1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Môn báo chí và dư luận xã hội -TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG VÀ DƯ LUẬN XÃ HỘI

23 443 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 95,1 KB

Nội dung

CHƯƠNG 1 TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG VÀ DƯ LUẬN XÃ HỘI 1.1. Mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng và dư luận xã hội DLXH có từ khi loài người hình thành đời sống xã hội, khi cá nhân đặt trong mối quan hệ với cộng đồng. Thực chất, đó là sự trao đổi, bàn luận, lan toả trong cộng đồng nhóm nhỏ hay lớn những cách đánh giá, nhìn nhận trước những vấn đề xã hội nảy sinh. Truyền thông đại chúng ra đời sau này, như một sản phẩm của xã hội văn minh, kết nối cộng đồng, là sự ứng dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật vào đời sống. Với bản chất hoạt động là truyền tải thông tin, nhận định, bàn luận về các sự kiện - hiện tượng mới xảy ra có ý nghĩa với đời sống xã hội, truyền thông đại chúng và DLXH có những mối quan hệ rất mật thiết và sâu sắc. 1.1.1. Truyền thông đại chúng: chủ thể khơi nguồn dư luận xã hội DLXH là phản ứng của dư luận, các nhóm xã hội khác nhau trước những sự kiện vấn đề thời sự. Những sự kiện, vấn đề ấy lại là đối tượng phản ánh của truyền thông đại chúng. Cho nên, trong xã hội hiện đại, phần lớn DLXH được châm ngòi từ truyền thông đại chúng. DLXH cũng là một sản phẩm cơ bản, quan trọng của truyền thSông đại chúng khi tác động vào các thiết chế và nhận thức xã hội. Nhìn lại lịch sử truyền thông đại chúng thế giới, người ta thấy tác phẩm “Mười ngày rung chuyển thế giới” của nhà báo Mỹ Giôn Rít đã lay động thế giới phương Tây, khơi dư luận tích cực khi nhìn nhận về cuộc Cách mạng Tháng 10 Nga, tạo cho cuộc cách mạng và chính thể Xô Viết những thuận lợi nhất định khi đứng giữa vòng vây của các thế lực thù địch quốc tế. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc ta, nhiều tác phẩm truyền thông đại chúng của các nhà báo quốc tế đã đem đến những thông tin nóng hổi, khách quan về tội ác của đế quốc Mỹ, làm bùng lên làn sóng phản chiến ngay trong lòng nước Mỹ và lan ra khắp thế giới. Chính cuộc chiến tranh thứ hai - từ phía dư luận quốc tế đã góp phần quan trọng thúc đẩy cuộc chiến chính nghĩa của nhân dân Việt Nam đi đến thắng lợi, buộc Mỹ phải ngồi vào đàm phán và rút quân về nước. Những năm đổi mới đất nước, sức mạnh của truyền thông đại chúng thật sự được thể hiện qua việc khơi nguồn dư luận vào cuộc đấu tranh chống tư duy quan liêu, bao cấp, cản trở sự phát triển, biểu dương cái mới, cái sáng tạo. Truyền thông đại chúng đã thực sự xung trận và xung trận một cách đầy dũng cảm, hiệu quả, chủ động tạo dựng DLXH tích cực cho công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, trong đó đổi mới tư duy là khâu đầu tiên. Loạt bài “Những việc cần làm ngay” của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh trên báo Nhân dân có sức công phá mạnh mẽ, thể hiện thái độ chống tiêu cực đến cùng, “đã tắm thì tắm từ đầu trở xuống, chứ không tắm từ vai”… Hiệu ứng của nó là sự bùng nổ mạnh mẽ của DLXH, niềm tin tưởng phấn khởi chống cái sai, cái xấu, không e ngại, né tránh… Một tác phẩm khác cũng đã đi vào lịch sử của truyền thông đại chúng thời đổi mới là tác phẩm “Cái đêm hôm ấy đêm gì” của tác giả Phùng Gia Lộc, đăng trên báo Văn Nghệ. Bài bút ký đăng trang trọng trên trang nhất tờ báo Hội Nhà văn đã gây một tiếng vang lớn, thổi bùng DLXH phẫn nộ về sự quan liêu, mất dân chủ ở nông thôn, cùng với tệ “cường hào mới” ức hiếp, chà đạp lên con người. Có được hiệu ứng đó, phải ghi nhận cách đưa tổ chức thông tin đầy sáng tạo và bản lĩnh của Tổng bỉên tập - nhà văn Nguyên Ngọc, khi ngay sau “Cái đêm hôm ấy đêm gì”, toà soạn đã cho đăng một bức thư “phản hồi”, lời lẽ đầy cay độc và trù úm của một cán bộ về hưu ở Quảng Ngãi, lên án Phùng Gia Lộc bôi xấu đất nước, bôi xấu chế độ… Khi những con người bình thường, hiền hậu bị dồn đến chân tường, số phận và sự lên tiếng của họ vẫn chưa làm nhiều cán bộ vốn quen bệnh quan liêu, xa dân tỉnh ngộ, thì bức xúc của dư luận đã được khơi nguồn, trào dâng lên cao độ. Liên tiếp những số báo sau, báo Văn Nghệ đăng hàng trăm bức thư, ý kiến của bạn đọc đồng cảm với Phùng Gia Lộc, lên án nạn cường hào

Trang 1

TIỂU LUẬN MÔN: BÁO CHÍ VÀ DƯ LUẬN XÃ HỘI

Đề tài:

TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG VÀ DƯ LUẬN XÃ HỘI

Trang 2

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 : TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG VÀ DƯ LUẬN XÃ

HỘI 1

1.1 Mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng và dư luận xã hội 1

1.1.1 Truyền thông đại chúng: chủ thể khơi nguồn dư luận xã hội 1

1.1.2 Dư luận xã hội - đối tượng phản ánh của truyền thông đại chúng 3

1.1.3 Truyền thông đại chúng định hướng dư luận xã hội 8

1.2 Cơ chế tác động của truyền thông đại chúng vào dư luận xã hội 10

CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA BÁO CHÍ VÀ DƯ LUẬN XÃ HỘI TRONG VỤ VIỆC “NỖI GIAN TRUÂN KHI LÀM SỔ ĐỎ” (BÁO ĐIỆN TỬ DÂN TRÍ) 14

2.1 Chùm tác phẩm “Nỗi gian truân khi làm sổ đỏ” – Sự kết hợp của dư luận xã hội và báo chí 14

2.2 Vai trò của Dư luận xã hội đóng góp trong vụ việc 15

2.3 Thành công của báo chí trong việc phản ánh vụ việc 17

2.3.1 Báo chí khơi nguồn và truyền dẫn Dư luận xã hội 17

2.3.2 Báo chí cung cấp kiến thức nâng cao hiểu biết 18

2.3.3 Tác động đến các cơ quan chức năng 19

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 21

Trang 3

CHƯƠNG 1 TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG VÀ DƯ LUẬN XÃ HỘI

1.1 Mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng và dư luận xã hội

DLXH có từ khi loài người hình thành đời sống xã hội, khi cá nhân đặttrong mối quan hệ với cộng đồng Thực chất, đó là sự trao đổi, bàn luận, lantoả trong cộng đồng nhóm nhỏ hay lớn những cách đánh giá, nhìn nhận trướcnhững vấn đề xã hội nảy sinh Truyền thông đại chúng ra đời sau này, nhưmột sản phẩm của xã hội văn minh, kết nối cộng đồng, là sự ứng dụng cácthành tựu khoa học kĩ thuật vào đời sống Với bản chất hoạt động là truyềntải thông tin, nhận định, bàn luận về các sự kiện - hiện tượng mới xảy ra có ýnghĩa với đời sống xã hội, truyền thông đại chúng và DLXH có những mốiquan hệ rất mật thiết và sâu sắc

1.1.1 Truyền thông đại chúng: chủ thể khơi nguồn dư luận xã hội

DLXH là phản ứng của dư luận, các nhóm xã hội khác nhau trướcnhững sự kiện vấn đề thời sự Những sự kiện, vấn đề ấy lại là đối tượng phảnánh của truyền thông đại chúng Cho nên, trong xã hội hiện đại, phần lớnDLXH được châm ngòi từ truyền thông đại chúng DLXH cũng là một sảnphẩm cơ bản, quan trọng của truyền thSông đại chúng khi tác động vào cácthiết chế và nhận thức xã hội

