1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thẩm định quy trình và sơ bộ đánh giá sinh khả dụng viên nén paracetamol giải phóng nhanh

113 201 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 15,98 MB

Nội dung

Một quy trình sản xuất đã thẩm định là một quy trình đã được chứng minh đảm bảo được những yêu cầu đặt ra [23].Hiệp hội thuốc và thực phẩm của Mỹ FDA năm 1987 đã đưa ra hướng dẫn với địn

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ LỆ MINH

ĐÁNH GIÁ SINH KHẢ DỤNG VIÊN NÉN

PARACETAMOL GIẢI PHÓNG NHANH

TS Hoàng Ngọc Hùng

Hà Nội, 2010

Trang 2

Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn tới hai thầy giáo.

PGS TS Nguyễn Đăng Hòa.

TS Hoàng Ngọc Hùng.

N gười đ ã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cũng như tạo m ọi điều kiện giúp

đỡ tôi trong su ốt quá trình thực hiện luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô, cản bộ, kỹ thuật viên trong Bộ môn Bào chế, trường Đ ạ i học D ược Hà N ội đ ã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu thực hiện luận văn này.

Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới Ban giám hiệu, các thày cô giáo trường

Đ ại học D ược H à N ội đã giản g day và tạo m ọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong su ốt quá trĩnh học tập và nghiên cứu tại trường.

Tôi xin gử i lời cảm ơn tới các cán bộ, công nhân viên công ty D ược khoa

đ ã h ỗ trợ cho tôi về c ơ sở vật chất và trang thiết bị nghiên cứu trong quá trình thực hiện luận vãn.

Cuối cùng, cho tôi bày tỏ lòng cảm ơn đến những người thân yêu nhất là những người thân trong g ia đĩnh, bạn bè đã động viên khích lệ tôi trong suốt quá trĩnh học tập.

H à Nội, ngày 10 thảng 01 năm 2010

DS Nguyên Thị Lệ Minh

Trang 3

QTSX: Quy trình sản xuất.

Tịp: Thời gian bán thải của thuốc.

Trang 4

Mục lục

Chú giải chữ viết tắt

Danh mục các hình

Danh mục các bảng

ĐẶT VẤN Đ Ề 1

Chương 1: TỒNG QUAN 2

1.1 THẨM ĐỊNH QUY TRÌNH SẢN X U Ấ T 2

1.1.1 Khái niệm mở đ ầu 2

1.1.2 Các loại hình thẩm đ ịn h 3

1.1.2.1 Thẩm định tiên lượng 3

1.1.2.2 Thẩm định đồng th ờ i 3

1.1.2.3 Thẩm định hồi c ứ u 4

1.1.2.4 Thẩm định lại (Tái thẩm định) 4

1.1.3 Đối tượng của thẩm định 4

1.1.4 Thông số thẩm đ ịn h 5

1.1.5 Các giai đoạn của thẩm đ ịn h 5

1.1.6 Tài liệu thẩm định 6

1.1.6.1 Kế hoạch thẩm định g ố c 6

1.1.6.2 Đe cương thẩm đ ịn h 6

1.1.6.3 Phiếu thẩm định thông s ố 7

1.1.6.4 Báo cáo thẩm định 7

1.2 THẨM ĐỊNH TIÊN LƯỢNG MỘT QTSX 7

1.2.1 Quá trình phát triển sản ph ẩm 8

1.2.1.1 Quá trình nghiên cứu công thức 9

1.2.1.2 Nghiên cứu xây dựng quy trìn h 9

1.2.1.3 Nghiên cứu trên quy mô công nghiệp 13

1.2.1.4 Thực hiện thẩm định QTSX 13

1.2.1.5 Dự đoán “tình huống xấu nhất” 14

Trang 5

1.2.2.1 Các thành phần trong công th ứ c 15

1.2.2.2 Đánh giá và lựa chọn quy trình 15

1.2.2.3 Các giá trị kiếm soát trong quy trình 17

1.2.2.4 Kiểm soát quy trình bằng phương pháp thống k ê 18

1.2 TỐNG QUAN VỀ SINH KHẢ DỤNG VÀ CÁCH ĐÁNH G IÁ 20

1.2.1 Khái niệm về sinh khả dụng 20

1.2.2 Xác định sinh khả dụng của thuốc 20

1.2.2.1 Đánh gía SKD in vitro 20

1.2.2.2 Đánh giá SKD in v iv o 20

1.3 TÔNG QUAN VỀ PARACETAMOL 24

1.3.1 Đặc tính chung 24

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP VÀ VẬT LIỆU NGHIÊN c ứ u 26

2.1 NGUYÊN LIỆU VÀ THIẾT B Ị 26

2.1.1 NGUYÊN L IỆ U 26

2.1.2 MÁY MÓC THIẾT B Ị 27

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚXJ 28

2.2.1 Thiết kế nghiên c ứ u 28

2.2.2 Thẩm định tiên lượng QTSX viên nén paracetamol giải phóng nhanh 28

2.2.2.1 Chuẩn bị trước thẩm định 28

2.2.22 Tiến hành thẩm định 28

2.2.2.3 Phương pháp đánh giá tốc độ giải phóng dược ch ất 28

2.2.2.4 Phương pháp định lượng paracetamol và natri bicarbonat trong viên 2.2.2.5 Xác định độ trơn c h ả y 29

2.2.2.6 Xác định khối lưọng riêng biểu kiến 30

2.12.1 Xác định mất khối lượng do làm khô 30

2.2.3 Phương pháp đánh giá sinh khả dụng của viên nén paracetamol giải phóng nhanh 30

2.2.3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm 30

2.2.3.2 Đối tượng thử thuốc, phương pháp lấy và bảo quản m ẫu 30

Trang 6

2.2.3.4 Xác định các thông số dược động h ọ c 33

Chu(mg 3: T H ựC NGHIỆM VÀ KẾT Q U Ả 34

3.1 THẨM ĐỊNH TIÊN LƯỢNG QTSX VIÊN NÉN PARACETAM OL 34

3.1.1 Mô tả quy trình sản xuất viên nén paracetamol giải phóng nhanh 34

3.1.2 Thẩm định QTSX viên nén paracetam ol 37

3.1.2.1 Thẩm định nguyên liệu đầu vào 37

3.1.2.2 Đánh giá nguy cơ gây mất ổn định trong quy trìn h 37

3.1.2.3 Lựa chọn các thông số thẩm đ ịn h 37

3.1.2.4 Kế hoạch lấy m ẫu 39

3.1.2.5 Thẩm định giai đoạn trộn bột khô 41

3.1.2.6 Hình thức cốm sau khi tạo hạt ư ớ t 44

3.1.2.7 Thời gian sấy và nhiệt độ s ấ y 44

3.1.2.8 Phân bố kích thước hạt và tỷ trọng cốm 46

3.1.2.9 Trộn hoàn tấ t 47

3.1.2.10 Thẩm định giai đoạn dập viên 50

3.1.2.11 Ép vỉ 51

3.1.2.12 Kết quả thẩm định thông số trọng y ế u 52

3.1.2.13 Kết quả thẩm định thông số kiểm so át 55

3.1.2.14 Dự đoán tình huống x ấ u 62

3.2 ĐÁNH GIÁ SINH KHẢ DỤNG CỦA THUỐC 64

3.2.1 Xây dựng phương pháp định lượng paracetamol trong huyết tư ơng 64

3.2.1.1 Khảo sát và tìm điều kiện xử lý mẫu có PA trong huyết tư ơ n g 64

3.2.1.2 Điều kiện phân tích HPLC 64

3.2.2 Định lượng paracetamol trong huyết tương người tình nguyện 72

3.2.2.1 Kết quả định lượng paracetamol trong huyết tương 72

3.2.2.2 Xác định các thông số dược động học của thuốc 75

Chương 4: BÀN LUẬN 76

4.1 về quy trình sản xuất 76

Trang 7

4.3 Sơ bộ đánh giá SKD của viên nén paracetamol giải phóng nhanh 79

KẾT LUẬN VÀ ĐÊ XUẤT 81

TÀI LIỆU THAM K H Ả O 82

Trang 8

Bảng 3.2 Một sổ chỉ tiêu được lựa chọn để đánh giá trong quy trình 40

Bảng 3.3 Hàm lượng dược chất tại các thời điểm lấy mẫu 41

Bảng 3.4: Hàm lưọng paracetamol trong lô 2 và lô 3 tại thời điểm kết thúc trộn bột khô 42 Bảng 3.5: Hàm lượng natri bicarbonat(%) sau khi trộn trong các mẫu của lô 1 43

Bảng 3.6 Độ phân tán hàm lượng natri bicarbonat ở các lô 2 và lô 3 43

Bảng 3.7; Độ ẩm cốm natri bicarbonat sau khi sấy 45

Bảng 3.8: Độ ẩm cốm paracetamol sau khi sấy 46

Bảng 3.9: Phân bố kích thước hạt sau khi sấy của cốm natri bicarbonat 46

Bảng 3.10: Tỷ trọng cốm Natri bicarbonat của 3 lô 46

Bảng 3.11: Phân bổ kích thước hạt của cốm Paracetam ol 47

Bảng 3.12: Tỷ trọng biểu kiến của cốm paracetamol 47

Bảng 3.13: Hàm lượng dược chất tại thời điểm lấy mẫu 48

Bảng 3.14 Độ phân tán hàm lượng dược chất của 3 l ô 49

Bảng 3.15: Tỷ trọng biểu kiến của 3 lô sau khi trộn hoàn tấ t 49

Bảng 3.16 Độ chảy của cốm ở 3 lô 49

Bảng 3.17 Độ cứng của các mẫu viên trong 3 lô 50

Bảng 3.18 Độ mài mòn viên của Lô 1 50

Bảng 3.19 Độ hòa tan của các mẫu viên của 3 l ô 51

Bảng 3.20 Độ rã của các mẫu viên ở 3 lô 51

Bảng 3.21 Độ kín vỉ của Lô 1 51

Bảng 3.22 Kết quả thẩm đinh các thông số trọng yếu 53

Bảng 3.23 Khối lượng viên (mg) của lô 1 55

Bảng 3.24 Kết quả khảo sát biểu đồ Shewhart X 59

Bảng 3.25 Kết quả khảo sát biểu đồ Shewhart R 59

Bảng 3.26 Kết quả khảo sát chỉ báo hiệu năng 61

Bảng 3.27 Hàm lượng dược chất tại các thời điểm lấy mẫu theo thời gian trộn hoàn tất 63

Bảng 3.28: Kết quả khảo sát tính phù họp của hệ thống sắc ký (n=6) 66

Trang 9

Bảng 3.30: Kết quả khảo sát độ chính xác của phưcmg pháp phân tích 69

Bảng 3.31: Kết quả khảo sát độ đúng của phương pháp (n=5) 69

Bảng 3.32: Độ tìm lại của phương pháp (n = 5 ) 70

Bảng 3.33: Kết quả khảo sát giới hạn định lượng của phương pháp (n = 5) 70

Bảng 3.34: Độ ổn định của PA trong thời gian phân tích (n=3) 71

Bảng 3.35: Độ ổn định của PA trong điều kiện bảo quản (n = 5) 71

Bảng 3.36: Nồng độ PA trong huyết tương người sau khi uống viên thử 72

Bảng 3.37: Nồng độ PA trong huyết tưong người tình nguyện sau khi uống viên Panadol Actifast 73

Trang 10

khô của lô 1 42

Hình 3.2: Đồ thị biểu diễn độ phân tán hàm lượng theo thời gian (giai đoạn trộn hoàn tất)

Hình 3.3 Biểu đồ Shewhart X /R về khối lượng viên của lô 1: 56

(a) Biểu đồ R, (b) Biểu đồ X 56

Hình 3.4 Biểu đồ Shewhart X /R về khối lượng viên của lô 2 : 57

(a) Biểu đồ R, (b) Biểu đồ X 57

Hình 3.5 Biểu đồ Shewhart X /R về khối lưọTig viên của lô 3 : 58

(a) Biểu đồ R, (b) Biểu đồ X 58

Hình 3.6 Biều đồ cusum: (a) Lô 1, (b) Lô 2 và (c) Lô 3 61

Hình 3.7 Đồ thị phân tán hàm lượng paracetamol theo thời gian trộn hoàn t ấ t 63

Hình 3.8 Phổ hấp thụ tử ngoại của paracetam ol 65

Hình 3.9.a: sắc đồ mẫu HT trắng 67

Hình 3.9.b: sắc đồ mẫu HT trắng thêm P A 67

Hình 3.9.C sắc đồ mẫu HT người tình nguyện sau khi uống P A 67

Hình 3.10: Đưòmg chuẩn biểu diễn sự phụ thuộc diện tích pic vào nồng độ PA trong huyết tương 68

Hình 3.11: Đường cong biến thiên nồng độ PA trong huyết tương theo thời gian của các cá thể sau khi uống viên th ử 73

Hình 3.12 Đường cong biến thiên nồng độ PA trong huyết tương theo thời gian của các cá thể sau khi uống viên đối chiếu (Panadol A ctifast) 74

Hình 3.13 Đường cong biến thiên nồng độ PA trung bình trong HT của 3 người tình nguyện theo thời gian sau khi uống viên thử và viên đổi chiếu 74

Trang 11

Paracetamol là một hoạt chất rất quen thuộc trong lĩnh vực điều trị vì hiệu quả cũng như độ an toàn của dược chất này đã được chứng minh nhiều năm Thuốc được UXI tiên sử dụng trong điều trị sốt và đau với rất nhiều dạng bào chế đã được nghiên cứu như: dạng viên nén, dạng viên đặt, dạng bột Trên thị trưòng đã có các chế phẩm chứa paracetamol dạng bào chế giải phóng nhanh với nhiều biệt dược khác nhau, thường ở dạng viên hay bột sủi bọt Dạng bào chế này đáp ứng được các yêu cầu về hòa tan và hấp thu nhanh dược chất nhưng lại khó khăn trong vấn đề bảo quản trong điều kiện khí hậu nước ta, muốn khắc phục được vấn đề này đòi hỏi việc đầu tư chi phí trong quá trình sản xuất tốn kém dẫn đến sản phẩm có giá thành cao Đe khắc phục những nhược điểm này, nhóm nghiên cứu, bộ môn Bào chế Trường Đại Học Dược Hà Nội đã nghiên cứu bào chế viên nén paracetamol giải phóng nhanh Paracetamol là một hoạt chất mặc dù có khả năng hấp thu tốt vào máu (gần như hoàn toàn) nhưng SKD của thuốc vẫn có thể không ổn định do ảnh hưởng của quá trình bào chế Bên cạnh đó để quá trình sản xuất chế phẩm thuốc có chất lượng ổn định việc thẩm định quy trình sản xuất là một yêu cầu quan trọng Chính vì vậy đề tài này được tiến hành với ba mục tiêu:

7 Thẩm định tiên lượng QTSX yiên nén PA giải phóng nhanh thực hiện trên 3 lô pilot.

2 Xây dựng và thẩm định phương pháp định lượng PA trong huyết tương.

3 Sơ bộ đánh giá SKD của viên nén PA đã sản xuất và viên Panadol Actifast trên 3 người tình nguyện

Trang 12

Thẩm định tiên lượng quy trình sản xuất viên nén, tương đương sinh học và cách đánh giá Đây là những vấn đề liên quan trực tiếp đến nội dung của luận văn và là

cơ sở khoa học cho việc thực hiện nghiên cứu để đạt được mục tiêu đề ra của luận văn

1.1 T H Ẩ M Đ ỊN H Q U Y T R ÌN H SẢN X U Ấ T

1.1.1 Khái niệm mở đầu

Thẩm định quy trình là một biện pháp nhằm đảm bảo quá trình sản xuất có khả năng tạo ra một cách đồng nhất thành phẩm có chất lượng đạt yêu cầu Thẩm định

là việc cung cấp chứng cứ trên hồ sơ rằng các bước then chốt trong quá trình sản xuất có tính đồng nhất và có khả năng tái lặp Một quy trình sản xuất đã thẩm định

là một quy trình đã được chứng minh đảm bảo được những yêu cầu đặt ra [23].Hiệp hội thuốc và thực phẩm của Mỹ (FDA) (năm 1987) đã đưa ra hướng dẫn với định nghĩa về thẩm định quy trình sản xuất như sau:

Thẩm định quy trình sản xuất là việc thiết lập các chứng cứ bằng văn bản có mức độ đảm bảo cao rằng một quy trình cụ thể liên tục sản xuất ra một sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn và đặc tính chất lượng định trước của nó [15], [17]

Tuy nhiên, năm 2008 trong các hướng dẫn mới được cập nhật thì định nghĩa về thẩm định quy trình sản xuất đã có sự chuyển biến từ “thiết lập các chứng cứ bằng văn bản” hướng tới “các bằng chứng khoa học” và được định nghĩa như sau:

Thẩm định quy trình sản xuất là việc tổng hợp và đánh giá các dữ liệu từ khâu thiết kế trong suốt quá trình sản xuất, trong đó thiết lập các bằng chứng khoa học

mà một quy trình có khả năng luôn cung cấp sản phẩm đạt chất lượng [36],

Theo FDA, sự đảm bảo chất lượng của các sản phẩm bắt nguồn từ sự chuẩn bị

kỹ lưỡng nhiều nhân tố quan trọng, bao gồm: chọn nguyên liệu và các thành phần đảm bảo chất lượng, thiết kế quy trình và sản phẩm tương xứng, và (thống kê) kiếm soát quy trình trong suốt quy trình và thử sản phẩm cuối cùng [17]

Theo quy định của GMP hiện nay, thẩm định quy trình là bắt buộc vì nó tạo ra

sự ứng dụng khoa học có ý nghĩa lớn

Thẩm định quy trình sản xuất nhằm:

Trang 13

bảo chất lượng theo yêu cầu [15],

- Đảm bảo tính ổn định của quá trình sản xuất và thành phẩm

- Sản phẩm tạo ra hoàn chỉnh cả về mặt kỹ thuật cũng như phương diện kinh tế cao hơn

- Giảm thiểu sự cố trong quá trình hoạt động sản xuất

- Giảm thiểu hao hụt trong sản xuất do sản phẩm bị loại bỏ ít hon

- Tạo điều kiện cho việc kiểm tra và bảo trì hệ thống tốt hơn

- Cho phép tất cả nhân viên có thể kiểm soát và cải tiến quá trình [17],

1.1.2 Các loại hình thẩm định

Thẩm định QTSX là một thủ tục cần thiết để chứng minh rằng quy trình sản xuất đang hoạt động dưới những điều kiện chuẩn được xác định, có khả năng trước sau như một, sản xuất ra một sản phẩm đáp ứng được những tiêu chuẩn đã được xây dựng Có 4 loại hình thẩm định [15], [20], [22],

1.1.2.1 Thẩm định tiên lượng

Là việc thiết lập bằng văn bản về một quy trình sản xuất, quy trình thao tác, hệ thống, thiết bị hoặc cơ chế dùng trong sản xuất được dựa trên một đề cưcmg có trước Việc thẩm định được tiến hành trước khi sản xuất thường quy sản phẩm để bán Nội dung của thầm định tiên lượng bao gồm: xác định các giai đoạn trọng yếu trong QTSX, phân tích các yếu tố ảnh hưởng và tiến hành thực nghiệm Nếu kết quả đạt yêu cầu thì cho phép triển khai quy trình, nếu chưa đạt thì sửa đổi hoặc bổ sung quy trình và thẩm định lại Thẩm định tiên lượng được thực hiện bằng phương pháp thực nghiệm [12], [16], [17], [19], [36],

1.1.2.2 Thẩm định đồng thời

Thẩm định được tiến hành trong quá trình sản xuất thuốc thưòng quy để bán trong một số trường hợp đặc biệt Thẩm định đồng thời được tiến hành bằng thực nghiệm nhằm thẩm định một số vấn đề để hoàn thiện một QTSX đã được thẩm định tiên lượng Ví dụ như: sản phẩm khác hàm lượng, viên có hình dạng khác nhưng quy trình sản xuất đã được biết rõ và nhà sản xuất biết trước quy trình này sẽ cho ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn [12], [17], [19], [36]

Trang 14

trên cơ sở các dữ liệu về sản xuất, thử nghiệm và kiểm soát các lô được thu thập

Thẩm định hồi cứu nhằm xác định mối liên hệ giữa các điều kiện sản xuất và các kết quả phân tích của sản phẩm bằng phương pháp thống kê Trong thẩm định hồi cứu không cần thực nghiệm mới mà chỉ cần dữ liệu luu trữ Đối tượng của thẩm định hồi cứu là các QTSX đã được triển khai nhiều năm, ổn định mà chưa trải qua thẩm định tiên lượng, nhà sản xuất có thể tiến hành thẩm định hồi cứu nếu như hội

định lại được thực hiện bằng phương pháp thực nghiệm [17], [19], [36]

Có 2 loại hình thẩm định lại:

- Thầm định lại đột xuất (khi có sự thay đổi biết trước):

+ Thay đổi nguyên liệu (khác tỷ trọng, độ nhớt, cỡ hạt )

+ Thay đổi nhà sản xuất nguyên liệu

+ Thay đổi thông số quy trình (thời gian trộn, nhiệt độ sấy )

+ Thay đổi thiết bị sản xuất

+ Thay đổi cơ sở vật chất

+ Bàn giao QTSX cho bên khác

+ Phát hiện bất thường

là xem xét lại dữ liệu nhằm đảm bảo QTSX vẫn được kiểm soát

1.1.3 Đối tượng của thẩm định

Quá trình sản xuất liên quan đến nhiều yếu tố, vì vậy để đảm bảo thuốc sản xuất

ra có chất lượng ổn định phải thẩm định lại tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất Các đổi tượng thẩm định trong quá trình sản xuất bao gồm: [12], [23]

- Nhà xưỏng sản xuất

Trang 15

- Môi trường sản xuất.

Trong đó, thẩm định quy trình sản xuất là đối tượng thẩm định quan trọng nhất

vì nó quyết định sản phẩm được sản xuất ra có đạt tiêu chuẩn hay không

1.1.4 Thông số thẩm định

Thông số thẩm định là thuộc tính hay tính chất cần thẩm định Đó là những thông số mà sự biến đổi của chúng có thể tác động đến chất lượng của thuốc Nếu kiểm soát được các thông số này sẽ cho phép đảm bảo quy trình hay thiết bị đạt đến các tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng một cách ổn định Những thông số này phải được nhận dạng và kiểm soát [14], [17]

Trong thẩm định QTSX, việc phân tích các thông số trọng yếu cần có những kiến thức về lý thuyết và kinh nghiệm sản xuất

Quy trình sản xuất được chia ra thành từng công đoạn nhỏ, và được thể hiện qua lưu đồ Lưu đồ nhận dạng toàn bộ các quá trình hoạt động, các trang thiết bị được

sử dụng, các giai đoạn trong quá trình sản xuất, các nguyên liệu khác nhau được đưa vào Trong mỗi giai đoạn sẽ nhận dạng các nguy cơ từ đó xác định các thông

số trọng yếu của quy trình Xây dựng ma trận ảnh hưởng giúp cho việc nhận dạng các thông số với mức độ ảnh hưòng cao nhất đến các giai đoạn chính của quy trình hoặc tính chất của sản phẩm Từ những thông số trọng yếu được nhận dạng sẽ xác định các chỉ tiêu đánh giá tương ứng cho từng thông số [16], [18], [37],

1.1.5 Các giai đoạn của thẩm định

Quá trình thẩm định gồm 3 giai đoạn [13], [15]:

Giai đoạn 1: Trước thẩm định

Bao gồm tất cả các hoạt động như: nghiên cứu công thức, dạng thuốc, xây dựng công thức và quy trình, nghiên cứu quy mô pilot và quy mô sản xuất thật, đánh giá trang thiết bị, đánh giá lắp đặt, đánh giá vận hành, đánh giá năng lực quy trình, thẩm định môi trường sản xuất, nâng cấp cỡ lô và sản xuất thử

Giai đoạn 2: Giai đoạn thẩm định

Thẩm định các thông số trọng yếu, thẩm tra tất cả các giới hạn được xây dựng cho các thông số trọng yếu và dự đoán tình huống xấu

Trang 16

các báo cáo thanh tra, để đảm bảo:

- Không có sự thay đổi hay sai biệt đối với QTSX

- Các quy trình thao tác chuẩn và các biện pháp kiểm soát đều được tuân thủ

Trong giai đoạn này nhóm thẩm định cũng đảm bảo rằng không có sự thay đổi hay sai biệt khi đánh giá lại (thiết bị sản xuất) và thẩm định lại QTSX

1.1.6 Tài liệu thẩm định

1.1.6.1 Kế hoạch thẩm định gốc

Phản ánh các yếu tố cơ bản của chưong trình thẩm định Các nội dung liên quan đến thẩm định phải được mô tả rõ ràng chi tiết Trong kế hoạch thẩm định gốc phải trình bày toàn bộ các hoạt động thẩm định và ít nhất phải chứa các thông tin như[12], [15], [23]:

Chính sách thẩm định

Cơ cấu tổ chức của các hoạt động thẩm định

Tóm tắt về điều kiện nhà xưởng, các hệ thống, các thiết bị máy móc và các quy trình cần được thẩm định

Các biểu mẫu hồ sơ tài liệu (biểu mẫu về đề cương và báo cáo thẩm định)

Kế hoạch và lịch trình thực hiện

Kiểm soát thay đổi

Tham chiếu đối với các tài liệu hiện có

1.1.6.2 Đề cương thẩm định

Đề cương thẩm định là một kế hoạch bằng văn bản được xây dựng để hướng dẫn cụ thể cách thức tiến hành thẩm định Đề cưong thẩm định phải được phê duyệt trước khi thẩm định Nội dung của đề cương thẩm định bao gồm[12], [14], [15], [17], [38]:

- Mô tả quy trình sản xuất

- Mô tả các thử nghiệm

- Chi tiết về thiết bị và/hoặc các phưong tiện cần dùng cùng với tình trạng hiệu chuẩn

- Các biến số cần được theo dõi

- Các mẫu cần lấy: ở đâu, khi nào, bằng cách nào, bao nhiêu (cỡ mẫu)

Trang 17

Thẩm định tiên lượng đòi hỏi một chương trình và sự tổ chức có kế hoạch để đạt được sự thành công Việc tổ chức phải xác định được rõ ràng phạm vi trách nhiệm

và quyền hạn của mỗi nhóm tham gia vào chương trình để đạt được mục tiêu của quy trình Một chương trình thẩm định tiên lượng có hiệu quả cần phải được cung cấp tài liệu từ giai đoạn nghiên cứu đến sản xuất thường quy Một QTSX được nghiên cứu với cỡ lô được nâng lên theo từng giai đoạn và kèm theo các yêu cầu về thẩm định cho mỗi giai đoạn đó [16]

Trang 18

cho một sản phẩm mới [16] (Sơ đồ 1.1).

