Tình hình cung cấp nước

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt và hiệu quả mô hình cung cấp nước sạch tại xã Bình Thuận - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên. (Trang 34)

Với sự nỗ lực của Đảng, Nhà nước, các tổ chức và đặc biệt sự hỗ trợ của quỹ nhi đồng liên hiệp quốc (UNIEF) chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường đã đạt được một số hiệu quả.

Từ năm 1982, quỹ nhi đồng LHQ hỗ trợ chính phủ Việt Nam thực hiện dự án cấp nước sạch nông thôn. Qua hơn 20 năm thực hiện chương trình đã mang lại hiệu quả thiết thực cho đời sống người dân.

Dự án cung cấp nước sạch nông thôn là một phần của chương trình hợp tác giữa Việt Nam và UNICEF, được triển khai từ năm 1982, với mục đích giúp Việt Nam giải quyết nhu cầu nước sạch và vệ sinh môi trường (NS – VSMT) của cư dân nông thôn.

Hơn 20 năm qua, dự án cấp nước sạch nông thôn do UNICEF tài trợđã ứng dụng công nghệ cấp nước tiên tiến, với chiến lược áp dụng công nghệ thích hợp theo từng giai đoạn và nhu cầu về nước. Nếu như năm 1992 công nghệ cấp nước tập trung chỉ chiếm 3% tổng số công trình xây dựng, thì năm 2005 công nghệ cấp nước tập trung tăng lên 85%. Điều đó khẳng định công nghệ cấp nước đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo nguyên tắc khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên nước, phát triển bền vững, khai thác đi đôi với bảo vệ môi trường (Nguyễn Hà, 2006) [5].

Đến nay UNICEF hỗ trợ Việt Nam hơn 4.733 triệu USD xây dựng 247.962 công trình cấp nước sạch nông thôn. Nhờ vậy, cả nước có hơn 12 triệu người dân nông thôn được sử dụng. Từ hiệu quả của dự án cấp nước

sạch nông thôn, UNICEF tiếp tục hỗ trợ Việt Nam thực hiện chương trình NS – VSMT nông thôn giai đoạn 2006 - 2010. Ông Chan - đơ Bat - Loe, chủ nhiệm chương trình nước, vệ sinh, môi trường của UNICEF cho biết: UNICEF tập trung đầu tư xây dựng các công trình NS – VSMT ở những vùng nghèo, khó khăn nhất; đặc biệt quan tâm đến trẻ em và phụ nữ; ưu tiên vấn đề chất lượng nước và vệ sinh môi trường cho cộng đồng dân cư ở những vùng khó khăn. Trong giai đoạn này, UNICEF, hỗ trợ Việt Nam gần 11 triệu USD, với mục tiêu: ít nhất có 60% số hộ gia đình trong vùng dự án được dùng nước đảm bảo vệ sinh, có lợi cho sức khỏe; 75% số hộđược dùng nước sạch; 50% số hộ có nhà tiêu hơp vệ sinh; tất cả các nhà trẻ mẫu giáo và trung tâm y tế trong vùng dự án đều có công trình nước sạch, nhà vệ sinh; 100% các công trình cấp nước và vệ sinh có ban quản lý. Tuy nhiên để dự án NS – VSMT nông thôn do UNICEF tài trợ thực hiện có hiệu quả, cần sự quan tâm, tham gia tích cực hơn nữa của chính quyền và người dân các địa phương (Đặng Ngọc, 2007) [11].

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, đến nay đã có khoảng 82% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 60% số hộ gia đình nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh; 92% số trạm y tế, 90% số trường học có công trình cấp nước và nhà tiêu hợp vệ sinh...

Theo kết quả khảo sát thống kê của UNICEF và Bộ Y tế, hiện tại ở khu vực nông thôn mới chỉ có 11,7% người dân được sử dụng nước sạch (nước máy). Còn lại 31% hộ gia đình phải sử dụng giếng khoan, 31,2% số hộ gia đình sử dụng giếng đào. Số còn lại chủ yếu dùng nước ao hồ (11%), nước mưa và nước đầu nguồn sông suối. Nguồn nước đang bị ô nhiễm nặng.

Ông Nguyễn Tôn – Chủ tịch Hội Cấp thoát nước Việt Nam cho biết: “Hiện có khoảng 70% dân số tại các đô thịđược sử dụng nước sạch”.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt và hiệu quả mô hình cung cấp nước sạch tại xã Bình Thuận - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên. (Trang 34)