0
Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

Giai đoạn II: Từ đầu thế kỉ XX đến

Một phần của tài liệu TRUYỆN KIỀU TRONG CON MẮT NGƯỜI ĐỜI (Trang 58 -63 )

2. Tác phẩm “Truyện Kiều” 1 Xuất xứ

2.5.2 Giai đoạn II: Từ đầu thế kỉ XX đến

Thế kỉ XX là một thế kỉ đầy biến động của phong trào văn hóa văn nghệ, trong thế kỉ này, nước ta được giao lưu với nhiều nền văn hóa trên thế giới đã làm cho đời sống văn học của Việt Nam ta nhiều thay đổi. Vì vậy, việc đáng giá, bình phẩm “Truyện Kiều” cũng “bị” thu hút theo nhiều chiều hướng. Năm 1905, sau một thời gian lắng xuống với sự thất bại của phong trào Cần Vương, cuộc vận động của phong trào yêu nước bắt đầu sôi nổi trở lại. Trong không khí sục sôi ấy, các nhà yêu nước hoạt động một cách tích cực để gây dựng phong trào thì Lê Hoan, Tổng Đốc Hưng Yên tổ chức một cuộc thi vịnh Kiều. Thiên hạ ai ai cũng biết Lê Hoan là một tay sai đắc lực của thực dân Pháp và cuộc thi vịnh Kiều ấy có lẽ cũng không nằm ngoài mục đích nào khác là lôi kéo và ru ngủ một bộ phận không nhỏ các phần tử trí thức đi vào con đường ngâm vịnh vớ vẩn trong khi Tổ quốc ngày một lâm nguy, sao nhãng đối với phong trào đấu tranh yêu nước. Đối với bọn tay sai của thực dân Pháp, bình luận “Truyện Kiều” là một hành động chính trị chứ không phải là một hành động văn học. Đây có lẽ là một tư tưởng “lạ” và nó được thực hiện một cách xảo quyệt và thâm độc với một tổ chức có quy mô.

Từ những năm trong và sau đại chiến thế giới lần thứ nhất, bọn thực dân pháp ở đất nước ta đã ý thức một cách sâu sắc rằng bên cạnh việc đàn áp, khủng bố tiêu diệt phong trào cách mạng, cần thiết phải tiến hành gấp rút việc đầu độc về văn hóa hóa tư tưởng, thực hiện chủ trương

“mị dân”, ru ngủ dân ta trong một phương thức diệu kì, đó là phương thức văn hóa văn nghệ. Năm 1916 trong báo cáo giử lên toàn quyền Đông Dương về vấn đề báo chí, Thống Sứ Bắc Kì đã đề nghị gấp rút tổ chức những tờ báo quốc ngữ “có lãnh đạo tốt và có kiểm soát cẩn thận” để phục vụ cho mục đích nô dịch của chúng.

Cùng năm đó, Toàn quyền Đông Dương kí nghị định cho xuất bản tờ “Nam Phong tạp chí” và cử ông Phạm Quỳnh làm chủ bút. Chính trên tờ báo này, tháng 12 năm 1919, với bút danh là Thượng Chi, học gia Phạm Quỳnh đã đăng một bài khảo cứu dài về “Truyện Kiều”. Với quan điểm của đạo đức phong kiến không khác gì quan điểm của vua Minh Mệnh hay Tự Đức. Phạm Quỳnh đã ca ngợi Kiều “phonh tình tiết nghĩ” nhưng cái đáng nói ấy ở đây là trong chính bài luận này, khi cắt nghĩa nỗi khổ của Vương Thúy Kiều, ông đã hoàn toàn khôn đả động gì đến nguyên nhận xã hội của nó mà lại cho rằng căn nguyên tất cả là do “bẩm tính” của Kiều. Với giọng văn chiết lí, Phạm Quỳnh đã hạ bút: “Vì ở đời phải có tính nhẹ nhàng, nông nổi mới sướng được. Người thâm trầm là người đau đớn, cổ lai nay bao giờ cũng thế”.