Nhìn lại lịch sử truyền thông đại chúng thế giới, người ta thấy tácphẩm “Mười ngày rung chuyển thế giới” của nhà báo Mỹ Giôn Rít đã layđộng thế giới phương Tây, khơi dư luận tích cực khi nhìn nhận về cuộc Cáchmạng Tháng 10 Nga, tạo cho cuộc cách mạng và chính thể Xô Viết nhữngthuận lợi nhất định khi đứng giữa vòng vây của các thế lực thù địch quốc tế.Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc ta, nhiều tác phẩm truyềnthông đại chúng của các nhà báo quốc tế đã đem đến những thông tin nónghổi, khách quan về tội ác của đế quốc Mỹ, làm bùng lên làn sóng phản chiếnngay trong lòng nước Mỹ và lan ra khắp thế giới Chính cuộc chiến tranh thứ

Trang 4

hai - từ phía dư luận quốc tế đã góp phần quan trọng thúc đẩy cuộc chiếnchính nghĩa của nhân dân Việt Nam đi đến thắng lợi, buộc Mỹ phải ngồi vàođàm phán và rút quân về nước

Những năm đổi mới đất nước, sức mạnh của truyền thông đại chúngthật sự được thể hiện qua việc khơi nguồn dư luận vào cuộc đấu tranh chống

tư duy quan liêu, bao cấp, cản trở sự phát triển, biểu dương cái mới, cái sángtạo Truyền thông đại chúng đã thực sự xung trận và xung trận một cách đầydũng cảm, hiệu quả, chủ động tạo dựng DLXH tích cực cho công cuộc đổimới toàn diện đất nước, trong đó đổi mới tư duy là khâu đầu tiên Loạt bài

“Những việc cần làm ngay” của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh trên báoNhân dân có sức công phá mạnh mẽ, thể hiện thái độ chống tiêu cực đếncùng, “đã tắm thì tắm từ đầu trở xuống, chứ không tắm từ vai”… Hiệu ứngcủa nó là sự bùng nổ mạnh mẽ của DLXH, niềm tin tưởng phấn khởi chốngcái sai, cái xấu, không e ngại, né tránh…

Một tác phẩm khác cũng đã đi vào lịch sử của truyền thông đại chúngthời đổi mới là tác phẩm “Cái đêm hôm ấy đêm gì” của tác giả Phùng GiaLộc, đăng trên báo Văn Nghệ Bài bút ký đăng trang trọng trên trang nhất tờbáo Hội Nhà văn đã gây một tiếng vang lớn, thổi bùng DLXH phẫn nộ về sựquan liêu, mất dân chủ ở nông thôn, cùng với tệ “cường hào mới” ức hiếp,chà đạp lên con người Có được hiệu ứng đó, phải ghi nhận cách đưa tổ chứcthông tin đầy sáng tạo và bản lĩnh của Tổng bỉên tập - nhà văn NguyênNgọc, khi ngay sau “Cái đêm hôm ấy đêm gì”, toà soạn đã cho đăng một bứcthư “phản hồi”, lời lẽ đầy cay độc và trù úm của một cán bộ về hưu ở QuảngNgãi, lên án Phùng Gia Lộc bôi xấu đất nước, bôi xấu chế độ…

Khi những con người bình thường, hiền hậu bị dồn đến chân tường, sốphận và sự lên tiếng của họ vẫn chưa làm nhiều cán bộ vốn quen bệnh quanliêu, xa dân tỉnh ngộ, thì bức xúc của dư luận đã được khơi nguồn, trào dânglên cao độ Liên tiếp những số báo sau, báo Văn Nghệ đăng hàng trăm bứcthư, ý kiến của bạn đọc đồng cảm với Phùng Gia Lộc, lên án nạn cường hào

Trang 5

mới và đồng minh với nó là bệnh quan liêu, xa dân Nhiều bức thư cònphanh phui những hiện tượng xấu xa, sai trái trong tầng lớp cán bộ thoái hoá,biến chất, cơ chế gò bó, bất hợp lý ở quê mình, nơi mình chứng kiến…

