Mặt khác, cá nhân tái sản xuất một cách chủ động hệ thống các mối quan hệ xã hội thông qua chính việc họ làm tham gia vào các hoạt động và thâm nhập vào các mối quan hệ xã hội... Quá tr
Trang 1XÃ HỘI HỌC
Trang 2CHƯƠNG VIII: XÃ HỘI HÓA
1 Khái niệm
2 Môi trường xã hội hóa
3 Phân đoạn quá trình xã hội hóa
4. Vị trí, vị thế và vai trò xã hội
Trang 31 Khái niệm
Xã hội hóa là một quá trình hai mặt Một mặt , cá nhân tiếp nhận kinh nghiệm xã hội bằng cách chủ động hệ thống các mối quan hệ xã hội Mặt khác, cá nhân tái sản xuất một cách chủ động hệ thống các mối quan hệ xã hội thông qua chính việc họ làm tham gia vào các hoạt động
và thâm nhập vào các mối quan hệ xã hội.
(Andreeva,1998 )
Trang 4Quá trình học tập giúp ta tiếp nhận kinh nghiệm lịch
sử xã hội
Khi không tham gia vào các hoạt động giao tiếp trong
xã hội con người không được xã hội hóa
Trang 5Trong các cuộc giao tiếp ta
có thể chia sẻ các giá trị mà
ta biết được.
Trang 62 Môi trường xã hội hóa
• Môi trường xã hội hóa chính là vườn ươm của nhân cách, và đây cũng chính là ngã đường
mở rộng để các kinh nghiệm xã hội có thể đến với các cá nhân.
• Có nhiều cách nhìn nhận phân tích về các môi trường xã hội hóa cá nhân theo các nhóm xã hội, nơi cá nhân thực hiện hoạt động sống của mình:
Trang 7 Gia đình: đây là môi trường xã hội hóa quan trọng bậc nhất của cá nhân, bởi hầu hết các cá nhân đều sinh
ra và lớn lên trong gia đình
Mỗi chúng ta trưởng thành và tiếp nhận một tiểu văn hóa có những đặc trưng riêng biệt cho nên cũng có những
đặc điểm nhân cách khá riêng biệt
Trang 8 Trường học và các tổ chức trước tuổi đi học:
o Vườn trẻ, nhà mẫu giáo là những nơi đứa trẻ thực hiện hoạt động vui chơi và học tập bước đầu của mình
o Trong các trường học, hoạt động chủ đạo của các cá nhân là học tập
Trang 9• Các nhóm thành viên: đó là các nhóm mà cá nhân là thành viên Các nhóm này có ý nghĩa rất quan trọng
trong việc cá nhân thu nhận các kinh nghiệm xã hội theo cả con đường chính thống và không chính thống.Đây là môi trường quan trọng thứ hai sau gia đình Trong xã hội chúng ta luôn phải đóng những vai trò khác nhau ở những thời gian và địa điểm khác nhau
Trang 10 Thông tin đại chúng: thông tin đại chúng sẽ cung cấp cho các cá nhân những định hướng và các quan điểm
đối với các sự kiện và những vấn đề xảy ra trong cuộc sống hàng ngày
• Môi trường xã hội hóa được chia thành môi trường chính thức và không chính thức
Trang 113 Phân đoạn quá trình xã hội hóa
3.1 Vấn đề phân đoạn
G Brim là người đầu tiên mô tả quá trình xã hội hóa như một quá trình kéo dài suốt đời người Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh quá trình xã hội hóa ở trẻ em và người lớn qua một số nét cơ bản:
Trang 12- Người lớn thường thay đổi hành vi ở các quá trình xã hội hóa, trẻ em thường tạo lập và giá trị căn bản
- Người lớn có thể phán xét, đánh giá các giá trị chuẩn mực cần phải tuân theo, còn trẻ em thụ động tiếp nhận
Trang 13- Qúa trình xã hội hóa của người lớn cũng đòi hỏi kinh nghiệm.
Trang 14- Quá trình xã hội hóa của người lớn được thiết kế nhằm giúp cá nhân có thể có được những kỹ năng nhất định, còn xã hội hóa ở trẻ em liên quan nhiều đến các động cơ hành động.
