1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển năng lực công nghệ thông tin trong dạy học cho sinh viên sư phạm ở trường đại học

226 271 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 226
Dung lượng 9,45 MB

Nội dung

Tuy nhiên, khung lý luận cơ bản về phát triển năng lực CNTT trong dạyhọc cho SVSP chưa được hoàn thiện và cần thiết phải có những nghiên cứu chuyênsâu về vấn đề này để giúp các trường đạ

Trang 1

LÊ THỊ KIM LOAN

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC

CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM Ở

TRƯỜNG ĐẠI HỌC

LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC

Trang 3

LÊ THỊ KIM LOAN

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ

THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử giáo dục

LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1 PGS.TS Nguyễn Thị Tình

2 PGS.TSKH Nguyễn Xuân Huy

HÀ NỘI – 2019

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi Các kết quả nghiên cứu trong luận án này là trung thực, chưa từng được công

bố trong bất kỳ công trình nào của các tác giả khác.

Hà Nội, ngày tháng năm 2019

Tác giả luận án

Lê Thị Kim Loan

Trang 5

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Trường Đại học Sư phạm HàNội, Ban chủ nhiệm Khoa Tâm lý - Giáo dục, Tổ bộ môn Phương pháp giảng dạy,các nhà khoa học, các thầy cô giáo đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chúng tôi họctập, nghiên cứu, hoàn thành tốt nhiệm vụ nghiên cứu sinh.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo, giảng viên và sinh viên củaTrường Đại học Sư phạm – Đại học Huế, Trường Đại học Sư phạm – Đại học ĐàNẵng, Trường Đại học Quy Nhơn, Trường Đại học Phạm Văn Đồng, các trườngTHPT trên địa bàn Tp Tuy Hòa, huyện Đông Hòa và huyện Tây Hòa của tỉnh PhúYên đã tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ và hợp tác cùng chúng tôi trong suốt quá trìnhkhảo sát và thực nghiệm đề tài luận án

Chúng tôi đặc biệt tri ân Lãnh đạo, tập thể giảng viên và sinh viên TrườngĐại học Phú Yên đã tạo mọi điều kiện để chúng tôi được học tập và đồng hành cùngchúng tôi trong suốt quá trình nghiên cứu Chúng tôi trân trọng biết ơn sự tư vấn,giúp đỡ nhiệt tình của các nhà khoa học, các chuyên gia

Và, lời tri ân sâu sắc nhất xin kính gửi đến Mẹ, gia đình và những người bạn

đã dành trọn cho chúng tôi tình yêu và niềm tin để vượt qua khó khăn, hoàn thànhluận án

Trân trọng biết ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2019

Tác giả luận án

Lê Thị Kim Loan

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii

DANH MỤC CÁC BẢNG viii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ x

DANH MỤC CÁC HÌNH x

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC 10

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 10

1.1.1 Nghiên cứu về năng lực công nghệ thông tin trong dạy học 10 1.1.2 Nghiên cứu về phát triển năng lực công nghệ thông tin trong dạy học cho sinh viên sư phạm 13 1.1.3 Nhận xét chung về những vấn đề đã được nghiên cứu và xác định những vấn đề luận án cần giải quyết 21 1.2 Những vấn đề lý luận về năng lực công nghệ thông tin trong dạy học của sinh viên sư phạm 23

1.2.1 Năng lực công nghệ thông tin 23 1.2.2 Năng lực công nghệ thông tin trong dạy học của sinh viên sư phạm 33 1.2.3 Khung năng lực công nghệ thông tin trong dạy học đối với sinh viên sư phạm 36 1.3 Những vấn đề lý luận về phát triển năng lực công nghệ thông tin trong dạy học cho sinh viên sư phạm ở trường đại học 45

1.3.1 Khái niệm phát triển năng lực công nghệ thông tin trong dạy học cho

1.3.2 Sự cần thiết phát triển năng lực công nghệ thông tin trong dạy học cho

1.3.3 Mục đích phát triển năng lực công nghệ thông tin trong dạy học cho

Trang 7

1.3.4 Nguyên tắc phát triển năng lực công nghệ thông tin trong dạy học cho

sinh viên sư phạm 49 1.3.5 Nội dung phát triển năng lực công nghệ thông tin trong dạy học cho

sinh viên sư phạm 50 1.3.6 Các con đường phát triển năng lực công nghệ thông tin trong dạy học

cho sinh viên sư phạm 52

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả phát triển năng lực công nghệ thông tin

trong dạy học cho sinh viên sư phạm ở trường đại học 54

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 59

THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM Ở

2.2 Kết quả khảo sát thực trạng phát triển năng lực công nghệ thông tin trong

dạy học cho sinh viên sư phạm ở trường đại học66

2.2.1 Phân tích chung về đối tượng khảo sát 66 2.2.2 Thực trạng năng lực công nghệ thông tin trong dạy học của sinh viên

sư phạm 68

2.2.3 Thực trạng phát triển năng lực công nghệ thông tin trong dạy học cho

sinh viên sư phạm 76

2.2.4 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả phát triển năng lực

công nghệ thông tin trong dạy học cho sinh viên sư phạm ở trường

đại học 88

2.3 Đánh giá chung về thực trạng phát triển năng lực công nghệ thông tin

trong dạy học cho sinh viên sư phạm ở trường đại học 91

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 95

Trang 8

Chương 3 BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ

THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM

Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC 96

3.1 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp phát triển năng lực công nghệ thông tin

trong dạy học cho sinh viên sư phạm ở trường đại học 96

3.1.3 Đảm bảo chuẩn nghề nghiệp giáo viên và chuẩn kỹ năng công nghệ

thông tin cơ bản 97

3.1.6 Đảm bảo tính kế thừa và phát triển 99 3.1.7 Đảm bảo tính hiện đại, mở và khả dụng 100

3.2 Các biện pháp phát triển năng lực công nghệ thông tin trong dạy học chosinh viên sư phạm ở trường đại học 100

3.2.1 Biện pháp 1: Cụ thể hóa khung năng lực công nghệ thông tin trong dạy

3.2.2 Biện pháp 2: Xây dựng và tổ chức thực hiện quy trình dạy học định

hướng phát triển năng lực công nghệ thông tin trong dạy học cho

3.2.3 Biện pháp 3: Tư vấn, hướng dẫn sinh viên sư phạm tự học, tự bồi

dưỡng năng lực công nghệ thông tin trong dạy học 109 3.2.4 Biện pháp 4: Phối hợp hoạt động giảng dạy các học phần về phương

pháp dạy học và công nghệ thông tin với hoạt động thực hành nghề nghiệp của sinh viên sư phạm ở trường phổ thông 110 3.2.5 Biện pháp 5: Hiện đại hóa hạ tầng công nghệ thông tin và thiết lập môi

trường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho sinh viên sư

3.2.6 Biện pháp 6: Đánh giá mức độ phát triển năng lực công nghệ thông tin

3.3 Khảo nghiệm các biện pháp 120

Trang 10

3.3.2 Kết quả khảo nghiệm 120

3.4 Thực nghiệm biện pháp phát triển năng lực công nghệ thông tin trong dạy

học cho sinh viên sư phạm ở trường đại học 122

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 139

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 140

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU 144

TÀI LIỆU THAM KHẢO 145

PHỤ LỤC 151

Trang 11

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

2 CNTT-TT Công nghệ thông tin và truyền thông

và truyền thông

Co-OECD operation and Development, Tổ chức

Hợp tác và Phát triển Kinh tế

United Nations Educational

16 UNESCO Scientific and Cultural Organization

- Tổ chức Giáo dục, Khoa học vàVăn hóa Liên Hiệp Quốc

Trang 12

DANH MỤC CÁC BẢNG

2 Bảng 1.2 Phân tích nghề giáo viên theo phương pháp DACUM 40

3 Bảng 1.3 Hệ thống năng lực thành phần của khung năng lực CNTT 42

trong dạy học đối với SVSP

5 Bảng 2.2 Thang đo khoảng theo giá trị trung bình 66

6 Bảng 2.3 Thống kê số lượng SV theo ngành, trường và năm 67

7 Bảng 2.4 Thực trạng năng lực CNTT trong dạy học của SVSP 69

8 Bảng 2.5 Đánh giá năng lực CNTT trong dạy học của SVSP 73

theo nhóm

10 Bảng 2.7 Thực trạng năng lực CNTT theo trường đại học 74

11 Bảng 2.8 Thực trạng năng lực CNTT theo ngành, giới tính và năm 75

12 Bảng 2.9 Thời gian sử dụng CNTT trong ngày của SVSP 77

16 Bảng 2.13 Mức độ cần thiết phát triển năng lực CNTT trong dạy 80

học cho SVSP

17 Bảng 2.14 Thực trạng mức độ đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất 82

20 Bảng 2.17 Kế hoạch/chiến lược phát triển năng lực CNTT cho SV 84

22 Bảng 2.19 Hình thức phát triển năng lực CNTT cho SVSP 85

23 Bảng 2.20 Mức độ phát triển năng lực CNTT của SVSP 86

24 Bảng 2.21 Mức độ thực hiện phát triển năng lực CNTT trong dạy 87

học cho SVSP

25 Bảng 2.22 Thực trạng các con đường phát triển năng lực CNTT 88

cho SVSP

Trang 13

26 Bảng 2.23 Thực trạng các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến phát 89

triển năng lực CNTT cho SVSP

27 Bảng 2.24 Thực trạng các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến phát 90

triển năng lực CNTT cho SVSP

28 Bảng 3.1 Nội dung Năng lực 1 của khung năng lực CNTT 102

31 Bảng 3.4 Năng lực CNTT trong dạy học của SV trước và sau TN 127

32 Bảng 3.5 Thống kê số SV theo các mức năng lực CNTT trong dạy 128

học trước và sau thực nghiệm

33 Bảng 3.6 Bảng điểm thi học phần Ứng dụng CNTT trong dạy học 129

Tiếng Anh

34 Bảng 3.7 Thống kê điểm thi học phần Ứng dụng CNTT trong dạy 129

học Tiếng Anh theo các mức điểm

35 Bảng 3.8 Bảng điểm học phần Ứng dụng CNTT trong dạy học 129

Tiếng Anh

36 Bảng 3.9 Thống kê điểm học phần Ứng dụng CNTT trong dạy học 130

Tiếng Anh theo các mức điểm

39 Bảng 3.12 Kết quả phân tích Paired – Samples T Test đối với 131

Nhóm 1

40 Bảng 3.13 Kết quả phân tích Paired – Samples T Test đối với 132

Nhóm 2

41 Bảng 3.14 Kết quả phân tích One-Way ANOVA đối với điểm HP 135

42 Bảng 3.15 Kết quả phân tích One-Way ANOVA đối với điểm 135

THGD

Trang 14

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

1 Biểu đồ 2.1 Đánh giá của các nhóm về 10 năng lực thành phần của 73

6 Sơ đồ 3.1 Các bước xây dựng đề cương chi tiết học phần 106

7 Biểu đồ 3.2 So sánh số SV theo các mức năng lực CNTT trong dạy 128

Trang 15

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Ngay khi ra đời ở nửa sau thế kỷ 20, CNTT đã chứng tỏ tính ưu việt và tốc