“Cái đêm hôm ấy, đêm gì” thực sự là một minh chứng sống động vềkhả năng khơi nguồn DLXH của truyền thông đại chúng Khi truyền thông đạichúng biết thổi bùng lên khát vọng sống tốt đẹp, khơi gợi công lý và lòngnhân ái, truyền thông đại chúng có khả năng định hướng đúng đắn DLXH,góp phần giải quyết triệt để và nhanh chóng các vấn đề nóng bỏng phát sinh…

1.1.2 Dư luận xã hội - đối tượng phản ánh của truyền thông đại chúng

Tại sao truyền thông đại chúng phải phản ánh DLXH? Truyền thôngđại chúng phản ánh đời sống xã hội DLXH là một hiện tượng có ý nghĩatrong đời sống xã hội, do đó nó cũng là một đối tượng quan trọng để truyềnthông đại chúng phản ánh

Đó là một cách lý giải đúng nhưng chưa phản ánh hết tầm mức củavấn đề Bởi vì DLXH không chỉ thuần tuý là một hiện tượng xã hội có ýnghĩa Sâu xa hơn, nó gắn bó chặt chẽ với dòng thông tin thời sự, gắn bó vớinhững sự kiện nóng bỏng của đời sống xã hội Đó là đối tượng trung tâm màtruyền thông đại chúng có nhiệm vụ phản ánh Mặt khác, DLXH biểu lộ thái

độ, tình cảm, nhận thức của công chúng trong xã hội về những vấn đề cụ thể.Truyền thông đại chúng chính là kênh thông tin có thẩm quyền, có khả năng

và lãnh trách nhiệm chuyển tải thái độ, nhận thức, tình cảm ấy đến bộ máycông quyền nhằm phát ra thông điệp cần thiết, giúp bộ máy ấy điều chỉnh, xử

lý những vấn đề dư luận quan tâm

Về bản chất, bộ máy công quyền tuân theo pháp luật, lấy pháp luật làmcăn cứ xử lý mọi vấn đề Xã hội hiện đại thì việc “thượng tôn pháp luật”càng được đề cao Công quyền không thể xử lý công việc chỉ vì áp lực củaDLXH Thế nhưng, trên thực tế, DLXH lại có sức mạnh to lớn Nó thể hiện

lý trí và tình cảm, thái độ và quyết tâm của cả một cộng đồng to lớn trướcnhững sự kiện quan trọng, những vấn đề nhạy cảm của đời sống xã hội

Trang 6

Không cơ quan công quyền nào dám làm ngơ trước một sức mạnh lớn laonhư vậy Truyền thông đại chúng khi chuyển tải các sự kiện này cũng không

bỏ qua cơ hội đặt vấn đề lên đúng tầm vóc của nó bằng cách nhấn mạnh vào

sự quan tâm của DLXH, coi đó như một tiêu chí, một nguyên nhân chínhđáng để truyền thông đại chúng phản ánh sâu hơn, kĩ lưỡng hơn một hay mộtvài vấn đề nào đó phát sinh trong thực tiễn

Truyền thông đại chúng phản ánh DLXH trên những bình diện nào?

Có thể nói, truyền thông đại chúng phản ánh mọi nội dung, khía cạnh củaDLXH Cũng bởi DLXH thể hiện cách nhìn nhận đánh giá về các sự kiện,hiện tượng trong đời sống xã hội ; sự kiện đã đa dạng, cách đánh giá còn đadạng hơn nữa cho nên việc phản ánh DLXH trên truyền thông đại chúngcũng hết sức phong phú, sinh động với nhiều cấp độ khác nhau

- Cấp độ thứ nhất, DLXH là khởi nguồn cho việc điều tra, tìm kiếm

thông tin và phản ánh sự kiện của truyền thông đại chúng Trong trường hợpnày, từ một nguồn tin, từ một hoặc nhiều ý kiến phản ánh đến toà soạn báohay thông qua các kênh truyền thông khác, nhà báo và cơ quan truyền thôngđại chúng tìm thấy vấn đề dư luận quan tâm để tiếp tục khai thác đến cùng sựkiện đó

