Luận án xây dựng và kiểm định mối quan hệ giữa nhận thức, tư duy, gắn kết và ý định hành động khởi nghiệp của sinh viên thông qua lý thuyết tư duy các giai đoạn hành động. Đồng thời, kiểm định tác động điều tiết của yếu tố thời gian đến mối quan hệ giữa nhận thức khởi nghiệp và ý định hành động khởi nghiệp. Phương pháp nghiên cứu hỗn hợp đã được sử dụng: Nghiên cứu định tính thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm, nghiên cứu định lượng sơ bộ và nghiên cứu định lượng chính thức. Nghiên cứu định lượng chính thức được thu thập bằng phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi với 1367 sinh viên có ý định khởi nghiệp. Kết quả nghiên cứu đã có những đóng góp về mặt học thuật, lý luận và thực tiễn như sau: Thứ nhất, giúp cho những nhà nghiên cứu có những gợi ý về hệ thống thang đo về ý định khởi nghiệp của sinh viên để thực hiện các nghiên cứu tiếp theo tại thị trường Việt Nam. Thứ hai, luận án đã bổ sung 2 yếu tố trung gian giữa nhận thức và ý định hành động khởi nghiệp, đó là, tư duy khởi nghiệp và gắn kết với khởi nghiệp. Thứ ba: ý định trong các nghiên cứu về khởi nghiệp trước đây tương đối mơ hồ và trừu tượng, sức mạnh dự đoán của nó đối với hành động khởi nghiệp là đáng nghi ngờ. Do đó, cần chuyển sang ý định mang tính chi tiết hơn, hành động hơn thì có khả năng khởi nghiệp sẽ cao hơn. Thứ tư, yếu tố thời gian được cho là có vai trò điều tiết mối quan hệ giữa mong muốn và khả năng khởi nghiệp đến ý định hành động khởi nghiệp. Cuối cùng, luận án này cũng đã rút ra được các hàm ý chính sách dành cho các trường đại học, các nhà hoạch định chính sách về khởi nghiệp. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Chương này giới thiệu tổng quan nghiên cứu của luận án. Mục tiêu chính là đưa ra bối cảnh nghiên cứu, vấn đề nghiên cứu có liên quan đến chủ đề của luận án. Nội dung của chương này bao gồm các phần: (1) Bối cảnh nghiên cứu; (2) Lý do chọn đề tài; (3) Mục tiêu nghiên cứu; (4) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu; (5) Phương pháp nghiên cứu; (6) Ý nghĩa và đóng góp mới của nghiên cứu và cuối cùng (7) Kết cấu nghiên cứu. 1.1. Bối cảnh nghiên cứu Tại Việt Nam, khởi nghiệp đang là chủ đề rất được quan tâm với mục tiêu của Chính phủ đặt ra là có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp (DN) hoạt động giai đoạn 2016-2020. Theo Báo Chính phủ (2016), tỷ lệ DN/dân số Việt Nam (trên 96 triệu dân) là quá thấp (0,57%) so với các nước như: Mỹ, Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan, Israel, Nhật Bản (đều trên 2%). Nếu đạt mức trung bình của thế giới, thì Việt Nam cần phải có hơn 2 triệu DN hoạt động. Như vậy, số DN Việt Nam mới đạt 1/4 so với yêu cầu của mức trung bình. Vì vậy, việc gia tăng số lượng các DN khởi nghiệp luôn là mối bận tâm chính của các chính phủ, nhà hoạch định chính sách và các học giả, vì 2 lý do. Một là, tăng trưởng kinh tế (Audretsch, 2007; Baumol, 2004); hai là, giảm thất nghiệp (Santarelli & cộng sự, 2009) đặc biệt với sinh viên mới ra trường (Alain & cộng sự, 2006) tại các nước đang phát triển. Sinh viên là đối tượng được đào tạo tương đối bài bản tại các trường ĐH, có các kiến thức nền về quản trị. GEM (2016) cho rằng, độ tuổi thích hợp để khởi nghiệp là 18 – 36, lứa tuổi có khát khao làm giàu, không sợ rủi ro, nhạy bén với các cơ hội kinh doanh, mạo hiểm hơn và có ý định khởi nghiệp cao hơn. Thống kê tại bảng 1.1 cho thấy, tỷ lệ người nhận thức được cơ hội và khả năng khởi nghiệp tại VN năm 2015 là 56,8%. Tuy nhiên, tỷ lệ này có giảm một chút so với 2014 (58,2%) vì những lo ngại cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong bối cảnh hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Trong khi đó, chỉ số lo sợ thất bại khởi nghiệp năm 2015 tại VN là 45,6% khá cao so với các nước có cùng trình độ phát triển và có xu hướng sẽ tăng trong nhiều năm tới. Chỉ số này phản ảnh sự cẩn trọng khi tham gia vào khởi nghiệp, tạo ra những rào cản cho nhiều người chưa bắt tay vào khởi nghiệp, dù họ nhận thấy cơ hội và khả năng khởi nghiệp của mình (GEM, 2016). Bảng 1.1: Chỉ số khởi nghiệp tại Việt Nam năm 2015 Yếu tố Điểm (%) Xếp Hạng Nhận thức về cơ hội khởi nghiệp 56,8 9 Nhận thức về năng lực khởi nghiệp 56,8 19 Lo sợ thất bại tại Việt Nam 45,6 53 Ý định khởi nghiệp 22,3 23 Nguồn: GEM (2016) Báo diễn đàn doanh nghiệp (2017), trong báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hoạt động khởi nghiệp và hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp tại 120 trường ĐH, 115 trường Cao đẳng hầu như chưa được triển khai. “Có đến 62% sinh viên được hỏi cho rằng các hoạt động khởi nghiệp hiện nay đang mang tính phong trào, chưa thực sự hiệu quả. Tuy nhiên, khi hỏi về khả năng kinh doanh có đến 89% sinh viên cho rằng bản thân có khả năng kinh doanh và 80% sinh viên có ý định sẽ tham gia các hoạt động kinh doanh sau khi tốt nghiệp. Cơ hội khởi nghiệp từ kinh doanh của sinh viên hiện nay có 61% đến từ phía gia đình, 21% từ bạn bè và 18% đến từ các nơi khác”. Tại các nước đang phát triển, tỷ lệ người nhận thức khả năng khởi nghiệp cao, dẫn đến tỷ lệ người có ý định khởi nghiệp cao (trung bình là 36,5% có ý định). Riêng tại VN, tỷ lệ khởi nghiệp thật sự là rất thấp nếu so với tỷ lệ người nhận thức được cơ hội, khả năng khởi nghiệp và có ý định khởi nghiệp (GEM, 2016). Điều gì làm cho tỷ lệ khởi nghiệp trong sinh viên thấp như vậy? Nói một cách khác, câu hỏi đặt ra ở đậy là tại sao giữa ý định khởi nghiệp và hành vi khởi nghiệp vẫn còn một khoảng cách nhất định? Theo GEM (2014, tr.17), đánh giá sự phát triển kinh doanh ở mỗi quốc gia cũng như toàn cầu theo các giai đoạn sau: (1) Nhà khởi nghiệp tiềm năng (2) Ý định khởi nghiệp (3) Thành lập doanh nghiệp (4) Quản lý hoạt động kinh doanh (5) Phát triển hoạt động kinh doanh (6) Chấm dứt hoạt động kinh doanh. Theo GEM (2014, tr. 17) cũng cho rằng, chu kỳ kinh doanh này đúng với tất các các nền kinh tế trên thế giới. Tuy nhiên, việc chuyển từ giai đoạn trước sang giai đoạn sau trong chu kỳ kinh doanh lại khác nhau ở mỗi nước, tùy thuộc vào đặc điểm của nhà khởi nghiệp tiềm năng và môi trường kinh doanh của nước đó. Quá trình hình thành ý định khởi nghiệp tại VN có thể sẽ có nhiều khác biệt so với các nghiên cứu thực nghiệm tại các nước phát triển trên thế giới.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
HÀ KIÊN TÂN
MỐI QUAN HỆ GIỮA NHẬN THỨC, TƯ DUY, GẮN KẾT VÀ Ý ĐỊNH HÀNH ĐỘNG KHỞI NGHIỆP
CỦA SINH VIÊN
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số : 9340101
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1 PGS.TS NGUYỄN QUANG THU
2 TS TRẦN THẾ HOÀNG
TP.HCM – THÁNG 04 NĂM 2019
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ii
LỜI CẢM ƠN iii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC KÝ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU viii
DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ xi
TÓM TẮT xii
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1
1.1 Bối cảnh nghiên cứu 1
1.2 Lý do chọn đề tài 5
1.3 Mục tiêu nghiên cứu 11
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 12
1.5 Phương pháp nghiên cứu 13
1.6 Ý nghĩa và đóng góp mới của luận án 14
1.7 Kết cấu luận án 15
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 17
2.1 Các khái niệm nghiên cứu 17
2.1.1 Khởi nghiệp (Entrepreneurship) 17
2.1.2 Ý định khởi nghiệp và ý định hành động khởi nghiệp 20
2.1.3 Tư duy khởi nghiệp 24
2.1.4 Gắn kết với khởi nghiệp 26
2.1.5 Nhận thức khởi nghiệp 27
2.1.6 Khoảng cách tâm lý 29
2.2 Các lý thuyết nền tảng 30 2.2.1 Lý thuyết tư duy các giai đoạn hành động - Mindset theory of action phases (Gollwitzer & Keller, 2012, 2016) 30
2.2.2 Mô hình tư duy khởi nghiệp - Entrepreneurial mindset model (Mathisen & Arnulf, 2013) 33
2.2.3 Lý thuyết gắn kết – Commitment theory (Meyer & Allen, 1991) 34
2.2.4 Lý thuyết cấp độ cấu trúc nhận thức – Contructual level theory (Trope & Liberman, 2003, 2010) 36
2.2.5 Lý thuyết thiết lập mục tiêu – Goal setting theory of motivation (Locke & Latham, 1990) 39
2.2.6 Mô hình về sự kiện khởi nghiệp cải tiến– Entrepreneurial Event model (Krueger & cộng sự, 2000) 40
2.2.7 Một số lý thuyết về ý định khởi nghiệp 41
2.3.Một số hướng nghiên cứu có liên quan đến ý định khởi nghiệp và ý định hành động khởi nghiệp 46
2.3.1 Ý định khởi nghiệp 46
Trang 32.3.2 Ý định hành động khởi nghiệp 54
2.4 Giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu đề xuất 56
2.4.1 Các giả thuyết nghiên cứu 56
2.4.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất 66
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 67
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 68
3.1 Quy trình nghiên cứu 68
3.2 Thiết kế nghiên cứu định tính 69
3.2.1 Đo lường các khái niệm trong mô hình nghiên cứu từ thang đo gốc 69
3.2.2 Kết quả nghiên cứu sơ bộ định tính và điều chỉnh thang đo 74
3.3 Thiết kế nghiên cứu định lượng sơ bộ 82
3.3.1.Mô tả mẫu khảo sát 82
3.3.2.Đánh giá độ tin cậy của thang đo 83
3.4.Thiết kế nghiên cứu định lượng 88