độ phát triển vượt bậc so với các ngành công nghệ khác Chỉ trong một khoảng thờigian ngắn, CNTT đã phát triển nhảy vọt Từ cỗ máy nặng hàng tấn với những tấmbìa đục lỗ, đến ngày nay là thiết bị cầm tay tích hợp hàng trăm chương trình; từnhững chiếc máy tính riêng lẻ kết nối thành hệ thống mạng internet toàn cầu; từnhững chương trình viết bằng ngôn ngữ máy đến phần mềm chuyên nghiệp ứngdụng trong mọi lĩnh vực; từ phương thức lưu trữ đơn lẻ, cục bộ đến công nghệ điệntoán đám mây… Với những thành tựu này, CNTT thâm nhập vào tất các lĩnh vựctrong đời sống của con người Riêng trong lĩnh vực giáo dục, thế kỷ 21 được đánhdấu bởi “Giáo dục số hóa trong nền kinh tế tri thức – Education for a digital world”.Việc ứng dụng CNTT trong giáo dục những năm đầu thế kỷ này được coi là cuộccách mạng thứ 3 liên quan đến việc sử dụng công nghệ trong tiếp nhận, phân bổthông tin và hiện tại đang là thời kỳ của Cách mạng công nghiệp 4.0

Trong thời đại kỹ thuật số, một trong những yếu tố đảm bảo cho việc pháttriển năng lực nghề nghiệp là khả năng sử dụng CNTT trong hoạt động chuyên môn

và đời sống xã hội Năng lực CNTT trở thành năng lực cơ bản, cần thiết cũng nhưkhả năng đọc, viết và tính toán Đối với giáo viên, năng lực CNTT trở thành mộtthành phần cơ bản trong năng lực nghề nghiệp, cần được hình thành, phát triển ởtrường đại học và tiếp tục được bồi dưỡng, phát huy trong suốt quá trình hoạt độngnghề nghiệp của mình Vai trò của các trường sư phạm đặc biệt quan trọng trongđịnh hướng và phát triển năng lực nghề nghiệp nói chung và năng lực CNTT trongdạy học cho SVSP nói riêng

Phát triển năng lực CNTT trong dạy học cho SVSP là một nhiệm vụ quantrọng trong quá trình đào tạo giáo viên, cụ thể hóa quan điểm đào tạo theo địnhhướng phát triển năng lực người học Để thực hiện thành công nhiệm vụ này, cáctrường đại học cần căn cứ vào khung lý luận cơ bản bao gồm các khái niệm, khungnăng lực CNTT trong dạy học, nội dung, các con đường và các yếu tố ảnh hưởng

Trang 16

đến phát triển năng lực CNTT trong dạy học cho SVSP Lý luận dạy học đại họchiện đại đã và đang tập trung nghiên cứu quá trình đào tạo định hướng phát triểnnăng lực người học trong bối cảnh phát triển công nghệ số và Cách mạng côngnghiệp 4.0 Tuy nhiên, khung lý luận cơ bản về phát triển năng lực CNTT trong dạyhọc cho SVSP chưa được hoàn thiện và cần thiết phải có những nghiên cứu chuyênsâu về vấn đề này để giúp các trường đại học có cơ sở xây dựng biện pháp phát triểnnăng lực CNTT trong dạy học cho SVSP.

Ở Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 khóa XI của Ban Chấp hành

Trung ương Đảng về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” đã xác định

rõ mục tiêu đổi mới là “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân… ”[2]. Một trong những

mục tiêu cụ thể là tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướnghiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năngcủa người học, tập trung vào dạy cách học, khuyến khích người học tự học và đổimới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin

và truyền thông trong dạy và học

Nhận thức được vai trò quan trọng của CNTT là phương tiện dạy học hiệnđại các trường đại học đã tăng cường ứng dụng CNTT trong toàn bộ quy trình đàotạo và đạt được những thành tựu đáng ghi nhận CNTT làm thay đổi phương phápgiảng dạy của giáo viên, từ hình thức lớp học truyền thống sang lớp học sử dụng đaphương tiện, lớp học trực tuyến, lớp học kết hợp giữa truyền thống và trực tuyến.Tuy nhiên, việc phát triển năng lực CNTT cho SVSP chưa được quan tâm đúngmức Những năng lực CNTT gì cần phát triển và làm thế nào để phát triển nhữngnăng lực này cho SVSP đang là một vấn đề mà các trường đại học cần quan tâmnghiên cứu sâu sắc hơn

Trên thế giới cũng đã có nhiều nghiên cứu về ứng dụng CNTT trong đào tạogiáo viên ở trường đại học nhưng chưa có nghiên cứu về phát triển năng lực CNTTtrong dạy học cho SVSP một cách toàn diện Ở Việt Nam, phần lớn các nghiên cứu

Trang 17

chủ yếu tập trung theo hướng xem CNTT là một phương tiện dạy học và đẩy mạnhứng dụng CNTT trong đào tạo giáo viên Việc xem năng lực CNTT là một trongnhững năng lực nghề nghiệp và phát triển năng lực CNTT trong dạy học cho SVSPtheo quan điểm đào tạo định hướng phát triển năng lực chưa được các nghiên cứuquan tâm.

Với những lý do nêu trên, việc chọn đề tài nghiên cứu “Phát triển năng lực công nghệ thông tin trong dạy học cho sinh viên sư phạm ở trường đại học” là

cấp thiết và hữu ích Đề tài nghiên cứu có ý nghĩa trong việc làm phong phú thêm

cơ sở lý luận dạy học đại học hiện đại và đề xuất các biện pháp phát triển năng lựcCNTT trong dạy học cho SVSP, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên,đáp ứng yêu cầu đổi mới cơ bản, toàn diện giáo dục đại học Việt Nam

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng phát triển năng lực CNTT trongdạy học cho SVSP, luận án đề xuất các biện pháp phát triển năng lực CNTT trongdạy học cho SVSP ở trường đại học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêucầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông, góp phần đổi mới giáo dục đại học ViệtNam

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Hoạt động phát triển năng lực dạy học cho sinh viên sư phạm ở trường đại học

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp phát triển năng lực CNTT trong dạy học cho SVSP ở trường đại học

4 Giả thuyết khoa học

Các trường đại học Việt Nam đã và đang thực hiện ứng dụng CNTT trongđào tạo giáo viên nhưng phát triển năng lực CNTT trong dạy học cho SVSP chưahiệu quả Nếu xây dựng khung năng lực CNTT trong dạy học và thực hiện quy trìnhdạy học định hướng phát triển năng lực cho SVSP theo khung năng lực này thì sẽphát triển năng lực CNTT trong dạy học cho SVSP, góp phần nâng cao chất

Trang 18

lượng đào tạo giáo viên trong các trường đại học đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông.

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Xây dựng cơ sở lý luận về phát triển năng lực CNTT trong dạy học cho SVSP

ở trường đại học

5.2 Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng phát triển năng lực CNTT trong dạy

học cho SVSP ở trường đại học

5.3 Đề xuất, khảo nghiệm và thực nghiệm hệ thống biện pháp phát triển năng lực

CNTT trong dạy học cho SVSP ở trường đại học

6 Phạm vi nghiên cứu

6.1 Về nội dung nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu về phát triển năng lực CNTT trong dạy học choSVSP trình độ đại học, hệ chính quy thuộc chương trình đào tạo giáo viên cácngành khác ngành Sư phạm Tin học ở các trường đại học công lập của Việt Nam

6.2 Về địa bàn nghiên cứu

Đề tài thực hiện nghiên cứu tại 5 trường có đào tạo giáo viên trình độ đại họcthuộc khu vực miền Trung: Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế, Trường Đạihọc Sư phạm – Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Quy Nhơn, Trường Đại họcPhạm Văn Đồng (tỉnh Quảng Ngãi) và Trường Đại học Phú Yên

Đề tài tiến hành thực nghiệm tại Trường Đại học Phú Yên

6.3 Về khách thể khảo sát

Đề tài khảo sát 3300 đối tượng thuộc 5 trường đại học thuộc địa bàn nghiên cứu,bao gồm 170 cán bộ quản lý, 530 giảng viên và 2600 SV hệ chính quy, trình độ đại họccác ngành SP Địa lý, SP Ngữ văn, SP Tiếng Anh, SP Toán học và SP Vật lý

6.4 Về thời gian nghiên cứu

Đề tài thực hiện nghiên cứu từ năm 2015 đến 2018

7 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp luận nghiên cứu

7.1.1 Tiếp cận hoạt động

Dạy học theo quan điểm hiện đại là hoạt động được tạo ra bởi sự tương tác

Trang 19

trực tiếp giữa người dạy và người học trong môi trường sư phạm nói riêng và môitrường xã hội nói chung, là sự thống nhất chặt chẽ giữa hoạt động dạy của thầy vàhoạt động học của trò Nghiên cứu phân tích hoạt động dạy, hoạt động học và mốiliên hệ giữa hai hoạt động này trong đào tạo giáo viên nói chung và phát triển nănglực CNTT trong dạy học cho SVSP nói riêng.

