- Thực tế, còn nhiều cha mẹ trẻ nhất là ờ những vùng nông thôn, vùng xa xôi hẻo lánh, vùng đồng bào dân tộc thiểu số chưa hiểu biết nhiều về kiến thức và phương pháp giáo dục trẻ theo kh
Trang 1MUĐULE 40:
PHỐI HỢP VỚI GIA ĐÌNH ĐỂ GIÁO DỤC TRẺ MẦM NON
Thời gian học: 2 tháng
Số tiết: 15 tiết: Từ tiết 46 đến tiết 60 Bài 1: MỤC ĐÍCH PHỐI HỢP VỚI GIA ĐÌNH ĐỂ GIÁO DỤC TRẺ
MẦM NON ( 3 tiết ) Tiết 46: Học ngày 5/3/2017.
TÌM HIỂU VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH TRONG PHỐI HỢP VỚI
NHÀ TRƯỜNG ĐỂ GIÁO DỤC TRẺ MẦM.
I Gia đình giữ vai trò quan trọng trong giáo dục trẻ mầm non.
1: Gia đình là tế bào tự nhiên của xã hội, là một cuộc sống môi trường xã hội
vĩ mô Gia đình có ý nghĩa đặc biệt, có vai trò quan trọng đối với cuộc sống và sự phát triển của trẻ mầm non, là môi trường đảm bảo sự giáo dục và truyền lại cho trẻ những giá trị văn hoá truyền thống Giáo dục gia đình có những điểm mạnh: Đó là tính xúc cảm cao, tính linh hoạt, tính thiết thực, sụ thích ứng nhanh nhạy giữa yêu cầu của cuộc sống và đối tượng giáo dục là con cái của chính họ; vì thế, giáo dục gia đình ảnh hưởng rất lớn đến hình thành phát triển nhân cách của trẻ; điều đó khẳng định: Giáo dục giữa gia đình là một bộ phận hữu cơ của sự nghiệp giáo dục chung
2: Kết quả chăm sóc và giáo dục trẻ phụ thuộc một phần rất lớn vào việc kết hợp giáo dục của trường mầm non và gia đình Đây là sự kết hợp hai chiều, cùng chung một mục đích Mối quan hệ giữa gia đình với nhà trường là mối quan hệ bình đẳng, hợp tác và chặt chẽ, có thể coi đó là con đường cơ bản chính, thống nhất chung về mục đích, lợi ích và phương pháp giáo dục để giúp trẻ phát triển toàn diện Gia đình phối hợp nhà trường sẽ đem đến nhiều thuận lợi cho việc giáo dục trẻ, vì thế, nhất thiết gia đình phải sác định rõ: phối hợp chặt chẽ với trường mầm non, sự phối hợp đó là điều kiện cơ bản để làm tốt việc giáo dục của nhà trường và việc giáo dục của gia đình, là yếu tố đảm bảo tính thống nhất giáo dục, là biện pháp
để cùng với nhà trường thục hiện tốt mục tiêu giáo dục trẻ
3: Gia đình và nhà trường như là hai người bạn đồng hành cùng chí hướng,
Trang 2cùng chung mục đích và chỉ như thế mới có thể giúp trẻ hình thành, phát triển toàn diện về mọi mặt và thành công trong cuộc sống Nếu gia đình không đồng hành cùng nhà trường trong giáo dục trẻ thì kết quả giáo dục cuối cùng khó mà đạt tốt như mong muốn
- Để góp phần nâng cao chất luợng giáo dục trẻ ở trường mầm non, nhà trường và nhóm lớp cần tạo điều kiện để gia đình có thể tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau, phối hợp cùng nhà trường thục hiện tốt, đầy đủ các nội dung giáo dục đối với trẻ
Tiết 47+48: Ngày 12/3/2017.
