1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

luận văn thạc sĩ quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn huyện sốp cộp, tỉnh sơn la

86 125 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 824,5 KB

Nội dung

Việc quản lý nguồn tài chính gópphần quản lý chặt chẽ các nguồn thu từ ngân sách nhà nước, từ viện trợ hay từ sản xuấtkinh doanh của đơn vị, trên cơ sở đó đánh giá được hiệu quả hoạt độn

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian nghiên cứu tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận tình từphía thầy cô, bạn bè và gia đình rất nhiều

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong trường Đại học Thương mại

đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này Cho phép bày tỏ lòng biết ơn sâu

sắc tới PGS,TS Nguyễn Văn Minh đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt

thời gian vừa qua Xin cảm ơn lãnh đạo Chi cục thuế thành phố Sơn La đã tạo điềukiện cho tôi trong việc thu thập số liệu, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu

Xin chân thành cảm ơn!

Sơn La, tháng 7 năm 2018

Nguyễn Thị Hương Ly

Trang 4

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TÀICHÍNH TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN

8

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của đơn vị sự nghiệp công lập 8

1.2 Quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn huyện 11

1.2.2 Nội dung quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bànhuyện

12

1.3 Các công cụ quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập 21

1.3.3 Hệ thống thanh tra, kiểm tra

1.4 Kinh nghiệm quản lý tài chính tại một số đơn vị sự nghiệp công lập và bài họckinh nghiệm cho các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn huyện Sốp Cộp

292.1 Giới thiệu khái quát về huyện Sốp Cộp và các đơn vị sự nghiệp công lập trênđịa bàn huyện

29

2.1.2 Giới thiệu về các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn huyện Sốp Cộp 332.2 Thực trạng về thu chi ngân sách trên địa bàn huyện 34

2.3 Thực trạng công tác quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập trên 37

Trang 5

địa bàn huyện Sốp Cộp

2.4 Đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập trênđịa bàn huyện Sốp Cộp

61

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC ĐƠN VỊ

SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SỐP CỘP

3.2.2 Giải pháp với công tác xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ 69

3.2.4 Giải pháp với công tác kiểm tra, giám sát tài chính 703.2.5 Giải pháp với công tác tổ chức bộ máy quản lý tài chính 72

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TT Ký hiệu viết tắt Nghĩa

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thực hiện lộ trình cải cách hành chính Nhà nước, Chính phủ đã ban hành Nghịđịnh số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 và Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày14/2/2015 quy định về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổchức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập Thực tế chothấy, trong hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, thì quản lý hiệu quả nguồn tàichính trở thành một nhiệm vụ trọng tâm và rất cần thiết, ảnh hưởng mạnh đến sự pháttriển cả về quy mô lẫn chất lượng cung cấp dịch vụ của đơn vị Đồng thời, tác độngđến thu nhập của cán bộ, nhân viên trong đơn vị Việc quản lý nguồn tài chính gópphần quản lý chặt chẽ các nguồn thu từ ngân sách nhà nước, từ viện trợ hay từ sản xuấtkinh doanh của đơn vị, trên cơ sở đó đánh giá được hiệu quả hoạt động của đơn vị.Bên cạnh đó, công tác này cũng góp phần tạo khuôn khổ chi tiêu phù hợp với tình hìnhtài chính, làm cơ sở cho việc hạch toán kế toán tại đơn vị; Đảm bảo được nguồn tàichính cho hoạt động của đơn vị, từ đó đưa ra những kế hoạch, định hướng phát triểncho phù hợp với từng giai đoạn của sự phát triển Ngoài ra, việc quản lý cũng giúp chocác khoản chi được thực hiện theo đúng kế hoạch, đạt hiệu quả hoạt động cao đồngthời tiết kiệm chi phí, tạo điều kiện để tăng thu nhập cho cán bộ nhân viên, phát huytính chủ động, sáng tạo, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

Cũng như nhiều đơn vị sự nghiệp công lập khác trong cả nước, việc thực hiệnNghị định số 43/2006/NĐ-CP và Nghị định 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ đã tạođược những thay đổi đáng kể trong nhận thức của cán bộ, nhân viên tại các đơn vị sựnghiệp công lập trên địa bàn huyện Sốp Cộp Qua đó tạo tính tự chủ cho đơn vị trongviệc ra các quyết định, trong đó có các quyết định tài chính, mang tính chủ động và sátvới thực tiễn hơn, thu được hiệu quả cao hơn Cụ thể, một số đơn vị sự nghiệp trên địabàn huyện Sốp Cộp đã thực hiện đầy đủ cơ chế quản lý tài chính, quyền tự chủ, tự chịutrách nhiệm; Quản lý, sử dụng hiệu quả tài sản, nguồn nhân lực để phát triển và nângcao chất lượng hoạt động cung cấp dịch vụ ngày một tốt hơn Tuy nhiên, sau hơn 10

Trang 8

năm thực thi Nghị định 43/2006/NĐ-CP, đến nay hoạt động của các đơn vị sự nghiệpcông lập trên địa bàn huyện Sốp Cộp trên thực tế đã phát sinh nhiều vấn đề chưa phùhợp với tinh thần của Nghị định Cụ thể như: Việc quản lý tài chính chưa được hiệuquả (việc lập và giao dự toán chưa sát với thực tế) Tại một số đơn vị còn chưa xácđịnh rõ cơ cấu nguồn thu và khả năng tự bảo đảm chi thường xuyên, để làm cơ sở xácđịnh chính xác mức hỗ trợ của NSNN; cơ quan chủ quản chưa thẩm tra, đánh giá đầy

đủ, nên đã xác định sai loại hình đơn vị sự nghiệp để thực hiện quyền tự chủ, tự chịutrách nhiệm về tài chính

Một số đơn vị lập dự toán thu, chi NSNN vẫn mang tâm lý khi lập dự toán thuchưa phản ánh hết các nguồn thu, hoặc lập dự toán với số thu thấp hơn số thực thunăm trước, nội dung chi cao hơn để được tăng hỗ trợ từ NSNN, lập dự toán chi caohơn số quyết toán các năm trước liền kề nhưng không có thuyết minh và lý giải về

nguyên nhân tăng Vì vậy việc thực hiện đề tài "Quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La" là đảm bảo được tính cấp

thiết

2 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan

Với quy mô mỗi ngày một lớn hơn trong các quan hệ kinh tế - tài chính, tàichính công luôn chiếm vị trí đáng kể ở nước ta cũng như hầu hết các nước trên thếgiới Thông qua các chính sách, cơ chế cụ thể, vai trò của tài chính công luôn chiếm vịtrí quan trọng và được thể hiện chủ yếu qua 3 điểm chính là: duy trì sự tồn tại và hoạtđộng của bộ máy nhà nước và các cấp chính quyền địa phương các cấp, bảo đảm anninh, quốc phòng, trật tự và an toàn xã hội; là công cụ để nhà nước tác động vĩ mô (và

vi mô) vào đời sống kinh tế - xã hội, bảo đảm công bằng và phù hợp với các quy luậtkhách quan; là công cụ để nhà nước thực hiện việc điều tiết, kiềm chế và bổ trợ cho thịtrường, khắc phục các khuyết tật của thị trường, duy trì sự bình đẳng trong xã hội, bảo

vệ môi trường, tạo cơ sở cho tăng trưởng và phát triển bền vững Để thực hiện vai tròcủa mình, vấn đề lớn nhất của tài chính công là cách thức quản lý của nhà nước nhằmđạt mục tiêu nhất định Các công trình nghiên cứu đã đánh giá cải cách quản lý tàichính công tại Việt Nam, cũng như những bài học kinh nghiệm về quản lý tài chínhcông phục vụ cho các mục tiêu kinh tế - xã hội của một số quốc gia có nền tài chínhphát triển

Trang 9

Tô Thiện Hiền trong Luận án tiến sỹ "Nâng cao hiệu quả quản lý NSNN tỉnh An Giang giai đoạn 2011 - 2015 và tầm nhìn đến 2020" cho rằng quản lý NSNN gắn liền

với việc thực hiện các chính sách kinh tế, chính trị, xã hội của nhà nước trong từngthời kỳ Việc khai thác, huy động nguồn thu vào NSNN và sử dụng vốn NSNN, chitiêu NSNN một cách tiết kiệm, có hiệu quả là bộ phận không thể tách rời của vấn đềphát triển kinh tế - xã hội của quốc gia Luận án góp phần lý giải trên phương diệnkhoa học những lý luận cơ bản về hiệu quả quản lý NSNN và các hình thức quản lýngân sách tỉnh An Giang Đồng thời, trên cơ sở phân tích thực trạng về hiệu quả quản

lý ngân sách của tỉnh và kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và một số tỉnhđồng bằng sông Cửu Long, tác giả luận án nêu ra mục tiêu và quan điểm về vấn đềquản lý thu - chi ngân sách ở An Giang, và cơ sở cơ bản để đề ra những giải pháp hữuhiệu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý NSNN tỉnh An Giang trong thời gian tới, gópphần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của địa phương một cách vững chắc

Trịnh Thị Thuý Hồng trong Quản lý chi ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Bình Định, đã làm rõ vai trò của quản lý chi NSNN

trong đầu tư xây dựng cơ bản và đưa ra các chỉ tiêu đánh giá quản lý chi NSNN trongđầu tư xây dựng cơ bản: kết quả chi, hiệu quả chi NSNN; khảo sát chu trình quản lýchi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản từ khâu lập kế hoạch, lập dự toán, chấp hành

dự toán, quyết toán cho đến khâu kiểm tra, thanh tra, đánh giá chương trình Các phântích về thực trạng quản lý chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnhBình Định cho thấy được điểm mạnh nhất, yếu nhất trong từng khâu của chu trìnhquản lý chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh, các nguyên nhândẫn đến hạn chế trong quản chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản Từ đó, tác giả đềxuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bảntrên địa bàn tỉnh Bình Định

Bài viết của Anand Rajaram, Tuan Minh Le, Nataliya Biletska và Jim Brumby

Một khuôn khổ chuẩn cho đánh giá quản trị đầu tư công, đã cung cấp một cách tiếp

cận thực dụng và khách quan quá trình chẩn đoán để đánh giá hệ thống quản lý đầu tưcông cho các chính phủ Từ những yếu kém trong quản lý đầu tư công có thể phủ nhậnlập luận cốt lõi là mở rộng không gian tài khoá bổ sung cho đầu tư công có thể nângcao triển vọng kinh tế trong tương lai, vì vậy, các quy trình phối hợp lựa chọn và quản

Trang 10

lý đầu tư công là rất quan trọng Bài viết đã chỉ ra 8 đặc trưng cơ bản của một hệ thốngđầu tư công tốt: (1) hướng dẫn đầu tư, phát triển dự án và sàng lọc sơ bộ; (2) thẩmđịnh dự án chính thức; (3) đánh giá độc lập thẩm định; (4) lựa chọn và ngân sách của

dự án; (5) thực hiện dự án; (6) điều chỉnh dự án; (7) hoạt động cơ sở; và (8) đánh giá

dự án Các tác giả nhấn mạnh vai trò của các quá trình lập và điều hành ngân sách (liênkết ở giai đoạn thích hợp để mở rộng nguồn lực ngân sách) có khả năng mang lại hiệuquả lớn nhất cho các quyết định đầu tư công, là giải pháp cơ bản nhằm cải cách nhữngthiếu sót trong chi tiêu đầu tư công, hướng tới hoàn thiện quản lý chi đầu tư từ NSNN

