Vai trò, ý nghĩa của kỹ năng giáo dục tự bảo vệ cho trẻ Mầm non Xã hội hiện đại mang đến cho cuộc sống con người nhiều tiện ích, sựthoải mái nhưng cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm, đặc b
Trang 1Chuyên đề NÂNG CAO KỸ NĂNG GIÁO DỤC TỰ
BẢO VỆ CHO TRẺ MẦM NON
MỤC LỤC CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ KỸ NĂNG GIÁO DỤC TỰ BẢO VỆ
1.1 Vai trò, ý nghĩa của kỹ năng giáo dục tự bảo vệ cho trẻ Mầm non 11.2 Các khái niệm cơ bản 1
Trang 21.3 Đặc điểm tâm lí trẻ Mầm non 5
CHƯƠNG 2: GIÁO DỤC TỰ BẢO VỆ CHO TRẺ MẦM NON HIỆN
2.1 Nội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ Mầm non 102.2 Phương pháp giáo dục kỹ năng giáo dục tự bảo vệ cho trẻ Mầm non 132.3 Hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ Mầm non 152.4 Các kỹ năng và các bước rèn kỹ năng giáo dục tự bảo vệ cho trẻ Mầm non 17
CHƯƠNG 3: NÂNG CAO KỸ NĂNG GIÁO DỤC TỰ BẢO VỆ CHO
3.1 Biện pháp nâng cao kỹ năng giáo dục tự bảo vệ 213.2 Một số gợi ý khi xây dựng tình huống dạy trẻ nâng cao kỹ năng giáo dục tự bảo vệ 23
Trang 3CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ KỸ NĂNG GIÁO DỤC TỰ
BẢO VỆ CHO TRẺ MẦM NON
1.1 Vai trò, ý nghĩa của kỹ năng giáo dục tự bảo vệ cho trẻ Mầm non
Xã hội hiện đại mang đến cho cuộc sống con người nhiều tiện ích, sựthoải mái nhưng cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm, đặc biệt là đối với contrẻ Điều này đòi hỏi mỗi trẻ đều phải có những kỹ năng để xử lý cũng nhưbảo vệ chính bản thân mình
Ngay khi trẻ sinh ra, bố mẹ đã cố gắng tạo ra môi trường an toàn chotrẻ Giai đoạn trẻ bước đi thành thạo và làm chủ được những hoạt động củamình: chạy, nhảy, việc hướng cho trẻ những việc an toàn và không an toànbắt đầu hình thành Theo thời gian, những kỹ năng ấy ngày càng nhiều thêmbởi tính tò mò và khả năng làm chủ hành động của trẻ
Bất cứ một sự vật nào hiện ra đều trở thành một đề tài thu hút đối vớitrẻ Đó được coi là cơ hội để mở rộng kiến thức nhưng đồng thời cũng có thể
là mối nguy hại khôn lường đối với trẻ Việc trang bị cho trẻ những kỹ năngbảo vệ bản thân sẽ giúp trẻ có thể an toàn hơn và tự tin hơn để khám phá cuộcsống muôn màu Đây là một công việc đòi hỏi sự nỗ lực và thấu hiểu của cáccác giáo viên mầm non và các bậc phụ huynh
Việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ đòi hỏi một quá trình rèn luyện, giáo dụclâu dài Hơn nữa, lứa tuổi mầm non là giai đoạn học hỏi, tiếp thu, lĩnh hộinhững giá trị sống để phát triển nhân cách và chuẩn bị bước vào ngưỡng cửatrường phổ thông, do đó cần sớm giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ để trẻ cónhận thức đúng và có hành vi ứng xử phù hợp ngay từ độ tuổi mầm non gópphần giúp trẻ tự chăm sóc và bảo vệ bản thân tránh khỏi những nguy hiểm.Khi được trang bị kỹ năng tự bảo vệ phù hợp đứa trẻ được đảm bảo về nhu cầu
an toàn, ổn định về mặt tâm lý có cơ hội để phát triển nhân cách đầy đủ vàđúng hướng
1.2 Các khái niệm cơ bản
1.2.1 Khái niệm kỹ năng
Nhắc đến kỹ năng tự bảo vệ, chúng ta nên bắt đầu tìm hiểu thuật ngữ kỹnăng, kỹ năng sống để có một cách nhìn tổng thể và khoa học Khi bàn về kháiniệm kỹ năng, các tác giả đã đưa ra nhiều quan niệm khác nhau về kỹ năng
Trang 4Tác giả Vũ Dũng đã định nghĩa: “Kỹ năng là năng lực vận dụng có kếtquả những tri thức về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội đểthực hiện những nhiệm vụ tương ứng” [3].