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 93
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 94
4.1 Mô tả đặc điểm mẫu khảo sát 94
4.2 Kết quả kiểm định thang đo chính thức 96
4.2.1 Kiểm định độ tin cậy của các thang đo 96
4.2.2 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA 99
4.2.3 Đánh giá mô hình đo lường 101
4.2.4 Đánh giá mô hình cấu trúc 106
4.2.5 Kiểm định giả thuyết 107
4.2.6 So sánh kết quả nghiên cứu với các nghiên cứu khác 122
4.2.7 Phân tích biểu đồ quan hệ giữa mức độ quan trọng và hiệu suất của các yếu tố tác động đến ý định hành động khởi nghiệp 125
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 127
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CỦA NGHIÊN CỨU 129
5.1 Thảo luận kết quả nghiên cứu và các đóng góp của nghiên cứu 129
5.1.1 Thảo luận kết quả nghiên cứu 129
5.1.2 Đóng góp của nghiên cứu 131
5.2 Hàm ý chính sách nhằm nâng cao ý định hành động khởi nghiệp của sinh viên 134 5.2.1 Hàm ý chính sách về nhận thức mong muốn khởi nghiệp 134
5.2.2 Hàm ý chính sách về gắn kết với khởi nghiệp 136
5.2.3 Hàm ý chính sách về nhận thức khả năng khởi nghiệp 138
5.2.4 Hàm ý chính sách đối với tư duy khởi nghiệp 140
5.2.5 Hàm ý đối với yếu tố thời gian 142
5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo 143
5.3.1 Một số hạn chế 143
5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo 144
TÀI LIỆU THAM KHẢO 146
PHỤ LỤC 1: THANG ĐO GỐC KHÁI NIỆM NGHIÊN CỨU 1 PHỤ LỤC 2: MỘT SỐ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN TỔNG HỢP TỪ 3
Trang 4NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VỀ Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA (ADAM &FAYOLLE, 2015)
PHỤ LỤC 5: DANH SÁCH NHÓM CHUYÊN GIA THAM GIA THẢO LUẬNNHÓM TẬP TRUNG 16
PHỤ LỤC 6: NỘI DUNG THẢO LUẬN NHÓM TẬP TRUNG VỚI SINH VIÊN
ĐÃ KHỞI NGHIỆP 17
PHỤ LỤC 7: TÓM TẮT KẾT QUẢ THẢO LUẬN NHÓM ĐỐI VỚI SINH VIÊN
ĐÃ KHỞI NGHIỆP VỀ Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP 22
PHỤ LỤC 14: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH EFA CHÍNH THỨC 33
PHỤ LỤC 16: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MÔ HÌNH CẤU TRÚC 40
PHỤ LỤC 17: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ĐÃ NHÓM BẰNG PHƯƠNG PHÁPMICOM 45
PHỤ LỤC 18: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ĐA NHÓM BẰNG PHƯƠNG PHÁPMGA-PLS 46
Trang 5DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT DIỄN GIẢI
Bootstrapping Phương pháp lấy mẫu lại có thay thế trong đó mẫu ban đầu
CLT Contructual level theory (lý thuyết cấp độ cấu trúc nhận thức)Cronbach’s alpha Độ tin cậy
HTMT Hệ số tương quan Heterotrait-monotrait (Heterotrait-monotrait ratio of correlations)MAP Lý thuyết tư duy các pha hành động (Mindset theory of action phases)
Trang 6DANH MỤC BẢNG BIỂU
G
1 Bảng 1.1: Chỉ số khởi nghiệp tại VN năm 2015 2
2 Bảng 2.1: Tổng hợp định nghĩa về khái niệm ý định khởi nghiệp 25
3 Bảng 2.2: Định nghĩa về tư duy khởi nghiệp 44
4 Bảng 2.3: Lược khảo tóm tắt một số công trình nghiên cứu liên quan. 47
5 Bảng 2.4: Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu 66
6 Bảng 3.1: Thang đo ý định hành động khởi nghiệp 71
7 Bảng 3.2: Thang đo tư duy khởi nghiệp 71
8 Bảng 3.3: Thang đo gắn kết với khởi nghiệp 72
9 Bảng 3.4: Thang đo nhận thức mong muốn khởi nghiệp 73
10 Bảng 3.5: Thang đo nhận thức khả năng khởi nghiệp 73
11 Bảng 3.6: Thang đo khoảng cách thời gian 74
12 Bảng 3.7: Thang đo ý định hành động khởi nghiệp sau nghiên cứu định tính 77
13 Bảng 3.8: Thang đo tư duy khởi nghiệp sau nghiên cứu định tính 78
14 Bảng 3.9: Thang đo gắn kết với khởi nghiệp sau nghiên cứu định
tính
79
15 Bảng 3.10: Thang đo nhận thức mong muốn khởi nghiệp sau nghiêncứu định tính 80
16 Bảng 3.11: Thang đo nhận thức khả năng khởi nghiệp sau nghiên cứu định tính 81
17 Bảng 3.12: Thang đo khoảng cách thời gian 82
18 Bảng 3.13: Đánh giá độ tin cậy thang đo ý định hành động khởi
nghiệp
84
19 Bảng 3.14: Đánh giá độ tin cậy thang đo tư duy khởi nghiệp 84
20 Bảng 3.15: Đánh giá độ tin cậy thang đo gắn kết với khởi nghiệp 85
21 Bảng 3.16: Đánh giá độ tin cậy thang đo nhận thức mong muốn
khởi nghiệp
85
22 Bảng 3.17: Đánh giá độ tin cậy thang đo nhận thức khả năng khởi nghiệp 86
23 Bảng 3.18: Kết quả phân tích nhân tố EFA sơ bộ 87
24 Bảng 4.1: Cơ cấu mẫu theo giới tính 94
25 Bảng 4.2: Cơ cấu mẫu theo trường ĐH 95
26 Bảng 4.3: Cơ cấu mẫu theo địa phương 95
27 Bảng 4.4: Kết quả phân tích Cronbach’s alpha ý định hành động khởi nghiệp 96
Trang 728 Bảng 4.5: Kết quả phân tích Cronbach’s alpha tư duy khởi nghiệp 97
29 Bảng 4.6: Kết quả phân tích Cronbach’s alpha gắn kết với khởi nghiệp 97
30 Bảng 4.7: Kết quả phân tích Cronbach’s alpha nhận thức mong muốn khởi nghiệp (lần cuối) 98
31 Bảng 4.8: Kết quả Cronbach’s alpha nhận thức khả năng khởi nghiệp (lần cuối) 99
32 Bảng 4.9: Kết quả hệ số KMO (lần cuối) 100
33 Bảng 4.10: Kết quả phân tích nhân tố EFA (lần cuối) 100
34 Bảng 4.11: Kết quả độ tin cậy và giá trị hội tụ của thang đo 102
35 Bảng 4.12: Kết quả phân tích hệ số nhân tố tải chéo (Outer loading) 102
36 Bảng 4.13: Kết quả phân tích hệ số nhân tố tải ngoài chéo lần 2 (lần
cuối)
103
37 Bảng 4.14: Kết quả phân tích độ tin cậy và giá trị hội tụ của thang đo (lần cuối) 104
38 Bảng 4.15: Kết quả phân (lần cuối) tích Fornell – Larcker - giá trị phân biệt 104
39 Bảng 4.16: Kết quả mức độ phù hợp mô hình với dữ liệu thị trường (Goodness of model fit) 105
40 Bảng 4.17: Kết quả phân tích hệ số VIP các biến quan sát (lần cuối) 105
41 Bảng 4.18: Kết quả Bootstrapping mô hình cấu trúc 107
42 Bảng 4.19: Kết quả kiểm định các giả thuyết từ Bootstrapping 109
43 Bảng 4.20: Kết quả phân tích độ tin cậy và giá trị hội tụ của thang
đo phân theo nhóm
111
44 Bảng 4.21: Kết quả phân tích Fornell – Larcker (nhóm thời gian ngắn) 112
45 Bảng 4.22: Kết quả phân tích Fornell – Larcker (nhóm thời gian dài) 112
46 Bảng 4.23: Kiểm định đo lường bất biến trong cấu hình 113
47 Bảng 4.24: Kiểm định đo lường bất biến trong thành phần 113
48 Bảng 4.25: Kết quả kiểm định các giả thuyết điều tiết từ phép hoán vị 114
49 Bảng 4.26: Kết quả kiểm định các giả thuyết từ Bootstrapping phân theo từng nhóm theo phương pháp PLS – MGA 114
50 Bảng 4.27: Kết quả kiểm định các giả thuyết từ Bootstrapping phân theo từng nhóm 117
51 Bảng 4.28: Kết quả kiểm định giả thuyết mô hình nghiên cứu 118
52 Bảng 4.29: Kết quả tác động trực tiếp, gián tiếp và tổng tác động
giữa các khái niệm
120
53 Bảng 4.30: Kết quả mức độ dự đoán liên quan (Q²) thông qua kiểm định Blindfolding 120
54 Bảng 4.31: Kết quả chỉ số biểu thị mức độ quan trọng và hiệu suất
của các yếu tố tác động đến ý định hành động khởi nghiệp (đã chuẩn 127
Trang 855 Bảng 5.1: Thống kê giá trị trung bình thang đo yếu tố nhận thứcmong muốn khởi nghiệp 134
56 Bảng 5.2: Thống kê giá trị trung bình thang đo yếu tố gắn kết vớikhởi nghiệp 137
57 Bảng 5.3: Thống kê giá trị trung bình thang đo yếu tố nhận thức khảnăng khởi nghiệp 139
58 Bảng 5.4: Thống kê giá trị trung bình thang đo yếu tố tư duy khởinghiệp 141
Trang 9DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
1 Hình 2.1: Chu kỳ khởi nghiệp theo định nghĩa của GEM 20
2 Hình 2.2: Mô hình các giai đoạn hình thành và thực thi ý định 32
3 Hình 2.3: Mô hình tư duy các giai đoạn hành động 32
4 Hình 2.4: Mô hình tư duy khởi nghiệp và hành vi khởi nghiệp 33
5 Hình 2.5: Mô hình lý thuyết cấp độ cấu trúc nhận thức 37
6 Hình 2.6: Mô hình thiết lập và thực thi mục tiêu 39
7 Hình 2.7: Mô hình sự kiện khởi nghiệp cải tiến 40
8 Hình 2.8: Mô hình dự định hành vi 41
9 Hình 2.9: Mô hình sự kiện khởi nghiệp 42
10 Hình 2.10: Mô hình tiềm năng khởi nghiệp 44
11 Hình 2.11: Mô hình ý định khởi nghiệp tích hợp 44
12 Hình 2.12: Mô hình nghiên cứu đề xuất 67
13 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu 69
14 Hình 4.1: Mô hình đo lường các khái niệm (đã chuẩn hóa) 106
15 Hình 4.2: Mô hình cấu trúc (đã chuẩn hóa) 108
16 Hình 4.3: Mô hình đo lường các khái niệm (nhóm thời gian ngắn,
đã chuẩn hóa)
115
17 Hình 4.4: Mô hình đo lường các khái niệm (nhóm thời gian dài, đã
18 Hình 4.5: Mô hình nghiên cứu sau kiểm định 119
19 Hình 4.6: Biểu đồ quan hệ giữa mức độ quan trọng và hiệu suất của
các yếu tố tác động đến ý định hành động khởi nghiệp (đã chuẩn
hóa)
126
Trang 10TÓM TẮT
Luận án xây dựng và kiểm định mối quan hệ giữa nhận thức, tư duy, gắn kết và ýđịnh hành động khởi nghiệp của sinh viên thông qua lý thuyết tư duy các giai đoạnhành động Đồng thời, kiểm định tác động điều tiết của yếu tố thời gian đến mốiquan hệ giữa nhận thức khởi nghiệp và ý định hành động khởi nghiệp Phương phápnghiên cứu hỗn hợp đã được sử dụng: Nghiên cứu định tính thông qua kỹ thuật thảoluận nhóm, nghiên cứu định lượng sơ bộ và nghiên cứu định lượng chính thức.Nghiên cứu định lượng chính thức được thu thập bằng phỏng vấn trực tiếp thôngqua bảng câu hỏi với 1367 sinh viên có ý định khởi nghiệp Kết quả nghiên cứu đã
có những đóng góp về mặt học thuật, lý luận và thực tiễn như sau:
Thứ nhất, giúp cho những nhà nghiên cứu có những gợi ý về hệ thống thang đo về
ý định khởi nghiệp của sinh viên để thực hiện các nghiên cứu tiếp theo tại thị trườngViệt Nam
Thứ hai, luận án đã bổ sung 2 yếu tố trung gian giữa nhận thức và ý định hành
động khởi nghiệp, đó là, tư duy khởi nghiệp và gắn kết với khởi nghiệp
Thứ ba: ý định trong các nghiên cứu về khởi nghiệp trước đây tương đối mơ hồ và
trừu tượng, sức mạnh dự đoán của nó đối với hành động khởi nghiệp là đáng nghingờ Do đó, cần chuyển sang ý định mang tính chi tiết hơn, hành động hơn thì cókhả năng khởi nghiệp sẽ cao hơn
Thứ tư, yếu tố thời gian được cho là có vai trò điều tiết mối quan hệ giữa mong
muốn và khả năng khởi nghiệp đến ý định hành động khởi nghiệp
Cuối cùng, luận án này cũng đã rút ra được các hàm ý chính sách dành cho các
trường đại học, các nhà hoạch định chính sách về khởi nghiệp
Trang 11CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Chương này giới thiệu tổng quan nghiên cứu của luận án Mục tiêu chính làđưa ra bối cảnh nghiên cứu, vấn đề nghiên cứu có liên quan đến chủ đề của luận án.Nội dung của chương này bao gồm các phần: (1) Bối cảnh nghiên cứu; (2) Lý dochọn đề tài; (3) Mục tiêu nghiên cứu; (4) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu; (5)Phương pháp nghiên cứu; (6) Ý nghĩa và đóng góp mới của nghiên cứu và cuốicùng (7) Kết cấu nghiên cứu
1.1 Bối cảnh nghiên cứu
Tại Việt Nam, khởi nghiệp đang là chủ đề rất được quan tâm với mục tiêucủa Chính phủ đặt ra là có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp (DN) hoạt động giai đoạn2016-2020 Theo Báo Chính phủ (2016), tỷ lệ DN/dân số Việt Nam (trên 96 triệudân) là quá thấp (0,57%) so với các nước như: Mỹ, Đài Loan (Trung Quốc), TháiLan, Israel, Nhật Bản (đều trên 2%) Nếu đạt mức trung bình của thế giới, thì ViệtNam cần phải có hơn 2 triệu DN hoạt động Như vậy, số DN Việt Nam mới đạt 1/4
so với yêu cầu của mức trung bình Vì vậy, việc gia tăng số lượng các DN khởinghiệp luôn là mối bận tâm chính của các chính phủ, nhà hoạch định chính sách và
các học giả, vì 2 lý do Một là, tăng trưởng kinh tế (Audretsch, 2007; Baumol, 2004); hai là, giảm thất nghiệp (Santarelli & cộng sự, 2009) đặc biệt với sinh viên
mới ra trường (Alain & cộng sự, 2006) tại các nước đang phát triển Sinh viên là
đối tượng được đào tạo tương đối bài bản tại các trường ĐH, có các kiến thức nền
về quản trị GEM (2016)1 cho rằng, độ tuổi thích hợp để khởi nghiệp là 18 – 36, lứatuổi có khát khao làm giàu, không sợ rủi ro, nhạy bén với các cơ hội kinh doanh,mạo hiểm hơn và có ý định khởi nghiệp cao hơn Thống kê tại bảng 1.1 cho thấy, tỷ
lệ người nhận thức được cơ hội và khả năng khởi nghiệp tại VN năm 2015 là56,8% Tuy nhiên, tỷ lệ này có giảm một chút so với 2014 (58,2%) vì những lo ngạicạnh tranh ngày càng khốc liệt trong bối cảnh hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thếgiới Trong khi đó, chỉ số lo sợ thất bại khởi nghiệp năm 2015 tại VN là 45,6% khá
1 GEM: Global Entrepreneurship Monitor – chỉ số khởi nghiệp toàn cầu
Trang 12cao so với các nước có cùng trình độ phát triển và có xu hướng sẽ tăng trong nhiềunăm tới Chỉ số này phản ảnh sự cẩn trọng khi tham gia vào khởi nghiệp, tạo ranhững rào cản cho nhiều người chưa bắt tay vào khởi nghiệp, dù họ nhận thấy cơhội và khả năng khởi nghiệp của mình (GEM, 2016)
Bảng 1.1: Chỉ số khởi nghiệp tại Việt Nam năm 2015
Theo GEM (2014, tr.17), đánh giá sự phát triển kinh doanh ở mỗi quốc giacũng như toàn cầu theo các giai đoạn sau: (1) Nhà khởi nghiệp tiềm năng (2) Ýđịnh khởi nghiệp (3) Thành lập doanh nghiệp (4) Quản lý hoạt động kinh
Trang 13doanh (5) Phát triển hoạt động kinh doanh (6) Chấm dứt hoạt động kinhdoanh Theo GEM (2014, tr 17) cũng cho rằng, chu kỳ kinh doanh này đúng với tấtcác các nền kinh tế trên thế giới Tuy nhiên, việc chuyển từ giai đoạn trước sang
giai đoạn sau trong chu kỳ kinh doanh lại khác nhau ở mỗi nước, tùy thuộc vào đặc
điểm của nhà khởi nghiệp tiềm năng và môi trường kinh doanh của nước đó Quátrình hình thành ý định khởi nghiệp tại VN có thể sẽ có nhiều khác biệt so với cácnghiên cứu thực nghiệm tại các nước phát triển trên thế giới
Trong nghiên cứu của Nguyễn Thu Thủy (2015), bối cảnh khởi nghiệp tạicác nước có nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam có nhiều điểm khác biệt nếu sosánh với các nước đang phát triển Đó là: (1) Các DN khởi nghiệp thường đượchưởng lợi từ các quy định của chính phủ hỗ trợ DN mới; (2) Động cơ khởi nghiệp
có thể dưới 2 dạng: khởi nghiệp vì việc làm, tăng thu nhập và khởi nghiệp vì đổimới sáng tạo, trong khi các nước đang phát triển chủ yếu khởi nghiệp vì đổi mớisáng tạo; (3) Môi trường vĩ mô thường xuyên không ổn định; (4) Mối quan hệ xãhội phi chính thức, chi phí không chính thức thường đóng vai trò quan trọng trongmôi trường kinh doanh; (5) Vai trò của người chủ DN chưa được xã hội coi trọng vàbản thân người chủ DN vẫn chưa có sự tự chủ đột phá trong tư duy khởi nghiệp
Cũng theo GEM (2014, tr 17), chu kỳ khởi nghiệp bắt đầu bằng việc trở
thành nhà khởi nghiệp tiềm năng, đó là những người thấy được các cơ hội khởi
nghiệp (nhận thức mong muốn khởi nghiệp) ở nơi họ sinh sống và họ tin rằng họ
có khả năng (nhận thức khả năng khởi nghiệp) để bắt đầu một hoạt động khởi
nghiệp Một đặc điểm khác của doanh nhân tiềm năng so với người khác là họ phải
là người có tư duy khởi nghiệp Ngoài ra, những quan niệm xã hội cũng có thể ảnhhưởng đến sự phát triển kinh doanh thông qua những nhận thức về nghề kinhdoanh, về vị trí của doanh nhân trong xã hội và những tấm gương điển hình củadoanh nhân trên các phương tiện thông tin đại chúng Chính những yếu tố này sẽgiúp những nhà khởi nghiệp tiềm năng có ý định khởi nghiệp Giai đoạn tiếp theotrong chu kỳ khởi nghiệp là biến ý định khởi nghiệp thành những hành động cụ thể
để thành lập một hoạt động kinh doanh mới Giai đoạn này được tính kể từ khi nhà
Trang 14khởi nghiệp tiềm năng có những đầu tư về thời gian, tiền bạc hay công sức cho việckhởi nghiệp đến khi hoạt động kinh doanh được thành lập trong vòng 3 tháng Giaiđoạn kế tiếp, đánh dấu sự ra đời chính thức của một hoạt động kinh doanh mới,được tính đến dưới 3,5 năm (GEM, 2014, tr 17) Điều này cho thấy, chu kỳ khởinghiệp có thể chịu ảnh hưởng bởi yếu tố thời gian
Để minh chứng điều này, Trope & Liberman (2003, 2010) cho rằng, quátrình hình thành ý định và hành vi ở nhiều lĩnh vực (ví dụ hành vi mua hàng, hành
vi sử dụng sản phẩm/dịch vụ, hành vi khởi nghiệp… ) phụ thuộc vào ý định và hành
vi đó xảy ra ở tương lai gần hay xa Nghĩa là, yếu tố thời gian có khả năng làm sailệch về việc hình thành ý định và hành vi của người đó Trong những năm qua, một
số nghiên cứu đã kiểm định quá trình đánh giá cơ hội khởi nghiệp và thành lập công
ty thông qua sự tương tác giữa đặc điểm cơ hội và quá trình nhận thức của nhà khởinghiệp, bao gồm nhận thức về rủi ro, học tập, hoặc ảnh hưởng của kiến thức trước
đó (Grégoire & cộng sự, 2011) Cho đến nay, có ít nghiên cứu về nhận thức khởinghiệp liên quan đến yếu tố thời gian (Brännback & Carsrud, 2017)
Khi dự đoán hành vi, nếu hành vi xảy ra ở tương lai xa thì cá nhân có xuhướng đánh giá trừu tượng về hành vi này và cảm thấy tự tin, chấp nhận rủi ro, dễdàng trong việc hình thành ý định, trong khi hành vi xảy ra trong tương lai gần thì
cá nhân sẽ đánh giá chi tiết hơn, chịu rủi ro kém hơn, việc hình thành ý định vàhành động cụ thể sẽ khó hơn, nhưng một khi đã hình thành ý định thì sẽ dễ dàng dẫnđến hành động hơn (Trope & Liberman, 2003) Khoảng cách thời gian khiến cho cánhân phóng đại ý định tích cực của họ (Alexander & cộng sự, 2008) và dự đoánkhông chính xác mối quan hệ tương quan giữa ý định và hành vi (Sun & Morwitz,2010)
Esfandiar & cộng sự (2019) cho biết số lượng sinh viên đã khởi nghiệp khi
họ có ý định trong 3 năm tới (in the next three years) sẽ ít hơn 2 lần so với số lượngsinh viên có ý định khởi nghiệp trong thời gian ngắn (later), điều này được lý giảibởi độ trễ thời gian Ngoài ra, nghiên cứu của Schlaegel & Koenig (2014) tác độngnhận thức mong muốn khởi nghiệp đến ý định mạnh hơn đối với các mẫu không
Trang 15phải là sinh viên trong khi nhận thức khả năng khởi nghiệp lại tác động mạnh hơnđến ý định đối với các mẫu là sinh viên Nhóm tác giả này cho rằng, rất có thể có sựkhác biệt giữa đối tượng là sinh viên và đối tượng khác ở chỗ ý định khởi nghiệp ởtương lai gần hay xa, nghĩa là có liên quan đến yếu tố thời gian
Như vậy, nghiên cứu quá trình hình thành nhà khởi nghiệp tiềm năng là rấtquan trọng, vì đây là bước đầu tiên của quá trình khởi nghiệp Hơn nữa, ý định khởinghiệp được xem là chỉ báo rất quan trọng tác động đến việc thành lập DN mới.Luận án này chỉ tập trung vào giai đoạn từ nhà khởi nghiệp tiềm năng đến ý địnhkhởi nghiệp, vì vậy có 02 câu hỏi nghiên cứu được đặt ra:
(1) Quá trình hình thành ý định khởi nghiệp của sinh viên Việt Nam như thếnào?
(2) Yếu tố thời gian có tác động như thế nào đến mối quan hệ giữa nhận thứckhởi nghiệp và ý định khởi nghiệp?
1.2 Lý do chọn đề tài
Khởi nghiệp được hiểu là quá trình nhận dạng, đánh giá, khai thác cơ hộikinh doanh (Shane & Venkataraman, 2000) và đây là loại hành vi có kế hoạch(Ajzen, 1991; Krueger & cộng sự, 2000) Thuật ngữ này được dịch theo nhiều cáchkhác nhau như: tinh thần khởi nghiệp, nghiệp chủ, khởi nghiệp, khởi sự kinhdoanh… chưa có sự thống nhất Sự phức tạp này là việc tiếp cận từ nhiều hướng.Trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu về ý định khởi nghiệp theo những quan điểmkhác nhau, chẳng hạn như:
Lý thuyết về tâm lý học phân biệt 2 dạng đặc điểm của con người, đó là dạng
cá tính (trait - like) và trạng thái tâm lý (state – like) (Chen & cộng sự, 2000) Lýthuyết hành vi tổ chức cũng phân biệt 2 dạng, đó là (1) năng lực thuộc về cá tính(trait-like personality capabilities) và (2) năng lực thuộc về trạng thái tâm lý (state –like; psychological capabilities) Năng lực cá tính không thuộc về bối cảnh cụ thểnào cả và thường khó thay đổi (ổn định theo thời gian) Trong khi đó, năng lực dạngtrạng thái phụ thuộc vào bối cảnh và có xu hướng thay đổi theo thời gian (Chen &
Trang 16cộng sự, 2000) Vì vậy, có 5 cách tiếp cận về khởi nghiệp theo dạng này:
Cách tiếp cận thứ nhất theo trạng thái tâm lý, dựa vào các mô hình cốt lõi
(core model) bằng việc sử dụng các lý thuyết nền: (1) Lý thuyết thực thi ý tưởngkhởi nghiệp của Bird (1988); (2) Lý thuyết về sự kiện khởi nghiệp (EEM) củaShapero & Sokol (1982); và (3) Lý thuyết dự định hành vi (TPB) của Ajzen (1991)
mà phổ biến vẫn là 2 lý thuyết EEM và TPB
Cách tiếp cận thứ hai theo cá tính (trait - personality): chỉ những người có
các tố chất như không sợ rủi ro, sáng tạo, mạo hiểm, tự kiểm soát hành vi… thì mới
có thể hình thành ý định và khởi nghiệp Tuy vậy, cách tiếp cận này lại bộc lộ một
số nhược điểm khi có quá nhiều tố chất được đưa vào trong mỗi nghiên cứu khácnhau dẫn đến không thống nhất cũng như cá tính không thay đổi theo bối cảnh vàkhó thay đổi theo thời gian Các nghiên cứu theo dạng này chỉ có thể giải thích 10%
sự biến thiên của hành vi khởi nghiệp (Van Gelderen, 2015) và hơn nữa, nó trừutượng và khó đo lường
Cách tiếp cận thứ ba theo tác động giáo dục đến khởi nghiệp: điểm mạnh
của cách tiếp cận này đề cập đến khả năng nhà khởi nghiệp được học tập nhằm nângcao thái độ cũng như ý định khởi nghiệp, từ đó có thể hình thành nên năng lực củanhà khởi nghiệp Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu thực nghiệm cho rằng, có nhiều khácbiệt về thái độ và ý định khởi nghiệp khi tham gia vào các chương trình giáo dụckhởi nghiệp (Zhao & cộng sự, 2005) Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy, mức độtác động của các yếu tố giáo dục đến ý định khởi nghiệp không mạnh bằng khôngbằng cách tiếp cận thứ nhất (Martin & cộng sự 2013) và cách tiếp cận thứ hai (Hao
& cộng sự, 2009)
Cách tiếp cận thứ tư thông qua tác động các yếu tố môi trường và các tổ
chức hỗ trợ khởi nghiệp có liên quan: cách tiếp cận này có điểm mạnh trong việcgắn kết giữa hành vi khởi nghiệp với tác động từ các tổ chức hỗ trợ nhà khởi nghiệpnhư quỹ đầu tư, vườn ươm,… đề cập đến khả năng học tập và điều chỉnh thích nghicủa các nhà khởi nghiệp đối với môi trường (Cope, 2005) Tuy nhiên, cách tiếp cận
Trang 17này nằm ngoài phạm vi giai đoạn đầu của quá trình khởi nghiệp Nó phù hợp vớigiai đoạn sau của quá trình hoạt động và phát triển của DN hơn
Cách tiếp cận cuối cùng theo quá trình khởi nghiệp và mối liên kết giữa ý
định và hành vi: Nghiên cứu những tác động đến sự nhất quán hay mâu thuẫn giữa ýđịnh và hành vi Các cách tiếp cận trên đã đặt ra nhiều thách thức trong nghiên cứu
ý định khởi nghiệp (Krueger & cộng sự, 2000) Việc hình thành ý định đến khichuyển thành hành động có thể phụ thuộc vào một quy trình phức tạp (Schlaegel &Koenig, 2014) Các nghiên cứu ban đầu đã xác định tồn tại khoảng cách lớn giữa ýđịnh và hành vi kinh doanh (Henley, 2007) Hiểu được các yếu tố quyết định thúcđẩy hành vi dự định của cá nhân là rất quan trọng, từ đó khuyến khích nhiều ngườitrở thành doanh nhân Các lý thuyết hiện tại đã xác định được các yếu tố tiền ảnhhưởng đến việc hình thành ý định cá nhân, nhưng ít hiệu quả hơn trong việc giảithích sự khác biệt giữa ý định và hành vi (Armitage & Conner, 2001) Đây cũng làhướng được quan tâm rất nhiều trong thời gian gần đây, nhưng có rất ít nghiên cứu(Fayolle & Gailly, 2015)
Thật vậy, đã có rất nhiều nghiên cứu quá trình hình thành ý định khởi nghiệpthông các lý thuyết như TPB của Ajzen (1991) hay mô hình EEM của Shapero &Sokol (1982) và rất nhiều các yếu tố tiền đề tác động đến ý định khởi nghiệp như đãtổng hợp ở phần trên Điểm chung của các nghiên cứu này là xác định xem mộtngười có khởi nghiệp hay không bằng cách thông qua ý định (Schlaegel & Koenig,2014), nhưng ý định trong các nghiên cứu này chỉ giải thích một tỷ lệ nhất định biếnthiên ảnh hưởng đến hành động và chưa hẳn là yếu tố dự đoán tốt khả năng hànhđộng trong bối cảnh khởi nghiệp (Van Gelderen, 2015)
Theo Schlaegel & Koenig (2014), ý định là một dự báo quan trọng của hànhđộng tiếp theo Nó giải thích trung bình 28% (tương đương r = 0,53) sự biến thiêncủa hành vi (r>0,5 là ảnh hưởng mạnh, Sheeran, 2002) Randall & Wolff (1994)khẳng định khoảng cách giữa ý định và hành vi không thay đổi theo thời gian Tuynhiên, Sheeran & Orbell (1998) lập luận dựa vào dữ liệu của Randall & Wolff
Trang 18(1994) đủ để rút ra kết luận này và cho rằng, khoảng cách thời gian càng lớn thì sứcmạnh tiên đoán các yếu tố ý định càng giảm đi Ngoài ra, ý định dự đoán hành vi làtương quan cao nếu đó là hành động đơn lẻ ngắn hạn (một kết quả có thể đạt đượcbằng cách thực hiện một loạt các hành động đơn lẻ) Vì vậy nghiên cứu lại quá trìnhhình thành ý định trong bối cảnh khởi nghiệp đã nổi lên trong vài năm gần đây (VanGelderen & cộng sự, 2015) Nghiên cứu tổng kết lý thuyết của Fayolle & Gailly(2015) khẳng định vẫn có tương quan cao giữa ý định và hành vi trong bối cảnhkhởi nghiệp, nếu ý định đó là đủ mạnh, chi tiết và hành động hơn (nghĩa là ý địnhquá trừu tường) Trong khi đó Dholakia & Pbagozzi (2003) cũng cho rằng, việcthiết lập mục tiêu cụ thể sẽ giúp mức độ gắn kết với khởi nghiệp của người đó sẽcao hơn Nghĩa là, không có các lựa chọn thay thế khác và buộc mọi người phảithực hiện ý định Vì vậy, cần có những lý thuyết khác để giải thích tốt hơn kháiniệm ý định khởi nghiệp với cường độ mục tiêu mạnh hơn (Fayolle & Gailly, 2015).Rất nhiều đề xuất nghiên cứu nhằm cải thiện các khái niệm khoảng cách ý định để
mô tả tốt hơn sự phức tạp của quá trình khởi nghiệp (Fayolle & Liñán, 2014)
Để giải thích cho vấn đề này, lý thuyết tư duy các giai đoạn hành động(Gollwitzer & Keller, 2012, 2016) đã chứng minh quá trình hình thành ý định phứctạp trong bối cảnh khởi nghiệp phải thông qua 2 giai đoạn chính: giai đoạn ảnhhưởng của động lực (motivational, giai đoạn tiền quyết định) và giai đoạn của ý chí,
tự nguyện (Volition, giai đoạn tiền hành động) Giai đoạn của động lực sẽ ảnhhưởng đến việc thiết lập mục tiêu (goal setting) hay trả lời cho câu hỏi tại sao khởinghiệp (why) và giai đoạn của ý chí, tự nguyện là giai đoạn của phấn đấu mục tiêu(goal striving) trả lời cho câu hỏi bằng cách nào, khi nào, ở đâu (how, when, where)
cá nhân đó sẽ khởi nghiệp
Nếu như giai đoạn của thiết lập mục tiêu mang tính trừu tượng cao (“ví dụ tôi
sẽ khởi nghiệp”) phản ảnh mong muốn và khả năng của nhà khởi nghiệp trong cáclựa chọn nghề nghiệp thì có xu hướng thiên về khởi nghiệp Trong khi đó giai đoạncủa phấn đấu mục tiêu (goal striving) mang tính chi tiết thông qua các kế hoạchhành động, các điều kiện cần thiết và ý chí vượt qua những khó khăn để chuẩn bị
Trang 19khởi nghiệp, từ đó giúp mức độ gắn kết với khởi nghiệp của người đó cao hơn (“tôi
sẽ khởi nghiệp khi tôi tốt nghiệp”) (Van Gelderen & cộng sự, 2015) Nghĩa là,không có các lựa chọn thay thế tốt hơn và buộc mọi người phải thực hiện ý định đó(Dholakia & Pbagozzi, 2003)
Gollwitzer & Keller (2012) trong lý thuyết tư duy các giai đoạn hành động
đã đưa ra khái niệm tư duy có chủ đích (deliberative mindset) tạo ra sự điều chỉnhnhận thức đối với các thông tin có liên quan đến thiết lập mục tiêu (thông tin về tínhkhả thi và mong muốn, xuất hiện trong giai đoạn động lực) và tư duy hành động(implemental mindset) xuất hiện trong giai đoạn của ý chí, tự nguyện, điều chỉnhnhận thức của một người với thông tin liên quan đến ý định thực hiện (ở đâu, khinào, cách thức hành động và ý chí thái độ gắn kết với mục tiêu, vượt qua khó khăntrở ngại như thế nào?)
Mathisen & Arnulf (2013) dựa trên lý thuyết tư duy các giai đoạn hành độngcủa Gollwitzer & Keller (2012), cho rằng trong giai đoạn của ý chí, tự nguyện thìxuất hiện 2 loại tư duy, đó là: tư duy cẩn trọng (elaborating mindset) và tư duy hànhđộng (implemental mindset).Kết quả cho thấy, tư duy cẩn trọng không có mối quan
hệ với hành vi khởi nghiệp mà chỉ có tư duy hành động có tác động đến hành vikhởi nghiệp Mathisen & Arnulf (2014) tiếp tục kiểm định lại 2 khái niệm này vàđưa thêm khái niệm mới là sự rối loạn mong muốn về ý tưởng kinh doanh(compulsiveness about business ideas) Kết quả phân tích EFA cho thấy, các biếnquan sát đo lường trong các khái niệm: tư duy cẩn trọng, tư duy hành động và sự rốiloạn mong muốn về ý tưởng kinh doanh đã có sự thay đổi so với nghiên cứu năm
2013 Do đó, 3 khái niệm này cần phải được kiểm định lại trong các nghiên cứu tiếptheo
Như vậy, 2 yếu tố nhận thức mong muốn và nhận thức khả thi được nhắctrong mô hình EEM của Krueger & cộng sự (2000) hay mô hình TPB của Ajzen(1991) có liên quan đến tư duy có chủ đích trong lý thuyết của Gollwitzer & Keller(2012, 2016) Nếu hành động đơn lẻ thì nhận thức mong muốn và nhận thức khả thi
Trang 20có tác động mạnh đến ý định và ý định sẽ là chỉ báo tốt, còn nếu là mục tiêu dài hạnnhư khởi nghiệp thì phải kiểm soát tốt các hành động đơn lẻ (Sheeran, 2002) vàphải có tư duy hành động, gắn kết với mục tiêu (Van Gelderen, 2015) Nghĩa là, ýđịnh trong các nghiên cứu trước đây chỉ dừng lại ở giai đoạn tư duy có chủ đích,quá trình này không giải thích cách thức nhà khởi nghiệp tiềm năng vượt qua nhữngkhó khăn, không bỏ cuộc, kiên trì với khởi nghiệp Hơn nữa, ý định dự đoán hành vitốt hơn đối với thời gian ngắn, chứ không phải là dài, trong khi khởi nghiệp phải làmục tiêu trung hạn hoặc dài hạn (Steel, 2007) và ý định quá trừu tượng sẽ khôngphản ảnh được sức mạnh tiên đoán của nó lên hành vi (Brännback & Carsrud, 2017,
tr 39)
Hơn nữa, các ý tưởng ban đầu về kế hoạch khởi nghiệp được thực hiện,chuyển thành hành vi có thể phụ thuộc vào một quá trình phức tạp hơn vì khởinghiệp là mục tiêu dài hạn, nếu không có sự gắn kết mạnh mẽ với với mục tiêu thìsức mạnh của ý định trong việc dự đoán hành vi là đáng nghi ngờ (Van Gelderen,2015) Joule & cộng sự (1998) cho rằng, gắn kết với mục tiêu có tác động lên nhậnthức và hành vi của chủ thể khi các cá nhân đó theo đuổi mục tiêu Về mặt nhậnthức, nó làm xuất hiện ở chủ thể những niềm tin mới và nhà khởi nghiệp sẽ khôngđánh đổi với các mục tiêu khác ngoài mục tiêu khởi nghiệp (Fayolle & Liñán,2014).Vì vậy, Fayolle & Liñán (2014) đã đề xuất sử dụng lý thuyết gắn kết để kiểmtra sức mạnh của ý định khởi nghiệp
Như vậy, các nghiên cứu trước đây về quá trình hình thành ý định chỉ dừnglại ở giai đoạn tạo động lực (giai đoạn tiền quyết định), còn giai đoạn tiền hànhđộng (giai đoạn của tư duy hành động, ý chí và gắn kết mục tiêu) thì các nghiên cứutrước đây chưa đề cập đến Hơn nữa Van Gelderen (2015) cho rằng ý định trong cácnghiên cứu thực nghiệm trước đây nếu chỉ dừng lại ở giai đoạn tạo động lực thì khảnăng chuyển từ ý định sang hành động vẫn tồn tại khoảng cách khá lớn trong khởinghiệp, vì vậy cần phải nghiên cứu sang giai đoạn của ý chí và gắn kết với mục tiêukhởi nghiệp thì khoảng cách giữa ý định và hành động khởi nghiệp mới có khả năngthu hẹp lại Từ các phân tích nêu trên, câu hỏi nghiên cứu thứ 3 được đặt ra:
Trang 21(3) Quá trình hình thành ý định khởi nghiệp của sinh viên Việt Nam có trảiqua giai đoạn tiền hành động hay không? Nói một cách khác, có những yếu tố trunggian nào giữa giai đoạn nhận thức khởi nghiệp và giai đoạn hình thành ý định khởinghiệp của sinh viên Việt Nam hay không?
