1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu bào chế và bước đầu đánh giá sinh khả dụng viên nén phân tán nhanh chứa vi hạt che vị azithromycin

71 292 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 1,07 MB

Nội dung

Phương pháp bào chế viên nén phân tán nhanh chứa vi hạt che vị azithromycin và đánh giá chỉ tiêu chất lượng .... 34 3.2 Đồ thị thể hiện tốc độ hòa tan của azithromycin trong vi hạt giải

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG

HỌC VIỆN QUÂN Y

Trang 2

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã luôn động viên, tạo điều kiện cho tôi thực hiện và hoàn thành luận văn này

Hà Nội, tháng 8 năm 2016

Học viên

Nguyễn Thị Ngần

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi,

do chình tôi thực hiện, tất cả các số liệu trong luận văn này chưa được công

bố trong bất cứ công trình nào khác Nếu có gì sai trái tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Học viên

Nguyễn Thị Ngần

Trang 4

MỤC LỤC

Trang bìa

Lời cảm ơn

Lời cam đoan Mục lục Danh mục chữ viết tắt trong luận văn Danh mục bảng Danh mục hình Trang ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1 TỔNG QUAN 3

1.1 Vài nét về dược chất azithromycin 3

1.1.1 Công thức cấu tạo 3

1.1.2 Tính chất lý hóa 3

1.1.3 Đặc điểm dược động học 4

1.1.4 Cơ chế tác dụng và tác dụng dược lý 5

1.1.5 Tác dụng không mong muốn 5

1.1.6 Chỉ định và chống chỉ định 5

1.1.7 Liều lượng và cách dùng 6

1.1.8 Các dạng thuốc chứa dược chất azithromycin trên thị trường 6

1.2 Vài nét về che vị cho chế phẩm thuốc đường uống 6

1.2.1 Các phương pháp che vị 7

1.2.2 Các nghiên cứu che vị cho dược chất azithromycin 8

1.3.Vài nét về viên nén phân tán nhanh 8

1.3.1.Ưu nhược điểm 9

1.3.2 Các phương pháp bào chế 9

1.3.3.Các nghiên cứu về viên nén phân tán nhanh chứa azithromycin đã có 13 1.4.Vài nét về đánh giá sinh khả dụng 13

Trang 5

1.4.1.Quy định về đánh giá sinh khả dụng 14

1.4.2.Phương pháp chiết tách và đinh lượng thuốc trong huyết tương 16

1.4.3.Một số nghiên cứu về định lượng azithromycin trong huyết tương và dịch sinh học 19

Chương 2 NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22

2.1 Nguyên liệu và thiết bị nghiên cứu 22

2.1.1 Nguyên liệu 22

2.1.2 Thiết bị 23

2.2 Phương pháp nghiên cứu 23

2.2.1 Phương pháp bào chế viên nén phân tán nhanh chứa vi hạt che vị azithromycin và đánh giá chỉ tiêu chất lượng 23

2.2.2 Phương pháp đánh giá sinh khả dụng 29

2.3 Phương pháp xử lý số liệu 32

Chương 3 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 33

3.1 Kết quả bào chế viên nén rã nhanh chứa vi hạt che vị azithromycin 33

3.1.1.Khảo sát sự phụ thuộc của nồng độ dược chất với độ hấp thụ quang 33 3.1.2 Kết quả bào chế vi hạt che vị azithromycin 34

3.1.3 Kết quả bào chế viên nén phân tán nhanh azithromycin 37

3.2 Kết quả bước đầu đánh giá sinh khả dụng của viên nén phân tán nhanh azithromycin 100 mg 52

3.2.1 Kết quả xây dựng phương pháp phân tích 52

3.2.2 Kết quả bước đầu đánh giá sinh khả dụng 56

KẾT LUẬN 60

1.Về bào chế viên nén phân tán nhanh chứa vi hạt che vị azithromycin 60

2 Về bước đầu đánh giá sinh khả dụng viên nén rã nhanh azithromycin 61

KIẾN NGHỊ 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 6

DANH MỤC CÁC CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

17 MS Mass spectrometry (Khối phổ)

18 NaLSP Natri laurylsulfat

19 NgL Nguyên liệu

20 OFDT Orally fast disintegrating tablets (Viên nén rã

nhanh tại miệng)

