Sinh kế là những hoạt động mà con người dựa vào đó để sinh nhai và tồn tại. Vì vậy, các khoản thu nhập được xem như một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sinh kế của cộng đồng nghiên cứu.
Đối với bà con nông dân, sinh kế của nông hộ bao gồm nông nghiệp và phi nông nghiệp. Hoạt động nông nghiệp gồm trồng trọt, chăn nuôi, nghề
rừng. Hoạt động phi nông nghiệp bao gồm buôn bán, thương mại, dịch vụ xay sát, chế biến thực phẩm, chế biến đồ uống, tiền lương và phụ cấp, các khoản biếu tặng,…
Bảng 4.14: Bình quân thu nhập (%) về nông nghiệp theo thôn và nhóm hộ
Thôn Hộ nghèo Hộ cận nghèo Hộ khác Trung bình thôn Giá trị VNĐ Loong Cha 92,5 100 88,8 91,3 20.000.000 Nà Khà 100 76,6 66,6 75,3 13.000.000 Kéo Quạng 90 100 87,5 91,3 15.000.000 Bản Cố 100 88,3 80 82 18.000.000 Trung bình 94,5 90 80,5 85 21.000.00 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014)
Kết quả điều tra cho thấy: Nhìn chung, nông nghiệp vẫn là nguồn thu nhập chính của bà con nông dân địa phương, chiếm từ (66,6 - 100%) trung bình số tiền mà người dân thu được khoảng từ (15- 20 triệu) một năm làm nông nghiệp. Nếu phân theo thôn, thì Nà Khà là thôn có thu nhập về nông nghiệp thấp nhất (75,3%), cao nhất là Loong Cha và Bản Cố (91,3 %).
Nếu xét theo thành phần kinh tế nông hộ những hộ có kinh tế khá giả có thu nhập về nông nghiệp thấp nhất (80,5%), hộ cận nghèo có thu nhập nông nghiệp chiếm (90 %), cao nhất là hộ nghèo, thu nhập về nông nghiệp chiếm tới (94,5%) (bảng 4.14). Như vậy, chúng ta thấy: những hộ nghèo thường là những hộ không biết thương mại và kinh doanh. Vì thế ông cha chúng ta có câu nói: “Phi thương bất phú” là như vậy.
Ngược lại với thu nhập về nông nghiệp, các hộ điều tra có thu nhập về
phi nông nghiệp nhìn chung không đáng kể, biến động từ (0 – 33,3%). Nếu tính theo thôn, thì Nà Khà là thôn có thu nhập phi nông nghiệp cao nhất (24,6%), trong đó những hộ khá giả có thể có thu nhập cao hơn, đến (33,3%).
Đây là thôn có diện tích đất canh tác ít, đa phần người dân sống chủ yếu vào nghề rừng, vì có nhiều hoạt động liên quan đến thị trường như khai thác lâm sản ngoại gỗ, nấu rượu, chế biến nông sản, thu mua lương thực thực phẩm, buôn bán, thương mại, một số người còn đi làm thuê ở những tỉnh khác,……
Bảng 4.15: Thu nhập (%) về phi nông nghiệp theo thôn và nhóm hộ Thôn Hộ nghèo Hộ cận nghèo Hộ khác Trung bình thôn Giá trị Loong Cha 7,5 0 11,1 8,6 10.000.000 Nà Khà 0 23,3 33,3 24,6 15.000.000 Kéo Quạng 10 0 12,5 8,6 8.000.000 Bản Cố 0 16,6 20 18 10.000.000 Trung bình 3,5 5,0 23,5 15 11.000.000 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014)
Nếu tính theo thành phần kinh tế hộ, thì hộ nghèo có thu nhập phi nông nghiệp ít nhất (3,5%), sau đó là hộ cận nghèo (5%), cao nhất là hộ kinh tế
trung bình và khá, đạt tới (23,5%) (bảng 4.15). Với những con số thu nhập từ
phi nông nghiệp như vậy ta thấy rằng những hộ nghèo họ chỉ tập trung vào sản xuất nông nghiệp, họ không tham gia vào các hoạt động khác dấn đến mức thu nhập của họ rất thấp. Vì vậy các cấp chính quyên cần tạo điều kiện, cơ hội để họ tham gia vào nhiều lĩnh vực hơn trong sản xuất để họ có mức thu nhập ổn định hơn
4.2.5. Thu nhập về trồng trọt của các hộđiều tra
Đối với Việt Nam, đất nước có nền văn minh lúa nước, vì vậy cùng với lúa nước, trồng trọt được coi là ngành quan trọng nhất, luôn luôn được đi trước một bước so với các ngành khác trong sinh kế nông hộ và có vai trò trung tâm trong hệ thống nông nghiệp.