Sau bài báo của Phạm Quỳnh, Nam Phong liên tiếp đăng nhiều bài bình luận “Truyện Kiều” và đến năm 1924, thấy phong trào bình luận “Truyện Kiều” cắm rễ trong đông đảo đội ngũ trí thức, thì hội Khai trí tiến đức- một cơ quan nô dịch văn hóa của thực dân Pháp tổ chức kỉ niệm Nguyễn Du cổ vũ cho phong trào sùng bái “Truyện Kiều” nhưng không phải là vì các giá trị văn học mang lại của nó mà là một âm mưu chính trị nhằm lừa đảo dân ta và làm cho dân ta xa rời và quên đi nhiệm vụ đấu tranh của mình. Trong một bài diễn văn đọc vào cuối buổi lễ, với luận điệu của mình, học gia Phạm Quỳnh đã hết lời tán dương “Truyện Kiều”: “…một nước không thể không có quốc hoa, Truyện Kiều là quốc hoa của

ta, một nước không thể không có quốc túy, Truyện Kiều là quốc túy của ta, một nước không thể không có quốc hồn, Truyện Kiều là quốc hồn của ta. Truyện Kiều có cái “văn tự” của giống Việt Nam ta đã “trước bạ” với non sông đất nước này”. Truyện Kiều “vừa là kinh, vừa là truyện, vừa là thánh thư, phúc âm của cả một dân tộc”… và ngài hô to: “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn, có cái gì mà lo, có cái gì mà sợ…”

Theo giáo sư Nguyễn Lộc, đây là một âm mưu chính trị thâm độc trắng trợn của bè lũ tay sai, âm mưu ấy rõ ràng như ban ngày, nó thể hiện ở chỗ: “Truyện Kiều còn…nước ta còn…”. Vậy như thế hóa ra thì yêu nước chỉ việc cắm đầu cắm cổ vào việc nghiên cứu Truyện Kiều thôi hay sao không phải lo đấu tranh chống Pháp làm gì!. Thật là tai hại. Và để tiếp lời Phạm Quỳnh, học gia Trần Trọng Kim đã phụ họa thêm rồi học gia thực dân R. Cơ- rây- sắc cũng phát biểu… và trong bài diễn thuyết “Truyện Kiều và xã hội Á Đông” của R. Cơ- rây- sắc, Phạm Quỳnh đã dịch và đăng lại trên Nam Phong. Nhân việc bình luận “Truyện Kiều”, hoc gia R. Cơ- rây- sắc đã cố tình tuyên truyền cho cái thứ “chính trị tùy thời” của mình một cách rất “thẳng thắn”: “…xét trong lịch sử các dân tộc, thi3ng thoảng trong một vài hồi thái bình là hồi cánh chính trị giữ được hợp đạo trung dung, không áp chế mà không cách mạng, đủ biết nhân loại muốn có tiến hóa phải tiềm tiệm mà tiến, dần dần mà cải mới được…”. Với bấy nhiêu sự ấy, có thể nói dụng ý chính trị trong hành động sùng bái “Truyện Kiều” của các học gia trên.

Cũng theo giáo sư Nguyễn Lộc thì nếu trong trường hợp này, trường hợp khác, Phạm Quỳnh có nói đúng đôi điều về “Truyện Kiều” thì chẳng qua là thứ đường bọc ngoài để người ta nuốt một viên thuốc độc. Không nên có thái độ mơ hồ nào mà phải thấy hết cái âm mưu thâm độc

trong việc sùng bái kia. Xét về tai họa của việc sùng bái “Truyện Kiều” thì chính cụ Ngô Đức Kế cũng phải lên tiếng: “Trong nước ngày nay, nào là bình phẩm văn chương Kiều, nào là phê bình nhân vật Kiều, nào là chú thích Kiều, cho đến hát tuồng Kiều, diễn kịch Kiều, chụp ảnh Kiều, trong nhà ngoài đường trên trời dưới đất đâu đâu cũng Kiều”.

Trước một nguy cơ như thế, không thể lặng im được, sau khi Hội khai trí tiến đức tổ chức kỉ niệm Nguyễn Du, cụ Ngô Đức Kế liền viết ngay bài “Luận về chánh học và tà thuyết” đăng trên tạp chí Hữu Thanh để bày tỏ lại. Nội dung bài báo cáo của cụ Ngô Đức Kế chủ yếu vạch trần âm mưu chính trị của đối phương: “Cứ như ý họ thì nước ta ở thế kỉ này mà muốn chế cái tễ thuốc “thập toàn đại bổ” cho dân cho nước, thì không chi bằng quyển sách “Trăm năm trong cõi người ta”. Cứ như lời họ thì từ lúc Gia Long lai nay, nước Nam ta có cái của rất quý báu mà người mình ngu dai không biết là quý, nay nhờ đức văn sĩ có cái đại nhận thức mà phát sinh cái của báu ấy cho dân cho nước được nhờ, kể cái công phát kiến không kém gì ông Kha Luân Bố tìm được Mỹ châu vậy”(Hữu Thanh, số 21, 1924).