II Tìm hiểu mục đích của việc phối hợp nhà trường với gia đình trong giáo dục trẻ mầm non
Phối hợp giữa nhà trường với gia đình trong giáo dục trẻ mầm non nhằm những mục đích sau:
- Phối hợp giữa nhà trường với gia đình nhằm tuyên truyền, phổ biến kiến thức giáo dục trẻ mầm non sâu rộng tới các gia đình trẻ
- Gia đình là môi trường xã hội đầu tiên, gần gũi nhất của trẻ Việc phải tuyên truyền, phổ biến kiến thức về giáo dục trẻ mầm non tới các thành viên trong gia đình trẻ, nhất là những người trục tiếp chăm sóc giáo dục trẻ là việc làm vô cùng cần thiết và quan trọng
- Thực tế, còn nhiều cha mẹ trẻ (nhất là ờ những vùng nông thôn, vùng xa xôi hẻo lánh, vùng đồng bào dân tộc thiểu số) chưa hiểu biết nhiều về kiến thức và phương pháp giáo dục trẻ theo khoa học; hơn ai hết, cán bộ quản lí giáo dục và giáo viên mầm non cần phải tuyên truyền, phổ biến tới cha mẹ trẻ và những người thân gần gũi trẻ những kiến thức về chăm sóc giáo dục trẻ mầm non để nâng cao hiểu biết của các thành viên trong gia đình trẻ nhằm nuôi dạy trẻ tốt, giúp trẻ phát triển toàn diện
- Phối hợp với gia đình trẻ để thống nhất về nội dung và phương pháp giáo dục trẻ
- Nội dung và phương pháp giáo dục trẻ cần có sự thống nhất giữa nhà trường và gia đình thì mới có kết quả giáo dục trẻ tốt nhất
Trang 3- Sự thống nhất giữa nhà trường và gia đình về nội dung giáo dục trẻ giúp trẻ thu nhận kiến thức một cách nhanh chóng và bền vững, trên cơ sở đó hình thành và phát triển các kĩ năng, kỉ xảo cần thiết
- Thống nhất về phuơng pháp giáo dục trẻ giữa nhà trường và gia đình sẽ không nên những phản ứng tiêu cực ở trẻ và làm cho sự phát triển của trẻ được tốt hơn
- Phối hợp giữa nhà trường với gia đình góp phần nâng cao chất lương chăm sóc giáo dục trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện
- Phối hợp với gia đình trẻ cùng thực hiện giáo dục trẻ theo chương trình giáo dục mầm non được phê duyệt của Bộ Giáo dục và Đào tạo; nội dung của chương trình nhằm giáo dục phát triển trên toàn diện theo các lĩnh vực phát triển của trẻ
- Nhà trường phối hợp với gia đình để các nội dung giáo dục trẻ được thường xuyên điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện thêm cho phù hợp với phát triển của mỗi cá nhân trẻ, giúp cho tất cả các trẻ đề được giáo dục một cách tốt nhất, hướng đến chuẩn bị tốt cho trẻ khi học xong mẫu giáo có thể vững vàng bước vào tiểu học
- Phối hợp nhà trường với gia đình nhằm nâng cao trách nhiệm của gia đình
và tăng cường mối quan hệ để tránh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của phụ huynh đối với các hoạt động giáo dục của nhà trường
- Thực tế cho thấy còn không ít phụ huynh cũng chưa hiểu hết về tầm quan trọng cũng như trách nhiệm của gia đình trong việc phối hợp với nhà trường để giáo dục trẻ, một số phụ huynh còn phó mặc toàn bộ việc dạy dỗ trẻ cho nhà trường; nhận thức chưa đúng này ảnh hưởng không tốt đến kết quả giáo dục trẻ
Bài 2: NỘI DUNG PHỐI HỢP NHÀ TRƯỜNG VỚI GIA ĐÌNH
TRONG GIÁO DỤC TRẺ MẦM NON ( 5 tiết ) Tiết 49: Ngày 15/3/2017
I Xác định các nội dung cần phối hợp giữa nhà trường với gia đình để giáo dục trẻ mầm non
Việc phối hợp nhà trường với gia đình trong giáo dục trẻ mầm non là
- Phối hợp giáo dục trẻ theo Chương trình giáo dục mầm non nhằm đảm bảo
kết quả giáo dục trẻ đạt theo mục tiêu giáo dục mà chương trình đã đề ra
Trang 4- Vậy, các nội dung trường mầm non phối hợp với gia đình trong thực hiện giáo dục trẻ là:
Phối hợp giáo dục trẻ theo chương trình giáo dục mầm non, bao gồm:
+ Phối hợp giáo dục trẻ theo mục tiêu chương trình giáo dục mầm non + Phối hợp giáo dục trẻ theo nội dung chương trình giáo dục mầm non + Phối hợp giáo dục trẻ theo phương pháp giáo dục của chương trình giáo dục mầm non
+ Phối hợp giáo dục trẻ theo hình thức giáo dục của chương trình giáo dục mầm non
+ Phối hợp đánh giá trẻ theo đánh giá của chương trình giáo dục mầm non Phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chương trình của trường mầm non
3 Phối hợp về vấn đề gia đình tham gia xây dựng cơ sở vật chất cho trường mầm non
Tiết 50: Ngày 16/3/2017
II: Phân tích nội dung phối hợp nhà trường với gia đình để giáo dục trẻ theo chương trình giáo dục mầm non.