Cách xử lý thông tin kiểu này khá phổ biến, vì suy cho cùng DLXHxuất phát từ nguồn gốc ban đầu là “cái có thật”, nên việc tìm hiểu khai thácsâu hơn, kĩ hơn bản chất sự thật ấy là nhiệm vụ của truyền thông đại chúng

Cấp độ thứ hai, DLXH được phản ánh như một phần nội dung thông

tin về sự kiện trong tác phẩm truyền thông đại chúng

Khi một sự kiện mới diễn ra, công chúng quan tâm đến hai vấn đề: 1.Bản chất sự kiện ấy là gì và nó ảnh hưởng như thế nào đến đời sống xã hội?

2 Cơ quan có trách nhiệm sẽ xử lý như thế nào?

Ở cả hai nội dung này, truyền thông đại chúng đều có trách nhiệmthông tin và thông tin đầy đủ Nhiều khi, thái độ xử lý của cơ quan côngquyền còn được công chúng quan tâm hơn cả bản thân sự kiện vì nó nói lên

Trang 7

được nhiều điều Chẳng hạn, vụ việc các công trình cho thuê sai quy định ởcông viên vườn thú Thủ Lệ đang là điểm nóng gây gức xúc trong dư luận.Công chúng rất quan tâm đến việc sai phạm như thế nào, ở mức độ nào thếnhưng có lẽ việc quan tâm đến bao nhiêu diện tích bị lấn chiếm, bao nhiêunhà hàng, đơn vị kinh doanh mọc lên lấn át không gian của thú nuôi vàkhông gian thư giãn của du khách khi đến tham quan không quan trọng bằng

sự quan tâm đến thái độ và biện phát xử lý của cơ quan chức năng, cụ thể làUBND TP Hà Nội và UBND quận Ba Đình Bởi lẽ, sâu xa đây là thể hiện kỉcương, phép nước, thể hiện quyết tâm của lãnh đạo thành phố trong việc làmthay đổi trật tự đô thị, lập lại kỉ luật và kỉ cương cho thủ đô văn hiến Chonên, bên cạnh việc thông tin về tiến trình xử lý của cơ quan chức năng, nhiều

tờ báo còn đưa đậm phản hồi của dư luận, ý kiến của người dân và cán bộquản lý, tạo sức ép cho cơ quan công quyền giải quyết rốt ráo vấn đề Tương

tự như vậy là vụ “cắt ngọn” các công trình sai phép trên địa bàn Hà Nội đầunăm 2007 cũng được truyền thông đại chúng đưa đậm nét ý kiến bạn đọc,công chúng, bàn luận xung quanh các quyết định này… Sự phản ánh DLXHnhư một phần của tác phẩm truyền thông đại chúng đã tạo ra thông tin thú vị,thúc đẩy cách giải quyết của cơ quan chức năng theo đúng chiều hướng vàmức độ cần thiết của nó Báo cũng là “kênh” để bạn đọc, công chúng giải toảbức xúc, thể hiện vai trò “diễn đàn quần chúng nhân dân của truyền thôngđại chúng”

- Cấp độ thứ ba, DLXH là đối tượng phản ánh duy nhất trong tác

phẩm truyền thông đại chúng Đây là trường hợp những sự việc gây bức xúc

dư luận, dư luận cần thiết phải lên tiếng, hoặc còn nhiều ý kiến trái chiều gâytranh cãi Truyền thông đại chúng có thể dành hẳn một hoặc một số trangmục để bạn đọc, công chúng lên tiếng Ví dụ như sự kiện một cô gái đi làmthuê không công hơn mười năm trời bị chủ quán phở hành hạ, đánh đập tànnhẫn DLXH bức xúc, lên án kẻ dã tâm, thú tính, đồng thời phê phán lối sốnglạnh lùng, vô cảm, “mũ ni che tai” của những người xung quanh Bên cạnh

