1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

MÔN BÁO CHÍ VÀ DƯ LUẬN XÃ HỘI

14 873 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 164,5 KB

Nội dung

Dư luận xã hội là tập hợp các luồng ý kiến cá nhân trước các vấn đề, sự kiện, hiện tượng có tính thời sự, có liên quan đến lợi ích, các mối quan tâm của công chúng.

Trang 1

MÔN: DƯ LUẬN XÃ HỘI Câu 1: Các chức năng của Báo chí?

- Chức năng thông tin: Là chức năng quan trọng hàng đầu của báo chí Thực

hiện chức năng thông tin, báo chí phải bảo đảm độ chân thực, xác đáng, tính nhanh nhạy, kịp thời…

- Chức năng văn hoá - giáo dục - giải trí: Là một tổ hợp các chức năng có

mối liên hệ chặt chẽ với nhau Báo chí nâng niu, trân trọng và chuyển tải những giá trị văn hoá lành mạnh, thể hiện tầm vóc văn minh nhân loại và dân tộc; hướng dẫn kĩ năng, thông qua thông tin về những sự kiện, những chân dung con người cụ thể, cổ vũ cho nỗ lực vươn lên, cho trách nhiệm và đạo lý với cộng đồng xã hội; tham gia giải quyết nhiều vấn đề xã hội một cách nhẹ nhàng, thấm thía

- Chức năng giám sát, quản lý xã hội: Báo chí không làm thay chức năng

của hệ thống quản lý nhà nước, quản lý xã hội chuyên trách mà là phương tiện hỗ trợ thiết yếu, tham gia hoạt động quản lý, giám sát với một vị trí không thể thay thế, nhất là trong bối cảnh xã hội hiện đại

- Chức năng kinh doanh - dịch vụ: Đã là một phần hoạt động của các cơ

quan báo chí Nhưng báo chí không thể chạy theo lợi nhuận bằng mọi giá,

bỏ quên trách nhiệm thông tin, trách nhiệm phục vụ cộng đồng

- Chức năng có tầm quan trọng đặc biệt của báo chí là chức năng tư

tưởng Báo chí là lực lượng chủ lực và xung kích trên mặt trận tư tưởng, tạo

ra sự thống nhất và liên kết trong xã hội, nhằm giải quyết các nhiệm vụ xã hội Công tác tư tưởng thực chất là việc tác động vào ý thức của con người nhằm hình thành và củng cố hệ tư tưởng chính trị lãnh đạo xã hội

Câu 2: Khái niệm và bản chất của dư luận xã hội?

1 Khái niệm

Trang 2

- Dư luận xã hội là tập hợp các luồng ý kiến cá nhân trước các vấn đề, sự

kiện, hiện tượng có tính thời sự, có liên quan đến lợi ích, các mối quan tâm của công chúng

2 Đặc điểm của dư luận xã hội

- Dư luận xã hội là những sự kiện, hiện tượng có tính thời sự.

- Dư luận xã hội là những sự kiện hiện tượng được phán xét dựa trên các

khuôn mẫu tư duy trên các lĩnh vực của đời sống xã hội

- Căn cứ quan trọng để hình thành dư luận xã hội là lợi ích trên các lĩnh vực

của đời sống xã hội

3 Các chức năng của dư luận xã hội

- Chức năng đánh giá: Dư luận xã hội thể hiện thái độ phán xét đánh giá của

công chúng đối với các sự kiện, hiện tượng, sự vật, vấn đề cuộc sống Dư luận xã hội có vai trò quan trọng trong việc hình thành thang giá trị xã hội Trên thực tế, người ta thường chạy theo các giá trị mà dư luận xã hội đề cao chứ không phải các giá trị do các nhà tư tưởng, lý luận đề ra Thang giá trị

do các nhà tư tưởng, lý luận đề ra, cho dù có đúng đến đâu, cũng khó có thể

đi vào thực tế nếu không được dư luận xã hội tán thành, ủng hộ Thang giá trị của dư luận xã hội mỗi thời một khác Ví dụ, đầu những năm 60, các giá trị vật chất được dư luận xã hội đề cao là "một yêu anh có pô-giô, hai yêu anh có đồng hồ đeo tay…" Trong những năm 80, các giá trị được đề cao không còn là xe đạp pô-giô, đài, đồng hồ nữa mà là xe máy, cat-set, ti-vi, tủ lạnh