Kết quả điều tra cho thấy: Thu nhập về trồng trọt biến động theo thôn và theo nhóm hộ khác nhau về điều kiện kinh tế. Nếu xét theo thôn, thì Nà Khà là thôn có thu nhập về trồng trọt cao nhất, đạt bình quân (48,6%), sau đó là thôn Kéo Quạng (44,6%), các thôn Loong Cha và Bản Cố có thu nhập về
trồng trọt đạt bình quân từ (33,7- 40,3%) trong các hộđiều tra (bảng 4.20).
Bảng 4.16: Thu nhập (%) về trồng trọt theo thôn và nhóm hộ
Thôn Hộ nghèo Hộ cận nghèo Hộ khác Trung bình thôn Giá trị VNĐ Loong Cha 52,4 36,3 35,8 40,3 8.000.00 Nà Khà 65,2 60,6 39 48,6 6.000.000 Kéo Quạng 51,6 52,6 37,9 44,6 6.000.000 Bản Cố 57 35,5 31,1 33,7 7.000.000 Trung bình 41,1 38,1 87,9 41,8 7.000.000 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014)
Nếu tính theo nhóm hộ khác nhau về điều kiện kinh tế, thì nhóm trung bình thu nhập về trồng trọt cao nhất (87,9%), sau đó là nhóm hộ nghèo (41,1%,) thấp nhất là nhóm hộ cận nghèo, đạt (38,1%) (bảng 4.20). Qua đây, chúng ta thấy: nhìn chung, hộ càng giàu thì càng có thu nhập về trồng trọt càng cao, do họ có hiểu biết về khoa học, họ giám đầu tư vào sản xuất, họ
Các cây trồng chủ yếu được bà con nông dân địa phương canh tác gồm: lúa, ngô, sắn, khoai Lang, đậu tương, lac,…
Bảng 4.17: Số hộ trồng và thu nhập từ các cây trồng chủ yếu tại Minh Xuân TT Cây trồng Số hộ trồng Tỷ lệ hộ trồng (%) % thu nhập 1 Lúa 60 100 44 2 Ngô 58 96,6 31 3 Sắn 55 91,6 22,9 4 Đậu tương 3 5 11,5 5 Lạc 45 75 10 6 Khoai lang 5 8,3 7,5 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014)
Số liệu điều tra cho thấy: Lúa và ngô là hai loại cây trồng được nhiều hộ
trồng nhất, có tới (100%) số hộđiều tra đều trồng lúa và ngô, chứng tỏ vai trò quan trọng của hai loại cây trồng lương thực này trong sinh kế đồng bào địa phương. Tuy nhiên, về thu nhập, lúa có thu nhập cao nhất, chiếm tới (44%) tổng thu nhập của hộ. Sau đó là ngô chiếm tới (31%) thu nhập của nông hộ. Cùng với lúa và ngô, sắn là cây trồng quan trọng, có tới 55 hộ trồng, chiếm tỷ
lệ 72,9% tổng số hộ điều tra, đem lại thu nhập chiếm tới (22,0%) cho những hộ trồng sắn. Các cây trồng lạc, khoai lang có từ (20,8 – 22,9%) số hộđiều tra
đã trồng hai loại cây trồng này, đem lại thu nhập từ (11,5 – 12%). Ngoài ra, còn có các cây trồng rau các loại, cỏ, khoai lang, đem lại thu nhập từ (5-7,5%) cho những hộ có canh tác những cây trồng này (bảng 4.21).
