Trưng Bà Triệu…Quang Trung…
-… tinh thần yêu nước lại sôi nổi….và cướp nước
- Sự đồng tâm nhất trí… “Từ các cụ già tóc bạc…quyên góp ruộng đất cho chính phủ”
Bài tập 2: Nêu yêu cầu bài tập
? Tìm phép liệt kê trong đoạn trích
Trang 5a,….dưới lòng đường, trên vỉa hè, trong cửa tiệm Những cu li kéo xe tay…, những quả dưa hấu…, người xâu nạp xường…, cai rốn một chủ khách, một viên quan uể oải bước qua, tay…, ngực hình chữ thập
b, Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
Bài tập 3: Hãy đặt câu có sử dụng phép liệt kê để
- Tả một số hoặt động trên sân trường em trong giờ ra chơi
- Trình bày nội dung truyện ngắn “Những trò lố…Phan Bội Châu” mà em vừa học
- Nói nên những cảm xúc của em về hình tượng nhà Cách Mạng Phan Bội Châu trong truyện ngắn “Những trò lố …Phan Bội Châu”
Giáo viên dành thời gian cho học sinh làm
Gọi 3 em học sinh khá lên bảng làm Giáo viên sửa chữa, uốn nắn
4 Củng cố
? Thế nào là liệt kê? Các kiểu liệt kê?
5 Dặn dò Học sinh học bài Hoàn thành bài tập vào vở.
6 Đánh giá: