Tóm lại, khan hiếm và thiếu nước là mối đe doạ rất nghiêm trọng đối với sự tồn tại của con người trong tương lai. Vì lẽ đó, cần có các giải pháp quản lý, khai thác và bảo vệ tốt tài nguyên nước. Hoàn thiện chính sách, pháp luật, chiến lược về tài nguyên nước nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng nước hợp lý, tiết kiệm tài nguyên nước và phòng chống có hiệu quả các tác hại của nước do các hoạt động của con người gây ra.
- Chủ động thích nghi, ứng phó với những diễn biến của biến đổi khí hậu, nước biển dâng và việc sử dụng nước ở thượng nguồn các lưu vực sông liên quốc gia.
- Quy hoạch, kiểm kê, điều tra cơ bản, quan trắc, giám sát tài nguyên nước.
- Chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, hạn chế tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước.
- Điều hòa, sử dụng tổng hợp, tiết kiệm tài nguyên nước và phát triển các mô hình sử dụng nước hiệu quả.
- Ứng dụng khoa học và công nghệ trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, bảo vệ, sử dụng tổng hợp tài nguyên nước.
- Mở rộng, tăng cường hiệu quả hợp tác quốc tế về tài nguyên nước. - Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về quản lý, bảo vệ và khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
- Hoàn thiện bộ máy, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý tài nguyên nước ở các cấp.
Về lâu dài, để từng bước thực hiện việc xã hội hóa và hình thành thị trường nước sạch nông thôn, cần nghiên cứu, ban hành các cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư và quản lý vận hành cấp nước phù hợp với điều kiện của từng địa phương, tạo điều kiện thuận lợi thu hút các thành phần kinh tế, đặc biệt từ khu vực tư nhân tham gia trong lĩnh vực cấp nước sạch nông thôn, tạo điều kiện để tất cả người dân được dùng nước sạch hợp vệ sinh, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo đảm sức khỏe cộng đồng.
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Nguồn nước sinh hoạt tại xã Bình Thuận, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Môi trường nước sinh hoạt (nước giếng đào, nước giếng khoan, nước máy) tại xã Bình Thuận - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm:
Xã Bình Thuận - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên. - Thời gian tiến hành:
Từ ngày 20/01/2014 đến 30/4/2014
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương
- Đánh giá tình hình sử dụng nước sinh hoạt của địa phương - Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt của địa phương - Đánh giá hiệu quả mô hình cung cấp nước tại địa phương
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp kế thừa
Dựa trên những kết quả của các đề tài nghiên cứu trước về vấn đề đang tìm hiểu để có thể tận dụng, tham khảo, và so sánh với các kết quả đó.
3.4.2. Phương pháp điều tra trực tiếp, phát phiếu điều tra
- Nội dung phỏng vấn: Phỏng vấn người dân về mục đích sử dụng nước ngầm và đánh giá của người dân về chất lượng nước sinh hoạt.
- Đối tượng phỏng vấn: Hộ gia đình, phỏng vấn 50 hộ gia đình trên địa bàn xã.
- Hình thức phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp bằng các câu hỏi trong phiếu điều tra.
3.4.3. Phương pháp khảo sát thực tế
- Quan sát màu sắc nước, mùi vị... Màu sắc, mùi vịđược đánh giá bằng cảm quan.
3.4.4. Phương pháp lấy mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm
- Lấy mẫu: Tiến hành lấy mẫu theo quy định của TCVN 6663-11: 2011
- Chất lượng nước. Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu nước ngầm.
- Thu thập mẫu nước trên địa bàn xã Bình Thuận, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Các điểm lấy mẫu được mô tả như sau:
+ Nước giếng đào (mẫu 1): Lấy tại gia đình ông Nguyễn Văn Vũở xóm Bình Xuân. Nước được lấy ở ống dẫn nước lên téc chứa nước, chiều sâu giếng là 10 m.
+ Nước giếng khoan (mẫu 2): Lấy tại gia đình ông Nguyễn Văn Quang ở xóm Thanh Phong. Nước lấy ở vòi nước sử dụng, chiều sâu giếng là 35 m.
+ Nước máy (mẫu 3): Lấy trực tiếp ở đường ống dẫn nước vào xã Bình Thuận do công ty nước sạch Đại Từ cung cấp.