4.2.6. Thu nhập từ chăn nuôi của các hộđiều tra
Cùng với trồng trọt, chăn nuôi cũng có đóng góp quan trọng trong sinh kế cộng động địa phương, đặc biệt đối với các hộ có kinh tế trung bình và khá giả. Số liệu điều tra cho thấy (bảng 4.22): Nếu tính theo thôn, thì Nà Khà là thôn có thu nhập về chăn nuôi thấp nhất (44.7%), sau đó là thôn Kéo Quạng (55,4%). Các thông Bản Cố và Loong Cha có thu nhập về chăn nuôi cao nhất, từ 57,6 – 60,2%, do các thôn này có nhiều điều kiện về thức ăn để phát triển chăn nuôi trâu, lợn và gia cầm.
Bảng 4.18: Thu nhập (%) về chăn nuôi theo thôn và nhóm hộ
Thôn Nghèo Cận nghèo Hộ khác Trung bình thôn Giá trị vnđ Loong Cha 47,5 63,7 60,8 57,6 15.000.000 Nà Khà 34,7 39,3 49,8 44,7 13.000.000 Kéo Quạng 48,3 47,3 62 55,4 13.000.000 Bản Cố 43 64,4 60,6 60,2 15.000.000 Trung bình 43,8 52,3 58,3 54,5 14.000.000 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014)
Nếu tính theo điều kiện kinh tế hộ, thì các hộ có kinh tế nghèo có thu nhập về chăn nuôi thấp nhất, chỉ đạt bình quân 43,8%, tiếp đến là nhóm hộ
cận nghèo (52,3%). Nhóm hộ kinh tế trung bình và khá giả có thu nhập về
chăn nuôi cao nhất, đạt 58,3% (bảng 4.22).
Những loài vật nuôi được bà con nông dân địa phương chăn nuôi là: lợn, trâu, bò, gà, cá, vịt, dê . Kết quả điều tra cho thấy (bảng 4.23): Có tới 56 hộ
trên tổng số 60 hộđiều tra có nuôi lợn (chiếm tỷ lệ 93,3%), đem lai thu nhập 63,6% cho những hộ nuôi lợn; có 40 hộ trên tổng số 60 hộđiều tra nuôi trâu,
chiếm tỷ lệ 66,6% tổng số hộđiều tra, đem lại thu nhập bình quân 40,1% cho những hộ có nuôi trâu.
Bảng 4.19: Số hộ chăn nuôi và thu nhập từ các vật nuôi chủ yếu tại Minh Xuân
TT Tên vật nuôi Số hộ nuôi Tỷ lệ hộ nuôi
(%) % thu nhập 1 Lợn 56 93,3 63,6 2 Trâu 40 66,6 40,1 3 Gà 60 100 17,4 4 Cá 13 21,6 8,8 5 Vịt 55 91,6 11,8 6 Dê 8 13,3 60,0 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014)
Cùng với trâu, bò là loài vật nuôi thuộc nhóm nhai lại được cộng đồng địa phương chăn nuôi nhiều. Kết quả điều tra có tới 66,6% tổng số hộ điều tra có nuôi trâu. Lý do của việc nuôi trâu là do bà con nông dân canh tác đồng ruộng, nương rẫy (kể cả rừng) bà con thường sử dụng sức kéo của trâu để cầy kéo…
Gia cầm gồm gà, vịt là hai loài vật nuôi chủ yếu. Số liệu điều tra cho thấy: có tới 60 trên tổng số 60 hộ điều tra có nuôi gà, chiếm tỷ lệ 100%, đem lại thu nhập bình quân 17,4% cho những hộ có nuôi gà. Có 91,6% số hộ điều tra có nuôi vịt, đem lại thu nhập 11,8% cho những hộ có nuôi loài thủy cầm này (bảng 4.23). Có 13 hộ, chiếm tỷ lệ 21,6% tổng số hộđiều tra có ao cá và thả cá, đem lại thu nhập bình quân 8,8% cho những hộ có ao cá (bảng 4.23).