Theo tác giả Huỳnh Văn Sơn quan niệm: “Kỹ năng là khả năng thựchiện có kết quả một hành động nào đó bằng cách vận dụng những tri thức,kinh nghiệm đã có để hành động phù hợp với những điều kiện cho phép Kỹnăng không chỉ đơn thuần về mặt kĩ thuật mà còn biểu hiện năng lực của conngười” [7]
Do đó, từ các quan điểm trên chúng tôi cho rằng: Kỹ năng là khảnăng vận dụng tri thức, kinh nghiệm một cách linh hoạt để thực hiện cókết quả một hành động nào đó trong những điều kiện phù hợp
1.2.2 Khái niệm kỹ năng sống
Kỹ năng sống (life skills) là cụm từ được sử dụng rộng rãi nhằm vào mọilứa tuổi trong mọi lĩnh vực
Sống là một quá trình hoạt động đòi hỏi con người phải có những kỹnăng nhất định và rất khó để liệt kê đầy đủ những kỹ năng cần thiết cho conngười trong quá trình sống Nhưng thuật ngữ “sống” ở đây được nhìn nhậndưới góc độ tâm lí và góc độ tâm lí - xã hội Như vậy, khái niệm “kỹ năngsống” ở đây được chọn lọc để hướng đến những kỹ năng cần thiết mà conngười, đặc biệt là thế hệ trẻ có thể tồn tại một cách đúng nghĩa trong cuộcsống xã hội
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), kỹ năng sống là khả năng để có hành
vi thích ứng và tích cực, giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước cácnhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày
Theo Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), kỹ năng sống là cáchtiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới Cách tiếp cận này lưu ýđến sự cân bằng về khả năng tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và kỹ năng.Theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc(UNESCO) cho rằng: “Kỹ năng sống là năng lực cá nhân giúp cho việc thựchiện đầy đủ chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày” Kỹ năng sốnggắn với 4 trụ cột của giáo dục, đó là: Học để biết, gồm các kỹ năng tư duynhư: giải quyết vấn đề, tư duy phê phán, ra quyết định, nhận thức được hậu
Trang 5quả,…; Học làm người gồm các kỹ năng cá nhân như: ứng phó với căngthẳng, cảm xúc, tự nhận thức, tự tin,… ; Học để sống với người khác, gồmcác kỹ năng xã hội như: giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làmviệc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông; Học để làm, gồm các kỹ năng thựchiện công việc và các nhiệm vụ như kỹ năng đặt mục tiêu, đảm nhận tráchnhiệm,…
Theo Bách khoa toàn thư mở (Wikipedia) thì kỹ năng sống là tập hợp các
kỹ năng mà con người có được thông qua giảng dạy hoặc kinh nghiệm trựctiếp được sử dụng để xử lý những vấn đề thường gặp trong cuộc sống hàngngày của con người
Từ những khái niệm trên, có thể kết luận rằng kỹ năng sống là khả nănglàm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những ngườikhác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộcsống Đó là khả năng sống cuộc sống hằng ngày của mỗi người (với nhiều tìnhhuống khác nhau) một cách hợp lí và có ích cho người khác
- Đó là khả năng mà mỗi người ứng xử, ứng phó trước các tình huốngtrong cuộc sống
- Đó là khả năng của mỗi người làm chủ bản thân, ứng xử với nhữngngười khác và với xã hội một cách hợp lí trong cuộc sống hằng ngày củamình