21 PEG Poly ethylen glycol

23 TCCS Tiêu chuẩn cơ sở

24 TLTK Tài liệu tham khảo

25 Tmax Thời gian để đạt nồng độ đỉnh

26 ROXI Roxythromycin

Trang 7

viên nén khác nhau

42

3.8 Kết quả tốc độ giải phóng azithromycin từ các công thức

viên nén sử dụng tá dược độn khác nhau

43

3.9 Ảnh hưởng của thành phần tá dược trơn tới thời gian rã của

viên nén

44

3.10 Kết quả ảnh hưởng của natri laurylsulfat tới tốc độ hòa tan

của azithromycin từ viên nén

46

Trang 8

3.11 Ảnh hưởng của lượng tá dược siêu rã tới thời gian rã của

3.13 Ảnh hưởng của lượng tá dược kiềm tới tốc độ hòa tan của

azithromycin trong viên nén

nội chuẩn và nồng độ azithromycin trong huyết tương

56

3.20 Nồng độ azithromycin trong huyết tương thỏ theo thời gian

khi uống Zithromax

57

3.21 Nồng độ azithromycin trong huyết tương thỏ theo thời gian

khi uống viên nén phân tán nhanh CT16

58

3.22 Thông số dược động học đánh giá sinh khả dụng trên thỏ 60

Trang 9

DANH MỤC CÁC HÌNH

3.1 Đồ thị biểu diễn mối tương quan của nồng độ

azithromycin và độ hấp thụ

34

3.2 Đồ thị thể hiện tốc độ hòa tan của azithromycin trong vi

hạt giải phóng theo thời gian

37

3.3 Đồ thị thể hiện tốc độ hòa tan của azithromycin trong các

công thức viên nén khác nhau

43

3.4 Đồ thị thể hiện ảnh hưởng của natri lauryl sulfat tới tốc độ

hòa tan của azithromycin trong viên nén

46

3.5 Đồ thị thể hiện ảnh hưởng lượng tá dược tạo kiềm tới tốc

độ hòa tan của azithromycin trong viên nén

3.8 Nồng độ azithromycin trong huyết tương thỏ theo thời

gian khi uống viên nén phân tán nhanh CT16

59

3.9 Nồng độ trung bình của azithromycin trong huyết tương

thỏ của khi uống Zithromax và viên nén CT16

59

Trang 10

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong những năm gần đây, các chế phẩm rã nhanh, phân tán nhanh, giải phóng nhanh đã được quan tâm phát triển mạnh mẽ trong ngành công nghiệp dược phẩm Viên nén phân tán nhanh giúp giảm thời gian rã của viên, tăng tốc độ hòa tan, tăng tốc độ hấp thu của dược chất và thuận tiện sử dụng cho các đối tượng bệnh nhân cao tuổi, bệnh nhân nhi và bệnh nhân bị chứng khó nuốt (như bệnh thực quản, tâm thần hay nằm liệt giường) [31], [40]

Azithromycin là một kháng sinh macrolid bán tổng hợp Thuốc có phổ tác dụng rộng trên cả vi khuẩn gram (+), gram (-), kỵ khí; dùng phổ biến trong các trường hợp nhiễm khuẩn đường hô hấp, da, mô mềm, đường sinh dục, Do đó, để thuận tiện cho các đối tượng bệnh nhân sử dụng và tăng hiệu quả điều trị, azithromycin nên được bào chế dạng viên nén phân tán nhanh Tuy nhiên, viên nén phân tán nhanh tại miệng đòi hỏi dược chất, nguyên liệu bào chế phải có mùi vị dễ chịu mà azithromycin lại có vị rất đắng, khó uống nên trước khi bào chế viên nén phân tán nhanh, azithromycin cần được bào chế che vị thích hợp Hiện nay, cũng đã có rất nhiều các nghiên cứu bào chế che vị cho azithromycin [11], [16], [28], [30] nên có thể áp dụng kết quả của các nghiên cứu này để nghiên cứu bào chế viên nén phân tán nhanh azithromycin

Bên cạnh đó, để khẳng định hiệu quả của dạng bào chế mới, bước đầu tiến hành đánh giá sự hấp thu dược chất từ dạng bào chế mới trên mô hình động vật, góp phần đánh giá sinh khả dụng của nó là hết sức cần thiết

Chính vì những lý do trên mà chúng tôi tiến hành đề tài:

“Nghiên cứu bào chế và bước đầu đánh giá sinh khả dụng của viên nén phân tán nhanh chứa vi hạt che vị azithromycin”

Trang 11

Với hai mục tiêu sau:

1 Bào chế được viên nén phân tán nhanh chứa vi hạt che vị azithromycin

và xây dựng tiêu chuẩn chất lượng của viên nén bào chế được

2 Bước đầu đánh giá được sinh khả dụng tương đối của viên nén phân tán nhanh chứa vi hạt che vị azithromycin bào chế được trên thỏ thực nghiệm

Trang 12

Chương 1 TỔNG QUAN

1.1 Vài nét về dược chất azithromycin

1.1.1 Công thức cấu tạo

Là kháng sinh macrolid, được bán tổng hợp từ erythromycin A, có công thức cấu tạo:

Tên khoa học: 10-deoxo – 11- methyl – 11- azaerythromycinA

Công thức phân tử C38H72N2O12

Khối lượng phân tử 748,98 [2], [4]

Dạng dược dụng là: azithromycin dihydrat (C38H72N2O12..2 H2O)

Trang 13

- Tạo được muối dễ tan với các acid vô cơ và hữu cơ

- Tạo phản ứng màu với HCl, H2SO4 (hòa tan AZI vào HCl đặc, để yên

10 phút thấy có màu vàng [2], phản ứng tạo màu tốt nhất với H2S04 70% w/w sau 30 phút ở nhiệt độ 250

C [12]) Sản phẩm của phản ứng màu hấp thụ UV-VIS ở bước sóng λmax = 482nm [12], [16]

Định lượng:

- Phương pháp đo mật độ quang của sản phẩm giáng hóa [4],[12]

- Phương pháp sắc kí lỏng hiệu năng cao [4]

1.1.3 Đặc điểm dược động học

Hấp thu

AZI hấp thu nhanh, sinh khả dụng đường uống khoảng 40% Thức ăn làm giảm hấp thu khoảng 50% Sau khi dùng thuốc, nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được sau 2-3 giờ [5], [29]

Phân bố:

Phân bố rộng rãi khắp cơ thể, chủ yếu đi vào các mô như: phổi, amidan, tuyến tiền liệt, bạch cầu hạt,… với nồng độ cao hơn trong máu nhiều lần

Trang 14

(khoảng 50 lần nồng độ tối đa tìm thấy trong huyết tương) Thuốc không đi vào dịch não tủy [5],[29]

Chuyển hóa và thải trừ

AZI có thời gian bán thải của khoảng 68 giờ và bị khử một lượng nhỏ methyl trong gan, đào thải qua mật một phần ở dạng biến đổi và một phần ở dạng không chuyển hóa [5], [29]

1.1.5 Tác dụng không mong muốn

- AZI dung nạp tốt nên tỷ lệ tác dụng không mong muốn thấp, hay gặp nhất là: rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng buồn nôn, đau bụng, đầy hơi, ỉa chảy

- AZI có thể ảnh hưởng thính giác khi dùng liều cao kéo dài, làm giảm sức nghe có hồi phục ở một số bệnh nhân [5]

1.1.6 Chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định:

AZI được chỉ định trong các trường hợp nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm như:

+ Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên

+ Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới

+ Nhiễm khuẩn da và mô mềm

Trang 15

+ Nhiễm khuẩn qua đường tình dục không do lậu

+ Nhiễm khuẩn do Chlamidia trachomatis không biến chứng ở đường tình dục [5], [29]

Chống chỉ định:

AZI chống chỉ định trong các trường hợp bệnh nhân qua mẫn với các thành phần của thuốc và kháng các kháng sinh thuộc nhóm macrolid [5], [29]

1.1.7 Liều lượng và cách dùng

Dùng mỗi ngày 1 lần, trước khi ăn 1 giờ hoặc sau khi ăn 2 giờ:

- Người lớn: ngày đầu uống 500 mg, 4 ngày tiếp theo dùng 250mg/ngày

- Trẻ em: ngày đầu 10 mg/kg cân nặng, 4 ngày tiếp theo dùng 5mg/ngày [5]

1.1.8 Các dạng thuốc chứa dược chất azithromycin trên thị trường

- Viên nang azithromycin 250 mg, 500 mg (Doramax, Azamicin, Azimax,…)

- Viên nén và viên nén bao phim azithromycin 125 mg, 250 mg, 500

mg (Azifast, Azee, Zithromax)

- Bột pha hỗn dịch azithromycin 100 mg, 200 mg/5ml, 600 mg/15 ml (Zithromax)

- Bột đông khô pha tiêm azithromycin 250 mg

1.2 Vài nét về che vị cho chế phẩm thuốc đường uống

Những dược chất có mùi vị khó chịu muốn bào chế được dưới dạng đường uống thì cần được che vị để giúp người bệnh dễ uống, tăng tuân thủ điều trị và do đó tăng sinh khả dụng của thuốc Che vị cho chế phẩm thuốc là ngăn cản sự tiếp xúc của tiểu phân dược chất với vị giác và do đó giảm hoặc loại bỏ được các phản ứng khó chịu [22], [25], [27], [42]

Trang 16

1.2.1 Các phương pháp che vị

Hầu hết các phương pháp che vị hiện nay có khả năng che vị tốt Trên thế giới hiện nay có rất nhiều các phương pháp che vị nhưng có thể tóm tắt các phương pháp chính như sau:

 Tạo hàng rào vật lý:

- Che vị bằng bao quanh tiểu phân dược chất (áp dụng với dược chất có

độ đắng ít): không cho dược chất đắng tiếp xúc trực tiếp với vị giác [22],[34]

- Che vị bằng cách tạo vi nang, siêu vi nang hoặc liposome bằng phương pháp phun sấy hay sấy tầng sôi: không cho dược chất tự do tiếp xúc với thụ cảm thể vị giác [25], [27]

- Che vị bằng cách thay đổi độ nhớt: giảm khả năng hòa tan, khuếch tán của dược chất, giảm lượng thuốc giải phóng khi đi qua đường miệng [22], [35], [40]

- Tạo nhũ tương: dược chất được hoà tan hay phân tán trong pha nội của nhũ tương N/D/N nên không gây đắng khi qua miệng [27], [35], [39]

- Che vị bằng cách tạo phức của dược chất: dược chất sẽ tạo phức với tá dược hoặc cyclodextrin hoặc nhựa trao đổi ion, do đó dược chất đắng không tiếp xúc với thu cảm thể vị giác [24], [25], [27]

- Che vị bằng cách tạo hệ phân tán rắn: dược chất được phân tán vào chất mang trơ hay cốt trơ rắn, cốt ổn định hoặc không tan nên che được vị đắng của dược chất [25], [27], [40]

 Thay đổi vị giác

Sử dụng chất làm ngọt, chất làm tê liệt vị giác, chất cạnh tranh với dược chất khi gắn vào thụ thể cảm giác, chất tạo CO2 và do đó làm mất mùi vị của dược chất [42]

 Thay đổi bản chất và độ tan của dược chất

Sử dụng tiền chất hoặc tạo dẫn chất muối, thay đổi pH môi trường hòa tan [22], [ [25], [34], [42]

Trang 17

Ngày nay, các phương pháp che vị đã được ứng dụng để bào chế ra các

vi hạt che vị cho dược chất, tuy nhiên các vi hạt đều có nhược điểm là khó khăn trong quá trình bảo quản vi hạt (dễ bị hút ẩm, biến chất) và khó sử dụng trực tiếp nên vi hạt che vị được sử dụng làm nguyên liệu cho các dạng bào chế tiếp theo như: viên nén, viên nang, hỗn dịch uống

1.2.2 Các nghiên cứu che vị cho dược chất azithromycin

Liandong Hu và cộng sự đã nghiên cứu bào chế vi hạt che vị cho AZI bằng phương pháp nhũ hóa khuếch tán dung môi sử dụng tá dược là tá dược che vị ethyl cellulose và ethyl acetat với tỷ lệ AZI : ethyl cellulose : ethyl acetat =1g : 0,5g : 10 ml (m/m/v) [28]

Kết quả nghiên cứu của Maulik Acharya và cộng sự cho thấy AZI được che vị tốt bằng cách bào chế vi cầu của AZI và chitosan với tỷ lệ AZI : chitosan = 1: 1 (kl/kl)

Nikita Shet và cộng sự lại nghiên cứu che vị cho AZI thành công với phương pháp tạo phức của AZI với Kyron-T134 và tỷ lệ AZI:Kyron = 1:3 (kl/kl) cho hiệu quả che vị tốt nhất [30]

Nguyễn Thị Kim Oanh và cộng sự đã nghiên cứu bào chế vi cầu che vị cho AZI bằng phương pháp nhũ hóa khuếch tán dung môi sử dụng tá dược là Eudragit E100 với tỷ lệ AZI: Eudragit E100 là 1:1(w/w) được lựa chọn làm công thức tối ưu do che lấp đáng kể vị đắng của AZI [11]

Nghiên cứu của Hoàng Tùng bào chế vi hạt che vị cho AZI bằng phương pháp bốc hơi dung môi, cụ thể như sau: sử dụng Eudragit L100 để che vị cho AZI với tỷ lệ AZI:Eudragit L100 là 1:4 (kl/kl), nghiên cứu xác định được ngưỡng đắng của AZI là 32,43 µg/ml [16]

1.3 Vài nét về viên nén phân tán nhanh

Viên nén phân tán nhanh là dạng thuốc rắn, mỗi viên chứa một đơn vị phân liều, được thiết kế sao cho khi tiếp xúc với một lượng nước nhỏ (thậm

Trang 18

chí chỉ với nước bọt) trong miệng, viên sẽ được phân tán thành các tiểu phân ngay trong vòng 10 giây đến 60 giây [31], [35], [38]