7.1.2 Tiếp cận hệ thống - cấu trúc

Dạy học là một hệ thống thống nhất bao gồm các thành tố mục tiêu, nộidung, phương pháp, phương tiện Hệ thống dạy học tồn tại khách quan và là đốitượng nghiên cứu của lý luận dạy học Với quan điểm CNTT là phương tiện dạyhọc, một thành tố của hệ thống dạy học, cần phải nghiên cứu phương tiện này vớimục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học nhằm tạo điều kiện cho hệ thống hoạtđộng hiệu quả trong môi trường sư phạm ở trường đại học và trường phổ thông

7.1.3 Tiếp cận năng lực

Tiếp cận năng lực tập trung vào hệ thống năng lực cần có ở mỗi sinh viên.Đào tạo tiếp cận năng lực giúp sinh viên không chỉ tích lũy kiến thức của các mônhọc mà phải biết làm thông qua các hoạt động cụ thể, sử dụng những kiến thức đãhọc được để giải quyết các tình huống trong rèn luyện nghiệp vụ ở trường đại học

và hoạt động nghề nghiệp sau này Vì vậy, khi nghiên cứu đề tài này không chỉ giúpcho SVSP có kiến thức CNTT mà cần phải hình thành và phát triển năng lực CNTTtrong dạy học, một trong những năng lực nghề nghiệp cho họ

7.1.4 Tiếp cận phát triển

Tiếp cận phát triển chú trọng đến việc phát triển những năng lực tiềm ẩn của

cá nhân, phát triển sự hiểu biết của người học hơn là quan tâm đến việc người họctiếp thu được một khối lượng kiến thức như thế nào Cách tiếp cận phát triển gắnvới quan niệm người học là trung tâm, người dạy phải hướng dẫn người học tìmkiếm và thu thập thông tin, gợi mở giải quyết vấn đề, tạo cho người học có điều kiệnthực hành, tiếp xúc với thực tiễn, học cách phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đềmột cách sáng tạo Luận án vận dụng tiếp cận phát triển để xây dựng các biện phápphát triển năng lực CNTT trong dạy học cho SVSP nhằm giúp họ chủ động hơntrong phát triển năng lực nghề nghiệp của bản thân

Trang 20

7.1.5 Tiếp cận liên ngành

Phát triển năng lực CNTT trong dạy học cho SVSP ở trường đại học phụthuộc vào nhiều yếu tố như đặc điểm tâm lý, kiến thức chuyên môn, kỹ năng CNTT,phương pháp học, phương pháp dạy, môi trường xã hội… Do vậy, luận án chọn lựa,kết hợp kiến thức, phương pháp của các ngành Giáo dục học, Tâm lý học, Khoa học

tự nhiên, Khoa học xã hội và CNTT để nghiên cứu những tác động của CNTT vàlịch sử phát triển ứng dụng CNTT trong giáo dục, trong đào tạo giáo viên ở ViệtNam và các nước tiên tiến trên thế giới Trên cơ sở kế thừa những ưu điểm của cácnghiên cứu đã có, đề tài sử dụng những công cụ hiện đại để xây dựng biện phápphát triển năng lực CNTT trong dạy học cho SVSP ở các trường đại học Việt Namđáp ứng yêu cầu chuẩn giáo viên phổ thông

7.2 Phương pháp nghiên cứu

7.2.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận

7.2.1.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết

Luận án phân tích và tổng hợp các tài liệu, lý luận liên quan, bao gồm:

- Lý luận về phát triển năng lực dạy học và năng lực CNTT;

- Các văn kiện, văn bản chỉ đạo, điều hành về đổi mới giáo dục theo hướngphát triển năng lực người học, ứng dụng CNTT trong hệ thống giáo dục quốc dâncủa Việt Nam;

- Chương trình đào tạo giáo viên của Việt Nam và trên thế giới;

- Các công trình khoa học, các bài báo đã được công bố

7.2.1.2 Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết

Luận án sử dụng phương pháp phân loại và hệ thống hóa kiến thức để sắpxếp phân loại các nghiên cứu về phát triển năng lực CNTT Từ đó, làm cơ sở choviệc xây dựng hệ thống biện pháp phát triển năng lực CNTT trong dạy học choSVSP ở trường đại học thích hợp

7.2.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.2.1 Phương pháp điều tra

Đề tài sử dụng phương pháp điều tra thông qua phiếu hỏi ý kiến các đốitượng khảo sát nhằm tìm hiểu thực trạng phát triển năng lực CNTT trong dạy học

Trang 21

cho SVSP, hiệu quả của các con đường phát triển năng lực CNTT trong dạy học choSVSP Đồng thời qua khảo sát, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển năng

lực CNTT trong dạy học cho SVSP ở các trường ĐH thuộc địa bàn khảo sát.

7.2.2.2 Phương pháp phỏng vấn

Đề tài thực hiện phỏng vấn nhằm đối chiếu, so sánh những thông tin thu thậpqua phiếu khảo sát và đánh giá trực tiếp của các đối tượng khảo sát về phát triểnnăng lực CNTT trong dạy học cho SVSP Đồng thời, qua phỏng vấn tìm hiểu sâuhơn về thực trạng phát triển năng lực CNTT trong dạy học cho SVSP ở trường đạihọc; bổ sung, kiểm tra và làm rõ những thông tin đã thu thập được thông qua điềutra bằng phiếu hỏi

7.2.2.3 Phương pháp quan sát

Phương pháp quan sát được sử dụng trong quá trình khảo sát thực trạng vàthực nghiệm sư phạm Quan sát các hoạt động dạy học của giảng viên và giờ tậpgiảng của SV có sử dụng CNTT nhằm tăng thêm tính xác thực, khách quan của kếtquả khảo sát và thực nghiệm

7.2.2.3 Phương pháp chuyên gia

Trực tiếp hoặc gián tiếp (bằng phiếu hỏi) trao đổi những vấn đề liên quan đến

đề tài nghiên cứu với các chuyên gia trong các lĩnh vực đào tạo giáo viên, ứng dụngCNTT trong dạy học, giáo dục phổ thông Đặc biệt, tham vấn ý kiến chuyên giatrong xây dựng phiếu hỏi ý kiến, khung năng lực CNTT trong dạy học của SVSP vàcác biện pháp phát triển năng lực CNTT trong dạy học cho SVSP ở trường đại học

7.2.2.4 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm

Thu thập thông tin về hồ sơ giảng dạy của giảng viên và hồ sơ học tập của

SV để đánh giá thực trạng và hiệu quả của việc ứng dụng CNTT của giảng viên và

SV ngành sư phạm Từ đó, xây dựng các biện pháp thích hợp để phát triển năng lựcCNTT trong dạy học cho SVSP

7.2.2.5 Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm

Đề tài xem xét lại những kết quả thực tiễn phát triển năng lực CNTT trongdạy học cho SVSP ở trường đại học Việt Nam cũng như trên thế giới Từ đó rút ra

Trang 22

những bài học kinh nghiệm, những kết luận khoa học bổ ích, những ưu điểm cầnhọc hỏi và phát triển; làm cơ sở để đề xuất các biện pháp phát triển năng lực CNTTtrong dạy học cho SVSP ở trường đại học.

7.2.2.6 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Tổ chức thực nghiệm một số biện pháp phát triển năng lực CNTT trong dạyhọc cho SVSP tại Trường Đại học Phú Yên để kiểm định tính khả thi và hiệu quảcủa các biện pháp đã đề xuất

7.2.3 Phương pháp xử lý thông tin

Thông tin được xử lý bằng toán học thống kê, đồ thị và biểu đồ Mã hóathông tin hợp lý để sử dụng các phần mềm thống kê toán học, vẽ biểu đồ và đồ thị

8 Đóng góp mới của đề tài

8.1 Đóng góp về mặt lý luận

Đề tài bổ sung và làm phong phú cơ sở lý luận về phát triển năng lực CNTTtrong dạy học cho SVSP: khái niệm năng lực CNTT trong dạy học, khái niệm pháttriển năng lực CNTT trong dạy học, khung năng lực CNTT tổng quát, khung nănglực CNTT trong dạy học của SVSP, các con đường thực hiện và các yếu tố ảnhhưởng đến phát triển năng lực CNTT trong dạy học cho SVSP ở trường đại học.Đồng thời, đề tài góp phần hoàn thiện lý luận dạy học hiện đại ở trường đại học hiệnnay

8.2 Đóng góp về mặt thực tiễn

- Đề tài làm rõ thực trạng phát triển năng lực CNTT trong dạy học cho SVSP

ở trường đại học Việt Nam đáp ứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên, chương trình giáodục phổ thông mới và yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục phổ thông

- Đề tài đã đề xuất hệ thống các biện pháp phát triển năng lực CNTT trongdạy học cho SVSP nhằm nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên ở trường đại học

Hệ thống các biện pháp đã chỉ rõ cách thức phát triển năng lực CNTT trong dạy họccho SVSP, giúp cán bộ quản lý và giảng viên ở các trường sư phạm có thêm căn cứkhoa học để thực hiện phát triển năng lực dạy học cho SVSP theo yêu cầu của xãhội, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường đại học

- Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể vận dụng trong đào tạo giáo viên ở

Trang 23

trường đại học; đồng thời có thể là tài liệu tham khảo cho giáo viên ở các trườngphổ thông.

9 Những luận điểm cần bảo vệ

9.1 Năng lực CNTT trong dạy học là năng lực cơ bản, cần thiết trong hệ thốngnăng lực nghề nghiệp của giáo viên Phát triển năng lực CNTT trong dạy học gópphần nâng cao năng lực thực hành nghề nghiệp của SVSP, một trong những nhiệm

vụ quan trọng trong đào tạo giáo viên của trường đại học

9.2 Sinh viên sư phạm chưa chuẩn bị đầy đủ năng lực CNTT trong dạy học để thựchiện hiệu quả nhiệm vụ dạy học theo yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở trườngphổ thông

9.3 Xác định các biện pháp thích hợp, trong đó xây dựng khung năng lực CNTTtrong dạy học và thực hiện quy trình dạy học theo định hướng phát triển năng lựccủa SVSP theo khung năng lực này là điều kiện cần để thực hiện hiệu quả phát triểnnăng lực CNTT trong dạy học cho SVSP ở trường đại học, góp phần nâng cao chấtlượng đào tạo đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổthông

10 Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục các công trình nghiên cứu, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài gồm 3 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển năng lực công nghệ thông tin trong dạy học cho sinh viên sư phạm ở trường đại học

Chương 2: Thực trạng phát triển năng lực công nghệ thông tin trong dạy học cho sinh viên sư phạm ở trường đại học

Chương 3: Biện pháp phát triển năng lực công nghệ thông tin trong dạy học cho sinh viên sư phạm ở trường đại học

Trang 24

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

Những nghiên cứu liên quan đến phát triển năng lực CNTT trong dạy họccho SVSP ở trường đại học tập trung vào hai hướng chính, đó là: (i) Nghiên cứu vềnăng lực CNTT trong dạy học; (ii) Nghiên cứu về phát triển năng lực CNTT trongdạy học cho SVSP