Như vậy, có khá nhiều khái niệm rất rõ về kỹ năng sống, nhưng có thểnêu lên một cách ngắn gọn: Kỹ năng sống là hành động tích cực, có liên quanđến kiến thức và thái độ trực tiếp hướng vào hoạt động của cá nhân, hoặc tácđộng vào người khác, hoặc hướng vào những hoạt động làm thay đổi môitrường xung quanh, giúp mỗi cá nhân ứng phó có hiệu quả với các yêu cầu,thách thức của cuộc sống hằng ngày
1.2.3 Khái niệm kỹ năng tự bảo vệ
Khi nói đến thuật ngữ “tự bảo vệ” thông thường người ta thường liêntưởng đến việc một cá nhân nào đó có thể đang gặp nguy hiểm đe dọa đến sự
an toàn, sinh mạng và họ phải nghĩ đến việc dùng cách thức nào đó chẳng hạnnhư: kêu cứu, võ thuật,… để chống trả, ứng phó với những tình huống khókhăn đó Nói cách khác, “tự bảo vệ” nghĩa là chủ thể hay cá nhân nào đó cần
có những kiến thức, những cách ứng xử phù hợp nhất trong những hoàn cảnh
Trang 6nhất định để tự bảo vệ lấy bản thân Những thuật ngữ gần nghĩa với kỹ năng tựbảo vệ:
- Kỹ năng thoát hiểm
- Kỹ năng sinh tồn
- Kỹ năng sống còn
- Kỹ năng ứng phó với tình huống nguy hiểm
- Kỹ năng ứng phó với tình huống khẩn cấp
Như vậy, “giữ an toàn” và “tự bảo vệ” đều cùng mục đích là đem lại sự
an toàn cho cá nhân nào đó Vì vậy, chúng tôi cho rằng:
“Kỹ năng tự bảo vệ là khả năng con người vận dụng những kiến thức đểnhận diện đồng thời biết cách ứng phó được trước các tình huống bất lợi,những hoàn cảnh nguy hiểm có thể xảy đến để bản thân được an toàn”
Và: “Kỹ năng tự bảo vệ của trẻ mầm non là khả năng vận dụng nhữngkiến thức, kinh nghiệm của trẻ để nhận diện đồng thời biết cách ứng phó đượctrước các tình huống bất lợi, những hoàn cảnh nguy hiểm xảy đến để bản thânđược an toàn”
* Các giai đoạn hình thành kỹ năng tự bảo vệ của trẻ mầm non
Dựa vào cách phân loại các giai đoạn hình thành kỹ năng của tác giảHoàng Thị Oanh, theo chúng tôi với trẻ mầm non để hình thành kỹ năng nóichung và kỹ năng tự bảo vệ nói riêng cần trải qua các giai đoạn:
Giai đoạn nhận thức: là giai đoạn đầu tiên của quá trình hình thành kỹnăng tự bảo vệ Giai đoạn này rất quan trọng vì để hành động có hiệu quả con
Trang 7người phải thực hiện và nắm được những điều kiện cần thiết của hành động
đó Ở giai đoạn này, người lớn hoặc GVMN hướng dẫn trẻ nắm được lýthuyết hành động, nhận thức đầy đủ mục đích, cách thức, điều kiện hành độngchứ chưa hành động thực sự
*Giai đoạn làm thử: là giai đoạn trẻ bắt đầu hành động Lúc này, trẻ hoàntoàn có thể làm theo mẫu trên cơ sở nhận thức đầy đủ về mục đích, cách thức,điều kiện hành động hoặc trẻ có thể hành động theo hiểu biết của mình Ở giaiđoạn này, hành động của trẻ vẫn còn nhiều sai sót, các thao tác còn lúng túng,hành động có thể đạt ở mức độ thấp hoặc không đạt kết quả
*Giai đoạn kỹ năng bắt đầu hình thành: là giai đoạn trẻ đã có thể hànhđộng độc lập, ít sai sót, các hành động tự bảo vệ thực hiện thuần thục hơn,hành động đạt kết quả trong những điều kiện quen thuộc
*Giai đoạn kỹ năng được hoàn thiện: là giai đoạn trẻ thực hiện hành động
tự bảo vệ có kết quả không chỉ trong điều kiện quen thuộc mà cả trong nhữnghoàn cảnh mới, các thao tác thuần thục, các hành động đã có sự sáng tạo [7]
1.3 Đặc điểm tâm lí trẻ Mầm non