- Chức năng điều tiết các mối quan hệ xã hội: Dư luận xã hội rất nhạy cảm

với các hành vi xâm phạm lợi ích chung, lợi ích của toàn xã hội, nhất là hành vi của các phần tử, các nhóm cực đoan, lên án kịp thời và gay gắt các hành vi này, làm cho cho các cá nhân, các nhóm cực đoan phải “chùn tay”;

dư luận xã hội cũng rất quan tâm đến các hành vi có lợi cho toàn xã hội, kịp thời cổ vũ, các cá nhân, nhóm xã hội thực hiện các hành vi này Nhờ sự can thiệp kịp thời, dư luận xã hội góp phần duy trì trật tự xã hội, mối quan hệ hài hoà giữa cá nhân và xã hội cũng như giữa các nhóm xã hội

- Chức năng giáo dục của dư luận xã hội: Nhờ có uy tín lớn, sự khen chê,

khuyên bảo của dư luận xã hội có tác động rất mạnh đến ý thức và hành vi

Trang 3

của con người, nhất là đối với các thế hệ trẻ Bằng sự khen, chê, khuyên can kịp thời đối với các hành vi phù hợp hoặc không phù hợp với lợi ích, các giá trị xã hội, nhất là các giá trị đạo đức, luân lý, dư luận xã hội có vai trò rất lớn trong việc giáo dục cho các thế hệ ý thức về sự phải - trái, đúng - sai, thiện - ác, đẹp - xấu

- Chức năng giám sát: Dư luận xã hội có vai trò giám sát hoạt động của nhà

nước và các tổ chức xã hội, gây sức ép lớn đối với tệ tham nhũng, quan liêu, tắc trách Các quan chức tham nhũng, quan liêu, mất dân chủ rất “ghét” báo chí, dư luận xã hội vì báo chí, dư luận xã hội luôn “nhòm ngó” vào các công việc mờ ám của họ, sẵn sàng lên án, tố cáo họ

- Chức năng tư vấn, phản biện: Trước những vấn đề nan giải của đất nước,

dư luận xã hội có thể đưa ra những khuyến nghị sáng suốt mà các cơ quan tham mưu cho chính quyền có thể chưa nghĩ ra được Dư luận xã hội cũng

có khả năng đưa ra các ý kiến phản biện xác đáng đối với các quyết định của các cơ quan đảng, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội

- Chức năng giải toả tâm lý xã hội: Theo các nhà tâm lý học, sự bất bình,

các nỗi niềm oan ức của con người, nếu không được giãi bày, nói ra, sẽ không mất đi mà lắng chìm xuống tầng vô thức trong tâm thức của con người và có thể trở thành những mầm mống bệnh hoạn nghiêm trọng về tinh thần, đến một lúc nào đó sẽ bộc phát thành những hành vi, phản ứng bất thường không thể kiểm soát được Sự giãi bày, bày tỏ thành lời có thể giải toả nỗi bất bình, uất ức của con người Bị oan ức mà nói ra được người ta sẽ cảm thấy nhẹ nhõm

4 Các thuộc tính của dư luận xã hội

- Khuynh hướng: Thái độ của dư luận xã hội đối với mỗi sự kiện, hiện

tượng, quá trình xã hội có thể khái quát theo các khuynh hướng nhất định: tán thành, phản đối hay băn khoăn, lưỡng lự, chưa rõ thái độ Cũng có thể phân chia dư luận theo các khuynh hướng như tích cực, tiêu cực; tiến bộ, lạc hậu, "cấp tiến", "bảo thủ"

- Cường độ: Thể hiện “sức căng” của mỗi khuynh hướng Ví dụ, khuyng

hướng phản đối có thể biểu hiện ở các sức căng khác nhau: phản đối gay

Trang 4

gắt; phản đối, nhưng không gay gắt… Cường độ của dư luận xã hội quan

hệ chặt chẽ với hành vi xã hội của công chúng Trong nắm bắt và phản ánh

dư luận xã hội nhất thiết phải nắm bắt và phản ánh được cường độ của các khuynh hướng đánh giá

