Sự thay đổi trong doanh nghiệp ở đây được hiểu là tất cả mọi quá trình cải tổ một cách chủ động nhằm mục đích tạo sức cạnh tranh lớn hơn cho doanh nghiệp, từ việc áp dụng công nghệ mới, những bước dịch chuyển có tính chất chiến lược, tổ chức lại dây chuyền sản xuất, liên kết hoặc hợp nhất với doanh nghiệp khác, tái cơ cấu các bộ phận kinh doanh, đến nỗ lực tối ưu hóa phong cách văn hóa tập đoàn… 1.1.2. Tại sao một tổ chức phải thay đổi:Sự sẵn lòng thay đổi là một điểm mạnh, thậm chí ngay cả khi nó làm cho một bộ phận của tổ chức rơi vào tình trạng hỗn loạn trong một thời gian (Jack Welch, GE). Tuy nhiên, sự thay đổi mặc nhiên là một tất yếu đối với tổ chức bởi lẽ:Thay đổi giúp tổ chức giữ được vị thế cân bằng và phát triển.Nhanh chóng điều chỉnh kế hoạch, đón dầu cơ hội.Thực hiện những thay đổi cần thiết, quản trị quá trình thay đổi một cách có hiệu quả.Giúp mọi người thích nghi nhanh chóng, chấp nhận, hứng thú với sự thay đổi, hiểu rõ cần phải làm gì để thực hiện quá trình thay đổi.Khuyến khích suy nghĩ sáng tạo, tìm ra những hệ thống và phương thức mới, áp dụng hiệu quả cho tổ chức.Thể hiện khả năng hỗ trợ và thích nghi nhanh chóng với thay đổi để đảm bảo tính hiệu quả của tổ chức.
Trang 1CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ SỰ THAY ĐỔI
1.1 Khái niệm sự thay đổi:
bộ phận kinh doanh, đến nỗ lực tối ưu hóa phong cách văn hóa tập đoàn…
1.1.2 Tại sao một tổ chức phải thay đổi:
Sự sẵn lòng thay đổi là một điểm mạnh, thậm chí ngay cả khi nó làm cho một bộphận của tổ chức rơi vào tình trạng hỗn loạn trong một thời gian (Jack Welch, GE).Tuy nhiên, sự thay đổi mặc nhiên là một tất yếu đối với tổ chức bởi lẽ:
- Thay đổi giúp tổ chức giữ được vị thế cân bằng và phát triển
- Nhanh chóng điều chỉnh kế hoạch, đón dầu cơ hội
- Thực hiện những thay đổi cần thiết, quản trị quá trình thay đổi một cách có hiệuquả
- Giúp mọi người thích nghi nhanh chóng, chấp nhận, hứng thú với sự thay đổi,hiểu rõ cần phải làm gì để thực hiện quá trình thay đổi
- Khuyến khích suy nghĩ sáng tạo, tìm ra những hệ thống và phương thức mới, ápdụng hiệu quả cho tổ chức
- Thể hiện khả năng hỗ trợ và thích nghi nhanh chóng với thay đổi để đảm bảotính hiệu quả của tổ chức
1.1.3 Quản trị sự thay đổi là gì?
Quản trị sự thay đổi là kiểm soát có hiệu quả sự thay đổi Sự thay đổi ở đâychúng ta nghiên cứu là sự thay đổi về mặt kinh tế của 1 tổ chức kinh tế cụ thể.Sựthay đổi có tốt có xấu, có hiệu quả và không có hiệu quả.Sự thay đổi có thể dẫn tớithành công hay thất bại của 1 tổ chức kinh tế cụ thể (doanh nghiệp)
Những nhà quản trị hữu hiệu phải có trách nhiệm chủ động biến đổi, quản trịxung đột và giữ xung đột ở trong tầm mức có thể chấp nhận được
Trang 2Công việc của nhà quản trị sẽ rất dễ dàng nếu không có sự thay đổi: hoạch địnhxong rồi công việc cứ diễn tiến đúng nhưng không có gì phải giải quyết nữa.Điều đóchỉ cò thể xảy ra khi hoàn cảnh không có bất trắc, không cần tới thích ứng, mọi sựđược dự đoán một cách chắc chắn, không có cạnh tranh những sản phẩm và dịch vụmới, nhu cầu của khách hàng luôn cố định.Nhưng công việc của nhà quản trị ngoàiviệc hoạch định công việc một cách tốt nhất, mà công việc đó phải thích ứng vớimọi điều kiện, hoàn cảnh kinh tế trên thị trường Vì thị trường luôn luôn biến động,mọi sự thay đổi thường diễn ra liên tục, do đó phải quản trị tốt sự thay đổi.