Đề tài thạc sĩ “Hoàn thiện quản lý tài chính các trường đào tạo công lập ở nước

ta hiện nay” của học viên cao học Nguyễn Duy Tạo (2000), đề tài tập trung nghiên cứu

về quản lý tài chính và sử dụng các khoản chi ngân sách đối với các đơn vị HCSN cóthu

Vũ Thị Thanh Thuỷ trong luận án Quản lý tài chính các trường đại học công lập ở Việt Nam, đã đề xuất khái niệm mới về tự chủ tài chính các trường đại học công

lập, khác biệt với quan điểm của nhiều chuyên gia kinh tế và nhà quản lý thực tiễn ởViệt Nam, trong đó, nhấn mạnh tự chủ tài chính đối với các trường đại học công lậpnhằm mục tiêu cuối cùng là đảm bảo thu đủ bù đắp chi phí tương ứng với chất lượngđào tạo, hướng tới bền vững tài chính Từ kết quả phân tích bộ số liệu của 50 trườngđại học công lập từ năm 2006 đến 2010 (bằng phần mềm thống kê SPSS), tác giả luận

án đã đánh giá thực trạng quản lý tài chính các trường đại học công lập ở Việt Namcòn nhiều yếu kém, biểu hiện ở việc hiệu quả chi rất thấp, quyền tự chủ tài chính chocác trường còn nhiều bất cập Kết quả phỏng vấn sâu 06 cán bộ quản lý tài chính của

06 trường đại học công lập cho phép nhận diện các nguyên nhân dẫn tới hạn chế trongquản lý tài chính đối với các trường đại học công lập Phân tích thực trạng quản lý tàichính trong các trường đại học công lập, tác giả đã đề xuất các giải pháp hoàn thiệnquản lý tài chính các trường đại học công lập ở Việt Nam Trong đó, giải pháp tăngcường quyền tự chủ tài chính các trường đại học công lập có ý nghĩa đặc biệt quantrọng, tăng tính thuyết phục của giải pháp, đã thiết lập điều kiện để các trường đại họccông lập tự chủ tài chính

Trần Trí Trinh trong luận án tiến sĩ: Các giải pháp cải cách quản lý tài chính công nhằm thúc đẩy cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam đã hệ thống hoá và

Trang 11

làm rõ một số vấn đề cơ bản về cải cách quản lý tài chính công trong mối quan hệ gắn

bó với cải cách hành chính nhà nước, đặc biệt là các nội dung, nguyên tắc, yêu cầu củaquản lý tài chính công, cũng như vai trò, mối quan hệ và tác động của cải cách quản lýtài chính công đối với cải cách hành chính nhà nước

Từ phân tích quản lý tài chính công là quá trình tác động, điều chỉnh của nhànước đến tài chính công nhằm phục vụ cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụcủa nhà nước một cách có hiệu quả nhất - tác giả luận án đã đưa ra 3 nguyên tắc quản

lý tài chính công: kỷ luật tài chính, đảm bảo hiệu quả phân bổ nguồn lực và đảm bảohiệu quả hoạt động với các yêu cầu về tính trách nhiệm, tính tiên liệu, tính linh hoạt và

sự tham gia của xã hội để phân tích các hoạt động của cải cách quản lý tài chính côngđến cải cách hành chính nhà nước

Tác giả luận án nêu lên được một cách tổng quát và phân tích, đánh giá khá xácđáng, trung thực, khách quan tình hình thực hiện cải cách quản lý tài chính công nhữngnăm gần đây ở nước ta Qua đánh giá thực trạng, tác giả luận án đã chỉ rõ được cácthành tựu, các mặt hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân của chúng Một số vấn đềquan trọng đặt ra từ thực trạng cải cách quản lý tài chính công cần giải quyết trong thờigian tới đã được luận án đề cập tới như các nội dung có liên quan đến chính sách tiềnlương, cơ chế tự chủ tài chính, tự chịu trách nhiệm đối với các đơn vị sự nghiệp, thựchiện xã hội hoá dịch vụ công và phân cấp quản lý tài chính

Nhìn chung, những nghiên cứu trên đã góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận, quanđiểm quản lý tài chính công ở cấp vĩ mô, quản lý tài chính cấp vi mô trong các cơ quannhà nước sử dụng NSNN và các đơn vị sự nghiệp Một số nhà nghiên cứu đã chỉ rayêu cầu đẩy mạnh cải cách quản lý tài chính trong các cơ quan hành chính, sự nghiệpnhằm thúc đẩy cải cách hành chính nhà nước Tuy nhiên từ trước đến nay chưa có bất

kỳ công trình nghiên cứu nào được thực hiện đế đánh giá thực trạng và đề xuất các giảipháp nhằm hoàn thiện quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bànhuyện Sốp Cộp, do đó có thể khẳng định công trình nghiên cứu của tác giả là khôngtrùng lặp với các nghiên cứu trước và có chỗ đứng riêng

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

Trang 12

Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lậptrên địa bàn huyện Sốp Cộp, thấy được những thành công cũng như chỉ rõ được nhữngyếu kém và nguyên nhân của các yếu kém, luận văn có mục tiêu đề xuất một số giảipháp nhằm hoàn thiện quản lý tài chính tại các đơn vị này trong thời gian tới Để đạtđược mục tiêu trên, luận văn sẽ tập trung làm sáng tỏ 3 câu hỏi sau:

- Những nội dung chính của quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập làgì?

- Thực trạng quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bànhuyện Sốp Cộp giai đoạn 2015 – 2017 đạt được những thành công gì? Có những hạnchế nào còn tồn tại?

- Cần những giải pháp nào để nâng cao chất lượng quản lý tài chính tại đơn vị sựnghiệp công lập trên địa bàn huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La?

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra, tác giả cần thực hiện 3 nhiệm vụchính như sau:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp cônglập

- Phân tích thực trạng quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập trênđịa bàn huyện Sốp Cộp giai đoạn 2015 – 2017

- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại các đơn vị sựnghiệp công lập trên địa bàn huyện Sốp Cộp

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý tài chính của các đơn vị sự nghiệpcông lập cấp huyện

- Phạm vi nghiên cứu

+ Về không gian: nghiên cứu được tiến hành tại các đơn vị sự nghiệp công lậptrên địa bàn huyện Sốp Cộp Để đánh giá chi tiết hơn công tác quản lý tài chính, luậnvăn đã nghiên cứu điển hình tại hai đơn vị sự nghiệp công lập lớn trên địa bàn huyệnSốp Cộp: Bệnh viện Đa khoa và Đài phát thanh và truyền hình huyện Sốp Cộp

+ Về thời gian: Số liệu được thu thập trong giai đoạn 3 năm 2015 2016 và 2017

Trang 13

+ Về nội dung: luận văn tiến hành nghiên cứu công tác quản lý tài chính tại cácđơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn huyện Sốp Cộp ở các khía cạnh như: công táclập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán.

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luận

Với các dữ liệu có sẵn, luận văn áp dụng quy trình phân tích, so sánh dữ liệu,kết hợp với phương pháp logic, lý thuyết hệ thống, diễn dịch và quy nạp để phân tích,chứng minh và đánh giá vấn đề

5.2 Phương pháp thu thập dữ liệu

- Thu thập dữ liệu thứ cấp: tài liệu liên quan tới công tác quản lý tài chính tại cácđơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn huyện Sốp Cộp và các bài nghiên cứu khoa học,giáo trình hay luận văn khóa trươc, cùng các bài báo điện tử viết về thực trạng quản lýtài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn huyện Sốp Cộp

- Thu thập dữ liệu sơ cấp: Để đánh giá cụ thể hơn tình hình triển khai công táclập kế hoạc tài chính, luận văn đã sử dụng phiếu điều tra để thu thập dữ liệu về côngtác này từ 20 cán bộ làm công tác tài chính tại 2 đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bànhuyện Sốp Cộp là Bệnh viện Đa khoa và Đài phát thanh và truyền hình huyện SốpCộp

5.3 Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu

- Phương pháp thống kê, so sánh: Lấy kết quả quản lý tài chính so sánh qua cácnăm

- Phương pháp phân tích: Phân tích tình hình quản lý tài chính trên địa bàn huyệnSốp Cộp theo thời gian và theo không gian

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương là:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý tài chính tại các đơn vị

sự nghiệp công lập trên địa bàn huyện

Chương 2: Thực trạng quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập trênđịa bàn huyện Sốp Cộp

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp cônglập trên địa bàn huyện Sốp Cộp

Trang 14

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI

CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN

1.1 Tổng quan về đơn vị sự nghiệp công lập

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của đơn vị sự nghiệp công lập

* Khái niệm

Nhà nước thiết lập hệ thống đơn vị sự nghiệp (ĐVSN) để đảm nhận nhiệm vụcung cấp các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực, trong đó, các đơn vị hoạt độngtrong lĩnh vực giáo dục, y tế, khoa học và công nghệ, văn hóa, thể thao chiếm số lượnglớn Đơn vị sự nghiệp công lập được xác định là bộ phận cấu thành bộ máy cơ quannhà nước và chịu sự quản lý nhà nước cả về tổ chức cũng như hoạt động

Theo Luật Viên chức số 58/2010/QH12, đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do

cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hộithành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công,phục vụ quản lý nhà nước

Đơn vị sự nghiệp công lập được nhận diện thông qua các yếu tố sau đây:

- Được thành lập bởi cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổchức chính trị - xã hội theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định

- Là bộ phận cấu thành trong tổ chức bộ máy của cơ quan nhà nước, tổ chứcchính trị, tổ chức chính trị - xã hội

- Có tư cách pháp nhân

- Cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước

Viên chức là lực lượng lao động chủ yếu, bảo đảm cho việc thực hiện chức năng,nhiệm vụ của đơn vị Trong đó, đặc trưng của đơn vị sự nghiệp để phân biệt với cơquan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập và các cơ quan, tổ chứckhác là vị trí pháp lý, tính chất hoạt động và đội ngũ viên chức

Các đơn vị sự nghiệp được các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chứcchính trị - xã hội thành lập theo trình tự, thủ tục chặt chẽ và là bộ phận cấu thành trong

cơ cấu tổ chức cơ quan nhà nước nhưng không mang quyền lực nhà nước, không cóchức năng quản lý nhà nước như: Xây dựng thể chế, thanh tra, xử lý vi phạm hành

Trang 15

chính… Các đơn vị sự nghiệp công lập bình đẳng với các tổ chức, cá nhân trong quan

hệ cung cấp dịch vụ công

1.1.2 Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập

Các đơn vị sự nghiệp công lập không chỉ đông đảo về số lượng, mà còn đa dạng

về loại hình, lĩnh vực hoạt động Do vậy, việc phân loại đơn vị sự nghiệp công lập rấtphức tạp tùy theo tiêu chí phân loại

- Xét dưới góc độ vị trí pháp lý, đơn vị sự nghiệp công lập có thể chia thành 05loại sau:

+ ĐVSN thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ: Bao gồm các đơn vị sự nghiệp công lậpđược quy định tại các Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu

tổ chức của từng Bộ, cơ quan ngang Bộ (như các đơn vị nghiên cứu chiến lược, chínhsách về ngành, lĩnh vực; báo; tạp chí; trung tâm thông tin hoặc tin học; trường hoặctrung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; học viện) và các đơn vị sựnghiệp công lập trong danh sách ban hành kèm theo quyết định của Thủ tướng Chínhphủ