Trẻ như một thực thể tích hợp và trẻ cũng sống, lĩnh hội kiến thức trongmột môi trường mà ở đó tất cả các yếu tố tự nhiên - xã hội và khoa học hòanhập vào nhau thành một thể thống nhất cho nên sự phát triển tâm sinh lí củatrẻ em cũng diễn ra trong một khối thống nhất, chúng đan xen, xâm nhập, hòaquyện vào nhau Nhà giáo dục muốn đưa ra cách tổ chức hoạt động phù hợpcho trẻ cần phải dựa vào đặc điểm phát triển của lứa tuổi mầm non Sự pháttriển của trẻ mầm non hiện nay có một số đặc điểm như sau:
Tốc độ tăng trọng lượng não nhanh nhất là ở giai đoạn từ 0 đến 3 tuổi: ở
độ tuổi này diễn ra quá trình miêlin hoá các sợi thần kinh, phân hoá về cấu tạo
Trang 8và chức phận giữa các tế bào vỏ não Vỏ não có tới 100 tỉ nguồn (tế bào thầnkinh), mỗi nơron có thể có tới 10000 xinap (điện tiếp hợp giữa các nơron).Ngay từ khi lọt lòng, số lượng nơron vỏ đại nào đã được hình thành ổn định.
Từ 0 đến 2 tuổi diễn ra quá trình phức tạp hoá dần dần mối liên hệ giữa cácnơron Từ 1 đến 3 tuổi là thời kì hoàn chỉnh hoá hệ thần kinh về hình thái vàchức năng Từ 3 tuổi trở đi trọng lượng củ não tăng chủ yếu là do tăng số sợithần kinh, phát triển các sợi thần kinh Vào khoảng từ 5 đến 6 tuổi các vùngliên hợp trên vỏ não đã tương đối hoàn chỉnh
* Cơ thể của trẻ, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi rất non nớt, nhạy cảm với tácđộng của thời tiết, dịch bệnh, sức đề kháng yếu Trẻ hay mắc các bệnh thườnggặp bệnh truyền nhiễm và một số bệnh về đường hô hấp, đường tiêu hoá…Trẻ dễ bị tai nạn và luôn cần sự giúp đỡ của người lớn nhằm đảm bảo an toàncho chúng Khả năng vận động của trẻ theo lứa tuổi ngày càng khéo léo vàthành thạo hơn trẻ biết phối hợp nhịp nhàng và vận dụng sức mạnh tốt hơn
1.3.2 Hoạt động chủ đạo của trẻ ở lứa tuổi Mầm non
Nhu cầu hoạt động chủ đạo ở lứa tuổi mầm non gồm có nhu cầu hoạtđộng giao lưu cảm xúc trực tiếp với người lớn (ở lứa tuổi hài nhi); hoạt độngvới đồ vật (ở lứa tuổi ấu nhi) và hoạt động vui chơi (ở lứa tuổi mẫu giáo)
Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non diễn ra với tốc độ nhanh Theonghiên cứu của Carrey (1977), Dollaghan (1985) thì trẻ 18 tháng tuổi mới biếtkhoảng 50 từ nhưng đến 5 - 6 tuổi có thể đã tích luỹ được khoảng 8.000 đến14.000 từ, trung bình 5 đến 8 từ mới mỗi ngày
Vốn từ phát triển thuận lợi và nhanh nhất vào lứa tuổi nhà trẻ đặc biệt từ
2 tuổi đến 3 tuổi là "thời kì phát cảm ngôn ngữ": Vào tuổi mẫu giáo là thời kìbộc lộ tính nhạy cảm cao nhất đối với hiện tượng ngôn ngữ khiến cho sự pháttriển ngôn nói của trẻ đạt tới một tốc độ khá nhanh Chẳng hạn, trẻ mẫu giáolớn nắm vững ngữ âm và ngữ điệu khi sử dụng tiếng mẹ đẻ và vốn từ củachúng tích luỹ được cũng khá phong phú không những chỉ về danh từ mà cảđộng từ, đại từ, tính từ, liên từ… Trẻ đã có kĩ năng kết hợp các từ trong câutheo các quy tắc ngữ pháp Trong khi sử dụng ngôn ngữ, trẻ 5 - 6 tuổi đã bắtđầu tiên hiểu nhìn của từ và nguồn gốc của nó, trẻ biết sử dụng tiếng mẹ đẻ rõràng, mạch lạc và từng bước thể hiện các sắc thái cảm xúc hợp lí trong hành vilời nói Bước sang lứa tuổi mẫu giáo lớn, việc sử dụng ngôn ngữ tình huốngcủa trẻ giảm đi, trẻ tích cực sử dụng ngôn ngữ ngữ cảnh Kiểu ngôn ngữ này
Trang 9đòi hỏi trẻ phải nói năng sao cho người khác có thể hình dung ra được nhữngđiều chúng định nói, định mô tả mà không cần dựa vào tình huống trước mắt.