Tại Việt Nam, tác giả cũng chưa tìm thấy các nghiên cứu đề cập đến quátrình tiền hành động trong quá trình hình thành ý định khởi nghiệp
Tóm lại, bối cảnh thực tiễn và các nghiên cứu thực nghiệm trước đây chothấy, việc hình thành ý định khởi nghiệp vẫn là một quá trình phức tạp về mặt lýthuyết Việc cải thiện khả năng dự đoán của ý định đến hành động khởi nghiệp rấtcần thiết Các nghiên cứu trước đây chủ yếu dừng lại ở ý định mang tính trừu tượng(giai đoạn động lực thiết lập mục tiêu hay giai đoạn của tư duy chủ đích), rất ítnghiên cứu về giai đoạn của ý chí, tự nguyện (giai đoạn phấn đấu mục tiêu hay giaiđoạn của tư duy hành động)
Vì vậy, từ những phân tích nêu trên, tác giả chọn đề tài “Mối quan hệ giữa
nhận thức, tư duy, gắn kết và ý định hành động khởi nghiệp của sinh viên” để
nghiên cứu
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Như nội dung phân tích nêu trên, hầu như chưa tìm thấy nghiên cứu nào ứngdụng lý thuyết tư duy các giai đoạn hành động để khám phá quá trình hình thành ýđịnh hành động trong bối cảnh khởi nghiệp Vì vậy, nghiên cứu này xây dựng vàkiểm định mối quan hệ giữa nhận thức khả năng khởi nghiệp, nhận thức mongmuốn khởi nghiệp, tư duy khởi nghiệp, gắn kết với khởi nghiệp và ý định hànhđộng khởi nghiệp của sinh viên thông qua lý thuyết tư duy các giai đoạn hành động
Cụ thể là:
- Lược thảo hệ thống các lý thuyết, các nghiên cứu thực nghiệm nhằm đề xuất,
bổ sung, hình thành khung lý thuyết hoàn chỉnh làm nền tảng cho luận án
- Kiểm định mối quan hệ giữa các yếu tố nhận thức mong muốn khởi nghiệp,
nhận thức khả năng khởi nghiệp (giai đoạn của tư duy chủ đích), tư duy khởi
Trang 22nghiệp, gắn kết với khởi nghiệp (thuộc giai đoạn tư duy hành động) và ý định hànhđộng khởi nghiệp của sinh viên
- Kiểm định vai trò điều tiết của yếu tố thời gian đối với mối quan hệ giữa
nhận thức mong muốn khởi nghiệp, nhận thức khả năng khởi nghiệp và ý định hànhđộng khởi nghiệp
- Từ kết quả nghiên cứu, luận án đưa ra một số hàm ý chính sách cho các
trường ĐH và các cơ quan quản lý trong việc thúc đẩy ý định hành động khởinghiệp của sinh viên ĐH ở Việt Nam
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: mối quan hệ giữa nhận thức mong muốn khởi
nghiệp, nhận thức khả năng khởi nghiệp, tư duy khởi nghiệp, gắn kết với khởinghiệp và ý định hành động khởi nghiệp
Đối tượng khảo sát: sinh viên chính quy năm cuối các trường ĐH
Không gian nghiên cứu: tại các tỉnh, thành phố gồm: TP.HCM, Bình
Dương, Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu
- Thời gian nghiên cứu: từ 2016 đến 2018 với 3 giai đoạn chính: giai đoạn 1
(06/2016 – 07/2017): Tổng quan lý thuyết, nghiên cứu định tính; giai đoạn 2(08/2017 – 10/2017): Nghiên cứu nhóm tập trung – focus group; giai đoạn 3 (Từ
10/2017 - 02/2018): Nghiên cứu định lượng.
Lý do chọn đối tượng sinh viên khảo sát: khởi nghiệp được xem như chìa
khóa quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia vì làm giảm tỷ lệthất nghiệp, bất bình đẳng và đói nghèo, nhất là giảm tỷ lệ thất nghiệp cho sinh viênmới ra trường (Alain & cộng sự, 2006) ở các nước đang phát triển Sinh viên là đốitượng được đào tạo tương đối bài bản và có kiến thức nền cơ bản Ngoài ra, theoGEM (2016) độ tuổi thích hợp để khởi nghiệp là 18 – 36 tuổi, vì độ tuổi này có khátkhao làm giàu, ít sợ rủi ro, nhạy bén với các cơ hội kinh doanh, mạo hiểm hơn và có
ý định khởi nghiệp và hành vi khởi nghiệp cao hơn Việc lựa chọn sinh viên cáctrường ĐH của TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu chỉ là đối
Trang 23tượng khảo sát mẫu thuận tiện và 4 tỉnh, thành này nằm trong vùng kinh tế trọngđiểm phía Nam có vai trò hết sức quan trọng và là đầu tàu của nền kinh tế ViệtNam; các yếu tố về môi trường kinh tế, chính trị, xã hội và các chính sách khởinghiệp đều thuận lợi cho sinh viên khởi nghiệp.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Nhận thức luận: sử dụng chủ yếu phương pháp thực dụng gắn liền với
trường phái nghiên cứu hỗn hợp
Phương pháp luận: sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp để xây dưng
và kiểm định mô hình nghiên cứu, trong đó sử dụng chủ yếu phương pháp suy diễn(suy diễn từ lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm để xây dưng mô hình nghiêncứu) kết hợp với phương pháp quy nạp (xây dựng bổ sung các thang đo các kháiniệm nghiên cứu)
Phương pháp thu thập thông tin: sử dụng phương pháp nghiên cứu tại địa
bàn để thu thập thông tin và các phương pháp phỏng vấn chuyên gia, thảo luậnnhóm Cụ thể:
- Thảo luận với 2 nhóm: nhóm 1 gồm 8 chuyên gia trong lĩnh vực khởi nghiệp;
nhóm 2 gồm 16 sinh viên đã khởi nghiệp Mục đích của thảo luận nhóm với 2 nhómnày là nhằm chuẩn hóa thuật ngữ, điều chỉnh và bổ sung thang đo cho phù hợp bốicảnh và điều kiện Việt Nam Đồng thời làm rõ nghĩa và tính dễ hiểu của các câuhỏi
- Thực hiện qua điều tra khảo sát sơ bộ thông qua phỏng vấn trực tiếp với mẫu
nghiên cứu vừa đủ theo phương pháp thuận tiện (117 sinh viên) Dữ liệu này nhằmđánh giá sơ bộ và bổ sung thang đo, cũng như chuẩn hóa thuật ngữ cho phù hợp bốicảnh và điều kiện Việt Nam Khảo sát chính thức được thực hiện bằng bảng câu hỏisoạn sẵn đối với các sinh viên năm cuối (1367) của các trường ĐH tại TP.HCM,Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu Mẫu được chọn theo phương phápthuận tiện
Phương pháp xử lý thông tin: Dữ liệu chính thức sau khi thu thập sẽ được nạp
Trang 24liệu, làm sạch và kiểm định sơ bộ bằng Cronbach’s alpha và EFA, kiểm định môhình đo lường và kiểm định mô hình cấu trúc bằng phương pháp PLS-SEM
Công cụ xử lý thông tin: sử dụng phần mềm SmartPLS 3.2.7.
1.6 Ý nghĩa đóng góp mới của nghiên cứu
- Về mặt lý thuyết: luận án kiểm định mối quan hệ giữa nhận thức mong
muốn khởi nghiệp, khả năng khởi nghiệp, tư duy khởi nghiệp, gắn kết với khởinghiệp, ý định khởi nghiệp thông qua lý thuyết tư duy các giai đoạn hành động củaGollwitzer & Keller (2012, 2016) để giải thích quá trình hình thành ý định hànhđộng khởi nghiệp của nhà khởi nghiệp tiềm năng Theo lý thuyết này, quá trình hìnhthành ý định khởi nghiệp đòi hỏi một quá trình phức tạp và thời gian dài Cácnghiên cứu trước đây dừng lại ở ý định mang tính trừu tượng (là giai đoạn ảnhhưởng của động lực lên việc thiết lập mục tiêu hay giai đoạn của tư duy chủ đích),rất ít nghiên cứu về giai đoạn của ý chí, tự nguyện (giai đoạn phấn đấu mục tiêu haygiai đoạn của tư duy hành động)
- Luận án cũng cung cấp bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa nhận
thức khởi nghiệp và ý định hành động khởi nghiệp chịu sự tác động điều tiết củayếu tố thời gian Ngoài ra, việc bổ sung 2 yếu tố tư duy khởi nghiệp, gắn kết vớikhởi nghiệp giải thích rõ hơn mối quan hệ giữa nhận thức khởi nghiệp và ý địnhhành động khởi nghiệp Nếu các nghiên cứu trước đây về khởi nghiệp cho thấy, ýđịnh là khá trừu tượng và việc chuyển từ ý định sang hành vi là đáng nghi ngờ, thìviệc bổ sung 2 yếu tố trung gian này đã chuyển từ ý định trừu tượng sang ý định chitiết, rõ ràng và mang tính hành động hơn Từ đó, khẳng định việc khởi nghiệp làmột suy nghĩ, lựa chọn cẩn thận, nghiêm túc có đầu tư của sinh viên chứ không vìphong trào khởi nghiệp tác động đến
- Vì các nghiên cứu về nhận thức khởi nghiệp trước đây chủ yếu thực hiện ở
các nước phương Tây với nền kinh tế thị trường phát triển, một nền văn hóa trọngdoanh nhân và đề cao tính tự chủ của họ, vì vậy cần được kiểm định lại ở những
Trang 25quốc gia mà tinh thần doanh nhân còn chưa được xem trọng như ở Việt Nam.