Để tìm được và nắm bắt được sự thay đổi thì nhà quản trị phải luôn luôn lắngnghe và suy nghĩ từ những tác nhân xung quanh mình như: sự biến động của thịtrường, sự tăng giảm cung cầu, thị hiếu người tiêu dùng, xu hướng tiêu dùng, cácnhà quản trị của các doanh nghiệp khác, các chuyên gia kinh tế, bạn bè và nhân viêncủa mình
1.1.4 Các động lực thay đổi:
Thay đổi có thể bắt đầu rất nhanh nhưng cũng có thể nhanh chóng biến mất Vấn
đề không hẳn nằm ở tiền hay nguồn lực đầu tư cho sự thay đổi đó mà nằm ngaytrong tư duy của những người thực hiện thay đổi hay kỹ năng của nhà quản lý trongviệc thực hiện thay đổi Trở ngại lớn nhất ngăn cản chúng ta tiến tới quyết định thay
đổi, đó chính là thiếu động lực để thay đổi.
Động cơ làm việc là sự thúc đẩy hướng đến hành động Đây là khái niệm kháphức tạp và thường có nhiều dạng thức, tùy thuộc vào mỗi cá nhân, tập thể, nhàquản lý, và vào sản phẩm/dịch vụ mà công ty cung cấp Các chuyên gia nhân sự chorằng mức độ tình cảm của mỗi cá nhân hay tập thể hướng tới lãnh đạo – người “tiếpnhiên liệu” cho động cơ làm việc của họ - sẽ xác định công suất làm việc của cánhân hay tập thể đó Mọi thứ sẽ càng trở nên lý tưởng hơn, nếu có sự hợp tác trọnvẹn của tất cả những cá nhân hay tập thể có ảnh hưởng trực tiếp tới quy trình thayđổi, giúp cho các nhà lãnh đạo có một nhận thức sâu rộng và mối quan hệ tốt đẹpvới các tập thể và nhân viên trong công ty
Trang 3Bất kỳ sự thay đổi nào cũng sẽ làm xáo trộn hiện trạng đang tồn tại trong công ty
và luôn kéo theo một sức phản kháng nào đó Việc để các nhân viên chủ chốt thamgia vào quy trình thiết kế và thực thi sự thay đổi - đặc biệt khi nó liên quan đến sựthay đổi lớn trong cấu trúc – sẽ giúp bạn giảm bớt khó khăn trong hoạt động quản lý
sự thay đổi
Theo một khảo sát nhanh của Unicom tiến hành đầu năm 2005, 95% nhà quản lýViệt Nam cho rằng nên tiếp tục tiến hành thay đổi trong doanh nghiệp cho dù hoạtđộng kinh doanh vẫn đang tiến triển tốt Điều đó đồng nghĩa với việc doanh nghiệpluôn sẵn sàng thay đổi nếu như thay đổi đó là tích cực Họ sẵn sàng đầu tư tiền bạc,thời gian, công sức và nguồn lực cần thiết để thực hiện ý đồ của mình Quyết địnhthay đổi được triển khai, nhân viên trong công ty bắt đầu quan sát hoài nghi Một vài
sự cố nảy sinh khiến những hoài nghi chuyển thành suy nghĩ tiêu cực Quá trình thayđổi tiếp tục động chạm tới quyền lợi của một số người khiến các suy nghĩ tiêu cựcdần chuyển thành phản kháng mang tính chất bảo vệ Cường độ phản kháng mạnhdần lên chuyển thành những phản kháng chủ động khiến nhà quản lý vỡ mộng và trìhoãn quyết định thay đổi
Để giải quyết được khó khăn này, có nhiều kỹ năng quản lý chuyên nghiệp có thểđược ứng dụng để tạo ra động lực cho sự thay đổi