Trẻ 5 - 6 tuổi có nhu cầu hiểu biết nên thường hay đặt câu hỏi vì sao?Mong muốn được người lớn giải thích và mặt khác trẻ cũng có nhu cầu giảithích cho người lớn và các bạn cùng tuổi hiểu được những ý đồ của mình,ngôn ngữ giải thích cũng đang được phát triển trong độ tuổi mẫu giáo lớn.Kiểu ngôn ngữ này đòi hỏi đứa trẻ phải trình bày ý kiến của mình theo mộttrình tự nhất định, phải nêu bật những điểm chủ yếu và những mối quan hệliên kết giữa các sự vật, hiện tượng một cách hợp lí để người nghe dễ đồngtình
1.3.3 Các quá trình tâm lí cùng các phẩm chất tâm lí cá nhân của trẻ Mầm non
Các công trình khoa học nghiên cứu về trẻ em cho rằng, ngày nay với
sự biến đổi và đổi mới không ngừng của hiện thực khách quan, trí tuệ của trẻ
em được phát triển sớm (trẻ khôn hơn) Khuynh hướng, nhu cầu, hứng thú, thịhiếu, thẩm mĩ của trẻ ngày càng mở rộng và trở nên đa dạng phong phú Tuynhiên, trẻ cần có sự động viên khuyến khích và trợ giúp của người lớn
Trẻ tự tin vào bản thân và càng ngày càng nhận thức được những suynghĩ và hành động của bản thân Trẻ có hứng thú và biểu hiện sự quan tâmđến gia đình, cộng đồng và bạn bè
Cuối tuổi nhà trẻ, “cái tôi” xuất hiện kèm theo khủng hoảng của tuổi lên
ba trẻ thích tự làm lấy mọi điều và muốn có thẩm quyền với mọi thứ xungquanh và trẻ hiểu được những hành vi đạo đức sơ đẳng trong xã hội Trẻ thíchkhám phá thế giới đồ vật, học cách chơi cùng đồ vật xung quanh và chínhtrong hoạt động với đồ vật, biết được “Cái”, và “Cách” lĩnh hội kinh nghiệmlịch sử - xã hội (nền văn hoá Người)
Bước sang lứa tuổi mẫu giáo, ý thức bản ngã được xác định rõ ràng chophép trẻ thực hiện các hành động một cách chủ tâm hơn, nhờ đó mà quá trìnhtâm lí mang tính linh động rõ rệt Trẻ mẫu giáo là những cá thể có những nănglực riêng, có những sáng kiến, có khả năng tư duy và giao tiếp với mọi người.Chúng thích tìm tòi khám phá, mong muốn hiểu biết về thế giới xung quanh.Trong một phạm vi nhất định, trẻ có thể phát hiện ra những ý tưởng có ý nghĩavới chúng trong những hoàn cảnh có mục đích cho nên chúng rất tích cực,
Trang 10hứng thú trong việc thực hiện những hoạt động tự chọn Trẻ có nhu cầu giaotiếp với mọi người xung quanh, có khả năng nghe và hiểu lời của người kháccũng như biểu đạt trình bày cho người khác hiểu được ý đồ của mình, cùngtham gia cộng tác với cô với bạn Trẻ có biểu lộ của tính độc lập, tính tìm tòinhư trẻ biết tự phục vụ, tự tìm kiếm các phương tiện cần thiết để giải quyếtnhiệm vụ nhận thức đặt ra trong học và chơi Trẻ có kĩ năng hợp tác trongcuộc sống sinh hoạt hàng ngày, trong hoạt động học và chơi.