- Sự thống nhất và xung đột của dư luận xã hội: Theo các nhà xã hội học,

đồ thị phân bố dư luận xã hội hình chữ U biểu thị sự xung đột (có hai luồng

ý kiến chính, trái ngược nhau, tỷ lệ ủng hộ mỗi luồng ý kiến này ngang bằng hoặc xấp xỉ nhau), hình chữ L biểu thị sự thống nhất cao (trong số các luồng

ý kiến, nổi lên một luồng ý kiến được đa số ủng hộ) Trong xã hội, nếu thái

độ của dư luận xã hội đối với phần lớn các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội đều có dạng phân bố hình chữ U thì điều đó có nghĩa xã hội ở trạng thái xung đột ý kiến gay gắt Trong phân bố hình chữ L, chỉ một loại quan điểm

có tỷ lệ số người ủng hộ cao mà thôi

 VD: Về vấn đề gia nhập tổ chức WTO của Việt Nam, đại đa số mọi người đều cho rằng đó là một cơ hội tốt để Việt Nam vươn lên, phát triển nhanh chóng Đó là biểu thị của sự thống nhất, chung quan điểm của phần lớn số đông

 VD: Về quan điểm về sự ra đời của văn hóa, có rất nhiều quan điểm khác nhau, không thống nhất với nhau Đó là biểu thị cho sự mâu thuẫn, sung đột một khái niệm nhưng có nhiều ý kiến khác nhau

- Tính bền vững: Có những dư luận xã hội chỉ qua một đêm là thay đổi,

nhưng cũng có những dư luận hàng chục năm không thay đổi Tính bền vững của dư luận xã hội phụ thuộc vào nhiều yếu tố Đối với các bậc vĩ nhân, các giá trị lịch sử của dân tộc , đánh giá của dư luận xã hội thường rất bền vững, ví dụ sự đánh giá của dư luận xã hội về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ, về tầm quan trọng của sự nghiệp đổi mới Đối với những vấn

đề mới nảy sinh, dư luận xã hội thường dễ thay đổi Cái mới lúc đầu thường chỉ được số ít nhận thấy và do đó dễ bị đa số phản đối Tuy nhiên, ý kiến của đa số sẽ nhanh chóng, dễ dàng thay đổi khi cái mới vươn lên, khẳng định mình trong cuộc sống Cần đặc biệt quan tâm đến sự thay đổi thái độ của dư luận xã hội đối với các sự kiện, hiện tượng, quá trình, đối tượng quen thuộc vì nó phản ánh sự chuyển hướng trong cách suy nghĩ của xã hội

Trang 5

- Sự tiềm ẩn: Dư luận xã hội về những vấn đề của cuộc sống xã hội có thể ở

trạng thái tiềm ẩn, không bộc lộ bằng lời Có người dùng thuật ngữ “dư luận của đa số im lặng” để nói về trạng thái này Trong những xã hội thiếu dân chủ, dư luận xã hội đích thực thường tồn tại dưới dạng tiềm ẩn Phương pháp thăm dò dư luận xã hội có thể làm bật ra nội dung của các luồng dư luận xã hội tiềm ẩn Đối với những nơi chưa coi trọng quyền dân chủ của nhân dân, để nắm bắt dư luận xã hội chúng ta nên dùng phương pháp phỏng vấn dấu tên (không ghi tên, nơi làm việc, cư trú của người trả lời), nếu không, người trả lời có thể sẽ không dám nói ra sự thật

Câu 3: Phân biệt dư luận xã hội và tin đồn?