Trang 153.2 Các giai đoạn của quá trình xã hội hóa
a) Phân đoạn của G Mead
-) Trải qua ba giai đoạn:
) Bắt chước:
Trang 16 Đóng vai Trò chơi
Trang 17b) Phân đoạn của G Andreeva
Giai đoạn trước lao động
+ Giai đoạn trẻ thơ – xã hội hóa sớm+ Giai đoạn học hành
Trang 18 Giai đoạn lao động Giai đoạn sau lao động
Trang 194 Vị trí, vị thế và vai trò xã hội
• Thực chất xã hội hóa là cơ chế quan hệ giữa con người và xã hội Mọi xã hội đều có cơ cấu phức tạp bao gồm các vị trí, vị thế, vai trò xã hội khác nhau, được liên kết thông qua các quan hệ xã hội, tương tác xã hội…v.v
Trang 204.1 Vị trí xã hội
• Vị trí xã hội của các cá nhân chính là vị trí tương đối của cá nhân trong cơ cấu xã hội, trong
hệ thống các quan hệ xã hội.
• Một cá nhân có thể có rất nhiều vị trí xã hội khác nhau Những vị trí xã hội mà họ có là do:
Tham gia nhiều các quan hệ xã hội
Dựa vào những đặc điểm vốn có của họ: giới tính, chủng tộc, gia đình, dòng họ, nơi sinh,…
Dựa vào những đặc điểm cá nhân có thể phấn đấu mà có được như: nghề nghiệp, học vấn, tình trạng hôn nhân,
Trang 224.2 Vị thế xã hội
Định nghĩa: vị thế xã hội là vị trí xã hội gắn với những trách nhiệm và quyền lợi kèm theo
(địa vị xã hội).
Trang 24 Các cá nhân có một hệ các vị thế gồm nhiều vị thế khác nhau:
Vị thế có sẵn – bị gán cho: đó là các vị trí xã hội gắn liền với những yếu tố tự nhiên, bẩm sinh như giới tính, chủng tộc, dòng họ, nơi sinh…
Người Việt Nam khu sinh ra ở Hà Nội
sẽ có những vị thế là da vàng, được sinh ra ở Hà Nội
Trang 25 Vị thế đạt được: là những vị thế được xác định dựa trên các vị trí xã hội mà các cá nhân
giành được trong quá trình hoạt động sống, bằng sự cố gắng của bản thân.
Một số vị thế vừa mang tính có sẵn vừa mang tính đạt được.
Vị thế giáo sư đại học
Trang 264.3 Vai trò xã hội
a. Vai trò xã hội là gì?
•. Vai trò xã hội là mô hình hành vi được xác lập một cách khách quan căn cứ vào đòi hỏi của xã hội đối với từng vị thế nhất định, để thực hiện quyền và nghĩa vụ tương ứng với các vị thế đó Ở các xã hội khác nhau cùng một vị thế xã hội nhưng mô hình hành vi được xã hội mong đợi rất khác nhau, tức là các vai trò xã hội cũng khác nhau
Trang 27• Ngay trong cùng một xã hội nhưng nghĩa vụ và quyền của vị thế xã hội được đánh giá khác nhau do sự khác nhau về tiểu văn hóa.
Trang 28b Phân loại vai trò xã hội
Talcott Parsons đã phân tất cả các loại vai trò đa dạng khác nhau của cá nhân thành năm loại:
• Một số vai trò đòi hỏi sự kiềm chế tình cảm khi thực hiện, trong khi một số khác lại không
Trang 29• Một số vai trò xã hội dựa trên vị thế đã có sẵn Một số vai trò dựa trên vị thế đạt được.
• Một số vai trò được xác định hẹp còn một số khác lại được xác định rộng
Vai trò được các định hẹp Vai trò được các định rộng
Trang 30• Một số vai trò đòi hỏi các cá nhân có thái độ ứng xử với mọi người theo quy tắc chung Ngược lại, một số vai trò khác đòi hỏi phải đối xử với người theo cách đặc thù vì những quan hệ đặc biệt với họ.
• Các vai trò khác nhau có những động cơ khác nhau
Trang 31c Xung đột vai trò
• Nhiều vai trò xã hội có những đòi hỏi khác nhau Những đòi hỏi này ở một số vai trò có thể phối hợp được với nhau, nhưng cũng có những đòi hỏi hoàn toàn trái ngược, mâu thuẫn, xung đột với nhau
• Để thoát khỏi tình huống căng thẳng và xung đột vai trò, các cá nhân thường giải quyết theo các cách sau:
Các vai trò quan trọng, cấp bách hơn thường được ưu tiên thực hiện trước
Trong trường hợp mức độ quan trọng của các vai trò ngang nhau thì cá nhân thường tuân theo tính hợp pháp của vai trò theo thời điểm lúc bấy giờ
Khi đòi hỏi giữa các vai trò xung đột nhau nhưng ở khía cạnh nào đó vẫn còn có thể dung hòa và xã hội cũng tạo điều kiện cho sự dung hòa đó thì các cá nhân có xu hướng phối hợp các vai trò với nhau
Trang 32CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE