Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 82 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
82
Dung lượng
447,5 KB
Nội dung
TruyệnKiềutrongconmắtngườiđời PH ẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong những năm gần đây, tuyệt tác “Truyện Kiều” của Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du đang được giới học giả đánh giá và bình phẩm rất nhiều, về mọi phương diện… Việc thảo luận và đánh giá “Truyện Kiều” đang trở thành vấn đề “nóng” và “bức xúc” của nhiều người trên báo chí, các diễn đàn văn hóa văn nghệ, trở thành đề tài của rất nhiều nhà xuất bản và sự chạy đua xuất bản các ấn phẩm có liên quan đến tác phẩm tuyệt tác này. Rất nhiều nhà nghiên cứu cũng đang ra sức bỏ công để “cày xới” mảnh ruộng phong phú này để “định vị” và “cắm mốc”, vừa để tiếp cận thị trường, vừa để thỏa lòng đam mê tác phẩm vang danh của thiên tài Tố Như. Nhưng từ xưa đến nay, mọi sự xảy ra đều có nguyên nhân của nó từ nhiều phía. Đã có rất nhiều quan điểm đã lợi dụng xu thế của thời đại nhằm “hạ bệ” “Truyện Kiều” hoặc tôn vinh một cách thái quá, làm cho tác phẩm văn chương kiệt tác trở thành một thứ trò chơi “rẻ tiền” trong quần chúng… hoặc ca ngợi “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân mà bài xích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, Đại thi hào dân tộc của chúng ta và ngược lại… nhằm phủ định sạch trơn mọi giá trị mà tuyệt tác của Nguyễn Du mang lại, phủ nhận sự sáng tạo tài ba và tấm lòng của Cụ trong tác phẩm. chính vì lẽ đó, đề tài này được thực hiện nhằm tìm hiểu một cách tích cực các giá trị của danh phẩm, đánh giá các luồng dư luận và khẳng định lại một lần nữa một cách khoa học về cách hiểu “Truyện Kiều” trongconmắt của người đời, làm cho tác phẩm mãi mãi sống trong lòng yêu thương, giữ một vị trí quan trọng không thể thiếu trongđời sống tinh thần của nhân dân. Nguyễn Dzoãn Sơn- Lớp Văn_ GDCD K 32- Khoa Xã Hội- Trường CĐSP Đồng Nai Trang 1 TruyệnKiềutrongconmắtngườiđời 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài được tiến hành nghiên cứu nhằm mục đích tìm hiểu lại các giá trị của “Truyện Kiều”, tìm hiểu các luồng dư luận, tư tưởng của mọi người, mọi thời đại về tác phẩm lừng danh này. Qua đó, trang bị cho bản thân những kiến thức cần và đủ về “Truyện Kiều”, có kế hoạch về tư tưởng sau này cho việc đánh giá và nghiên cứu tác phẩm. Đồng thời, tìm hiểu nguyên nhân của các luồng dư luận trong xã hội về tác phẩm, đề xuất một số ý kiến của bản thân nhằm định hướng và góp phần định vị vị trí của “Truyện Kiều” trong xã hội và trongconmắt của ngườiđời mọi thế hệ về tác phẩm. 3. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Là các luồng dư luận và tư tưởng của ngườiđời về tác phẩm “Truyện Kiều” của Thi hào dân tộc Nguyễn Du. 3.2 Khách thể nghiên cứu Là tác phẩm “Truyện Kiều” của Thi hào dân tộc Nguyễn Du. 4. Thực trạng nghiên cứu Cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học và công nghệ, của công tác nghiên cứu và phê bình văn học, càng ngày càng có nhiều đề tài nghiên cứu về “Truyện Kiều”, phát hiện những giá trị văn chương độc đáo của tác phẩm Nguyễn Du trên nhiều phương diện. Trong thời đại của Nguyễn Du, tác phẩm này cũng được các nho sĩ đương thời lưu tâm bàn luận với nhiều xu hướng và ý kiến trái ngược nhau. Trong thời kì đầu thế kỉ XIX, thế kỉ XX, các cuộc tranh luận về truyệnkiều vẫn chưa tới hồi kết. Thật là một tác phẩm “hot” trong giới văn học nghệ thuật, được định hình với hai xu hướng khen chê rõ rệt với các quan điểm và lí lẽ hùng hồn, không ai kém ai. Nguyễn Dzoãn Sơn- Lớp Văn_ GDCD K 32- Khoa Xã Hội- Trường CĐSP Đồng Nai Trang 2 TruyệnKiềutrongconmắtngườiđời Ngày hôm nay, vấn đề “Truyện Kiều” và Nguyễn Du cũng là một trong những nội dung được quan tâm hàng đầu tại các cuộc hội thảo qua các tham luận của những bậc thầy đầu ngành. Như các tham luận gần đây nhất của P.G.S- T.S. Phạm Tú Châu, G.S- T.S. Ahn Kyong Hwan, T.S. Từ Thị Loan, G.S. Vũ Hạnh, G.S- T.S. Trần Ngọc, G.S- T.S. Phạm Đan Quế… Vì lòng đam mê nghiên cứu và muốn được góp phần nhỏ bé của mình cho nền học thuật nước nhà về thiên tác phẩm nổi tiếng này, đề tài này cũng theo gót của các bậc tiền bối đi trước và những luận điểm có sẵn để đưa ra quan điểm của cá nhân, góp thêm vào cho kho tàng lí luận, phê bình của dân tộc ngày càng thêm phong phú và sống động. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Với đề tài này, tôi sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau: • Tìm hiểu lại một lần nữa một cách chính xác và khoa học về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm “Truyện Kiều”. • Tìm hiểu về lịch sử nghiên cứu tác phẩm lừng danh này. • Tìm hiểu các luồng dư luận, tư tưởng, các đánh giá về “Truyện Kiều” từ khi ra đời cho đến nay một cách khái quát. • Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến các vấn đề trên, ý nghĩa của vấn đề trước và sau khi vấn đề ra đời. • Đánh giá các nhận định trên một cách khoa học và hợp lí theo tiến trình phát triển và vị trí thời đại. • Dẫn chứng cụ thể và chi tiết các dẫn chứng liên quan đến các nội dung nhận định, đánh giá về “Truyện Kiều”, các cảm hứng của ngườiđời về tác phẩm. • Đề xuất một số ý kiến của bản thân và đưa ra một số kết luận nhằm đánh giá vá định hướng tư tưởng về tác phẩm. Nguyễn Dzoãn Sơn- Lớp Văn_ GDCD K 32- Khoa Xã Hội- Trường CĐSP Đồng Nai Trang 3 TruyệnKiềutrongconmắtngườiđời 6. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu tài liệu • Mục đích Để tìm hiểu một số vấn đề lí luận , một số vấn đề có liên quan đến đề tái như các đánh giá của các bậc tiền bối đi trước, các tư tưởng nhận định của giới nghiên cứu và độc giả về tác phẩm này… • Qúa trình tiến hành Tìm và sưu tầm các tài liệu có liên quan đến đề tài như: • Các bài tham luận của các tác giả có liên quan đến “Truyện Kiều”. • Các nhận xét đánh giá của các thế hệ nghiên cứu. • Các loại sách, báo,tạp chí, và từ điển tra cứu. • Truy cập mạng internet. • Đọc, phân tích và phân loại để sắp xếp thành hệ thống theo yêu cầu của đề tài. • Tóm tắt và khái quát tài liệu để làm cơ sở lí luận khoa học. Ghi chép lại để làm tư liệu viết đề tài. Nguyễn Dzoãn Sơn- Lớp Văn_ GDCD K 32- Khoa Xã Hội- Trường CĐSP Đồng Nai Trang 4 TruyệnKiềutrongconmắtngườiđời PHẦN II: NỘI DUNG Sau khi tiến hành nghiên cứu đề tài bằng phương pháp nghiên cứu khoa học, tôi đã thu được các kết quả sau 1. Tác giả “Truyện Kiều” 1.1 Tiểu sử Nguyễn Du tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, biệt hiệu là Hồng Sơn lạp hộ, sinh năm Ất Dậu dưới triều Lê Cảnh Hưng (1765); người xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Nghệ Tĩnh. Là dòng dõi trâm anh thế phiệt: cha là Xuân Quận Công Nguyễn Nghiễm, từng làm tới Tể Tướng triều Lê mạt; mẹ là người vợ thứ ba, nhũ danh Trần Thị Tần người Kinh Bắc; anh là Toản Quận Công Nguyễn Khản cũng làm tới Tham Tụng, Thái Bảo trong triều. Sinh ra trong một gia đình quan lại, có truyền thống văn học, năng khiếu thơ văn của Nguyễn Du sớm có điều kiện nảy nở và phát triển. Từ nhỏ ông đã nổi tiếng thông minh dĩnh ngộ. Năm 1783, Nguyễn Du thi hương đậu Tam Trường. Vì lẽ gì không rõ, ông không tiếp tục thi lên nữa. Năm 1789, Nguyễn Huệ kéo binh ra Bắc, đại thắng quân Thanh. Nguyễn Du, vì tư tưởng trung quân phong kiến, không chịu ra làm quan cho nhà Tây Sơn. Năm 1802, Nguyễn Ánh lật đổ Tây Sơn Nguyễn Quang Toản, vời Nguyễn Du ra làm quan; ông từ mãi mà không được nên miễn cưỡng tuân mệnh. Năm 1805, ông được thăng Đông Các điện học sĩ, tước Du Nguyễn Dzoãn Sơn- Lớp Văn_ GDCD K 32- Khoa Xã Hội- Trường CĐSP Đồng Nai Trang 5 TruyệnKiềutrongconmắtngườiđời Đức Hầu. Năm 1813, thăng Cần Chánh điện học sĩ, được cử làm Chánh Sứ đi Trung Quốc. Sau khi về nước, năm 1815, ông được thăng Lễ Bộ Hữu Tham Tri. Đường công danh của Nguyễn Du với nhà Nguyễn chẳng có mấy trở ngại. Ông thăng chức nhanh và giữ chức trọng, song chẳng mấy khi vui, thường u uất bất đắc chí. Theo Đại Nam Liệt Truyện: ``Nguyễn Du là người ngạo nghễ, tự phụ, song bề ngoài tỏ vẻ giữ gìn, cung kính, mỗi lần vào chầu vua thì ra dáng sợ sệt như không biết nói năng gì .'' Năm 1820, Minh Mạng lên ngôi, cử ông đi sứ lần nữa, nhưng lần này chưa kịp đi thì ông đột ngột qua đời. Đại Nam Liệt Truyện viết: ``Đến khi ốm nặng, ông không chịu uống thuốc, bảo người nhà sờ tay chân. Họ thưa đã lạnh cả rồi. Ông nói "được" rồi mất; không trối lại điều gì.'' 1.2 Niên biểu về Nguyễn Du - Nguyễn Du, húy Du, tự Tố Như, hiệu Thanh Hiên, biệt hiệu Hồng Sơn Liệp Hộ, Nam Hải Điếu Đồ. Sinh năm Ất Dậu 1765 tại phường Bích Câu, thành Thăng Long. Quê quán: Làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Họ Nguyễn làng Tiên Điền vốn có gốc từ họ Nguyễn làng Canh Hoạch, huyện Thanh Oai, nay thuộc tỉnh Hà Tây. Có ý kiến cho rằng, họ Nguyễn làng Canh Hoạch đây lại có gốc từ họ Nguyễn làng Nhị Khê, cũng thuộc Hà Tây, là họ của Nguyễn Trãi. -Năm 1480 Họ Nguyễn Canh Hoạch đã có cụ tổ Nguyễn Doãn Địch đậu Thám hoa khoa Canh Tí. - Năm 1532 Có Nguyễn Thuyến đậu Trạng nguyên khoa Nhâm Thìn (nhà Nguyễn Dzoãn Sơn- Lớp Văn_ GDCD K 32- Khoa Xã Hội- Trường CĐSP Đồng Nai Trang 6 TruyệnKiềutrongconmắtngườiđời Mạc). - Năm 1550: Năm Thuận Bình thứ 2. Nguyễn Thuyến cùng hai con là Nguyễn Quyện và Nguyễn Dật đầu hàng nhà Lê. Nhưng sau khi Nguyễn Thuyến mất thì Quyện và Dật lại trở về với nhà Mạc. - Năm 1592: Năm Quang Hưng thứ 15. Quân Mạc Mậu Hợp thua, Nguyễn Quyện bị bắt, được Trịnh Tùng trọng đãi. Sau Khi Mạc Mậu Hợp bị giết, con cái Nguyễn Quyện, Nguyễn Dật buộc phải theo nhà Lê, nhưng rồi lại mưu phản. Việc khôi phục nhà Mạc thất bại, cả nhà bị giết, chỉ còn một ngườicon của Nguyễn Dật là Nguyễn Nhiệm tước Nam dương hầu trốn được vào ẩn ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh thuộc châu Hoan. Nguyễn Nhiệm giấu tên tuổi, gốc tích, chỉ gọi là ông Nam Dương làm nghề bốc thuốc và trở thành danh y. Như vậy ông Nam Dương tức Nguyễn Nhiệm là ông tổ của họ Nguyễn làng Tiên Điền. Họ Nguyễn làng Tiên Điền về sau trở thành một dòng họ lớn, có nhiều người đỗ đại khoa, làm quan to và hay thơ phú. Đời thứ 4: Có Nguyễn Thể là quan võ đánh giặc có công, được phong Quả cảm tướng quân. Đời thứ 5: Có Nguyễn Quỳnh thi hương đậu Tam trường, giỏi về thuật phong thủy. Đời thứ 6: Con cả là Nguyễn Huệ (1705-1733) đỗ đồng Tiến sĩ. Mất lúc 28 tuổi. Con thứ là Nguyễn Nghiễm là thân phụ Nguyễn Du. Con trai út là Nguyễn Trọng là chú ruột Nguyễn Du. - Năm Mậu Tí 1708: Nguyễn Nghiễm sinh ngày 14 tháng 8, tự Hy Di, hiệu Nghi Hiên, biệt hiệu Hồng Ngư Cư Sĩ. - Năm 1731: Nguyễn Nghiễm đỗ Nhị giáp Tiến sĩ khoa Tân Tị. Nguyễn Nghiễm lấy vợ là hai chị em họ Đặng làng Uy Viễn, lấy từ thuở hàn vi. - Năm 1734: Bà Đặng Thị Dương sinh Nguyễn Khản. - Năm 1745: Bà ĐặngThị Thuyết sinh Nguyễn Điều rồi mất. Gần mười năm sau, ông cưới thêm bà Trần Thị Tấn là thân mẫu Nguyễn Du. Bà Nguyễn Dzoãn Sơn- Lớp Văn_ GDCD K 32- Khoa Xã Hội- Trường CĐSP Đồng Nai Trang 7 TruyệnKiềutrongconmắtngườiđời Trần Thị Tấn là con gái một viên quan nhỏ người làng Hoa Thiều, huyện Đông Ngàn, trấn Kinh Bắc nay là làng Hoa Thiều, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Họ Trần làng Hoa Thiều đời thứ sáu có Trần Phi Chiêu đậu Tiến sỹ khoa Kỷ Sửu (1589). Về sau, Phi Chiêu theo họ Mạc lên Cao Bằng làm đến chức Thượng thư. Bà Trần Thị Tấn sinh ngày 3 tháng 7 năm Canh Thân 1740, kém chồng 32 tuổi. Khi lấy chồng bà mới khỏang 16 tuổi. Bà sinh được 5 con, 4 trai và 1 gái là: + Nguyễn Trụ: 1757 - 1775. + Nguyễn Nễ còn gọi là Đề: 1761 - 1805. + Nguyễn thị Diên: 1763 - ? Lấy Vũ Trinh. + Nguyễn Du: 1765 - 1820. + Nguyễn Ức: 1767 - 1823. - Sau bà Trần Thị Tấn, Nguyễn Nghiễm còn cưới thêm 5 bà thiếp nữa, tuổi cỡ mười tám đôi mươi là các bà: Nguyễn Thị Xuyên, Nguyễn Thị Xuân, Phạm Thị Diễm, Hồ Thị Ngạn, Hoàng Thị Thược, tất cả ông có 8 vợ, 21 con gồm 12 trai và 9 gái. Các con trai của Nguyễn Nghiễm là: 1- Nguyễn Khản: (1734 - 1786) con bà Dương, 26 tuổi đỗ Tiến sĩ làm quan đến chức Thượng thư bộ Lại, tước Toản quận công. 2- Nguyễn Điều: (1745-1786) con bà Thuyết, làm Trấn thủ Sơn Tây. 3- Nguyễn Trụ (1757- 1775) con bà Tấn, thông minh từ bé, 15 tuổi đỗ Cử nhân. 4- Nguyễn Quýnh (1759 - 1791) con bà Xuyên, tên tục là Luyện làm Trấn tả đội. 5- Nguyễn Nễ (1761- 1805): Còn gọi là Đề. Con bà Tấn, làm quan đến chức Đông các Đại học sỹ, tước Nghi thành hầu. 6 -Nguyễn Trừ (?): con bà Xuân, làm Tri Phủ Vĩnh Tường. 7- Nguyễn Du (1765 - 1820): con bà Tấn, làm quan đến chức Hữu tham Nguyễn Dzoãn Sơn- Lớp Văn_ GDCD K 32- Khoa Xã Hội- Trường CĐSP Đồng Nai Trang 8 TruyệnKiềutrongconmắtngườiđời tri bộ Lễ, tước Du đức hầu. 8- Nguyễn Nhung: (?) con bà Ngạn, đỗ Tứ trường. 9 -Nguyễn Ức (1767 - 1823) con bà Tấn. - Sau Nguyễn Ức còn ba ngườicon trai nữa. - Nguyễn Điều có hai ngườicon trai gọi Nguyễn Du bằng chú, tuổi xấp xỉ Nguyễn Du là: + Nguyễn Thiện: 1763 - 1818. + Nguyễn Hành: 1778 - 1823. - Nguyễn Thiện và Nguyễn Hành đều là những người thông minh đỗ đạt, giỏi thơ phú. Nguyễn Hành và Nguyễn Du được xếp vào 5 nhà thơ nổi tiếng thời đó: An Nam ngũ tuyệt. Họ Nguyễn Tiên Điền không những có nhiều người đỗ đại khoa, làm quan to, mà còn nhiều người hay thơ, giỏi chữ như: + Cụ Nguyễn Nghiễm có hai tập Quân trung liên vận và Xuân đình tạp ngâm. Cụ còn có bài phú nôm: Khổng Tử mộng Chu Công rất được truyền tụng. + Nguyễn Khản cũng có nhiều bài thơ chép trong: Nguyễn gia phong vận tập. + Nguyễn Nễ có hai tập: Quế hiên giáp ất tập và Hoa trình tiền hậu tập. + Nguyễn Thiện có: Đông phố thi tập và là người nhuận sắc truyện Hoa Tiên của Nguyễn Huy Tự. + Nguyễn Hành có: Quan đông hải tập và Minh quyên tập. + Hai ngườicon gái của Nguyễn Khản là Nguyễn Thị Bành và Nguyễn Thị Đài đều giỏi thơ quốc âm. - Đinh Sửu 1757: Nguyễn Nghiễm được thăng Tả thị lang bộ Hình. - Canh Thìn 1760: Nguyễn Khản đỗ Tiến sĩ được bổ làm Đốc đồng xứ Nguyễn Dzoãn Sơn- Lớp Văn_ GDCD K 32- Khoa Xã Hội- Trường CĐSP Đồng Nai Trang 9 TruyệnKiềutrongconmắtngườiđời Sơn Tây. - 1761: Nguyễn Nghiễm được thăng Đô ngự sử. - Ất Dậu 1765: Bà Trần Thị Tấn sinh hạ Nguyễn Du ở phường Bích Câu, thành Thăng Long. Nguyễn Du là con trai thứ bảy nên gọi là cậu chiêu Bảy. Về năm sinh của Nguyễn Du, có ý kiến cho rằng: Vì ông sinh vào cuối năm Ất Dậu nên vào đầu năm 1766. - 1767: Trịnh Doanh mất, Trịnh Sâm lên nối ngôi chúa. Nguyễn Khản giữ chức Tri binh phiên ở phủ chúa, được thăng Đông các Đại học sĩ kiêm Tế tửu Quốc tử giám. Nguyễn Nghiễm được thăng