Giai đoạn III: Từ 1930 đền cách mạng tháng tám

Một phần của tài liệu truyện kiều trong con mắt người đời (Trang 63 - 68)

2. Tác phẩm “Truyện Kiều” 1 Xuất xứ

2.5.3Giai đoạn III: Từ 1930 đền cách mạng tháng tám

Trong giai đoan này, việc nghiên cứu bình phẩm “Truyện Kiều” khá phức tạp. có người vẫn tiếp tục đánh giá theo quan điểm đạo đức phong kiến như những giai đoạn trước. Có người đi vào chi tiết, có người đáng giá theo những suy diễn chủ quan không căn cứ… Có người nặng về mặt khảo cứu hoặc diễn giảng… nhưng nổi bật hơn hết là khuynh hướng thiên về nghệ thuật thuần túy có tính chất hình thức chủ nghĩa và khuynh hướng dung tục, thô bạo, mệnh danh, nghiên cứu “Truyện Kiều” theo phương pháp khoa hoc, mày móc, chủ quan, phản khoa học… như giáo sư Nguyễn Lộc đã từng nhận xét.

Tiêu biều cho khuynh hướng thứ nhất là Hoài Thanh, Lưu Trọng Lư, Lê Tràng Kiều, nhưng người đại diện cho phái “ nghệ thuật vị nghệ thuật” trong cuộc bút chiến với phái “nghệ thuật vị nhân sinh”, những năm 1935- 1939, và tiêu biểu cho khuynh hướng thứ hai có Nguyễn Bách Khoa tức Trương Tửu.

Trong cuộc tranh luận “ nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh”, “Truyện Kiều” được nhắc đến và nê lên một cách cụ thể làm dẫn chứng. Những người theo quan điểm nghệ thuật vị nhân sinh thấy được tương đối đúng, rõ mối tương quan giữa nội dung và hình thức của một tác phẩm văn nghệ là trước hết phải “tìm coi cái lí tưởng của công trình ấy, lợi hay hại cho giai cấp mình và cho sự tiến hóa chung của nhân quần”, còn “nếu cái lí tưởng ấy là một cái lí tưởng lợi cho sự áp bức và

lợi dụng quần chúng, thời chúng tôi đánh đổ dù nghệ sĩ ấy có tài nh7 thế nào”. Có thể nói, trong hoàn cảnh lúc bấy giờ mà nêu lên được những quan điểm như vậy thật là tiến bộ. Tuy thế, do nhu cầu của cuộc cách mang trước mắt, mà đã phần nào thiếu đi một quan điểm lịch sử duy vật trong đánh giá các tác phẩm văn học trong quá khứ. Vì thế, họ tỏ ra rất nghiêm khắc và đòi hỏi đôi chỗ có phần quá đáng đối với “Truyện KIều”. Còn phái nghệ thuậ vị nghệ thuật thì ngược lại , họ cho rằng, nội dung của một tác phẩm văn học như thế nào, điều đó không quan trọng, cái quan trọng là nghệ thuật của nó: “Đọc Truyện Kiều là theo nhịp những lời văn êm đềm bóng bẩy để phiêu lưu trong giây lát, trọng một cuộc đời phiêu lưu của một cô gái giang hồ bất hạnh thế thôi… Xem Truyện Kiều là một tác phẩm văn chương mà đứng về triết lí, chúng tôi cho là ngờ ngẩn lắm”. Tác giả Hoài Thanh trong bài “Thế nào là nội dung và hình thức một tác phẩm văn chương” đăng trên tạp chí Tao Đàn số 6 năm 1930 cũng khẳng định: “Văn chương Truyện Kiều chính là nội dung Truyện Kiều, vì nó là phần cốt yếu và vĩnh viễn. Phần ấy thiếu đi, Truyện Kiều sẽ chỉ là một cái xác chết”. và từ tư tưởng ấy, ông đã phê phán bài “Truyện Kiều và thời đại Nguyễn Du” của tác giả Nguyễn Bách khoa.