Trẻ mẫu giáo rất ham học hỏi tìm tòi Chúng thích quan sát, tìm hiểu thếgiới xung quanh và đặc biệt có hứng thú với những điều mới lạ Trẻ có thể tựmình giải câu đố đưa ra kết luận, tìm cách giải quyết nhiệm vụ một cách hợp lí
và chúng làm điều đó với niềm say mê đặc biệt Khi phạm vi tiếp xúc với thếgiới xung quanh ngày càng được mở rộng thì vốn hiểu biết của trẻ càng phongphú và sâu sắc hơn dẫn tới nhu cầu nhận thức ngày càng cao hơn Trẻ khôngthoả mãn với những hiểu biết về bên ngoài của các sự vật hiện tượng xungquanh là chúng bắt đầu muốn khám phá, tìm kiếm các dấu hiệu bên trong củacác sự vật hiện tượng
Vào tuổi mẫu giáo, tư duy trẻ có một bước ngoặt cơ bản: Đó là bướcchuyển những hành động định hướng bên ngoài vào những hành động địnhhướng bên trong theo cơ chế nhập tâm và bên cạnh kiểu tư duy trực quan hànhđộng xuất hiện kiểu tư duy trực quan hình tượng (chiếm ưu thế trong suốt độtuổi mẫu giáo) Tuy nhiên các biểu tượng và hình tượng trong đầu trẻ còn gắnliền với hành động và còn bị chi phối mạnh mẽ bởi cảm xúc Trẻ đã biết sửdụng một vài thao tác tư duy như so sánh, phân tích và khái quát hoá để rút ranhững dấu hiệu đặc trưng, những mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa cáchiện tượng sự vật đó
Cùng với sự mở rộng phạm vi hiểu biết của mình, trong hoạt động trítuệ của trẻ mẫu giáo lớn có sự thay đổi, tư duy trực quan - hình tượng của trẻbắt đầu phát triển mạnh Đây là một quá trình tư duy trong đó nhiệm vụ trí tuệđược thực hiện bằng các thao tác "bên trong với các hình ảnh (biểu tượng)hình thành các chức năng kí hiệu tượng trưng phản ánh những mối liên hệ củacác sự vật, hiện tượng Nhờ kiểu tư duy này, trẻ có thể lĩnh hội được những
“khái niệm” đơn giản, những thao tác "lôgic" đơn giản Nhưng trong thực tế,những thuộc tính bản chất của sự vật và hiện tượng mà trẻ cần tìm hiểu lại bịche giấu không thể hình dung được bằng hình ảnh Kiểu tư duy này không đáp
Trang 11ứng được nhu cầu nhận thức đang phát triển mạnh mẽ ở trẻ cho nên ở tuổimẫu giáo lớn có một bước phát triển mới trong tư duy trực quan - hình tượngcủa chúng, đó là sự xuất hiện kiểu tư duy trực quan - sơ đồ Đây chính là mộtdạng của tư duy trực quan - hình tượng nhưng ở mức độ cao hơn Ở đây hìnhtượng không còn là hình ảnh thực của sự vật mà đã bước đi những chi tiết cụthể, chỉ giữ lại những nét chủ yếu mang tính khái quát Kiểu tư duy này giúptrẻ phản ánh mối liên hệ tồn tại khách quan của sự vật trong không gian, tạocho trẻ khả năng phản ánh mối liên hệ tồn tại khách quan, không bị phụ thuộcvào hành động hay ý muốn chủ quan của đứa trẻ Chính sự phản ánh nhữngmối liên hệ khách quan này là điều kiện cần thiết để lĩnh hội tri thức vượt rangoài khuôn khổ của việc tìm hiểu từng sự vật riêng lẻ với những thuộc tínhsinh động của chúng để đạt tới tri thức khái quát Trẻ 5 - 6 tuổi có khả nănghiểu một cách dễ dàng và nhanh chóng biết cách biểu diễn sơ đồ và sử dụng