1.1.1 Nghiên cứu về năng lực công nghệ thông tin trong dạy học

Các tổ chức EU, UNESCO, OECD đã đầu tư nhiều dự án nghiên cứu vềnăng lực CNTT nhằm giúp chính phủ, các tổ chức, các doanh nghiệp và cá nhânphát triển năng lực CNTT Từ năm 2005, EU đã thực hiện nhiều dự án và ban hànhKhung năng lực điện tử Châu Âu, European e-Competence Framework, mô tả hệthống năng lực CNTT dành cho nhiều đối tượng, trong đó có các tổ chức và cơ sởgiáo dục [72] Dự án "e-Skill and ICT professionalism: Fostering the ICTProfession in Europe" của EU hỗ trợ phát triển Khung năng lực Châu Âu đối vớichuyên gia CNTT, với mục tiêu nâng cao tính chuyên nghiệp và di động trên khắpChâu Âu Dự án cũng kết hợp hỗ trợ phát triển chương trình đào tạo ở Châu Âu chocác nhà quản lý CNTT [87]

UNESCO chủ yếu tập trung nghiên cứu năng lực CNTT trong giáo dục, cụthể là năng lực CNTT của giáo viên Khung năng lực CNTT-TT đối với giáo viênđược UNESCO công bố lần đầu tiên vào năm 2008 và hiệu chỉnh vào năm 2011,giúp cho các nhà làm chính sách giáo dục, các nhà phát triển công nghệ chuyênnghiệp, các cơ sở đào tạo xác định, thực hiện và đánh giá việc sử dụng CNTT trongđào tạo giáo viên, góp phần nâng cao chất lượng GD, thúc đẩy phát triển kinh tế - xãhội của đất nước Đồng thời, đây cũng là tiêu chuẩn để giáo viên cải thiện việc sửdụng CNTT trong lĩnh vực công tác của mình, tích hợp CNTT trong hoạt động SP,

tổ chức dạy học; phát triển chuyên môn để nâng cao các kỹ năng SP, hợp tác, lãnhđạo và đổi mới nhà trường bằng cách sử dụng CNTT [101]

Trang 25

Ananiadou và Claro (2009) xác định những kỹ năng và năng lực của ngườihọc trong thế kỷ 21 dựa trên khảo sát từ các nước thuộc OECD Trong đó, năng lựcCNTT là một trong những năng lực người học cần phải có trong thế kỷ mới này.Tác giả cũng phân tích rõ sự khác nhau giữa kỹ năng và năng lực Các nước thuộcOECD cũng đã xây dựng khung năng lực CNTT quốc gia cho các lĩnh vực côngnghiệp và giáo dục [60].

Pérez và Murray (2010) cho rằng năng lực CNTT liên quan đến học vấnmáy tính Theo các tác giả, học vấn máy tính được xác định dựa trên học vấn côngnghệ của cá nhân, thông thạo máy tính, năng lực sử dụng máy tính, học vấn khônggian mạng, học vấn kỹ thuật số và điện tử; trong đó tập trung vào khả năng sử dụngcác phần mềm ứng dụng cụ thể như xử lý văn bản, bảng tính hoặc các phần mềmtrình chiếu Năng lực CNTT thường được hiểu là những kiến thức và kỹ năng cầnthiết để sử dụng có hiệu quả phần cứng và phần mềm [90]

Romani (2009), Ferrari (2012) cùng nghiên cứu về học vấn số và năng lực

kỹ thuật số Theo Romani, trình độ để xây dựng kiến thức mới, dựa trên việc sửdụng CNTT được gọi là học vấn kỹ thuật số Người có học vấn kỹ thuật số nghĩa là

có năng lực sử dụng CNTT để truy cập, lưu trữ, quản lý, chia sẻ thông tin, giao tiếpvới nhiều định dạng văn bản hoặc đa phương tiện [92] Trong khi đó, Ferrari chorằng năng lực kỹ thuật số là tập hợp các kiến thức, kỹ năng, thái độ được yêu cầukhi sử dụng CNTT-TT và phương tiện truyền thông kỹ thuật số để thực hiện nhiệm

vụ, giải quyết vấn đề, giao tiếp, quản lý thông tin, hợp tác, tạo và chia sẻ nội dungmột cách hiệu quả, phù hợp, sáng tạo, tự chủ, linh hoạt và có đạo đức [73] Tác giảFinegold và Notabartolo tổng hợp các nghiên cứu và đề xuất khung năng lực thế kỷ

21 gồm 15 năng lực phân thành 5 loại Một trong số đó là Xử lý thông tin bao gồm:Học vấn thông tin, Học vấn phương tiện, Công dân số, Khái niệm và hoạt độngCNTT-TT [74]

Tuy có sự khác nhau trong xem xét năng lực CNTT như một năng lực độclập hoặc hàm chứa, thành phần của học vấn máy tính, học vấn số, năng lực số…,nhưng điểm chung của các nghiên cứu trên là năng lực CNTT gắn liền với kỹ năng

sử dụng máy tính để khai thác, xử lý và chia sẻ thông tin

Trang 26

Các nhà nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng trong rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đếnhiệu quả ứng dụng CNTT trong giáo dục, năng lực tích hợp CNTT trong dạy họccủa giáo viên là một yếu tố tác động mạnh mẽ nhất Trong môi trường giáo dục,CNTT không tự đảm bảo nâng cao chất lượng dạy học mà vai trò của giáo viên làhết sức quan trọng Trong "Instructional Media and Technologies for Learning",Smaldino và các tác giả (2005) chỉ rõ vai trò của giáo viên trong quá trình dạy học

đã thay đổi khi CNTT xuất hiện trong lớp học, từ người trình diễn thông tin đếnđiều phối viên tài nguyên học tập [96] Giáo viên trở thành "hướng dẫn viên bêncạnh" chứ không phải là "nhà hiền triết trên sân khấu" Nhu cầu đội ngũ giáo viên

có năng lực CNTT của các cơ sở giáo dục ngày càng tăng

Cùng quan điểm trên, Chaib và Svensson (2005) cho rằng học sinh cần phảihiểu biết về CNTT để thực hiện tốt công việc của người công dân trong tương lai vàgiáo viên phải có nhiệm vụ giúp đỡ họ có được hiểu biết này Chỉ có giáo viên đãđược đào tạo sử dụng CNTT mới có khả năng giám sát và tư vấn cho học sinh mộtcách hiệu quả [66] Các tác giả đã nghiên cứu để tìm giải đáp cho các câu hỏi "Nhậnthức của giáo viên về việc tích hợp CNTT với phương pháp sư phạm trong lớp họcnhư thế nào? " và "Những thách thức mới giáo viên sẽ phải đối mặt và vị trí mới củagiáo viên trong xã hội thông tin là gì?"

Charles P Akpan nghiên cứu về năng lực CNTT và hiệu quả công việc củagiảng viên các trường đại học thuộc Bang Cross River của Nigeria Nghiên cứu chothấy năng lực CNTT của các giảng viên nâng cao hiệu quả công việc của họ Nhữnggiảng viên có năng lực CNTT cao đạt hiệu quả dạy học cao hơn Tác giả khuyếnnghị giảng viên cần có động lực để phát triển năng lực CNTT và nhà trường nênkhuyến khích họ tham gia các chương trình đào tạo CNTT, cung cấp phương tiệnCNTT để họ nâng cao hiệu quả dạy học [58]

Các tác giả Sabaliauskas, Bukantaitė và Pukelis (2006) nghiên cứu và lựachọn các lĩnh vực năng lực CNTT của giáo viên trên cơ sở các quy định và chuẩn đãcông bố Tác giả khẳng định rằng để sử dụng CNTT trong lớp học, giáo viên cần có:năng lực CNTT cơ bản, năng lực công nghệ, năng lực chính sách CNTT, năng lựctrong lĩnh vực đạo đức sử dụng CNTT, năng lực tích hợp CNTT vào các chủ đề

Trang 27

giảng dạy, năng lực phương pháp sử dụng CNTT, năng lực quản lý quá trình giảng dạy và học tập với CNTT [93].

Ở Việt Nam, dễ dàng tìm thấy nhiều luận án liên quan đến ứng dụng CNTTtrong dạy học các bộ môn thuộc khoa học tự nhiên, công nghệ và kỹ thuật, xã hội vànhân văn ở tất cả các cấp học từ phổ thông đến đại học Điển hình là các nghiên cứugần đây của các tác giả Lê Thị Thanh Huyền (2011) về ứng dụng CNTT trong dạyhọc hình họa - vẽ kỹ thuật ở trường đại học [35], Nguyễn Thị Xuân (2011) về ứngdụng CNTT trong dạy học công nghệ 12 [55], Phạm Ngọc Sơn (2012) về ứng dụngứng dụng CNTT trong dạy học phần hóa học hữu cơ THPT [47], Nguyễn QuangThuận (2013) về ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy học [49], ĐàoThị Lan Hương (2014), về ứng dụng CNTT trong dạy học cơ chế phản ứng hữu cơ

ở trường đại học [32] Các tác giả trên xem CNTT là một phương tiện dạy học hiệnđại và nghiên cứu đề xuất các biện pháp sử dụng phương tiện CNTT trong dạy học

bộ môn để nâng cao chất lượng dạy học Tuy nhiên, tương tự như các nghiên cứu ởnước ngoài đã đề cập, các nghiên cứu ở Việt Nam cũng chưa xây dựng được khung

lý luận về năng lực CNTT trong dạy học

1.1.2 Nghiên cứu về phát triển năng lực công nghệ thông tin trong dạy học cho sinh viên sư phạm

Về phát triển năng lực CNTT trong dạy học cho SVSP, trước hết phải kể đếncác nghiên cứu về chương trình đào tạo giáo viên được UNESCO (2013) giới thiệu[102], bao gồm:

- Nghiên cứu của Cher Ping LIM tại Đại học Edith Cowan chỉ ra thách thứcđối với đào tạo giáo viên là phải thay đổi niềm tin của SVSP từ sư phạm truyềnthống sang phương pháp tiếp cận kiến tạo trong một môi trường học tập CNTT-TTnâng cao Các khóa học dựa trên nguyên tắc kiến tạo và cung cấp cho họ sự hiểubiết tốt hơn về cách sử dụng CNTT nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập

- Nghiên cứu của Jianhua Zhao đánh giá về khóa học "Máy tính trong giáodục" tại South China Normal University (SCNU) Khóa học có thể đáp ứng các yêucầu của giáo dục có sự trợ giúp của máy tính trong đào tạo và bồi dưỡng giáo viên.Hoạt động giảng dạy và thực tập giảng dạy áp dụng trong khóa học này được sử

Trang 28

dụng để cải thiện việc học của sinh viên, tạo động lực phát triển năng lực sử dụng máy tính trong dạy học.

