Câu 1: Toà soạn báo chí là gì? Tòa soạn báo chí là cơ quan do Đảng, chính quyền, các tổ chức và đoàn thể xã hội lập ra để xuất bản báo chí theo qui định của pháp luật. Đó là cơ quan ngôn luận của một tổ chức nhất định, thực hiện tôn chỉ, mục đích nhiệm vụ do tổ chức đó đặt ra bằng những phương tiện và biện pháp đặc biệt. Câu 2: Chức năng và nhiệm vụ của cơ quan chủ quản? Cơ quan chủ quản là tổ chức đứng tên xin cấp giấy phép hoạt động báo chí và trực tiếp quản lý cơ quan báo chí. 1.Nhiệm vụ và quyền hạn -Xác định, chỉ đạo việc thực hiện tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ và phạm vi phát hành chủ yếu, công suất, thời gian, tần số, phạm vi tỏa sóng, ngôn ngữ thể hiện của cơ quan báo chí được quy định trong giấy phép; -Chỉ đạo cơ quan báo chí thực hiện nhiệm vụ, phương hướng và kế hoạch hoạt động, tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ báo chí; -Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức người đứng đầu cơ quan báo chí trực thuộc, sau khi trao đổi ý kiến với cơ quan quản lý nhà nước về báo chí; -Kiểm tra hoạt động của cơ quan báo chí; -Tạo điều kiện cần thiết cho cơ quan báo chí hoạt động; -Chịu trách nhiệm trước pháp luật
Trang 1MÔN: TỔ CHỨC VẬN HÀNH CƠ QUAN BÁO CHÍ Câu 1: Toà soạn báo chí là gì?
Tòa soạn báo chí là cơ quan do Đảng, chính quyền, các tổ chức và đoàn thể xãhội lập ra để xuất bản báo chí theo qui định của pháp luật Đó là cơ quan ngônluận của một tổ chức nhất định, thực hiện tôn chỉ, mục đích nhiệm vụ do tổ chức
đó đặt ra bằng những phương tiện và biện pháp đặc biệt
Câu 2: Chức năng và nhiệm vụ của cơ quan chủ quản?
Cơ quan chủ quản là tổ chức đứng tên xin cấp giấy phép hoạt động báo chí vàtrực tiếp quản lý cơ quan báo chí
1 Nhiệm vụ và quyền hạn
- Xác định, chỉ đạo việc thực hiện tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ vàphạm vi phát hành chủ yếu, công suất, thời gian, tần số, phạm vi tỏa sóng,ngôn ngữ thể hiện của cơ quan báo chí được quy định trong giấy phép;
- Chỉ đạo cơ quan báo chí thực hiện nhiệm vụ, phương hướng và kế hoạchhoạt động, tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ báo chí;
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức người đứng đầu cơ quan báo chí trựcthuộc, sau khi trao đổi ý kiến với cơ quan quản lý nhà nước về báo chí;
- Kiểm tra hoạt động của cơ quan báo chí;
- Tạo điều kiện cần thiết cho cơ quan báo chí hoạt động;
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật
Câu 3: Điều kiện thành lập và hoạt động của tòa soạn báo?
1 Điều kiện thành lập
- Có người đủ tiêu chuẩn đứng đầu cơ quan báo chí
Trang 2- Xác định rõ tên gọi, tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ, phạm vi pháthành chủ yếu, công suất, thời gian, tần số, phạm vi tỏa sóng và ngôn ngữthể hiện
- Có trụ sở chính thức
- Phù hợp với qui hoạch phát triển báo chí;
- Có giấy phép do cơ quan quản lý Nhà nước cấp;
- Đối với đài phát thanh, đài truyền hình, việc sử dụng máy phát (công suất,thời hạn, phạm vi tỏa sóng), tần số vô tuyến điện phải có giấy phép do cơquan quản lý Nhà nước cấp;
- Nếu ở tỉnh, thành phố trưc thuộc Trung ương phải có ý kiến của Chủ tịch
Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trục thuộc Trung ương
2 Điều kiện hoạt động
- Tòa soạn phải hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhànước và trong khuôn khổ của Hiến pháp và Pháp luật; của các cơ quanchủ quản báo chí, đồng thời phải có cơ chế, chính sách phù hợp, khuyếnkhích và thúc đẩy báo chí phát triển đúng định hướng;
- Có đội ngũ lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên
- Có nguồn tin thường xuyên, liên tục, mới mẻ, phong phú
- Phải đảm bảo sự lưu thông, trao đổi thông tin trong bộ máy tòa soạn,
- Các phòng, ban, nhà in và toàn thể cán bộ, phóng viên, biên tập viên,công nhân viên tòa soạn phải hoạt động đồng bộ, nhịp nhàng và tráchnhiệm cao
- Đảm bảo cở sở vật chất, tài chính, phương tiện đi lại, phương tiện nghiệpvụ
Câu 4: Các bộ phận chức năng trong toà soạn?