- Thay đổi là cấp thiết: Một trong những kỹ thuật để giúp nhà quản lý thực hiệnviệc này là biến thay đổi đang thực hiện thành ưu tiên số 1 của những ngườitham gia vào sự thay đổi đó Điều đó có nghĩa là nhà quản lý buộc phải tìmnhững biện pháp gia tăng tính cấp thiết và quan trọng phải thực hiện thay đổi Từviệc đưa ra những bằng chứng cụ thể đến dùng ảnh hưởng cá nhân tới nhữngngười còn hoài nghi
- Lợi ích là động lực thay đổi: Ai cũng vì quyền lợi của mình và để họ thực sự nỗlực, nhà quản lý phải đưa ra được lợi ích thuyết phục đối với những người cùngtham gia Lợi ích ở đây phải theo cách nhìn của nhân viên chứ không chỉ đơnthuần theo cách nhìn của nhà quản lý Lợi ích có thể bằng tiền hay nhiều khikhông phải bằng tiền, nó giúp tạo động lực cho những người thực hiện thay đổi
Trang 41.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của một tổ chức, những yếu tố này cóthể được chia thành 2 loại đó là: các yếu tố thay đổi bên ngoài và các yếu tố thay đổibên trong
1.2.1 Các yếu tố thay đổi bên ngoài
Khi đề cập tới các yếu tố thay đổi bên ngoài ta hay sử dụng mô hình phân tíchPEST, trong đó:
• Political (Thể chế- Luật pháp)
• Economics (Kinh tế)
• Sociocultrural (Văn hóa- Xã Hội)
• Technological (Công nghệ)
Đây là bốn yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành kinh tế, các yếu tố này
là các yếu tố bên ngoài của của doanh nghiệp và ngành, và ngành phải chịu các tácđộng của nó đem lại như một yếu tố khách quan Các doanh nghiệp dựa trên các tácđộng sẽ đưa ra những chính sách, hoạt động kinh doanh phù hợp
a Các yếu tố Thể chế- Luật pháp:
Đây là yếu tố có tầm ảnh hưởng tới tất cả các ngành kinh doanh trên một lãnhthổ, các yếu tố thể chế, luật pháp có thể uy hiếp đến khả năng tồn tại và phát triểncủa bất cứ ngành nào Khi kinh doanh trên một đơn vị hành chính, các doanh nghiệp
sẽ phải bắt buộc tuân theo các yếu tố thể chế luật pháp tại khu vực đó
- Sự bình ổn: Chúng ta sẽ xem xét sự bình ổn trong các yếu tố xung đột chính trị,ngoại giao của thể chế luật pháp Thể chế nào có sự bình ổn cao sẽ có thể tạođiều kiện tốt cho việc hoạt động kinh doanh và ngược lại các thể chế không ổnđịnh, xảy ra xung đột sẽ tác động xấu tới hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ củanó
- Chính sách thuế: Chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu, các thuế tiêu thụ, thuếthu nhập sẽ ảnh hưởng tới doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp
- Các đạo luật liên quan: Luật đầu tư, luật doanh nghiệp,luật lao động, luật chốngđộc quyền, chống bán phá giá
- Chính sách: Các chính sách của nhà nước sẽ có ảnh hưởng tới doanh nghiệp, nó
có thể tạo ra lợi nhuận hoặc thách thức với doanh nghiệp Như các chính sách
Trang 5thương mại, chính sách phát triển ngành, phát triển kinh tế, thuế, các chính sáchđiều tiết cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng
b Các yếu tố Kinh tế:
- Các doanh nghiệp cần chú ý đến các yếu tố kinh tế cả trong ngắn hạn, dài hạn và
sự can thiệp của chính phủ tới nền kinh tế Thông thường các doanh nghiệp sẽdựa trên yếu tố kinh tế để quyết định đầu tư vào các ngành, các khu vực
