Giai đoạn I: Từ khi “Truyện Kiều” ra đời cho đến hết thế kỉ XIX.

Một phần của tài liệu truyện kiều trong con mắt người đời (Trang 41 - 58)

2. Tác phẩm “Truyện Kiều” 1 Xuất xứ

2.5.1 Giai đoạn I: Từ khi “Truyện Kiều” ra đời cho đến hết thế kỉ XIX.

• Giai đoạn II: Từ đầu thế kỉ XIX đến năm 1930.

• Giai đoạn III: Từ 1930 đến cách mạng tháng tám 1945.

• Giai đoạn IV: Từ CMT8- 1945 đến nay.

Với nội dung bài viết này, tôi hoàn toàn đồng ý về cách chia ấy và xin phân tích theo bốc cục trên.

2.5.1Giai đoạn I: Từ khi “Truyện Kiều” ra đời cho đến hết thế kỉ XIX. XIX.

Trong giai đoạn nay, dư luận chủ yếu xoay quanh bình phẩm các nhân vật trong “Truyện Kiều” mà trọng tâm là bình phẩm nhân vật Thúy Kiều. Với nhân vật này, dư luận đã chia làm hai hướng quan điểm. Một khuynh hướng đứng trên quan điểm đạo đức phong kiến mà bình phẩm, đánh giá, và một khuynh hướng đứng trên quan điển nhân sinh, quan điểm xã hội mà bình phẩm.

Ở khuynh hướng thứ nhất có những người như vua Minh Mệnh, vua Tự Đức, Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Công Trứ… Tất cả họ đều là những nhà phát ngôn cho tư tưởng chính thống của thời đại. Họ đặc biệt hết lời ca ngợi cho nhân vật mà họ cho là tiêu biểu cho quan niện trung, nghĩa, tiết, hiếu, tam cương, ngũ thường và không tiếc lời phê phán gay gắt nhận vật nào dám đương đầu làm trái với những quan niệm đã đi vào

tiềm thức ấy. Vua Minh Mệnh thì ca ngợi Kiều là con người biết “giữ trọn đạo hiếu”, “biết tiết, biết nghĩa” trong bài “Thánh Tổ Nhân hoàng đế ngự chế tổng thuyết”. Nguyễn Văn Thắng ca ngợi Kiều: “Xét sau trước đủ trung trinh hiếu nghĩa” nhưng còn đối với Nguyễn Công Trứ thì ngược lại, Kiều không có gì đáng gọi là tiết hạnh, tiết nghĩa gì cả: “…Từ Mã Giám Sinh cho đến chàng Từ Hải_ Tấm thân tàn đem bán tại chốn thanh lâu_ Bấy giờ Kiều còn hiếu hảo vào đâu_ Mà bướm chán ong trường cho đến thế?”. Ông lên án Kiều một cách gay gắt: “Bạc mệnh chẳng lầm người tiết nghĩa_ Đoạn trường cho đáng kiếp tà dâm”. Nguyên văn bài vinh ấy như sau:

“Đã biết má hồng thời phận bạc

Trách Kiều nhi chưa vẹn tấm lòng vàng Chiếc quạt, thoa đành phụ nghĩa Kim lang Nặng vì hiếu, nhẹ vì tình thời cũng phải, Cánh hoa tàn đem bán lại chốn thanh lâu. Bây giờ Kiều còn hiếu vào đâu?

Mà bướm chán ong chường cho đến thế! Bạc mệnh chẳng lầm người tiết nghĩa Đoạn trường cho đáng kiếp tà dâm. Bán mình trong bấy nhiêu năm, Đố đem chữ hiếu mà lầm được ai! Nghĩ đời mà ngán cho đời!”

Quan niệm của vua Tự Đức trong bài “Dục Tông Anh hoàng đế ngự chế tống từ” có một kết luận về giá trị cơ bản của “Truyện Kiều” là ở chỗ nó phát ngôn cho đạo đức phong kiến:

“Đại để cổ kim hào kiệt sĩ,

Đắc táng cùng không hưu thuyết trước, Hảo lương khuê ngữ nhập âm liên”.

Bản dịch của cụ Võ Khắc Triều và cụ Lê Thước như sau: “Gẫm xưa nay mấy người hào kiệt,

Đạo cương thường gánh hết một thân. Được thua sướng khổ chớ bàn,

Đem lời khuê các phổ vần thi ca”.

Tương truyền rằng Tự Đức đọc “Truyện Kiều” thấy Kiều khen Từ Hải: “Tấn Dương được thấy mây rồng có phen” nghĩa là khen Từ Hải có tướng mạo đế vương, Tự Đức không chịu, bắt phải chữa lại: “Rồng mây rõ mặt anh hùng có khen” và sau khi đọc đến đoạn nói về Từ Hải: “Chọc trời khuấy nước mặc dầu_ Dọc ngang nào biết trên đầu có ai” thì nổi giận đùng đùng, ném phăng cuốn “Truyện Kiều” xuống đất, đòi giá như Nguyễn Du còn sống phải đè ra đánh ba chục roi vì đó là đoạn thơ “vô quân” nhất trong tác phẩm.

Nhìn chung thì dù khen hay chê, dư luận về “Truyện Kiều” đứng trên quan điểm đạo đức phong kiến không thấy được dù chỉ một chút giá trị chân chính nào toát ra từ “Truyện Kiều” và nhân vật Thúy Kiều. Hơn thế, trong khuynh hướng bình phẩm này, hầu như toàn bộ các tác giả không chú ý đến giá trị nghệ thuật của tác phẩm, không có sự phân biệt náo giữa nhân vật trong tác phẩm với con người trong cuộc sống đời thực, giữa hai tác phẩm: “Truyện Kiều” của Nguyễn Du và “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân.

Ở khuynh hướng thứ hai thì có những người như Phạm Qúy Thích, Mộng Liên đường chủ nhân, Phong Tuyết chủ nhân, Chu Mạnh Trinh, Nguyễn Khuyến…. Tất cả họ hầu như đều có quan điểm giống nhau là đều không chịu sự ràng buộc của quan niệm đạo đức lễ giáo phong kiến

và ít nhiều có bất mãn với xã hội đương thời. Họ thấy được dưới triều đại nhà Nguyễn, cái tài tình của con người nhiều khi bị vùi dập, bị đày đọa và trong cuộc đời của Kiều, trong một chừng mực nào đó, họ đã thấy được hình bóng cuộc đời của họ.

Mộng Liên đường chủ nhân nói: “Cái nợ sầu của hai chữ tài tình tuy khác đời mà cũng chung một dạ”. Chu Mạnh Trinh cũng nói: “Ta cũng nòi tình thương người đồng điệu”. Đối với ông, việc bình phẩm “Truyện Kiều” trước hết là tỏ sự thông cảm và tỏ lòng thương xót với Nguyễn Du và Kiều. Ông đã viết hàng loạt các bài thơ vịnh Kiều để nói lên tấm chân tình của ông với Nguyễn Du và đời cô Kiều, các bài ấy như sau:

TỔNG VỊNH TRUYỆN KIỀU “Cuốn ngỏ rèm xuân trải mấy sương Sắc tài chi lắm để làm gương

Công cha bao quản liều thân thiếp Sự nước xui nên phụ nghĩa chàng Cung oán nỉ non đàn Bạc mệnh Duyên nay run rủi lưới Tiền Đường Hai bên vẹn cả tình cùng hiếu

Đem bắc đồng cân đáng mấy vàng”. Hồi 1. KIỀU ĐI THANH MINH “Mùa xuân ai khéo vẽ nên tranh Nô nức đua nhau hội đạp thanh Phận bạc ngậm ngùi người chín suối Duyên nay dun dủi khách ba sinh

Dãy hoa nép mặt gương lồng bóng Ngàn liễu rung cương sóng gợn tình Man mác vì đâu thêm ngán nỗi !

Đường về chiêng đã gác chênh chênh”. Hồi 2. HỘI NGỘ VƯỜN THÚY

“Hết nghĩ gần thôi lại nghĩ xa Hiu hiu án sách ngọn đèn tà

Gương loan phảng phất hồn cung quế Giấc bướm mơ màng khách trướng sa Mười vận sầu tuôn đôi gót ngọc Trăm năm duyên bén một cành thoa Mái Tây bõ lúc chờ trăng dựng Rày đã vườn xuân tỏ mặt hoa”.

Hồi 3. KIỀU THỀ NGUYỀN VỚI KIM TRỌNG “Dan díu vì ai luống ngẩn ngơ

Để ai gió đón lại trăng chờ ! Sông Ngân chưa bắc cầu Ô thước Phận liễu còn e trận gió mưa Lựa mối tơ tình năm ngón dạo Dẹp lò lửa dục một lời thưa

Đuốc hoa muốn vẹn niềm băng tuyết Nào phải trăng hoa khéo ỡm ờ”.

Hồi 4. KIỀU CẬY EM THAY LỜI “Sự đâu sóng gió nổi cơn đen Chín chữ cù lao phải báo đền Ân nặng quản chi liều phận thiếp Tình thân âu sẽ chắp duyên em Nước non nghìn dặm đôi hàng lệ Tâm sự năm canh một bóng đèn Ướm hỏi Liêu Dương người có biết ? Này là trâm quạt của làm tin”.

Hồi 5. KIỀU BÁN MÌNH CHUỘC CHA “Thử đem tình hiếu bắc đồng cân

Trăm thảm nghìn sầu góp một thân Bèo dạt mây trôi đành với phận Đào tơ liễu yếu ngán cho xuân Giọt sương trĩu nặng hoa lìa gốc Vạ gió gây nên nước đến chân Nông nỗi hợp tan lời gắn bó

Trời già âu cũng mở đường nhân”. Hồi 6. VƯƠNG ÔNG ĐƯỢC THA “Tình trong uy phép chẳng qua tiền Lo liệu sao đây được vẹn tuyền Phận bạc cũng liều son với phấn

Mình vàng âu dễ trắng thay đen Dấu bèo nhờ có đèn trời rạng Lượng bể dong cho sóng đất êm Minh thịnh nay mừng đời thánh đế Nào phường gái hiếu với quan liêm”. Hồi 7. KIỀU VỀ TRÚ PHƯỜNG “Bao giờ duyên thắm bỗng nên phai Bèo nước lênh đênh bước lạc loài Thề nặng còn ghi năm bẩy hẹn Tình sâu sẽ rỉ một đôi lời

Quấy lầm vẻ ngọc, bùn lai láng Thổi nát màu hoa, gió tả tơi

Trằn trọc năm canh sầu chín khúc Ngăn rào riêng để thiệt cho ai”. Hồi 8. TÚ BÀ KHUYÊN KIỀU “Sa chân trót đã xuống thuyền buôn Cả giận thôi thôi khó nghĩ khôn Non nước chắc chi lời ước cũ Phong trần liều với mũi dao con Hoa lìa dưới trướng hồn man mac Gió thổi bên tai giọng ngọt ngon Cho biết tay già là tổ bợm

Hồi 9. KIỀU MẮC LẬN SỞ KHANH “Những nghĩ chim lồng chắp cánh bay Họa khi vận rủi có hồi may

Làng nho người cũng coi ra vẻ Bợm xỏ ai ngờ mắc phải tay(1) Hai chữ tin hồng cao gác nguyệt Một roi vó ký tếch đường mây Mẫu đơn vùi dập cơn mưa gió Cái nợ yên hoa khéo đọa đày”. Hồi 10. TÚ BÀ DẠY NGHỀ CHƠI “Bước tới lui ra luống ngại ngùng Thôi thôi ta đã mắc vào vòng

Bán buôn quen những lời chênh lệch Nghề nghiệp này thêm cách lạ lùng Trăng tỏ đài gương người thẹn bóng Hoa đưa trướng gấm khách tô hồng Xin đừng cậy sắc khoe tài nữa Muốn học điều hay phải tốn công”. Hồi 11. KIỀU GẶP THÚC SINH “Tài sắc thương thay cũng một đời Lầu xanh lần lữa buổi hôm mai

Dấu bèo đã chắc đâu là đất Lòng kiến may ra thấu đến trời Chín khúc chưa nguôi cơn gió thảm Nghìn vàng đã chuốc chén hoa cười ! Bó tay nào biết là chàng Thúc

Cũng gớm gan cho thói bốc rời !”. Hồi 12. KIỀU LẤY THÚC SINH “Mảng vui quán Sở lại lầu Tần Lựa sợi tơ vươn chắp mối dần Núi tác hợp nhờ tay tạo hóa Bể trầm luân thoát nợ phong trần Lửa hương tình lại ưa duyên mới Mưa gió hoa cùng rạng vẻ xuân Tưởng lúc cung đàn khi cuộc rượu Trăng thề soi bóng vẹn mười phân”.

Hồi 13. THÚC SINH VỀ THĂM HOẠN THƯ “Trong nửa năm trời mới bén hơi

Hồ vui xum hợp lại xa khơi

Chén đưa lòng những băn khoăn nỗi Dặm thẳng hồn còn lẩn quất nơi Nước lã ra chừng coi cũng lắng Bồ hòn hồn dễ ngậm làm tươi, Ghê cho cái gái tay đanh đá

Đon đả càng thêm vẻ nói cười”.

Hồi 14. KIỀU MẮC TAY HOẠN THƯ “Ầm ầm kéo đến lu đầu trâu

Cơ hội gây nên bởi tại đâu ?

Hồn bướm còn đương mơ giấc thẳm Miệng hùm thoắt đã mắc mưu sâu Bơ vơ chiếc nhạn trăng in bóng Tan tác chồi hoa gió thổi sầu

Ngẫm nghĩ nguồn cơn trời cũng nghịch Trêu nhau rồi lại gap tay nhau”.

Hồi 15. KIỀU Ở QUAN ÂM CÁC “Nhạt nhẽo mùi thuyền bữa muối rau Chuông rền mõ ruổi lại thêm sầu Cầm bằng nương náu qua ngày bụt Đã chắc nguồn cơn trọn kiếp tu Hai chữ nhân duyên cơn gió thoảng Một mình đèn sách bóng trăng thu Bể trầm luân biết đâu là bến

Tế độ nhờ tay bắc lấy cầu”.

Hồi 16. THÚC SINH LÉN THĂM KIỀU “Những căm giàm buộc mắc tay già

Nửa bước đường đi mấy dặm xa Án bút thẩn thơ người viết kệ Rừng thuyền lấm lét khách tìm hoa Câu kinh bối diệp câu thơ họa Giọt nước dương chi giọt lệ pha Bỗng phút lưng trời cơn sét dậy Tường đông sư tử lộ đầu ra”. Hồi 17. KIỀU GẶP TỪ HẢI

“Những nghĩ nương mình chốn cửa không Gỡ ra sao khéo buộc vào vòng

Nước non lại gặp thần mày trắng Quả kiếp còn đeo nợ má hồng Bể khổ nào ai tay tế độ

Cõi trần mấy kẻ mặt anh hùng Lạ cho lời nói nên tri kỷ

Hương bén mùi duyên lửa lại nồng”. Hồi 18. KIỀU BÁO ÂN BÁO OÁN “Phấp phới lầu trang gió thổi cờ Rồng mây cá nước lúc duyên ưa Hạ oai sấm sét gươm ba thước Tạ đức cao sâu thiếp một tờ Nếm thử ngọt cay sau mới trải Đền xong ân oán trước đâu ngờ

Vì cây nên phải thương dây quấn A Hoạn rầy xem sáng mắt chưa ?”. Hồi 19. TỪ HẢI RA HÀNG

“Phút bỗng đem thân bỏ chiến tràng Ba quân xơ xác ngọn cờ hàng

Xá chi bèo bọt tôi vì nước

Thẹn với non sông thiếp phụ chàng Cung oán nỉ non đàn Bạc mệnh Duyên may run rủi lưới Tiền Đường Mười lăm năm ấy người trong mộng Chẳng những là đây mới Đoạn trường”. Hồi 19b. KIỀU TRẦM MÌNH

(Bài vịnh này phụ thêm bài vịnh hồi thứ 19) “Trời xanh thăm thẳm thấu hay không Bỗng chốc xui nên phụ tấm lòng Trăm trận xông pha đèn trước gió Ngàn năm công nghiệp, bọt ngoài sông Trần ai thương hại người xương trắng Đất nước bơ vơ phận má hồng

Sự thế đã đành dâu hóa bể

Thôi thời quyết một thác cho xong”. Hồi 20. TÁI HỢP

“Một đàn giải kết mới thông linh Những nghĩ hồn trăng lại hiện hình Mừng rỡ xiết bao cười, nói, khóc, Bâng khuâng nào biết nợ, duyên, tình Hoa chưa phai thắm hương còn ngát Người lại thêm xuân giá vẫn thanh Chuốc chén thề xưa so phím cũ Ngắm ai riêng những ức cho mình”. Và hai bài hát nói có nội dung như sau:

BÀI 1: THÚY KIỀU OAN TRÁI “Bát ngát nhẽ gió thanh, trăng bạc, Trạnh niềm xưa lại nhớ nàng Kiều. Phận hồng nhan cay đắng trăm chiều Cơn dâu bể phải theo thời sự.

