Thông tin về hộ và phân loại hộ điều tra

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Sinh Kế Hộ Tại Xã Minh Xuân- Huyện Lục Yên- Tỉnh Yên Bái. (Trang 33 - 35)

Trong lịch sử phát triển kinh tế quốc dân, thời kỳ nào vai trò của hộ gia

đình cũng rất quan trọng, vì nó không những là “tế bào” của xã hội, là đơn vị

sản xuất và bảo đảm cuộc sống cho tất cả các thành viên trong gia đình, mà còn là chủ thể tiêu dùng rất đa dạng của nền kinh tế. Nhưng trước xu thế quốc tế hóa nền kinh tế đang diễn ra nhanh chóng hiện nay, phải nhận rõ những khó khăn để có thêm những chính sách có tính chất đột phá nhằm tạo động lực mới, thật sự mạnh mẽ cho kinh tế hộ phát triển. Hộ gia đình được hiểu là tổ chức kinh tế, nó mang tính chất hành chính và địa lý. Trong thời kỳ hiện nay, người dân

đang chịu tác động của quy luật phân loại, chuyển đổi các hoạt động lao động nghề nghiệp, mỗi gia đình và cộng đồng đều có các hoạt động kinh tế nhằm thỏa mãn nhu cầu và phúc lợi vật chất cho các thành viên trong gia đình, hoạt động kinh tế chủ yếu là các hoạt động dựa vào sản xuất nông nghiệp.

Thông qua quá trình chọn mẫu điều tra tại địa bàn nghiên cứu, chọn ra

được tổng số 60 hộđiều tra tại 4 thôn (Lông Cha, Nà Khà, Kéo Quạng và Bản Cố), một số thông tin cơ bản về các hộ và đặc biệt là chủ hộđiều tra này được trình bày ở bảng (4.7.)

Bng 4.7: Thông tin chung v hđiu tra

Chỉ tiêu Đơn vị tính Giá trị

Bình quân số nhân khẩu Khẩu/hộ 4,15 Bình quân tuổi của chủ hộ Nam 39,14

Số chủ hộ là nam giới Hộ 52

Số chủ hộ là nữ giới Hộ 8

Kết quả điều tra cho thấy: bình quân mỗi hộ điều tra có 4,15 nhân khẩu.

Điều đặc biệt là, hầu hết chủ hộđều là nam giới (52 hộ), với tuổi bình quân là 39,14 năm.

Trong tổng số 60 hộ điều tra tại 4 thôn Loong Cha, Nà Khà, Kéo Quạng, Bản Cố, mỗi thôn điều tra 15 hộ. Nếu phân theo cấu trúc dân tộc trong tổng số 60 hộđiều tra, thì dân tộc Tày chiếm cao nhất (23 hộ, 38%), tiếp đến là dân tộc Kinh (24 hộ, chiếm 40%) dân tộc Nùng có 12 hộ ít nhất chiếm(22%). (bảng 4.8).

Bng 4.8: Cu trúc dân tc trong các hđiu tra

Thôn Kinh Tày Nùng Tổng số

Loong Cha 5 8 2 15 Nà Khà 5 5 5 15 Bản Cố 8 5 2 15 Kéo Quạng 6 5 4 15 Tổng số 24 23 12 60 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014)

Nếu theo tiêu chí phân loại kinh tế hộ thì, trong tổng số 60 hộđiều tra, nhóm nghèo là 11 hộ, chiếm 18,3%, nhóm cận nghèo có 12 hộ chiếm 20%, cao nhất là nhóm trung bình (37 hộ, chiếm tỷ lệ 61,7%). Chi tiết xem ở bảng 4.9.

Bng 4.9: Cu trúc phân loi hđiu tra theo các thôn

Thôn Hộ nghèo Hộ cận nghèo Hộ khác Tổng số Loong Cha 4 2 9 15 Nà Khà 3 3 9 15 Bản Cố 1 4 8 15 Kéo Quạng 3 3 11 15 Tổng số 11 12 37 60 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014)

Sự chênh lệch về hộ giữa các thôn trong địa bàn xã Minh Xuân thể hiện

được sự phát triển, tập quán canh tác, cách thức hoạt động kinh tế khác nhau của 3 tiểu vùng trong xã.

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Sinh Kế Hộ Tại Xã Minh Xuân- Huyện Lục Yên- Tỉnh Yên Bái. (Trang 33 - 35)