- Sự phối hợp giữa trường mầm non với gia đình là điều kiện tiên quyết, đảm bảo chắc chắn cho kết quả giáo dục trẻ, kết quả sẽ rất tốt nếu sự phối hợp mang tính đồng bộ, khoa học và phù hợp với thực tế phát triển của trẻ; tuy nhiên, kết quả
sẽ ngược lại nếu sự kết hợp này tỏ ra lỏng lẻo, “trống đánh xuôi kèn thổi ngược" Đây là sự phối hợp mang tính tất yếu trong giáo dục chứ không phải là giải pháp tình thế chỉ đuợc thực hiện khi “có vấn đề" Sự phối hợp này có đi đến kết quả tốt hay không phụ thuộc vào cả hai phía: trường mầm non (trực tiếp là giáo viên mầm non) và gia đình trẻ, do đó cả nhà trường lẫn phụ huynh cần nắm rõ, đầy đủ các nội dung giáo dục trẻ và phải có tinh thần tích cực, sẵn sàng phối hợp cùng nhau để giáo dục trẻ cho tốt
* Mục tiêu giáo dục của chương trình giáo dục mầm non nghĩa là:
- Gia đình thực hiện giáo dục trẻ nhằm hướng trẻ phát triển mọi mặt đạt được
như mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non đã đề ra; những mục tiêu đó bao
Trang 5gồm: mục tiêu phát triển về thể chất, phát triển về nhận thức, phát triển về ngôn
ngữ, phát triển về tình cảm- xã hội và phát triển khả năng thẩm mĩ Cụ thể:
* Mục tiêu phát triển trẻ về mặt thể chất là nhằm giáo dục trẻ: Khoẻ mạnh,
cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi Thực hiện được vận động cơ bản theo độ tuổi; vận động vững vàng, đúng tư thế Phát triển tốt một số tố chất vận động: nhanh nhẹn, khéo léo, giữ thăng bằng, có kĩ năng trong một số hoạt động cần sự khéo léo của đôi tay; có khả năng làm được một số việc tự phục vụ trong ăn, ngủ và vệ sinh cá nhân
* Mục tiêu phát triển trẻ về mặt ngôn ngữ là nhằm giáo dục trẻ: Nghe hiểu
được các yêu cầu đơn giản bằng lời nói; biết hỏi và trả lời một số câu hỏi đơn giản;
có khả năng nghe và kể lại sự việc, kể lại truyện; cảm nhận được vần điệu, nhịp điệu của bài thơ, ca dao, đồng dao phù hợp với độ tuổi; có một số kĩ năng ban đầu
về việc đọc và viết
* Mục tiêu phát triển trẻ về mặt nhận thức là nhằm giáo dục trẻ: Thích tìm
hiểu, khám phá, tìm tòi các sự vật, hiện tương xung quanh; có khả năng quan sát, nhận xét, ghi nhớ, so sánh, phân loại, phán đoán, chú ý
* Mục tiêu phát triển trẻ về mặt tình cảm- xã hội là nhằm giáo dục trẻ: Có ý