1 Vai trò, nhiệm vụ Bộ (ban) biên tập
Bộ (ban) biên tập là đầu não của tòa soạn, lãnh đạo và quản lý tòa soạn, là một
tổ chức do cơ quan chủ quản và tòa soạn lập ra để bàn bạc và quyết định những
Trang 3vấn đề liên quan đến toàn bộ hoạt động xuất bản các ấn phẩm báo chí của tòasoạn đó.
Thành phần:
- Tổng biên tập (Tổng Giám đốc, Giám đốc)
- Các phó tổng biên tập
- Thư ký tòa soạn
- Một số trưởng ban (phòng) quan trọng
- Bàn bạc và quyết định công việc, kế hoạch, kiểm tra, đôn đốc đánh giá
- Bàn bạc và quy định công việc , đôn đôc kế hoạch trước mắt và lâu dàicủa tòa soạn Đồng thời, kiểm tra đánh giá hiệu quả, chất lượng công việc
- Đề xuất, tổ chức triển khái những sáng kiến để năng cao chất lượng, uytín của tờ báo, phối hợp với bên ngoài thực hiện hoạt động xã hội
- Tổ chức hội nghị cộng tác viên, gặp gỡ bạn đọc, giải đáp những vấn đề dưluận băn khoăn, thắc mắc
- Làm tốt công tác đối nội, đối ngoại
- Các ủy viên Ban biên tập trực tiếp viết bài, duyệt bài, trực các số báo hoặccông việc theo sự phân công của Tổng biên tập
2 Tổng biên tập (Tổng giám đốc, giám đốc)
- Là người đứng đầu cơ quan báo chí trực tiếp lãnh đạo, tổ chức và giáo dụctập thể tòa soạn, chăm lo củng cố khối đoàn kết nội bộ và xây dưng mốiliên hệ với quần chúng
- Tổng biên tập là người chịu trách nhiệm về chất lượng, nội dung chính trị
và hình thức thể hiện của tờ báo trước cơ quan chủ quản, trước pháp luật,trước bạn đọc, trước tòa soạn
Trang 4- Tổng biên tập do cơ quan chủ quản trực tiếp bổ nhiệm sau khi có sự thốngnhất bằng văn bản của các cơ quan chỉ đạo và quản lý báo chí.
Những phẩm chất của Tổng biên tập
- Tổng biên tập là người cóphẩm chất chính trị, tư tưởng vững vàng
- Tổng biên tập là chuyên gia trong lĩnh vực báo chí
- Tổng biên tập là nhà tổ chức, quản lý và điều hành giỏi
- Tổng biên tập là người có quan hệ rộng rãi với tổ chức Đảng, chínhquyền, đoàn thể, tổ chức xã hội và cơ quan chủ quản
- Tổng biên tập là một nhà quản trị kinh doanh – kinh tế giỏi
3 Phó TBT (Phó tổng giám đốc, Phó giám đốc)
- Phó tổng biên tập do cơ quan chủ quản bổ nhiệm trên cơ sở đề đạt củaTổng biên tập và được sự đồng ý bằng những văn bản của cơ quan chỉ đạo
và quản lý nhà nước về báo chí
- Giúp việc cho Tổng biên tập Thông thường Tổng biên tập phụ tráchchung, đối ngoại, tổ chức và phân công các phó tổng biên tập phụ tráchtừng mảng công việc của tòa soạn và chịu trách nhiệm trước Tổng biêntập về công việc đó
- Phó TBT còn trực tiếp viết bài, duyệt bài, trực ban, trực các số báo, điềuhành cuộc họp, tiếp khách, ký vào maket báo trước khi đi nhà in
4 Ban thư ký và Thư ký tòa soạn
- Là nơi hội tụ và quản lý những người mới mẻ, cập nhật và có giá trị nhất
- Thường có Trưởng ban thư ký, Phó ban thư ký, các biên tập viên chuyên
đề, nhóm phóng viên
Trang 5Thư ký tòa soạn
- Là bậc thầy về “sử dụng kéo” để cắt xén, tỉa gọn bài
- Là cánh tay phải của Tổng biên tập
- Là những nhà báo giỏi, giàu kinh nghiệm,
- Cẩn trọng, kiên trì và có trách nhiệm cao
- Âm thầm, lặng lẽ, hy sinh , đứng sau những chiến công chung của tòasoạn và PV
- Nhân vật số một của Ban thư ký tòa soạn Thường là ủy viên Bộ (ban)biên tập
- Đã qua thời kỳ làm PV, BTV
Vai trò TKTS