+ ĐVSN thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện như Đài phát thanh truyền hình địaphương, các trường học…

- Căn cứ vào từng lĩnh vực hoạt động sự nghiệp cụ thể, ĐVSN công lập có thểtrong các lĩnh vực như giáo dục, đào tạo, y tế, nghiên cứu khoa học, văn hoá, thểdục thể thao, du lịch, lao động - thương binh và xã hội, thông tin truyền thông và cáclĩnh vực sự nghiệp khác được pháp luật quy định

- Căn cứ vào mức độ tự chủ tài chính:

+ Trước đây, Nghị định số 10/2002/NĐ-CP của Chính phủ quy định có 02 loạiĐVSN công lập có thu gồm: Đơn vị tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên và đơn

vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên

Trang 16

+ Tại Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2016 của Chính phủ quy định quyền

tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy biên chế và tàichính đối với ĐVSN công lập, xác định có 03 loại ĐVSN công lập:

* ĐVSN tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên

* ĐVSN tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên

* ĐVSN do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động

+ Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tựchủ của ĐVSN công lập đã chia ĐVSN công lập thành 04 loại:

* ĐVSN công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư

* ĐVSN công tự bảo đảm chi thường xuyên

* ĐVSN công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên (do giá, phí dịch vụ sựnghiệp công chưa kết cấu đủ chi phí, được Nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấpdịch vụ sự nghiệp công theo giá, phí chưa tính đủ chi phí)

* ĐVSN công do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên (theo chức năng, nhiệm

vụ được cấp có thẩm quyền giao, không có nguồn thu hoặc nguồn thu thấp)

1.1.3 Đặc điểm của đơn vị sự nghiệp công lập

Đơn vị sự nghiệp công lập có những đặc trưng cơ bản sau:

Thứ nhất, đơn vị sự nghiệp công lập là một tổ chức hoạt động theo nguyên tắc phục vụ xã hội, không vì mục đích kiếm lời.

Trong nền kinh tế thị trường, các sản phẩm, dịch vụ do hoạt động sự nghiệp tạo

ra đều có thể trở thành hàng hóa cung ứng cho mọi thành phần trong xã hội Việc cungứng các hàng hóa này cho thị trường chủ yếu không vì mục đích lợi nhuận như hoạtđộng sản xuất kinh doanh Nhà nước tổ chức, duy trì và tài trợ cho các hoạt động sựnghiệp để cung cấp những sản phẩm, dịch vụ cho thị trường trước hết nhằm thực hiệnvai trò của Nhà nước trong việc phân phối lại thu nhập và thực hiện các chính sáchphúc lợi công cộng khi can thiệp vào thị trường

Thứ hai, sản phẩm của các đơn vị sự nghiệp công lập là sản phẩm mang lại lợi ích chung có tính bền vững và gắn bó hữu cơ với quá trình tạo ra của cải vật chất và giá trị tinh thần.

Sản phẩm, dịch vụ do hoạt động sự nghiệp tạo ra chủ yếu là những giá trị về trithức, văn hóa, phát minh, sức khỏe, đạo đức, các giá trị xã hội… Đây là những sản

Trang 17

phẩm vô hình và có thể dùng chung cho nhiều người, cho nhiều đối tượng trên phạm

vi rộng Nhìn chung, đại bộ phận các sản phẩm của đơn vị sự nghiệp là sản phẩm cótính phục vụ không chỉ bó hẹp trong một ngành hoặc một lĩnh vực nhất định mà nhữngsản phẩm đó khi tiêu dùng thường có tác dụng lan tỏa trực tiếp

Mặt khác sản phẩm của các hoạt động sự nghiệp chủ yếu tạo ra các “hàng hóacông cộng” ở dạng vật chất và phi vật chất, phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp quá trìnhtái sản xuất xã hội Hàng hóa công cộng có hai đặc điểm là “không loại trừ” và “khôngtranh giành” Nói cách khác, đó là những hàng hóa mà không ai có thể loại trừ nhữngngười tiêu dùng khác ra khỏi việc sử dụng nó và tiêu dùng của người này không loạitrừ việc tiêu dùng của người khác Việc sử dụng những “hàng hóa công cộng” do hoạtđộng sự nghiệp tạo ra làm cho quá trình sản xuất của cải vật chất được thuận lợi vàngày càng đạt hiệu quả cao

Thứ ba, hoạt động sự nghiệp trong các ĐVSN công lập luôn gắn liền và bị chi phối bởi các chương trình phát triển kinh tế, xã hội của Nhà nước.

Với chức năng của mình, Chính phủ luôn tổ chức, duy trì và đảm bảo hoạt động

sự nghiệp để thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội Để thực hiện những mụctiêu kinh tế, xã hội nhất định, Chính phủ tổ chức các chương trình mục tiêu quốc gianhư nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo… Những chương trình mục tiêu quốc gia nàychỉ có Nhà nước với vai trò của mình mới có thể thực hiện một cách triệt để và có hiệuquả Nếu để tư nhân thực hiện, mục tiêu lợi nhuận có thể lấn át mục tiêu xã hội và dẫnđến hạn chế việc tiêu dùng sản phẩm hoạt động sự nghiệp từ đó kìm hãm sự phát triểncủa xã hội

1.2 Quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn huyện

1.2.1 Khái niệm

Quản lý nói chung theo nghĩa tiếng Anh là Administration vừa có nghĩa là (hànhchính, chính quyền) Xét về từ ngữ, thuật ngữ “Quản lý” có thể hiểu là hai quá trìnhhợp vào với nhau, quá trình “quản” là sự coi sóc, gìn giữ, duy trì ở trạng thới ổn định,quá trình “lý” là sửa sang, sắp xếp, đổi mới để đưa đối tượng chịu quản lý phát triển.Khái niệm “ hoạt động quản lý” là một khái niệm rất chung chung, tổng quát Có rất

nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm này Tuy nhiên, trong phạm vi của luận văn

có thể hiểu

Trang 18

Quản lý nói chung được quan niệm như một quy trình công nghệ mà chủ thểquản lý tiến hành thông qua việc sử dụng các công cụ và phương pháp thích hợp nhằmtác động và điều khiển đối tượng quản lý hoạt động phát triển phù hợp với quy luậtkhách quan và đạt tới các mục tiêu đã định Trong hoạt động quản lý có các vấn đề về:chủ thể quản lý, đối tượng quản lý, công cụ và phương pháp quản lý, mục tiêu quản lý

là những yếu tố trung tâm đòi hỏi phải được xác định đúng đắn

Quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp công lập là một nội dung của quản lý tài chính

và là một mặt của quản lý xã hội nói chung Quản lý tài chính ĐVSN công lập là hoạtđộng của các chủ thể quản lý tài chính thông qua việc sử dụng có chủ định các phươngpháp quản lý và các công cụ quản lý để tác động và điều khiển hoạt động của tài chínhtrong các đơn vị sự nghiệp công lập nhằm đạt được các mục tiêu đã định

Trong hoạt động quản lý tài chính ĐVSN công lập, chủ thể quản lý là Nhà nướchoặc các cơ quan nhà nước được Nhà nước giao nhiệm vụ thực hiện các hoạt động tạolập và sử dụng các quỹ tiền tệ của Nhà nước Chủ thể trực tiếp quản lý tài chính ĐVSNcông lập là bộ máy tài chính trong hệ thống cơ quan nhà nước

Đối tượng của quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp công lập là các hoạt động củatài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập Nói cụ thể hơn đó là các hoạt động thu,chi bằng tiền; hoạt động tạo lập và sử dụng các quỹ tài chính công diễn ra trong các bộphận cấu thành Đó cũng chính là các nội dung chủ yếu của quản lý tài chính đơn vị sựnghiệp công lập

Trong quản lý tài chính ĐVSN công lập, công cụ pháp luật được sử dụng thểhiện dưới các dạng cụ thể là các chính sách, cơ chế quản lý tài chính; các chế độ quản

lý tài chính, kế toán, thống kê; các định mức, tiêu chuẩn về tài chính, mục lục NSNN Cùng với pháp luật, hàng loạt công cụ phổ biến khác được sử dụng trong quản lý tàichính ĐVSN công lập như: các đòn bẩy kinh tế, tài chính; kiểm tra, thanh tra, giámsát; các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý tài chính,

1.2.2 Nội dung quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn huyện

Là chủ thể quản lý, Nhà nước có thể sử dụng tổng thể các phương pháp, các hìnhthức và công cụ để quản lý hoạt động tài chính của các ĐVSN trong những điều kiện

cụ thể nhằm đạt được những mục tiêu nhất định Để đạt được những mục tiêu đề ra,công tác quản lý tài chính ĐVSN bao gồm ba khâu công việc:

Trang 19

- Thứ nhất, lập dự toán thu, chi ngân sách nhà nước trong phạm vi được cấp cóthẩm quyền giao hàng năm.

- Thứ hai, tổ chức chấp hành dự toán thu, chi tài chính hàng năm theo chế độ,chính sách của Nhà nước

- Thứ ba, quyết toán thu, chi ngân sách Nhà nước

Ngoài ra, để đảm bảo các quy định về các mục thu chi ngân sách, cần tiến hànhviệc kiểm tra quy trình quản lý tài chính các đơn vị sự nghiệp

1.2.2.1 Lập dự toán thu chi

Lập dự toán ngân sách là quá trình phân tích, đánh giá giữa khả năng và nhu cầucác nguồn tài chính để xây dựng các chỉ tiêu thu chi ngân sách hàng năm một cách đúngđắn, có căn cứ khoa học và thực tiễn Đây là quá trình phân tích, đánh giá, tổng hợpnhằm xác lập các chỉ tiêu thu chi của cơ quan, đơn vị dự kiến có thể đạt được trongnăm kế hoạch, đồng thời xác lập các biện pháp chủ yếu về kinh tế - tài chính để đảmbảo thực hiện tốt các chỉ tiêu đã đề ra

* Ý nghĩa của việc lập dự toán

Trong quản lý tài chính của đơn vị, lập dự toán là khâu khởi đầu và quan trọng,

nó có ý nghĩa quyết định đến chất lượng và hiệu quả của khâu chấp hành, kế toán vàquyết toán ngân sách nhà nước, cụ thể là:

Thứ nhất, thông qua việc lập dự toán để đánh giá khả năng và nhu cầu về tàichính của các cơ quan, đơn vị, từ đó phát huy tính hiệu quả đồng thời hạn chế nhữngtrở ngại trong quá trình sử dụng tài chính của các cơ quan, đơn vị

Thứ hai, theo nguyên tắc quản lý tài chính, chi phải dựa trên thu mà thu và chitrong các cơ quan Nhà nước không phải là đồng nhất với nhau về mặt thời gian, cónhững lúc có nhu cầu chi nhưng chưa có thu và ngược lại Do đó, cần có kế hoạch thu

và chi để các nhà quản lý có thể chủ động điều hành cơ quan, đơn vị

Thứ ba, dự toán là cơ sở để cơ quan, đơn vị thực hiện Lập dự toán là hoạt độngthiết lập kim chỉ nam cho quá trình thực hiện dự toán Do đó lập dự toán có

vai trò quan trọng trong hoạt động tổ chức của một đơn vị, nó là cơ sở dẫn dắt quátrình thực hiện dự toán của đơn vị sau này Việc lập dự toán cũng là tiêu chí để đánhgiá hiệu quả việc thực hiện dự toán trong các cơ quan Nhà nước