thức về bản thân, mạnh dạn trong giao tiếp; có khả năng cảm nhận và biểu lộ cảm xúc, tình cảm với con người, sự vật gần gũi; có một số phẩm chất như tự tin, tự lực; biết tôn trọng, hợp tác, thân thiện, quan tâm, chia sẻ với người thân, bạn bè gần gũi; thích các hoạt động âm nhac, tạo hình ; biết thực hiện một số quy tắc, quy định trong sinh hoạt ở gia đình, trường lớp mầm non, cộng đồng gần gũi
Tiết 51: Ngày 18/3/2017
II Phân tích sự phối hợp với gia đình về một số nội dung giáo dục trẻ ở từng độ tuổi và trẻ có nhu cầu đặc biệt
- Đối với trẻ nhà trẻ: Cần lưu ý nhất những ngày đầu khi trẻ mới đi học, môi
trường sinh hoạt ở trường mầm non khác với ở gia đình, trẻ còn lạ với cách dạy
của cô giáo, vì vậy gia đình phải tích cực phối hợp với nhà trường để trẻ nhanh
chóng quen với lớp và không phản ứng tiêu cực khi đến trường
- Với trẻ cuối độ tuổi nhà trẻ (36 tháng), lưu ý giúp trẻ phát triển vững vàng kĩ
Trang 6năng vận động cơ bản và tạo điều kiện cho trẻ đuợc làm một số việc đơn giản, phù hợp vì lúc này ý thích của trẻ phát triển, trẻ thích bắt chước làm giống người lớn
và hay bướng bỉnh tự theo ý mình Gia đình nên khuyến khích động viên và hướng dẫn trẻ cụ thể để trẻ biết làm cho đúng
- Cần chú ý việc giáo dục nhằm hình thành ở trẻ một số kĩ năng và phẩm chất sau:
- Giúp trẻ hình thành thói quen lao động tự phục vụ
- Hình thành và phát triển khả năng chú ý lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu của người lớn
- Với trẻ mẫu giáo: Do trẻ đã có sự phát triển tốt hơn cả về tâm lí và sinh lí nên
trong giáo dục trẻ, một số nội dung cần lưu ý hơn, đó là:
- Hình thành kĩ năng tổ chức công việc của mình và công việc chung
- Hình thành tinh thần trách nhiệm, tính tiết kiệm, hứng thú tham gia lao động và
ý thúc sẵn sàng tham gia các hoạt động
- Hình thành mối quan hệ thân thiết với các bạn; biết phối hợp cùng nhau trong công việc, bước đầu biết nhận xét về công việc của bạn, của mình
- Cha mẹ và mọi người trong gia đình cũng như ở trường mầm non cần chuẩn bị tâm thế tốt cho trẻ 5 tuổi trước khi vào lớp 1 Dạy trẻ một số kĩ năng cơ bản đầu tiên, đó là sự tự tin, biết hợp tác, tò mò ham hiểu biết và giao tiếp mạnh dạn, biết kiềm chế bản thân, ứng xử phù hợp với tình huống
- Ngoài việc phối hợp với nhà trường thực hiện các nội dung giáo dục trẻ theo chương trình giáo dục mầm non thì gia đình còn có trách nhiệm tham gia với nhà trường trong kiểm tra đánh giá việc thực hiện chương trình nhằm góp thêm ý kiến,
hỗ trợ thêm cho giáo viên về vấn đề thực hiện kế hoạch giáo dục trẻ cho phù hợp,
có hiệu quả
Tiết 52: Ngày 19/3/2017.