Cụ Ngô Đức Kế còn đi vào cụ thể, bẻ lại từng luận điểm trong bài của học gia Phạm Quỳnh, lập luận đanh thép, lời lẽ hùng hồn, nhằm thẳng vào đối phương mà đánh. Theo giáo sư Vũ Tiến Quỳnh thì đương thời Phạm Quỳnh không dám cãi lại. Mãi đến năm 1930, nhân bài của học gia Phan Khôi “Cảnh cáo các nhà học phiệt” đăng trên “Phụ nữ tân văn”, số 24 ra ngày 24- 07- 1930, đã tố cáo thái độ trịch thượng của học gia Phạm Quỳnh đối với ông ta. Học gia Phan Khôi có dẫn trường hợp cụ Ngô Đức Kế công kích việc sùng bái “Truyện Kiều” mà Phạm Quỳnh đã im lặng. Trả lời Phan Khôi, Phạm Quỳnh dè bỉu việc làm của cụ Ngô là chuyện “hàng thịt nguýt hàng cá”, là “đạo đức hương nguyện”. bấy giờ

thì cụ Ngô đã mất, cụ Huỳnh Thúc Kháng lên viết bài “Chánh học cùng tà thuyết có phải là vấn đề quan hệ chung không” (Chiếu thuyết những lời bài báng cho một nhà chí sĩ qua đời) trên báo Tiếng Dân, số 317 ra ngày 17- 10- 1930, cụ Huỳnh đã khẳng định lại ý nghĩa to lớn trong bài viết của cụ Ngô và tiếp tục đả kích Phạm Quỳnh.

Theo giáo sư Vũ Tiến Quỳnh, thì về ý nghĩa to lớn trong bài báo của cụ Ngô, có thể lấy ngay lời phát biểu của Phạm Quỳnh. Mặc dù dè bỉu cụ Ngô Đức Kế, Phạm Quỳnh cũng không thể không thừa nhận: “Sau khi cuộc phản đối của ông nghè Ngô, trong nước liền nổi lên các phong trào chính trị mới. Có ngưới nối gót ông Ngô cũng đm lời nọ kia mà bình phẩm tôi. Tôi đều nhất thiết làm thinh cả”.

Theo giáo sư Nguyễn Lộc thì phải đứng trên quan điểm chính trị, đứng trên lợi ích của phong trào cách mang5lu1c bấy giờ mới thấy hết được giá trị to lớn trong những bài viết của cụ Ngô và cụ Huỳnh. Không có cái nhiệt tình yêu nước sâu sắc, không có quan điểm chính trị vững vàng thì không thể có cái nhạy bén như thế được.

Tuy nhiên, ta cũng cần nhận thấy rằng trong khi bút chiến với Phạm Quỳnh, thái độ của hai nhà chí sĩ đối với “Truyện Kiều” có chỗ đương chưa thỏa đáng. Điều này có lẽ một phần là do ảnh hưởng của thái độ bút chiến, một phần là do hai Cụ vẫn còn mang nặng những quan điểm đạo đức phong kiến cũ. Cụ Ngô Đức Kế cho văn “Truyện Kiều” tuy hay “mà truyện là truyện phong tình, thì cái vẻ ai, dâm, sầu, oán, đạo duc, tăng bi, tám chữ ấy không tránh đằng nào cho khỏi”. Cụ Huỳnh Thúc Kháng lại ví “Truyện Kiều” với chiếc hộp sơn son thiếp vàng, “về mặt mĩ thuật rõ là cực tốt, mà ở trong đựng những vật có chất độc”. Rồi mấy lần cụ gọi Kiều là “con đĩ Kiều”, “cái giống độc con đĩ Kiều”, và đổ hết mọi tội lỗi về đạo đức lúc bấy giờ cho việc người ta mê đọc “Truyện Kiều”!

Cố nhiên, cách nhìn nhận như thế là không khách quan cho lắm, nhưng dù sao đi nữa, các nhận định của các Cụ vẫn đem lại cho nền học thuật nước nhà những hiểu biết và kinh nghiệm nhất định.

Một phần của tài liệu TRUYỆN KIỀU TRONG CON MẮT NGƯỜI ĐỜI (Trang 58 -63 )

×