Thái tử thái bảo, hàm Tòng nhất phẩm, tước Xuân quận công. Ông được cử sát hạch quan lại, chọn được Lê Quý Đôn là một trong ba người giỏi nhất. - Mậu Tuất 1768: Nguyễn Khản được bổ làm Tri hộ phiên ở phủ chúa Trịnh. Chúa Trịnh tự đặt riêng trong phủ của mình các chức Tham tụng, Bồi tụng để sánh với Tả, Hữu Thừa tướng của triều đình nhà Lê. Đặt các quan tri sáu phiên để sánh với Thượng thư sáu bộ. Tri hộ phiên phủ Liêu ngang với Thượng thư bộ Hộ bên triều đình. Chúa Trịnh lộng quyền, lại là người dâm đãng, quan lại dưới quyền phóng túng, đạo đức suy đồi, kỷ cương rối loạn. Nhà Lê chỉ còn là một triều đình bù nhìn tuân theo mọi sự điều hành của phủ Chúa. Nước ta trong giai đoạn này lâm vào tình trạng suy đồi, rối ren. Các phe cánh, bè đảng xung đột, sát phạt nhau liên miên. Trên cả nước thì chế độ phong kiến chia làm hai phe: Phe Đàng Ngoài của vua Lê chúa Trịnh và phe Đàng Trong của chúa Nguyễn gây nên cuộc chiến tranh tương tàn đã hai trăm năm chưa phân thắng bại. Trong phe phong kiến Đàng Ngoài lại có mâu thuẫn ngấm ngầm giữa triều đình nhà Lê và phủ chúa Trịnh, hễ có dịp là lại bùng ra. Trong phủ chúa Trịnh lại có phe trưởng và phe thứ. Trịnh Sâm vì tình riêng mà phế con trưởng là Trịnh Khải, lập con thứ là Trịnh Cán, con của Đặng Thị Nguyễn Dzoãn Sơn- Lớp Văn_ GDCD K 32- Khoa Xã Hội- Trường CĐSP Đồng Nai Trang 10 [...]... cứ lấy conmắt tỉnh để mà xem việc đời? _ Khiến cho nhân thế như những cánh bèo trôi dạt rất đáng thương) Thật ra, chính cái ý thức “lấy conmắt tỉnh để xem việc đời này mới đúng là mặt tích cực của conngười Nguyễn Du Ông không phải là conngười của hành động mà là conngười của tư tưởng Conngười ấy thẩm thấu mọi đắng cay trong cuộc đời với một thái độ bình lặng, chụi đựng, chấp nhận Và bên trong. .. là ở chỗ; conngười Nguyễn Du là conngười biết khao khát chân lí và sống theo những chính cảm đúng, conngười biết “tỉnh táo để nhìn đời nhưng càng nhìn, càng thấy chung quanh mình tràn đầy thống khổ, lai càng trở nên bế tắc Suốt đời nhà thơ vùng vẫy trong cái mớ bòng bong hỗn tạp đó Nguyễn Dzoãn Sơn- Lớp Văn_ GDCD K 32- Khoa Xã Hội- Trường CĐSP Đồng Nai Truyện Kiềutrongcon mắt ngườiđời Trang... Xã Hội- Trường CĐSP Đồng Nai TruyệnKiềutrongconmắtngườiđời Trang 31 Vân Kiềutruyện từ Trung Quốc về tàng trữ tại Phúc Giang thư viện Nhờ đó Nguyễn Huy Hổ có điều kiện đọc Hoa tiên, Nguyễn Du do lui tới Phúc Giang thư viện học tập, nấu sử sôi kinh sớm được đọc “Kim Vân Kiềutruyện để sáng tác TruyệnKiều Song, điều này thì chắc chắn: ở truyện “Liên Hồ quận quân” trong cuốn “Lan Trì kiến văn... dạng Lẩy Kiều Sân khấu dân gian có trò Kiều Hội họa có nhiều tranh Kiều Thơ vịnh Kiều nhiều không kể xiết Giai thoại xung quanh cũng rất phong phú Tuồng Kiều, cải lương Kiều, phim Kiều cũng ra đời Nhiều câu, nhiều ngữ trongTruyệnKiều đã lẫn vào kho tàng ca dao, tục ngữ Từ xưa đến nay, TruyệnKiều đã là