* Yêu cầu của việc lập dự toán

Trang 20

Mục tiêu cơ bản của việc lập dự toán trong một cơ quan, đơn vị là nhằm phântích, đánh giá các khoản thu, chi tài chính trên cơ sở khoa học và thực tiễn, đưa ra cácchỉ tiêu thu, chi tài chính sát với thực tế sao cho có hiệu quả nhất Điều đó đòi hỏi việclập dự toán phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Phải phản ánh đầy đủ chính xác các khoản thu, chi dự kiến theo đúng chế độ,tiêu chuẩn, định mức của nhà nước

- Việc lập dự toán phải theo từng lĩnh vực thu và lĩnh vực chi

- Phải đảm bảo nguyên tắc cân đối, chi phải có nguồn đảm bảo

- Lập dự toán phải đúng theo nội dung, biểu mẫu quy định, đúng thời gian, phảithể hiện đầy đủ các khoản thu chi theo Mục lục NSNN và hướng dẫn của Bộ Tài chínhgửi kịp thời cho các cơ quan chức năng của nhà nước xét duyệt

- Dự toán được lập phải kèm theo các báo cáo thuyết minh rõ cơ sở, căn cứ tínhtoán

dễ hiểu và dễ sử dụng, được xây dựng tương đối ổn định, tạo điều kiện, cơ sở bềnvững cho nhà quản lý trong việc điều hành mọi hoạt động

- Phương pháp lập dự toán cấp không là phương pháp xác định các chỉ tiêu trong

dự toán dựa vào nhiệm vụ, mục tiêu hoạt động trong năm kế hoạch, phù hợp với điềukiện cụ thể hiện có của đơn vị chứ không dựa trên kết quả hoạt động thực tế của nămtrước Như vậy, đây là phương pháp lập dự toán phức tạp hơn do không dựa trên sốliệu, kinh nghiệm có sẵn Tuy nhiên, nếu đơn vị sử dụng phương pháp này sẽ đánh giáđược một cách chi tiết hiệu quả chi phí hoạt động của đơn vị, chấm dứt tình trạng mấtcân đối giữa khối lượng công việc và chi phí thực hiện, đồng thời giúp đơn vị lựa chọnđược cách thức tối ưu nhất để đạt được mục tiêu đề ra

Trang 21

Phương pháp lập dự toán trên cơ sở quá khứ là phương pháp truyền thống, đơngiản, dễ thực hiện và phù hợp cho những hoạt động tương đối ổn định của đơn vị.Trong khi đó, phương pháp lập dự toán cấp không phức tạp hơn, đòi hỏi trình độ caotrong đánh giá, phân tích, so sánh giữa nhiệm vụ và điều kiện cụ thể của đơn vị nên chỉthích hợp với những hoạt động không thường xuyên, hạch toán riêng được.

* Các bước lập dự toán

Quá trình lập dự toán được tiến hành theo các bước cơ bản sau đây:

Bước 1: Thông báo số kiểm tra

Bước 2: Lập dự toán

Bước 3: Hoàn chỉnh dự toán và trình cấp trên Thông báo số kiểm tra

Hàng năm, để lập dự toán trong các cơ quan Nhà nước, cần đòi hỏi phải có côngtác hướng dẫn lập dự toán của cơ quan tài chính cấp trên và thông báo số kiểm tra dựtoán Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trungương, Uỷ ban nhân dân các cấp, khi thông báo số kiểm tra về dự toán ngân sách nhànước cho các đơn vị trực thuộc và Uỷ ban nhân dân cấp dưới đảm bảo số thu khôngthấp hơn số kiểm tra, số chi phải phù hợp với số kiểm tra về tổng mức và cơ cấu Đốivới ngân sách địa phương quy trình giao số kiểm tra còn diễn ra ở nhiều cấp ngân sách

và nhiều đơn vị dự toán thuộc các cấp khác nhau cho đến khi nào đơn vị dự toán cơ sởnhận được số kiểm tra và văn bản hướng dẫn lập dự toán kinh phí, mới được coi làhoàn tất công việc của bước này

Lập dự toán

Dựa vào số kiểm tra và văn bản hướng dẫn lập dự toán kinh phí, các đơn vị dựtoán cơ sở tiến hành lập dự toán kinh phí của mình để gửi đơn vị dự toán cấp trênhoặc cơ quan Tài chính

- Lập dự toán thu

Dự toán thu có tầm quan trọng đặc biệt trong việc lập dự toán chi và triển khainhiệm vụ chi đảm bảo chủ động thu, chi trong đơn vị Theo cách phân loại các cơ quanNhà nước, có thể chia việc lập dự toán thu đối với các cơ quan như sau:

+ Đối với các đơn vị không có nguồn thu sự nghiệp, trên cơ sở phân bổ và giao

dự toán ngân sách năm đối với các đơn vị theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, các

Trang 22

đơn vị này tuỳ theo ngành và lĩnh vực hoạt động của đơn vị mình để xây dựng dự toánthu theo đúng quy định của nhà nước.

+ Đối với các đơn vị có thêm nguồn thu sự nghiệp thì ngoài việc lập dự toán thutrên cơ sở phân bổ và giao dự toán ngân sách năm theo quy định của Thủ tướng Chínhphủ, các đơn vị cần phải lập dự toán đối với các nguồn thu ngoài ngân sách

- Lập dự toán chi

Tuy nhiên, đối với mỗi đơn vị, việc lập dự toán chi đòi hỏi phải cụ thể theonguyên tắc:

+ Các khoản chi phải có nguồn đảm bảo

+ Các khoản chi qua các năm phải tương đối ổn định

+ Các khoản chi thường xuyên phải gắn với các hoạt động của đơn vị

+ Các mức chi phải tuân thủ theo đúng chế độ, chính sách quy định hiện hànhcủa Nhà nước

+ Các khoản chi được lập phải đạt hiệu quả cao với nguồn lực thấp nhất

- Đối với dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước và dịch vụkhác: Hàng năm, căn cứ vào kết quả thực hiện về số lượng, khối lượng dịch vụ; tìnhhình thu, chi hoạt động cung cấp dịch vụ sự nghiệp công và các dịch vụ khác của nămhiện hành; yêu cầu nhiệm vụ của năm kế hoạch, đơn vị lập kế hoạch về số lượng, khốilượng dịch vụ và dự toán thu, chi gửi cơ quan quản lý cấp trên

- Đối với dịch vụ sự nghiệp công do Nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ: Hàngnăm căn cứ số lượng, khối lượng, đơn giá dịch vụ sự nghiệp công được đặt hàng, giaonhiệm vụ theo hướng dẫn của bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đơn

vị lập dự toán gửi cơ quan quản lý cấp trên theo quy định Đối với dịch vụ sự nghiệpcông do Nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ theo giá chưa tính đủ chi phí, đơn vị lập dựtoán ngân sách hỗ trợ phần chi phí chưa kết cấu trong giá dịch vụ sự nghiệp công

- Đối với dự toán chi từ nguồn thu phí được để lại theo quy định của pháp luật vềphí, lệ phí: Căn cứ tình hình thực hiện năm hiện hành, nhiệm vụ của năm kế hoạch,đơn vị lập kế hoạch về số thu phí và dự toán chi từ nguồn thu phí được để lại trang trảichi phí hoạt động thu phí, gửi cơ quan quản lý cấp trên theo quy định Đối với đơn vị tựbảo đảm một phần chi thường xuyên từ nguồn thu phí được để lại chi theo quy định,không có nguồn thu hoạt động dịch vụ sự nghiệp công, việc lập dự toán chi bao gồm:

Trang 23

Chi từ nguồn phí được để lại theo quy định và phần kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ

do nguồn thu phí được để lại chi theo quy định không bảo đảm đủ chi thường xuyên(nếu có)

- Đối với đơn vị do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên: Căn cứ tình hình thựchiện năm hiện hành, số lượng người làm việc được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chế

độ chi tiêu hiện hành, đơn vị lập dự toán thu, chi ngân sách (bao gồm cả dự toán thu,chi phí theo pháp luật về phí, lệ phí nếu có), gửi cơ quan quản lý cấp trên theo quyđịnh của Luật ngân sách nhà nước

- Lập Báo cáo thuyết minh dự toán

Trên cơ sở dự toán thu và dự toán chi, phòng Kế hoạch - Tài chính tiến hành lậpBản Báo cáo thuyết minh dự toán Trên Bản báo cáo thuyết minh dự toán phải chỉ rađược các nội dung sau:

+ Căn cứ xác định các chỉ tiêu trong dự toán

+ Cơ cấu thu, chi tài chính dự toán có phù hợp với định mức quy định hay không.+ Sự thay đổi thu chi tài chính dự toán năm kế hoạch so với năm báo cáo như thếnào, nguyên nhân cụ thể của sự thay đổi đó

Các biện pháp cơ bản để thực hiện tốt dự toán Hoàn chỉnh dự toán và trình cấptrên

Căn cứ vào dự toán đã được sự chấp thuận của cơ quan hành chính nhà nước cấptrên; cơ quan Tài chính sau khi xem xét điều chỉnh lại cho phù hợp sẽ đề nghị cơ quanhành chính Nhà nước cấp trên chính thức phân bổ và giao dự toán chi thường xuyêncho mỗi ngành, mỗi cấp, mỗi đơn vị

1.2.2.2 Chấp hành dự toán thu, chi

Chấp hành dự toán là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế tài chính,hành chính nhằm biến các chỉ tiêu thu chi ghi trong dự toán ngân sách của đơn vịthành hiện thực Trên cơ sở dự toán ngân sách được giao, các đơn vị sự nghiệp tổ chứctriển khai thực hiện, đưa ra các biện pháp cần thiết đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụthu chi được giao đồng thời phải có kế hoạch sử dụng kinh phí ngân sách theo đúngmục đích, chế độ, tiết kiệm và có hiệu quả

* Tổ chức chấp hành thu tài chính

Trang 24

Đơn vị sự nghiệp được tự chủ thực hiện nhiệm vụ thu đúng, thu đủ theo mức thu

và đối tượng thu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định Trường hợp cơ quannhà nước có thẩm quyền quy định khung mức thu, đơn vị căn cứ nhu cầu chi phục vụcho hoạt động, khả năng đóng góp của xã hội để quyết định mức thu cụ thể cho phùhợp với từng loại hoạt động, từng đối tượng, nhưng không được vượt quá khung mứcthu do cơ quan có thẩm quyền quy định Đối với những hoạt động dịch vụ theo hợpđồng với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các hoạt động liên doanh, liên kết,đơn vị được quyết định các khoản thu, mức thu cụ thể theo nguyên tắc bảo đảm đủ bùđắp chi phí và có tích luỹ

- Thực hiện dự toán thu từ nguồn ngân sách nhà nước

Đối với khoản thu từ NSNN, cơ quan, đơn vị được cấp qua Kho bạc Nhà nước sẽđược Kho bạc nhà nước cấp các khoản thu trên cơ sở dự toán chi thường xuyên và chikhông thường xuyên theo dự toán đã được phê duyệt