Do viên nén phân tán nhanh thành các hạt nhỏ hơn hoặc tan chảy ngay trong miệng mà không cần bổ sung nước, do đó viên nén phân tán nhanh đòi hỏi dược chất, tá dược sử dụng phải có mùi vị dễ chịu và không để lại dư vị trong miệng [31], [32], [40]

1.3.1 Ưu nhược điểm

Ưu điểm:

- Đảm bảo độ ổn định, độ đồng đều về phân liều, dễ đóng gói vận chuyển [31], [35]

- Tăng sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân đặc biệt là người cao tuổi, trẻ

em, bệnh nhân tâm thần hay nằm liệt giường, bệnh nhân bị khó nuốt [31], [40]

- Dược chất nhanh chóng được giải phóng và phân tán trong nước bọt nên chúng có thể hấp thu ngay tại khoang miệng, tránh được chuyển hóa qua gan lần đầu [36], [40]

- Thuận tiện với người cần uống thuốc trong điều kiện không có nước [36], [37], [40]

Nhược điểm

- Không thích hợp với các thuốc có mùi vị khó chịu [31], [37], [38]

- Giá thành cao do đòi hỏi các thiết bị chuyên dụng trong sản xuất, sử dụng các nhóm tá dược mới (tá dược siêu rã); điều kiện bảo quản nghiêm ngặt hơn dạng viên nén thông thường [35], [37], [38], [40]

1.3.2 Các phương pháp bào chế

Có nhiều phương pháp bào chế viên nén phân tán nhanh như: phương pháp đông khô, phương pháp đúc khuôn, phương pháp dập viên qua tạo hạt ướt, và phương pháp dập thẳng và nén là phương pháp hay được sử dụng nhất [30]

Sau đây trình bày một số phương pháp chính:

Trang 19

 Phương pháp đông khô:

Đông khô là một kỹ thuật loại bỏ dung môi nhờ quá trình thăng hoa, từ một dung dịch thuốc hoặc hệ cốt tạo tá dược dung môi được loại bỏ bằng đông lạnh trong điều kiện nhiệt độ thấp, áp suất giảm

Viên nén bào chế theo phương pháp này thường nhẹ, khô và có độ xốp cao nên làm cho viên dễ phân tán Khi đặt viên thuốc lên lưỡi, viên nén phân tán gần như ngay lập tức và giải phóng dược chất

 Phương pháp thăng hoa

Viên nén thông thường dù trong thành phần có các tá dược thân nước nhưng vẫn phải trải qua quá trình tạo hạt, dập viên, khả năng hòa tan của viên cũng bị giảm Phương pháp thăng hoa đã khắc phục được các nhược điểm trên của viên nén thông thường mà vẫn đảm bảo độ ổn định về lý hóa như độ mài mòn, độ cứng,… Người ta thường sử dụng các tá dược rắn dễ bay hơi để cho vào viên, sự bay hơi của tá dược này sẽ làm cho viên có cấu trúc xốpvà

do đó dễ rã hơn [31], [35]

Trang 20

Các tá dược thăng hoa hay sử dụng: urea, urethan, camphor, naphtalen, tetramin,…một số dung môi được dùng tạo cấu trúc xốp là: cylohexan, benzen [31], [35]

 Phương pháp đúc khuôn

Các thành phần chính của viên nén làm theo phương pháp đúc khuôn thường hòa tan trong nước Hỗn hợp bột được nhào ẩm bằng dung môi (thường là ethanol hoặc nước) Khối ẩm được đem dập viên ở lực dập thấp hơn so với lực dập khi dập thẳng Viên nén sau đó được loại bỏ hết dung môi bằng cách sấy khô

Phương pháp này có ưu điểm là viên nén bào chế được có độ xốp cao

do được dập với lực dập thấp và việc loại bỏ dung môi tạo ra các lỗ xốp nên viên rã nhanh và kỹ thuật bào chế đơn giản hơn phương pháp đông khô Tuy nhiên mức độ phân tán của viên kém hơn viên bào chế theo phương pháp đông khô [31], [35], [40]

Ngày nay người ta có thể cho thuốc hòa tan hoặc phân tán trong hệ tá dược nóng chảy và được đúc khuôn thành viên, sau đó để nguội, sấy khô

 Phương pháp dập thẳng :

Là phương pháp dập viên nén mà không qua quá trình làm ẩm, tạo hạt

và làm cốm, hỗn hợp bột dược chất và tá dược sau khi được trộn đều được đem dập viên

Phương pháp này có ưu điểm: quy trình sản xuất đơn giản, giúp giảm chi phí và thời gian sản xuất; đảm bảo độ ổn định tốt; thích hợp với dược chất không bền với nhiệt độ và độ ẩm và với bán thành phẩm cần khô khi dập viên Tuy nhiên khi sản xuất ra viên nén rã nhanh bằng phương pháp này cần tiến hành lựa chọn những tá dược thích hợp để đảm bảo độ rã cho viên [10], [15], [31], [35]

Trang 21

 Phương pháp dập viên qua tạo hạt ướt:

Hạt ướt được tạo trong thiết bị tạo hạt tầng sôi Công thức bào chế bao gồm một poly-alcohols (mannitol, erythritol,…), một acid hữu cơ (acid citric, acid tartaric,…) và hỗn hợp dược chất với tá dược khác Các thành phần được trộn khô, khối bột được đem tạo hạt ướt với tá dược dính là dung dịch hay hệ phân tán của polyme (polyethylene glycol, ethyl cellulose) trong nước Hạt được tạo thành có độ xốp cao và tỷ trọng thấp Viên nén được sản xuất bằng hạt này có thể rã hoàn toàn trong khoảng từ 3 tới 30 giây khi tiếp xúc với nước bọt [13], [34], [35]

 Phương pháp tạo hạt khô

Hỗn hợp bột khô được trộn với muối của kim loại kiềm thổ tỷ trọng thấp hoặc carbonate hòa tan trong nước tạo thành một cấu trúc rắn chắc, các hạt này sẽ được đem dập thành viên có khả năng rã nhanh [31], [38], [40]