có kết quả những sơ đồ đó để tìm hiểu sự vật Tư duy trực quan - sơ đồ hoágiúp trẻ lĩnh hội những tri thức mang tính khái quát và đây chính là một bướcphát triển đáng kể trong tư duy của trẻ 5 - 6 tuổi Đến cuối tuổi mầu giáo lớn
đã có mầm mống của tư duy lôgic do đó trẻ có thể lĩnh hội được những kháiniệm khoa học đơn giản (tiền khái niệm)
CÂU HỎI ÔN TẬP
1) Hãy so sánh khái niệm kỹ năng sống và kỹ năng tự bảo vệ
2) Hãy xây dựng tình huống theo các giai đoạn hình thành kỹ năng tựbảo vệ
3) Nêu nội dung cơ bản về đặc điểm tâm lí trẻ lứa tuổi Mầm non
Trang 12CH ƯƠNG 2: GIÁO DỤC TỰ BẢO VỆ CHO NG 2: GIÁO D C T B O V CHO ỤC TỰ BẢO VỆ CHO Ự BẢO VỆ CHO ẢO VỆ CHO Ệ CHO
TR M M NON HI N NAY Ẻ MẦM NON HIỆN NAY ẦM NON HIỆN NAY Ệ CHO
2.1 Nội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ Mầm non
Mục tiêu giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mầm non là nhằm giúp trẻ
có kinh nghiệm trong cuộc sống, có những kiến thức cơ bản về giữ an toàn;biết được những điều nên làm và không nên làm, giúp trẻ tự tin, chủ động vàbiết cách xử lý các tình huống trong cuộc sống, khơi gợi khả năng tư duy sángtạo của trẻ, đặt nền tảng cho trẻ trở thành người có trách nhiệm và có cuộcsống hài hòa trong tương lai [2]
Xem xét trong Chương trình giáo dục mầm non được ban hành theothông tư số 17/2009-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng BộGD&ĐT thì nội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ được cụ thể như sau:
- Trong lĩnh vực giáo dục phát triển thể chất:
+ Nhận biết và phòng tránh những hành động nguy hiểm, những nơikhông an toàn, những vật dụng nguy hiểm đến tính mạng
+ Nhận biết và phòng tránh một số trường hợp khẩn cấp và gọi ngườigiúp đỡ
- Trong lĩnh vực giáo dục phát triển ngôn ngữ:
+ Làm quen với một số kí hiệu trong cuộc sống: kí hiệu giao thông, kíhiệu nơi nguy hiểm [1]
Bên cạnh đó, nội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ còn được đề cập trong
Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi được ban hành theo thông tư BGDĐT ngày 22 tháng 7 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Cụ thể nhưsau: “Chuẩn 6 – Trẻ có hiểu biết và thực hành an toàn cá nhân” gồm các chỉsố:
23/2010-+ Chỉ số 21: Nhận ra và không chơi một số đồ vật có thể gây nguy hiểm.+ Chỉ số 22: Biết và không làm một số việc có thể gây nguy hiểm
+ Chỉ số 23: Không chơi ở những nơi mất vệ sinh, nguy hiểm
+ Chỉ số 24: Không đi theo, không nhận quà của người lạ khi chưa đượcngười thân cho phép
Trang 13+ Chỉ số 25: Biết kêu cứu và chạy ra khỏi nơi nguy hiểm.