- Tình trạng của nền kinh tế: Bất cứ nền kinh tế nào cũng có chu kỳ, trong mỗi giaiđoạn nhất định của chu kỳ nền kinh tế, doanh nghiệp sẽ có những quyết định phùhợp cho riêng mình
- Các yếu tố tác động đến nền kinh tế: Lãi suất, lạm phát,
- Các chính sách kinh tế của chính phủ: Luật tiền lương cơ bản, các chiến lượcphát triển kinh tế của chính phủ, các chính sách ưu đãi cho các ngành: Giảmthuế, trợ cấp
- Triển vọng kinh tế trong tương lai:Tốc độ tăng trưởng, mức gia tăng GDP, tỉ suấtGDP trên vốn đầu tư
c Các yếu tố Văn hóa xã hội:
Mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ đều có những giá trị văn hóa và các yếu tố xã hộiđặc trưng, và những yếu tố này là đặc điểm của người tiêu dùng tại các khu vực đó.Những giá trị văn hóa là những giá trị làm lên một xã hội, có thể vun đắp cho xãhội đó tồn tại và phát triển Chính vì thế các yếu tố văn hóa thông thường được bảo
vệ hết sức quy mô và chặt chẽ, đặc biệt là các văn hóa tinh thần Rõ ràng chúng takhông thể ăn humbeger tại các nước Hồi Giáo được
Tuy vậy chúng ta cũng không thể phủ nhận những giao thoa văn hóa của các nềnvăn hóa khác vào các quốc gia Sự giao thoa này sẽ thay đổi tâm lý tiêu dùng, lốisống, và tạo ra triển vọng phát triển với các ngành Ngay tại Việt Nam chúng ta cóthể nhận ra ngay sự giao thoa của các nền văn hóa đặc biệt thời gian gần đây là vănhóa Hàn Quốc Ra đường thấy một nửa thế giới thay phiên nhau đi ép tóc, giày hànquốc, son môi Hàn Quốc, xe máy hàn Quốc, ca nhạc Hàn Quốc tất cả đều xuất phát
từ những bộ phim Hàn Quốc
Trang 6Bên cạnh văn hóa , các đặc điểm về xã hội cũng khiến các doanh nghiệp quantâm khi nghiên cứu thị trường, những yếu tố xã hội sẽ chia cộng đồng thành cácnhóm khách hàng, mỗi nhóm có những đặc điểm, tâm lý, thu nhập khác nhau:
- Tuổi thọ trung bình, tình trạng sức khỏe, chế độ dinh dưỡng, ăn uống
- Thu nhập trung bình, phân phối thu nhập
- Lối sống, học thức,các quan điểm về thẩm mỹ, tâm lý sống
- Điều kiện sống
Ở Đức trong giai đoạn hiện nay có rất nhiều người có thu nhập cao, điều kiệnsống tốt, có khả năng trình độ và làm tại những vị trí ổn định của xã hội nhưng họthích sống độc thân, không muốn phải có trách nhiệm về gia đình, công việc sinhcon đẻ cái Những yếu tố này đã khiến các doanh nghiệp của Đức nảy sinh các dịch
vụ, các câu lạc bộ, các hàng hóa cho người độc thân
d Yếu tố Công nghệ:
Cả thế giới vẫn đang trong cuộc cách mạng của công nghệ, hàng loạt các côngnghệ mới được ra đời và được tích hợp vào các sản phẩm, dịch vụ Nếu cách đây 30năm máy vi tính chỉ là một công cụ dùng để tính toán thì ngày nay nó đã có đủ chứcnăng thay thế một con người làm việc hoàn toàn độc lập Trước đây chúng ta sửdụng các máy ảnh chụp bằng phim thì hiện nay không còn hãng nào sản xuất phimcho máy ảnh Đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ truyền thônghiện đại đã giúp các khoảng cách về địa lý, phương tiện truyền tải