- Về mặt thực tiễn: kết quả nghiên cứu của luận án cũng gợi ý cho các cơ
quan quản lý nhà nước, các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp, các cơ sở đào tạo một số đềxuất để tạo điều kiện cho sinh viên khởi nghiệp một cách nghiêm túc, nhằm gia tăngtiềm năng khởi nghiệp của sinh viên ĐH ở Việt Nam
- Kết quả nghiên cứu cũng giúp cộng đồng khởi nghiệp trong sinh viên hiểu
được các yếu tố ảnh hưởng đến ý định hành động khởi nghiệp, đồng thời nhận thức
về khả năng và cơ hội của mình để tiến hành khởi nghiệp Ngày càng có nhiều sinhviên tham gia vào khởi nghiệp vì trở thành doanh nhân đang là ước muốn của gần ¼người trưởng thành ở Việt Nam (GEM, 2016) Môi trường khởi nghiệp tại ViệtNam đang cải thiện nhờ nỗ lực của Chính phủ, các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp, tuynhiên, nếu sinh viên với tư cách là đối tượng khởi nghiệp tiềm năng chỉ dừng lạimục tiêu chung chung mà không tiến hành các hành động cần thiết để khởi nghiệpthì các nỗ lực của bên liên quan cũng sẽ không có nhiều ý nghĩa
1.7 Kết cấu luận án
Luận án bao gồm 05 chương, được trình bày theo trình tự và nội dung chínhsau đây:
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU
Chương này trình bày vấn đề nghiên cứu, mục tiêu, phương pháp và phạm vinghiên cứu
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Nội dung chương này mô tả tổng quan cơ sở các lý thuyết nền thông quaviệc hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về khái niệm ý định khởi nghiệp từ những nghiêncứu trước đây, phác thảo mô hình lý thuyết về ý định hành động khởi nghiệp sinhviên
Chương 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Chương này trình bày cách xây dựng, điều chỉnh và phát triển thang đo từthang đo gốc (thang đo lặp lại) Trong phần thiết kế nghiên cứu các nội dung như cỡ
Trang 26mẫu, quá trình thu thập dữ liệu, công cụ và kỹ thuật phân tích dữ liệu sẽ được trìnhbày một cách chi tiết và rõ ràng Ngoài ra, kết quả nghiên cứu sơ bộ cũng được trìnhbày trong chương này
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương này mô tả quá trình thu thập dữ liệu, những đặc trưng cơ bản củanhững đối tượng được phỏng vấn và kết quả của nghiên cứu chính thức Nội dungnghiên cứu chính thức được trình bày thông qua các bước: phân tích mô hình đolường; phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (PLS-SEM) và cuối cùng là kiểm địnhcác giả thuyết nghiên cứu đã được đề xuất ở chương 2
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CỦA NGHIÊN CỨU
Chương này tổng hợp so sánh các phát hiện có ý nghĩa và đưa ra kết luận vềnghiên cứu Những đề nghị hàm ý chính sách về khởi nghiệp cũng được thể thiệntrong chương này Sau cùng, luận án xác định những hạn chế còn tồn tại làm cơ sởcho một số đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo
Trang 27CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ
MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Chương 2 sẽ trình bày: (1) Một số khái niệm về khởi nghiệp; (2) Lý thuyết tưduy các giai đoạn hành động; (3) Lý thuyết gắn kết; (4) Mô hình tư duy khởinghiệp; (5) lý thuyết cấp độ cấu trúc nhận thức CLT; (6) Một số lý thuyết về khởinghiệp khác có liên quan Thông qua đó xây dựng các các khái niệm nghiên cứu và
đề xuất mô hình lý thuyết về ý định hành động khởi nghiệp của sinh viên
2.1 Các khái niệm nghiên cứu
2.1.1 Khởi nghiệp (Entrepreneurship)
Khởi nghiệp là một khái niệm đa chiều, tương đối phức tạp, chưa thống nhất
và được dịch và hiểu theo nhiều cách khác nhau như: tinh thần khởi nghiệp, khởinghiệp, khởi sự kinh doanh… Trong luận án này sẽ sử dụng thuật ngữ “khởinghiệp” Về mặt học thuật, theo Schumpeter (1934), khởi nghiệp là tạo ra các kếthợp mới Với Cole (1968), khởi nghiệp là một hoạt động có mục đích để khởi đầu,duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh nhằm thu được lợi ích về tài chính haycác lợi ích khác trong kinh doanh mà thế giới đó sẽ tạo ra một sự tự do cho chínhngười thực hiện hoạt động này Còn Kirzner Israel (1973), khởi nghiệp là khả năng
để phát hiện và khai thác các mối lợi từ sự khác biệt về giá giữa các thị trường.Trong khi Shapero & Sokol (1982) cho rằng, khởi nghiệp là quá trình mà cá nhânsẵn sàng tiên phong trong việc nắm bắt các cơ hội kinh doanh hấp dẫn và khả thi mà
họ nhận biết được Krueger & Brazeal (1994) cho rằng, khởi nghiệp là việc mở mộtdoanh nghiệp mới (start a new business; new venture creation), hay khởi nghiệp làtinh thần doanh nhân (entrepreneurship), còn Chen (2009) thì cho rằng, khởi nghiệp
là tự làm chủ, tự kinh doanh (self employment)
Một số nghiên cứu của Bird (1988) và Baron (1998) cho rằng, khởi nghiệp làmột quá trình, đó là kết quả của một loạt các sự kiện, hành động có trình tự nhấtđịnh và chịu tác động bởi nhiều yếu tố Còn theo Shane & Venkataraman (2000),khởi nghiệp là quá trình nhận dạng, đánh giá và khai thác cơ hội kinh doanh Đây là
Trang 28một định nghĩa theo quá trình, xác nhận việc sáng tạo cải tiến là thể hiện của khởinghiệp, nhấn mạnh đến người thực hiện (bởi ai?), phương thức thực hiện (bằng cáchnào?) các sáng tạo cải tiến và các ảnh hưởng của các sáng tạo cải tiến này.
Một quan điểm khác xuất phát từ lý thuyết nhận thức xã hội của Bandura(1986), lý thuyết hành vi có kế hoạch TPB của Ajzen (1991): trước khi thực hiệnhành vi, con người phải có kế hoạch và ý định về hành vi đó Trong cách tiếp cận vềtâm lý học hành vi, ý định là chỉ báo quan trọng ảnh hưởng các hành vi khi nhữnghành vi đó hiếm gặp, khó quan sát, diễn ra trong khoảng thời gian không dự kiếntrước Trong khi đó ý định khởi nghiệp là bước đầu tiên trong quá trình khám phá,sáng tạo, khai thác cơ hội để khởi nghiệp và thành lập DN mới (Gartner & cộng sự,2010)
Như vậy, nếu hiểu theo nghĩa rộng thì khởi nghiệp là việc một cá nhân bắtđầu công việc kinh doanh của riêng họ (Begley & Tan, 2001), hay là việc một cánhân chấp nhận rủi ro để thành lập một doanh nghiệp mới bằng đầu tư vốn kinhdoanh, hay mở cửa hàng kinh doanh (MacMillan & Katz, 1992) Nếu hiểu theonghĩa hẹp thì khởi nghiệp là một thái độ làm việc đề cao tính tự chủ, sáng tạo, đổimới và chấp nhận rủi ro tạo ra các giá trị mới cho khách hàng (Bird, 1988)
Kế thừa từ nghiên cứu của Shane & Venkataraman (2000), nghiên cứu củaReynolds & cộng sự (2005) cho rằng, khởi nghiệp là một quá trình hoạt động của cánhân gồm 4 giai đoạn: (1) Giai đoạn tiềm năng khởi nghiệp, cá nhân nhận thức khảnăng thành công của mình nếu khởi nghiệp và có ý định sẽ khởi nghiệp; (2) Giaiđoạn cá nhân huy động nguồn lực; (3) Giai đoạn thành lập DN; (4) Giai đoạn pháttriển và chấm dứt DN
Kelly & cộng sự (2012) trong nghiên cứu về chỉ số khởi nghiệp toàn cầu đãđưa ra quá trình khởi nghiệp diễn ra theo các giai đoạn: (1) Nhà khởi nghiệp tiềmnăng; (2) Ý định khởi nghiệp; (3) Thành lập doanh nghiệp; (4) Quản lý hoạt độngkinh doanh; (5) Phát triển hoạt động kinh doanh; (6) Chấm dứt hoạt động kinhdoanh GEM (2014, tr.17) đã diễn giải chu kỳ này (xem hình 2.1) như sau:
Trang 29“Chu kỳ khởi nghiệp bắt đầu bằng việc hình thành một doanh nhân tiềmnăng, đó là những người thấy được các cơ hội kinh doanh ở nơi họ sinh sống và họtin rằng họ có khả năng để bắt đầu một hoạt động kinh doanh Một yếu tố khác cũngtạo nên niềm tin cho những doanh nhân tiềm năng này là việc họ không lo sợ việcthất bại khi theo đuổi các cơ hội kinh doanh Ngoài ra, những quan niệm xã hộicũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển kinh doanh thông qua những nhận thức vềnghề kinh doanh, về vị trí của doanh nhân trong xã hội và về những tấm gương điểnhình của doanh nhân trên các phương tiện thông tin đại chúng Chính những yếu tốnày sẽ giúp những doanh nhân tiềm năng có ý định khởi nghiệp” (GEM, 2014,tr.17).
“Giai đoạn tiếp theo trong chu kỳ kinh doanh là biến ý định khởi nghiệpthành những hành động cụ thể để thành lập một hoạt động kinh doanh mới Giaiđoạn này được tính kể từ khi doanh nhân có những đầu tư về thời gian, tiền bạc haycông sức cho việc khởi nghiệp đến khi hoạt động kinh doanh được thành lập dưới 3tháng Giai đoạn tiếp theo, đánh dấu sự ra đời chính thức của một hoạt động kinhdoanh mới, được tính đến dưới 3,5 năm.” (GEM, 2014, tr.17)
“Nếu sau 3,5 năm mà doanh nhân vẫn tiếp tục là chủ và quản lý hoạt độngkinh doanh đó thì chứng tỏ hoạt động kinh doanh này đã ổn định Trong trường hợphoạt động kinh doanh bị chấm dứt, cá nhân người chủ/quản lý hoạt động này cũng
đã có được nhiều kinh nghiệm để có thể bắt đầu lại một hoạt động kinh doanh mớihoặc mang kinh nghiệm này để đóng góp cho các hoạt động kinh doanh khác.”(GEM, 2014, tr.17)
Nghiên cứu của Mathisen & Arnulf (2013) cho rằng, mong muốn khởinghiệp và có năng lực để bắt đầu một hoạt động kinh doanh là chưa đủ mà phải biến
cơ hội đó trở thành hành động cụ thể thông qua tư duy khởi nghiệp Do đó, tư duykhởi nghiệp là rất quan trọng vì cơ hội không phải tự nhiên mà xuất hiện Nhữngngười có tư duy khởi nghiệp sẽ phân biệt những nhà khởi nghiệp tiềm năng vớinhững người khác
Nghiên cứu của Fayolle & Liñán (2014) cho thấy, để phân biệt được nhà
Trang 30khởi nghiệp tiềm năng so với người khác, một trong những yếu tố quan trọng là họphải tận tâm, kiên định và gắn kết với mục tiêu khởi nghiệp của mình vì khởinghiệp sẽ trải qua rất nhiều giai đoạn khó khăn nếu không kiên trì thì sẽ khó đạtđược mục tiêu.