Triển khai sản phẩm Hồ sơ tài liệu gốc Triển khai nhà xưởng /quytrình

Sơ đồ 1.1 Các giai đoạn trong quá trình nghiên cứu sản xuất một thuốc mới

[16]

Trang 19

Nghiên cứu công thức cung cấp những thông tin cơ bản về hoạt chất, dạng bào chế, và tác động của nguyên liệu cũng như tá dược có trong sản phẩm Quá trình này được thử nghiệm với lô phòng thí nghiệm có cỡ lô cơ bản từ 3-5 kg, 3-5 lít hay 3000-5000 đơn vị, nhỏ hcm 100 - 1000 lần so với quy mô sản xuất công nghiệp Được dùng để hỗ trợ công việc xây dựng công thức và nghiên cứu phát triển và các nghiên cứu lâm sàng và tiền lâm sàng [16], [17], [25].

1.2.1.2, Nghiên cứu xây dựng quy trình

Mặc dù nghiên cứu xây dựng quy trình bắt đầu sau khi nghiên cứu công thức nhưng đôi khi nó cũng tiến hành đồng thời Phần lớn các hoạt động xây dựng quy trình xảy ra hoặc ở thiết bị pilot hoặc thiết bị sản xuất công nghiệp

Quy mô thử nghiệm pilot nhỏ hơn khoảng 10 lần so với sản xuất và thường gấp

10 lần cỡ lô phòng thí nghiệm Quy mô pilot này được dùng để hỗ trợ phát triển quy trình và các nghiên cứu độ ổn định chính thức [16], [17], [25]

Chương trình xây dựng quy trình nên đáp ứng được các mục tiêu sau:

• Xây dựng quy trình phù hợp để sản xuất một sản phẩm đáp ứng được tất cả:

- Các tiêu chuẩn kỳ thuật của sản phẩm

- Điều kiện về kinh tế

- Thực hành tốt sản xuất thuốc hiện hành

• Nhận dạng được những thông số chính ảnh hưởng đến thuộc tính của sản phẩm

• Nhận dạng được những tiêu chuẩn kỹ thuật trong quy trình và các phương pháp thử

• Nhận dạng được các trang thiết bị chung hoặc riêng biệt theo yêu cầu

Xây dựng quy trình có thể chia thành một số giai đoạn:

Trang 20

• Thiết kế:

Các hoạt động tiêu biểu

Chuẩn bị ma trận ảnh hưỏrng

Xây dựng các quy trình thực nghiệm

Xây dựng các tiêu chuẩn thiết kế

Chuẩn bị kế hoạch nghiên cứu & đề cương

Sửa đổi đề cương và kế hoạch nghiên cứu

Xây dựng giá trị cho các biến quan trọng

Xây dựng dung sai cho các biến quan trọng

Xác định sự thay đổi tính chất sản phẩm dưới, những điều kiện không đồi của quy trình

Chuẩn bị các tài liệu chuyển giao quy trình

Hoàn thành chi tiết kỹ thuật sản phẩm

Sơ đồ 1.2 Sơ đồ quy trình nghiên cứu một sản phẩm [16].

“Lưu đồ” của quy trình nhận dạng toàn bộ các quá trình hoạt động và trang thiết

bị được sử dụng, và các giai đoạn mà tại đó các nguyên liệu khác nhau được thêm vào “Lưu đồ” dưới đây vạch ra trình tự các bước của quy trình và thiết bị cụ thể sẽ được dùng trong nghiên cứu một chế phẩm thuốc rắn đường uống Lưu đồ này cung cấp một cơ sở hợp lý để nghiên cứu một danh sách chi tiết các biến và các chỉ tiêu đánh giá tương ứng Sự phức tạp của lưu đồ phụ thuộc vào quy trình và yêu cầu của sản phẩm [16]

Trang 21

Sơ đồ 1.3 Lưu đồ quy trình sản xuất viên nén [16].

Ma trận ảnh hưởng: Một khi các biến số và chỉ tiêu đánh giá tương ứng được nhận dạng, nó sẽ có ích để tóm tắt những mối quan hệ chặt chẽ trong ma trận ảnh hưởng Dựa vào những hiểu biết trước đó, mỗi một biến của quy trình được đánh giá mức độ ảnh hưởng của nó trên mỗi giai đoạn của quy trình hoặc đến tính chất sản phẩm Mức độ ảnh hưởng này có thể lớn, vừa, ít hoặc chưa xác định được Xây dựng ma trận ảnh hưởng giúp cho việc nhận dạng các biến với mức độ ảnh hưởng

Trang 22

cao nhất đến giai đoạn chính của quy trình hoặc đặc tính của sản phẩm Các biến này đều có tiềm năng quan trọng nhất cho việc kiểm soát quy trình liên tục và cần được bao gồm trong các thử nghiệm sóm nhất Một số có thể tiếp tục được phát hiện trong suốt thời gian nghiên cứu phát triển nâng cỡ lô.

• Thử thách thông số giới hạn quy trình [16]

> Nhận dạng các thông số của quy trình;

chúng đến chất lượng, đặc điểm sản phẩm

- Xây dựng các điều kiện của quy trình cho mỗi công đoạn vận hành

> Xác định giới hạn hoạt động của các thông số

Thử thách thông số quan trọng quy trình sẽ thử toàn bộ các thông số quy trình được nhận dạng Việc nghiên cứu này nhằm xác định:

Xác định giới hạn hoạt động trong quy trình để đảm bảo chấp nhận được thành phẩm và đảm bảo hiệu suất

Dưới đây là bảng các tiêu chí đặc trưng phải được đánh giá ở mỗi giai đoạntrong suốt quy trình sản xuất viên nén

Bảng 1.1 Bảng phân tích các thông số quan trọng của quy trình

Giai đoạn Phân tích

Độ giảm khối lượng do sấy khô

Phân bố kích thước hạt

Độ cứng

Độ dày

Trang 23

Độ rã hoặc/ và độ hòa tan

Độ bởHàm lượng viênĐồng nhất liều

Sự phân hủy

• Kiểm chứng quy trình

Kiểm chứng quy trình được yêu cầu trước khi quy trình được nâng cỡ lô và chuyển giao sang sản xuất Yếu tố quan trọng của giai đoạn này là việc áp dụng một quy trình lấy mẫu đã được thiết kế hoàn chỉnh chủ yếu tập trung vào các công đoạn trọng yếu Sử dụng các quy trình kiểm nghiệm đã được thẩm định Trong giai đoạn này các thử nghiệm được tiến hành trên nhiều biến số hơn giai đoạn sản xuất thường lệ Một số lô lặp lại cho phép xác định các biến thiên trong lô và giữa các lô [16]

1.2.1.3 Nghiên cửu trên quy mô công nghiệp

Sự chuyển tiếp từ quy mô pilot sang quy mô công nghiệp đòi hỏi kế hoạch chi tiết và sự thực hiện cẩn thận Mặc dù một số lượng lớn thông tin đã được thu thập trong suốt quá trình phát triển quy trình nhưng không phải lúc nào quy trình nâng cấp cũng đúng như dự kiến Có nhiều thông số không tuyến tính khi nâng cỡ lô Thực tế, nâng cỡ lô có nhiều yếu tố có thể khá phức tạp và không dự đoán được Thường thì quy trình càng nhiều vấn đề phức tạp thì việc ảnh hưởng khi nâng cỡ lô càng nhiều

Việc lên kế hoạch thực hiện cũng giống như giai đoạn nhận dạng các biến số và kiểm chứng quy trình Những nghiên cứu khi kết thúc giai đoạn này cần thực hiện theo các điều kiện của GMP, như vậy các sản phẩm đạt tiêu chuẩn có thể được xem xét như một lô thành phẩm đem bán [16], [17], [25]

Trang 24

- Nhân viên thực hiện phải được đào tạo và hiểu rõ quy trình cũng như các yêu cầu của quy trình.

- Việc thiết kế, tối ưu hóa công thức đã được hoàn thành

- Các thử nghiệm với lô pilot đã hoàn thành trong đó các công đoạn trọng yếu và các biến số của quy trình đã được nhận dạng, các giới hạn vận hành dự kiến cho mỗi thông số đã được cung cấp

- Các thông tin chỉ tiêu kỹ thuật của sản phẩm và QTSX đã được cung cấp bao gồm tài liệu chứng minh về tính ổn định

- Đã có ít nhất một thử nghiệm đánh giá trên quy mô công nghiệp đã được tiến hành

và cho thấy ở quy mô này, không có sự sai lệch có ý nghĩa so với hiệu năng mong đợi của quy trình

Trừ những QTSX phức tạp hay khi tiêu chuẩn của thành phẩm đòi hỏi quá chặt chẽ, thưòng số lô để thẩm định là 3 lô sản xuất công nghiệp, trong đó lô thử nghiệm đánh giá nâng cỡ lô thành công có thể được tính là lô đầu tiên

1,2.1.5 Dự đoán “tình huống xấu nhất”

Một loạt các điều kiện bao trùm cả các giới hạn trên và giới hạn dưới của quy trình và các tình huống, bao gồm cả các giới hạn, tình huống trong phạm vi các quy trình thao tác chuẩn, có thể dẫn đến những khả năng thất bại lớn nhất của quá trình chế biến hoặc sản phẩm khi so sánh với điều kiện lý tưởng Những điều kiện đó không nhất thiết là gây ra sự sai sót của quy trình hoặc sản phẩm [12], [15], [18], [38]

Trong thẩm định QTSX, GMP khuyến cáo:

- Xác định phạm vi hoạt động của quy trình

- Thiết lập dung sai tối đa cho mỗi thông số trọng yếu

- Xác định giới hạn thất bại cho mỗi thông số trọng yếu hay “tình huống xấu nhất” hay “thử thách quy trình”

Các nghiên cứu “thử thách quy trình” này nhằm để xác định:

- Tính thiết yếu khác nhau của mỗi thông số quy trình đến mỗi tính chất của sản phẩm

- “Độ bền” của quy trình - xem quy trình còn khả năng vận hành bình thường không - hay mức độ đáp ứng (biến đổi nhanh hay chậm) của một tính chất khi cho các thông số vận hành tiến đến các giới hạn chấp nhận

Trang 25

Trong thực tế khó có thể thử thách hết tất cả các thông số của quy trình nhưng cần xem xét lựa chọn một vài thông số trọng yếu có tác động đến tính thích hợp của sản phẩm để “thử thách”.

- Xây dựng những giới hạn và những bắt buộc cho các thuộc tính này

- Xác định rõ sự kiểm soát hoặc các thông số thử nghiệm sẽ được đo lưòfng hay thử nghiệm

- Bắt đầu các nghiên cứu để xây dựng việc kiểm soát các giói hạn hoặc những thuộc tính chính ảnh hưởng đến sản phẩm, quy trình, chất lượng, hiệu năng

1.2.2.1 Các thành phần trong công thửc

Xác định tính chất lý hóa chính của một thuốc nào đó là rất cần thiết để xem xét trong nghiên cứu dạng thuốc, bao gồm [18]:

- Phân bố kích thước tiểu phân và diện tích bề mặt

- Trạng thái vật lý: kết tinh hay vô định hình

- Tỷ trọng biểu kiến

- Điểm chảy

1.2.2.2 Đánh giá và lựa chọn quy trình

Xác định các giai đoạn trong quá trình sản xuất viên nén [18], [21]:

• Nhào trộn bột khô

Giai đoạn nhào trộn khô này có thể xảy ra một hoặc nhiều lần trong suốt quátrình sản xuất viên nén Đặc tính vật lý của dược chất và tá dược là những yếu tổ tạonên sự đồng đều Nguyên liệu mà đặc tính vật lý càng giống nhau càng dễ đạt được

sự đồng đều Những mục cần được xét:

- Thiết bị và kỹ thuật nhào trộn

- Tốc độ nhào trộn

Trang 26

- Thời gian nhào trộn.

- Độ đồng đều hàm lượng dược chất

- Độ đồng đều hàm lượng tá dược, đặc biệt với tá dược tron và tá dược màu

- Thời gian trộn tá dược dính

- Đánh giá hạt: so sánh tỷ trọng của hạt và bột ban đầu, lựa chọn tỷ trọng tối uu

- Độ đồng đều hàm ẩm của hạt sau khi sấy

- Dung lưọng, khả năng sấy của thiết bị

• Sửa hạt và trộn tá dược trơn

- Thiết bị dùng xát hạt; máy lắc đung đưa hay quay tròn

Trang 27

- Tốc độ dập viên.

- Lực dập hoặc lực đẩy

- Kiểm tra viên nén trong quá trình gồm: cảm quan, độ cứng, khối lượng, độ bở, độ

rã, độ đồng đều khối lượng, độ hòa tan

1,2.23 Các giá trị kiếm soát trong quy trình

Mồi sản phẩm đều có thể đã có những đặc tính riêng của nó đòi hỏi phải có các thử nghiệm đặc biệt nhưng nhìn chung các thử nghiệm yêu cầu cho thuốc viên gồm:

định có hay không lượng dung môi đã mất đi tới mức chấp nhận trong quá trình sấy khô

nén của viên, độ cứng, độ dày, độ rã, độ hòa tan, sự thay đổi về khối lượng và độ đồng đều hàm lưọng, thông số này được xác định bằng phân tích rây, nên được giám sát trong suốt quá trình thẩm định

phân tích để đảm bảo rằng dược chất đã được phân tán đồng đều Thời gian trộn thích họp phải được xây dựng Kỹ thuật lấy mẫu là rất quan trọng để thử nghiệm này có giá trị

bảo rằng viên đạt độ cứng cần thiết cho việc đóng gói, vận chuyển và không ảnh hưởng đến độ hòa tan

tiếp liên quan đến độ cứng viên

hiệu suất viên

nguyên liệu chảy đều và thiết bị đang làm việc nhất quán Khối lượng viên được dao động 5% so với khối lượng trung bình viên Khối lượng viên là một thông số quan trọng mà GMP khuyến cáo phải kiểm soát trong suốt quá trình dập viên Vì vậy trong thực tế sản xuất, khối lượng viên được chọn làm thông số kiểm soát quy trình và được đánh giá bằng việc sử dụng các công cụ toán thống kê [18],

Trang 28

1.2,2.4 Kiểm soát quy trình bằng phương pháp thống kê

Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều phần mềm thống kê được ứng dụng để kiểm soát QTSX như:

SPC/XL, Philip Mayfield - Digital Computations, Inc.(2000)

Trong một số đơn vị sản xuất ở nước ta có sử dụng phần mềm kiểm soát QTSX;

Lotus Smartsuite; version: Release 9.7

Với thẩm định tiên lượng một QTSX, các nội dung thường được khảo sát là [9]:

- Tính phân phối chuẩn

- Vẽ biểu đồ Shewhart và biện luận

- Vẽ biểu đồ cusum và biện luận

- Tính các chỉ báo hiệu năng và biện luận

• Biểu đồ Shewhart:

Nguyên tắc: Dựa trên sự trình bày đồ thị để so sánh giá trị trung bình với một giá trị lý thuyết trong trường hợp sự phân phối các giá trị theo quy luật chuẩn, từ đó cho phép theo dõi sự biến thiên giá trị trung bình của các mẫu và phát hiện sự dịch chuyển giá trị trung bình của quy trình

Thường hai loại biểu đồ được sử dụng đồng thời: biểu đồ Shewhart X (kiểm

soát giá trị trung bình) và biểu đồ Shewhait R (kiểm soát phạm vi quan sát)

• Biểu đồ cusum:

Nguyên tắc: biểu diễn trên đồ thị các tổng giá trị tích lũy của các độ lệch giữa giá trị quan sát với giá trị trung tâm, gồm tổng tích lũy phía trên và tổng tích lũy phía dưới

Khảo sát biểu đồ Cusum nhằm: tìm khuynh hướng biến thiên giá trị trung bình của quy trình Biểu đồ Cusum nhạy với những biến thiên chậm và thường xuyên có biên độ nhỏ từ 0,5 - 2ơ Biểu đồ Cusum biểu diễn trên đồ thị các tổng giá trị tích lũy cùa các độ lệch giữa giá trị quan sát với giá trị trung tâm

Si(L) = Max [ 0, (Xo - K) - X i + Si.,(L)]

S ,(H ) = M a x [0 , X i - (Xo + K ) + S ,,( H ) ]

K = 0 ,5 ;H = 3 - 5 ơ

Trang 29

sẽ tăng Khi một trong hai tổng tích lũy vượt quá giá trị kiểm soát H thì QTSX được xem là không kiểm soát

Chỉ báo hiệu năng [23]:

Hiệu năng của QTSX có thể được diễn tả dưới dạng các chỉ số hiệu năng

- Chỉ báo hiệu năng tổng quát cp:

Cp cho biết tình trạng biến thiên của các giá trị quan sát chung quanh giá trị trung bình của quy trình

H - L

Cp =

6 ơ

H - L: Giới hạn trên - Giới hạn dưới (tức khoảng dung sai cho phép)

6ơ: được xem như là độ phân tán toàn phần của quy trình

- Chỉ báo hiệu năng tới hạn Cpk:

Cho biết sự tương quan giữa giới hạn cho phép với giới hạn kiểm soát và xác định vị trí của giá trị trung bình của quy trình đối với giá trị mong muốn Khi giá trị

quy trình càng tổt) Quy trình được kiểm soát tốt thì Cp=Cpk Trái lại, khi sự lệch tâm càng quan trọng thì sự khác biệt giữa Cp Cpk càng lớn Vì vậy mục tiêu là