- Thư ký tòa soạn có vai trò rất quan trọng.Tổng biên tập chỉ đưa ra địnhhướng, yêu cầu, còn Thư ký tòa soan là người trực tiếp thực hiện Có thểnói, nếu Ban biên tập là nơi lãnh đạo, điều hành, chỉ đạo phương hướngchiến lược; Phóng viên là người trực tiếp thực hiện, tạo ra sản phẩm; cáctrưởng phòng, ban nội dung là người khởi xướng, thẩm định đề tài thì Thư
ký tòa soạn vừa đóng vai trò tham mưu, đề ra chiến lược, dàn dựng bàibản chiến dịch vừa là người lập chiến thuật cụ thể, để mỗi kỳ báo đều cónhững bài “đinh”
5 Ban chuyên môn
- Phòng công tác chính trị (Mô
hình báo QĐND)
- Ban chính trị - xã hội
- Ban Kinh tế
- Ban Thanh Niên
- Ban Khoa học – Giáo dục
- Ban Văn hóa – Văn nghệ
Trang 6- Quản trị
- Phát hành,
- Thư viện – lưu trữ,
- Đội xe, Bảo vệ
Trang 77 Bộ phận ngoài tòa soạn
- Văn phòng đại diện,
- Phóng viên thường trú trong
và ngoài nước
- Phân xã
- Nhà in
Câu 5: Mô hình tổ chức cơ quan báo chí truyền thống?
- Ban lãnh đạo và quản lý tòa soạn
- Các ban (phòng) chuyên môn
- Bộ phận hành chính, dịch vụ
- Bộ phận ngoài tòa soạn
Câu 6: Mô hình tổ chức toà soạn báo in?
Toà soạn báo in là cơ quan ngôn luận của các tổ chức Đảng, của cơ quan nhànước, các tổ chức xã hội…thực hiện các loại hình truyền thông và các lĩnh vựcliên quan theo quy định pháp luật
Quy trình sản xuất tác phẩm Báo chí ở Báo Quân đội Nhân dân
- Từ các tin, bài, ảnh do phóng viên đi tác nghiệp hay cộng tác viên gửi vềtòa soạn sẽ được phân loại theo chuyên mục, chuyên trang
Trang 8- Các trưởng phòng có nhiệm vụ biên tập lại chuyển lên cho thư ký tòa soạn
rà soát và Phó, Tổng biên tập duyệt bài rồi đưa đến bộ phận lên trang,trình bày, đưa sang nhà in, xuất bản
- Với đặc thù là cơ quan ngôn luận của Đảng ủy Quân sự Trung ương và
Bộ Quốc phòng nên nội dung tin bài mang đậm chủ đề quan đội, cáctrang ngày của báo còn đề cập đến nhiều vấn đề khác thường xảy ra trongđời sống hàng ngày
- Thực hiện viết tin, bài, chụp ảnh theo sự phân công của các Trưởng, Phóphòng biên tập hoặc tự tìm hiểu đề tài
- Mỗi ngày đầu tháng họp phân công công việc cụ thể cho từng phóng viên.Đăng ký những đề tài sắp được triển khai để Trưởng phòng theo dõi tiến
độ triển khai và sắp xếp thời gian đăng bài
- Ma- két: họa sỹ, nội dung, chuyên mục, họa sỹ thiết kế, khung, nền, ảnhmàu sắc trong khuôn khổ báo cho phù hợp
Ưu điểm:
- Cơ cấu tòa soạn chuẩn mực cao, có sự phân công rõ ràng cụ thể
- Mô hình được tổ chức hầu như ở tất cả tòa soạn báo chí
Trang 9Câu 7: Mô hình tổ chức đài phát thanh – truyền hình?
Trang 101 Quy trình sản xuất một tác phẩm truyền hình
- Nguồn tin: Được lấy ở nhiều nơi, phóng viên phải chủ động tìm kiếm các
tin tức Ngoài ra, hệ thống cộng tác viên cũng là nguồn tin tức phong phú
- Biên tập, đạo diễn: Sau khi đã có tin tức, biên tập, đão diễn là những
người xây dựng ra các chương trình truyền hình, là những người sáng tạo hoặc dựa theo một kịch bản có sẵn để chuyển thể thành một kịch bản truyền hình
Kịch bản: là một văn bản thể hiện chương trình bằng từ ngữ, có hai dạng kịch bản là kịch bản quay và kịch bản dựng
Trang 11 Kịch bản dựng: là một văn bản thể hiện chương trình bằng từ ngữ giúp người dựng khi xem kịch bản biết được nội dung từng cảnh, thời lượng mỗi cảnh.