Hình 2.1: Chu kỳ khởi nghiệp theo định nghĩa của GEM
Nguồn: GEM (2014, tr.17), dẫn từ Kelly & cộng sự (2012)
Tóm lại: Có nhiều định nghĩa khác nhau về khởi nghiệp như đã trình bày, tác
giả có cùng quan điểm với Kelly & cộng sự (2012) và Fayolle & Liñán (2014).Theo đó, để trở thành một nhà khởi nghiệp thì trước hết họ phải có tiềm năng Đây
là những người thấy được cơ hội kinh doanh và tận dụng nó bằng tư duy khởi
nghiệp của mình, đồng thời phải kiên định và gắn kết với mục tiêu Như vậy, quá
trình khởi nghiệp của nhà khởi nghiệp tiềm năng được cấu thành bởi 4 giai đoạn:(1) Nhận thức cơ hội và khả năng khởi nghiệp của nhà khởi nghiệp; (2) Đánh giá cơhội thông qua tư duy khởi nghiệp (so sánh, đối chiếu giữa nhận thức cơ hội và khảnăng khởi nghiệp); (3) Gắn kết mục tiêu khởi nghiệp; (4) Hình thành ý định khởinghiệp
2.1.2 Ý định khởi nghiệp và ý định hành động khởi nghiệp
Ý định khởi nghiệp
Khởi sự kinh doanh: thực hiện
Trang 31Từ bảng 2.1 có thể nhận thấy có rất nhiều khái niệm về ý định khởi nghiệpđược đưa ra Vì vậy, ngày nay nhiều đề xuất nghiên cứu nhằm cải thiện quá trìnhhình thành ý định khởi nghiệp để thể hiện tốt hơn sự phức tạp của quá trình này(Fayolle & Liñán, 2014) Trong mô hình ý định, liên kết giữa ý định và hành vi luônluôn trực tiếp Tuy nhiên, không phải tất cả những người ý định sẽ thực hiện ý địnhcủa mình mà luôn có nhiều người bỏ cuộc trong quá trình, nghĩa là ý định của khởinghiệp không nhất thiết dẫn đến hành vi Tạo ra một DN mới là một hiện tượngphức tạp Có thể có các yếu tố trung gian trong mối quan hệ giữa ý định và hành vi(Liñán & cộng sự, 2011)
Nhiều nghiên cứu đã không giải quyết theo cách tiếp cận quá trình mà theo
đó các ý định được chuyển thành hành động như thế nào (Sheeran & Silverman,2003) Một số nghiên cứu cố gắng đưa rất nhiều yếu tố trung gian giữa ý định vàhành vi khởi nghiệp Ví dụ như điều kiện thuận lợi, sự kiện bất ngờ, tài nguyên, sự
ổn định về thời gian, kiểm soát; các yếu tố về động lực (Carsrud & Brännback,2011); tự kiểm soát, nghi ngờ, sợ hãi và ác cảm (Van Gelderen & cộng sự, 2015) cóthể tác động đến liên kết ý định và hành vi Tuy nhiên, khoảng cách giữa ý định vàhành vi khởi nghiệp có thể là một trong những thách thức nghiên cứu quan trọngnhất và nó đáng được xem xét đặc biệt (Liñán & Fayolle, 2015)
Ý định là một trạng thái của tâm trí nhấn mạnh đến sự quan tâm cá nhân vàkinh nghiệm để thực hiện việc tạo ra DN mới (Bird, 1988) Ý định khởi nghiệpcũng có thể là việc tìm kiếm thông tin và những nguồn lực khác để khởi nghiệp(Katz & Gartner, 1988) hay ý định khởi nghiệp là sự gắn kết để thực hiện hành vikhởi nghiệp (Krueger & cộng sự, 2000) Ý định khởi nghiệp là bước đầu tiên trongquá trình khám phá, sáng tạo, khai thác cơ hội để khởi nghiệp và thành lập DN mới(Gartner & cộng sự, 1994) Ý định là điểm khởi đầu cho việc kiểm soát hành động
có chủ định (Gollwitzer, 1993)
Trang 32Bảng 2.1: Tổng hợp định nghĩa về khái niệm ý định khởi nghiệp
Nguồn Định nghĩa
và những nguồn lực khác để khởi nghiệp
nhấn mạnh đến sự quan tâm cá nhân và kinh nghiệm để tạo ra DN mới
Tubbs & Ekeberg (1991) Ý định khởi nghiệp là một đại diện các hành
động có kế hoạch để thực hiện một hành vi kinh doanh
Shane & Venkataraman (2000) Ý định khởi nghiệp là quá trình nhận dạng,
đánh giá và khai thác cơ hội kinh doanh
Krueger & cộng sự (2000) Ý định khởi nghiệp là sự gắn kết để thực hiện
hành vi khởi nghiệp
để thực hiện một hành vi, bao gồm cả 2 hướng (để làm X so với không làm X) và cường độ (bao nhiêu thời gian và công sức người đó sẵn sàng đầu tư thực hiện X)
Reynolds & cộng sự (2005) Ý định khởi nghiệp là các gắn kết cá nhân của
các doanh nhân tiềm năng để bắt đầu khởi nghiệp
Souitaris & cộng sự (2007) Ý định khởi nghiệp là sự liên quan về ý định
của một cá nhân để bắt đầu một DN
Gupta & Bhawe (2007) Ý định là một quá trình định hướng việc lập kế
hoạch và triển khai thực hiện một kế hoạch lập DN
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Tóm lại, Nhận thức, đánh giá cơ hội và khai thác là trung tâm của quá trình
khởi nghiệp (Ardichvili & cộng sự, 2003) Tuy nhiên, hầu như rất ít nghiên cứu vềmối quan hệ giữa nhận thức, tư duy khởi nghiệp và ý định hành động khởi nghiệp
có sự điều tiết của yếu tố thời gian
Ý định hành động khởi nghiệp
Gollwitzer (1993) đã chia ý định thành 2 loại: ý định mục tiêu và ý định hànhđộng Ý định mục tiêu đề cập đến mệnh đề "Tôi dự định thực hiện X", tương ứngvới cấu trúc trừu tượng trong lý thuyết CLT để giải thích vì sao tôi thực hiện Trongkhi ý định hành động tương ứng với "Tôi có ý định hành động hành vi nhắm mục
Trang 33tiêu X khi tôi gặp tình huống Y" Vì vậy, những người thiết lập ý định hành độngxác định khi nào, ở đâu và làm thế nào họ có kế hoạch thực hiện ý định của họ(Gilovich & cộng sự, 1993) tương đương với cấu trúc chi tiết trong lý thuyết CLTcủa Trope & Liberman (2003, 2010) Theo Gollwitzer (1993), ý định mục tiêuchính là ý định trong các mô hình TPB hay EEM Còn theo Fayolle & Liñán (2014),
ý định mục tiêu là một dạng ý định thuộc giai đoạn tư duy có chủ đích, nó là kết quảcủa quá trình ảnh hưởng của động lực khởi nghiệp và là một bước đi cần thiết trướckhi hình thành ý định hành động (Gollwitzer & Keller, 2012, 2016) Tuy nhiên, ýđịnh mục tiêu này khá mơ hồ và trừu tượng, sức mạnh dự đoán của nó đối với hànhđộng khởi nghiệp là đáng nghi ngờ (Van Gelderen & cộng sự, 2015) Vì vậy, cầnchuyển sang một dạng ý định mang tính chi tiết hơn, hành động hơn thì mới có khảnăng khởi nghiệp cao hơn Ý định này theo Gollwitzer & Keller (2012, 2016) gọi là
ý định hành động Hơn nữa, để mục tiêu thực hiện được thì cần chuyển mục tiêu từtrừu tượng sang chi tiết hơn (Trope & Liberman, 2003, 2010)
Sheeran & Silverman (2003) phân biệt giữa giai đoạn tạo động lực theo đó
họ quyết định hành động và một giai đoạn hoạch định (volitional) trong đó họ hoạchđịnh làm thế nào để quyết định trở thành hiện thực Giai đoạn động lực có liên quanđến sự gắn kết với khởi nghiệp và được giải quyết trong các mô hình ý định Giaiđoạn hoạch định đề cập đến ý định hành động và không được giải quyết trong các
mô hình ý định Tuy nhiên, nó vẫn là một phần của quá trình thực hiện hành vi
Ý định hành động xác định khi nào, ở đâu và làm thế nào họ có kế hoạchthực hiện ý định của họ (Gollwitzer & Brandstätter, 1997) Ý định hành động tươngứng với một quá trình nếu - sau đó (if - then) tạo điều kiện cho việc chuyển dịch từsuy nghĩ, so sánh các cơ hội khởi nghiệp có phù hợp với nguồn lực khởi nghiệp vớigắn kết và ý định hành động không Ý định hành động xem như một tín hiệu tìnhhuống được dự đoán và nó sẽ kích hoạt hành động theo kế hoạch bằng tư duy củanhà khởi nghiệp (Parks–Stamm & cộng sự, 2007) Tóm lại, ý định hành động là mộthành động có ý thức, có tư duy, có sự phân tích với một sự gắn kết cao, mang "tính
tự động chiến lược" (Gollwitzer & Brandstätter, 1997)
Trang 34Tuy nhiên, ý định hành động chủ yếu đã được nghiên cứu khi hướng đến mộtmục đích duy nhất, như trong tình huống: "Tôi định làm X trong tình huống Y".Nhưng còn những mục tiêu phức tạp hơn đòi hỏi phải thực hiện một số hành động
để trở thành doanh nhân Theo Sheeran (2002), Rutter (2006), các mục tiêu phứctạp này sẽ mang hình thức: "Để đạt được X, tôi dự định làm W trong tình huống Y".Sheeran & Orbell (2000) xem xét trường hợp này và kiểm tra thành công ý địnhhành động một hành vi phức tạp đòi hỏi khả năng tư duy khởi nghiệp của nhà khởinghiệp
Như vậy, có rất nhiều định nghĩa về ý định khởi nghiệp, dựa trên quan điểmcủa lý thuyết tư duy các giai đoạn hành động của Gollwitzer & Keller (2012, 2016),
ý định hành động khởi nghiệp trong luận án này được phát biểu như sau:
Ý định hành động khởi nghiệp là việc cá nhân suy nghĩ, so sánh về tính hấp dẫn giữa cơ hội khởi nghiệp với khả năng thực hiện, từ đó định hướng lập kế hoạch, triển khai thực hiện kế hoạch và gắn kết khởi nghiệp
Định nghĩa này giải thích việc cá nhân phải suy nghĩ, đối chiếu để trả lời chocâu hỏi vì sao khởi nghiệp, khởi nghiệp sản phẩm/dịch vụ nào, khi nào và bằng cáchnào để khởi nghiệp
2.1.3 Tư duy khởi nghiệp
Theo lý thuyết tư duy các giai đoạn hành động của Gollwitzer & Keller(2012, 2016), giai đoạn tiền hành động (tư duy hành động) là giai đoạn mà mọingười bắt đầu lập kế hoạch thực hiện mục tiêu đặt ra của họ, cụ thể là khi nào, ở đâu
và cách hành động để đạt được kết quả như mong muốn của họ thông qua thái độkiên trì và gắn kết khi đối mặt với khó khăn (Brandstatter & Frank, 2002) Hơn nữa,các cá nhân có tư duy hành động dường như háo hức hơn để thực hiện mục tiêu
Phát triển từ lý thuyết tư duy các giai đoạn hành động của Gollwitzer &Keller (2012, 2016), Mathisen & Arnulf (2013, tr 133) cho rằng, tư duy khởinghiệp có thể được mô tả như những chiến lược thích ứng mà những chiến lược nàytiến hoá thay đổi trong sự hòa hợp với những tương tác của các cá nhân và những
Trang 35kinh nghiệm từ môi trường của họ Nhóm tác giả đã chia tư duy khởi nghiệp rathành 2 khái niệm: (1) Tư duy cẩn trọng (elaborating mindsets) và (2) Tư duy hànhđộng (implemental mindset)
Bảng 2.2: Định nghĩa về tư duy khởi nghiệp
Nguồn Nội dung
McMullen & Kier
(2016) Là sự cân nhắc giữa mục tiêu và yếu tố năng lực, kinhnghiệm trong giai đoạn tạo động lực khởi nghiệp với mục
đích là tối thiểu hóa rủi ro nhằm đi đến quyết định là có tiếptục theo đuổi mục tiêu (promotion focus) hay ngăn chặn việcthực hiện mục tiêu (prevention focus)
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
McMullen & Kier (2016, tr.663) thì cho rằng, tư duy khởi nghiệp là khả năngxác định và khai thác cơ hội bất kể sự hạn chế về nguồn lực (resources currently) vàđặc biệt họ nhạy cảm với cơ hội và sẵn sàng từ bỏ các lựa chọn khác để gắn kết vớikhởi nghiệp Cũng dựa vào lý thuyết tư duy các giai đoạn hành động của Gollwitzer
& Keller (2012, 2016), nhóm tác giả cũng đưa ra 2 khái niệm: (1) Tư duy có chủđích (deliberative mindset) và (2) Tư duy hành động (implemental mindset)
Trong luận án này sẽ xem xét cá nhân có những tư duy lạc quan và có xuhướng hành động hơn là quá cẩn trọng, suy xét Cơ hội khởi nghiệp có khi chỉ xuấthiện một lần trong đời, vì thế khái niệm tư duy khởi nghiệp sẽ được sẽ được thểhiện qua tư duy hành động Các cá nhân có tư duy hành động sẽ có những suy nghĩ,
tư duy hướng gần đến mục tiêu được định hướng trước đó Định nghĩa về tư duykhởi nghiệp của nhiều tác giả được trình bày trong bảng 2.2 Tư duy khởi nghiệp làtheo quan điểm của tác giả là:
Tư duy khởi nghiệp là quá trình đánh giá cơ hội khởi nghiệp thông qua việc suy nghĩ lạc quan, định hướng các kế hoạch khởi nghiệp chi tiết và cụ thể nhằm
Trang 36hướng đến việc khởi nghiệp Như vậy, những người có tư duy khởi nghiệp sẽ có suy nghĩ, nhận thức gần hơn với mục tiêu đã định hướng khởi nghiệp.