- Đầu tư của chính phủ, doanh nghiệp vào công tác R&D: Trong thập niên 60-70của thế kỷ trước Nhật Bản đã khiến các nước trên thế giới phải thán phục vớibước nhảy vọt về kinh tế trong đó chủ yếu là nhân tố con người và công nghệmới Hiện nay Nhật vẫn là một nước có đầu tư vào nghiên cứu trên GDP lớn nhấtthế giới Việc kết hợp giữa các doanh nghiệp và chính phủ nhằm nghiên cứu đưa
ra các công nghệ mới, vật liệu mới sẽ có tác dụng tích cực đến nền kinh tế
- Tốc độ, chu kỳ của công nghệ, tỷ lệ công nghệ lạc hậu: nếu trước đây các hãngsản xuất phải mất rất nhiều thời gian để tăng tốc độ bộ vi xử lý lên gấp đôi thìhiện nay tốc độ này chỉ mất khoảng 2-4 năm Xuất phát từ các máy tính Pen II,Pen III, chưa đầy 10 năm hiện nay tốc độ bộ vi xử lý đã tăng với chip set thông
Trang 7dụng hiện nay là Core Dual tốc độ 2.8 GB/s (Dual Core 2 nhân) Một bộ máytính mới tinh chỉ sau nửa năm đã trở nên lạc hậu với công nghệ và các phần mềmứng dụng.
- Ảnh hưởng của công nghệ thông tin, internet đến hoạt động kinh doanh Ngoàicác yếu tố cơ bản trên, hiện nay khi nghiên cứu thị trường, các doanh nghiệpphải đưa yếu tố toàn cầu hóa trở thành một yếu tố vĩ mô tác động đến ngành
e Yếu tố Hội nhập:
Không ai phủ nhận toàn cầu hóa đang là xu thế, và xu thế này không tạo cơ hộicho các doanh nghiệp, các quốc gia trong việc phát triển sản xuất, kinh doanh
Toàn cầu hóa tạo ra các sức ép cạnh tranh, các đối thủ đến từ mọi khu vực
Quá trình hội nhập sẽ khiến các doanh nghiệp phải điều chỉnh phù hợp với cáclợi thế so sánh.,phân công lao động của khu vực và của thế giới
Điều quan trọng là khi hội nhập, các rào cản về thương mại sẽ dần dần được gỡ
bỏ, các doanh nghiệp có cơ hội buôn bán với các đối tác ở cách xa khu vực địa lý,khách hàng của các doanh nghiệp lúc này không chỉ là thị trường nội địa nơi doanhnghiệp đang kinh doanh mà còn các khách hàng đến từ khắp nơi (cạnh tranh vớihàng nhập khẩu)
Mô hình P.E.S.T (Political, Economic, Sociocultural, Technological Factor) hiệnnay đã được mở rộng thành các ma trận P.E.S.L.T (thêm yếu tố pháp luật - Legal) vàS.T.E.E.P.L.E (Socical/Demographic, Techonogical, Economics, Envirnomental,Policy, Legal, Ethical- Nhân khẩu học, Công nghệ, Nền kinh tế, Môi trường, Chínhsách, Pháp luật, Đạo đức) và càng ngày càng hoàn thiện trở thành một chuẩn mựckhông thể thiếu khi nghiên cứu môi trường bên ngoài của doanh nghiệp
1.4.2 Các yếu tố thay đổi bên trong:
Trong khi PEST là công cụ phân tích liên quan đến những yếu tố bên ngoài, thìphân tích SWOT tập trung vào những biến đổi bên trong liên quan đến các yếu tốbên trong SWOT là viết tắt của Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội và Thách thức Khinghiên cứu các yếu tố thay đổi bên trong, nhà quản trị cần phải có cái nhìn toàn diệnliên quan đến tất cả các khía cạnh như về quy định mối quan hệ giữa con người và