- Duyệt kịch bản: Khâu duyệt kịch bản nhằm kiểm tra nội dung chương
trình có phù hợp hay không thì cho sản xuất
- Điều động sản xuất: Sau khi kịch bản được duyệt cho phép sản xuất thì
từ việc bố trí các phương tiện sản xuất cho đến nhân lực sản xuất đều do khối này quy định Ngoài ra, còn bố trí địa điểm thực hiện chương trình, thời gian thực hiện
- Sản xuất tiền kỳ: Sau khi phòng viên có kịch bản hoàn chỉnh chương
trình được tiến hành quay, ghi hình bằng thiết bị gọn nhẹ trên xe truyền hình lưu động, hay tao studio truyền hình theo ý tưởng và nội dung do biên tập viên hoặc đạo diễn chỉ đạo
Kỹ thuật của chương trình (hình ảnh, âm thanh, ánh sáng…) do các
kỹ thuật viên chịu trách nhiệm
Cũng có thể ghi các chương trình truyền hình khai thác qua đường truyền vệ tinh, cáp quang…
Sản phẩm của khâu tiền kỳ là băng hình gốc để sản xuất hậu kỳ, kèm theo băng là phiếu sản xuất tiền kỳ
- Sản xuất hậu kỳ: Từ các tác phẩm đã hoàn chỉnh phần hình, băng được
đưa sang phòng tiếng để thực hiện các công việc sau:
Lời thuyết minh, bình luận và lời thoại được ghi vào ở mức chuẩn
Nhạc và tiếng động nền được đưa vào để ghi ở mức nền
Sau đó băng được hòa âm Đi kèm băng thành phẩm là phiếu sản xuất hậu kỳ Phiếu này là chất lượng kỹ thuật của băng chương trình
- Duyệt nội dung: Trước khi đưa vào phát sóng, chương trình phải được
duyệt nội dung Hội đồng nghiệm thu của Đài sẽ duyệt và cho phép phát sóng vào phiếu nghiệm thu phát sóng của băng chương trình Nếu cần sửachữa, băng được quay về bắt đầu từ khâu hậu kỳ video
Trang 12- Phát sóng: Thực hiện phát sóng các băng chương trình đã đầy đủ thủ tục
quyết định và thực hiện phát sóng trực tiếp các chương trình từ studio từ các điểm tiếp theo thông qua các đường truyền vệ tinh, cáp quang…
2 Quy trình sản xuất một tác phẩm báo chí phát thanh
- Tìm hiểu và nghiên cứu thực tế
- Chọn đề tài, chủ đề, tư tưởng chủ đề cho tác phẩm
- Xây dựng đề cương tác phẩm trước khi đi thực tế (ở một số thể loại)
- Liên hệ với những người liên quan để phỏng vấn và tiến hành ghi âm tại thực địa, tiến hành thu thập các thông tin liên quan khác
- Nghe lại băng ghi âm (nạp băng vào máy tính, chọn lọc các chi tiết cần thiết cho tác phẩm )
- Viết tác phẩm, đọc tác phẩm (ghi âm hoặc trực tiếp), sử dụng các phỏng vấn, tư liệu có được từ băng ghi âm… để hoàn tất tác phẩm
- Duyệt và phát sóng (bao gồm duyệt nội dung và duyệt kỹ thuật)
- Lắng nghe thông tin phản hồi
Câu 8: Mô hình tòa soạn báo điện tử?
- Báo điện tử là tên gọi loại hình báo chí thực hiện trên mạng thông tin máytính Ra đời nhờ sự ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông
- Ngày nay, vừa có thông tin, hình ảnh, đoạn phim minh họa, âm thanh truyền trên mạng
- Tính tương tác với người viết báo, giao lưu với bạn đọc bằng hình thức giao lưu trực tuyến, bình chọn, góp ý bạn đọc
1 Mô hình tòa soạn báo điện tử
Mô hình tòa soạn báo Vnexpress:
- Vnexpress có :Tổng biên tập nắm quyền cao nhất
- Dưới là 3 phó tổng biên tập
Trang 13- 6 thư ký tòa soạn: đây là những biên tập viên cao cấp điều hành và phân phối nội dung của cả tòa soạn.