> 1,33

Trang 30

1.2 TỔNG QUAN VÈ SINH KHẢ DỤNG VÀ CÁCH ĐÁNH GIÁ

1.2.1 Khái niệm về sinh khả dụng

Sinh khả dụng (SKD) là khái niệm đặc trưng cho quá trình sinh dược học của dạng thuốc, phản ánh mức độ và tốc độ hấp thu của dược chất còn nguyên hoạt tính

từ dạng bào chế vào hệ tuần hoàn và đưa đến nơi tác dụng [6], [27]

1.2.2 Xác định sinh khả dụng của thuốc

Khi thiết kế một công thức thuốc mới để nâng cao SKD của thuốc, việc xác định SKD là rất cần thiết Xác định SKD của thuốc được tiến hành theo một số nguyên tăc chung;

1.2.2.1 Đánh gía SKD in vitro

SKD in vitro là đánh giá quá trình hòa tan giải phóng dược chất từ dạng thuốc Các dược điển của nhiều nước (Mỹ, A nh ) đã qui định thử độ hòa tan dược chất

vitro chưa phải là SKD thực sự, tuy về mặt lý thuyết phép thử độ hòa tan có bắt chước một số điều kiện sinh học nhưng vẫn còn khác xa với thực tế Do đó chưa đánh giá đầy đủ hiệu quả lâm sàhg của chế phẩm Tuy nhiên, SKD in vitro là công

cụ quan trọng để sàng lọc, định hưóng cho đánh giá SKD in vivo để giảm chi phí nghiên cứu SKD in vitro chỉ được dùng thay thế SKD in vivo trong các trường họp

đã chứng minh được sự tương quan chặt giữa SKD in vitro và SKD in vivo

1.2.2.2 Đánh giá SKD in vivo

• Thuốc đối chiếu:

Để đánh giá SKD, các số liệu về nồng độ dược chất trong máu hoặc trong huyết tương hoặc tổng lượng dược chất ở dạng không biến đổi đã thải trừ qua nước tiểu sau khi dùng thuốc nghiên cứu được so sánh với các số liệu tưong ứng thu được sau khi dùng thuốc đối chiếu

Để đánh giá tương đương sinh học giữa các chế phẩm tưcmg đương bào chế, nhưng có nguồn gốc khác nhau, thì dùng thuốc gốc của nhà phát minh là thuốc chuẩn để so sánh

• Đối tượng thử thuốc

- Thử thuốc trên động vật

Trang 31

Các thuốc mới, thuốc đang nghiên cứu thường được thử sơ bộ trên động vật trước khi thử trên người Những thuốc không thể tiêm tĩnh mạch cho người vẫn có thể thử trên động vật Trường hợp nồng độ thuốc trong máu quá thấp không thể định lượng được thì có thể tăng liều gấp 10-20 lần liều dùng cho người và khi đó nồng độ thuốc trong máu đủ lón để định lượng được bằng phưong pháp phân tích thích họp Tuy nhiên, giữa người và động vật có sự khác nhau rất lớn về chuyển hóa thuốc trong cơ thể, chuyển hóa thuốc ở người diễn ra chậm hơn so với động vật thí nghiệm [6,19] Các loài động vật có thể dùng để nghiên cứu SKD của thuốc: chó, khỉ, thỏ, chuột

- Thử trên người tình nguyện

Phải tuân thủ đầy đủ về quy chế thử thuốc trên người tình nguyện để đảm bảo

an toàn tối đa cho người thử thuốc Người tình nguyện thường là nam giới khỏe mạnh, tuổi từ 20 đến 40, không có tiền sử về bệnh đường tiêu hóa, gan, thận Trước khi tham gia thử thuốc, người tình nguyện thường được kiểm tra về các hằng số huyết học, men gan, nước tiểu để loại bỏ những trường hợp bất thường Để giảm bớt giao động liên cá thể, nên chọn những người có ngoại hình tương đối giống nhau, cân nặng cơ thể không chênh lệch quá 10% so với khối lượng tiêu chuẩn

• Mô hình thử thuốc

Thường đánh giá SKD theo mô hình thừ chéo ngẫu nhiên, các đối tượng thử đều phải uống cả thuốc nghiên cứu và thuốc đối chiếu theo thứ tự ngẫu nhiên, nhằm giảm bớt sai số cá thể Trưòng hợp đánh giá một chế phẩm nghiên cứu so với chế phẩm đối chiếu thì bố trí thử 2 đợt theo phương pháp chéo đôi Trường họp cần đánh giá nhiều chế phẩm thử, bố trí thí nghiệm theo phương pháp ô vuông latin để giảm bớt số người tình nguyện

Thời gian giữa các lần thử thuốc phải đủ để thuốc dùng lần trước thải trừ hết khỏi cơ thể, thường là gấp 10 lần thời gian bán thải của thuốc [27],

Trang 32

thải của thuốc hoặc lấy mẫu cho tới khi nồng độ dược chất giảm xuống còn 5-10%

15 phút lấy mẫu một lần cho đến khi hoàn thiện đồ thị [1] Mau sau khi lấy phải

được bảo quản ở nhiệt độ < -2&C cho tới khi phân tích.

+ Dịch sinh học có thể là nước tiểu để xác định tổng lượng dược chất hoặc chất chuyển hóa của nó được bài tiết qua nước tiểu sau khi uống thuốc

+ Dịch sinh học có thể là nước bọt khi dược chất bài tiết qua nước bọt và phương pháp phân tích đủ nhạy, nồng độ dược chất trong máu và trong nước bọt đồng biến với nhau

• Vai trò của phương pháp định lượng trong nghiên cứu SKD

Phương pháp định lượng nồng độ dược chất hoặc chất chuyển hóa của nó trong dịch sinh học có ý nghĩa hết sức quan trọng Vì các thông số dược động học và SKD của thuốc đều được tính toán dựa trên nồng độ dược chất đã xác định được

Do đó phương pháp phân tích phải có độ chọn lọc cao, để phân biệt được dược chất với chất chuyển hóa của nó và nhiều thành phần cản trở khác có sẵn trong dịch sinh học PhưoTig pháp phân tích phải có độ nhạy cao để có thể đo được nồng độ dược chất cỡ |ag hay ng trong 1 ml mẫu Phương pháp định lượng phải xác định được

[8],

Các phương pháp phân tích được dùng phổ biến trong nghiên cứu SKD là phương pháp sắc kí lỏng hiệu năng cao (HPLC), sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao (HPTLC)

Các mẫu của cùng một cá thể, cả mẫu thừ và mẫu đối chiếu nên phân tích trong cùng một ngày Đưòng chuẩn cần xây dựng cho mỗi ngày định lượng và dãy nồng

độ của đường chuẩn nên nằm trong khoảng nồng độ thấp nhất và cao nhất dự đoán

sẽ gặp trong các mẫu đem phân tích [8]

1.2.2.3 Thẩm định phương pháp phân tích trong dịch sinh học

Phân tích hàm lượng dược chất trong dịch sinh học là phương pháp đánh giá SKD trực tiếp và chính xác nhất [30], Mầu sinh học thường có chứa nhiều tạp chất, lượng mẫu ít và nồng độ chất phân tích thường rất thấp [30] Do vậy, phương pháp phân tích sinh học phải được thẩm định trước khi áp dụng vào phân tích mẫu

Trang 33

Nội dung thẩm định phương pháp được hướng dẫn trong các tài liệu về phân tích

và được quy định trong các Dược điển [28], [30]

• Tính chọn lọc - đặc hiệu

Tính chọn lọc, hay tính đặc hiệu là khả năng đánh giá một cách rõ ràng chất cần phân tích khi có mặt các thành phần khác có thể là tạp chất hoặc các thành phần cản trở khác Kết quả trên sắc đồ thu được từ mẫu trắng, mẫu thử và mẫu chuẩn pha trong mẫu trắng chất cần phân tích phân tách hoàn toàn với các pic tạp

• Xây dựng đường chuẩn và xác định khoảng tuyến tính

Đường chuẩn biểu diễn mối quan hệ giữa đáp ứng của pic (diện tích hay chiều cao) và nồng độ thuốc trong dịch sinh học Mối quan hệ này phải được đánh giá bằng phương trình hồi quy, thu được tìr phương pháp phân tích hồi quy

Khoảng tuyến tính là khoảng nồng độ tìr thấp nhất đến cao nhất trong một đường chuẩn có đáp ứng tuyến tính Đưòfng chuẩn phải có ít nhất 5 nồng độ của chất chuẩn pha trong cùng một mẫu dịch sinh học Khoảng tuyến tính phải bao gồm toàn bộ nồng độ của các mẫu cần phân tích Trong khoảng nồng độ cần khảo sát, đưòng

Độ lệch so với giá trị thực của các nồng độ phải < 15%, trừ điểm gần giá trị định lượng dưới được chấp nhận < 20%

Có ít nhất 4/6 điểm trong dãy chuẩn đạt được tiêu chuẩn trên, bao gồm cả giới hạn định lượng dưới và nồng độ cao nhất