- Nghiên cứu của Hyeonjin Kim về khóa học "Lý thuyết và thực hành pháttriển phương tiện dạy học" của Đại học giáo dục Quốc gia Hàn Quốc (KNUE).Khóa học giới thiệu về lý thuyết và đánh giá các tài liệu, phương tiện giảng dạyCNTT Khóa học thực hiện các dự án Những bài học kinh nghiệm trong từng dự ántrở thành cơ sở cho các kế hoạch và các dự án khác

- Rhea D Febro and Amelia T Buan tìm hiểu các ứng dụng của hai khóa họccông nghệ giáo dục tại Đại học bang Mindanao - Philipin Công nghệ giáo dục 1:giới thiệu về công nghệ và phương pháp giáo dục, bao gồm cả lý thuyết, nguyên tắcphát triển và sử dụng trong lớp học Công nghệ giáo dục 2: liên quan đến sự pháttriển của đơn vị học tập dựa trên dự án trong đó sử dụng CNTT và học tập trênWeb Sinh viên sư phạm trải nghiệm thiết kế chương trình giảng dạy thông qua việclập kế hoạch, trong thời gian đó họ xác định mục tiêu học tập, đánh giá kế hoạch vàcác hoạt động thiết kế

- Philip Wong and Shanti Divaharan nghiên cứu các chương trình của ViệnGiáo dục Quốc gia (NIE), cơ sở đào tạo giáo viên duy nhất ở Singapore Trong cácchương trình đào tạo giáo viên, mô đun "CNTT-TT đối với học tập có ý nghĩa" làbắt buộc Sinh viên được (i) tham gia xây dựng kiến thức, (ii) học bằng cách làm,(iii) kiến thức thế giới thực (iv) học tập hợp tác và (v) học tập tự định hướng Môđun này chú trọng việc sử dụng các công nghệ để tự nghiên cứu và học tập hợp tác.Sinh viên sư phạm được tiếp xúc với nhiều phương pháp SP và các công cụ công nghệ để tăng hiệu quả dạy và học

- Nghiên cứu của Prawit Simmatun về mô hình khóa học sử dụng CNTT-TTtrong dạy và học được thực hiện tại Khoa Giáo dục, Trường Đại học Rajabhat

Mahasarakham, nơi cung cấp các chương trình đào tạo giáo viên phù hợp với chínhsách giáo dục quốc gia của Thái Lan Nghiên cứu chỉ ra rằng những sinh viên tham gia

sử dụng CNTT trong dạy và học có thành tích học tập và mức độ hài lòng cao hơn sovới những lớp học dựa trên bài giảng truyền thống Sinh viên có hội để chia sẻ những ýtưởng thiết kế, quyết định và phát triển tài liệu giảng dạy thông qua CNTT

Trang 29

- Nguyên cứu của Nguyễn Văn Hiền về chương trình đào tạo giáo viên tạikhoa Sinh học của Trường ĐH SP Hà Nội, một trong những cơ sở đào tạo giáo viênhàng đầu của Việt Nam "Áp dụng CNTT trong dạy học" là một học phần hai tín chỉcho SVSP Sinh học hệ 4 năm Phiên bản mới nhất của học phần được thiết kế bằngcách sử dụng mô hình Công nghệ sư phạm kiến thức nội dung (TPACK) và các môhình khác Học phần cung cấp cho SVSP các kỹ năng CNTT kết hợp với phươngpháp sư phạm phù hợp Kết thúc học phần, sinh viên có thể sử dụng CNTT để thiết

kế môi trường học tập mới và giúp sinh viên có được cả kiến thức khoa học lẫn kỹnăng trong việc sử dụng hiệu quả CNTT

Cùng phân tích chương trình đào tạo giáo viên, nhưng tác giả Zhang (2014)nghiên cứu việc giảng dạy CNTT như là một phần của chương trình đào tạo ởOntario, Canada [106] Mục đích chia sẻ với giáo viên và các nhà nghiên cứu tại các

cơ sở đào tạo giáo viên về kinh nghiệm của Ontario và làm thế nào có thể sử dụngnhững kinh nghiệm đó để cải thiện thực tế đào tạo của mình Quan điểm của Zhanghoàn toàn thống nhất với các tác giả Lim, Yan và Xiong (2015) khi cho rằngphương pháp sư phạm tiên tiến cùng với nội dung khóa học phù hợp được hỗ trợ bởimột nền tảng học tập trực tuyến có thể nâng cao hiệu quả CNTT trong giáo dục.Đồng thời, thông tin phản hồi từ những trải nghiệm học tập CNTT của SVSP là rấtcần thiết cho việc sửa đổi và hoàn thiện chương trình đào tạo giáo viên [82], [105]

Các tác giả Akarawang, Kidrakran và Nuangchalerm (2015) nghiên cứu về pháttriển năng lực CNTT-TT cho giáo viên ở Thái Lan Theo các tác giả, phát triển nănglực CNTT chưa được chú trọng trong đào tạo giáo viên và đào tạo hiện tại không hỗ trợviệc sử dụng các phương tiện CNTT trong hướng dẫn sinh viên một cách đầy đủ vàsáng tạo [57] Trần Văn Chương và Lê Thị Kim Loan (2015) phân tích chương trìnhđào tạo các ngành sư phạm tại Trường Đại học Phú Yên, trong đó các học phần vềCNTT đáp ứng về chuẩn quốc gia về kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản mà chưa đáp ứngđược chuẩn ICT dành cho giáo viên của UNESCO [15],[16],[17]

Bên cạnh các nghiên cứu về chương trình đào tạo giáo viên, các tác giả cũngphân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực CNTT của giáo viên và sinh viên.Ruth Xiaoqing Guo (2006) đã trình bày các kết quả nghiên cứu về các yếu tố ảnh

Trang 30

hưởng đến học vấn CNTT-TT của SVSP ở Trường Đại học British Columbia [76].Tác giả đã chỉ ra sự liên quan giữa: chương trình đào tạo và năng lực CNTT,chương trình và việc sử dụng CNTT, giới tính, độ tuổi, thái độ và học vấn CNTT-

TT Chủ đề này được nhiều tác giả tiếp tục nghiên cứu sau đó

Các nghiên cứu của Mahmud và Ismail (2010), Lin và Md.Yunus (2012),Tomte (2015), Xiong và Lim (2015), Aslan và Zhu (2015, 2016) đã phân tích cácyếu tố ảnh hưởng đến năng lực CNTT của giáo viên và SV [61], [62], [83], [85],[98], [105] Đó là:

- Chương trình đào tạo là một yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành và pháttriển năng lực CNTT của giáo viên và SVSP Chương trình đào tạo giáo viên có tácđộng đáng kể đến kết quả học tập của SVSP từ cấu trúc chương trình, mục tiêu, nộidung, và quan điểm SP

- Nhận thức ảnh hưởng lớn đến năng lực CNTT của giáo viên và SVSP.Trước khi CNTT có thể được tích hợp thành công vào bài học, điều quan trọng làcác giáo viên phải có nhận thức tích cực về CNTT Giáo viên dường như ý thức hơn

về việc sử dụng CNTT so với trước đây Tuy nhiên, SVSP vẫn chưa chuẩn bị đầy

đủ cũng như chưa biết làm thế nào để sử dụng CNTT cho mục đích sư phạm, ngay

cả khi các kỹ năng, kỹ thuật của họ đã được cải thiện trong những năm qua

- Liên quan giữa giới tính và năng lực CNTT cũng được nhiều nghiên cứu đềcập đến Tuy nhiên, kết quả của hầu hết các nghiên cứu cho thấy giới tính không ảnhhưởng nhiều đến kỹ năng CNTT cũng như mức độ sử dụng CNTT trong dạy học

- Có sự khác nhau giữa nhu cầu và năng lực CNTT giữa các độ tuổi Những giáo viên trẻ hơn có xu hướng tích hợp CNTT trong bài dạy nhiều hơn

Trong khi đó, các tác giả Torok, Manakana và Department of Education andTraining (Western Australia) nghiên cứu về đánh giá năng lực CNTT của giáo viên

Torok (2007) xây dựng công cụ đo lường quá trình tích hợp CNTT trong giảng dạy

Mô hình của Torok gồm 5 chỉ số: (1) Truy cập CNTT tại nhà của giáo viên; (2)Truy cập CNTT tại trường của giáo viên; (3) Năng lực CNTT của giáo viên; (4)Mức độ tham gia của giáo viên trong sử dụng CNTT; (5) Thái độ của giáo viên về

Trang 31

cụ giúp cho giáo viên và SVSP có thể tự đánh giá năng lực CNTT dựa trên nhữngnhiệm vụ chính sau đây: Thiết lập công cụ cho phép giáo viên và SVSP tự đánh giánăng lực sử dụng máy tính của mình theo quy định của cơ quan giáo dục; Thiết lậpcác công cụ đo lường năng lực của SVSP; Thiết lập hướng dẫn đánh giá năng lựcCNTT của giáo viên theo các quan điểm hiện đại về CNTT trong giáo dục [86].Department of Education and Training, Western Australia đã thực hiện nghiên cứuđánh giá kỹ năng và kiến thức CNTT của giáo viên các trường công lập ở WesternAustralia nhằm mục đích: Cung cấp đánh giá có giá trị và đáng tin cậy về trình độkiến thức và kỹ năng CNTT của giáo viên trường công lập; Thiết lập mức độ tíchhợp kiến thức và kỹ năng CNTT trong lớp học; Xác định các yếu tố tác động đến sựphát triển năng lực CNTT và ứng dụng trong giảng dạy và học tập của giáo viên;Xác định nguồn hỗ trợ CNTT tiềm năng và chiến lược phát triển để nâng cao hiệuquả trong tương lai [70].