+ Chỉ số 26: Biết hút thuốc lá có hại và không lại gần người đang hútthuốc [5]
Như vậy, giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ cũng đã được đưa vào Nộidung Chương trình giáo dục mầm non 2009 và Bộ chuẩn phát triển trẻ Mầmnon Điều đó khẳng định được tầm quan trọng của kỹ năng này
Dựa vào chương trình giáo dục Mầm non và Bộ chuẩn phát triển của trẻ
do Bộ giaó dục và Đào tạo quy định chúng tôi xây dựng các kỹ năng giáo dục
tự bảo vệ cho trẻ mầm non theo các chủ đề như sau:
2.4.1 Chủ đề an toàn trong gia đình
- Kỹ năng an toàn khi tự chơi
Đây được coi là mối quan tâm hàng đầu của hầu hết các bậc phụ huynhtrong thời gian gần đây Hiện nay do tính chất của công việc cũng như điềukiện của mỗi gia đình, việc tự chơi của các con rất phổ biến Trong quá trình
tự chơi, các con có thể gặp phải những mối nguy hiểm từ những đồ vật tronggia đình như phích nước, ổ điện, bếp ga, đồ dùng nhà bếp, cầu thang và những
đồ vật nhỏ Các con cần hiểu được đâu là đồ chơi, đâu là đồ dùng trong giađình; đâu là đồ vật an toàn và đồ vật không an toàn Các cô giáo mầm non khidạy cho trẻ những kỹ năng này cần hướng dẫn cụ thể cho trẻ biết được vàphân biệt được như:
+ Trẻ biết không chơi với một số đồ vật nguy hiểm như cốc ly hay các
đồ dễ vỡ, dao, đinh, kim tiêm, ổ điện, chất tẩy rửa, bật lửa, thuốc pháo, phích nước sôi….vv
+ Biết không chơi ở những nơi nguy hiểm như bếp lửa, nơi bụi bẩn,
có khói thuốc lá, bãi rác, ao, hồ, sông suối, không leo trèo cao…vv
+ Biết không thực hiện các hành động nguy hiểm như xô đẩy, đánh nhau, đá
đấm, cắn nhau, cào cấu nhau, chơi trên đường đi …vv
2.4.2 Chủ đề an toàn giao thông
- Kỹ năng an toàn khi tham gia giao thông
Trang 14Đây là một kỹ năng quan trọng đối với trẻ khi tham gia vào xã hội Côgiáo nên giúp trẻ hiểu được một số loại biển báo cơ bản, một số loại đường cơbản, một số người có vai trò trong việc điều hành giao thông, cách sang đườngcũng như cách đi qua các ngã ba, ngã tư Dạy trẻ biết:
+ Biết cách đội và tháo mũ bảo hiểm
+ Biết ý nghĩa và có ý thức thực hiện theo qui định của một số biểnbáo giao thông, biển báo nơi nguy hiểm
2.4.3 Chủ đề an toàn nơi công cộng
Kỹ năng ứng phó khi gặp tình huống bất ngờ
Trong hành trình tìm hiểu khám phá thế giới, bé sẽ gặp phải không ítnhững tình huống bất ngờ như: lạc đường, sự dụ dỗ của người lạ hay bị bỏng,
bị ngã, trượt té Do đó, nên trang bị cho bé những kiến thức thực tế để bé chủđộng trong mọi tình huống Bé sẽ biết làm gì khi gặp khó khăn, tìm sự trợ giúpcủa ai hay có thể tự sơ cứu cho mình nếu gặp tai nạn nhỏ, cô giáo cần dạy trẻcác nội dung cơ bản:
+ Biết kêu cứu giúp đỡ và chạy ra khỏi nơi nguy hiểm như khi bị đilạc, té ngã, chảy máu, khó chịu trong người, kẹt thang máy, đám cháy,động đất vv
+ Biết địa chỉ, số điện thoại nhà, của ba mẹ
+ Biết các số điện thoại khẩn cấp: 113 (công an), 114 (cứu hỏa), cứuthương (115)
+ Biết không đi theo và nhận quà của người lạ khi chưa được ngườithân cho phép
2.4.4 Chủ đề về giáo dục giới tính
Ở Việt Nam, vấn đề cho con tìm hiểu về vấn đề này chưa thực sựđược quan tâm đúng mức ngay cả bậc làm cha mẹ, cả một số giáo viêncũng rất lung túng khi nói đến vấn đề này trước con trẻ Tuy nhiên, đâylại là vấn đề khá nhức nhối trong xã hội hiện nay Chủ đề này, chúng tôixây dựng hai kỹ năng cần dạy cho trẻ:
- Kỹ năng hiểu biết về giá trị bản thân