Hoài Thanh viết: “Cái đẹp của Đoạn Trường Tân Thanh, cái chất thơ bàng bạc trong quyển Truyện Kiều cũng cần phải được cảm thấy một cách hồn nhiên. Cứ phân tích, cứ giảng giải nó sẽ tan đi. Đến đây phải im hơi, phải nhẹ nhàng bước mới hòng nhận thấy cái đẹp khi dịu dàng thùy mị, khi tráng lệ huy hoàng…”

Lan Khai thì cho rằng cái đẹp của Truyện Kiều là ở chỗ nó diễn đạt được “cái duy nhất của lòng người qua thời gian”, “cái con người vĩnh viễn dưới những câu: ‘Vầng trăng ai xẻ làm đôi_ Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường”.

Lưu Trọng Lư trước đó, tranh luận với cụ Huỳnh Thúc Kháng về “Truyện Kiều” cũng có quan điềm tương tự… Ngày nay, chúng ta được vũ trang bằng quan điểm mĩ học của Mac- Lê nin, chúng ta biết muốn đánh giá đúng đắn một tác phẩm văn nghệ cần thiết phải phân tích nó một cách khoa học chứ không thể chỉ “cảm thấy một cách hồn nhiên” như trên được. Gía trị một tác phẩm văn nghệ là sự thống nhất biện chứng giữa nội dung và hình thức của nó, nhưng nội dung vẫn là cái chính chứ không phải là hình thức. Còn đối với “lòng người” thỉ hiển nhiên cũng không có cái “duy nhất” hay “vĩnh viễn” nào cả như Hoài Thanh nhận xét. Xã hội một khi đã phân chia giai cấp thì “lòng người” không thể không mang dấu ấn của giai cấp và cũng có rất nhiều cái “lòng người” đầy dẫy trong mọi xã hội: Có cái lòng người của Nguyễn Du, của Thúy Kiều, song cũng có cái lòng người của Tú Bà, của Mã Giám Sinh… Với chủ trương nghệ thuật thuần túy, nghệ thuật vị nghệ thuật, thực tế đó chẳng qua là biểu hiện của sự bế tắc trước cuộc sống của một số người trong một giai đoạn phát triển của lịch sử. Họ nhân danh vị nghệ thuật mà yêu mến Nguyễn Du, chứ thật ra, như sau này tác giả Hoài Thanh có dịp nhìn lại, họ yêu mến Nguyễn Du trước hết là vì nội dung trong tác phẩm của ông: “Lớp người này đối với đời cùng chung cái luẩn quẩn của Nguyễn Du và cái tha thiết của Nguyễn Du, cho nên đã tìm đến Nguyễn Du như đến với một người tri kỉ”

Từ năm 1940, tình hình xã hội Việt Nam ngày càng trở nên phức tạp. Cách mạng Việt Nam đang đứng giữa những giây phút quyết định, điều đó cũng làm cho hoat động văn hoc có nhiều biến chuyển. Trong giai đoạn này, Nguyễn Bách Khoa viết về Nguyễn Du với Truyện KIều và năm 1941 ông cho ra đời quyển “Nguyễn Du và Truyện KIều”, nă sau, ông viết tiếp cuốn “Văn chương Truyện Kiều”. Ông dõng dạc khẳng

định: “muồn xác lập một hệ thống nguyên tắc vững chãi làm kim chỉ nam cho sự phê bình văn nghệ”. Trong “Nguyễn Du và Truyện Kiều”, ông nghiên cứu một loạt vấn đề về sự hình thành thiên tài của Nguyễn Du, xã hội trong Truyện Kiều, tính cách các nhân vật, qua đó, ông rút ra “cái triết lí và cái tâm lí của Truyện Kiều” như ông đã từng phát biểu.,

Về sau này, mãi đến năm 1956 khi viết “Truyện Kiều và thời đại Nguyễn Du”, ông khẳng định phương pháp nghiên cứu trong Truyện Kiều là phương pháp mac-xit- theo giáo sư Nguyễn Lộc thì “về phương pháp nghiên cứu văn học, Nguyễn Bách Khoa đặc biệt nhấn mạnh vào quan điểm đấu tranh giai cấp”. Nhưng trong “Nguyễn Du và Truyện Kiều” thì không thấy ông nhấn mạnh quan điểm đấu trang giai cấp ở đâu cả mà chỉ thấy ông nhấn mạnh đến sự duy truyền huyết thống. Ông còn đề cập không căn cứ việc Nguyễn Du mắc bệnh thần kinh và cho sáng tác của ông là sản phẩm của một trạng thái ảo giác, phi lí tính, là một cách “tự giải thoát theo quan điểm của Freud_ một hoc gia phương tây.