III Tìm hiểu nội dung phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chương trình của trường mầm
Nội dung phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong kiểm tra, đánh giá việc thục hiện chương trình của trường mầm non là kiểm tra và đánh giá những nội
Trang 7dung sau đây:
- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch chăm sóc - giáo dục của giáo viên đứng lớp, của ban giám hiệu nhà trường theo đúng kế hoạch giáo dục đã được xây dựng
từ đầu năm học
- Mục tiêu giáo dục: được kiểm tra và đánh giá về sự thay đổi, những tiến bộ, hay những biểu hiện bất thường, hoặc sự phát triển của trẻ bị chững lại hay bị chậm đi cần trao đổi kịp thời giữa giáo viên và gia đình để có sự điều chỉnh trong nội dung và phương pháp giáo dục trẻ
- Nội dung giáo dục: đuợc kiểm tra và đánh giá về những nội dung giáo dục trẻ theo chuơng trình giáo dục mầm non và sự phù hợp với khả năng, hiểu biết thục
tế của trẻ
- Phương pháp giáo dục: đóng góp ý kiến với nhà trường về sự phù hợp của phương pháp giáo dục hoặc chưa phù hợp để có sự điều chỉnh kịp thời Đề xuất với nhà trường hướng dẫn các bậc cha mẹ thực hiện việc giáo dục trẻ ở gia đình sao cho có hiệu quả hơn
- Môi trường cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi của trường, lớp góp phần quan trọng cho chất lượng giáo dục trẻ; do vậy phụ huynh có trách nhiệm đóng góp ý kiến về môi trường của trường, lớp; cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi của trẻ có đảm bảo an toàn, đảm bảo tính giáo dục và phù hợp với trẻ hay không
- Phụ huynh đóng góp ý kiến về thái độ, tác phong, hành vi ứng xử của giáo viên và nhân viên trong trường đối với trẻ và phụ huynh, ứng xủ của giáo viên và nhân viên trong trường mầm non rất quan trọng đối với trẻ và phụ huynh, để tạo nên được một môi trường tâm lí tốt cho trẻ thì mới có được kết quả giáo dục tốt
- Phụ huynh góp ý kiến về cách giáo dục trong trường mầm non có tương đồng với cách giáo dục ở nhà không và ngược lại Nếu có sự lệch nhau thì cả hai phía - gia đình và nhà trường phải cùng trao đổi để đi đến thống nhất một phương pháp giáo dục phù hợp nhất đối với trẻ
- Có thể nói, hoạt động giáo dục của trường mầm non có đạt được kết quả tốt hay không là có phần đóng góp tham gia rất lớn của gia đình trẻ Gia đình trẻ
Trang 8không chỉ có trách nhiệm trong việc phối hợp với nhà trường thục hiện các nội dung giáo dục, đồng thời tham gia phối hợp kiểm tra thực hiện chương trình mà gia đình còn có trách nhiệm tham gia xây dụng cơ sở vật chất cho trường mầm non góp phần giúp nhà trường khắc phục bớt những khỏ khăn về điều kiện cơ sở vật chất; tuy nhiên về vấn đề này, phụ huynh có thể tham gia tuỳ theo khả năng thực tế của gia đình mình
Tiết 53: Ngày 21/3/2017
IV Phân tích nội dung phối hợp nhà trường với gia đình về tham gia xây dựng cơ sở vật chất cho trường mầm non
Có nhiều nội dung phụ huynh có thể phối hợp tham gia xây dụng cơ sở vật chất cho nhà trường tuỳ theo khả năng thực tế của mình, cụ thể:
1 Tham gia đóng góp về tài chính
- Đóng góp xây dụng, cải tạo trường/nhóm, lớp, công trình vệ sinh, theo quy định và theo thoả thuận
- Đóng góp mua sắm thêm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ (theo thoả thuận và khả năng của phụ huynh)
2 Tham gia đóng góp bằng vật chất có sẵn của gia đình