• Giới hạn định lượng dưới (LLOQ)

Mầu chuẩn có nồng độ thấp nhất trên đường chuẩn được chấp nhận là LLOQ nếu thỏa mãn:

Đáp ứng ở nồng độ này ít nhất bằng 5 lần đáp ứng của mẫu trắng

Pic của chất cần phân tích có thể nhận biết, nằm tách riêng và có thể tái lặp với

độ đúng từ 80 - 120%

• Độ đúng - độ lặp lại

Độ đúng: giá trị phản ánh độ sát gần của kết quả phân tích với giá trị thực của mẫu đã biết Giá trị này phải nằm trong khoảng 85-115%, nhưng có thể là 80 - 120% đối với điểm gần giới hạn định lượng dưới

Độ lặp lại: mức độ thống nhất giữa các kết quả riêng biệt khi lặp lại quy trình phân tích nhiều lần trên cùng một mẫu thử đồng nhất

Trang 34

• Hiệu suất chiết

Tỷ lệ thu hồi hoạt chất sau khi mẫu được chiết tách theo quy trình đã chọn so với cùng nồng độ không được xử lý qua chiết tách (mẫu pha trong pha động)

Hiệu suất chiết không vượt quá 110% và không nên quá thấp

• Độ ổn định

Quá trình phân tích đánh giá SKD và TĐSH thường kéo dài vì số lượng mẫu lớn Do vậy, cần nghiên cứu độ ổn định của hoạt chất trong dịch sinh học Độ ổn định của mẫu phân tích trong dịch sinh học cần được đánh giá trong lúc xử lý và bảo quản mẫu Mầu phân tích phải đảm bảo ổn định trong thời gian dự kiến đủ cho phân tích hết mẫu thử

• Tính chất vật lý, hóa học:

Bột kết tinh trắng, không mùi, vị đắng nhẹ, nóng chảy ở 169®C-172°C

benzen và ether, tan trong dung dịch kiềm Dung dịch bão hòa trong nước có pH khoảng 6, pKa= 9,51 [11]

Paracetamol kết tinh ở nhiều dạng và dạng thù hình ảnh hưởng nhiều đến tính chất cơ lý Garekani H.A đã chứng minh được rằng khi kết tinh ở dạng bản mỏng, paracetamol có độ biến dạng đàn hồi và năng lượng đàn hồi cao hơn so với tinh thể dạng lăng trụ, vì vậy sẽ chịu nén hơn khi dập viên [40]

Paracetamol có tính chất của nhân thơm, tính chất của nhóm hydroxy phenolic (tính acid yếu) và tính chất của nhóm chức acetamid (dễ bị thủy phân tạo ra p- aminophenol) [11]

Trang 35

Độ ổn định của paracetamol phụ thuộc vào độ pH của môi trường và ổn định nhất ở pH từ 5-7 Paracetamol dễ bị thủy phân khi có xúc tác acid hay base Sản phẩm thủy phân của paracetamol là p-aminophenol, chất này dễ bị oxy hóa tạo ra p- benzoquinomin có màu [5], [40],

• Tác dụng dược lý:

Dươc đông hoc: Paracetamol hấp thu nhanh chóng và hầu như hoàn toàn qua đường tiêu hóa Nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt trong vòng 30 - 60 phút sau khi uống ở liều điều trị Phân bố nhanh và đồng đều trong phần lớn các mô của cơ thể Nửa đời huyết tương của paracetamol là 1 ,2 5 -3 h, có thể kéo dài với liều gây độc hoặc với bệnh nhân bị tổn thương gan [1],

Dươc lưc hoc: Paracetamol là chất chuyển hóa có hoạt tính của phenacetin Paracetamol làm giảm thân nhiệt của người bị sốt, nhưng hiếm khi làm giảm thân nhiệt ở người bình thưòrng Thuốc tác dụng lên vùng dưới đồi gây hạ nhiệt, tỏa nhiệt tăng giãn mạch và tăng lưu lưọng máu ngoại biên Paracetamol không có tác dụng trên tiểu cầu và thời gian chảy máu [1]

• Chỉ định:

Paracetamol được chỉ định trong điều trị các chứng đau và sốt từ nhẹ đến vừa Thuốc có hiệu quả nhất là làm giảm đau cường độ thấp có nguồn gốc không phải nội tạng: đau đầu, đau dây thần kinh, đau do chấn thương, đau do thấp khớp m ãn Paracetamol có thể phối họp với codein, cafein, ibuprofen, aspirin để tăng hiệu quả điều trị [1]

Trang 36

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP VÀ VẬT LIỆU NGHIÊN cứu

2.1 N G U Y Ê N LIỆU V À TH IÉT BỊ

2.1.1 NGUYÊN LIỆU

thuốc thử, chất chuẩn

Panadol ActiFast

Lô: 060664 Hạn sử dụng: 5/2009

TW

SKS: 0195019

Trang 37

2.1.2 MẢY MÓC THIẾT BỊ

Các íhiêt bị chính sử dụng trong sản xuât, bảo quản

Các thiêt bị kiêm nghiệm chính

Cân xác định hàm âm

Trang 38

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu xây dựng một mô hình thẩm định QTSX viên paracetamol và sơ bộ đánh giá SKD của chế phẩm được bào chế so với chế phẩm đối chiếu

2.2.2 Thẩm định tiên lượng QTSX viên nén paracetamol giải phóng nhanh 2.2.2.1 Chuẩn bị trước thẩm định

• Soạn thảo tài liệu thẩm định:

Các tài liệu cần soạn thảo bao gồm: đề cương thẩm định tiên lượng QTSX, báo cáo thẩm định và phiếu thẩm định thông số

Phân tích các thông số và soạn các phiếu thẩm định thông số dựa theo các thử nghiệm của Dược điển, các tài liệu và đúc kết từ thực tế nghiên cứu

• Chọn thông số trọng yếu.

Để nhận dạng được các thông số trọng yếu trong mỗi giai đoạn của quá trình sản xuất cần:

- Vẽ lưu đồ QTSX để phân tích các giai đoạn trọng yếu

Lập bảng liệt kê các thông số trọng yếu phải kiểm soát hay thẩm định cho mỗi công đoạn sản xuất và chỉ ra các chỉ tiêu đánh giá tương ứng

Lập bảng phân tích mức độ ảnh hưởng của mỗi thông số quy trình đến các tính chất phụ thuộc tưong ứng

- Đánh giá các thông số trọng yếu theo tiêu chí đã đưa ra trong phiếu thẩm định (đính kèm với đề cương thẩm định)

2.2.2.3 Phương pháp đánh giá tốc độ giải phóng dược chất

Tiến hành theo chỉ dẫn của DĐVN III, phụ lục 8.4 Tiến hành trên máy thử độ hoà tan kiểu cánh khuấy Vankel -Varian Môi trường hoà tan: 900 ml dung dịch HCl

Trang 39

0,1N Nhiệt độ được duy trì ở 37 ± 0,5^c Tốc độ khuấy: 50vòng/phút Sau mỗi phút, lấy mẫu 5 ml, lọc, pha loãng 50 lần và đo mật độ quang của dung dịch ở bước sóng 242 nm Song song tiến hành đo mật độ quang của mẫu chuẩn trong cùng điều kiện Lượng paracetamol giải phóng được tính toán dựa trên mật độ quang của mẫu chuẩn.

Kết quả là giá trị trung bình tính trên 3 lần thực nghiệm, 5 - 6 viên/lần

2.2.2.4 Phương pháp định lượng paracetamol và natri bicarbonat trong viên

• Định lượng paracetamol:

Tiến hành theo chuyên luận viên nén paracetamol ghi trong DĐVN III, phụ lục 3.1 Để loại trừ sai số do máy, kết quả được tính toán trên cơ sở so sánh với nồng độ mẫu chuẩn (n=3), thay cho việc tính theo EỊ của paracetamol Để đảm bảo

độ chính xác của phép đo, các mẫu thử được pha loãng đến nồng độ paracetamol nằm trong khoảng 0,5 - 11 I^g/ml, đo mật độ quang ở bước sóng 242nm [7]

• Định lưọrng natri bicarbonat:

Hàm lượng natri bicarbonat được định lượng theo phương pháp chuẩn độ acid-base (DĐVN III) bằng dung dịch HCl IM, chỉ thị da cam methyl với chất chuẩn là N aH C O a tinh khiết (99,8%) Kết quả là giá trị trung bình tính trên 3 lần thực nghiệm

2.2.2.5 Xác định độ trơn chảy

Đo trên máy ERWEKA GWF vód đường kính lỗ phễu 9 mm

Độ trơn chảy = tg a (g/giây)