Ông còn cho rằng hình ảnh của Kiều là hình ảnh của hạng đàn bà quý phái thời đó. Thúc Sinh là hình bóng của Cống Chỉnh thương nhân và Từ Hải đích thị là Nguyễn Huệ Quang Trung… để rồi đi đến kết luận về giá trị hiện thực của Truyện Kiều một cách “khó tin”: “Dù Nguyễn Du hữu ý hay vô tình, cuốn Đoạn Trường Tân Thanh cũng phản chiếu chân xác đủ cả đường cong, đường nổi lẫn đường cạnh, cái sinh hoạt xã hội của thời đại ông”.

Ông Đinh Gia Trinh có nhận xét về Nguyễn Bách Khoa như sau: “Tác giả đã dùng nhiều danh từ khoa học tạo nên cái cảm giác lầm lẫn rằng quyển nghiên cứu của tác giả là một công trình khoa học”

Hoài Thanh thì nhại lại cái giọng giả khoa học của Nguyễn Bách Khoa để gay gắt chế giễu ông: “… xem trong bộ sách nghiên cứu của

ông, tôi bỗng cảm thấy mình cũng có biệt tài về nghề…lang băm. Bởi tôi thấy chính ông Bách Khoa đương bị một chứng bệnh có thể liệt vào loại nan y, ấy là bệnh nghiện chữ, bệnh nghiện chữ vốn có từ xưa, nhưng ở thời đại nay thường sinh ra nhiều biến chứng. Biến chứng thông thường nhất là chứng nghiện khoa học. Phàm người mắc bệnh nghiện lạ lùng này, miệng hay nói lảm nhảm những chữ rắc rối, tâm trí thường vướng víu những điều mới lượm được trong các sách khoa học…”

Tiếp đó, Nguyễn Bách Khoa còn viết “Văn chương Truyện Kiều” để tiếp tục “bình” về tác phẩm này về phương diện nghệ thuật. Nguyễn Bách Khoa lên án thể thơ lục bát là sản phẩm của một trạng thái nô lệ của dân tộc, và âm điệu lục bát tiến đến chỗ tuyệt diệu là một âm điệu báo tin sự diệt vong vậy. Theo giáo sư Nguyễn Lộc thì ông đã ngụp lặn trong rác rưởi của những học thuyết suy đồi và những dụng ý xấu xa, lên tiếng dõng dạc như một quan tòa đầy uy quyền nghệ thuật kết án “Truyện Kiều”: “Truyện Kiều là một thứ văn chương đã ở vào một vị trí phản tiến hóa, lúc đương thời cùa Nguyền Du. Nó chứa chan một chất tàn héo, tiêu ma(chất thơ). Nó là kết tinh phẩm của một chặng đường suy đồi nhất trên tràng kỳ tiến hóa của cá tính Việt Nam. Cái đẹp của Truyện Kiều ngày nay chỉ những tâm hồn muốn thụt lùi mới có thể thưởng ngoạn được”.

Như vậy, chúng ta thấy rằng những nghiên cứu của Nguyễn Bách Khoa ra đời vào lúc phong trào Việt Minh đang hoạt động mạnh. Đây có lẽ là một “công lao” của Nguyễn Bách Khoa.

Năm 1943, Đảng công bố bản “Đề cương văn hóa”, nêu cao ba phương châm: dân tộc, khoa học và đại chúng. Hoạt động của Nguyễn Bách Khoa và những người cùng quan điểm với ông là đi ngược lại đường lối văn hóa, văn nghệ của Đảng. Và theo Vũ Tiến Quỳnh thì không ai ngạc nhiên tại sao trong hoàn cảnh khủng bố ác liệt của kẻ thù

những năn 1940- 1945 mà sách của họ với nhãn hiệu “macxit” vẫn được công khai phát hành mà không bị cấm. Điều đó chắc có lẽ không phải vì kẻ thù của chúng ta ngờ nghệch hay ngu xuẩn mà vì sách của họ trở thành những công cụ để bọn thực dân lợi dụng “đặng hạn chế bớt sức mạnh tuyên truyền của chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa yêu nước của Việt Minh” như đồng chí Trường Chinh đã nhận định trong tác phẩm “Chủ nghĩa Marx và vấn đề văn hóa Việt Nam”.

Một phần của tài liệu truyện kiều trong con mắt người đời (Trang 63 - 68)