- Đóng góp những hiện vật cho nhóm/lớp hoặc trường mầm non như: bàn, ghế, thang leo, cầu truợt, các vật liệu cho trẻ thực hành
- Giúp các cháu làm đồ chơi hay sưu tầm tranh ảnh Các đồ dùng, đồ chơi của trẻ nhiều khi không dễ dàng mua sắm được Những thứ do cha mẹ các cháu đóng góp cho nhà trường mang nhiều ý nghĩa quý giá, trong đó bao hàm cả về tình cảm cũng như trách nhiệm của các bậc cha mẹ đối với việc chăm sóc và giáo dục con
em mình
- Ủng hộ thêm cho nhà trường lương thực, thực phẩm để nấu ăn cho trẻ hoặc những sản vật khác vào những dịp ngày mùa, thu hoạch của gia đình
3 Tham gia đóng góp bằng công lao động
- Tham gia lao động vệ sinh trường lớp, trồng cây , làm sân vườn cho trẻ chơi, làm hàng rào cho trường hoặc tham gia một số công lao động xây nhà vệ sinh/xây bếp
Trang 9- Góp sức cùng trường lớp làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ: Làm một số đồ chơi ngoài trời như tận dụng lốp xe cũ, , thùng phi/thùng gò làm xích đu, làm cổng vòng cho trẻ chơi chui luồn, làm cầu bập bênh, làm đồ chơi cho trẻ chơi leo trèo hay tập đi thăng bằng Góp sức cùng cô giáo và trẻ làm đồ dùng, học liệu để dạy trẻ học hoặc giúp đỡ trang tri lớp học
- Phân công luân phiên phụ huynh của các gia đình hàng ngày đến trường nấu ăn cho trẻ (ờ những vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc)
- Phụ huynh tham gia vào các hoạt động của trường trong các ngày hội, ngày 1ễ, trong các buổi dạo chơi hay tham quan Được sự tham gia nhiệt tình của cha
mẹ, niềm vui của trẻ sẽ được nhân lên rất nhiều
Trang 10Bài 3:
CÁC PHƯƠNG PHÁP PHỐI HỢP NHÀ TRƯỜNG VỚI GIA ĐÌNH
TRONG GIÁO DỤC TRẺ MẦM NON( 3 Tiết) Tiết 54+55+56 : Ngày 25/3/2017
1: Phương pháp trao đối, toạ đàm
- Phương pháp trao đổi, tọa đàm là: dùng lời nói để trao đổi, nói chuyện
trực tiếp với phụ huynh về vấn đề giáo dục trẻ
- Có thể thực hiện khi nào: Trong các cuộc họp phụ huynh hay thông báo thường xuyên hàng ngày trong đón, trả trẻ
- Thực hiện hằng ngày, trong thời gian đón, trả trẻ giáo viên tranh thủ trao đổi nhanh với phụ huynh về tình hình của trẻ, hỏi phụ huynh về vấn đề sức khoẻ, ăn uống của trẻ lúc ở nhà xem có gì cần lưu ý, thông báo với phụ huynh nội dung trẻ đã học, những điều trẻ đã biết thêm
- Trong các buổi họp phụ huynh thì không nên chỉ có những phần do nhà trường thông báo, nên chuẩn bị sẵn một sổ câu hỏi cho phụ huynh thảo luận trao đổi và tìm ra câu trả lời thích hợp nhất; mọi buổi họp chỉ nên hướng vào một vấn đề mà nhà trường thấy cần thiết nhất phải thảo luận Tạo điều kiện để phụ huynh cùng đóng góp, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc giáo dục trẻ có hiệu quả để
bổ sung cho con kiến thức của giáo viên
- Yêu cầu sư phạm của phương pháp này là: Khi trao đổi, toạ đàm với phụ huynh phải khéo léo, nhẹ nhàng và biết cách thuyết phục để đạt mục đích yêu cầu phối hợp
2.Phương pháp tuyên truyền
- Phương pháp tuyên truyền là: thực hiện việc tuyên truyền phổ biến kiến
thức và tăng cường mối quan hệ gắn kết nhà trường với gia đình trong giáo dục,
hệ thống phương tiện thông tin đại chúng (loa truyền thanh của xã, phường; đài truyền hình địa phương; .)
- Cách thực hiện một buổi tuyên truyền cần có các bước sau:
+ Giới thiệu người đến tham dự
+ Nói rõ mục đích, ý nghĩa của buổi nói chuyện