Trên cơ sở phân tích chương trình đào tạo hiện có, các yếu tố ảnh hưởng vàđánh giá về năng lực CNTT, các tác giả đã đề xuất biện pháp cải tiến chương trìnhbồi dưỡng và đào tạo giáo viên nhằm nâng cao năng lực CNTT của giáo viên vàSVSP Trước hết, phải kể đến các nghiên cứu của UNESCO trong nỗ lực hỗ trợ cácnước phát triển năng lực CNTT cho giáo viên và SVSP

UNESCO Bangkok hướng tới việc thực hiện hỗ trợ "Đổi mới đào tạo giáoviên theo năng lực" để tạo điều kiện cho dự án tích hợp CNTT-TT và sư phạm, ICT

‐ Pedagogy Integration Project (KFIT‐II Project) UNESCO đã tiến hành trên

5 quốc gia gồm Úc, Hàn Quốc, Trung Quốc, Kenya và Tanzania để tìm hiểu kinhnghiệm và việc vận hành tiêu chuẩn năng lực Mục tiêu của dự án là: i) phát triểncác công cụ và mô-đun đào tạo chung theo hình thức một bộ công cụ để giúp cácnước xác định chuẩn năng lực CNTT quốc gia và phát triển một hệ thống đánhgiá/giám sát mà sau này có thể được điều chỉnh và bản địa hóa phù hợp với từngnước cụ thể; ii) Xây dựng khả năng cho các cơ sở đào tạo giáo viên trong việc pháttriển chương trình giảng dạy phù hợp để hỗ trợ các chuẩn năng lực CNTT quốc gia;iii) Chia sẻ và phổ biến thông tin với các quốc gia thành viên khác trong khu vực

Trang 32

châu Á Thái Bình Dương và hỗ trợ bản địa hóa các công cụ phát triển mô đun đàotạo với những ngôn ngữ và bối cảnh khác nhau [103].

Kirschner (2003) đề xuất sáu tiêu chuẩn cho chương trình đào tạo giáo viên

là giáo viên trở thành: (i) người dùng cá nhân có năng lực CNTT; (2) có năng lực để

sử dụng CNTT như một công cụ trí tuệ; (iii) làm chủ mô hình giáo dục sử dụngCNTT ; (iv) có năng lực sử dụng CNTT như một công cụ giảng dạy; (v) làm chủcác mô hình đánh giá sử dụng CNTT; (vi) hiểu được những chính sách CNTT tronggiảng dạy và học tập [78]

Các tác giả Akudolu và Olibie (2007) phân tích các mô hình đào tạo và cáccách tiếp cận khác nhau để phát triển năng lực CNTT của giáo viên ở Châu Âu Các

đề xuất gồm: (1) Chương trình đào tạo giáo viên ở các cấp độ khác nhau nên được

cơ cấu lại để “CNTT trong giáo dục” là một phần bắt buộc; (2) Trường đào tạo giáoviên cần được trang bị các thiết bị CNTT trong giảng dạy và học tập hiệu quả;(3) Giáo viên phải được giúp đỡ để phát triển năng lực CNTT thông qua các khóa bồi dưỡng, hội thảo, tập huấn [59]

Lim, Chai và Churchill (2010) đã xây dựng một bộ công cụ cho các cơ sởđào tạo giáo viên ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương để hỗ trợ việc sử dụngCNTT trong giảng dạy, học tập và quản lý các trường học Nghiên cứu tập trung trảlời ba câu hỏi lớn: (i) Tại sao SVSP cần phải có năng lực CNTT trong giáo dục? (ii)năng lực CNTT trong giáo dục của SVSP là gì? và (iii) Làm thế nào có thể pháttriển năng lực CNTT trong giáo dục cho các SVSP [80]? Các tác giả Lim và Pannen(2012) nghiên cứu về xây dựng kế hoạch phát triển CNTT trong đào tạo giáo viêntại 4 trường ĐH ở Indonesia Những trường ĐH này đã thông qua cách tiếp cận toàndiện đối với việc lập kế hoạch dựa trên sáu yếu tố của bộ công cụ xây dựng nănglực cho các trường ĐH ở khu vực Châu Á -Thái Bình Dương Chương trình được

hỗ trợ bởi bốn khía cạnh khác là học tập chuyên môn, kế hoạch CNTT, truyền thông

và hợp tác, nghiên cứu và phát triển [81]

Các tác giả Moore, Butcher và Hoosen (2016) phân tích chiến lược phát triểnnăng lực CNTT cho giáo viên của Bộ Giáo dục Guyana và đề xuất một số sáng kiến

để thực hiện chiến lược Về cơ bản, đó là một khung hiểu biết và con đường học tập

Trang 33

cho các nhà quản lý, giảng viên, giáo viên, SVSP, các quản trị viên có năng lực sử dụngCNTT hỗ trợ giảng dạy và học tập chất lượng cao Con đường này dựa theo khungnăng lực CNTT-TT của UNESCO, xem xét các cách kết hợp CNTT vào giảng dạy tất

cả các môn và đòi hỏi cả giáo viên và SVSP trên tất cả các lĩnh vực phải được đào tạocách khai thác công nghệ tốt nhất để giảng dạy chuyên môn của họ [88].

Trong khuôn khổ dự án đào tạo giáo viên tương lai, Đại học Monash khởixướng một số chiến lược để hỗ trợ SVSP tích hợp CNTT trong thực tế lớp học của

họ Chúng bao gồm mô hình của tích hợp SP CNTT, đánh giá tích hợp SP CNTT, chuyển các lớp học SVSP cho trường phổ thông và thực hiện mô hình hợptác giữa giáo viên phổ thông, SVSP và giảng viên Những người tham gia đánh giácác mô hình hợp tác không chỉ mang lại sự hiểu biết về CNTT và chuyên môn của

-họ mà còn là mô hình chuẩn cho việc -học tập chuyên môn suốt đời [77]

Trong bài viết "ICT in Teacher Education in the Age of AITSL", Lloyd(2014) khẳng định phát triển năng lực CNTT là điều cần thiết để một giáo viêntương lai có thể hành nghề trong một môi trường học tập kỹ thuật số Tác giả đềxuất thiết kế chương trình đào tạo giáo viên phải đạt được chuẩn nghề nghiệp giáoviên của Australia liên quan đến CNTT như sau: (1) Thực hiện kế hoạch giảng dạy

có sử dụng CNTT để mở rộng cơ hội học tập cho học sinh; (2) Lựa chọn và sử dụngtài nguyên CNTT, thu hút học sinh tham gia hoạt động học tập; (3) Sử dụng CNTTmột cách an toàn, có trách nhiệm và đạo đức trong dạy và học [84]

Các tác giả Atisabda, W và Atisabda, S (2015) đề xuất biện pháp chuẩn bịcho SVSP thực hiện các hoạt động nghề nghiệp của mình trong xã hội tri thức Ba

mô hình đào tạo giáo viên sử dụng CNTT trong dạy và học gồm: (i) Khóa họcCNTT đơn lẻ, (ii) các khóa học về công nghệ giáo dục, và (iii) các chương trình tíchhợp công nghệ trong đào tạo giáo viên ở Thái Lan Tác giả cũng nhấn mạnh đến cácyếu tố quan trọng đảm bảo sự thành công, đó là: Lãnh đạo cần có tầm nhìn xa vềtích hợp công nghệ trong chương trình đào tạo giáo viên; Cơ cấu lại chương trìnhđào tạo giáo viên để có chương trình giảng dạy tích hợp công nghệ; Cải thiện cơ sở

hạ tầng công nghệ để tạo điều kiện cho các giảng viên và SV sử dụng công nghệtrong hoạt động nghề nghiệp của mình; Đổi mới quan điểm trong quá trình đổi mới

Trang 34

công nghệ là "giảng dạy với công nghệ" hơn là "giảng dạy về công nghệ "; và pháttriển các khoa đào tạo giáo viên trong đổi mới công nghệ và môi trường giáo dụchiện đại [63].

Năm 2005, Trường Đại học Jönköping, Thụy điển xuất bản "ICT in TeacherEducation - Challenging prospects" do Mohamed Chaib và Ann-Katrin Svensson(2005) biên tập từ các tài liệu trong hội thảo quốc tế về "Thách thức của Tích hợpCNTT trong giáo dục - Nhu cầu đối thoại, thay đổi và đổi mới", tập trung vào vaitrò của đào tạo giáo viên trong việc phát triển giáo dục toàn cầu dựa trên CNTT-TT[66] Các nhà nghiên cứu đi đến kết luận là đào tạo giáo viên là cơ sở đểphát triểnCNTT trong giáo dục bền vững Một trong những câu hỏi chính được nêu ra trongcuốn sách này là phương thức đào tạo giáo viên nào có thể đáp ứng được nhữngthách thức của CNTT

Năm 2014, hai tác giả Fredrik Mork Rokenes và Rune Johan Krumsvik đãcông bố bài báo " Phát triển năng lực số cho SVSP trong đào tạo giáo viên", nghiêncứu các tài liệu ở nhiều quốc gia từ năm 2000 đến 2013 [91] Mục đích của bài viết

là giới thiệu và thiết lập kiến thức nghiên cứu thực nghiệm về đào tạo CNTT choSVSP, tổng quan về cách tiếp cận đối với các nhà nghiên cứu, giảng viên về giảipháp đào tạo giáo viên trung học theo hướng phát triển năng lực kỹ thuật số

Trong tác phẩm "Hình thành năng lực CNTT cho giáo viên tương lai: Kinhnghiệm của Canada", Iryna Demcheno (2016) đã phân tích các tài liệu của các tácgiả trong và ngoài nước về những vấn đề liên quan đến khoảng cách số trong giáodục và giải pháp khắc phục Các nhà nghiên cứu ở Canada cho thấy có thể thu hẹpkhoảng cách này bằng cách đào tạo giáo viên theo hướng tập trung vào việc hìnhthành và phát triển năng lực CNTT Bộ Giáo dục British Columbia đã phát triển một

ma trận tích hợp các tiêu chuẩn của kỹ năng số phản ánh khả năng nghiên cứuCNTT trong quá trình học tập: sáng tạo và đổi mới, giao tiếp và hợp tác, kỹ năngnghiên cứu thông tin, tư duy phản biện, giảng dạy theo vấn đề, ra quyết định, côngdân số, hoạt động và khái niệm công nghệ Ma trận có thể để xác định mức độ hiểubiết số của sinh viên và lựa chọn các công cụ CNTT phù hợp với từng tiêu chuẩn đểthực hiện có hiệu quả việc giảng dạy và hoạt động nghề nghiệp trong tương lai [69]

Trang 35

Xuất phát từ nghiên cứu về học vấn CNTT-TT, Correos (2014) là một trong

số ít tác giả đề xuất khung năng lực CNTT-TT đối với giáo viên và SVSP TiếngAnh Khung năng lực này gồm 7 năng lực thành phần với ba mức độ cơ bản, trungbình và nâng cao: (1) Thiết kế hoạt động học tập; (2) Quản lý quá trình học tập; (3)Đánh giá kết quả học tập; (4) Làm chủ kiến thức, kỹ năng ICT ; (5) Cố vấn các vấn

đề học tập; (6) Nghiên cứu hiệu quả học tập; (7) Học tập suốt đời [67]