- Tổ chức thực hiện dự toán đối với các nguồn thu khác

Ngoài các khoản thu trên thì các cơ quan, đơn vị có các khoản thu khác như: thu

từ hoạt động sản xuất kinh doanh, các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức và cánhân trong và ngoài nước, các khoản viện trợ không hoàn lại, các khoản đóng góp tựnguyện khác theo quy định của pháp luật Các khoản thu này phát sinh không thườngxuyên và không lớn, nhưng có tính chất không hoàn trả nên chúng có tác dụng quantrọng trong bổ sung tăng cường thêm nguồn lực tài chính cho cơ quan, đơn vị Đối vớikhoản thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, trong trường hợp thu vượt thì đơn vị được

sử dụng toàn bộ số vượt thu để tăng thu nhập, tăng cường cơ sở vật chất và khi giảmthu đơn vị phải giảm chi tương ứng Các khoản thu khác của tổ chức công được tiếnhành thu nộp trực tiếp vào Kho bạc nhà nước hoặc thu nộp qua các cơ quan thu theocác quy định hiện hành đối với từng khoản thu

* Tổ chức chấp hành chi tài chính

Một yêu cầu căn bản đối với quản lý và chấp hành chi trong các ĐVSN là phải cóhiệu quả và tiết kiệm Nguồn lực luôn có giới hạn nhưng nhu cầu sử dụng không cógiới hạn Hoạt động sự nghiệp diễn ra trên phạm vi rộng, đa dạng và phức tạp dẫn đếnnhu cầu chi luôn gia tăng với tốc độ nhanh chóng trong khi khả năng huy độngnguồn thu có hạn nên tiết kiệm để đạt hiệu quả trong quản lý tài chính là vấn đề vô

Trang 25

cùng quan trọng Do đó việc phải tính toán sao cho với chi phí thấp nhất nhưng vẫn đạthiệu quả cao nhất là vấn đề quan tâm hàng đầu của quản lý tài chính Muốn vậy cácđơn vị phải sử dụng đồng thời nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có tổ chức hệthống thông tin bằng số liệu để phản ánh, ghi nhận kịp thời các khoản chi theo từngnội dung chi, từng nhóm chi, mục chi và thường xuyên tổ chức phân tích, đánh giá,tổng kết rút kinh nghiệm, trên cơ sở đó đề ra biện pháp tăng cường quản lý chi.

Tổ chức thực hiện dự toán chi thường xuyên

Thời gian thực hiện chấp hành dự toán chi thường xuyên ở nước ta được tính từngày 01/01 đến hết ngày 31/12 năm dương lịch Trong quá trình tổ chức thực hiện dựtoán, dự toán chi thường xuyên cần dựa trên những căn cứ sau:

Thứ nhất, dựa vào mức chi của từng chỉ tiêu hoặc tổng mức chi nếu đó là kinh

phí đã nhận khoán, đã được duyệt trong dự toán

Thứ hai, dựa vào khả năng nguồn kinh phí có thể dành cho nhu cầu chi thường

xuyên trong mỗi kỳ báo cáo, các khoản chi thường xuyên của các cơ quan, đơn vị luôn bịgiới hạn bởi khả năng huy động các khoản thu thường xuyên

Thứ ba, dựa vào các chính sách, chế độ chi thường xuyên hiện hành Đây là căn

cứ mang tính pháp lý cho công tác thực hiện chấp hành dự toán dự toán chi thườngxuyên

Tổ chức thực hiện dự toán chi không thường xuyên

Đối với chi không thường xuyên, hàng năm đơn vị được cấp trên phê duyệt một

số hoạt động chi lớn như chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi mua sắm tài sản cố định, chiviệc thực hiện tinh giản biên chế, chi nhiệm vụ đặc thù của đơn vị Việc thực hiện dựtoán chi không thường xuyên phải theo từng loại nguồn vốn cấp cho từng hoạt động.Điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước

- Trong quá trình chấp hành ngân sách, nếu có sự thay đổi về nguồn thu và nhiệm

vụ chi thì thực hiện như sau: Số tăng thu và số tiết kiệm chi so dự toán được giao,được sử dụng để giảm bội chi, tăng chi trả nợ, tăng chi đầu tư phát triển, bổ sung quỹ

dự trữ tài chính, tăng dự phòng ngân sách

- Nếu giảm thu so với dự toán được duyệt thì phải sắp xếp lại để giảm một sốkhoản chi tương ứng

Trang 26

- Khi phát sinh các công việc đột xuất như: chi phòng chống, khắc phục hậu quảthiên tai, hoả hoạn, nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh và các nhiệm vụ chicấp bách khác, được phép sử dụng dự phòng ngân sách để chi trả Trường hợp số thu,chi có biến động lớn so với dự toán cần điều chỉnh tổng thể Chính phủ phải trình Quốchội, UBND trình HĐND cùng cấp quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách.

1.2.2.3 Quyết toán thu chi tài chính

Quyết toán thu chi là công việc cuối cùng của chu trình quản lý tài chính Đây làquá trình kiểm tra, tổng hợp số liệu về tình hình chấp hành dự toán trong kỳ và là cơ sở

để phân tích, đánh giá kết quả chấp hành dự toán từ đó rút ra những bài học kinhnghiệm cho các kỳ tiếp theo Để có thể tiến hành quyết toán thu chi, các đơn vị phảihoàn tất hệ thống báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán ngân sách

* Ý nghĩa của việc thực hiện quyết toán

- Công tác quyết toán thực hiện tốt sẽ cung cấp các thông tin cần thiết để đánhgiá lại việc thực hiện kế hoạch tài chính năm, từ đó rút ra những kinh nghiệm thiếtthực cho công tác lập và chấp hành dự toán năm sau

- Kết quả quyết toán cho phép tổ chức kiểm điểm, đánh giá lại hoạt động củamình, từ đó có những điều chỉnh kịp thời theo xu hướng thích hợp

* Yêu cầu và nguyên tắc quyết toán thu chi tài chính

- Các đơn vị sự nghiệp phải tổ chức công tác kế toán, thống kê và báo cáo tài

chính theo các quy định của pháp luật về chế độ kế toán thống kê áp dụng cho các đơn

vị hành chính sự nghiệp

- Hệ thống chỉ tiêu báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách phải phù hợp,thống nhất với chỉ tiêu dự toán năm tài chính và Mục lục ngân sách nhà nước, đảm bảo

có thể so sánh được giữa số thực hiện với số dự toán và giữa các kỳ kế toán với nhau

- Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách dùng để tổng hợp tình hình vềtài sản, tiếp nhận và sử dụng kinh phí ngân sách của nhà nước

- Tình hình thu, chi và kết quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập trong kỳ

kế toán, cung cấp thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá tình hình vàthực trạng của đơn vị, là căn cứ quan trọng giúp cơ quan nhà nước, lãnh đạo đơn vịkiểm tra, giám sát điều hành hoạt động của đơn vị

Trang 27

- Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách phải lập đúng, phản ánh đầy đủcác chỉ tiêu theo mẫu, phải lập đúng kỳ hạn, nộp đúng thời hạn tới cơ quan tài chính và

cơ quan thống kê, Kho bạc nhà nước nơi giao dịch để phối hợp kiểm tra, đối chiếu,điều chỉnh số liệu kế toán liên quan đến thu, chi ngân sách nhà nước và hoạt độngnghiệp vụ chuyên môn của đơn vị

- Số liệu trong báo cáo quyết toán tài chính phải chính xác, trung thực, đầy đủ Sốquyết toán thu ngân sách nhà nước là số thu đã thực nộp hoặc đã hạch toán thu ngânsách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Số quyết toán chi ngân sách nhà nước là số chi

đã thực thanh toán hoặc đã được phép hạch toán chi theo quy định

- Thủ trưởng đơn vị sử dụng tài chính phải chịu trách nhiệm trước pháp luật vềtính chính xác, trung thực, đầy đủ của báo cáo quyết toán của đơn vị, chịu trách nhiệm

về những khoản thu, chi hạch toán, quyết toán sai chế độ

1.3 Các công cụ quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập

1.3.1 Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ

Để chủ động sử dụng kinh phí hoạt động thường xuyên giao đúng mục đích, tiếtkiệm và có hiệu quả, đơn vị sự nghiệp thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tàichính có trách nhiệm xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ làm căn cứ để cán bộ, viênchức thực hiện và Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát chi Nguyên tắc, nội dung vàphạm vi xây dựng quý chế chi tiêu nội bộ bao gồm:

- Quy chế chi tiêu nội bộ do Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp ban hành sau khi tổchức thảo luận rộng rãi dân chủ, công khai trong đơn vị và có ý kiến thống nhất của tổchức công đoàn đơn vị

- Quy chế chi tiêu nội bộ phải gửi cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan tài chínhcùng cấp để theo dõi, giám sát thực hiện, gửi Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị mở tàikhoản giao dịch để làm căn cứ kiểm soát chi Trường hợp có các quy định không phùhợp với quy định của Nhà nước thì trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận được báocáo, cơ quan quản lý cấp trên có ý kiến yêu cầu đơn vị phải điều chỉnh lại cho phùhợp, đồng gửi cơ quan tài chính cùng cấp và Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị mở tàikhoản giao dịch

- Nội dung quy chế chi tiêu nội bộ bao gồm các quy định về chế độ, tiêu chuẩn,định mức, mức chi thống nhất trong đơn vị, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao,

Trang 28

phù hợp với hoạt động đặc thù của đơn vị, sử dụng kinh phí tiết kiệm có hiệu quả vàtăng cường công tác quản lý.

- Đối với nội dung chi thuộc phạm vi xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ (chi quản

lý, chi nghiệp vụ thường xuyên) đã có chế độ tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhànước có thẩm quyền quy định (trừ một số tiêu chuẩn, định mức và nội dung chi phảitheo quy định của cơ quan có thẩm quyền) Thủ trưởng đơn vị được:

+ Đối với đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo kinh phí hoạt động và đơn vị sự nghiệp tựđảm bảo một phần kinh phí hoạt động Thủ trưởng đơn vị được quyết mức chi quản lý

và chi nghiệp vụ cao hơn hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyềnquy định

+ Đối với đơn vị sự nghiệp do Nhà được đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động:Thủ trưởng đơn vị được quyết mức chí không vướt quả mức do cơ quan Nhà nước cóthẩm quyền quy định

- Đối với những nội dung chi, mức chi cần thiết cho hoạt động của đơn vị, trongphạm vị xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, nhưng cơ quan nhà nước có thẩm quyềnchưa ban hành, thỉ Thủ trưởng đơn vị có thể xây dựng mức chi cho từng nhiệm vụ, nộidung công việc trong phạm vi nguồn tài chính của đơn vị

- Đối với một số tiêu chuẩn, quy định mức và mức chi đơn vị sự nghiệp phải thựchiện đúng các quy định của Nhà nước

1.3.2 Hạch toán, kế toán, kiểm toán

Các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện hoạch toán vào các mục thu, chi củamục lục ngân sách theo quy định hiện hành Ngoài ra một số khoản chi được hướngdẫn cụ thể như sau:

- Đối với đơn vị sự nghiệp bảo đảm chi phí hoạt động, đơn vị sự nghiệp tự bảođảm một phần chi phí hoạt động: Khoản chi trả thu nhập tăng thêm cho người laođộng, hạch toán vào Mục 108 “các khoản thanh toán cho cá nhân” tiểu mục 03, tríchlập các quỹ, hạch toán vào mục 134 “ chi khác” tiểu mục chi tương ứng

- Đối với đơn vị sự nghiệp do NSNN đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động: Khoảnchi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động, hạch toán vào Mục 108 “Các khoảnthanh toán cho cá nhân”, khoản chi khen thưởng, hạch toán vào Mục 104 “Tiềnthưởng”, khoản chi phúc lợi và trợ cấp thêm ngoài những chính sách chung cho những

Trang 29

người tự nguyện về nghỉ việc trong quá trình tổ chức sắp xếp loại lao động, hoạch toánvào Mục 105 “phúc lợi tập thể”, khoản chi trích lập Qũy dự phòng ổn định thu nhập,hoạch toán vào Mục 134 “chi khác” tiểu mục 16 theo quy định của Mục lục NSNN.

