2. Tác phẩm “Truyện Kiều” 1 Xuất xứ
2.4.2 Gía trị nghệ thuật
Với “Truyện Kiều” Nguyễn du đã xây dựng thành công nghệ thuật xây dựng nhân vật sống động: Chỉ với vài nét phát họa, ông đã gợi được "thần thái" của nhân vật. Nhân vật vừa có nét điển hình, vừa có nét riêng nổi bật, đặc biệt là tâm lý nhân vật. “Truyện Kiều” là kết tinh của truyền thống văn học - ngôn ngữ dân tộc, đỉnh cao chói lọi của thể loại truyện Nôm. Nghệ thuật tự sự và trữ tình bằng thơ lục bát đạt đến trình độ bậc thầy mà trước và sau ông,
không ai có thể khôn sánh: với bút pháp trần thuật và cách giới thiệu nhân vật độc đáo, bút pháp tả cảnh ngụ tình, trần thuật từ điểm nhìn của nhân vật làm cho sự việc diễn ra một cách tự nhiên, thấm đẫm cảm xúc và thế giới tình cảm của nhân vật được bộc lộ trực tiếp. Ngôn ngữ dân tộc được thể hiện trong "Truyện Kiều" đạt đến mực trong sáng, trau chuốt, giàu sức biểu cảm, kết hợp nhuần nhuyễn ngôn ngữ bác học và ngôn ngữ bình dân, ngôn ngữ được cá tính hóa cao độ, ngôn từ: từ ngữ phong phú, sáng tạo. Tóm lại, với “Truyện Kiều”, Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du đã xây dựng thành công một thiên thi phẩm mẫu mực về nghệ thuật văn chương truyền thống của dân tộc, Trong thi văn Việt Nam, có thể nói, ít có tác phẩm nào hoàn hảo và tinh vi về nghệ thuật đến bằng Nguyễn Du. Như giáo sư Hà Như Chi đã từng nhận xét: “ “Truyện Kiều” có cái vẻ thanh quý của một áng văn chương chân chính trang nghiêm, lại có cái tính cách lâm ly của một tâm sự não nề, và cái net sắc sảo của một tài hoa lỗi lạc. Lời thơ thật trong trẻo, nét bút thật tươi tắn, khí văn luôn luôn chuyển biến, hoặc tươi vui êm đềm, hoặc u sầu tê tái, hoặc khóc than oán hận, hoặc mạnh mẽ ngang tàng. “Truyện Kiều” thật đã đến cái đích nghệ thuật và xứng đáng là tinh hoa của một nền thi văn cổ”.