Trang 40

2.2.2.Ó Xác định khối lượng riêng biểu kiến

Đo trên máy ERWEKA SVM và tính kết quả theo quy định chung

2.2.2.7 Xác định mất khối lượng do làm khô

Thực hiện trên cân xác định hàm ẩm nhanh Sartorius MA 30

2.2.3 Phương pháp đánh giá sinh khả dụng của viên nén paracetamol giải phóng nhanh

2.2.3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm

Thử sơ bộ trên 3 người tình nguyện, nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp thử chéo nhằm so sánh sự khác biệt về số liệu SKD giữa thuốc đánh giá và thuốc đối chiếu trên cùng một đối tượng thừ để loại trừ bớt sai số cá thể

Đợt 1

Thuôc đánh giá

Đ ợ t2

Thuôc đôi chiêu

2.2.3.2 Đối tượng thử thuốc, phương pháp lấy và bảo quản mẫu

SKD của viên paracetamol được nghiên cứu thử sơ bộ trên 3 người tình nguyện, là nam giới, tuổi 20 - 40, khỏe mạnh Trước khi thử thuốc, người tình nguyện được kiểm tra về các hằng số huyết học, chức năng gan, thận, kết quả kiểm tra cả 3 người hoàn toàn khỏe mạnh

- Liều dùng: uống 1 lần 1 viên paracetamol thuốc chứng hoặc thuốc thử

uống theo nhu cầu Ngày dùng thuốc, NTN không ăn sáng, mỗi người được uống thuốc với 200ml nước Sau 4h, NTN ăn bữa chính theo khẩu phần ăn theo quy định Trong suốt thời gian tiến hành lấy máu, NTN không được uống sữa, nước chè, cafe, coca, nước tăng lực chỉ uổng nước tinh khiết theo nhu cầu

- Lẩy mẫu máu: Mầu máu (5ml) được lấy từ tĩnh mạch cánh tay vào các thời

điểm: trước khi uống thuốc, sau khi uống thuốc 5, 10, 15, 20, 25, 30, 35, 45, 60, 90 phút và 2, 6, 10 giờ Sử dụng kim luồn mềm mới với mỗi cá thể Mầu máu được lấy vào ống nghiệm có nắp đã tráng heparin chống đông, để yên trong điều kiện phòng thí nghiệm 30 phút, sau đó ly tâm 2500 vòng/ phút, trong 15 phút Tách lấy 500 |il huyết tương cho vào ống nghiệm PE có nút xoáy, đậy kín và bảo quản ở tủ lạnh sâu

có nhiệt độ - 20°c tới khi phân tích Các bước xử lý mẫu huyết tương cần được tiến hành tránh ánh sáng

Ngày đăng: 21/04/2019, 22:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Y tế (2003), Dược thư quốc gia Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.769-772 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dược thư quốc gia Việt Nam
Tác giả: Bộ Y tế
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2003
2. Bộ Y tế (2002), Dược điển Việt Nam III, NXB Y học, Hà Nội, tr. 1028-1033, tr.207-210 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dược điển Việt Nam III
Tác giả: Bộ Y tế
Nhà XB: NXB Y học
Năm: 2002
3. Bộ môn Bào chế (2004), Kỹ thuật bào chế và sinh dược học các dạng thuốc, NXB Y học, tập I,tr. 13-38 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật bào chế và sinh dược học các dạng thuốc
Tác giả: Bộ môn Bào chế
Nhà XB: NXB Y học
Năm: 2004
4. Bộ môn Bào chế (2004), Kỹ thuật bào chế và sinh dược học các dạng thuốc, NXB Y học, tập II, tr. 156-202 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật bào chế và sinh dược học các dạng thuốc
Tác giả: Bộ môn Bào chế
Nhà XB: NXB Y học
Năm: 2004
5. Bộ môn Bào chế (2005), Một sổ chuyên đề về bào chế hiện đại, NXB Y học, tr.210-238 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một sổ chuyên đề về bào chế hiện đại
Tác giả: Bộ môn Bào chế
Nhà XB: NXB Y học
Năm: 2005
9. Huỳnh Văn Hóa (2005), Xây dựng một số mô hình thẩm định quy trĩnh sản xuất íhuổc ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ dược học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng một số mô hình thẩm định quy trĩnh sản xuất íhuổc ở Việt Nam
Tác giả: Huỳnh Văn Hóa
Năm: 2005
10. Phạm Thị Thanh Hà và cộng sự, ứng dụng các phương pháp phân tích trong đảnh giá sinh khả dụng một sổ chế phẩm của Paracetamol, Tạp chí Dược học, số10-2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ứng dụng các phương pháp phân tích trong đảnh giá sinh khả dụng một sổ chế phẩm của Paracetamol
11. Bộ môn Hóa dược (2004), Hỏa dược, Trường Đại học Dược Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hỏa dược
Tác giả: Bộ môn Hóa dược
Năm: 2004
12. Bộ Y Tế (2006), Hướng dẫn thực hành tổt sản xuất thuốc, theo khuyến cáo của hệ thống họp tác về Thanh tra Dược phẩm (PIC/S), 115-122.Tài liệu tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn thực hành tổt sản xuất thuốc
Tác giả: Bộ Y Tế
Năm: 2006
13. Elsie Jatto and Augustine O.Okhamafe (2002), An overview o f Pharmaceutical Validation and Process controls in drug development, Trop J Pharm Res, p. 115- 122 Sách, tạp chí
Tiêu đề: An overview o f Pharmaceutical Validation and Process controls in drug development
Tác giả: Elsie Jatto and Augustine O.Okhamafe
Năm: 2002
15. Health Products and Food Branch Inspectorate (2004), Validation Guidelines For Pharmaceutical Dosage Forms (GUIDE-0029), Health Canada Sách, tạp chí
Tiêu đề: Validation Guidelines For Pharmaceutical Dosage Forms (GUIDE-0029)
Tác giả: Health Products and Food Branch Inspectorate
Năm: 2004
16. Allen Y. Chao, F. St. John Forbes, Reginald F. Johnson and Paul Von Doehren (2003), Prospective Process Validation, Pharmaceutical Process Validation (Robert A. Nash, Alfred H. Wachter Eds), 3''^ Ed, Marcel Dekker, Inc, Newyork, p. 7-30 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Prospective Process Validation
Tác giả: Allen Y. Chao, F. St. John Forbes, Reginald F. Johnson and Paul Von Doehren
Năm: 2003
18. Jeffrey s. Rudolph, Robert J. Sepelyak (2003), Validation o f Solid Dosage Forms, Pharmaceutical Process Validation (Robert A. Nash, Alfred H. Wachter Eds), Ed, Marcel Dekker, Inc, Newyork, p. 159-190 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Validation o f Solid Dosage Forms
Tác giả: Jeffrey s. Rudolph, Robert J. Sepelyak
Năm: 2003
19. Carl B. Rifino (2003), Process Validation and Quality Assurance, Pharmaceutical Process Validation (Robert A. Nash, Alfred H. Wachter Eds), Ed, Marcel Dekker, Inc, Newyork, p. 750-792 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Process Validation and Quality Assurance
Tác giả: Carl B. Rifino
Năm: 2003
20. WHO (2006), Non-sterile process validation, WHO expert committee on specifications for pharmaceutical preparations, Fortieth Report, p. 174-178 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Non-sterile process validation
Tác giả: WHO
Năm: 2006
21. Rajeev Garg, Dr. G. D. Gupta, Ms. Shikha Aggarwal (2008), Guidelines on General Principles o f Validation : Solid, Liquid and Sterile dosage form s, India Sách, tạp chí
Tiêu đề: Guidelines on General Principles o f Validation : Solid, Liquid and Sterile dosage form s
Tác giả: Rajeev Garg, Dr. G. D. Gupta, Ms. Shikha Aggarwal
Năm: 2008
23. PIC/S Secretariat (2004), Recommendations on Validation Master Plan, Installation and Operational Qualification, Non-Sterile Process Validation, Cleaning Validation, pp. 12 -16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Recommendations on Validation Master Plan, Installation and Operational Qualification, Non-Sterile Process Validation, Cleaning Validation
Tác giả: PIC/S Secretariat
Năm: 2004
24. WHO - EDM (2003). Supplementary Training Modules on Good Manufacturing Practices. Validation Part 3: Process Validation Sách, tạp chí
Tiêu đề: Supplementary Training Modules on Good Manufacturing Practices." Validation Part 3
Tác giả: WHO - EDM
Năm: 2003
25. The European Agency for the Evaluation o f Medicinal Products (2001), Note for Guidance on Process validation, CPMP/QWP/848/96, EMEA/CVMP/598/99 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Note for Guidance on Process validation
Tác giả: The European Agency for the Evaluation o f Medicinal Products
Năm: 2001
26. U.S. Department o f Health and Human Services Food and Drug Administration Center for Drug Evaluation and Research (CDER) (2003), Guidance fo r Industry Powder Blends and Finished Dosage Units — Stratified In-Process Dosage Unit Sampling and Assessment, p 4 - 9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Guidance fo r Industry Powder Blends and Finished Dosage Units" — "Stratified In-Process Dosage Unit Sampling and Assessment
Tác giả: U.S. Department o f Health and Human Services Food and Drug Administration Center for Drug Evaluation and Research (CDER)
Năm: 2003

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w