- Chuẩn bị dụng cụ: Thiết bị dùng chứa mẫu là lọ bằng PE có nắp đậy kín. Chai nhựa được rửa bằng chất tẩy rửa, tráng bằng nước sạch, tráng bằng cồn 90o sau đó tráng lại bằng nước cất. Lấy mẫu xong thì đậy kín nắp.
- Bảo quản mẫu: Bảo quản mẫu trong túi đen, nhanh chóng chuyển về phòng phân tích.
- Địa điểm phân tích mẫu: Phòng thí nghiệm Khoa Môi trường, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Tiến hành lấy 3 mẫu phân tích 7 chỉ tiêu gồm: Mùi vị, pH, độ cứng, DO, TDS, BOD5, COD.
+ Thông số mùi, vị: Xác định theo phương pháp cảm quan. + Thông số pH, DO, TDS: Xác định trên máy đo đa chỉ tiêu. + Thông số COD: Xác định theo TCVN 6491:1999.
+ Thông số độ cứng: Xác định bằng phương pháp chuẩn độ Complexon III.
3.4.5. Phương pháp tổng hợp so sánh, đối chiếu với QCVN
Từ các số liệu thứ cấp cùng với số liệu đo đạc, khảo sát thực tế, kết quả phân tích trong phòng thí nghiệm so sánh với Quy chuẩn Việt Nam để đưa ra các đánh giá về chất lượng nước sinh hoạt tại địa phương.
Phân tích các mẫu nước sinh hoạt bằng các thiết bị cần thiết và so sánh với QCVN 02:2009/BYT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt”.
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn xã Bình Thuận
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Bình Thuận là một xã miền núi phía nam huyện Đại Từ cách trung tâm huyện khoảng 1,5 km. Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 2960,47 ha. Bình Thuận gồm 19 xóm: Đầm Mụ, Bình Xuân, Bình Khang, Trại 4, Trại 5, Đình 6, Đình 7, Chùa 8, Chùa 9, Văn Khúc 10, Văn Khúc 11, Thuận Phong, Thanh Phong 13, Thanh Phong 14, Bình Sơn, Tiến Thành 1, Tiến Thành 2, Tiến Thành 3, Tiến Thành 4.
Ranh giới của xã được xác định bởi :
- Phía Bắc giáp với thị trấn Đại Từ và xã Hùng Sơn - Phía Đông giáp với thị trấn Đại Từ và xã Hùng Sơn - Phía Nam giáp với xã Lục Ba
- Phía Tây giáp với xã Khôi Kỳ và xã Mỹ Yên
4.1.1.2. Điều kiện khí hậu thủy văn
Xã Bình Thuận nằm trong vùng địa hình núi thấp đến trung bình, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm có hai mùa rõ rệt.
Nhiệt độ: Mùa hè nhiệt độ từ 27 - 400 C Mùa đông nhiệt độ từ 10 - 180 C Nhiệt độ trung bình năm 23,550 C - Độ ẩm: Độ ẩm trung bình năm 75% Độ ẩm trung bình cao nhất 87% Độ ẩm trung bình thấp nhất 65%
- Mưa: Lượng mưa trung bình năm 1.750,7 mm Lượng mưa ngày lớn nhất 350 mm
- Gió: Hướng gió chủ đạo mùa hè: Đông Nam Hướng gió chủ đạo mùa đông: Gió Đông Bắc - Nguồn nước
Xã Bình Thuận có một phần nhỏ giáp với hồ Núi Cốc, một thắng cảnh được quy hoạch để trở thành trọng điểm du lịch quốc gia. Xã Bình Thuận có một dòng suối nhỏ chảy qua, suối này khởi nguồn từ dãy núi Tam Đảo thuộc xã Mỹ Yên và đổ thẳng ra hồ Núi Cốc cũng trên địa bàn xã. Ngoài ra, xã có nguồn nước ngầm khá phong phú. Có 1.635 giếng đào và 15 giếng khoan, hầu hết các giếng đáp ứng đủ nước cấp cho các hộ gia đình trong cả mùa khô và mùa mưa. Trong cuối năm 2013, toàn xã có 4 xóm (xóm Bình Khang, xóm Bình Sơn, xóm Trại 4, xóm Trại 5) đưa nước máy vào sử dụng theo chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn huyện Đại Từ do công ty nước sạch Đại từ cung cấp (UBND xã Bình Thuận, 2013) [15].
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
- Dân số: Tổng số hộ là 1.635 với số dân 6.598 người. Trong đó số hộ nghèo là 172 hộ. Xã Bình Thuận là nơi sinh sống của 4 dân tộc anh em gồm: Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu.