Trang 8công việc, sự hòa hợp cân bằng giữa văn hóa và giá trị giữa các thành viên trong tổchức và những thay đổi về nguồn nhân lực hay thay đổi chu trình làm việc do tácđộng của công nghệ mới
Ngoài những yếu tố bên trong đã kể trên thì ta có thể phân tích thêm những yếu
tố sau liên quan đến môi trường bên trong của 1 công ty như:
• Bản quyền và bí mật thương mại
Phân tích SWOT đặt điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp vào một tìnhhuống rõ ràng với những cơ hội (để thành công) và thách thức (để thất bại) củadoanh nghiệp
Mô hình SWOT thường đưa ra 4 chiến lược cơ bản:
Hạn chếThách thức
(Weakness)
Phát huy Điểm mạnh
(Strength)
SWO T
NHÂN TỐ NỘI BỘ
NHÂN TỐ BÊN NGOÀI
NT Tích Cực
NT Tiêu Cực
Trang 9(1) SO (Strengths - Opportunities): các chiến lược dựa trên ưu thế của công ty
để tận dụng các cơ hội thị trường
(2) WO (Weaks - Opportunities): các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua
các yếu điểm của công ty để tận dụng cơ hội thị trường
(3) ST (Strengths - Threats): các chiến lược dựa trên ưu thế của của công ty
để tránh các nguy cơ của thị trường
(4) WT (Weaks - Threats): các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua hoặc
hạn chế tối đa các yếu điểm của công ty để tránh các nguy cơ của thị trường
Để thực hiện phân tích SWOT cho vị thế cạnh tranh của một công ty, người tathường tự đặt các câu hỏi sau:
• Strengths: Lợi thế của mình là gì? Công việc nào mình làm tốt nhất? Nguồn lực
nào mình cần, có thể sử dụng? Ưu thế mà người khác thấy được ở mình là gì?Phải xem xét vấn đề từ trên phương diện bản thân và của người khác Cần thực
tế chứ không khiêm tốn Các ưu thế thường được hình thành khi so sánh với đốithủ cạnh tranh Chẳng hạn, nếu tất cả các đối thủ cạnh tranh đều cung cấp cácsản phẩm chất lượng cao thì một quy trình sản xuất với chất lượng như vậykhông phải là ưu thế mà là điều cần thiết phải có để tồn tại trên thị trường
• Weaknesses: Có thể cải thiện điều gì? Công việc nào mình làm tồi nhất? Cần
tránh làm gì? Phải xem xét vấn đề trên cơ sở bên trong và cả bên ngoài Ngườikhác có thể nhìn thấy yếu điểm mà bản thân mình không thấy Vì sao đối thủcạnh tranh có thể làm tốt hơn mình? Lúc này phải nhận định một cách thực tế vàđối mặt với sự thật
• Opportunities: Cơ hội tốt đang ở đâu? Xu hướng đáng quan tâm nào mình đã
biết? Cơ hội có thể xuất phát từ sự thay đổi công nghệ và thị trường dù là quốc tếhay trong phạm vi hẹp, từ sự thay đổi trong chính sách của nhà nước có liên quantới lĩnh vự hoạt động của công ty, từ sự thay đổi khuôn mẫu xã hội, cấu trúc dân
số hay cấu trúc thời trang , từ các sự kiện diễn ra trong khu vực Phương thứctìm kiếm hữu ích nhất là rà soát lại các ưu thế của mìn và tự đặt câu hỏi liệu các
ưu thế ấy có mở ra cơ hội mới nào không Cũng có thể làm ngược lại, rà soát các
Trang 10yếu điểm của mình và tự đặt câu hỏi liệu có cơ hội nào xuất hiện nếu loại bỏđược chúng.
• Threats: Những trở ngại đang gặp phải? Các đối thủ cạnh tranh đang làm gì?