1.3.3 Hệ thống thanh tra, kiểm tra

Để đảm bảo các quy định về các mục thu chi ngân sách, cần tiến hành việc kiểmtra quy trình quản lý tài chính các đơn vị sự nghiệp:

* Kiểm tra việc lập dự toán ngân sách

Các cơ quan kiểm tra cần kiểm tra căn cứ lập dự toán theo các văn bản hướngdẫn lập dự toán của Bộ Tài chính đối với các đơn vị dự toán cấp I, các hướng dẫn củacủa cơ quan quản lý nhà nước cấp trên đối với đơn vị dự toán cấp II…

Việc lập dự toán chi ngân sách phải lập theo hai nội dung riêng biệt, đó là kinhphí thực hiện chế độ tự chủ và kinh phí không thực hiện chế độ tự chủ Khi kiểm traphải kiểm tra từng phần theo dự toán kinh phí thực hiện chế độ tự chủ và dự toán phầnkinh phí không thực hiện chế độ tự chủ

Dự toán kinh phí không thực hiện chế độ tự chủ phải lập trên cơ sở sau:

- Xem xét việc lập dự toán có căn cứ vào nhu cầu của đơn vị không?

- Các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, các đề tài nghiên cứu khoa học đã được cấp

có thẩm quyền phê duyệt chưa?

- Xem xét việc lập dự toán có căn cứ vào định mức, chế độ, tiêu chuẩn hiện hànhcủa cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định không?

- Xem xét việc lập dự toán đầu tư xây dựng cơ bản đã có phê duyệt của người cóthẩm quyền chưa?

- Căn cứ vào dự toán của đơn vị dự toán cấp dưới:

+ Đơn vị dự toán cấp II tổng hợp của các đơn vị dự toán cấp III và gửi cho đơn vị

dự toán cấp I

+ Đơn vị dự toán cấp I tổng hợp dự toán của đơn vị dự toán cấp II và gửi cho cơquan tài chính cùng cấp

* Kiểm tra việc thực hiện dự toán

Cơ quan kiểm tra thẩm tra xem các cơ quan chủ quản cấp trên phân bổ dự toáncho đơn vị dự toán cấp dưới, có căn cứ vào dự toán do cơ quan nhà nước có thẩm

Trang 30

quyền giao không? Có phân bổ và giao dự toán theo hai phần: Phần thực hiện chế độ

tự chủ và phần không thực hiện chế độ tự chủ không?

* Kiểm tra việc chấp hành dự toán

Kiểm tra việc chấp hàng dự toán cần xem xét từng khoản chi phí thực hiện chế

độ tự chủ có đúng quy định không (có vượt quá chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơquan nhà nước có thẩm quyền quy định không, có đúng chứng từ hoá đơn hợp lệkhông), nhất là đối với các khoản chi thanh toán cá nhân, chi thanh toán dịch vụ côngcộng, chi thuê mướn, chi vật tư, văn phòng, thông tin tuyên truyền, liên lạc, chi côngtác phí trong nước, hội nghị, chi các đoàn đi công tác nước ngoài và đón khách nướcngoài vào Việt Nam…

Kiểm tra việc sử dụng kinh phí quản lý hành chính giao để thực hiện chế độ tựchủ tiết kiệm được: Cuối năm ngân sách, sau khi đã hoàn thành các nhiệm vụ, côngviệc được giao, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ có số chi thấp hơn số dự toán kinh phíquản lý hành chính được giao (kinh phí do ngân sách nhà nước cấp, các khoản phí, lệphí được để lại theo chế độ quy định, các khoản thu hợp pháp khác), kiểm tra cần xemxét kinh phí tiết kiệm được có sử dụng đúng nội dung và mục đích không?

Đối với kiểm tra việc thực hiện dự toán kinh phí không thực hiện chế độ tự chủ,kiểm tra nên xem xét từng khoản chi của đơn vị có đúng với quy định chi hiện hànhkhông?

* Kiểm tra việc quyết toán kinh phí

Quá trình kiểm tra này nên xem xét việc chuyển nguồn kinh phí (nguồn thực hiệnchế độ tự chủ và không thực hiện chế độ tự chủ) sang năm sau có đúng không? Kiểmtra lại số kinh phí tiết kiệm được, việc hạch toán kế toán và mục lục ngân sách có đúngquy định không? Việc quyết toán ngân sách có đúng thời hạn, biểu mẫu không? Xemxét quyết toán có được công khai không?

1.3.4 Tổ chức bộ máy quản lý tài chính

Việc quản lý tài chính trong các cơ quan, đơn vị, trước hết phải phù hợp vớinhững điều kiện hoàn cảnh cụ thể tại mỗi cơ quan, đơn vị Nhưng dù cơ quan, đơn vị,

đó thuộc loại hình nào thì việc quản lý tài chính cũng phải tuân thủ theo một số nguyêntắc quản lý tài chính như sau:

Trang 31

- Đảm bảo các khoản chi thường xuyên của cơ quan, đơn vị phải tuân theo chế

độ, định mức tiêu chuẩn của Nhà nước quy định hoặc theo chế độ, định mức, tiêuchuẩn chi tiêu nội bộ đã được duyệt để cơ quan, đơn vị đó hoạt động liên tục và hiệuquả

- Trách nhiệm quản lý tài chính của các cơ quan, đơn vị thuộc về cơ quan, đơn

vị mà người đứng đầu chịu trách nhiệm ở đây chính là người lãnh đạo của cơ quan,đơn vị

- Trong quá trình quản lý tài chính tại các cơ quan, đơn vị cần phải tôn trọng dựtoán năm được duyệt Trong trường hợp cần điều chỉnh dự toán cần được cơ quan cóthẩm quyền cho phép điều chỉnh để đảm bảo cho cơ quan, đơn vị hoàn thành tốt nhữngchức năng và nhiệm vụ của mình

Tổ chức bộ máy trực tiếp quản lý tài chính trong các cơ quan, đơn vị bao gồm:

Lãnh đạo tổ chức công, Trưởng Phòng tài chính kế toán, Phòng tài chính kế toán, Trường các phòng trong tổ chức

1.4 Kinh nghiệm quản lý tài chính tại một số đơn vị sự nghiệp công lập và bài học kinh nghiệm cho các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn huyện Sốp Cộp

1.4.1 Kinh nghiệm quản lý tài chính tại các ĐVSN thuộc Sở Tài nguyên và môi trường Sơn La

Sở Tài nguyên và môi trường Sơn La có 06 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộctrong đó:

- Đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi hoạt động thường xuyên có 02 đơn vị là:+ Trung tâm quan trắc tài nguyên và môi trường

+ Trung tâm kỹ thuật tài nguyên và môi trường

- Đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi thường xuyên có 04 đơn vị là:

+ Quỹ bảo vệ môi trường

+ Văn phòng Đăng ký đất đai

+ Trung tâm công nghệ thông tin tài nguyên và môi trường

+ Trung tâm phát triển quỹ đất

Theo Báo cáo tài chính của Sở Tài nguyên và môi trường, từ năm 2011 đến nay,chi sự nghiệp phát sinh tại các đơn vị hàng năm đều tăng so với năm trước Thu hoạtđộng sự nghiệp từ cung cấp các dịch vụ, nguồn ngân sách nhà nước đặt hàng cung cấp

Trang 32

dịch vụ sự nghiệp công đều tăng Nếu như năm 2011, chi thường xuyên cho cácĐVSN tự đảm bảo một phần chi thường xuyên là 1.686 triệu đồng thì đến năm 2017,

số kinh phí này đã là 3.156 triệu đồng, tăng 187% Đối với nhiệm vụ do nhà nước đặthàng, năm 2011 là 23.368 triệu đồng thì đến năm 2017 là 35.324 triệu đồng, tăng151% Số thu từ hoạt động sự nghiệp cung ứng dịch vụ cũng tăng đều, cụ thể năm

2011 là 15.299 triệu đồng thì đến năm 2017 là 20.058 triệu đồng, chủ yếu là của 02ĐVSN tự đảm bảo chi thường xuyên

Các Đơn vị sự nghiệp của Sở Tài nguyên và môi trường đều có nguồn thu, được

tự chủ tài chính nên các đơn vị tích cực khai thác các nguồn thu sự nghiệp từ hoạtđộng cung ứng dịch vụ và chủ động sử dụng các nguồn kinh phí tùy theo yêu cầu hoạtđộng cung ứng dịch vụ, đảm bảo chi tiêu hiệu quả, tiết kiệm trên cơ sở quy chế chi tiêunội bộ chung của ngành và riêng của từng đơn vị Kết quả thực hiện cho thấy tình hìnhtài chính của các ĐVSN thuộc Sở Tài nguyên và môi trường đã được cải thiện đáng

kể Nếu như năm 2011, kinh phí tiết kiệm được để bổ sung nguồn kinh phí, thu nhậptăng thêm cho người lao động và trích lập các quỹ của các ĐVSN là 3.958 triệu đồngthì đến năm 2017 thì con số này là 4.426 triệu đồng Thu nhập tăng thêm của người laođộng trong đơn vị cũng được cải thiện qua từng năm

Để có được những kết quả như vậy, các ĐVSN thuộc Sở Tài nguyên và môitrường đã có nhiều nỗ lực trong cải thiện chất lượng công tác quản lý tài chính Cụ thể:

- Về cơ bản, các đơn vị đã thực hiện đúng chế độ quy định của Nhà nước trongcông tác quản lý tài chính, đã cố gắng tận dụng mọi nguồn lực tài chính hiện có tại đơn

vị để phục vụ cho công tác phát triển hoạt động sự nghiệp chung

- Trong quá trình trực tiếp điều hành, quản lý tài chính, bản thân các đơn vị đãchủ động xây dựng một số quy trình, quy chế quản lý tài chính nội bộ như: Quy chếchi tiêu nội bộ, quy chế chi trả tiền lương tăng thêm Các quy chế này đã đem lạinhiều tác dụng thiết thực trong quản lý

- Các nguồn thu đã được ĐVSN tính toán, xác định phù hợp với quy định và đãđược quản lý, theo dõi đầy đủ, chi tiết theo từng nguồn kinh phí, không có sự thấtthoát khoản thu

- Các khoản chi sự nghiệp được quản lý chi tiết, cụ thể theo từng mục chi, nguồnchi, đã có sự kiểm soát về định lượng chi cũng như giá cả của các khoản chi, một số

Trang 33

quy trình kiểm soát nội bộ đã được thiết lập, hóa đơn chứng từ được tập hợp và lưu trữtương đối đầy đủ, đảm bảo tính pháp lý Công tác kiểm tra trước, trong và sau quátrình thực hiện kế hoạch tài chính đã được bản thân từng đơn vị tổ chức thực hiện vớicác mức độ khác nhau, nhờ đó đã góp phần làm lành mạnh, minh bạch tài chính củamỗi đơn vị.