Ngoài ra, còn có 5 hộ nuôi dê cho thu nhập cao, chiếm tới 60% thu nhập của hộ chăn nuôi dê này.
Có thể nói tình hình sản xuất chăn nuôi của người dân 4 thôn xã Minh Xuân mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân, sự áp dụng khoa học và vốn kiến thức bản địa đã tạo nên một mô hình sinh kế bền vững cho người dân
4.2.7. các hoạt động sinh kế khác
Với mục đích phục vụ nhu cầu của người dân trong thôn về các dịch vụ
sử dụng vào lĩnh vực sinh hoạt hàng ngày. Tại đây cũng có các hộ buôn bán nhỏ lẻ các mặt hàng tạp hóa, theo thống kê, tai 4 thôn điều tra có 6 hộ hoạt
động trong lĩnh vực dịch vụ thương mại. Đóng góp cho thu nhập khoảng 60 triệu đồng/ năm. Tuy nhiên, quy mô còn nhỏ lẻ manh mún, chỉ cung ứng đủ
nhu cầu của người dân trong thôn.
Ngoài các hoạt động kinh tế trên, tại 4 thôn điều tra còn có 4 hộ hoạt
động trong lĩnh vực vận chuyển, ngành vận chuyển trong thôn chủ yếu chở
các loại nguyên liệu như: cát, sỏi, gạch, đá…để xây dựng nhà cửa cũng như
các công trình nhỏ khác của thôn, nguồn thu nhập từ loại hình này khoảng 40 triệu đồng/ năm
Có thể nói các hoạt động sinh kế của người dân xã Minh Xuân đa dạng và phong phú, mỗi hình thức sinh kế đều có những thế mạnh và điểm yếu khác nhau. Nhưng tựu trung lại, có thểđánh giá rằng người dân địa phương tập trung chủ yếu vào hoạt động sản xuất nông nghiệp gắn liền với cây lúa, cây ngô…, cũng là sinh kế chính của người dân miền núi trong thôn. Tuy nhiên để phát huy hết tiềm năng sắn có trong vùng thì cần phải có một chiến lược phát triển lâu dài và hợp lý mới có thể xây dựng nên một mô hình sinh kế bền vững.
. Kết quả sinh kế của người dân
Kết quả sinh kế của người dân có thể hiểu là bao gồm những gì họ đạt
được sau khi sử dụng nguồn vốn, xây dựng những cách thức, và thực hiện các hoạt động sinh kế. Dưới sự tác động của bối cảnh khách quan, họ thực hiện các hoạt động sinh kế để tạo ra thu nhập cho bản thân và gia đình. Kết quả
sinh kế của con người bao gồm mức thu nhập, chất lượng cuộc sống, an ninh lương thực, khả năng chống chịu với những tác động từ các điều kiện khách quan bên ngoài.
Mức thu nhập của hộ gia đình có mỗi liên hệ chặt chẽ với việc sử dụng các nguồn vốn có được và thực hiện các hoạt động sinh kế tạo thu nhập. Hiện tại chưa có nhiều nghiên cứu và thống kê chính xác về mức thu nhập của từng hộ
dân, các số liệu thu thập được chỉ mang tính tương đối bởi vì đặc thù nguồn thu nhập của người hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp không ổn định và
đồng đều. Nguồn thu nhập của người dân còn phải chịu tác động của yếu tố tự
nhiên và xã hội, nhất là giá cả thị trường.