- Về lĩnh vực kinh tế
Về sản xuất nông, lâm nghiệp: Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 2.273,8 tấn bằng 95,8% so với cùng kỳ.
+ Cây lúa: Vụ xuân diện tích 195,75 ha; sản lượng đạt 1.135 tấn. Vụ mùa diện tích 203,87 ha; sản lượng đạt 1.098,8 tấn. + Cây ngô: Tổng diện tích cả năm 2013 là 10 ha, năng suất đạt 40 tạ/ tấn, sản lượng 40 tấn.
+ Cây hoa màu: Tổng diện tích gieo trồng 247,2 ha đạt 100% so với kế hoạch.
+ Chăm sóc và bảo vệ diện tích rừng đầu nguồn và 95 ha rừng trồng phân tán.
Về cây chè: Tổng diện tích chè kinh doanh là 195 ha, năng suất đạt 102,8 tạ/ha, sản lượng chè búp tươi đạt 2.004 tấn.
Về chăn nuôi: Đàn trâu: 178 con bằng 81% kế hoạch; đàn lợn là 2.351 con bằng 78,4% so với kế hoạch; đàn gia cầm có 23.010 con đạt 42% so với kế hoạch đặt ra.
Về sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Giá trị sản xuất ước đạt 55,7 tỷđồng đạt 100% kế hoạch đề ra. Một số sản phẩm có mức tăng trưởng khá như: Sản xuất vật liệu xây dựng, gia công cơ khí, sản xuất đồ gỗ và một số mặt hàng thiết yếu khác.
Bình quân thu nhập trên đầu người đạt 1.200.000 đồng/tháng. - Cơ sở hạ tầng
+ Giao thông: Bình Thuận có tuyến tỉnh lộ 261 chạy qua, đây là tuyến đường độc đạo nối thị trấn huyện lị và các xã phía Nam của huyện. Bình Thuận có hệ thống giao thông khá hoàn chỉnh với hệ thống đường bê tông liên xóm rộng trung bình từ 2 – 3 m.
+ Mạng lưới điện: Toàn xã có trạm biến áp công suất 500 KVA cấp điện cho 100% số hộ dân trên toàn xã.
- Về lĩnh vực văn hóa xã hội:
+ Tập trung quan tâm và thực hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo, bảo trợ xã hội, chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình và các chính sách với người có công, các hộ dân tộc thiểu số.
+ Công tác khám chữa bệnh tại trạm y tế xã được thực hiện thường xuyên, kịp thời cơ bản đáp ứng được nhu cầu của nhân dân. Các chương trình
y tế quốc gia được triển khai theo đúng kế hoạch. Trong năm tổ chức khám chữa bệnh cho nhân dân tại trạm là 5.625 lượt; trong đó BHYT là 1.478 lượt; trẻ em dưới 6 tuổi là 1.126 lượt; 3.021 lượt BHYT khác.
Triển khai chiến dịch chăm sóc sức khỏe sinh sản - kế hoạch hóa gia đình 2 đợt năm 2013 đạt 126% chỉ tiêu giao. Giảm tỷ suất sinh thô trong năm là 1,33%0, giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng xuống còn 11,1%.
- Công tác giáo dục đào tạo: Các trường đã hoàn thành chương trình năm học 2012 - 2013. Trường mầm non tổng số có 334 trẻ, trường tiểu học có 415 học sinh và trường THCS có 334 học sinh. Tỷ lệ tốt nghiệp THCS đạt trên 98%.
Triển khai thực hiện kế hoạch xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư. Năm 2013 có 9/19 khu dân cư đạt khu dân cư văn hóa; 1/19 khu dân cư đạt làng văn hóa; 1.460 gia đình đạt gia đình văn hóa.
- Văn hóa xã hội, bưu chính viễn thông: Trong toàn xã có 19/19 nhà văn hóa xóm, phương tiện vật chất đáp ứng được yêu cầu của nhân dân trong xóm. Trong năm, xã tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, văn nghệ thể thao mừng Đảng, mừng xuân góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc. Thực hiện và triển khai các quyết định của Nhà nước đúng kế hoạch đề ra.
Xã Bình Thuận đã xây dựng được điểm bưu điện tại UBND xã tạo điều kiện cho nhân dân trong xã trao đổi thông tin kinh tế, văn hóa - xã hội với bên ngoài.