Ở Việt Nam, hai tác giả Thái Hoài Minh và Trịnh Văn Biều đã đề xuất khungnăng lực ứng dụng CNTT-TT dành cho sinh viên Hóa học vào năm 2016 Khungnăng lực này gồm 6 năng lực thành phần: (1) Năng lực phân tích, đánh giá các vấn

đề về ứng dụng CNTT-TT trong dạy học; (2) Năng lực sử dụng các phương tiện kỹthuật; (3) Năng lực ứng dụng CNTT-TT trong thiết kế và thực hiện bài dạy Hóa họcphổ thông; (4) Năng lực ứng dụng CNTT-TT trong kiểm tra đánh giá kết quả họctập của học sinh; (5) Năng lực ứng dụng CNTT-TT trong quản lý, tổ chức lớp học;(6) Năng lực ứng dụng CNTT-TT trong bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm [40]

Công tác bồi dưỡng về CNTT cho giáo viên các cấp được Bộ Giáo dục vàđào tạo Việt Nam tổ chức hàng năm Mục đích tăng cường cường năng lực sử dụngthiết bị dạy học và ứng dụng CNTT trong dạy học [46]. Trong khuôn khổ Chương

trình Giáo dục (2008-2013), Tổ chức Hợp tác Phát triển và Hỗ trợ kỹ thuật vùng

Fla-măng, vương quốc Bỉ tại Việt Nam (VVOB Việt Nam) đã hợp tác với một sốtrường đại học và cao đẳng sư phạm ở Việt Nam về ứng dụng CNTT trong giáo dục.Trọng tâm của chương trình là xây dựng năng lực CNTT cho giảng viên và thúc đẩyứng dụng CNTT trong đào tạo giáo viên Tại Hội thảo “CNTT trong giáo dục tạiViệt Nam: Tích hợp hay chuyển đổi?” được Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam kếthợp với Trường Đại học SP Hà Nội và VVOB tổ chức vào tháng 12 năm

2012, các tác giả đã tập trung thảo luận về tính sư phạm trong giảng dạy và học tập với CNTT và phát triển năng lực CNTT cho giảng viên và cán bộ quản lý [54]

1.1.3 Nhận xét chung về những vấn đề đã được nghiên cứu và xác định những vấn đề luận án cần giải quyết

1.1.3.1 Nhận xét về những vấn đề đã được nghiên cứu

Trang 36

Những nghiên cứu liên quan đến năng lực CNTT và năng lực CNTT trongdạy học rất phong phú, đề cập đến nhiều khía cạnh như năng lực CNTT, năng lựcCNTT của giáo viên, kỹ năng sử dụng CNTT, ứng dụng CNTT trong giáo dục…Nhiều nghiên cứu tập trung vào phát triển kỹ năng CNTT của giáo viên và SVSPnhằm chuẩn bị cho thế hệ tương lai có đủ năng lực tham gia vào xã hội hiện đại.Trên cơ sở tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển năng lực CNTT, phân tíchcác chương trình hiện tại, một số tác giả đề xuất biện pháp nâng cao năng lực CNTTcho giáo viên và SVSP.

Tuy nhiên, chưa có những nghiên cứu toàn diện và sâu sắc về năng lựcCNTT và phát triển năng lực CNTT trong dạy học Các nghiên cứu về năng lựcCNTT chủ yếu là của các tổ chức OECD, EU, UNESCO và theo các quan điểmkhác nhau Đa số nghiên cứu thiên về tìm hiểu nhận thức và đưa ra những địnhhướng chung mà chưa đi sâu phân tích phát triển năng lực CNTT cho những đốitượng cụ thể Đặc biệt, rất khó tìm thấy nghiên cứu chuyên sâu và riêng biệt về pháttriển năng lực CNTT trong dạy học cho SVSP, những người sẽ nắm giữ vai tròquan trọng trong hệ thống giáo dục của thế kỷ 21 Đây là vấn đề luận án cần phảigiải quyết

1.1.3.2 Những vấn đề luận án cần giải quyết

Trên cơ sở phân tích những công trình nghiên cứu của các tác giả trong vàngoài nước, luận án cần tập trung giải quyết những vấn đề trọng tâm sau đây:

Thứ nhất, từ các nghiên cứu về năng lực và CNTT, chuẩn hóa định nghĩa vàxác định khung năng lực CNTT phù hợp mục đích nghiên cứu của luận án

Thứ hai, xây dựng khung năng lực CNTT trong dạy học đối với SVSP ởtrường đại học dựa trên chuẩn đầu ra của các chương trình đào tạo giáo viên, chuẩnCNTT và phân tích nghề giáo viên

Thứ ba, khảo sát thực trạng phát triển năng lực CNTT trong dạy học choSVSP ở một số trường đại học làm cơ sở xây dựng hệ thống các biện pháp pháttriển năng lực CNTT trong dạy học cho SVSP

Thứ tư, xây dựng hệ thống các biện pháp phát triển năng lực CNTT trongdạy học cho SVSP theo chuẩn năng lực CNTT đã xây dựng nhằm giúp SVSP có đủ

Trang 37

khả năng tích hợp kiến thức, kỹ năng và thái độ ứng dụng CNTT trong học tập ởtrường đại học và hoạt động nghề nghiệp sau này.

Thứ năm, chọn lựa thực nghiệm một số biện pháp chính để kiểm nghiệm tínhkhả dụng của hệ thống các biện pháp phát triển năng lực CNTT trong dạy học choSVSP

Những phân tích trên cho thấy tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu "Phát triển năng lực công nghệ thông tin trong dạy học cho sinh viên sư phạm ở trường đại học".

1.2 Những vấn đề lý luận về năng lực công nghệ thông tin trong dạy học của sinh viên sư phạm

1.2.1 Năng lực công nghệ thông tin

1.2.1.1 Năng lực

* Khái niệm năng lực

Năng lực được hiểu theo nhiều cách khác nhau Theo các nhà tâm lý học,năng lực là một thuộc tính tâm lý phức hợp của cá nhân phù hợp với yêu cầu đặctrưng của một hoạt động nhất định nhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt hiệu quảcao Theo quan điểm điều khiển học, năng lực của một người phối hợp trong mọihoạt động là nhờ khả năng tự điều khiển, tự quản lý, tự điều chỉnh ở mỗi cá nhânđược hình thành trong quá trình sống và giáo dục của mỗi người Theo một số quanđiểm thống nhất, năng lực được hiểu theo nghĩa “competence”, nghĩa là “Tổng hợpcác yếu tố kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân khác để thực hiện một loạicông việc nào đó”

Theo Washington State Human Resources, năng lực (Compentencies) lànhững kiến thức, kỹ năng và hành vi có thể quan sát và đo lường được để thực hiệncông việc thành công Năng lực kiến thức (knowledge competency) liên quan đến

sự hiểu biết thực tế hay lý thuyết về một chủ đề; năng lực kỹ năng (Skill and AbilityCompetencies) đề cập đến khả năng tự nhiên hay được đào tạo để thực hiện mộthành động và năng lực hành vi (Behavior Competencies) là đề cập đến cách thứchành động hoặc ứng xử OECD định nghĩa "năng lực là khả năng cá nhân đáp ứngcác yêu cầu phức hợp và thực hiện thành công nhiệm vụ trong một bối cảnh cụ thể”

Trang 38

Khái niệm năng lực được OECD sử dụng trong chương trình PISA-VET bao gồmnăng lực nhận thức (kiến thức), năng lực chức năng (kỹ năng), năng lực xã hội vànăng lực cá nhân Năng lực, theo Barnett, là một tập các kiến thức, kỹ năng và thái

độ phù hợp với hoạt động thực tiễn Chú trọng hơn đến tính thực hành của năng lực,Rogiers cho rằng: “Năng lực là biết sử dụng các kiến thức và kỹ năng trong một tìnhhuống có nghĩa" Đề cập đến tính định lượng của năng lực, Howard Gardner khẳngđịnh: “Năng lực phải được thể hiện thông qua hoạt động có kết quả và có thể đánhgiá hoặc đo được”

Tác giả Phạm Minh Hạc định nghĩa: “Năng lực là tổ hợp, đặc điểm tâm lýcủa con người (còn gọi là tổ hợp thuộc tính tâm lý của một nhân cách), tổ hợp đặcđiểm này vận hành theo một mục đích nhất định, tạo ra kết quả của một hoạt độngnào đấy” [22] Tác giả Nguyễn Công Khanh cho rằng năng lực không đơn thuần làtập hợp của ba thành tố kiến thức, kỹ năng và thái độ mà là sự tổng hợp phức tạp,hài hòa và linh hoạt Năng lực là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kỹnăng, thái độ và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp lý vào thực hiện thành côngnhiệm vụ hoặc giải quyết hiệu quả vấn đề đặt ra trong cuộc sống [36] Năng lực làmột cấu trúc động (trừu tượng), có tính mở, đa thành tố, đa tầng bậc, hàm chứatrong nó không chỉ là kiến thức, kỹ năng mà cả niềm tin, giá trị, trách nhiệm xãhội…, thể hiện ở tính sẵn sàng hành động trong những điều kiện thực tế thay đổi Các tác giả Bernd Meier và Nguyễn Văn Cường cho rằng năng lực là một thuộc tínhtâm lý phức hợp, là điểm hội tụ của nhiều yếu tố như kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo,thái độ kinh nghiệm, sự sẵn sàng hành động và trách nhiệm [3]

Năng lực là cấu trúc phức hợp bao gồm kiến thức, kỹ năng và thái độ đảm bảo thực hiện hiệu quả nhiệm vụ hoặc công việc trong những tình huống xác định.

Năng lực chỉ tồn tại trong quá trình vận động, phát triển một hoạt động, gắnliền và thuộc về hoạt động cụ thể đó Chẳng hạn năng lực toán học của hoạt độnghọc tập hay nghiên cứu toán học, năng lực dạy học của hoạt động dạy học, năng lực

sử dụng công nghệ trong hoạt động có ứng dụng công nghệ, năng lực sử dụng máytính trong các hoạt động có sử dụng máy tính…

Người có năng lực thể hiện: có kiến thức, hiểu biết về loại hay lĩnh vực hoạt

Trang 39

động nào đó; biết cách tiến hành hoạt động có hiệu quả và đạt kết quả phù hợp vớimục đích (bao gồm xác định mục tiêu cụ thể, cách thức, phương pháp thực hiệnhành động, sự lựa chọn các giải pháp phù hợp và các điều kiện phương tiện để đạtmục đích); sẵn sàng hành động có kết quả, ứng phó linh hoạt hiệu quả trong nhữngđiều kiện thực tế hay hoàn cảnh thay đổi.