1.4.2 Bài học kinh nghiệm cho các đơn vị sự nghiệp huyện Sốp Cộp

Từ kinh nghiệm quản lý tài chính tại một số ĐVSN, bài học kinh nghiệm có thểrút ra cho các ĐVSN của huyện Sốp Cộp như sau:

- Thứ nhất, kinh phí ngân sách nhà nước giao cho các ĐVSN nhà nước đảm bảo

chi thường xuyên hoặc đảm bảo một phần chi thường xuyên thực hiện chế độ tự chủđược phân bổ theo định mức phân bổ NSNN trên cơ sở biên chế được cấp có thẩmquyền phê duyệt

Tuy nhiên, xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ, hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết

bị phục vụ nhiệm vụ chuyên môn của mỗi cơ quan, định mức phân bổ NSNN ngoàicăn cứ theo biên chế được phê duyệt cần phải có thêm các căn cứ khác như: chứcnăng, nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao, quy mô, cơ cấu tổ chức bộ máy của mỗi

cơ quan, hệ thống công sở, trang thiết bị Hiện nay, Nhà nước ta đang thực hiện cảicách hành chính, tăng cường cơ sở vật chất, hiện đại hóa các cơ quan hành chính nhànước, theo đó một số đơn vị đã được xây dựng trụ sở khang trang, trang thiết bị hiệnđại nên các chi phí điện, nước tiêu thụ lớn, trong khi đó do nhiều yếu tố nên vẫn cómột số đơn vị vẫn đang phải sử dụng trụ sở chật hẹp, trang thiết bị lạc hậu nên chi phí,điện, nước thấp Do vậy, để đảm bảo thuận lợi trong quản lý và xác định kinh phí tiếtkiệm, trong kinh phí giao thực hiện chế độ tự chủ chỉ bao gồm các nội dung chi hoạtđộng thường xuyên của cơ quan, không bao gồm kinh phí mua sắm tài sản cố định

- Thứ hai, một trong những mục tiêu cơ bản của chế độ tự chủ, tự chịu trách

nhiệm về sử dụng kinh phí là thực hiện quyền tự chủ đồng thời gắn với trách nhiệmcủa Thủ trưởng đơn vị Tuy nhiên với nguồn kinh phí tiết kiệm được của đơn vị từ tất

cả các nguồn thủ trưởng cơ quan mặc dù được giao quyền tự chủ nhưng cũng khôngthể phê duyệt, quyết định các nội dung, mức chi vượt quy định hiện hành, không thểquyết định khoán các nội dung chi hoạt động thường xuyên ngoài quy định của Nhànước, kể cả từ nguồn kinh phí tiết kiệm của cơ quan Điều này có thể gây bị động

Trang 34

trong công tác tổ chức thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, chưa khuyến khích đượcnhiều đối với người lao động.

- Thứ ba, quản lý việc phân bổ, thực hiện kiểm soát chi các nguồn kinh phí.

Cắt giảm chi phí hoạt động rất quan trọng đối với công tác quản lý tài chính Đểcông tác quản lý tài chính tốt hơn thì cần có sự cắt giảm chi phí sao cho vừa tiết kiệm,vừa hiệu quả Giảm chi phí bằng cách xây dựng tiêu chuẩn, định mức chi phí, địnhmức tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu Cắt giảm nhân lực bằng các biện pháp phù hợp,khuyến khích nhân viên làm việc bằng cách chi trả thu nhập tăng lên cho người laođộng, chế độ công tác phí, sử dụng điện thoại, xăng dầu, văn phòng phẩm, mua sắm tàisản, trích lập và sử dụng các quỹ được thống nhất trong quy chế chi tiêu nội bộ,trong các kỳ hội nghị cán bộ viên chức, người lao động của đơn vị Có như vậy thìquản lý tài chính mới hiệu quả, tăng thêm thu nhập cho người lao động

- Thứ tư, tiến hành kiểm tra quy trình quản lý tài chính.

Việc tiến hành kiểm tra phải được thực hiện ở cả ba nội dung: Lập dự toán, thựchiện dự toán và quyết toán dự toán Cụ thể như sau:

Kiểm tra việc lập dự toán: Xem xét việc lập dự toán của đơn vị có căn cứ vàonhu cầu thực tế không? Việc lập dự toán có căn cứ vào định mức, chế độ, tiêu chuẩnhiện hành của Nhà nước hay không?

Kiểm tra việc thực hiện dự toán: Kiểm tra việc phân bổ dự toán cho các đơn vị,kiểm tra việc sử dụng kinh phí (có vượt quá chế độ, định mức, tiêu chuẩn quy địnhkhông? Có đúng chứng từ, hoá đơn hợp lệ không?)

Kiểm tra việc quyết toán thu, chi: Kiểm tra việc chuyển nguồn kinh phí sang nămsau có đúng không? Việc quyết toán có đúng thời hạn không? Quyết toán có công khaikhông?

Việc thực hiện kiểm tra thường xuyên sẽ giúp đơn vị nâng cao chất lượng quản lýtài chính, kịp thời nhận ra sai sót và có những điều chỉnh phù hợp và đúng với quyđịnh

- Thứ năm, tăng cường quản lý hiệu quả các nguồn thu, nhất là các nguồn thu

hoạt động dịch vụ, giảm bớt sự phụ thuộc từ NSNN Việc nâng cao chất lượng dịch

vụ, đáp ứng tốt các nhu cầu của xã hội, cạnh tranh công bằng với các dịch vụ tư nhân

sẽ góp phần thu hút nhiều hơn khách hàng hơn từ đó nguồn thu của đơn vị sẽ tăng lên

Trang 35

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP

CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SỐP CỘP 2.1 Giới thiệu khái quát về huyện Sốp Cộp và các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn huyện

2.1.1 Giới thiệu về huyện Sốp Cộp

- Tọa độ địa lý: 20o39'33'' - 21o 7'15'' Vĩ độ bắc 103o14'56'' - 103o45'06'' Kinh

độ đông

- Địa giới hành chính:

+ Phía Bắc giáp huyện Điện Biên Đông- tỉnh Điện Biên

+ Phía Đông giáp huyện Sông Mã - tỉnh Sơn La

+ Phía Tây giáp huyện Điện Biên - tỉnh Điện Biên

+ Phía Nam giáp huyện Phôn Thoong (tỉnh Luông Pha Băng), huyện Mường Ét

và huyện Mường Son (tỉnh Hua Phăn) nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào

2 Địa hình, địa mạo

- Huyện Sốp Cộp có địa hình khá phức tạp, chia cắt mạnh, tạo nên các dãy núilớn nhỏ phân bố không đều, hầu hết các các dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc - ĐôngNam Hệ thống suối đa dạng có độ chênh cao lớn Nhìn chung địa hình trong huyệnhình thành nên hai tiểu vùng tương đối khác biệt đó là:

- Vùng núi cao: Bao gồm 4 xã là: Mường Lèo, Mường Lạn, Nậm Lạnh và SamKha Các xã này có độ cao trung bình từ 1.000 - 1.800m, độ cao tuyệt đối cao nhất làđỉnh Pu Sam Xao 1.925m thuộc xã Mường Lèo Vùng này địa hình hiểm trở, có nhiều

Trang 36

núi cao vực sâu Độ dốc cao, phần lớn từ 250 trở lên, có một số nơi đến 450 và trên

450, nhiều núi đá và tỷ lệ đá lẫn lớn Vùng này có tỷ lệ đất trồng trọt cây nông nghiệpthấp, trong sản xuất nông nghiệp chủ yếu là trồng lúa nương, ngô, sắn và một số câycông nghiệp ngắn ngày trên đất dốc

- Vùng núi thấp: Bao gồm các xã còn lại: Sốp Cộp, Mường Và, Dồm Cang vàPúng Bánh Các xã này có độ cao trung bình từ 750 – 950 m, độ cao tuyệt đối thấpnhất là 700 m ở suối Nậm Công thuộc xã Sốp Cộp Vùng này có độ dốc trung bình từ20-350, tỷ lệ núi đá và đá lẫn thấp Phương thức sản xuất nông nghiệp ở vùng này cóphần đa dạng hơn cụ thể là lúa nước, lúa nương, ngô, cây ăn quả và một số cây côngnghiệp ngắn ngày

3 Khí hậu

- Huyện Sốp Cộp nằm ở vị trí vùng Tây Bắc Việt Nam, mang đặc trưng khí hậunhiệt đới nóng ẩm, chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa Nhưng do khu vực nằm sâutrong lục địa nên ít ảnh hưởng của mưa bão trong mùa hè và gió mùa Đông Bắc trongmùa đông Trong năm được chia làm hai mùa rõ rệt:

- Mùa mưa xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 9, mưa tập trung vào các tháng 6,7,8,lượng mưa chiếm trên 85-90% lượng mưa cả năm Mùa này thời tiết nóng ẩm rất thíchnghi cho sinh trưởng, phát triển của cây trồng

- Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, do ảnh hưởng của gió mùa Tây Namnên thời tiết khô và lạnh Có năm xuất hiện sương muối kéo dài từ 3-5 ngày, mùa này

dễ xẩy ra hoả hoạn đối với nhà cửa và cây rừng

- Diễn biến thời tiết và khí hậu có những đặc trưng chính sau đây:

+ Nhiệt độ trung bình năm: 22,70C

+ Lượng mưa trung bình năm: 1.087 mm

+ Độ ẩm không khí bình quân: >80%/năm

+ Số giờ nắng trung bình: 1.954 giờ/năm

4 Thủy văn

- Trên địa bàn huyện không có con sông nào chảy qua, chỉ có hệ thống suối phân

bố rải rác bao gồm các hệ thống suối và các con suối chính sau:

- Hệ thống suối Nậm Công: đây là hệ thống suối lớn nhất trong huyện Suối NậmCông chảy qua xã Sốp Cộp trở thành nhánh chính của Sông Mã, là hợp lưu của 3 con

Trang 37

suối nhỏ: suối Nậm Ca (chảy qua xã Mường Và); suối Nậm Lạnh (chảy qua xã NậmLạnh); suối Nậm Ban (chảy qua 4 xã: Sam Kha; Púng Bánh; Dồm Cang và Sốp Cộp).