Trang 8

đó, một luồng ý kiến khác cũng tập trung mạnh mẽ phê phán thái độ tắc tráchcủa hệ thống chính quyền cơ sở khi để sự việc xảy ra khá lâu mà không bịphát giác Sự đa dạng của các luồng DLXH đủ “dung lượng” và tư liệu đểtruyền thông đại chúng dành đất cho những trang báo, những tác phẩmtruyền thông đại chúng hoàn chỉnh Giữa hàng trăm, hàng nghìn cháu bé đilàm thuê, giúp việc các gia đình, giữa bao nhiêu cảnh ngộ éo le, cô bé bịhành hạ chỉ là một trường hợp cụ thể và bản chất câu chuyện cũng chỉ

“khuôn” lại ở đó, thông tin vụ việc đã lập tức được làm sáng tỏ khi cơ quancông an vào cuộc, kẻ thủ ác đã khai nhận tất cả tội lỗi Thế nhưng, chính sựnối dài của dư luận đã mở rộng biên độ vấn đề ra rất nhiều hướng, tạo nênnhiều lớp nghĩa, nhiều suy luận khác nhau… Chính DLXH cũng là mộtnguồn thông tin quan trọng, làm sự kiện thêm sống động, góp phần mở ranhững hướng giải quyết mới, thúc đẩy sự phát triển xã hội theo hướng tíchcực và nhân văn hơn

Từ những phân tích trên, có thể thấy việc phản ánh DLXH là một côngviệc thường xuyên của truyền thông đại chúng DLXH là thước đo nhịp đập,chính kiến và tâm lý xã hội ở những thời điểm khác nhau, trước những sựkiện khác nhau Truyền thông đại chúng phản ánh đời sống xã hội, phản ánhcác sự kiện nóng bỏng trong đời sống nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin đadạng của xã hội - trong đó có cả nhu cầu thông tin phục vụ việc xây dựng và

đề ra chính sách của các cơ quan quản lý Việc phản ánh DLXH trước hếtgiúp các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan hoạch định chính sách cóthêm thông tin để điều chỉnh hoạt động của mình cho phù hợp với nhu cầu,nguyện vọng của công chúng trong xã hội Hơn thế, khi DLXH được thểhiện công khai trên mặt báo, nó trở thành một quyền lực thực sự, có khảnăng áp chế, điều chỉnh hành vi xã hội theo hướng tích cực, phù hợp với cácchuẩn mực có tính cộng đồng… Đây là một phần của tính dân chủ hoá đờisống xã hội, một phần nhất quán của tính công khai, minh bạch mà chúng tađang hướng tới

Trang 9

Không phải luồng DLXH nào cũng là chính xác và đúng đắn Song khi

mở rộng nhiều cánh cửa, với sự nhạy cảm và trách nhiệm của nhà báo và cơquan truyền thông đại chúng, thì DLXH chính là nguồn sinh lực cần thiết đểthổi vào sự kiện những góc cạnh mới mẻ, làm sống dậy những suy tư, trăntrở, những tranh luận có trách nhiệm và lý trí, nhằm lột tả đầy đủ tầm vóc,quy mô sự kiện Từ đây, các giải pháp được đưa ra, các xu hướng được dựbáo và ý thức cộng đồng, ý thức tuân thủ các giá trị chuẩn mực đạo đức đíchthực được đề cao Nhà báo không phản ánh DLXH một cách thuần tuý màcòn tạo động lực thúc đẩy DLXH theo hướng tích cực, hướng dẫn DLXH đitheo lằn ranh phù hợp, tránh những xáo trộn, đổ vỡ, mất phương hướng Ởđây, vai trò của tài năng và nhân cách nhà báo có một ý nghĩa đặc biệt quantrọng Bởi chỉ cần một chút thiên lệch, vấn đề có thể được đẩy đi rất xa bảnchất của nó, xã hội hoang mang, chuẩn mực bị xô lệch Một mặt, xã hội ghinhận và biểu dương vai trò của truyền thông đại chúng trong phản ánh kịpthời DLXH một cách chính xác và có trách nhiệm, nhưng mặt khác, cũng cầncảnh giác với hiện tượng nhân danh DLXH để đưa ra những đánh giá chủquan, thiên kiến, làm sai lệch bản chất vấn đề Thậm chí có cả những trườnghợp lấy “DLXH” chung chung không xác thực để hướng công chúng vàonhững con đường hẹp của nhận thức, đề cao khuynh hướng cực đoan, ngụybiện chỉ có lợi cho cá nhân một số người… Có thứ “DLXH” được nguỵ tạo