- Tin đồn là những thông tin từ những nguồn thông tin không chính thức,

thường là những thông tin thất thiệt, không đúng sự thật và rất khó kiểm chứng, được dựng lên hoặc nguỵ tạo nên bởi những mục đích hay dụng ý nào đó

- Giữa tin đồn và dư luận xã hội có những điểm khác biệt cơ bản sau đây:

 Một là, nguồn thông tin của tin đồn bao giờ cũng xuất phát từ người khác (tôi nghe người này nói, người kia nói); nguồn thông tin của dư luận xã hội lại xuất phát từ chính là bản thân người phát ngôn (theo ý kiến của tôi thì, )

 Hai là, tin đồn loang càng xa thì càng có nhiều biến thái, do nó không ngừng được thêm thắt Ngược lại, lúc ban đầu dư luận xã hội thường rất phân tán, nhưng sau đó, thông qua sự trao đổi, tranh luận, tính thống nhất của dư luận

xã hội thường tăng lên

 Ba là, tin đồn thường có tính "thất thiệt" (mặc dù có những tin đồn về cơ bản là sự thật) Dư luận xã hội phản ánh trung thực về những suy nghĩ, tình cảm, thái độ của chủ thể

- Tuy nhiên, giữa dư luận xã hội và tin đồn không có sự ngăn cách tuyệt đối.

Tin đồn thường có nguyên nhân là do công chúng, nhân dân thiếu thông tin cộng với tính tò mò, đưa chuyện của một bộ phận công chúng Tin đồn thường xuất hiện khi người ta thiếu (hoặc thừa) thông tin, dựa vào kinh nghiệm của bản thân, dựa vào những yếu tố chủ quan mà phán đoán, nảy

Trang 6

sinh những thông tin, những câu chuyện thường là hoang đường Nhưng tin đồn cũng ẩn chứa những suy nghĩ và tình cảm của công chúng

- Do tính thời sự nóng bỏng, tin đồn đã hút lượng người quan tâm vô cùng

lớn, bất luận độ tuổi, giới tính Ngày nay, tin đồn không chỉ xảy ra ở vùng

có nhận thức kém mà còn gây sốt mạnh ở vùng đô thị nhận thức cao

- Ngày xưa, tin đồn chủ yếu qua truy phạm vi hẹp làng xã, vùng miền Do

tính chậm Nhưng công nghệ số đang làm điên đảo tin đồn Ví dụ, năm

2011, nhiều thuê bao điện thoại di động tại Việt Nam nhận một tin nhắn với nội dung cảnh báo về hậu quả các vụ nổ Nhà máy điện Hạt nhân ở Nhật Bản Theo tin nhắn này, vụ nổ ở nhà máy điện Hạt nhân ở Fukimi (Nhật Bản) có thể gây ra trận mưa axít, và khuyến cáo người dân châu Á, trong đó

có Việt Nam không nên đi ra ngoài để tránh mưa axít gây “cháy da, ung thư”…

Câu 4: Quá trình hình thành dư luận xã hội?

- Các nhà xã hội học thường coi quá trình hình thành dư luận xã hội gồm 4

giai đoạn:

 Giai đoạn tiếp nhận thông tin

 Giai đoạn hình thành các ý kiến cá nhân

 Giai đoạn trao đổi ý kiến giữa các cá nhân

- Giai đoạn hình thành các luồng ý kiến chung (dư luận xã hội)

- Trong giai đoạn đầu, thông tin về sự kiện, theo nhiều con đường khác nhau,

đuợc truyền đạt đến các cá nhân Trong giai đoạn thứ 2, trên cơ sở nhận thức của mình, các cá nhân bắt đầu đưa ra các ý kiến phán xét, đánh giá có thể rất khác nhau, thậm chí đối lập nhau về sự kiện Sự trao đổi, cọ sát ý kiến giữa các cá nhân trong giai đoạn 3 sẽ dẫn tới sự hình thành các luồng ý kiến chung, hay nói cách khác, đó là dư luận xã hội

- Tuy nhiên, theo các nhà tâm lý học, cơ chế hình thành dư luận xã hội không

đơn giản như vậy Trong thực tế, sự hình thành dư luận xã hội thường diễn

ra rất nhanh Khi có các thông tin về sự kiện, các phán xét giống nhau ở mọi người được “bật ra” hầu như cùng một lúc, giống như phản ứng dây chuyền,

Trang 7

không cần giai đoạn tranh luận, trao đổi thông tin Nền tảng của các phản ứng này là các khuôn mẫu tư duy xã hội đã được định hình, tồn tại trong tiềm thức và gắn kết với tâm thế xã hội

Câu 5: Các yếu tố tác động đến quá trình hình thành dư luận xã hội?