Hệ thống suối Nậm Công cung cấp đủ nước cho 4 xã Sốp Cộp, Dồm Cang, PúngBánh, Mường Và cả về mùa khô, đồng thời có tiềm năng lớn về thủy điện

- Suối Nậm Pừn: Bắt nguồn từ độ cao 1.600 m thuộc xã Mường Lèo (Giáp biêngiới Việt Lào) chảy sang huyện Điện Biên Đông đổ ra Sông Mã

- Suối Nậm Sọi: Chảy dọc xã Mường Lạn; xã Mường Cai và Chiềng Khoong(huyện Sông Mã) đổ ra Sông Mã

- Ngoài hệ thống suối và các con suối chính trên, còn có những con suối nhỏphân bố không đồng đều trong huyện

5 Dân số

- Theo số liệu thống kê dân số ước thực hiện đến ngày 31/12/2017 dân số toànhuyện là 45.528 nhân khẩu, 9.800 hộ, 100% là dân cư nông thôn Mật độ dân số bìnhquân 31 người/km2, nhưng phân bố không đều, mật độ dân số cao nhất là xã Sốp Cộp(114 người/km2), thấp nhất toàn huyện là Mường Lèo (9 người/km2)

- Về dân tộc toàn Huyện có 8 xã, 127 bản; dân số 47.421 người, gồm 6 dân tộccùng sinh sống đó là: Kinh, Thái, Mông, Lào, Khơ Mú, Mường, dân tộc khác.(dân tộcthiểu số chiếm trên 97,02% Trong đó: Dân tộc Thái là chủ yếu chiếm 56,81%, dân tộcMông chiếm 24,82%, dân tộc Lào chiếm 8,05%, dân tộc Khơ Mú chiếm 7%, dân tộcKinh chiếm 2,98%, dân tộc Mường 0,15%; dân tộc khác chiếm 0,17% Phần lớn cácdân tộc thiểu số có trình độ dân trí thấp, tỷ lệ tăng dân số cao Năm 2016 tỷ lệ tăng dân

số tự nhiên là 1,70%

6 Giao thông

- Trải qua 13 năm kể từ khi huyện Sốp Cộp thành lập, hệ thống đường giao thông

đã có những cải thiện rõ rệt Tuy nhiên do huyện có địa hình phức tạp, chia cắt mạnhnên việc xây dựng phát triển các tuyến giao thông còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ,khả năng khai thác sử dụng các tuyến đường còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu đilại, giao lưu, trao đổi của nhân dân trong vùng và yêu cầu phát triển kinh tế xã hội củađịa phương Việc thực hiện đầu tư các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông củahuyện trong những năm qua theo quy hoạch được duyệt còn chậm do thiếu các nguồnvốn đầu tư

Trang 38

7 Tốc độ tăng trưởng kinh tế

- Giá trị sản xuất (giá so sánh 2010) đạt 989,1 tỷ đồng (Trong đó: Nông, lâm,thủy sản: 314,2 tỷ đồng; Công nghiệp - xây dựng: 322,5 tỷ đồng; Dịch vụ: 352,4 tỷđồng)

- Giá trị sản xuất (giá hiện hành) đạt 1.397,3 tỷ đồng, tăng 7,78% so với kếhoạch, tăng 10,4% so cùng kỳ (Trong đó: Lĩnh vực nông, lâm, thủy sản: 449,1 tỷ đồng,tăng 1,6% so với kế hoạch, tăng 3 % so với cùng kỳ; Lĩnh vực công nghiệp - xâydựng: 461,2 tỷ đồng, bằng 89% so với kế hoạch, tăng 0,4% so với cùng kỳ; lĩnh vựcdịch vụ: 487 tỷ đồng, tăng 45,3% so với kế hoạch, tăng 31,6% so với cùng kỳ)

8.Thương mại - Dịch vụ

- Thương nghiệp dịch vụ ngoài quốc doanh toàn huyện hiện có 849 hộ cá thể sảnxuất, kinh doanh thương nghiệp, dịch vụ đã cơ bản đáp ứng nhu cầu tiêu dùng các mặthàng thiết yếu phục vụ nhân dân các dân tộc trong huyện; tổng mức bán lẻ hàng hóa,dịch vụ tiêu dùng xã hội ước đạt 264,4 tỷ đồng đồng, bằng 78,9% so với kế hoạch,tăng 0,72% so với cùng kỳ

9.Nông, lâm nghiệp, thủy sản

- Đạt 449,1 tỷ đồng, tăng 1,6% so với kế hoạch, tăng 3 % so với cùng kỳ

10.Công nghiệp, xây dựng

- Đạt 461,2 tỷ đồng, bằng 89% so với kế hoạch, tăng 0,4% so với cùng kỳ

11.Thương mại - Dịch vụ

- Toàn huyện hiện có 849 hộ cá thể sản xuất, kinh doanh thương nghiệp, dịch vụ

đã cơ bản đáp ứng nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhân dân các dântộc trong huyện: Đạt 487 tỷ đồng, tăng 45,3% so với kế hoạch, tăng 31,6% so với cùngkỳ

12 Giáo dục - đào tạo

- Toàn huyện có 34 đơn vị trường học, với 591 nhóm, lớp, 14.403 học sinh, trongđó: Bậc học Mầm non: 11 trường, 176 nhóm, lớp, với 4.380 hoc sinh; bậc học Tiểuhọc có 11 trường, với 274 lớp, với: 5.477 học sinh; bậc học THCS có 10 trường học,với 107 lớp, 3.150 học sinh; bậc học THPT có 2 trường học với 34 lớp, 1.396 học sinh(tuyển sinh đầu cấp: Nhóm trẻ 43/3.340 trẻ bằng 12,8%; bậc học mẫu giáo 3.950/3.974

Trang 39

học sinh; bậc học Tiểu học 1.247/1.275 học sinh bằng 99,2%; bậc học THCS 951/970học sinh, bằng 98%).

2.1.2 Giới thiệu về các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn huyện Sốp Cộp

2.1.2.1 Bệnh viện đa khoa Sốp Cộp

Bệnh viện đa khoa Sốp Cộp có địa chỉ tại Bản Sốp Nặm xã Sốp Cộp huyện SốpCộp tỉnh Sơn La, được chính thức thành lập ngày 29/07/2009 với MST: 5500377204.Trong giai đoạn đầu hình thành và phát triển, bệnh viện đa khoa Sốp Cộp gặp nhiềukhó khăn do cơ sở vật chất kém, chưa được đầu tư, đội ngũ y bác sỹ có trình độchuyên môn còn thấp Nhưng chính những khó khăn đó đã thúc đẩy lãnh đạo bệnhviện cũng như lãnh đạo huyện Sốp Cộp tập trung các nguồn lực nhằm phát triển bệnhviên cả về bề rộng và chiều sâu, nhằm đáp ứng nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho ngườidân trong huyện Thực tế cho thấy, cơ sở vật chất của bệnh viện đa khoa Sốp Cộpđược đầu tư nhiều trong những năm gần đây, số giường bệnh tăng từ 20 giường ở thờiđiểm mới thành lập, lên thành 180 giường tại thời điểm năm 2017, với hai cơ sở khámchữa bệnh là BVĐK và phòng khám đa khoa khu vực Púng Bánh số lượng y bác sỹtăng từ 21 người lên 68 người, với 19 người có trình độ bác sỹ, 34 y sỹ, cơ bản đápứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trên địa bàn Theo số liệu thống kê củabệnh viện, năm 2015 đã khám và chữa bệnh cho trên 26.000 lượt bệnh nhân, năm 2016

là trên 30.000 lượt và năm 2017, đã khám cho trên 39.400 lượt bệnh nhân, đạt tỷ lệ159% theo kế hoạch

2.1.2.2 Đài phát thanh và truyền hình Sốp Cộp:

Đài Truyền Thanh - Truyền Hình Sốp Cộp Thành lập ngày 05-09-2006 có mã sốthuế là 5500155032-009 hiện đang đăng ký kinh doanh tại địa chỉ Sốp Cộp, HuyệnSốp Cộp, Tỉnh Sơn La

Là cơ quan ngôn luận của chính quyền huyện, nhiệm vụ và quyền hạn của Đàitruyền thanh và truyền hình huyện là:Sản xuất và phát sóng các chương trình truyềnthanh bằng tiếng Việt trên hệ thống loa truyền thanh, thiết bị phát sóng phát thanhđược trang bị nhằm tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhànước, tập trung vào sự chỉ đạo, điều hành của chính quyền địa phương, các hoạt độngtại cơ sở, phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật, kinh tế, văn hóa, xã hội, công tác anninh trật tự, gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến tới nhân dân theo quy định

Trang 40

của pháp luật Tiếp sóng và phát sóng các chương trình của Đài Tiếng nói Việt Nam,Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh phục vụ nhu cầu tiếpnhận thông tin của nhân dân theo quy định của pháp luật Trực tiếp quản lý hệ thống

kỹ thuật chuyên ngành để thực hiện việc tiếp sóng, phát sóng các chương trình phátthanh theo quy định của pháp luật Phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnhsản xuất các chương trình phát thanh, truyền hình phát sóng trên Đài Phát thanh vàTruyền hình tỉnh Quản lý, vận hành các trạm phát sóng phát thanh trên địa bàn theo sựphân công Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ kỹ thuật đối với trạm Truyền thanh xã,thị trấn Quản lý, sử dụng lao động, tài sản, ngân sách và nguồn thu từ dịch vụ; thựchiện chính sách đối với viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý theo quyđịnh của pháp luật

Biên chế của Đài phát thanh và truyền hình huyện là biên chế sự nghiệp, đảm bảo

để thực hiện các nhiệm vụ được giao Số lượng biên chế của Đài phát thanh và truyềnhình huyện do Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định trong tổng số biên chế sựnghiệp của huyện được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao hàng năm theo quy định củapháp luật Đài phát thanh và truyền hình huyện có Trưởng đài, Phó Trưởng đài và bộmáy giúp việc Trưởng đài và Phó Trưởng đài do Ủy ban nhân dân cấp huyện bổnhiệm, miễn nhiệm theo quy định của pháp luật Hiện nay đài có 21 cán bộ nhân viên,với 2 phát thanh viên, 9 phóng viên, 2 kỹ thuật viên kiêm biên tập viên, 3 biên tậpviên, 3 nhà báo giữ chức danh Trưởng, Phó đài, 2 cán bộ tài chính, kế toán, tổng hợp.Các chương trình truyền hình được thực hiện định kỳ 03 số trên tháng, và các chươngtrình phát thanh được thực hiện hàng ngày trên hệ thống truyền thanh tại các xã

2.2 Thực trạng về thu chi ngân sách trên địa bàn huyện

2.2.1 Thực trạng về thu ngân sách

Để có những thông tin khái quát về hoạt động thu ngân sách tại huyện, tác giả đãthu thập số liệu từ báo cáo kinh tế xã hội của huyện trong giai đoạn từ năm 2015-2017,dưới đây là các số liệu tổng hợp

Ngày đăng: 02/02/2020, 08:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật Viên chức số 58/2010/QH12 ngày 15/11/2010 Khác
2. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/06/2015 Khác
3. Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập Khác
4. Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập Khác
5. Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác Khác
6. Nghị quyết số 125/2015/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La về Kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội 5 năm 2016 – 2020 Khác
7. Bộ Tài chính (2008), Giáo trình Tài chính - hành chính sự nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội Khác
8. Báo cáo hoạt động Đài phát thanh và truyền hình huyện Sốp Cộp (2015, 2016, 2017) Khác
9. Dương Đăng Chinh và Phạm Văn Khoan (2009), Giáo trình Quản lý tài chính công, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội Khác
10. Đánh giá thực trạng tình hình quản lý, hoạt động khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Sốp Cộp (2012 – 2017) Khác
11. Tô Thiện Hiền, Luận án tiến sỹ Nâng cao hiệu quả quản lý NSNN tỉnh An Giang giai đoạn 2011 - 2015 và tầm nhìn đến 2020, Thư viện quốc gia, Hà Nội Khác
12. Trịnh Thị Thuý Hồng, luận văn Thạc sỹ Quản lý chi ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Bình Định Khác
13. Nguyễn Thị Nga, Nguyễn Trọng Nghĩa, Hà Thị Thanh Nga (2013), Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý tài chính tại Cục dự trữ Nhà nước khu vực Bắc Thái, Tạp chí khoa học và công nghệ, số 103 (03), tr.31-37 Khác
14. Nguyễn Duy Tạo, Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện quản lý tài chính các trường đào tạo công lập ở nước ta hiện nay Khác
15. Vũ Thị Thanh Thuỷ, Luận án tiến sỹ Quản lý tài chính các trường đại học công lập ở Việt Nam, Thư viện quốc gia, Hà Nội Khác
16. Trần Trí Trinh, Luận án tiến sĩ Các giải pháp cải cách quản lý tài chính công nhằm thúc đẩy cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam, Thư viện quốc gia, Hà Nội Khác
17. Trần Đình Ty (2003), Quản lý tài chính công, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w