để “bắt bí”, vùi dập người lương thiện Tất cả những hiện tượng đó đều chothấy DLXH có một ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống xã hội và với sự

“nối dài” của truyền thông đại chúng, sự bùng nổ của nó còn mạnh mẽ hơnnữa, ghê gớm hơn nữa… Phản ánh DLXH, người làm báo phải có tráchnhiệm với ngòi bút của mình, phải có thêm những công cụ khoa học cần thiết

để làm sáng tỏ và khai thác DLXH với tư cách là “trí tuệ, nhận thức” chứkhông phải là một tập hợp khó xác định và hoàn toàn chỉ đo đếm bằng cảmtính giản đơn

Trang 10

1.1.3 Truyền thông đại chúng định hướng dư luận xã hội

Truyền thông đại chúng phản ánh DLXH nhưng sự phản ánh ấy khôngthụ động mà có ý thức rõ ràng, hướng tới mục tiêu cụ thể Mục tiêu cuốicùng và cao nhất chính là định hướng DLXH

Thế nhưng, trên thực tế, vẫn còn tồn tại một số cách nhìn nhận chưađầy đủ về vai trò này của truyền thông đại chúng Có người cho rằng truyềnthông đại chúng đơn thuần có nhiệm vụ đưa tin còn nhận thức là vấn đề của

cá nhân không ai áp đặt được Dư luận đầy lý trí không cần ai định hướnghay hướng dẫn Còn nếu họ lầm lạc, nhận thức sai, hành động không chuẩnxác thì đã có sự điều chỉnh của pháp luật chứ không phải trách nhiệm củatruyền thông đại chúng hay các phương tiện truyền thông khác

Quan điểm này có vẻ như được không ít người tiếp thu và cổ suý vì nó

mị dân, đánh giá cao “giá trị nhận thức cá nhân”, đề cao trí tuệ và nhận thức

xã hội Song trên thực tế, truyền thông đại chúng không thể chỉ phản ánh đơnthuần mà luôn phản ánh có mục đích Mục đích của thông tin trước hết lànhằm để công chúng “biết” đến sự thật đang diễn ra xung quanh mình,nhưng sâu xa hơn còn nhắm đến tích cực hoá đời sống xã hội, bởi nếuDLXH được phản ánh, sự thật được công chúng biết đến làm xã hội rối loạn,

kỉ cương bị phá vỡ, sinh mệnh con người không được bảo đảm thì sự phảnánh thuần tuý đó liệu có ích lợi gì?

Thực tiễn hoạt động của truyền thông đại chúng các nước phương Tâycũng cho thấy, vai trò định hướng DLXH của nhà báo cũng như trách nhiệm

xã hội của các phương tiện truyền thông cũng luôn được coi trọng và nhấnmạnh Trong suốt chiến tranh vùng Vịnh, các phương tiện truyền thông Mỹkhông hề đưa ra những hình ảnh về “đầu rơi máu chảy”- những hình ảnh vốnrất dễ tạo làn sóng dư luận phản kháng Trái lại là hình ảnh những người dânhân hoan khi được giải phóng khỏi chế độ “độc tài”, sự phô trương sức mạnhquân sự qua những vũ khí tối tân hiện đại thể hiện tầm vóc một cường quốc

Trang 11

văn minh luôn tự nhận vai trò “lãnh đạo thế giới”, luôn thực hiện các cuộc

“chiến tranh sạch” cả về mục đích lẫn phương pháp quân sự…

Như thế, mục đích định hướng DLXH, dù được gọi dưới những cái tênkhác nhau vẫn luôn là điều truyền thông đại chúng chú ý tuân thủ