đầu đề cho nhiều công trình nghiên cứu, bình luận và những cuộc bút chiến Ngay khi TruyệnKiều được... truyệnKiều - Văn tế thập loại chúng sinh - Văn tế Trường Lưu nhị nữ - Thác lời trai Phường nón 2 Tác phẩm TruyệnKiều 2.1 Xuất xứ Nguyễn Dzoãn Sơn- Lớp Văn_ GDCD K 32- Khoa Xã Hội- Trường CĐSP Đồng Nai Truyện Kiềutrongcon mắt ngườiđời Trang 25 TruyệnKiều của Nguyễn Du lúc đầu có tên là “Đoạn Trường Tân Thanh”, được phóng tác theo một cuốn tiểu thuyết của Trung Quốc có nhan đề là “Kim Vân Kiều. .. viết TruyệnKiều , Nguyễn Du đã lược bỏ hai phần ba cốt truyện, ông đã loại bỏ 142 trang trong tổng số 214 trang của cuốn “Kim Vân Kiềutruyện Ông chỉ giữ lại 72 trang bao gồm cả những ý trong bài tựa, trong những lời bàn đầu của mỗi hồi và trong cả hai mươi hồi của “Kim Vân Kiềutruyện Bấy nhiêu đó, Nguyễn Du đã tập hợp và viết ra 1313 câu trong tổng số 3254 câu của “Đoạn Trường Tân Thanh” hay Truyện. .. điều khi viết TruyệnKiều , Nguyễn Du đã theo sát các diễn biến và tình tiết trong nguyên truyện đồng thời cũng biến nó thành tác phẩm vào loại kỳ diệu không chỉ của riêng Việt Nam mà là của toàn thế giới Về thời gian TruyệnKiều ra đời, theo phó giáo sư Lê Thanh Lan trong tham luận “Nguyễn Du viết TruyệnKiều khi nào?” thì phó giáo sư cho rằng: “Ban đầu người ta tin rằng TruyệnKiều được viết... Nai Truyện Kiềutrongcon mắt ngườiđời Trang 23 Đại gia văn tự thế tranh truyền” (Rượu đàn đầy viện người đi vắng, Văn tự hơn đời tiếng dội vang) Hay: “Nhất đại tài hoa, vi sứ, vi khanh, sinh bất thiểm, Bách niên sự nghiệp, tại gia, tại quốc, tử do vinh” (Một kiếp tài hoa, làm sứ, làm khanh, sinh chẳng thẹn, Trăm năm sự nghiệp, ở nhà, ở nước, chết còn vinh) … Tóm lại, conngười của Nguyễn Du là con người. .. được lòng trong sạch Nguyễn Dzoãn Sơn- Lớp Văn_ GDCD K 32- Khoa Xã Hội- Trường CĐSP Đồng Nai Truyện Kiềutrongcon mắt ngườiđời Trang 20 như Bá Di- Thúc Tề Ông không thể thoái thác sự chiếu cố hơn cả thánh lệnh của vua Gia Long Và cuối cùng, văn chương là phương tiện để ông chuyển tải tâm tư tình cảm và thể hiện conngười mình Với những tác phẩm của mình, ta có thể thấy tồn tại trongconngười Nguyễn... XX, cuộc tranh luận về TruyệnKiều càng sôi nổi, quan trọng nhất là cuộc phê phán của các nhà chí sĩ Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng phản đối phong trào cổ xuý TruyệnKiều do Phạm Quỳnh đề xướng (1924)… Qua đó, ta có thể nhận thấy ở TruyệnKiều của Nguyễn Du có các nội dung sau: Nguyễn Dzoãn Sơn- Lớp Văn_ GDCD K 32- Khoa Xã Hội- Trường CĐSP Đồng Nai Truyện Kiềutrongcon mắt ngườiđời Trang 36 2.4.1 Gía . Truyện Kiều trong con mắt người đời PH ẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong những năm gần đây, tuyệt tác Truyện Kiều của Đại thi. hiểu Truyện Kiều trong con mắt của người đời, làm cho tác phẩm mãi mãi sống trong lòng yêu thương, giữ một vị trí quan trọng không thể thiếu trong đời