- Là tờ báo điện tử có nhiều độc giả nhất Việt Nam năm 2011, cơ quan chủ quản là bộ Khoa học – Công nghệ
Quy trình sản xuất tin bài ở tòa soạn báo Vnexpress:
Đầu tiên phóng viên phải xác định được đề tài, đề tài có thể do:
- Tự phóng viên đề xuất
- Ban thư ký hoặc trưởng ban đề xuất
- Thông tin thời sự
- Phản ánh của độc giả
Sau khi đã xác định được đề tài:
Trang 14- PV tiếp cận thông tin, thực hiện thao tác nghiệp vụ sau đó viết bàihoàn chỉnh trên hệ thống phần mềm riêng của tòa soạn.
- Bài được đẩy cho cấp cao hơn cho đến khi lên mặt trang phải qua 3cấp: ban biên tập – ban thư ký – tổng biên tập
Độc giả muốn cộng tác viết bài với Vnexpress thì gửi về mail của tòasoạn Muốn cộng tác ban nào thì gửi ban đấy Địa chỉ mail là tên ban +đuôi tòa soạn VD gửi ban Xã hội: xahoi@vnexpress.net
2 Quy trình:
Ví dụ :
Trang 15Ưu điểm :
- Tốc độ phủ sóng và truyền thông tin nhanh, đa thông tin
- Tính tương tác và lưu trữ cao
- Có tính thời sự và tính phi định kì
- Có khả năng truyền tải thông tin không hạn chế
Hạn chế:
- Vì nhanh nên đưa tin không chính xác
Câu 9 : Mô hình tòa soạn hội tụ - đa phương tiện?
1 Khái niệm
- Tòa soạn hội tụ được hiểu là một mô hình tòa soạn hiện đại, trong đó có
sự hợp nhất giữa các phòng (ban) chuyên môn trong tòa soạn, các phóngviên, biên tập viên cũng như lãnh đạo cùng làm việc trong một không gian
mở trên một mặt phẳng, lấy trung tâm sản xuất và phân phối tin tức đaphương tiện làm hạt nhân - nơi có thể giúp lãnh đạo tòa soạn đưa ra chỉ
Trang 16thị nhanh nhất và thống nhất về nội dung đến từng nhân viên trong tòasoạn.
2 Đặc điểm của tòa soạn hội tụ
Qua nghiên cứu một số mô hình tòa soạn hội tụ trên thế giới, có thể khái quátcác đặc điểm sau:
Hội tụ về không gian làm việc
Một trong những đặc điểm cơ bản nhất của tòa soạn hội tụ là từ “sếp” đếnnhân viên đều làm việc trên một mặt phẳng : Trong tòa soạn, các phóngviên “đầu quân” cho các loại hình truyền thông khác nhau như truyềnhình, phát thanh, báo in, báo mạng điện tử cùng hợp nhất địa điểm làmviệc trong một văn phòng lớn, thay vì mỗi loại hình bố trí riêng rẽ mộttầng hay một tòa nhà riêng biệt
Văn phòng của tòa soạn hội tụ đó là sự phá vỡ những rào cản giữa báo in,truyền hình, phát thanh và báo mạng điện tử, từ đó tạo ra một hệ thốnggiao tiếp mở - nơi các nhà báo có thể thu thập, xử lý thông tin ngay tạichỗ, sau đó thể hiện các bản tin qua các phương tiện truyền thông khácnhau
Theo thiết kế, giữa tòa soạn là khu vực lãnh đạo - có một bàn siêu biêntập (super desk) - nơi được coi là “sở chỉ huy” của tòa soạn, giúp lãnhđạo đưa ra chỉ thị một cách nhanh nhất khi tác nghiệp Ngoài ra, các ban(phòng) chuyên môn cũng dễ dàng trao đổi ý tưởng và có phản hồi lạingay sau khi nhận được chỉ thị của lãnh đạo Lãnh đạo các phòng (ban)
có thể trao đổi trực tiếp với nhau và lên kế hoạch sản xuất tin tức, từ đóchỉ đạo phóng viên đưa tin một cách tốt nhất cho các loại hình báo chí
Với cách sắp xếp trên một mặt phẳng như vậy, tòa soạn hội tụ buộc phảitích hợp công nghệ và kỹ thuật Tất cả các công nghệ để sản xuất ra mộtbài báo in, hay báo mạng, hoặc clip truyền hình, audio phát thanh đềuđược tích hợp trong một văn phòng