 Phương pháp sử dụng tá dược siêu rã

Trong thành phần viên nén sử dụng các tá dược siêu rã làm viên phân tán nhanh thành các tiểu phân và do đó làm tăng diện tích tiếp xúc của dược chất với môi trường, tăng tốc độ hòa tan và làm tăng hấp thu Hiện nay, tá dược siêu rã hay sử dụng được chia thành 3 nhóm

+ Cellulose biến tính (natri crosscarmellose): không tan trong nước nhưng có khả năng trương nở gấp 4 – 8 lần trong nước nên thích hợp cho xát hạt ướt và dập thẳng [31], [33]

+ Tinh bột biến tính (natri starch glycolat): không tan trong nước nhưng trương nở và tạo gel khi phân tán trong nước, có độ trơn chảy tương đối tốt nên dùng được trong xát hạt ướt và dập thẳng [31], [33]

+ Dẫn chất polyvinylpyrolion (crospovidon): có độ xốp cao nên có thể dung trong viên nén xát hạt ướt, hạt khô hay dập thẳng [31], [33]

Trang 22

1.3.3 Các nghiên cứu về viên nén phân tán nhanh chứa azithromycin đã có

Ravi S and Ravikant S nghiên cứu bào chế và đánh giá viên nén phân tán nhanh chứa azithromycin dihydrat theo phương pháp tạo hạt ướt sử dụng các tá dược siêu rã khác nhau như: croscarmellose (CCS), sodium starch glycolat natri (SSG) và Crospovidone (CPVP) Viên nén được đánh giá về thời gian làm ướt, thời gian rã, độ đồng đều khối lượng, đồng đều hàm lượng,

độ cứng, độ mài mòn và khả năng giải phóng dược chất của viên Kết quả, viên nén sử dụng tá dược siêu rã SSG cho thời gian rã nhanh nhất là 21,4s và khả năng giải phóng AZI nhanh nhất [33]

Hitendra S Mahajan, Vilas S Jadhav nghiên cứu bào chế và đánh giá viên nén phân tán tại miệng chứa azithromycin dihydrat và chloroquine bằng phương pháp tạo hạt nóng chảy Trong nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng PEG 6000 để che dấu vị đắng của dược chất và tạo hạt Viên nén được đánh giá về thời gian làm ướt, thời gian rã, độ đồng đều khối lượng, đồng đều hàm lượng, độ cứng, độ mài mòn và khả năng giải phóng dược chất của viên Kết quả, hạt tạo với lượng PEG 6000 là 100 mg kết hợp vào viên nén có sử dụng

tá dược siêu rã natri crosscarmalose cho thời gian rã nhanh nhất là 20 giây và khả năng giải phóng AZI nhanh nhất [26]

Như vậy, các nghiên cứu bào chế về viên nén phân tán nhanh chứa AZI trên thể giới mới chỉ có rất ít và ở Việt Nam là chưa có Chính vì vậy, nghiên cứu bào chế viên nén phân tán nhanh chứa AZI tại Việt Nam là thực sự cần thiết

1.4 Vài nét về đánh giá sinh khả dụng

Sinh khả dụng là đại lượng chỉ mức độ và tốc độ hấp thu dược chất từ một chế phẩm bào chế vào vòng tuần hoàn chung và đưa đến nơi tác dụng [8]

Trong đó, mức độ hấp thu được biểu thị bằng diện tích dưới đường cong nồng độ - thời gian (AUC) và Cmax; tốc độ hấp thu được thể hiện bằng các đại lượng: Cmax và Tmax [9]

Trang 23

Sinh khả dụng in-vitro được biểu thị dưới 2 dạng: SKD tương đối và SKD tuyệt đối SKD tương đối thường được sử dụng để nghiên cứu phát triển các thuốc generic Khi đó người ta tiến hành đánh giá sinh khả dụng của chế phẩm thử với chế phẩm đối chiếu (chế phẩm đã được nghiên cứu, chấp nhận

có hiệu quả điều trị cao) [9]

1.4.1 Quy định về đánh giá sinh khả dụng

Quy định đánh giá sinh khả dụng bao gồm các bước sau:

Quy định về chế phẩm

Thuốc thử: là thuốc nghiên cứu

Thuốc đối chiếu: là thuốc gốc hay chế phẩm có uy tín được lưu hành trên thị trường

Đối tượng thử nghiệm

Tiến hành trên người tình nguyện hoặc trên động vật thí nghiệm: chuột, thỏ, chó, khỉ [9]

Thiết kế nghiên cứu

Để đánh giá hiệu quả của một chế phẩm mới thường tiến hành các thử nghiệm lâm sàng với:

- Thiết kế nghiên cứu ngẫu nhiên, mù đôi (phân nhóm song song): nhằm so sánh với thuốc gốc hay các chế phẩm đã có sẵn trên thị trường Các đối tượng thử nghiệm được lựa chọn đạt yêu cầu và phân nhóm ngẫu nhiên thành hai hoặc ba nhóm và đều không biết mình sử dụng thuốc gì Mô hình như sau [3]

Bảng 1.1: Mô hình thiết kế nghiên cứu ngẫu nhiên, mù đôi, phân nhóm

song song

- Thiết kế nghiên cứu chéo hai thuốc, hai giai đoạn hay ba thuốc, ba giai đoạn Các đối tượng thử nghiệm được lựa chọn đạt yêu cầu và phân nhóm

Trang 24

ngẫu nhiên thành hai hoặc ba nhóm và đều không biết mình sử dụng thuốc gì

Mô hình thiết kế cụ thể như sau [3]

Bảng 1.2: Mô hình thiết kế nghiên cứu chéo 2 thuốc, 2 giai đoạn

Thời điểm lấy mẫu

Thời điểm lấy mẫu có một ý nghĩa rất quan trọng trong xây dựng đường cong SKD đáp ứng yêu cầu Đường cong SKD phải thể hiện được pha hấp thu và pha thải trừ, đủ để xác định Cmax (pha hấp thu) và cho phép xác định được AUC của đồ thị ở ít nhất 3 lần t1/2 của dược chất Tổng số mẫu nên lấy là 10 -15 mẫu nếu thử đơn liều và thiết kế nghiên cứu chéo [9]

Xử lý kết quả:

Số liệu thu được được xử lý bằng phương pháp thống kê

Thẩm định phương pháp phân tích dịch sinh học

Phân tích hàm lượng dược chất trong dịch sinh học là phương pháp đánh giá SKD tương đối trực tiếp và chính xác nhất [8] Do dó, việc lựa chọn một phương pháp phân tích thích hợp đem lại kết quả chính xác nhất là rất cần thiết Trước khi lựa chọn phương pháp phân tích cần tiến hành thẩm định phương pháp với các nội dung sau:

+ Giới hạn phát hiện (LOD) và giới hạn định lượng (LOQ)

Tuy nhiên khi tiến hành phân tích cần thực hiện 3 đặc tính sau: độ nhạy, giới hạn phát hiện và khoảng nồng độ tuyến tính [1],[4]

Trang 25

1.4.2 Phương pháp chiết tách và đinh lượng thuốc trong huyết tương

1.4.2.1 Các phương pháp chiết tách

Do mẫu sinh học (máu, huyết tương, nước tiểu…) thường ít, nồng độ dược chất thấp và có chứa nhiều tạp (như protein) làm cản trở khả năng phát hiện và định lượng dược chất Vì vậy, mẫu phải được loại tạp trước khi tiến hành phân tích Hiện nay để xử lý mẫu huyết tương người ta thường áp dụng

ba kỹ thuật cơ bản là: kết tủa protein, chiết lỏng – lỏng, chiết pha rắn [1]

Để chiết tách, phân lập thuốc trong huyết tương người ta sử dụng các phương pháp:

- Kết tủa protein: sử dụng tác nhân tạo tủa với protein như acid, dung môi hữu cơ,…để loại protein ra khỏi mẫu phân tích

- Chiết lỏng –lỏng: là phương pháp chuyển chất phân tích hòa tan trong một dung môi sang một dung môi thứ hai không hòa tan trong dung môi thứ nhất Đây là kỹ thuật đơn giản, sử dụng phổ biến nhất trong các phương pháp

xử lý mẫu huyết tương, mẫu thu được tương đối sạch và có thể làm giàu mẫu[1]

- Chiết pha rắn: là quá trình tách chất phân tích từ mẫu bằng một chất rắn, sau đó rửa giải bằng một dung môi thích hợp Pha rắn thường là các hạt nhỏ, xốp được nhồi vào các ống nhỏ Pha lỏng chảy qua ống, các chất phân tích tương tác với pha rắn sẽ được giữ trên ống các chất này được rửa khỏi ống bằng một dung môi khác phù hợp Phương pháp này giá thành cao do đòi hỏi thiết bị chuyên dụng và kỹ thuật cao [1]

1.4.2.2 Phương pháp định lượng thuốc trong huyết tương

Nồng độ thuốc trong huyết tương thường ở mức thấp khoảng ng/ml Do

đó cần lựa chọn phương pháp định lượng có độ nhạy cao Phương pháp

LC-MS đặc biệt là sắc ký lỏng khối phổ hai lần (LC-LC-MS/LC-MS) có độ nhạy cao nên rất phù hợp để phân tích thuốc trong huyết tương [1], [6]

Trang 26

- MS: là kỹ thuật đo trực tiếp tỷ số khối lượng và điện tích của ion (m/z) được tạo thành trong pha khí từ phân tử hoặc nguyên tử của mẫu Chất nghiên cứu trước tiên được chuyển thành trạng thái hơi, sau đó được chuyển thành ion bằng những phương pháp thích hợp Các ion tạo thành được đưa vào nghiên cứu trong bộ phận phân tích của máy khối phổ [1], [6]

Kỹ thuật MS/MS: kỹ thuật này chọn một ion ở chế độ MS lần 1, ion đó

sẽ được phân tích tiếp bằng cách tạo ra mảnh ion nhỏ hơn, đặc trưng hơn ion trước đó, được phân tích MS lần 2

Cấu tạo của thiết bị khối phổ

Trước hết, các mẫu được ion hóa trong buồng ion hóa, sau đó đưa vào

bộ phận phân tách khối để tách các ion theo tỷ số m/z Các ion sau khi được tách sẽ được bộ phân phát hiện phân tích sau đó được máy tính xử lý và lưu trữ Thiết bị khối phổ gồm các bộ phận sau:

Hình 1.1: Sơ đồ của máy khối phổ

BP nạp

mẫu

BP ion hóa

BP tách khối

BP phát hiện ion

BP xử lý

dữ liệu

Hệ chân không

Trang 27

- Bộ phận nạp mẫu: nếu mẫu ở dạng lỏng hay dạng rắn thì phải chuyển sang dạng hơi bằng cách thích hợp Có thể nạp mẫu trực tiếp hoặc nối với đầu

ra của một máy phân tích khác như: máy sắc ký lỏng (LC), máy sắc kí khí (GC),

- Bộ nguồn ion hóa: có nhiệm vụ ion hóa các phân tử, nguyên tử của mẫu ở trạng thái khí hoặc hơi Có nhiều kỹ thuật để ion hóa nhưng thường sử dụng phương pháp sau:

+ Va chạm electron (EI): kỹ thuật EI thường tạo ra các mảnh nhỏ, ít hặc không có ion phân tử, khó biện giải phổ

+ Kỹ thuật ion hóa học (CI): kỹ thuật CI là kỹ thuật in hóa “mềm” hơn

EI, thích hợp với chất phân cực hoặc dễ bị nhiệt phân hủy

+ Nguồn ion bằng phun sương khử solvat: kỹ thuật này tạo ra ion từ phân tử trong dung dịch Dung dịch ở trong một mao quản kim loại và đặt một trường điện giữa đầu mao quản và một điện cực, sau đó các hạt mịn giọt sương mang điện được tạo thành Đây là kỹ thuật ion hóa bằng tia điện (ESI) ESI thích hợp để ion hóa các chất phân cực và có khối lượng phân tử lớn (M

≤ 100000)

- Bộ phận tách khối: có nhiệm vụ tách khối ion có m/z khác nhau thành từng phần riêng biệt Hay sử dụng là bộ phận tách khối tứ cực chập ba trong

kỹ thuật LC-MS/MS Bộ phận này gồm ba tứ cực ghép nối với nhau Trong

đó, tứ cực thứ nhất (Q1) có nhiệm vụ tách các ion, lựa chọn ion mẹ với m/z nhất định từ nguồn ion chuyển đến để chuyển tới tứ cực thứ 2 (Q)2 Ở tứ cực thứ hai (Q2) các ion mẹ bị phân ly do va chạm với khí trơ có mặt như khí N2,