- Tất cả các yếu tố có ảnh hưởng đến nhận thức, có liên quan đến lợi ích của

công chúng trước các sự kiện, hiện tượng, vấn đề xã hội, như chúng ta đã phân tích ở mục 4 (Cơ sở nhận thức và cơ sở xã hội của dư luận xã hội), ít nhiều đều có tác động đến quá trình hình thành dư luận xã hội Một trong những yếu tố có tác động mạnh đến quá trình hình thành dư luận xã hội là tác động của truyền thông, thông tin trên báo chí

- Hiệu quả của truyền thông đến quá trình hình thành dư luận xã hội phụ

thuộc vào nhiều yếu tố như uy tín của nguồn thông tin; thời điểm phát tin (nhiều nghiên cứu cho thấy, nguồn thông tin sớm nhất có tác động lớn nhất đến việc hình thành dư luận xã hội, ai đưa ra thông tin sớm nhất, người đó

dễ có khả năng làm chủ được dư luận xã hội); liều lượng thông tin, cách thức thông tin…

- Các yếu tố xã hội khác có thể có nhiều ảnh hưởng đến quá trình hình thành

dư luận xã hội là: gia đình, nhóm xã hội, tầng lớp, giai cấp, đảng tịch

Câu 6: Các con đường hình thành dư luận xã hội?

- Chủ yếu có 2 con đường sau:

 Hình thành qua kênh giao tiếp cá nhân: con đường này phổ biến trong các

xã hội khi chưa có các phương tiện truyền thông đại chúng

 Hình thành qua kênh giao tiếp đại chúng dưới tác động của phương tiện truyền thông đại chúng: sự phổ biến thông tin qua con đường này rất nhanh Thông tin ban đầu đến với hàng triệu, thậm chí hàng tỷ người

Câu 7: Mối quan hệ giữa báo chí và dư luận xã hội?

Trang 8

- Báo chí là chủ thể khơi nguồn dư luận xã hội: DLXH là phản ứng của dư

luận, các nhóm xã hội khác nhau trước những sự kiện vấn đề thời sự Những

sự kiện, vấn đề ấy lại là đối tượng phản ánh của báo chí Trong xã hội hiện đại, phần lớn DLXH được châm ngòi từ báo chí

- Dư luận xã hội - đối tượng phản ánh của báo chí: DLXH là một hiện

tượng có ý nghĩa trong đời sống xã hội, do đó nó cũng là một đối tượng quan trọng để báo chí phản ánh Mặt khác, DLXH biểu lộ thái độ, tình cảm, nhận thức của công chúng trong xã hội về những vấn đề cụ thể Báo chí có khả năng và trách nhiệm chuyển tải thái độ, nhận thức, tình cảm ấy đến bộ máy công quyền nhằm phát ra thông điệp cần thiết, giúp bộ máy ấy điều chỉnh, xử lý những vấn đề dư luận quan tâm

- Báo chí định hướng dư luận xã hội: Báo chí phản ánh DLXH nhưng sự

phản ánh ấy không thụ động mà có ý thức rõ ràng, hướng tới mục tiêu cụ thể Mục tiêu cuối cùng và cao nhất chính là định hướng DLXH

Cơ chế tác động của báo chí vào dư luận xã hội:

- Thông tin chính là điều kiện để thay đổi, định hướng, hoặc làm sâu sắc thêm

nhận thức của đối tượng, và từ nhận thức (hiểu), mỗi cá nhân và cộng đồng

sẽ hành động theo cách nhận thức của mình, phù hợp với nguồn thông tin và hướng thông tin được tiếp nhận

- Báo chí tác động vào DLXH bằng hai con đường: lý trí và tình cảm, trong

đó tác động vào tình cảm là quan trọng và tác động vào lý trí là cơ bản

Câu 8: Sự tác động của báo chí đến dư luận xã hội?