Những đòi hỏi đặc thù về công việc, về sản phẩm hay dịch vụ có thay đổi gìkhông? Thay đổi công nghệ có nguy cơ gì với công ty hay không? Có vấn đề gì
về nợ quá hạn hay dòng tiền? Liệu có yếu điểm nào đang đe doạ công ty? Cácphân tích này thường giúp tìm ra những việc cần phải làm và biến yếu điểmthành triển vọng.)
Trang 11CHƯƠNG 2: NỘI DUNG CỦA SỰ THAY ĐỔI
2.1 Quy trình của sự thay đổi:
Bao gồm 8 bước như sau:
2.1.1 Nhận diện khủng hoảng trong hoạt động:
Khủng hoảng là bất kỳ tình huống nào đe dọa sự ổn định trong hoạt động của tổchức Khủng hoảng có thể bắt nguồn từ bên trong hoặc do bên ngoài tác động Điềuquan trọng là phải nhận biết đúng lúc đó là khủng hoảng gì
2.1.2 Nhận diện mong muốn tương lai:
Từ những khủng hoảng đang hiện diện, các nhà quản trị phải xác định nhữngmong muốn cụ thể trong tương lai: tổ chức cần đạt những gì, tính bền vững hay sựphát triển, cắt giảm chi phí hay gia tăng nguồn lực…để từ đó đưa ra những nhận
Trang 12định chính xác của bước tiếp theo trong chu trình thay đổi Các mong muốn này phảiđược đặt ra trong bối cảnh thực tế và không nên xa rời định hướng chung của tổchức Để đạt điều này, hoạt động thông tin và truyền thông nội bộ phải phát huy hiệuquả nhằm tổ chức đi đúng hướng, không gây ra mâu thuẫn lớn giữa lợi ích tổ chức
và lợi ích của cá nhân
2.1.3 Nhận ra nhu cầu của thay đổi:
Việc nhận thức được nhu cầu thay đổi là vấn đề sống còn và làm thế nào dẫn dắtthành công sự thay đổi trên quy mô lớn chính là thách thức lớn nhất.Nhận ra nhu cầuthay đổi là nhận ra tính cấp thiết của vấn đề từ đó thôi thúc tổ chức áp dụng côngnghệ mới, những bước dịch chuyển có tính chất chiến lược, tổ chức lại dây chuyềnsản xuất, liên kết hoặc hợp nhất với doanh nghiệp khác, tái cơ cấu các bộ phận kinhdoanh, đến nỗ lực tối ưu hóa phong cách văn hóa Đây chính là lúc nhà lãnh đạo cầnphải hành động linh hoạt và khéo léo để làm cho quá trình thay đổi được diễn rathuận lợi, hiệu quả và không gây ra tác động tiêu cực làm ảnh hưởng hay gián đoạnhoạt động kinh doanh
2.1.4 Phán đoán vấn đề:
Từ nhu cầu của thay đổi, các nhà quản trị bắt đầu tìm cách giải quyết Tuy nhiên
ở giai đoạn này thông thường dữ liệu không đầy đủ, các nhà quản trị không có đượcnhững con số chính xác để ra quyết định, do đó họ phải phán đoán dựa vào kinhnghiệm, tầm nhìn bao quát, sự nhạy bén của bản thân họ
2.1.5 Phát triển các phương án lựa chọn:
Đây là bước vẽ nên những con đường nối vị trí hiện tại với đích cần đạt được.Không có phương án nào thỏa mãn tất cả các yêu cầu đặt ra, do đó nhà quản trị phảilập ra nhiều phương án với khó khăn và thuận lợi, ưu điểm và nhược điểm, cầnnhững nguồn lực nào, phải hi sinh những điều gì…
2.1.6 Lựa chọn phương án thích hợp:
Nhà quản trị chọn ra phương án tối ưu bằng cách đặt lên bàn cân những gì mìnhđang có, những gì mong muốn đạt được, trong quá trình thực hiện có được sự hỗ trợ