2.1.4 Gắn kết với khởi nghiệp
Vai trò của gắn kết trong quá trình khởi nghiệp đã được nhắc đến nhiều lầntrong nhiều nghiên cứu (Fayolle & Liñán, 2014; Sharma & Irving, 2005) Tuy nhiêngần đây, Fayolle & Liñán (2014) kêu gọi nghiên cứu sử dụng lý thuyết gắn kết để
mô tả và giải thích gắn kết trong lĩnh vực khởi nghiệp Tương tự như vậy, NguyễnVăn Thắng (2003) đề xuất có thể áp dụng lý thuyết gắn kết với các phạm trù khácvới “tổ chức”, ví dụ như gắn kết với nghề nghiệp tại Việt Nam Theo đó, một người
có thể không gắn kết với tổ chức cụ thể, nhưng họ vẫn có thể gắn kết với nghềnghiệp của mình theo đuổi
Lý thuyết gắn kết được phát triển bởi Meyer & Allen (1991) mang lại một lợithế lớn vì nó bao gồm cả cách tiếp cận cả mục tiêu cá nhân lẫn mục tiêu tổ chức(hay giữa nhận thức và hành vi) và hoàn toàn phù hợp cách tiếp cận ý định cá nhân(Fayolle & Liñán, 2014) cũng như sự kêu gọi của Frese (2009)
Theo lý thuyết gắn kết của Meyer & Allen (1991), việc đo lường gắn kết cóthể thông qua 1 trong 3 thành phần: (1) Gắn kết tình cảm (yêu thích khởi nghiệp và
tự nguyện khởi nghiệp); Gắn kết với giá trị (khởi nghiệp là phương án tốt nhất đốivới cá nhân đó khi so sánh với các phương án cạnh tranh khác); (3) Gắn kết chuẩnmực (có nghĩa vụ với bản thân, gia đình và xã hội)
Gắn kết với giá trị nói tới nhận thức về kế hoạch thực hiện, chi phí và lợi íchgắn liền với việc rời bỏ ý định khởi nghiệp Sự kiên trì liên quan đến thái độ có
"tiếp tục hành động cố gắng, mặc dù gặp những thất bại, những trở ngại, hoặcnhững mối đe dọa, thực tế hay tưởng tượng" (Gimeno & cộng sự, 1997) nhằmhướng đến những mục tiêu khởi nghiệp đã được định hướng trước đó Tính bền bỉ
là rất quan trọng đối với thành công trong hành động khởi nghiệp vì nó giúp các nhàkhởi nghiệp thành công trong việc kiểm soát những thách thức phức tạp của quátrình khởi nghiệp Ngoài ra, nó cũng giúp duy trì những nỗ lực của họ trong suốt
Trang 37thời gian cần thiết để bắt đầu khởi nghiệp Do sự đầu tư rất lớn về thời gian, côngsức và tiền bạc vào kế hoạch kinh doanh, nên gần như nhà khởi nghiệp tiềm năngphải kiên trì với mục tiêu khởi nghiệp và không còn đường lùi (Cardon & Kirk,2015).
Từ những phân tích trên, luận án này chỉ xem xét khái niệm gắn kết với giátrị trong mô hình vì nó phù hợp với những định nghĩa về tư duy khởi nghiệp trong
lý thuyết tư duy các giai đoạn hành động của Gollwitzer & Keller (2012, 2016)
Gắn kết với khởi nghiệp được định nghĩa là thái độ (ước muốn nhu cầu, trách nhiệm) liên quan đến nhận thức về công sức, thời gian, chi phí, lợi ích có tác động tới quyết định lựa chọn nghề nghiệp của họ Cá nhân có gắn kết cao sẽ tiếp tục với
công việc mà họ đang làm
2.1.5 Nhận thức khởi nghiệp
Một cơ hội kinh doanh thường được định nghĩa như là một "tình huốngtương lai được coi là cả mong muốn và khả thi" (Stevenson & Jarillo, 1990) Tínhmong muốn đề cập đến giá trị nhận thức hoặc sự hấp dẫn của cơ hội (ví dụ: cơ hội
có tiềm năng lợi nhuận cao được đánh giá là rất mong muốn) Tính khả thi đề cậpđến khả năng thực hiện hay khó khăn của cơ hội
Theo mô hình EEM của Sokol (1982), khởi nghiệp sẽ xuất hiện khi một cá
nhân phát hiện ra một cơ hội khởi nghiệp mà họ đánh giá là khả thi và họ phải ham
muốn Tuy nhiên, để ý định có trở thành hành động khởi nghiệp và tạo DN mới hay
không thì cần có sự tác động của các yếu tố đẩy như: mất việc, bất mãn với côngviệc hiện tại hay yếu tố kéo như tìm được đối tác tốt hoặc có hỗ trợ tài chính…Như vậy, để khởi nghiệp thì cần 2 yếu tố: (1) Nhận thức mong muốn; (2) Nhận thứckhả thi
- Nhận thức mong muốn khởi nghiệp thể hiện cảm nhận của cá nhân về tínhhấp dẫn của cơ hội khởi nghiệp (Krueger & cộng sự, 2000) Các nhà nghiên cứu saunày như Begley & Tan (2001) còn bổ sung thêm ngoài thể hiện tính hấp dẫn, mongmuốn khởi nghiệp còn thể hiện mơ ước, mục đích cá nhân và là nguồn gốc của sự
Trang 38hài lòng Mong muốn khởi nghiệp sẽ lôi kéo cá nhân thành lập DN và “đẩy” cánhân đó ra xa các sự lựa chọn nghề nghiệp khác.
- Shapero & Sokol (1982) cho rằng, nhận thức khả năng khởi nghiệp thể hiệncảm nhận của cá nhân về nguồn lực và năng lực của họ (gồm kiến thức, hỗ trợ tàichính và các đối tác) Theo Begley & Tan (2001) và Krueger & cộng sự (2000) thìnhận thức khả năng khởi nghiệp phản ánh niềm tin của cá nhân về khả năng thựchiện các hành vi khởi nghiệp cụ thể hoặc niềm tin về khả năng đạt tới mục tiêu đãđịnh Tuy có khác nhau về tên gọi, nhưng các nhà nghiên cứu trên đều thống nhấtrằng nhận thức khả năng khởi nghiệp thể hiện sự tự tin về khả năng thành công khikhởi nghiệp và cũng trùng với khái niệm nhận thức về năng lực khởi nghiệp bảnthân (self efficacy) của Bandura (1977)
Thiếu 1 trong 2 thành tố trên, các cá nhân sẽ khó có ý định và khởi nghiệptrong tương lai Một cá nhân có mong ước, ý định khởi nghiệp có thể sẽ không baogiờ khởi nghiệp vì họ nghĩ rằng họ không đủ khả năng khởi nghiệp Theo Bandura(1986), nhận thức của một cá nhân về khả năng của mình trong việc thực hiện mộthành vi hoặc công việc nào đó có ảnh hưởng việc lựa chọn nghề nghiệp và hứng thúvới nghề nghiệp
Con người thường có xu hướng tránh các nghề nghiệp hoặc môi trường mà
họ thấy vượt quá khả năng và chọn nghề phù hợp với năng lực cảm nhận của họ.Ngược lại, cá nhân có đủ tự tin về khả năng thực hiện các hoạt động thành lập DN
sẽ có thể không bao giờ thành lập DN vì không thích hoặc không có ý định Do vậy,một người có tiềm năng khởi nghiệp phải cảm nhận thấy họ có đủ tự tin và mongmuốn khởi nghiệp (Nguyễn Thu Thủy, 2015)
Từ các định nghĩa nêu trên, kết hợp với lý thuyết tư duy các giai đoạn hànhđộng của Gollwitzer & Keller (2012, 2016), có thể đưa ra khái niệm theo quan điểm
của tác giả, nhận thức mong muốn khởi nghiệp là sự cảm nhận lạc quan của cá
nhân về sự hấp dẫn của cơ hội mang lại, trong khi nhận thức khả năng khởi nghiệp
là sự cảm nhận, niềm tin lạc quan của cá nhân về sự phù hợp của khả năng và năng lực thực hiện được cơ hội đó.
Trang 392.1.6 Khoảng cách tâm lý
Một trong những mục tiêu nghiên cứu của luận án này là kiểm định vai tròđiều tiết của yếu tố thời gian đối với mối quan hệ giữa nhận thức và ý định khởinghiệp thông qua lý thuyết CLT (Trope & Liberman, 2003, 2010) Như đã đã trìnhbày ở trên, khoảng cách tâm lý bao gồm 4 khoảng cách: (1) Khoảng cách thời gian;(2) Khoảng cách không gian; (3) Khoảng cách xã hội; (4) Khoảng cách giả thuyếthay còn gọi là khoảng cách kinh nghiệm
- Khoảng cách thời gian được xem xét khi một đối tượng hoặc sự kiện được
dự đoán xảy ra trong tương lai gần hoặc xa Các nghiên cứu cho thấy rằng, các cánhân có xu hướng nhận thức các hoạt động xa xôi với các cấu trúc cao cấp trong khicác sự kiện gần gũi được thể hiện bằng các cấu trúc ở mức thấp (Trope & Liberman,
2003, 2010)
- Khoảng cách không gian xem xét nơi xảy ra sự kiện hoặc vật thể: ở đây hoặc
ở nơi khác Các cá nhân hình thành các biểu diễn trừu tượng hơn về các đối tượnghoặc sự kiện nếu vị trí đó ở xa, trong khi biểu diễn cụ thể hơn nếu vị trí của đốitượng hoặc sự kiện gần (Trope & Liberman, 2003, 2010)
- Khoảng cách xã hội là khoảng cách giữa cá nhân đó và người khác Các cấutrúc cấp cao được sử dụng để mô tả các mục tiêu xã hội xa hơn, trong khi mức độthấp của các cấu trúc được sử dụng để mô tả các mục tiêu xã hội gần gũi (Trope &Liberman, 2003, 2010)
- Cuối cùng, khoảng cách kinh nghiệm xem xét sự khác biệt giữa các đốitượng hoặc sự kiện nhất định và không chắc chắn (Trope & Liberman, 2003, 2010),
nó phụ thuộc vào kinh nghiệm của cá nhân đó Nếu các đối tượng hoặc sự kiệnđược diễn giải ở mức độ cấu trúc thấp hơn, chúng có nhiều khả năng xảy ra hơn ởmức độ cấu trúc cao hơn
Trang 40- Nhiều nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, tất cả 4 khoảng cách đều có cùngảnh hưởng đến các cấp độ cấu trúc nhận thức (Fujita & cộng sự, 2006) Tuy nhiên,trong luận án này, chỉ xem xét tác động của khoảng cách thời gian đến các mối quan
hệ trong mô hình đề xuất nghiên cứu Khái niệm khoảng cách thời gian được đo
lường bởi độ sâu của thời gian, căng thẳng về thời gian và biên tế của cơ hội
(Tumasjan & cộng sự, 2013)
- Độ sâu thời gian được định nghĩa là "khoảng cách thời gian mà các cá nhân
hoặc tập thể thường cân nhắc khi xem xét các sự kiện đã xảy ra, hoặc có thể xảy ra"
(Bluedorn & Martin, 2008, tr.3) Do đó, độ sâu thời gian chính là khoảng thời gian
mà cá thể suy nghĩ về các dự định của mình trong tương lai xa hoặc gần (ví dụ cóđịnh khởi nghiêp trong 1 tháng, 2 tháng, 1 năm, )
- Căng thẳng thời gian mô tả mối liên hệ giữa các sự kiện hiện tại và tương
lai chưa được thể hiện rõ (Bird, 1988) Các sự kiện nằm trong tương lai xa dẫn đến
sự không chắc chắn khi cá nhân cố gắng tưởng tượng tương lai này trong thời gianhiện tại (Bird, 1988) Gia tăng thời gian tạm thời giữa hiện tại và tương lai có thểlàm tăng sự căng thẳng thời gian nhận thức
- Biên tế cơ hội (margin of opportunity hay window opportunity) được định
nghĩa là khoảng thời gian mà được xem là hấp dẫn và cần có các hành động thực hiện để đạt được kết quả mong muốn ngay (Busenitz & Barney, 1997) Biên tế cơ
hội có thể giảm theo thời gian (Hambrick & Crozier, 1985) Khoảng cách thời giannày được đo lường bởi hiện tại và thời điểm kết thúc cơ hội (window has closed).Qua giai đoạn này thì sẽ không còn cơ hội khai thác như mong muốn ban đầu
2.2 Các lý thuyết nền tảng
2.2.1 Lý thuyết tư duy các giai đoạn hành động - Mindset theory of action
phases (Gollwitzer & Keller, 2012, 2016)
Trong những năm 90, Gollwitzer (1993) đã nghiên cứu về ý định và đưa ra 2
loại ý định đó là: ý định mục tiêu và ý định hành động Ý định mục tiêu đề cập đến
"Tôi định thực hiện X", trong khi ý định hành động tương ứng với "Tôi có ý định