- Cùng với kênh giao tiếp cá nhân, DLXh cũng được hình thành qua kênh

giao tiếp đại chúng dưới tác động của phương tiện thông tin đại chúng;sự phổ biến thông tin qua con đường này rất nhanh Thông tin ban đầu đến với hàng triệu thậm chí hàng tỷ ngưởi trên những phạm vi rất rộng lớn-Nhờ có báo chí mà dư luận được hình thành

- Báo chí với tư cách là chiếc cầu nối thông tin giữa Đảng, nhà nước và công

chúng

- Báo chí là nơi phát đi các thông tin liên quan trực tiếp đến lợi ích của người

dân

Trang 9

- Báo chí là diễn đàn để đông đảo các tầng lớp nhân dân bày tỏ ý kiến,

nguyện vọng của mình

- Báo chí là 1 trong những yếu tố quan trọng tác động đến sự hình thành và

phát triển của dư luận xã hội

Báo chí phản ánh và lan truyền DLXH bằng 1 số phương cách như sau:

- Tòa soạn chỉ lựa chọn và thông tin những sự kiện, vấn đề nào đó phù hợp

với quan điểm, thái độ thông tin của mình

- Báo chí thông tin đầy đủ tất cả những sự kiện nảy sinh, những luồng ý kiến

có trong dư luận xã hội Cách tiếp nhận, đánh giá, phán xét, nhận thức như thế nào thuộc về công chúng

- Báo chí thông tin tất cả các chiều cạnh, các luồng ý kiến và các sự kiện có

trong DLXH nhưng có chọn lọc kỹ càng, chú trọng lý giải, phân tích, bình luận, thuyết phục với mục đích hướng dẫn nhận thức của công chúng, định hướng DLXH

Mô hình:

Câu 9: Nhiệm vụ của báo chí trong việc hình thành và định hướng

dư luận xã hội?

Trang 10

- Báo chí định hướng DLXH là thể hiện yêu cầu thống nhất giữa yêu cầu từ

bên trên - của lãnh đạo quản lý và nhu cầu từ bên dưới - của quần chúng nhân dân Bảo đảm được tính thống nhất này, báo chí sẽ là phương tiện và phương thức quan trọng nhất trong việc khơi nguồn, tập hợp và phát huy ngồn sức mạnh mềm - tài nguyên mềm của quốc gia trong quá trình phát triển bền vững đất nước Nguồn lực trí tuệ và cảm xúc của nhân dân là sức mạnh mềm; niềm tin của người dân vào chế độ xã hội, vào thể chế chính trị

và đội ngũ cán bộ công chức trong bộ máy công quyền, là sức mạnh mềm Mặt khác, sức mạnh cứng như tài nguyên không tái tạo sẽ dần bị cạn kiệt;

và nếu khai thác bừa bãi vì lợi ích nhóm thì nó có thể gây ra nhiều hệ lụy khôn lường về môi trường và lòng tin của nhân dân

- Báo chí thông tin nhanh, đầy đủ, phong phú và đa chiều về các sự kiện và

vấn đề thời sự liên quan mật thiết đến lợi ích của đông đảo công chúng và các tầng lớp nhân dân, giúp họ nhận thức những gì đang diễn ra, trên cơ sở

ấy ý thức được vai trò, vị thế và lợi ích của chính mình

- Định hướng DLXH không phải là cơ quan báo chí chỉ chọn những sự kiện,

vấn đề phù hợp với quan điểm thông tin của mình mới thông tin, bình luận, còn nếu khác hoặc trái thì im lặng làm ngơ; nếu như vậy thì thật thiếu trách nhiệm xã hội và không công bằng Vì báo chí không phải là nghề tự thân, thậm chí không phải là nghề kiếm sống như bao nghề khác, mà nó sinh ra

để phục vụ công chúng và DLXH, vì sự phát triển bền vững của đất nước

Do đó, cần thống nhất nhận thức rằng, tất cả những sự kiện và vấn đề thời

sự liên quan đến lợi ích của đông đảo công chúng và nhân dân thì báo chí cần thông tin, bình luận để thu hút họ vào tầm ảnh hưởng của mình, từ đó góp phần định hướng nhận thức, thái độ và thống nhất hành vi trong giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội

Câu 10: Thực trạng khả năng, vai trò định hướng dư luận xã hội của báo chí?

1 Thực trạng

- Khả năng tác động của báo chí vào công chúng và dư luận xã hội còn

chưa đồng đều, hiệu quả chưa thật rõ nét: Báo chí có ưu thế nổi bật trong

Ngày đăng: 26/04/2019, 10:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w