Từ các hoạt động sinh kế của người dân thôn, nguồn thu nhập từ sản lượng trông hao màu, nguồn lợi từ cây lúa, cây ngô vẫn dữ vai trò quan trọng đối với cuộc sống của người dân. Ngoài ra các hoạt động sinh kế khác trong thôn cũng mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân, tuy vậy các ngành đó không mang tính ổn định và phát triển lâu dài. Bởi vậy, chính quyền cũng như
người dân cần phải có một chiến lược hợp lý, khoa học mới có thể xây dựng
được một sinh kế bền vững.
Việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên như đất đai trồng hoa màu,
đất trồng rừng, nguồn tưới tiêu… Tại địa bàn xã đa số người dân đã tự ý thức
được tầm quan trọng của việc khai thác đi đôi với bảo vệ cho nên họ đã có những cách tính toán mang tính khao học nhằm góp phần cải thiện được sự
Đánh giá về mức độ an toàn xã hội và cuộc sống thì người dân 4 thôn
điều tra nói riêng và người dân xã Minh Xuân nói chung đang trong tình trạng
ổn định và tương đối an toàn. Người dân đa phần sống trong những ngôi nhà cốđịnh, độ an toàn và những tiêu chí về nhà ở nằm ở mức độ bình thường. Về
chất lượng môi trường ở trên địa bàn chưa đến mức độ báo động, bởi vì gần 90% số hộ gia đình trong thôn hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nên sự
tác động rất nhỏđến môi trường xung quanh.
Thực trạng việc trang bị những đồ dùng sinh hoạt trong từng hộ gia
đình phần nào phản ánh được mức sống của các hộ gia đình. Người dân trong thôn hầu hết mua sắm gần như đầy đủ các phương tiện phục vụ cho đời sống sinh hoạt hàng ngày. So với trước đây, có thể khẳng định được cuộc sống của người dân đã kháo lên diện mạo mới về chất lượng cuộc sống của người dân trong thôn.
Như vậy, có thể nói đời sống của người dân 4 thôn miền núi xã Minh Xuân tương đối cao. Các hoạt động sinh kế của người dân phần nào đã đáp
ứng được nhu cầu về cuộc sống, sức khỏe, an ninh lương thực. Hay nói cách khác, chiến lược sinh kế của người dân 4 thôn tương đối bền vững và kết quả
mang lại từ các hoạt động sinh kế đó là đời sống người dân được cải thiện, chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng được nâng cao.
4.3. Các giả pháp phát triển sinh kế
Hướng tới một sinh kế bền vững là điều thường xuyên được nhắc đến trên các diễn đàn hội nghị quốc tế cũng như ở các hội nghị mang tầm quốc gia, đối tượng đặc biệt ở đây là những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, xây dựng một mô hình sinh kế bền vững nhằm huống tới một sự phát triển bền vững cho con người. Phát triển không đơn thuần là phát triền kinh tế mà song song với nó là tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường. Ngày nay, khi con người đang gánh chịu những hậu quả của các cuộc thảm họa thiên nhiên, các cuộc khủng hoảng kinh tế thì phát triển bền vững là một mục tiêu quan trọng, việc phát triển một sinh kế bền vững cũng là một phương thức xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống, chất lượng cuộc sống của con người, đây là một hướng tiếp cận mới trong phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo.
• Giả pháp về phát triển nguồn lực con người:
Đầu tư vào con người để phát triển cộng đồng là một chiến lược lâu dài, cần phải có sự quan tâm nỗ lực của người dân và phía xã hội. Bơi người dân là chủ
thể, đồng thời người dân cũng là sản phẩm của quá trình tham gia vào mạng lưới xã hộ. Con người được sống và trưởng thành trong môi trường giáo dục tốt sẽ trở
thành còn người phát triển theo chiều hướng tích cự. Nguồn vốn con người được củng cố thì khả năng lựa chọn hoạt động sinh kế sẽ phù hợp hơn.