Cơ sở tư chất tự nhiên cá nhân đóng vai trò quan trọng trong hình thành nănglực Tuy nhiên năng lực của con người không phải hoàn toàn do tự nhiên mà có, phầnlớn là được hình thành và phát triển thông qua quá trình học tập, rèn luyện và hoạt độngnghề nghiệp Giáo dục và đào tạo có nhiệm vụ hình thành và phát triển năng lực củacon người để họ có thể tham gia vào hoạt động xã hội một cách hiệu quả

* Cấu trúc của năng lực

Để hình thành và phát triển năng lực, trước hết cần xác định cấu trúc và cácthành phần của năng lực Có nhiều loại năng lực gắn liền với những hoạt động cụthể khác nhau nên việc mô tả cấu trúc năng lực cũng theo nhiều quan điểm khácnhau Trong đó, ba mô hình năng lực phổ biến là mô hình năng lực theo các nhà sưphạm nghề của Đức, mô hình năng lực theo OECD và mô hình ASK (Attitude –Skills – Knowledge) của Benjamin Bloom

Mô hình thứ nhất theo quan điểm của các nhà SP nghề của Đức, cấu trúcchung của năng lực bao gồm 4 thành phần:

(i) Năng lực chuyên môn (Professional competency)

Là khả năng thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn cũng như khả năng đánhgiá kết quả chuyên môn một cách độc lập, có phương pháp và chính xác về mặtchuyên môn Trong đó bao gồm cả khả năng tư duy lô gic, phân tích, tổng hợp, trừutượng hoá, khả năng nhận biết các mối quan hệ hệ thống và quá trình

(ii) Năng lực phương pháp (Methodical competency)

Là khả năng đối với những hành động có kế hoạch, định hướng mục đíchtrong việc giải quyết các nhiệm vụ và vấn đề Năng lực phương pháp bao gồm nănglực phương pháp chung và năng lực phương pháp chuyên môn Trung tâm củaphương pháp nhận thức là những khả năng tiếp nhận, xử lý, đánh giá, truyền thụ vàtrình bày tri thức

Trang 40

(iii) Năng lực xã hội (Social competency)

Là khả năng đạt được mục đích trong những tình huống xã hội, trong những nhiệm vụ khác nhau và trong sự phối hợp chặt chẽ với những thành viên khác

(iv) Năng lực cá thể (Induvidual competency):

Là khả năng xác định, đánh giá được những cơ hội phát triển cũng nhưnhững giới hạn của cá nhân, phát triển năng khiếu cá nhân, xây dựng và thực hiện

kế hoạch phát triển cá nhân, những quan điểm, chuẩn giá trị đạo đức và động cơ chiphối các ứng xử và hành vi

Mô hình năng lực thứ hai theo OECD gồm hai nhóm năng lực chính, đó lànăng lực chung và năng lực chuyên môn

Nhóm năng lực chung bao gồm: Khả năng hành động độc lập thành công;Khả năng sử dụng các công cụ giao tiếp và công cụ tri thức một cách tự chủ; Khảnăng hành động thành công trong các nhóm xã hội không đồng nhất

Năng lực chuyên môn liên quan

đến từng môn học riêng biệt Ví dụ

nhóm năng lực chuyên môn ngôn ngữ

bao gồm: kỹ năng nghe, kỹ năng nói, kỹ

năng đọc, kỹ năng viết

Mô hình thứ 3 theo Benjamin

Bloom được luận án sử dụng là mô hình

cấu trúc năng lực gồm 3 thành tố: kiến

thức, kỹ năng và thái độ (Hình 1.1)

1.2.1.2 Công nghệ thông tin

* Khái niệm công nghệ thông tin

Thuật ngữ “CNTT –Information Technology” ra đời khi các thành tựu mớitrong viễn thông phát triển cho phép kết nối các máy tính với nhau và mạng internethình thành Hiệp hội CNTT Hoa Kỳ (Information Technology Association ofAmerica), định nghĩa “CNTT là việc nghiên cứu, thiết kế, phát triển, vận hành, hỗtrợ và quản lý hệ thống thông tin dựa trên máy vi tính, đặc biệt là các phần mềm

Ngày đăng: 09/05/2019, 15:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hoàng Ngọc Anh (2010), Sử dụng đa phương tiện trong môn phương pháp dạy học toán ở trường Đại học Sư phạm, Luận án tiến sĩ, Trường ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàng Ngọc Anh (2010), "Sử dụng đa phương tiện trong môn phương pháp dạy học toán ở trường Đại học Sư phạm
Tác giả: Hoàng Ngọc Anh
Năm: 2010
2. Ban Chấp hành Trung ương (2013), Nghị quyết Số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ban Chấp hành Trung ương (2013), "Nghị quyết Số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về Đổi mới
Tác giả: Ban Chấp hành Trung ương
Năm: 2013
3. Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường (2014), Lý luận dạy học hiện đại, Nxb Đại học Sư phạm, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường (2014), "Lý luận dạy học hiện đại
Tác giả: Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2014
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Thông tư Số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 Ban hành Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009"), Thông tư Số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 Ban hành
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2009
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Công văn Số 2196 /BGD-ĐT-GDĐH ngày 22/10/2010 Hướng dẫn xây dựng và công bố chuẩn đầu ra ngành đào tạo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010)
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2010
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Chuẩn đầu ra - Trình độ Đại học khối ngành Sư phạm đào tạo giáo viên trung học phổ thông, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), "Chuẩn đầu ra - Trình độ Đại học khối ngành Sư phạm"đào tạo giáo viên trung học phổ thông
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB Văn hóa - Thông tin
Năm: 2012
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Thông tư Số 07/2015/TT-BGDĐTngày 16/4/ 2015 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo của giáo dục đại học và quy trình xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), "Thông tư Số 07/2015/TT-BGDĐTngày 16/4/ 2015 Quy"định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi"tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo của giáo dục đại học và quy trình xây dựng, thẩm
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2015
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016), Phát triển chương trình đào tạo đại học định hướng nghề nghiệp ứng dụng (Dự án Phát triển giáo dục đại học theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng ở Việt Nam giai đoạn 2), Nxb Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016), "Phát triển chương trình đào tạo đại học định hướng nghề"nghiệp ứng dụng (Dự án Phát triển giáo dục đại học theo định hướng nghề nghiệp ứng
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2016
10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐTngày 22 tháng 8 năm 2018 quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018)
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2018
11. Bộ Thông tin và truyền thông (2014), Quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin – Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Thông tin và truyền thông (2014)
Tác giả: Bộ Thông tin và truyền thông
Năm: 2014
12. Bộ Thông tin và truyền thông (2015), Quy định Chuẩn kỹ năng nhân lực công nghệ thông tin chuyên nghiệp – Ban hành kèm theo Thông tư Số 11/2015/TT-BTTTT ngày 05/5/2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Thông tin và truyền thông (2015), "Quy định Chuẩn kỹ năng nhân lực công nghệ thông
Tác giả: Bộ Thông tin và truyền thông
Năm: 2015
13. Chính phủ (1993), Nghị quyết Số 49/CP ngày 04/8/1993 Về phát triển công nghệ thông tin ở nước ta trong những năm 90 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính phủ (1993), "Nghị quyết Số 49/CP ngày 04/8/1993 Về phát triển công nghệ thông tin
Tác giả: Chính phủ
Năm: 1993
14. Nguyễn Hữu Châu (2005), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Hữu Châu (2005), "Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học
Tác giả: Nguyễn Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2005
15. Trần Văn Chương, Lê Thị Kim Loan (2015), "Phát triển năng lực công nghệ thông tin và truyền thông cho sinh viên sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông", Kỷ yếu Hội thảo khoa học Trường đại học Phú Yên tháng 5/2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển năng lực công nghệ thông tin vàtruyền thông cho sinh viên sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông
Tác giả: Trần Văn Chương, Lê Thị Kim Loan
Năm: 2015
16. Trần Văn Chương, Lê Thị Kim Loan (2015), “Định hướng phát triển năng lực người học trong đào tạo theo HTTC ở trường đại học địa phương Việt Nam”, Tạp chí Quản lý giáo dục số đặc biệt, Tháng 4/2015, tr 126-131 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Văn Chương, Lê Thị Kim Loan (2015), “Định hướng phát triển năng lực người họctrong đào tạo theo HTTC ở trường đại học địa phương Việt Nam”, "Tạp chí Quản lý giáo
Tác giả: Trần Văn Chương, Lê Thị Kim Loan
Năm: 2015
17. Trần Văn Chương, Lê Thị Kim Loan (2016), “Phát triển năng lực công nghệ thông tin và truyền thông cho sinh viên sư phạm Tiếng Anh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Trường đại học Phú Yên tháng 5/2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Văn Chương, Lê Thị Kim Loan (2016), “Phát triển năng lực công nghệ thông tin vàtruyền thông cho sinh viên sư phạm Tiếng Anh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổthông”
Tác giả: Trần Văn Chương, Lê Thị Kim Loan
Năm: 2016
18. Lê Minh Cường (2017), Rèn luyện cho sinh viên Đại học Sư phạm ngành Toán kĩ năng ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học ở trường phổ thông, Luận án tiến sĩ, Trường ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Minh Cường (2017), "Rèn luyện cho sinh viên Đại học Sư phạm ngành Toán kĩ năng"ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học ở trường phổ thông
Tác giả: Lê Minh Cường
Năm: 2017
19. Hồ Sĩ Đàm, Nguyễn Kiến Quốc, Hồ Đắc Phương (2004), Giáo trình Tin học cơ sở, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ Sĩ Đàm, Nguyễn Kiến Quốc, Hồ Đắc Phương (2004), "Giáo trình Tin học cơ sở
Tác giả: Hồ Sĩ Đàm, Nguyễn Kiến Quốc, Hồ Đắc Phương
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2004
20. Nguyễn Thị Thu Hà (2009), Xây dựng và sử dụng phần mềm dạy học phần lý luận dạy học ở trường Đại học Sư phạm, Luận án tiến sĩ, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thị Thu Hà (2009), "Xây dựng và sử dụng phần mềm dạy học phần lý luận dạy học"ở trường Đại học Sư phạm
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Năm: 2009
21. Phạm Thu Hà (2008), Sử dụng công nghệ thông tin trong thuyết trình bài giảng triết học ở trường Đại học Tây Bắc, Luận án tiến sĩ, Trường ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm Thu Hà (2008), "Sử dụng công nghệ thông tin trong thuyết trình bài giảng triết học ở trường Đại học Tây Bắc
Tác giả: Phạm Thu Hà
Năm: 2008

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w