Ar, He và một năng lượng bắn phá để tạo thành các ion con Toàn bộ ion con

sẽ được chuyển sang tứ cực thứ 3 (Q3), ở đây sẽ tiếp tục quá trình tách và lựa chọn ion con có giá trị m/z nhất định Các ion con được lựa chọn được chuyển tới bộ phận phát hiện (detetor) và tạo ra tín hiệu phân tích Kỹ thuật phân tích

Trang 28

kiểu này là khối phổ 2 lần (MS/MS) Nó thích hợp để khẳng định cấu trúc hữu

cơ và phân tích hỗn hợp nhiều thành phần chưa được tinh sạch

1.4.3 Một số nghiên cứu về định lượng azithromycin trong huyết tương và

- Pha động: ACN: amoini acetat 0,05M (5:1)

- Chuẩn nội: ROXI

- Tốc độ dòng: 0,5 ml/phút

- Khoảng nồng độ tuyến tính: 0,02-2,0 µg/ml

- LOQ: 0,02 µg/ml [17] LC-

MS/MS

- PP chiết: lỏng – lỏng

- Cột: Gemini C18 (150x4,4 mm; 5µm), nhiệt độ 400C

- Pha động: MeOH:IPA:COONH4:ACN (5:1:1:3)

- Chuẩn nội: ROXI

- Tốc độ dòng: 0,5 ml/phút

Trang 29

- Thể tích tiêm là 25 µl

- Khoảng nồng độ tuyến tính: 5,12-512 ng/ml

- LOQ: 0,3 ng/ml [20] LC-MS - PP chiết: lỏng – lỏng

Trang 30

N Yuzuak và cộng sự nghiên cứu sử dụng phương pháp LC-MS/MS để định lượng AZI trong huyết tương người Kết quả nghiên cứu với các thông

số của phương pháp thể hiện trong bảng 1.3 cho thấy, phương pháp MS/MS nên được áp dụng định lượng AZI trong huyết tương người [41]

LC-Nghiên cứu của Fei Liu và cộng sự nhằm xác định AZI trong huyết tương người của 20 người tình nguyện uống AZI với liều 500 mg Kết quả định lượng cho kết quả: Cmax là 425,71 ± 184,32 ng/ml, AUC0-120h là 3880,8±1183,56ng.h/ml [23]

Nghiên cứu định lượngAZI trong huyết tương người của Ben-Mei Chen và cộng sự và ứng dụng trong nghiên cứu tương đương sinh học giữa mẫu thử và mẫu đối chiếu trên 24 người tình nguyện khỏe mạnh Kết quả tương đương sinh học giữa mẫu thử và mẫu đối chiếu cho sinh khả dụng tương đối là 99 % [20]

Dương Hải Thuận nghiên cứu xây dựng phương pháp định lượng AZI trong huyết tương Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát cả 2 phương pháp HPLC với detector huỳnh quang và LC–MS để định lượng AZI trong huyết tương người Kết quả phương pháp HPLC với detector huỳnh quang chỉ phù hợp để định lượng AZI trong chế phẩm và phương pháp LC – MS phù hợp để định lượng AZI trong huyết tương [14]

Nghiên cứu của Hà Thị Xuân, đánh giá SKD và TĐSH trên người tình nguyện khỏe mạnh của chế phẩm thử (viên nang azithromycin 250 mg do công ty CPDP X sản xuất) và chế phẩm đối chiếu (viên nén bao phim Zithromax 250 mg do Pfizer sản xuất) Thiết kế nghiên cứu chéo, 2 giai đoạn Phương pháp phân tích là phương pháp LC-MS/MS với các điều kiện của phương pháp như thể hiện trong bảng để định tính, định lượng AZI trong huyết tương với độ chọn lọc cao, độ đúng, độ lặp lại phù hợp Kết quả đã chỉ

ra phương pháp phân tích LC-MS/MS phù hợp để định lượng AZI trong huyết tương và 2 chế phẩm không tương đương sinh học [17]

Ngoài ra, người ta còn tiến hành một số phương pháp khác để định lượng AZI trong dịch sinh học như: phương pháp cực phổ và phương pháp vi sinh

Trang 31

Chương 2 NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Nguyên liệu và thiết bị nghiên cứu

2.1.1 Nguyên liệu

Nguyên liệu nghiên cứu được thể hiện trong bảng 2.1 sau

Bảng 2.1 Nguyên liệu sử dụng trong quá trình thực nghiệm

2 Acid sulfuric Trung Quốc Nhà sản xuất

5 Azithromycin chuẩn Viện KNTW HL: 97,27%

6 Azithromycin dihydrat Trung Quốc Nhà sản xuất

7 Calci carbonat Trung Quốc Nhà sản xuất

9 Dinatri hydrophosphat Trung Quốc Nhà sản xuất

15 Magnesi stearat Trung Quốc Nhà sản xuất

17 Natri crosscarmellose

(Disolcel)

18 Natri dihydrophosphat Trung Quốc Nhà sản xuất

19 Natri laurylsulfat Trung Quốc Nhà sản xuất

20 Roxithromycin Viện KN thuốc TW HL: 97,98%

22 Trinatri phosphat Trung Quốc Nhà sản xuất

23 Zithromax – Bột pha hỗn

dịch uống (số lô: 532200,

ngày sản xuất 01/10/2015)

Pfizer - Ý TC NSX

Trang 32

2.1.2 Thiết bị

- Máy đo pH Eutechindustrument pH 510 (Mỹ)

- Máy thử độ hòa tan Coplay DIS 6000 (Anh)

- Máy dập viên quay tròn 5 chày (Trung Quốc)

- Máy đo quang Spectrometry UV 2500 (Anh)

- Tủ sấy tĩnh Memmert (Đức)

- Máy đo độ ẩm Saturius (Đức)

- Máy thử độ cứng Coplay NE4- COP (Anh)

- Độ thử mài mòn Coplay FRV 1000 (Anh)