DLXH như đã phân tích ở trên có cả yếu tố chân lý được nhận thức,chứa đựng sự thật của đời sống hiện thực Song sự thật ấy còn bị chi phối bởinhiều yếu tố từ nhận thức chủ quan của cá nhân đến lợi ích cụ thể của từngnhóm người trong xã hội Mặt khác, sự kiện diễn ra rất nhanh, thời gian đểđịnh lượng đánh giá không đủ độ dài cần thiết, dư luận lại dễ bị thổi phồng,nương theo chiều hướng mong muốn tiếp nhận những thông tin “độc” hơn,giật gân hơn nên dễ có chiều hướng thiếu chính xác, thiên lệch Ngay cảnhững thông tin chính xác thì cũng cần phải điều chỉnh dưới góc độ lợi ích

xã hội và bảo vệ các giá trị cơ bản, nhân văn của con người Do đó, bên cạnhviệc phản ánh DLXH, truyền thông đại chúng còn có nhiệm vụ quan trọng làđịnh hướng đúng đắn DLXH, “chỉnh” cho dòng chảy ấy đi thuận chiều, gópphần tích cực giải quyết các nhiệm vụ xã hội đặt ra

Khi xảy ra vụ việc sai phạm ở PMU18, DLXH phẫn nộ vì hành viđánh bạc, sa đọa về đạo đức ở một số cán bộ được giao trọng trách củangành giao thông vận tải, cụ thể là một đơn vị quản lý giải ngân hàng tỷ đô lađầu tư là PMU18 Sự bức xúc của dư luận làm bùng lên làn sóng phẫn nộ,đòi hỏi phải xử lý nghiêm người sai phạm và cả những cá nhân bao che saiphạm Khi người dân và DLXH ý thức sâu sắc và lên án hành vi tiêu cực, đó

là cơ sở tích cực để phanh phui và xử lý dứt điểm những tiêu cực ấy, trả lạimôi trường lành mạnh và sự phát triển cho đơn vị, rộng ra là cho cả lĩnh vựckinh tế trọng yếu ấy Song, ở một góc độ khác, việc dư luận bùng phát mạnh

mẽ mà thiếu những cơ sở thông tin đầy đủ, dẫn đến hiểu không đúng bảnchất vấn đề, thổi phồng sự việc có thể lại gây ra những ảnh hưởng không tốtđến môi trường xã hội Cách nhìn định kiến “cán bộ xây dựng nào cũng thamnhũng, dự án giao thông nào cũng có tiêu cực” đã tạo nên áp lực rất nặng nề

Ngày đăng: 29/06/2018, 17:31

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Nguyễn Văn Dững (2007), “Cơ chế tác động của báo chí”, Tạp chí Đại học Quốc gia, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ chế tác động của báo chí”, "Tạp chíĐại học Quốc gia
Tác giả: Nguyễn Văn Dững
Năm: 2007
3. Nguyễn Văn Dững (2011), Báo chí và dư luận xã hội, Nxb Lao động , HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo chí và dư luận xã hội
Tác giả: Nguyễn Văn Dững
Nhà XB: Nxb Laođộng
Năm: 2011
4. Lương Khắc Hiếu (Chủ biên), (1999), Dư luận xã hội trong sự nghiệp đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dư luận xã hội trong sựnghiệp đổi mới
Tác giả: Lương Khắc Hiếu (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1999
5. Mai Quỳnh Nam (1996), “Truyền thông đại chúng và dư luận xã hội”, Tạp chí Xã hội học, Số 1 (53) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền thông đại chúng và dư luận xãhội”, "Tạp chí Xã hội học
Tác giả: Mai Quỳnh Nam
Năm: 1996
6. Mai Quỳnh Nam (1996), “Mấy vấn đề DLXH trong công cuộc đổi mới”, Tạp chí Xã hội học, Số 2 (54) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy vấn đề DLXH trong công cuộc đổimới”, "Tạp chí Xã hội học
Tác giả: Mai Quỳnh Nam
Năm: 1996
7. Mai Quỳnh Nam (2007), “Truyền thông và phát triển”, Tạp chí Người làm báo, (11) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền thông và phát triển”, "Tạp chíNgười làm báo
Tác giả: Mai Quỳnh Nam
Năm: 2007
1. Nguyễn Văn Dững (1994), Báo chí và dư luận xã hội – các hình thức của mối quan hệ tác động, Luận án tiến sĩ, khoa Báo chí, trường Đại học Tổng hợp quốc gia Lômônôxốp, Matxcova Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w