Mình nàng tính không đường lưỡng lự Suốt năm canh nương bóng đèn tàn Trách ông tơ sao khéo đa đoan Duyên chị để mượn em chắp chỉ Nhất phiến tài tình thiên cổ lụy Tân thanh đáo để vị thùy thương Mười lăm nam trong sổ đoạn trường Son phấn biết mấy lần trôi giạt. Chữ tình để dành chung kiếp khác, Đạo sinh thành trước phải đền ơn. Gác lời thệ hải minh sơn”

“So tài tình Thuý Kiều đệ nhất Tiết thanh minh tảo mộ Đạm Tiên BÓng tà dương gác mái tây hiên Theo vó ký gặp chàng Kim Trọng. Đêm thoắt thấy thần nhân báo mộng. Số cô còn nhiều nợ phong hoa. Sực tỉnh cơn tưởng nỗi niềm xa Năm canh nguyệt ủ ê chiều liễu yếu Đoạn trường mộng lý căn duyên liễu Bạc mệnh cầm chung oán hận trường Mối tơ vương xẩy cuộc tang thương Người má phấn bên trời lưu lạc.

Ngẫm duyên mười lăm năm chếch mác Phận hồng nhan nhiều nỗi gian truân. Trêu ngươi chi mấy Tạo nhân”.

Nhưng với Phạm Qúy Thích thì ông than thở: “Đoạn trường mộng lí căn duyên liễu_ Bạc mệnh cầm chung oán hận trường” (Trong giấc mộng đoạn trường hiểu rõ căn nguyên cuộc đời nàng_ Tiếng đàn bạc mệnh tuy đã gẩy xong mà nỗi oán hận vẫn còn dai dẳng).

Còn Mộng Liên đường chủ thì cắt nghĩa rằng: “Tài mà không được gặp gỡ, tình mà không được hả hê. Đó là cái căn nguyên của hai chữ đoạn trường vậy”. Với Chu Mạnh Trinh thì cao hơn một mức, ông bàn cái nguyên nhân sâu xa của bấy nhiêu đau khổ trong cuộc đời của Kiều cũng như cái chết của Từ Hải là do những bất công trong xã hội: “Gía thử ngày trước khi Liêu Dương cách trở, duyên chàng Kim đừng dở việc ma chay, quan lại công bằng, án viên ngoại tỏ ngay tình oan uổng, đâu đến nỗi son phấn mấy năm lưu lạc, đem thân bán cho thiên hạ mua cười, mà

chắc rằng biên thùy một cõi nghênh ngang, ai xui được anh hùng cởi giáp”. Như vậy, ở đây, ta thấy rằng Chu Manh Trinh còn đầy những nhiệt tình ủng hộ cho Kiều trước những lời kết án gay gắt của những người đứng trên quan điểm đạo đức phong kiến mà nhìn xuống nỗi đau của kẻ khác cho dù ông là nhà thơ có tính chất hưởng lạc, thoát ly, không mấy bài có nội dung xã hội, thế mà ở đây, ông đã tỏ ra rất tiến bộ trong phương diện tố cáo hiện thực cũng như bênh vực cho tình yêu tự do đôi lứa. Có một cái gì đó ở đây ta thấy có cái nhìn và tư tưởng tiến bộ của phong trào văn hóa phục hưng bên trời Tây.

Như vậy, ở đây, bình phẩm Kiều còn là một dịp để mọi người giử gắm những suy ngẫm, trăn trở của mình về các vấn đề đặt ra trong xã hội. Từ “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, nhiều người đã liên tưởng một cách linh hoạt đến cuộc đời và thời đại họ. Từ việc bình phẩm một tác phẩm văn học, họ đã mạnh mẽ bày tỏ thái độ bao biếm ít nhiều đối với những cái xấu xa trước mắt. Chu Manh Trinh trong bài “Vịnh Vương ông được tha” và Nguyễn Khuyến trong bài “Vịnh Kiều bán mình” đã nói lên cái

Một phần của tài liệu truyện kiều trong con mắt người đời (Trang 41 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w