- Máy ly tâm Universal 320R (Đức)

- Máy khối phổ Agilent 1290/6460 (Mỹ)

- Cột Zoxbrax 5 µm, 4,6 x 150 mm (Mỹ)

- Máy rung lắc (Trung Quốc)

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp bào chế viên nén phân tán nhanh chứa vi hạt che vị azithromycin và đánh giá chỉ tiêu chất lượng

2.2.1.1 Phương pháp bào chế viên nén phân tán nhanh chứa vi hạt che vị azithromycin

Bào chế vi hạt:

Vi hạt che vị AZI được bào chế bằng phương pháp bốc hơi dung môi Tiến hành: hòa tan AZI và Eud L100 (tỉ lệ 1:4 (kl/kl)) vào hỗn hợp dung môi ethanol : dicloromethan = 1 : 1 (v/v), với nồng độ Eud L100 là 300 mg/ml Sau đó bốc hơi dung môi trong tủ sấy tĩnh ở 600C trong 24 giờ Nghiền, vi hạt thu được được rây qua rây 250 µm và bảo quản trong túi nilon

để trong bình hút ẩm đến khi sử dụng [16]

Quy mô phòng thí nghiệm: mỗi mẻ bào chế 200 g vi hạt

Trang 33

Bào chế viên nén phân tán nhanh chứa vi hạt che vị azithromycin

Viên nén phân tán nhanh chứa vi hạt che vị AZI được bào chế theo phương pháp dập thẳng

Tiến hành:

- Cân khối lượng các thành phần theo công thức;

- Nghiền, rây các thành phần và vi hạt che vị AZI qua rây có kích thước

lỗ rây 250 µm

- Trộn khối bột khô theo nguyên tắc trộn bột kép

- Dập viên có khối lượng viên 650 mg, đường kính viên 13 mm với độ cứng thích hợp

Quy mô dập viên:

Với quy mô phòng thí nghiệm: mỗi công thức làm 3 mẻ, mỗi mẻ dập

150 viên

2.2.1.2 Phương pháp đánh giá tiêu chuẩn chất lượng

 Khảo sát sự phụ thuộc của nồng độ dược chất với độ hấp thụ quang

Tiến hành:

Pha dãy dung dịch chuẩn:

Cân chính xác khoảng 62,5 mg AZI chuẩn cho vào bình định mức 100

ml, thêm 10 ml EtOH tuyệt đối, lắc trên máy rung lắc cho tan hết sau đó bổ sung môi trường đệm phosphate pH 6,8 vừa đủ Tiếp tục lắc đến khi dung dịch trong suốt, dung dịch thu được là dung dịch gốc S Hút chính xác 10 ml dung dịch gốc S cho vào bình định mức 50 ml, bổ sung môi trường đệm phosphate pH 6,8 vừa đủ thu được dung dịch A Hút chính xác lần lượt 2; 3; 4; 5; 6 ml dung dịch A cho vào các bình định mức 10 ml riêng rẽ, bổ sung môi trường đệm phosphate pH 6,8 vừa đủ thu được các dung dịch chuẩn có nồng độ 25; 37,5; 50; 62,5; 75 µg/ml

Trang 34

 Đánh giá tiêu chuẩn chất lượng của vi hạt che vị

+ Định lượng azithromycin trong vi hạt:

AZI trong vi hạt được định lượng theo phương pháp đo quang sản phẩm giáng hóa Cụ thể như sau:

Mẫu chuẩn: cân chính xác khoảng 62,5 mg AZI chuẩn cho vào bình định mức 100 ml đã có sẵn 10 ml EtOH tuyệt đối, lắc siêu âm cho tan hết sau

đó bổ sung môi trường đệm phosphate pH 6,8 vừa đủ Siêu âm đến khi dung dịch trong suốt, dung dịch thu được là dung dịch gốc S Hút chính xác 10 ml dung dịch gốc S cho vào bình định mức 50 ml, bổ sung môi trường đệm phosphate pH 6,8 vừa đủ thu được dung dịch A Hút chính xác 5 ml dung dịch A cho vào bình định mức 10 ml, bổ sung môi trường đệm phosphate pH 6,8 vừa đủ thu được các dung dịch chuẩn có nồng độ 62,5 µg/ml

Mẫu thử: cân chính xác lượng vi hạt tương đương với 62,5 mg AZI cho vào bình định mức 100 ml và làm tương tự như mẫu chuẩn

Mẫu trắng: môi trường pha mẫu (đệm phosphate pH 6,8)

Trang 35

Giáng hóa: làm với cả 3 mẫu chuẩn, mẫu thử và mẫu trắng Hút chính xác 5 ml các dung dịch chuẩn, dung dịch thử, môi trường cho vào các ống nghiệm có nắp đậy riêng rẽ Thêm vào mỗi ống nghiệm 5 ml dung dịch

H2SO4 70% (v/v), đậy ngay nắp lại, lắc 30s Để yên 30 phút ở 250 C sau đó đem đo quang ở bước sóng 482 nm Làm 3 lần

Kết quả được tính như sau:

Trong đó:

Ct: nồng độ dung dịch thử (µg/ml)

Cc: nồng độ dung dịch chuẩn (µg/ml)

At: độ hấp thụ quang của dung dịch thử

Ac: độ hấp thụ quang của dung dịch chuẩn

Từ đó tỷ lệ AZI trong vi hạt được tính như sau:

Trong đó:

V: là thể tích dung dịch thử (ml)

n: hệ số pha loãng

m: khối lượng vi hạt (µg)

+ Khả năng che vị của vi hạt

Khả năng che vị của vi hạt được đánh giá bằng phương pháp so sánh với ngưỡng đắng của dược chất theo Dược điển Châu Âu [21] (Ngưỡng đắng

của dược chất là nồng độ dược chất nhỏ nhất còn gây ra vị đắng)

Tiến hành: lấy một lượng vi hạt tương đương 100 mg AZI cho vào ống nghiệm, sau đó thêm 10 ml nước cất, lắc đều trong khoảng 30s, lọc qua giấy lọc lấy dịch lọc, pha thành nồng độ thích hợp và đem đo quang sản phẩm

Ngày đăng: 18/03/2018, 11:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w