Nguồn nước mặt phục vụ cho sản xuất: Hiện nay chủ yếu là hệ thống vai đập, kênh mương nhân tạo, trong toàn xã có 12 đập nằm rải rác ở các xóm và có hệ thống kênh mương liên xóm. Hàng năm, các xóm thường xuyên tổ chức hoạt động cải tạo sửa chữa các hệ thống chứa và dẫn nước cho sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, trong toàn xã có 298 ha đất nông nghiệp được tưới
tiêu chủ động. Ngoài ra, xã còn có nhiều các ao, hồ chứa nước (UBND xã Bình Thuận, 2013) [15].
4.2. Tình hình sử dụng nước sinh hoạt tại xã Bình Thuận
Trước năm 2012 hầu hết nhân dân trong xã Bình Thuận sử dụng nguồn nước trong sinh hoạt và ăn uống hàng ngày với hình thức chủ yếu từ giếng đào và giếng khoan. Cuối năm 2013, xã đã đưa nước máy vào sử dụng cho 4 xóm trên địa bàn.
- Các loại hình cung cấp nước sinh hoạt tại xã Bình Thuận
Bảng 4.1: Các mô hình cấp nước sinh hoạt tại địa phương STT Nguồn nước sử dụng Số lượng Tỷ lệ (%)
1 Giếng đào 1.635 99,03
2 Giếng khoan 15 0,91
3 Nước máy 1 0,06
Tổng 1.651 100
(Nguồn: UBND xã Bình Thuận, 2013)
Qua kết quả điều tra cho thấy: Toàn xã có 1.651 nguồn nước sử dụng cho sinh hoạt. Hầu hết, các hộ trong xã Bình Thuận sử dụng nước sinh hoạt cho hộ gia đình (quy mô nhỏ lẻ) chủ yếu là giếng đào. Ngoài ra, còn sử dụng nước giếng khoan và nước máy. Trong đó, giếng đào chiếm 99,03%; giếng khoan chiếm 0,91%; nước máy chiếm 0,06% trên địa bàn xã.
Bảng 4.2: Nguồn nước phục vụ sinh hoạt trên địa bàn xã Bình Thuận
STT Nguồn nước Số hộ Tỷ lệ (%)
1 Giếng đào 31 62,0
2 Giếng khoan 6 12,0
3 Nước máy 1 2,0
4 Giếng đào + nước máy 12 24,0
Tổng 50 100
(Nguồn: Số liệu điều tra, phỏng vấn, 4/2014)
Qua bảng cho thấy: Trong tổng số 50 hộ điều tra, tỷ lệ các hộ gia đình sử dụng nước giếng đào chiếm tỷ lệ lớn là 62,0%, còn lại là sử dụng nước
giếng khoan và nước máy. Trong đó, nước máy chiếm 2,0%, giếng khoan chiếm 12,0% và giếng đào + nước máy chiếm 24,0%.
Như vậy, có thể thấy xã có nguồn cung cấp nước sinh hoạt tương đối ổn định.
4.3. Hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại xã Bình Thuận
4.3.1. Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sinh hoạt tại xã Bình Thuận qua phân tích phòng thí nghiệm qua phân tích phòng thí nghiệm
Kết quả phân tích một số chỉ tiêu của nước sinh hoạt tại xã Bình Thuận
Bảng 4.3: Kết quả phân tích mẫu nước giếng đào tại xã Bình Thuận TT Thông số Đơn vị Kết quả mẫu 1 QCVN 02: 2009/BYT Đánh giá kết quả so với TCCP 1 Mùi, vị - Không có mùi, vị lạ Không có mùi, vị lạ Đạt 2 pH - 6,78 6,0 - 8,5 Đạt 3 BOD5 mg/l 6,41 - - 4 COD mg/l 8,01 4 Không đạt 5 TDS mg/l 66 - - 6 DO mg/l 7,15 - - 7 Độ cứng mg/l 2,75 350 Đạt
(Nguồn: Phân tích tại Phòng thí nghiệm Khoa Môi trường,
Trường ĐHNL Thái Nguyên
Ghi chú: (-): Không quy định
Mẫu 1: Mẫu nước giếng đào được lấy tại gia đình ông Nguyễn Văn Vũ
ở xóm Bình Xuân.
Quá trình phân tích mẫu nước giếng đào của gia đình ông Nguyễn Văn Vũ được tiến hành tại phòng thí nghiệm Khoa Môi Trường, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Kết quả phân tích mẫu cho thấy: Các chỉ tiêu PH, độ
cứng đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép. Chỉ tiêu COD là 8,01 mg/l vượt